Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án lớp 5 năm học 2014 - 2015_Tuần 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.23 KB, 35 trang )

Thứ Môn Tên bài dạy
Hai
12/01
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
Toán
Luyện tập
Lòch sử
ƠT Chín năm kháng chiến …
Đạo đức
Em u q hương (tiết 2)
Kó Thuật
Chăm sóc gà
Ba
13/01
Ltvà câu
MRVT: Cơng dân
Toán
Diện tích hình tròn
Khoa học
Sự biến đổi hóa học (tt)
Chính tả
Nghe-viết: Cánh cam lạc mẹ

14/01
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
TLV
Tả người (Kiểm tra viết)
Toán
Luyện tập


Năm
15/01
KC
KC đã nghe, đã đọc
LT và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Toán
Luyện tập chung
Khoa học
Năng lượng
Sáu
16/01
TLV
Lập tả chương trình hoạt động
Toán
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Đòa lý
Châu Á (tt)
SHTT
Sinh hoạt tuần 20
GVCN: Hồ Minh Tâm
Ngày dạy: Thứ hai, 12-01-2015
TẬP ĐỌC
Thái sư Trần Thủ Độ
Tuần 20
Lớp 5A
3
Tuần 20
Lớp 5A
3

*******
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm
minh, công bằng, không vì tình riêng mà sai phép nước.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 4 HS đọc theo vai vở kịch Người công dân số
Một và trả lời câu hỏi sau bài.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Thái sư Trần
Thủ Độ (1194-1264) là một trong những người sáng lập
nên nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258). Ông là
một tấm gương nghiêm minh, công bằng, không vì tình
riêng mà sai phép nước. Các em sẽ hiểu hơn về ông qua
bài Thái sư Trần Thủ Độ .
- Ghi bảng tựa bài.
* Chia đoạn bài văn
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn.
- Bài văn chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … Nói rồi, lấy vàng lụa thưởng

cho.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
* Luyện đọc, tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm
- Đoạn 1:
+ Yêu cầu đọc đoạn 1, kết hợp sửa lỗi phát âm và giải
nghĩa từ mới, từ khó.
+ Yêu cầu đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi: Khi có
người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
- Đồng ý và yêu cầu chặt ngón chân để răn đe
+ Yêu cầu đọc lại đoạn 1.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm: Đọc mẫu với giọng chậm
rãi, rõ ràng; chuyển giọng hấp dẫn khi kể Trần Thủ Độ
giải quyết việc xin chức câu đương; giọng nghiêm, lạnh
lùng khi nói câu: Ngươi có phu nhân … để phân biệt.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo
yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý nghe.
- 3 HS đọc to, lớp đọc thầm và đọc
thầm chú giải để tìm hiểu từ ngữ
khó, mới.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời
.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và chú ý.
- Các đối tượng phân vai thi đọc.
+ Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.

- Đoạn 2:
+ Yêu cầu đọc đoạn 2, kết hợp sửa lỗi phát âm và giải
nghĩa từ mới, từ khó.
+ Yêu cầu đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi: Trước
việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ giải quyết
ra sao ?
- Không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Yêu cầu đọc lại đoạn 2.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc mẫu: lời Linh Tự
Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
+ Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
- Đoạn 3:
+ Yêu cầu đọc đoạn 3, kết hợp sửa lỗi phát âm và giải
nghĩa từ mới, từ khó.
+ Yêu cầu đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi:
. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên
quyền, Trần Thủ Độ đã nói gì ?
+ Ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người dám
nói thẳng.
. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho
thấy ông là người như thế nào ?
+ Cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm
khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
+ Yêu cầu đọc lại đoạn 3.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc mẫu: lời viên quan
tha thiết; lời vua chân thành tin cậy; lời Trần Thủ Độ
trầm ngâm, thành thật.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
+ Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.

4/ Củng cố
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý
nghĩa của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh,
công bằng, không vì tình riêng mà sai phép nước.
- GDHS: Trần Thủ Độ là một người có chức trong cao
nhưng không vì thế mà làm sai phép nước. Một tấm
gương đáng để người đời học tập và noi theo.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- 3 HS đọc to, lớp đọc thầm và đọc
thầm chú giải để tìm hiểu từ ngữ
khó, mới.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và chú ý.
- Các đối tượng phân vai thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- 3 HS đọc to, lớp đọc thầm và đọc
thầm chú giải để tìm hiểu từ ngữ
khó, mới.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời


- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và chú ý.

