Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua các hoạt động ngoại khóa vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.41 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. …………………………………………………Trang 1
1.2. Mục đích ngiên cứu. ………………………………………………Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ……… ……………………………………Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………………Trang 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. ………………………………………..……….…Trang 2
2.1.1. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống . …………....………….Trang 2
2.1.1.1. Kĩ năng sống. …......................................………....………….Trang 2
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
…......................................………....………….....................................Trang 3
2.1.1.3. Các kĩ năng sống cơ bản dành cho học sinh THPT. ....................Trang 3
2.1.2. Ngoại khóa Vật lí. .....................................................................Trang 4
2.1.2.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình thức tổ
chức dạy học vật lí ở trường phổ thông. ..............................................Trang 4
2.1.2.2. Các hình thức ngoại khoá Vật lí .............................................Trang 4
2.1.2.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá Vật lí …………...Trang 4
2.1.2.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí. …………..…….Trang 5
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Các biểu hiện về kỹ năng sống của học sinh hiện nay…………..…Trang 5
2.2.2. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay ……………...................…,..Trang 5
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng . ……………………………....,……..Trang 6
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. …………,….Trang 6
2.3.1.1.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT. ,…Trang 6
2.3.1.2. Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 THPT ... Trang 6
2.3.2. Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua
hoạt động ngoại khóa Vật lí. ....…...................................................,,.Trang 7
2.3.2. 1. Phương pháp động não....….........................................................Trang 7


2.3.2. 2. Thảo luận nhóm....……… .........................................................Trang 8
2.3.2. 3. Hoạt động nhóm nhỏ. .. .................................................... .....Trang 8
2.3.2. 4. Phương pháp đóng vai. .... ................................................ .....Trang 10
2.3.2. 5. Phương pháp trò chơi. . ................................................ .........Trang 11
2.3.2. 6. Phương pháp dự án.... ................................................ ...........Trang 12
2.3.2. Một số hoạt động ngoại khóa đã thực hiện. .................. ...........Trang 13
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........... ...........Trang 17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN.................. ...................................................................Trang 18
3.2. KIẾN NGHỊ. .................. ................................................................Trang 19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cuộc sống hiện đại đã thúc đẩy mọi hoạt động của con người trở nên gấp
gáp hơn, làm việc trong hối hả, nghỉ ngơi trong rộn ràng, thần kinh luôn căng
thẳng và đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường . Để sống, hội nhập kinh tế
quốc tế và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn,
con người không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm
thích ứng với mọi biến động trong xã hội hiện đại để đến được bến bờ thành
công và hạnh phúc trong cuộc đời [1]. “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ
nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải
ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế
nào.” (Lewis L. Dunnington)
Đặc biệt, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít
bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm
với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm
tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet… gây bức xúc cho nhà

trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ
năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người chung quanh, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.
Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan
tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm
đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều đó sẽ
dẫn đến sự khập khiễng trong đào tạo, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của giáo
dục.[2]
Từ năm học 2009 - 2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục
kĩ năng sống vào nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh ở các trường phổ thông hiện nay còn rất hạn chế.
Từ những thực tế trên đồng thời trước yêu cầu mới của
giáo dục và đào tạo, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy
bộ môn Vật Lí tôi rất băn khoăn làm thế nào để tích hợp giáo
dục kĩ năng sống vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo
dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh,
gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không
làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Vì Vật lí có nhiều kiến
thức thực tế gắn với tự nhiên và hoạt động ngoại khoá giúp các
em học sinh sẽ dễ dàng trao đổi, bộc lộ, học tập và rèn luyện
các kĩ năng sống. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn
và viết chuyên đề: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
2


lớp 10 THPT thông qua các hoạt động ngoại khoá Vật lí
”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu xác định nội dung và hình
thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua các
hoạt động ngoại khoá địa lí qua đó góp phần đào tạo thế hệ học
sinh nhằm thực hiện thành công mục đích giáo dục nước ta
trong thời đại mới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống của học sinh
- Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
- Nghiên cứu các cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí nhằm giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu lí thuyết, tìm đọc các tài liệu kiên quan đến đề tài. Sau đó
nghiên cứu, trích lọc, hệ thống lại và đưa ra các ý kiến, quan điểm, các nội dung
viết về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT thông qua các hoạt
động ngoại khóa Vật lí.
- Vận dụng lí thuyết xây dựng một số hoạt động ngoại khóa thực hiện giáo
dục kĩ năng sống trong môn Vật lí 10.
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá của giáo viên
về kĩ năng sống của học sinh sau mỗi hoạt động ngoại khóa và sau một năm học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
2.1.1. KĨ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG.
2.1.1.1. Kĩ năng sống.
a) Khái niệm kĩ năng sống.
Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống
an toàn và khỏe mạnh. Theo UNESCO, kĩ năng sống là năng lực cá nhân để
thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. [3]
Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết ( Learning to
know ), Học để tự khẳng định (Learning to be), Học để chung sống với người

khác (Learning to live together), Học để làm (Learning to do). Trong đó học để
cùng chung sống được coi là trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại,
giúp con người có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch
sử, truyền thống và những giá trị văn hóa tinh thần, bảo vệ môi trường ...[4]
b) Đặc tính của kĩ năng sống.
- Kĩ năng sống có thể được xem là tương thích với trí thông minh nội tâm và
trí thông minh tương tác cá nhân.
- Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội.
3


- Kĩ năng sống thuộc phạm trù năng lực, nên kĩ năng sống là tổng hòa kiến
thức, thái độ (giá trị) và hành vi.
- Kĩ năng sống thể hiện ở những cách ứng xử, giao tiếp và giải quyết vấn đề
hiệu quả mang tính tích cực và mang tính xây dựng.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường đang có
xu hướng gia tăng, hạn chế việc ứng xử thiếu văn hóa và xóa bỏ lối sống buông
thả, hư hỏng…giúp các em hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức, trở thành
người vừa có tài vừa có đức góp phần xây dựng đất nước “ sánh vai cùng các
cường quốc năm châu ” như lời Bác Hồ từng mong ước.
Lợi ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT như sau:
+ Về mặt giáo dục: Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và
trò, tạo sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, tăng
cường sự tham gia của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục.
+ Về mặt chính trị: Giải quyết một các tích cực nhu cầu về quyền của trẻ em.
Các em xác định được bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội
+ Về mặt văn hóa – xã hội: Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỉ
lệ phạm pháp trong thanh thiếu niên, giảm tỉ lệ nghiện ma túy và bị lạm dụng
tình dục ở tuổi vị thành niên.