- Các đối tượng phân vai thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại
nội dung bài
Nhận xét bổ sung.
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của
hình tròn (BT1b, c; BT2; BT3a).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS:
+ Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
+ Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố cách tính
chu vi hình tròn và tính đường kính của hình tròn khi biết chu
vi của hình tròn.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
- Bài 1 : Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Yêu cầu nêu quy tắc tính chu vi hình tròn khi biết bán kính
hình tròn.
+ Nhận xét và sửa chữa.
* a/ C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 m
b/ C = 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 dm
c/ C = 2
2
5
2
1
=
hoặc 2,5 cm = 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 cm
- Bài 2 : Rèn kĩ năng tính đường kính, bán kính hình tròn khi
biết chu vi hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu nêu quy tắc tính chu vi hình tròn.
+ Hỗ trợ:
. Ghi bảng công thức tính chu vi hình tròn.
. Dựa vào thành phần chưa biết của phép nhân, gợi ý HS
tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi hình
tròn.
+ Yêu cầu HS làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực
hiện.
+ Yêu cầu trình bày bài làm.
+ Nhận xét sửa chữa.
a/ r x 2 x 3,14 = 15,7
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.

- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý và quan sát:
+ C = d
×
3,14
d = C : 3,14
+ C = 2
×
r
×
3,14
r = C : 2 : 3,14
- Thực hiện và treo bảng trình
bày
C1 : r x 2 = 15,7 : 3,14
r x 2 = 5
r = 2,5
C2 : d x 3,14 = 15,7
d= 15,7 : 3,14
d = 5m
b/ Tương tự : r = 3 dm ; d = 6 dm
- Bài 3 : Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn ( HS khá, giỏi).
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Hỗ trợ: Độ dài của bánh xe lăn trên mặt đất chính là chu vi
của bánh xe.
+ Yêu cầu HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở câu a.

+ Nhận xét, sửa chữa.
Giải
Chu vi của bánh xe là
0,65
×
3,14 = 2,041(m)
Đoạn đường bánh xe lăn 10 vòng là:
2,041
×
10 = 20,41(m)
Đoạn đường bánh xe lăn 100 vòng:
2,041
×
100 = 204,1(m)
Đáp số: a) 2,041m
b) 20,41m và 204,1m
Bài 4 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 4 . ( HS khá , giỏi giải ) .
- Cho hs làm bài
- Cho hs trình vày kết quả
- Gv chốt lại :
. HS khoanh vào chữ D
4/ Củng cố
- Yêu cầu nêu quy tắc tính chu vi hình tròn.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng để tính
chu vi hình tròn cũng như tính đường kính và bán kính của hình
tròn khi biết chu vi hình tròn một cách chính xác vào bài tập
cũng như trong thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Diện tích hình tròn

- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu
cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
Nhận xét bổ sung và sửa bài.
1HS
HS làm theo cặp
Vài hs trình bày
Lớp nhận xét
Học sinh nêu qiu tắc.
- Chú ý.
LỊCH SỬ
Ôn tập:
Chín năm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ "giặc":
"giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm".
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành chánh Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian nào ?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ
độc lập dân tộc (1945-1954) sẽ giúp các em hệ thống lại
những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1:
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công sau:
+ Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách
mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào ?
Em hãy kể lại tên ba loại "giặc" mà cách mạng nước ta
phải đương đầu từ cuối năm 1945 ?
+ Nhóm 2: Chín năm làm một Điện Biên nên vành hoa
đỏ, nên thiên sử vàng ! Em hảy cho biết chín năm đó bắt
đầu và kết thức vào thời gian nào ? Nêu những nhân vật
lịch sử gắn liền với thời gian đó.
+ Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời kêu gọi ấy
giúp em liên tưởng đến bài thơ nào ra đời trong cuộc
kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
+ Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện lịch sử em cho là

tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 2:
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu
hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm trưởng
điều khiển nhóm hoạt động theo
yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.

- Treo bản đồ và tổ chức trò chơi "Tìm địa chỉ đỏ".
+ Phổ biến trò chơi: Mỗi phiếu nhỏ có ghi tên một địa
danh, các em bốc phiếu và gắn vào bản đồ theo địa danh
ghi trên phiếu đồng thời kể lại sự kiện và nhân vật lịch sử
gắn với địa danh đó.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên
tham gia trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
4/ Củng cố
Giáo viên nêu lại các câu hỏi trong bài ôn tập và gọi học
sinh trả lời. nhận xét chốt lại bài.
- Với lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần chiến đấu
dũng cảm, mưu trí cùng sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của
Đảng và Bác Hồ, qua chín năm kháng chiến gian khổ và
ác liệt, dân quân ta đã vẽ nên trang sử hào hùng khiến bọn

giặc xâm lược phải khiếp sợ, cả thế giới phải cảm phục.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Nước nhà bị chia cắt.
- Nghe phổ biến trò chơi.
- Nhóm cử bạn và tham gia trò
chơi.
- Nhận xét, bình chọn.
Học sinh trả lời.
ĐẠO ĐỨC
Em yêu quê hương
(tiết 2)
******
I. Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng
quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng
quê hương.
- HS khá giỏi biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần
xây dựng quê hương.
- Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, hành vi, việc
làm không phù hợp với quê hương).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách
mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thảo luận nhóm.

- Động não.
Trình bày một phút.
- Dự án.
IV. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa trong SGK.
- Bài thơ, bài hát ca ngợi quê hương, đất nước.
- Thẻ màu.
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Chúng ta phải thể hiện tình yêu quê
hương như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em bày tỏ tình yêu hương của mình cũng như
xử lí các tình huống có liên quan đến tình yêu quê hương trong
phân tiếp theo của bài Em yêu quê hương.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 4: Triển lãm nhỏ
- Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn trưng bày và giới thiệu tranh.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu trưng bày và giới thiệu tranh
đã sưu tầm.
+ Nhận xét và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm những công
việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương của mình.
* Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ
- Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên
quan đến tình yêu quê hương

- Cách tiến hành:
+ Lần lượt nêu từng ý trong BT2.
+ Yêu cầu bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu và giải thích lí
do sau mỗi ý kiến.
+ Nhận xét, kết luận:
. Tán thành với những ý kiến: (a), (d).
. Không tán thành với những ý kiến: (b), (c).
**(KNS) Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống
văn hoá cách mạng.
Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương
mình.
**(BVMT) Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
và biểu hiện tình yêu quê hương
* Hoạt động 6: Xử lí tình huống
- Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình
yêu quê hương
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong
BT3.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý, theo dõi.
- Nhóm trưởng điều khiển
nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Nhận xét, góp ý.
- Lắng nghe và suy nghĩ.
- Chọn màu thẻ giơ lên và
giải thích lí do.

- Nhận xét, góp ý.
- Nhóm trưởng điều khiển
nhóm thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 7: Trình bày kết quả sưu tầm
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu trình bày cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân
của địa phương đã sưu tầm được và những bài hát, bài thơ đã
chuẩn bị.
+ Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa các bài thơ, bài văn được trình
bày.
+ Nhận xét, tuyên dương.
4/ Củng cố
Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ.
Ai cũng có quê hương và mong muốn quê mình luôn tươi đẹp.
Bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng của mình,
các em sẽ góp phần làm cho quê hương ngày càng thêm tươi
đẹp.
- Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu
quê hương.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị phần bài Ủy ban nhân dân xã (phường) em.
- Xung phong trình bày trước
lớp.
- Trao đổi và phát biểu.

- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau đọc.
Chú ý theo dõi.
KĨ THUẬT
Kĩ thuật chăm sóc gà
***********
I. Mục tiêu
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm gà ở gia đình
hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Vì sao phải cho gà ăn uống đầy đủ , đảm bảo chất lượng
và hợp vệ sinh ?
+ Ở gia đình, em cho gà ăn uống như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bên cạnh việc cho gà ăn uống, việc chăm sóc
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu
hỏi.
gà cũng rất cần thiết. Chăm sóc tốt, gà sẽ mau lớn, khỏe
mạnh, có sức chống bệnh tốt. Bài Chăm sóc gà sẽ giúp các
em biết cách chăm sóc gà.

- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc
chăm sóc gà
- Gới thiệu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, chúng ta còn
phải sưởi ấm cho gà mới nở; che nắng, chắn gió lùa, … để gà
không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó gọi
là chăm sóc gà.
- Yêu cầu tham khảo mục I SGK, thảo luận và trả lời các câu
hỏi sau:
+ Việc chăm sóc gà nhằm mục đích gì ?
+ Tạo điều kiện sống thích hợp cho gà.
+ Gà được chăm sóc tốt sẽ như thế nào ?
+ Gà khỏe mạnh, lớn nhanh, có sức chống bệnh tốt.
- Nhận xét, kết luận: Gà cần nhiệt độ, không khí, ánh sáng,
nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Chăm sóc tốt, gà sẽ mau lớn, khỏe mạnh, có sức chống bệnh
và nâng cao năng suất nuôi gà.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà
- Sưởi ấm cho gà:
+ Yêu cầu tham khảo mục 2a SGK và xem tranh minh họa.
+ Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
. Nhiệt độ có vai trò như thế nào đối với đời sống động
vật ?
+ Nhiệt độ tác động đến việc lớn lên và sinh trưởng của gà.
. Tại sao phải sưởi ấm cho gà con ?
+ Bị lạnh, gà kém ăn, dễ nhiễm bệnh đường hô hấp,,
đường ruột và có thể chết.
. Ở gia đình em, gà con được sưởi ấm như thế nào ?
+ Gà mẹ sưởi ấm hoặc dùng bóng đèn để sưởi ấm cho gà
con.