+ Về mặt sức khỏe: Xây dựng hành vi lành mạnh tạo khả năng vảo vệ sức
khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng. [5]
2.1.1.3. Các kĩ năng sống cơ bản dành cho học sinh THPT.
Các chuyên gia phát triển phương pháp tư duy thế kỷ 21 cho rằng, hiện
nay, giới trẻ cần có 6 kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp để có thể đẩy nhanh
tiến trình hòa nhập những môi trường mới, kỹ năng hợp tác khuyến khích học
sinh làm việc nhóm để cùng giải quyết các vấn đề, khả năng sáng tạo mang đến
những giải pháp đột phá, tư duy phản biện mang lại những lập luận sắc bén và
những quyết định phù hợp, kiến thức công nghệ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên số và khả năng tự hoàn thiện bản thân giúp học sinh không ngừng trau
dồi để tiến lên phía trước. [6]
Để xác định được những kĩ năng sống cần có cho nhóm đối tượng nào cần
căn cứ trên những cơ sở sau đây:
+ Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm tâm lí - xã hội .
+ Đặc điểm vùng, miền- bối cảnh địa lí - xã hội .
Chính vì vậy chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh THPT một số
kĩ năng sống cơ bản như sau:
- Kỹ năng sống về sức khoẻ: Chế độ dinh dưỡng, phòng
ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khoẻ sinh sản, tác hại của chất
gây nghiện, HIV/AIDS, thư giãn …
- Kỹ năng sống về môi trường: Phòng tránh thiên tai,
chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên …
4


- Kỹ năng sống về bản thân: Kiểm soát cảm xúc, tự nhận
thức, tự tin, xây dựng nhân cách, xác định giá trị cuộc sống (tôn
trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình
thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung …)

- Kỹ năng sống về nghề nghiệp: Giao tiếp, so sánh, phân
tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế
hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết
mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản … [7]
2.1.2. NGOẠI KHÓA VẬT LÍ.
2.1.2.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình
thức tổ chức dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
Hoạt động ngoại khoá là một trong ba hình thức dạy học trong nhà trường
phổ thông hiện nay, có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trên tất cả các mặt, cụ thể là:
- Về giáo dục nhận thức: giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những
tri thức đã học trên lớp, vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn.
- Về rèn luyện kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ
chức, điều khiển, làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp, kĩ năng chế tạo
dụng cụ và làm thí nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề…
- Về giáo dục tinh thần thái độ: tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham
hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phát
huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Hoạt động ngoại khoá góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh
như tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và cao nhất là tư duy sáng tạo.
- Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. [8]
2.1.2.2. Các hình thức ngoại khoá vật lí .
Hiện nay người ta thường tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí theo những
hình thức sau:
- Học sinh đọc sách, báo về vật lý và kỹ thuật.
- Học sinh tổ chức buổi báo cáo về một số vấn đề của vật lý, có thể kết hợp
biểu diễn thí nghiệm.
- Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu,
chế tạo được.

- Tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng vật lý.
- Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình kỹ thuật.
- Tổ chức hội vui vật lý.
- Ra báo tường hoặc tập san về vật lý.
- Luyện tập giải bài tập vật lý...

5


Tùy vào nội dung kiến thức làm ngoại khóa, điều kiện cơ sở vật chất của
từng trường, thời gian tổ chức ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại
khóa cho phù hợp .
2.1.2.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khoá Vật lí .
Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá vật lý là mềm dẻo và nhẹ nhàng,
nhưng không hề đơn giản, nó tuỳ thuộc và nội dung ngoại khoá, trình độ của học
sinh và giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ngoại khoá phải dựa trên các
định hướng của chiến lược dạy học nói chung, đó là:
- Định hướng tìm tòi: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo viên chỉ gợi ý để học
sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức
hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận.
- Định hướng khái quát chương trình hoá: Đó là kiểu hướng dẫn mà giáo
viên cũng gợi ý cho học sinh tự tìm tòi nhưng sự hướng dẫn được chương trình
hóa theo các bước dự định hợp lí.
- Định hướng tái tạo: Giáo viên chỉ ra một cách cụ thể các kiến thức cần huy
động và cách thức hoạt động để sau đó học sinh tự chủ giải quyết nhiệm vụ. [9]
2.1.2.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá.
Việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lý và
kích thích sự tích cực, sự sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu.
Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa.

- Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động
- Xây dựng những nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
- Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết.
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch.
-Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời,
- Giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận
Bước 4: Báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng.
Nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động sau này.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Các biểu hiện về kỹ năng sống của học sinh hiện nay.
Trong quá trình làm công tác giảng dạy và giáo dục tại trường THPT Hậu
Lộc 4 tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh trường THPT Hậu Lộc 4 nói
riêng, học sinh THPT nói chung hiện nay là rất yếu: Cụ thể:
- Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng.
- Kĩ năng hoạt động nhóm chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu.
- Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học
tập, cuộc sống và các vấn đề tâm lí.
- Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng.

6


- Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế, các e còn e ngại khi tiếp xúc với
người lạ, ngại tham gia vào các hoạt động tập thể. Có em chỉ chào thầy cô dạy
mình thậm chí là không chào....
- Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa
đúng với chuẩn mực.
- Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề
một cách cảm tính.

2.2.2. Nhận xét ưu, nhược điểm về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay .
- Ưu điểm: Học sinh cũng có những nhận thức nhất định về kĩ năng sống, các
em cũng có những kĩ năng sống cần thiết để có thể ứng phó với thực tế cuộc
sống, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã đưa các nội dung kĩ năng
sống vào giáo dục học sinh đặc biệt trong các tiết sinh hoạt, tiết hoạt động ngoài
giờ, hay hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó trong nhà trường nhiều hoạt động
liên quan đến kĩ năng sống đã được tổ chức thu hút được đông đảo học sinh
tham gia.
- Nhược điểm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được chú trọng
nhiều, thậm chí chưa được chú ý một cách đúng mức, việc tích hợp các nội dung
giáo dục kĩ năng sống chưa đạt hiệu quả.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng .
- Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay,đặc biệt là đổi mới phương pháp…
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trường
học. Việc sử dụng các phương pháp dạy học mới cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh dễ dàng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ cũng như thể hiện mình
đó là yếu tố thuận lợi để tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Sự phát triển mạnh của xã hội cho phép các em học sinh có thể rèn luyện các
kĩ năng sống từ thực tế một cách thuận lợi.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức, thập
chí coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, môn học
còn hạn chế.
- Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đến
hiệu quả giáo dục thấp.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
THPT.
2.3.1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 nhằm các mục tiêu như sau:

- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, hiểu và vận
dụng các kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả, tạo sự tự tin cho
các em góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Giúp các em làm chủ được bản thân, ứng phó được với những khó khăn
trong cuộc sống.
7


- Rèn luyện cho các em lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Giúp cho các em mở ra những cơ hội về những suy nghĩ, lựa chọn, thực
hành có hiệu quả về nghề nghiệp cũng như công việc của các em sau này.
- Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. [10]
2.3.1.2. Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 10 THPT .
* Kĩ năng kiên định.
Để giáo dục kĩ năng kiên định cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
giáo viên nên cho các em học sinh tham gia vào các tình huống giả định, tham
gia vào các trò chơi Vật lí về chủ đề môi trường, nước, biến đổi khí hậu, an toàn
giao thông ... Các em sẽ có điều kiện thể hiện các quan điểm, chính kiến của
mình trước các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
* Kĩ năng xác định mục tiêu.
Trong cuộc sống khi có kĩ năng xác định mục tiêu sẽ giúp các em học sinh đề
ra hướng đi, phương pháp học tập môn Vật lí nói riêng, các môn học khác nói
chung một cách hiệu quả.
Ví dụ: Các em đề ra mục tiêu viết báo tường về chủ đề ” An toàn giao thông
” trong tháng 12, như vậy các em sẽ cần sưu tầm các tư liệu về an toàn giao
thông, giải thích các hiện tượng trong tham gia giao thông dựa vào kiến thức Vật
lí được học, hoặc tự sáng tác các mẩu chuyện, câu thơ.... về chủ đề An toàn giao
thông để trình bày. Và mục tiêu cuối cùng là sự báo động trước tình hình ý thức
kém khi tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ học sinh bằng những

hình ảnh và con số cụ thể về tai nạn giao thông để từ đó các em thay đổi được ý
thức và hành động khi tham gia giao thông.
* Kĩ năng tự nhận thức.
Trong dạy học Vật lí giáo dục kĩ năng tự nhận thức sẽ giúp học sinh nhận thấy
được những thế mạnh học tập của mình, xem mình có thế mạnh học tập phần
động học chất điểm hay phần tĩnh học vật rắn, phần các định luật bảo toàn .....,
thế mạnh thực hành kĩ năng Vật lí nào từ đó giúp các em học tập hiệu quả hơn.
* Kĩ năng giao tiếp.
Khi các em được giáo dục kĩ năng giao tiếp, các em sẽ thuận lợi hơn khi trao
đổi, trình bày ý kiến quan điểm về các vấn đề Vật lí mà chương trình đề cập, đặc
biệt những vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu được nhiều người quan tâm hiện nay.
* Kĩ năng đương đầu, hóa giải Stress và cảm xúc tiêu cực
Trong dạy học Vật lí lớp 10 có nhiều nội dung khó do vậy các em học sinh dễ
rơi vào tình trạng căng thẳng, nên giáo viên cần giáo dục kĩ năng hóa giải stress
và cảm xúc tiêu cực, khi có được kĩ năng này học sinh sẽ tự tạo cho mình một
tâm thế học tập thoải mái, việc tiếp thu bài học, đặc biệt các nội dung học tập
khó sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
* Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống và học tập, giúp học sinh
có sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đep lại thành công. Nếu không có kĩ năng
8


này có thể có những quyết sách sai lầm hoặc chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực
đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai.
* Kĩ năng làm việc nhóm.
Trong các hoạt động ngoại khóa như trò chơi Vật lí, câu lạc bộ Vật lí... các em
học sinh sẽ có nhiều điều kiện để rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, rèn luyện
kĩ năng làm việc tập thể để dễ dàng hòa nhập vo

* Kĩ năng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai..
Trong dạy học Vật lí giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường, phòng chống
thiên tai rất thuận lợi vì kiến thức Vật lí đặc biệt chương chất khí, chương chất
rắn, chất lỏng, sự chuyển thể và chương cơ sở của nhiệt động lực học rất gần
gũi với thiên nhiên, môi trường.
2.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH LỚP 10 THPT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VẬT LÍ.
2.3.2. 1. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy
sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Nhờ không khí
thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn
hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình biết lắng nghe có phê phán
ý kiến của bạn; tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
* Ví dụ 1: Tại sao con người chịu nóng được ở 60 0C trong không khí mà lại bị
bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?
Trả lời: Vì ở nhiệt độ cao trong không khí, cơ thể người đổ mổ hôi và bốc hơi
trên da, khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên
da không bị bỏng. Trong nước nóng không có sự bay hơi qua da nên không có
sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng.
Kĩ năng sống: Cẩn thận khi dùng nước nóng. Có ý thức tự bảo vệ bản thân và
những người xung quanh khỏi bị bỏng nước.
* Ví dụ 2: Giải thích hiện tượng ” Chuồn chuồn bay thấp thì
mưa,
Bay cao thì nắng bay vừa thì
râm” .
Trả lời: Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh nếu
có độ ẩm cao thì không thể bay được vì hơi nước dính đọng ở
cánh nhiều, nặng còn nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất
cao.
Kĩ năng sống: Có kinh nghiệm về thời tiết để có những ứng phó kịp thời.

2.3.2. 2. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý
kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học. Qua đókiến thức của học
sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, và tăng tính khách quan khoa học,
9


trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi
giữa các thành viên trong nhóm.
* Ví dụ 1: Ngày hè, em cùng bố mẹ đi biển, vì sơ ý em làm đổ
mất can nước ngọt dự trữ trên tàu. Em làm thế nào để có nước
ngọt cho mọi người sử dụng?
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời: Chưng cất nước biển lên để
nước biển bốc hơi, sau đó cho hơi nước ngưng tụ lại.
Kĩ năng sống: Kĩ năng sinh tồn.
* Ví dụ 2: Ở những vùng bị ngập lụt sau những trận mưa lớn,
kéo dài, nước ở đó thường bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo
phát sinh và làm lan truyền các mầm bệnh. Em hãy nêu một
cách xử lí nước trong trường hợp này.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời: Dùng phèn chua để làm trong
nước sau đó dùng Cloramin B để khử trùng nước bị ngập lụt.
Nước sau khi khử trùng vẫn phải nấu sôi lên mới uống được.
Kĩ năng sống: Kĩ năng sinh tồn. Ăn uống hợp vệ sinh.
* Ví dụ 3: Vào mùa mưa bão, hiện tượng lũ quét và sạt lỡ đất
thường xảy ra ở các tỉnh miền núi. Bằng kiến thức vật lý em hãy
giải thích hiện tượng đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để
giảm bớt các hiện tượng đó trong mùa mưa lũ ?
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời : Khi có mưa to, lượng nước mưa
đổ xuống ở trên núi có thế năng rất lớn (so với ở chân núi),

trong quá trình chảy xuống không gặp vật cản thì thế năng đó
chuyển hóa thành động năng, tạo thành một dòng chảy với vận
tốc rất lớn. Đó là hiện tượng lũ ống và lũ quét. Nước mưa ngấm
vào đất làm cho lực liên kết trong đất giảm đi nhanh chóng nên
gây ra hiện tượng sạt lỡ.
Để giảm bớt các hiện tượng đó trong mùa mưa lũ chúng ta
phải trồng rừng. Vì rừng cây và lớp thảo mộc trên mặt đất sẽ có
tác dụng giảm tốc độ dòng nước, nước thấm vào đất nhiều hơn
tạo ra mạch nước ngầm phong phú, rễ cây rừng giữ đất, làm
cho đất ít bị sạt lỡ hơn.
Kĩ năng sống: Có ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
2.3.2. 3. Hoạt động nhóm nhỏ.
GV mong muốn học sinh thực hiện một số bài tập, yêu cầu cụ thể. Thường
thì trước tiên học sinh cần phải thảo luận trước, sau đó mới làm bài tập và trình
bày, giới thiệu sản phẩm hoạt động.
* Ví dụ 1: Hãy tính công suất sinh ra do một dòng chảy của
nước khi mưa từ một sườn đồi dốc có độ cao 150m xuống mặt
đất, biết lưu lượng dòng chảy là 0.5m3/s ? Hãy cho biết năng
lượng đó của nước đã gây ra những tác dụng gì.
10


* Ví dụ 2: Một xe máy chạy được quãng đường 100km với lực
kéo trung bình là 736 N, tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng 4kg)
a) Tính hiệu suất của động cơ xe máy? biết NSTN của xăng q =
46.106J/kg.
b) Do chở hàng nhẹ và đường phẳng nên lực kéo của xe là 520
N. Hỏi xe đã tiết kiệm được bao nhiêu lít xăng khi đi quãng
đường 100 km ?
* Ví dụ 3: Để giữ nhiệt độ trong phòng ở 20 0C người ta sử

dụng một máy điều hoà không khí mỗi giờ tiêu thụ một công
bằng 5.106 J. Mỗi ngày người ta tắt không dùng máy trong 20
giờ.
a) Hỏi một tháng ( 30 ngày) tiết kiệm bao nhiêu kWh ? Xác định
số tiền tiết kiệm được trong một tháng biết giá điện
1200đ/1kWh ?
b) Biết tiết kiệm 1kWh tương đương việc giảm đi 0,75kg khí CO 2
thải vào môi trường. Hỏi một tháng giảm đi bao nhiêu khối
lượng CO2 thải vào môi trường ?
* Ví dụ 4: Chi phí đầu tư sản xuất ra 1MW điện từ thủy điện
lớn là một triệu USD. Mỗi gia đình Việt Nam tắt bớt một bóng
đèn vào giờ cao điểm ( từ 8h – 22h) sẽ tiết kiệm được 2,6 .10 3
MW trong một giờ. Hỏi trong một giờ đó ngân sách nhà nước đã
tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho chi phí sản xuất điện.
* Ví dụ 5: Vì sao phải uống đủ nước. Uống nước như thế nào là đúng
cách ?
Học sinh thảo luận và trình bày.Cuối cùng giáo viên nhận xét và khái quát lại.
Vì sao phải uống đủ nước: Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2
tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3 - 4 ngày. Nếu cơ
thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi
10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến
tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để
đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình.
Uống nước như thế nào là đúng cách :
- 5 phút sau khi uống, nước đã rời khỏi dạ dày. Vì vậy chỉ nên uống nước
trước khi ăn 10 phút hoặc 1 giờ sau khi ăn, không nên uống ngay sau khi ăn
hoặc trong khi ăn. Vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày
xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ
nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hoá và hấp thu.
- Mỗi ngày chúng ta cần phải uống khoảng 1,5 lít – 2 lít nước, lượng nước

này cần chia làm nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không thấy khát. Khi
uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150 - 200ml.
Không nên để khi thấy khát mới uống nước, vì lúc đó cơ năng sinh lý của cơ thể
ít nhiều đã bị tổn hại. Nếu uống nhiều nước quá sẽ gây áp lực cho thận, còn
người uống quá ít nước thì da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, bị sỏi thận...
11


- Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, sữa, nước ép trái
cây,... Nhưng nếu uống nước tinh khiết quá cũng không có lợi cho sức khỏe vì nó
thiếu đi nhiều nguyên tố vi lượng. Còn uống nước đá nhiều cũng không tốt .
- Đối với người già lại cần phải uống nhiều nước để tăng cường sức khỏe, kéo
dài tuổi thọ. Nhưng những người có tiền sử tăng huyết áp không nên uống quá
nhiều nước.
- Bạn nên uống nước trước khi vận động hay khi tập thể dục. Trong quá trình
tập, cơ thể sẽ mất một lượng nước khá lớn qua đường mồ hôi. Vì vậy, việc uống
nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng
mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động.
- Không nên uống nước ngay sau khi lao động mệt nhọc. Vì khi bạn hoạt
động thể lực với cường độ cao, phần lớn máu sẽ tập trung ở các cơ bắp tham gia
vào hoạt động đó. Sau khi dừng công việc, các huyết quản ở đường ruột và dạ
dày vẫn chưa kịp giãn nở, nên khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa, nhất là ruột lúc
đó rất kém. Nếu uống nhiều thì nước sẽ đọng lại lâu trong dạ dày và ruột, gây
ấm ách, làm giảm nhu động và tiết dịch vị lâu ngày dẫn đến rối loạn tiêu hóa,
đau dạ dày. Ngoài ra, sau khi lao động nặng mà uống nhiều nước, máu sẽ loãng
ra, tim phải hoạt động nhiều hơn trong lúc đáng ra phải được nghỉ ngơi, sẽ ảnh
hưởng xấu đến tim.
2.3.2. 4. Phương pháp đóng vai.
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có

nhiều ưu điểm như :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
* Ví dụ 1: Tổ chức giao lưu với khán giả với chủ đề: “Nếu là
giọt nước, em sẽ nói gì với mọi người?” để lắng nghe những suy
nghĩ và biết được hành động của các em về vấn đề tiết kiệm và
bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, chống biến
đổi khí hậu.
* Ví dụ 2: Để nâng cao ý thức về “ An toàn giao thông ” học
sinh hóa thân vào một vở kịch ngắn với nội dung nói về hành vi
vi phạm an toàn giao thông khi chở hàng hóa cồng kềnh, hay
nói về hậu quả của một tai nạn giao thông do phóng nhanh vượt
ẩu không làm chủ được tốc độ.
2.3.2. 5. Phương pháp trò chơi.
Trò chơi được sử dụng như là một phương pháp dạy học quan trọng.
- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi, học
sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử
đúng đắn, phù hợp trong tình huống, hình thành năng lực quan sát, được rèn
luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
12


- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động;
không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập
một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được
những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
* Ví dụ 1: Trò chơi ô chữ .