+ Nhận xét và giới thiệu một số cách sưởi ấm cho gà.
- Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà:
+ Yêu cầu tham khảo mục 2b SGK.
+ Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
. Vì sao phải chống nóng, chống rét cho gà ?
+ Gà không chịu được nóng hoặc rét quá.
. Nêu cách chống nóng, chống rét, chống ẩm cho gà.
+ sưởi ấm, che nắng, chống gió lùa, …
. Ở gia đình em, việc cách chống nóng, chống rét, chống
ẩm cho gà được thực hiện như thế nào ?
+ Nhận xét, kết luận: Gà không chịu được quá nóng, quá rét
và quá ẩm. Do vậy, khi nuôi gà, chúng ta cần phải chống
nóng, chống rét, chống ẩm cho gà.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý.
- Tham khảo SGK và tiếp nối
nhau trả lời

- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo và quan sát tranh.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả
lời



- Nhận xét, bổ sung và chú ý.
- Tham khảo SGK
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả
lời



+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cách phòng ngộ độc cho gà:
+ Yêu cầu tham khảo mục 2c và quan sát tranh minh họa
(SGK).
+ Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
. Nêu tên các thức ăn gây ngộ độc cho gà.
+ Thức ăn có vị mặn, ẩm mốc, ôi thiu.
. Khi ngộ độc, gà sẽ như thế nào ?
+ Bỏ ăn, ủ rủ, ỉa chảy, uống nhiều nước và sẽ chết.
+ Nhận xét, kết luận: Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng
nhiều cách như: sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét,
chống ẩm cho gà; không cho gà ăn thức ăn mốc, ẩm, ôi, thiu,
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả
- Phát phiếu học tập và yêu cầu thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng:
1) Tác dụng của việc chăm sóc gà:
a.Gà khoẻ mạnh, ít bệnh
b. Gà lớn nhanh
c. Gà sinh sản tốt
d. Tạo điều kiện sống tốt cho gà.
2) Cách chăm sóc gà tốt là:
a. Sưởi ấm.
b. Phòng ngộ độc cho gà.
c. Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
d. Tất cả các ý trên.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận: 1-d; 2-d

4/ Củng cố
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ.
- Vận dụng những kiến thức đã học về nuôi dưỡng gà, các
em sẽ biết cách chăm sóc gà.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Vận dụng bài học để chăm sóc gà ở nhà.
- Chuẩn bị bài Vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Tham khảo và quan sát tranh.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả
lời:


- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ và thực hiện phiếu
học tập.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau đọc.
Ngày dạy: Thứ ba, 13-01-2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
******
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào
nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công
dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
- HS khá giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm kẻ bảng phân loại.

- Bảng phụ ghi lời của nhân vật Thành (BT4).
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu đọc đoạn văn đã viết lại ở nhà và chỉ câu ghép
được dùng cũng như cách nối các vế trong câu ghép.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Mở rộng vốn từ: Công dân sẽ giúp các em
mở rộng và hệ thống hóa các từ ngữ thuộc chủ điểm công
dân cũng như sử dụng các từ ngữ đó sao cho hợp với ngữ
cảnh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: Hiểu nghĩa của từ công dân
+ Yêu cầu đọc nội dung bài 1.
+ Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi và trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt lại ý đúng.
b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối
với đất nước.
- Bài 2:
+ Yêu cầu đọc bài tập 2.
+ Giải nghĩa một số từ ngữ HS chưa hiểu.
+ Chia lớp thành nhóm 4, phát bảng nhóm, yêu cầu thực
hiện
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa:
. Công là của nhà nước, của chung: công dân, công
cộng, công chúng

. Công là không thiên vị: công bằng, công lí, công tâm,
công minh.
. Công là thợ khéo tay: công nhân, công nghiệp.
- Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Giải nghĩa một số từ ngữ HS chưa hiểu.
+ Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Đồng nghĩa với từ công dân là dân chúng, nhân dân, dân.
- Bài 4:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
+ Treo bảng phụ và hỗ trợ: Thay từ công dân trong câu nói
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận với bạn ngồi cạnh
và tiếp nối nhau trả lời:
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Nêu những từ chưa hiểu để
được giải thích.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng nhóm và trình bày.
- Nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Nêu những từ chưa hiểu để

được giải thích.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày:
- Nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
bằng những từ đồng nghĩa ở BT3 xem có từ nào phù hợp
không.
+ Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi và phát biểu.
+ Yêu cầu HS khá giỏi giải thích lí do vì sao không thay
được ?
+ Nhận xét, sửa chữa.
Không.Vì từ công dân có hàm ý là người dân của một nước
độc lập, khác với các từ dân chúng, nhân dân, dân
4/ Củng cố
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Với vốn từ thuộc chủ điểm công dân đã được mở rộng và
hệ thống, các em sẽ vận dụng vào văn bản sao cho phù hợp
với ngữ cảnh.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Quan sát và chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu và tiếp
nối nhau trả lời:
- HS khá giỏi tiếp nối nhau giải
thích: .
- Nhận xét, góp ý.
Học sinh nêu.
Chú ý theo dõi.
TOÁN