*
dụ 2: Trò chơi đuổi hình bắt chữ



*

dụ
3:
Trò chơi cặp đôi ăn ý.
- Cách 1: Hai học sinh ghép thành một đôi đứng quay lưng lại với nhau và cùng
trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình. Đáp án được hai học sinh viết vào
hai bảng riêng. Kết thúc gói câu hỏi đôi nào có nhiều đáp án đúng giống nhau là
người chiến thắng.
- Cách 2: Hai học sinh ghép thành một đôi đứng cách nhau một đoạn đủ để nói
nhỏ không nghe thấy. Một bạn cầm danh sách các từ , câu người dẫn chương
trình đưa và diễn tả bằng lời sao cho người còn lại hiểu và trả lời đó là từ gì .
Không được dùng những từ có trong từ chìa khóa. Hết thời gian quy định đội
nào trả lời đúng được nhiều nhất là chiến thắng.
- Cách 3: Hai học sinh ghép thành một đôi đứng cách nhau một đoạn. Một bạn
cầm danh sách các từ , câu người dẫn chương trình đưa và diễn tả bằng hành
động và ngôn ngữ cơ thể sao cho người còn lại hiểu và trả lời đó là từ gì . Không
13


được dùng lời nói để hướng dẫn bạn chơi. Hết thời gian quy định đội nào trả lời
đúng được nhiều nhất là chiến thắng.
2.3.2. 6. Phương pháp dự án
Phương pháp dự án là một phương pháp trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành.

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá
trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,
kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Ưu điểm:
- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS
- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn
luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá.
- HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu …
* Ví dụ 1: Ngoại khóa “ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ”. GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Em hãy tìm hiểu tác động của động cơ nhiệt tới môi trường.
Nhóm 2: Em hãy tìm hiểu ảnh hưởng của máy lạnh tới môi trường.
Nhóm 3: Em hãy tìm hiểu thực trạng năng lượng thế giới. Để tiết kiệm năng
lượng, tăng tuổi thọ của xe, khi đi xe máy cần lưu ý điều gì ?
Nhóm 4: Em hãy tìm hiểu thực trạng năng lượng điện ở Việt Nam. Để tiết kiệm
năng lượng điện khi sử dụng tủ lạnh cần lưu ý điều gì ?
( Yêu cầu trình bày bằng một bài thuyết trình Power Point tối đa 10 phút )
* Ví dụ 2: Ngoại khóa “ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC SỐNG ”.
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến khí hậu và thời tiết.
Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của độ ẩm không khí với đời sống sinh
vật
Nhóm 3: Tìm hiểu độ ẩm không khí với sức khỏe con người .
Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến các vật
dụng sinh hoạt.
( Yêu cầu trình bày bằng một bài thuyết trình Power Point tối đa 10 phút )
2.3.3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐÃ THỰC HIỆN.
2.3.3. 1. Ngoại khóa “ NƯỚC VÀ CUỘC SỐNG”.

Với đề tài này tôi tổ chức một buổi ngoại khóa dưới hình thức
một cuộc thi với thời lượng 90 phút. Cuộc thi gồm có ba phần:
Trong phần thi thứ nhất, mỗi đội thi được vận dụng các
kiến thức đã học để trả lời nhanh 10 câu hỏi, các em rèn luyện
kĩ năng tư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kĩ năng tư duy xuyên
14


môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh…. trong đó câu hỏi thứ 10 có nội
dung giúp các em rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng sinh tồn.
Trong phần thi thứ hai, các em được thể hiện những hiểu
biết của mình để giải ô chữ. Và cũng thông qua việc giải ô chữ,
GV cung cấp thêm những thông tin giúp các em hoàn thiện và
mở rộng kiến thức SGK, đồng thời giáo dục kĩ năng sinh tồn cho
HS như việc dùng nước để tạo ra lửa.
Phần thi hùng biện giúp các em rèn luyện được các kĩ
năng:
+ Các kĩ năng tư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kĩ năng tư
duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh….
+ Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin. như trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình
trước đám đông.
* Nhóm 1: Hùng biện về: Vai trò của nước trong cuộc sống.
* Nhóm 2: Hùng biện về: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hướng khắc phục.
* Nhóm 1: Hùng biện về: Bạn đã sử dụng nước tiết kiệm chưa ?
Tổ chức giao lưu với khán giả với chủ đề: “Nếu là giọt nước,
em sẽ nói gì với mọi người?” để lắng nghe những suy nghĩ và
biết được hành động của các em về vấn đề tiết kiệm và bảo vệ
nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí
hậu.

2.3.3.2. Ngoại khóa “ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG”.
Dự án giúp học sinh tự tìm hiểu, khám phá thêm những kiến
thức về năng lượng, thực trạng năng lượng trên Thế giới và ở
Việt Nam, tìm hiểu sự ảnh hưởng và tác động của động cơ nhiệt
và máy lạnh tới môi trường. Qua tìm hiểu các em sẽ thảo luận
để tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng đó
tới biến đổi khí hậu.
Phần thứ nhất: Thuyết trình.
Đại diện các nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình qua đó các
em rèn luyện được kĩ năng hợp tác trong hoạt động nhóm, khả năng tổng hợp
kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề thực tiễn, khả năng trình
bày một vấn đề khoa học bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
* Nhóm 1: Ảnh hưởng của động cơ nhiệt tới môi trường.
* Nhóm 2: Ảnh hưởng của máy lạnh tới môi trường.
* Nhóm 3: Thực trạng năng lượng thế giới. Để tiết kiệm
năng lượng và tăng tuổi thọ của xe, khi đi xe máy
cần lưu ý điều gì ?
* Nhóm 4: thực trạng năng lượng điện ở Việt Nam. Để tiết kiệm năng
lượng điện khi sử dụng tủ lạnh cần lưu ý điều gì ?
Phần thứ hai: Thi giải ô chữ tìm từ chìa khóa là các thông
điệp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Qua đó
15


giáo viên cung cấp thêm những thông tin giúp các em hoàn
thiện và mở rộng kiến thức sách giáo khoa, đồng thời giúp các
em rèn luyện :
+ Các kĩ năng tư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kĩ năng tư
duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh….