Diện tích hình tròn
*****
I. Mục tiêu
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn và vận dụng để tính diện tích hình tròn
(BT1a,b; BT2a,b; BT3).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS:
+ Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
+ Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Diện tích hình tròn sẽ giúp các em biết
cách tính diện tích hình tròn.
- Ghi bảng tựa bài.
* Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
- Ghi bảng quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn:
Muốn tình diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán
kính rồi nhân với số 3,14.
S = r
×
r
×
3,14
(S:diện tích hình tròn ; r: bán kính hình tròn)

- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và tiếp nối nhau nêu.
- Yêu cầu nêu ví dụ.
- Yêu cầu vận dụng công thức và tính vào nháp, 1 HS thực
hiện trên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa.
2
×
2
×
3,14 = 12,56(dm
2
)
* Thực hành
- Bài 1 : Vận dụng tính diện tích hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Ghi bảng câu a và câu b, yêu cầu HS tính vào bảng con.
+ Nhận xét và sửa chữa.
a/ S= 5 x 5 x 3,14 = 78,5 ( cm
2
)
b/ S= 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 ( dm
2
)
* c/ S=
5
3

m = 0,6 m = 0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304 ( m
2
)
- Bài 2 : Vận dụng tính diện tích hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Hỗ trợ:
. Để tính được diện tích hình tròn ta cần biết gì ?
. Nêu cách tính bán kính hình tròn.
+ Yêu cầu HS làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực
hiện câu a và b.
+ Yêu cầu trình bày bài làm.
+ Nhận xét sửa chữa.
a) d = 12cm
r = 12 : 2 = 6cm;
S = 6
×
6
×
3,14 = 113,04 cm
2
b) d = 7,2dm
r = 7,2 : 2 = 3,6dm
S = 3,6
×
3,6
×
3,14 = 40,6944 dm
2
- Bài 3 : vận dụng để tính diện tích hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Giải
Diện tích của mặt bàn là
45
×
45
×
3,14 = 6358,5(cm
2
)
Đáp số: 6358,5cm
2
4/ Củng cố .
- Yêu cầu nêu quy tắc tính diện tích hình tròn.
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ‘Ai nhanh ai đúng’.
Tổng kết trò chơi.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng để
tính diện tích hình tròn một cách chính xác vào bài tập cũng
như trong thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
Diện tích hình tròn là:

- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.

- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu
cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu
cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
Thực hiện trò chơi.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
KHOA HỌC
Sự biến đổi hóa học
(tiếp theo)
***
I. Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc
tác dụng của ánh sáng.
- Phát biểu được sự biến đổi hóa học.
- Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong
biến đổi hóa học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xãy ra trong khi tiến hành
thí nghiệm (của trò chơi).
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi

II. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 78-81 SGK.
- Chanh, nến, giấy mỏng, que có đầu nhọn.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Nêu ví dụ.
+ Nêu sự khác nhau giữa biến đổi hóa học và sự biến đổi lí
học ?
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Phần tiếp theo của bài Sự biến đổi hóa học sẽ
giúp các em biết được những điều kiện để có sự biến đổi hóa
học.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Chứng minh vai trò của nhiệt
trong biến đổi hóa học"
- Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai
trò của nhiệt trong biến đổi hóa học.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu các nhóm tham khảo mục
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu
hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển
trò chơi "Bức thư bí mật" trang 80 SGK và thực hiện.
+ Yêu cầu giới thiệu bức thư.

+ Nhận xét và kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra
dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin
- Mục tiêu: HS nêu được vai trò của ánh sáng trong biến đổi
hóa học
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong mục
Thực hành trang 80-81 SGK theo nhóm đôi.
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét và chốt lại ý đúng: Sự biến đổi hóa học là sự biến
đổi từ chất này sang chất khác dưới tác dụng của nhiệt, ánh
sáng hoặc một số chất khác làm xúc tác.
**(KNS) Kĩ năng ứng phó trước những tình huông không
mong đợi xảy ra khi tiến hành thí nghịệm
4/ Củng cố
- Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết SGK.
- Biết được vai trò của nhiệt và ánh sáng đối với sự biến đổi
hóa học, các em sẽ vận dụng vào cuộc sống như không phơi
quần áo màu dưới ánh nắng quá lâu sẽ làm đồ bị phai màu, ….
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Năng lượng.
nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày bức
thư.
- Quan sát và thảo luận với bạn
ngồi cạnh.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau đọc.
CHÍNH TẢ
Nghe-viết
Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô qua
BT2a/b.
- BVMT: GD tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý
thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm viết những câu văn có chữ cần điền ở BT2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Viết lại những từ viết sai trong bài chính tả Nhà yêu nước
Nguyễn Trung Trực.
- Nhận xét, thống kê điểm.
3/ Bài mới
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết đúng bài chính tả Cánh
cam lạc mẹ với hình thức bài thơ, đồng thời luyện viết đúng
các tiếng có chứa âm r/d/gi hoặc âm chính o/ô.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết
- Đọc bài Cánh cam lạc mẹ.
- Yêu cầu nêu nội dung của bài.