+ Kĩ năng đối phó với stress, giải hóa cảm xúc tiêu cực
+ Kĩ năng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
Tổng kết buổi ngoại khóa: Là Học sinh chúng ta cần có
những hành động gì nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường ?
2.3.3.3. Ngoại khóa “ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC
CHẤT”.
Dự án này tìm hiểu các hiện tượng quen thuộc trong tự
nhiên như: mây, mưa, sương mù, mưa đá, mưa axit, băng tan…
Học sinh sẽ sử dụng các kiến thức đã được học để giải thích quá
trình hình thành, vai trò và tác hại của các hiện tượng tự nhiên
trên đến môi trường và đến quá trình Biến đổi khí hậu Trái đất.
Qua tìm hiểu học sinh sẽ thảo luận để tìm ra giải pháp nhằm
hạn chế tác hại của các hiện tượng đó đến biến đổi khí hậu. Từ
đó có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động
sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ sự thay đổi của khí hậu,
môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo
vệ môi trường.
Thông qua hai hình thức Trò chơi giải ô chữ tìm từ chìa
khóa , đuổi hình bắt chữ GV cung cấp thêm những thông tin
giúp các em hoàn thiện và mở rộng kiến thức sách giáo khoa,
đồng thời giúp các em rèn luyện :
+ Các kĩ năng tư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kĩ năng tư
duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh….
+ Kĩ năng đối phó với stress, giải hóa cảm xúc tiêu cực.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin như trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước
đám đông.
2.3.3.4. Ngoại khóa “ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC SỐNG”.
Trong dự án này học sinh vận dụng những kiến thức của bộ
môn Vật lí và các môn học khác có liên quan để cùng tìm hiểu

về vai trò của độ ẩm không khí đối với các yếu tố của cuộc sống
như khí hậu, thời tiết, sinh trưởng và phát triển của sinh vật, sức
khỏe của con người, độ bền của các vận dụng sinh hoạt trong
gia đình… Trong dự án này, HS sẽ là việc theo nhóm từ 10 đến
11 người ( gồm 4 nhóm ), thực hiện các công việc được phân
công. HS tìm kiếm thông tin, phản hồi, trao đổi thông qua
Email với các bạn trong nhóm và cùng nhau tổng hợp thành bài
báo cáo chung.
16


Phần thứ nhất: Trò chơi đố vui dân gian
Học sinh nhận biết các hiện tượng thời tiết có liên quan đến độ ẩm không
khí thông qua các câu đố vui, tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực. Rèn luyện
kĩ năng đối phó với stress, giải hóa cảm xúc tiêu cực.
Phần thứ hai: Thi giải thích hiện tượng.
Học sinh vận dụng được kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống
thực tiễn có liên quan đến độ ẩm không khí mà giáo viên đưa ra thông qua các
câu hỏi. Qua đó rèn luyện được các kĩ năngtư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ
nhiều chiều, các kĩ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh….
Phần thứ ba: Thuyết trình.
Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động nhóm, khả năng tổng hợp kiến
thức của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề thực tiễn, khả năng trình bày
một vấn đề khoa học bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
* Nhóm 1: Khí hậu và độ ẩm không khí.
* Nhóm 2: Vai trò của độ ẩm không khí với đời sống sinh vật
* Nhóm 3: Độ ẩm không khí với sức khỏe con người.
* Nhóm 4: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến các vật
dụng sinh hoạt.
Cuối buổi ngoại khóa giáo viên cung cấp thêm thông tin về

ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sức khỏe con người đó là
bệnh khô họng.
Bệnh khô họng: Do không khí khô: do đặc thù mùa đông, độ
ẩm không khí giảm nên trong quá trình hít thở làm cho cổ họng
khô đau, khó chịu.
Để hạn chế rủi ro gây bệnh người cao tuổi và trẻ nhỏ không nên
ở ngoài trời quá lâu, phòng ngủ nên đảm bảo độ ẩm thích hợp
với máy phun sương tạo ẩm trong phòng. Người cao tuổi và trẻ
nhỏ nên mặc ấm về mùa đông, uống đủ nước (6 – 8 cốc/ngày).
Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước dấm táo. Ngoài ra, có thể
áp dụng phương pháp chống khô miệng và cổ họng bằng chanh
và mật ong, lấy một ly nước ấm, pha một thìa cà phê nước
chanh và một thìa cà phê mật ong khuấy đều uống, mỗi ngày 2
lần có tác dụng giảm đau khô và viêm họng
2.3.3.5. Ngoại khóa : Viết báo tường “ CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO
THÔNG ”.
Phần thứ nhất: Giới thiệu về tờ báo.
Mục Lái xe an toàn:
1. Hai xe ô tô đi ngược chiều nhau, một xe lên dốc, một xe xuống dốc xe
nào phải nhường đường cho xe nào? Vì sao?
Trả lời: Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc .
Vì xe xuống dốc có thể sử dụng phanh để chuyển động chậm lại sau đó khi
không phanh nữa thì xe vẫn có thể chạy bình thường nhưng nếu xe lên dốc mà
nhường đường thì không có đà để lên dốc, sẽ bị tuột dốc dễ sảy ra tai nạn.
17


Không xe nào nhường đường cho xe nào thì cũng sẽ dễ sảy ra tai nạn. Vì vậy xe
xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc .
2. Nêu vai trò của dây đai an

toàn và cái gối đệm đầu trên ghế
xe ô tô.
Trả lời: Khi xe đang chạy nhanh
mà tài xế thắng gấp thì theo quán
tính người sẽ lao về phía trước
nên dây đai an toàn giúp giảm
người không bị hất văng khỏi ghế
va đập với các vật phía trước.
Còn khi xe đang đi chậm mà tài xế đột ngột tăng tốc thì theo quán tính phần
thân trên của người có xu hướng giật ngửa ra sau nguy hiểm cho các đốt sống cổ
nên cái gối đầu trên ghế xe ô tô sẽ phát huy tác dụng giúp giữ đầu lại tránh ảnh
hưởng đến xương cổ và cột sống.
* Bài viết. Tại sao ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ khi đi
qua chỗ đường nghiêng ?
Vì hàng nặng chất trên nóc xe làm trọng tâm của xe cao mà mặt chân đế lại
nhỏ cho nên mức vững vàng giảm đi. Khi đi qua chỗ đường nghiêng, giá của
trọng lực xuyên qua gần mép ngoài của mặt chân đế nên xe kém vững vàng, dễ
bị lật đổ. Đặc biệt xe xuống dốc nếu phanh không an toàn thì thật là nguy hiểm
bởi xe nặng nên mức quán tính lớn xe sẽ xuống dốc với tốc độ cao, hàng cồng
kềnh mức vững vàng kém khi đó xảy ra mất phanh, mất lái và rất dễ xảy ra tai
nạn thiệt hại về người và của gây ra nhiều nỗi đau thương tâm.
Chính vì thế, ngày nay người ta chế tạo thêm khoang hành lí ở gầm xe để
hạ bớt chiều cao trọng tâm tăng thêm mức vững vàng cho xe khi tham gia giao
thông. Không chỉ xe ô tô mà cả xe máy và xe đạp cũng không được phép chở
hàng quá cao, cồng kềnh vừa giảm tầm nhìn khi tham gia giao
thông vừa rất dễ xảy ra tai nạn.
* Bài toán: Một xe tải đang chạy trên một đoạn đường
nghiêng. Xe cao 4,0 m ; rộng 2,4 m và có trọng tâm ở cách mặt
đường 2,2 m .Hỏi độ nghiêng tối đa của mặt đường để xe
không bị lật đổ?

* Bài viết. Tại sao chúng ta không được đứng gần
đường ray khi tàu chạy qua.
Đứng gần đường ray khi tàu đang chạy nhanh rất nguy hiểm. Nếu đứng gần
một đoàn tàu đang chạy với tốc độ cao, bạn đang mạo hiểm cuộc sống của chính
mình đấy. Bởi vì bên cạnh đoàn tàu đang chạy nhanh đã hình thành một dòng
khí, nó có thể hút bạn vào xe lửa dễ như chơi. Theo Định luật Becnuli không khí
ở bên đoàn tàu đang chạy nhanh cũng theo xe lửa mà chuyển động với tốc độ rất
cao, còn không khí cách xe lửa tương đối xa thì về cơ bản là đứng yên. Vì vậy
áp suất của không khí ở xa xe lửa thì lớn còn áp suất của không khí ở gần xe lửa
thì nhỏ. Nếu khi có người đứng gần đường ray xe lửa thì phía trước người chịu
áp suất của không khí chuyển động với tốc độ cao sẽ nhỏ hơn áp suất của không
khí đứng yên phía sau người, thân người sẽ bị đẩy về phía xe lửa. Khi xe lửa
18


chạy với tốc độ 50 km/giờ, ước lượng có một lực đến 80 N đẩy vào người đứng
bên xe, vì thế khi xe lửa chạy với tốc độ nhanh, đừng bao giờ đứng quá gần
đường ray, điều đó vô cùng nguy hiểm.
Phần thứ hai: Trò chơi cặp đôi ăn ý. Giúp các em rèn luyện :
+ Các kĩ năng tư duy lô gic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kĩ năng tư
duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh….
+ Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin. như trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình .
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
+ Kĩ năng đối phó với stress, giải hóa cảm xúc tiêu cực.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Các chủ đề trên tôi tổ chức cho học sinh lớp 10 định kì mỗi
tháng một buổi bắt đầu từ tháng 12, mỗi buổi từ 60 đến 90 phút
vì các em cần thời gian làm quen với cách học ở bậc THPT và
cần thời gian để tiếp thu và nắm bắt kiến thức Vật lí đầy phức

tạp nhưng rất lí thú.
* Qua các buổi ngoại khóa đã thu được những kết quả
chính:
+ Học sinh hứng thú và tham gia nhiệt tình.
+ Tạo không khí học tập có sự tương tác giữa học sinh với
nhau, giữa học sinh và giáo viên thông qua các hình thức tổ
chức hoạt động sáng tạo.
+ Học sinh có điều kiện tham gia và bày tỏ suy nghĩ của
mình.
+ Học sinh được nâng cao và mở rộng sự hiểu biết về nội
dung các chủ đề và được tăng cường các kĩ năng.
+ Học sinh được rèn luyện các hành vi có trách nhiệm và có
lợi cho sức khoẻ.
+ Bên cạnh đó các em đã có những thay đổi tích cực trong
hành vi của mình. Các em đã thay đổi thói quen ăn uống như ăn
những chất không có hại cho sức khoẻ và thực phẩm có dinh
dưỡng....
+ Đặc biệt các em đã có những kĩ năng sống quan trọng như:
- Giao tiếp và kĩ năng quan hệ liên nhân cách.
- Khả năng diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ và ý kiến của mình
được phát triển.
- Khả năng tổ chức các hoạt động của lớp được tăng cường.
Người học hứng thú với nội dung và hình thức tổ chức giáo dục
kĩ năng sống.
- Người học trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn nhờ được
rèn luyện qua các phương pháp tổ chức nhằm xây dựng kĩ năng
sống.

19



- Người học nắm được một số kĩ năng sống, sống có trách
nhiệm với bản thân và người khác hơn.
* Số liệu thống kê ở 2 lớp 10A9 -10A10 năm học 2016 –
2017 sau khi hướng dẫn học sinh tham gia các buổi ngoại khóa.
Lớp thực nghiệm 10 A 9 - Dạy học giáo dục kĩ năng sống
thông qua các hoạt động ngoại khoá Vật lí..
Lớp đối chứng 10 A 10 - Dạy học không có giáo dục kĩ
năng sống .
Lớp
Lớp
10A9

Sĩ số
Sĩ số
40

10A10
10A9

45
40

10A10

45

KQ
lực
môncuối

Vậtnăm
lí cuối năm
KQ học
hạnh
kiểm
Yếu
TB
Khá
Giỏi
KQ
Yếucuối năm
TB
Khá
Tốt
0
HS
12
HS
21HS
7
HSG
HSTT
HS
bị
kỉ
Lưu
Rèn
0 HS
0 HS
18 HS

22HS
HS
=
0
%
=
30%
=52,5%
=
17,5%
luyện
=0%
= 30% luật = 45%ban = 55
%
2
HS
16
HS
25
HS
2
HS