- GD tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên
nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
- Yêu cầu đọc thầm bài chính tả, chú ý cách viết những từ
dễ viết sai, những từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
+ Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
+ Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức bài thơ.
- Yêu cầu HS gấp sách, đọc từng câu, từng cụm từ với giọng
rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2
+ Nêu yêu cầu bài tập 2.
+ Yêu cầu đọc thầm và làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2
HS thực hiện.
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.
a/ ra , giữa , dòng , rò , ra , duy , ra , giầu , giận rồi .
b/ đông , khô , hốc , gõ , ló , trong , hồi , tròn , một .
4/ Củng cố
Gọi học sinh lên viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả.
Nhận xét sửa chữa.
Ở địa phương ta, đa phần người dân nói những tiếng có âm
đầu gi thành d. Để viết đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc
d, các em phải hiểu nghĩa của từ và thường xuyên luyện tập
phát âm đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc d.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.

- Đọc trước bài Trí dũng song toàn để chuẩn bị viết chính tả
nghe - viết.
- Nhắc tựa bài.
- Lắng nghe đồng thời theo dõi
SGK.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Thực hiện theo yêu cầu đồng
thời nêu những từ ngữ khó và
viết vào nháp.
- Chú ý.
- Gấp SGK và viết theo tốc độ
quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào
vở.
Học sinh lên bảng viết.
Ngày dạy: Thứ tư, 14 - 01 - 2015
TẬP ĐỌC
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
*******
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh khi đọc các con số nói về sự đóng góp
tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng
hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK. HS khá giỏi phát biểu được những suy
nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước và trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn: Với lòng nhiệt thành yêu nước …giao phụ trách quỹ.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 4 HS đọc theo vai bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả
lời câu hỏi sau bài.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Nhà tư sản yêu
nước Đỗ Đình Thiện là một công dân gương mẫu, suốt đời
đóng góp cho Cách mạng, cho kháng chiến mà không đòi hỏi
sự đền đáp nào. Các em sẽ được biết về ông qua bài Nhà tài
trợ đặc biệt của Cách mạng.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn.
- Yêu cầu từng nhóm 5 HS tiếp nối nhau đọc theo 5 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi:
+ Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện

qua các thời kì:
a) Trước Cách mạng.
b) Khi Cách mạng thành công.
c) Trong kháng chiến.
d) Sau khi hòa bình lập lại.
+ Trước Cách mạng, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng
Đông Dương. Khi Cách mạng thành công, , ông ủng hộ
Chính phủ 64 lượng vàng và góp vào quỹ Độc lập Trung
ương 10 vạn đồng Đông Dương. Trong kháng chiến, gia
đình ông ủng hộ hàng trăm tấn thóc. Sau khi hòa bình lập
lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo
yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Bài văn chia thành 5 đoạn.
- Từng nhóm 5 HS tiếp nối nhau
đọc theo 5 đoạn.
- Đọc thầm chú giải để tìm hiểu từ
ngữ khó, mới.
- HS khá giỏi đọc to.
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời
lần lượt từng câu hỏi
Nhận xét bổ sung.

+ Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ?
+ Là một công dân yêu nước, có tấm lòng đại nghĩa, mong

muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện này, em
suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân đối
với đất nước ?
c) Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc: Giọng đọc thể hiện sự
thán phục, kính trọng; nhấn mạnh những con số về số tiền,
tài sản mà ông Thiện đã tài trợ cho Cách mạng.
- Đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
4/ Củng cố
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa
của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những
đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện cho chúng ta thấy ông là
một công dân yêu nước, mong muốn góp sức mình vào sự
nghiệp chung của đất nước.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Trí dũng song toàn.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau phát
biểu theo suy nghĩ của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc.
- Quan sát và chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc theo đối

tượng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại
nội dung bài
TẬP LÀM VĂN
Tả người
(Kiểm tra viết)
*******
I. Mục đích, yêu cầu
- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết
bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng; thể hiện được những quan sát riêng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
- yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em thực hành viết bài văn tả người thể
hiện những quan sát riêng với bố cục rõ ràng, đủ ý qua
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
tiết kiểm tra Tả người.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài kiểm tra
- Ghi bảng đề kiểm tra theo SGK.
- Treo tranh minh họa nội dung đề kiểm tra.
- Hỗ trợ: Chọn một đề thích hợp với mình nhất trong ba

đề đã cho; rồi suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp dàn ý để viết thành
bài văn hoàn chỉnh.
- Yêu cầu giới thiệu đề bài đã chọn.
- Giải đáp những thắc mắc HS nêu.
* HS làm bài
- Nhắc nhở:
+ Suy nghĩ, lập dàn ý và viết bài văn vào nháp rồi đọc kĩ
để chỉnh sửa cho hoàn chỉnh trước khi chép vào vở.
+ Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng
lỗi chính tả.
- Yêu cầu làm bài.
4/ Củng cố
- Thu bài.
- Để bài văn thu hút người đọc, các em cần trình bày rõ
ràng, sạch đẹp, viết đúng lỗi chính tả; sử dụng từ thích
hợp để làm nổi bật những chi tiết được chọn tả.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết Lập chương trình hoạt động.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề.
- Quan sát tranh minh họa.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Tiếp nối nhau nêu thắc mắc.
- Chú ý.
- Suy nghĩ, làm bài.
- Nộp bài.
TOÁN
Luyện tập

*****
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
+ Bán kính của hình tròn (BT1).
+ Chu vi của hình tròn (BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS:
+ Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
+ Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện
theo yêu cầu.
- Nhận xét,.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố về kĩ
năng tính diện tích hình tròn.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
- Bài 1 : Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
+ Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu HS tính vào bảng con.
+ Nhận xét và sửa chữa.

a) 6
×
6
×
3,14 = 113,04(cm
2
)
b) 0,3 5
×
0,35
×
3,14 = 0,38465(dm
2
- Bài 2: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn khi biết chu vi
hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Hỗ trợ:
. Để tính diện tích hình tròn ta cần biết gì ?
. Nêu cách tính bán kính hình tròn khi biết chu vi hình
tròn.
+ Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng.
+ Nhận xét sửa chữa.
Bán kính hình tròn là:
6,28 : (2
×
3,14) = 1 (cm)
Diện tích hình tròn là:
1
×
1

×
3,14 = 3,14 (cm
2
)
Đáp số: 3,14cm
2
- Bài 3 : vận dụng để tính diện tích hình tròn
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Hỗ trợ: vẽ hình trên bảng và hướng dẫn
. Giếng gồm có miệng giếng và thành giếng.
. Để tính được diện tích thành giếng ta cần biết gì ?
. Nêu cách tính diện tích miệngiếng.
. Để biết được cách tính diện tích giếng nước ta cần biết
gì ?
. Nêu cách tình bán kính giếng nước.
+ Chia lớp thành nhóm 4 có đủ các đối tượng HS, phát bảng
nhóm yêu cầu thực hiện.
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Giải
Bán kính giếng nước là:
0,3 + 0,7 = 1(m)
Diện tích của giếng nước là:
1
×
1
×
3,14 = 3,14(m
2
)

Diện tích của miệng giếng nước là:
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ, trả lời và giải
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo nhóm
- Đại diện nhóm treo bảng trình
bày.
- Nhận xét, bổ sung.
0,7
×
0,7
×
3,14 = 1,5386(m
2
)
Diện tích của thành giếng nước là:
3,14 - 1,5386 = 1,6014(m
2
)
Đáp số: 1,6014m
2
4/ Củng cố
- Yêu cầu nêu quy tắc tính diện tích hình tròn.
Tổ chức cho học sinh choi trò chơi.

- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng để
tính diện tích hình tròn một cách chính xác vào bài tập cũng
như trong thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Tiếp nối nhau nêu.
Học sinh thực hiện trò chơi.
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 15-01-2015
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
*******
I. Mục tiêu
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc
theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm một số sách báo, truyện viết về những tấm gương sống, làm việc theo
pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu kể 1-2 đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ và nêu
nội dung câu chuyện.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Chung quanh chúng ta có rất nhiều những tấm
gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn

minh. Các em cùng cho nhau nghe về những tấm gương
ấy qua những câu chuyện mình đã nghe, đã đọc.
- Ghi bảng tên tựa bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề:
- Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ: tấm gương,
pháp luật, nếp sống văn minh.
- Yêu cầu lần lượt đọc các gợi ý 1, 2, 3 SGK.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo
yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề bài và quan
sát, chú ý để xác định đúng yêu
- Nhắc HS: Việc nêu tên các nhân vật trong bài đã học ở gợi
ý 1 nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài, nên kể
những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- Yêu cầu giới thiệu câu chuyện sẽ kể và cho biết chuyện kể
về ai ?
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu đọc lại gợi ý 2.
- Yêu cầu lập nhanh dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- Yêu cầu kể chuyện theo và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp:
+ Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể và ghi tên
câu chuyện cũng như tên HS lên bảng.
+ Yêu cầu lớp nêu câu hỏi chất vấn về nội dung và ý nghĩa
câu chuyện với người kể.
- Hướng dẫn lớp nhận xét theo tiêu chuẩn:

+ Nội dung câu chuyện.
+ Cách kể chuyện.
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Nhận xét và tuyên dương HS kể hay, kể tự nhiên; HS đặt
câu hỏi hay và HS hiểu chuyện.
4/ Củng cố
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- GDHS hững tấm gương sống, làm việc theo pháp luật,
theo nếp sống văn minh đã được nghe, các em sẽ học tập và
noi theo để đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến
hoặc tham gia để chuẩn bị cho tiết sau.
cầu.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Kể chuyện và trao đổi ý nghĩa
câu chuyện với bạn ngồi cạnh.
- HS xung phong thi kể chuyện và
trả lời câu hỏi chất vấn của bạn.
- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi.
- Chú ý.
- Nhận xét, bình chọn theo yêu
cầu.
Học sinh nêu lại và chú ý lắng

nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
******
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép
(BT1); biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
- HS khá giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn
ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Ba tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết một câu ghép trong BT1 phần Nhận xét.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu làm lại các BT1, BT2.
- Nhận xét,
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Trong câu ghép, các vế câu được nối với
nhau bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp. Bài học
hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cách nối thứ nhất - Nối
các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Ghi bảng tựa bài.
* Phần Nhận xét
- Bài 1:
+ Yêu cầu đọc nội dung bài 1.
+ Yêu cầu đọc thầm, tìm và nêu những câu ghép trong
đoạn văn.

+ Nhận xét, sửa chữa và treo bảng ba tờ giấy ghi ba câu
ghép trong đoạn văn.
- Bài 2:
+ Yêu cầu đọc bài tập 2.
+ Hỗ trợ:
. Gạch chéo để tách các vế trong câu ghép.
. Khoanh tròn các từ hay dấu câu dùng để nối các vế
câu trong câu ghép.
+ Yêu cầu làm vào vở, 3 HS làm trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
- Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Hỗ trợ: Dựa vào kết quả BT2, các em tìm xem các vế
trong câu ghép được nối với nhau theo cách nào và có gì
khác nhau ?
+ Yêu cầu trình bày ý kiến.
+ Nhận xét, sửa chữa.
* Phần Ghi nhớ
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách nối các vế trong câu ghép bằng từ nối mà em
biết.
+ Có thể nối với nhau bằng quan hệ từ và cặp quan hệ
từ.
+ Nêu các quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các
vế trong câu ghép.
+ Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, thì, …; cặp quan hệ từ:
nếu … thì, vì …nên, tuy …nhưng, do …nên, …
- Nhận xét và ghi bảng nội dung.
* Phần Luyện tập
- Hát vui.

- HS được chỉ định thực hiện theo
yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu và tiếp nối
nhau nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời:


- Nhận xét, bổ sung và tiếp nối nhau
đọc.
- Bài 1:
+ Yêu cầu đọc nội dung bài 1.
+ Hỗ trợ:
. Gạch chân câu ghép trong đoạn văn.
. Gạch chéo để tách các vế trong câu ghép.
. Khoanh tròn cặp quan hệ từ.
+ Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực
hiện.
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.

- Bài 2:
+ Yêu cầu đọc bài tập 2.
+ Yêu cầu tìm và nêu 2 câu ghép bị lượt bớt trong đoạn
văn.
+ Hỗ trợ: Khôi phục những từ bị lược bỏ và giải thích lí
do vì sao tác giả có thể lược những từ đó.
+ Yêu cầu thực hiện và HS Khá giỏi trình bày.
+ Nhận xét, sửa chữa.
- Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Hỗ trợ: Dựa vào nội dung của hai vế câu đã cho trong
mỗi câu, xác định mối quan hệ giữa hai vế câu để tìm
quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Yêu cầu làm vào vở và trình bày ý kiến.
+ Nhận xét, sửa chữa: a) còn; b) nhưng (mà), c) hay.
4/ Củng cố
- Yêu cầu đọc lại nội dung ghi nhớ.
Gọi học sinh lên thi trò chơi đặt câu.
Nhận xét chốt lại.
- Biết được cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ
từ, các em sẽ vận dụng vào văn bản hoặc đặt câu sao cho
các vế trong câu ghép có mối quan hệ chặt chẽ nhờ sử
dụng quan hệ từ thích hợp.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Công dân.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng nhóm và trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu và tiếp nối
nhau nêu.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu, HS khá
giỏi tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét và bổ sung.
- Tiếp nối nhau trình bày.
Học sinh lên bảng đặt câu.
TOÁN
Luyện tập chung
*****
I. Mục tiêu
- Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan
đến chu vi, diện tích hình tròn (BT1, BT2, BT3).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.

×