1 HS
4 HS
20 HS
20 HS
=
4,4%
=

35,6
%
=
55,6%
=
4,4
%%
3=HS
HS4,4 %0 HS = 44,4%
0 HS = 44,4
0 HS
1,1% 25 =
= 7,5
%
0 HS
=0%

=
=0%
62,5%
20 HS
1 HS
= 44,4 = 2,2 %
%

=0%

=0%

1 HS

2 HS
=
2,2 = 4,4 %
%

Qua các số liệu thống kê ở trên có thể thấy rằng việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh lớp 10 THPT là cực kì quan trọng vì lứa tuổi các em bắt đầu
có sự chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lí. có rất nhiều thay đổi về
mặt thể chất, tinh thần, rất ham tìm tòi, khám phá cái mới và
thích thể hiện mình.
Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường đang
có xu hướng gia tăng, hạn chế việc ứng xử thiếu văn hóa và xóa bỏ lối sống
buông thả, hư hỏng…giúp các em hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự
thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là
kĩ năng sống. Rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng với mỗi người để có
thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình
hơn. Điều này còn rất quan trọng đối với học sinh THPT – lứa tuổi có những
chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lí.
Giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn Vật lí là một
việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh
xác lập được mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà
trường và xã hội, mà còn tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực
hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, ứng phó được những khó
20



khăn trong cuộc sống. Không những thế giáo dục được cho học
sinh ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung
quanh.
Qua chuyên đề này, tôi cũng mong muốn việc giáo dục kĩ
năng sống thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Vật Lí được
tiến hành phổ biến hơn và nó được xem là nhiệm vụ và trách
nhiệm của mỗi người giáo viên trước tình trạng bạo lực học đường
ngày càng gia tăng, một bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ,
vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức,
nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet như
hiện nay . Tôi rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đi vào giảng dạy đạt
kết quả cao hơn .
3.2. KIẾN NGHỊ.
Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương
trình rèn luyện thích hợp để các em được trang bị những kĩ năng cơ bản để giải
quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống. Phương
pháp giáo dục phù hợp, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời,
môi trường trong gia đình và xã hội tốt là điều kiện quan trọng
để các em phát triển toàn diện về nhân cách và kĩ năng sống .
* Về phía nhà trường.
Nhà trườngluôn xác định, không chỉ chú trọng dạy kiến thức văn hóa cho
học sinh mà còn dạy các em cách sống, cách tu dưỡng ,rèn luyện đạo đức để trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trước hết, đội ngũ cán bộ, giáo viên
phải nhận thức và thực hiện đúng quy tắc ứng xử, phải là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo. Mỗithầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo
dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Nhà trường phải làm tốt phong trào thi
đua, biểu dương, nhân rộng điển hình là học sinh tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Nhà trường còn xây dựng quy tắc ứng xử giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở
lấy ý kiến dân chủ của học sinh toàn trường, tạo cho các em sự tự giác, nghiêm

túc trong thực hiện các quy tắc chung, góp phần xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện.
* Phụ huynh cần quan tâm giáo dục con mình
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, không chỉ có nhà trường giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh, mà bản thân gia đình cũng cần là một môi trường giáo dục tốt
để con cái học tập.Cần có những biện pháp tác động toàn diện thay vì ép con
học kiến thức quá nhiều mà không dành thời gian trang bị kỹ năng, hoặc cha mẹ
bỏ mặc sự phát triển tự nhiên của trẻ.Trước hết, các bậc cha mẹ phải là những
tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn dạy
con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày. Các gia
đình còn phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý giờ
giấc, theo sát hoạt động, hướng các em đến nhữnghoạt động lành mạnh, tránh xa
21


tệ nạn xã hội, giáo dục các em trở thành những con người có lý tưởng, hoài bão
phấn đấu vươn lên.
* Mối liên hệ nhà trường - gia đình cần chặt chẽ.
Nhà trường thường xuyên phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh học sinh, đề
ra “Quy chế phối hợp giáo dục học sinh”, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà
trường và gia đìnhtrong quản lý, giáo dục các em. Nếu có hiện tượng các em học
sinh bỏ học không lý do, nhà trường có thông báo ngay với gia đình, tìm hiểu
nguyên nhân và cùng gia đình thuyết phục các em đi học trở lại.
* Tăng cường xã hội hóa giáodục.
Các trường học tăng cường phối hợp hơn nữa với phụ huynh học sinh để
cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Không nên coi xã hội hóa giáo dục chỉ là
đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; mà còn là tăng cường trao
đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường một cách thường xuyên, liên tục.
* Đoàn trường cần có nhiều hoạt động bổ ích hơn.
Hiện nay, Đoàn trường vẫn tổ chức các hoạt động cho học sinh như các

cuộc thi văn nghệ, thể thao, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn... Các hoạt động
văn hóa lành mạnh như vậy đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Nhưng
những học sinh cá biệt hầu hết lại không thích, thậm chí không tham gia vào các
hoạt động văn hóa lành mạnh đó. Đoàn trường nên tổ chức các hoạt động sinh
hoạt tập thể phong phú, đa dạng nhiều hơn nữa, tạo ra những sân chơi bổ ích
“Học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời, các hoạt động đó nên đi sâu vào tâm lý,
suy nghĩ của học sinh để từ đó thu hút được nhiều học sinh tham gia, tạo được
tác động tích cực đến lối sống, hành vi củahọc sinh.
* Lồng ghép vào chương trình giáo dục ở trường.
Nhà trường nên xây dựng chương trình học kĩ năng sống sử dụng giáo án
điện tử, các đạo cụ trực quan sinh động thảo luận, chơi trò chơi vận động ngoài
trời, tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác
phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Có thể thiết kế dưới dạng mô
phỏng các game show truyền hình nổi tiếng, xem phim, thực hành giải quyết
tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học
các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này.
Giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi thói quen theo hướng tích cực, để
có thói quen được thay đổi một cách bền vững thì nhà trường không chỉ cần giáo
dục kĩ năng sống qua bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp mà còn cần phải phối
hợp với cộng đồng để tổ chức các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết
vấn đề của cộng đồng. Một trong những nguyên tắc thay đổi hành vi (hay cách
ứng xử) là phải tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5
năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác

22


NGUYỄN THỊ HỒNG

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống .
PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình .
2. Module THPT 35. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
3. Sách giáo khoa Vật Lí 10 Nâng cao, sách giáo khoa Vật lí 10.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo viên Vật Lí 10 Nâng cao, sách giáo viênVật lí 10.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Để học tốt Vật Lí 10.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Tài liệu GD BVMT thông qua một số môn học và hoạt động
ngoài giờ lên lớp
ở trường THPT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Trang Web Giáo án điện tử, Thư viện Vật lí, YouTube,
tailieu.vn….

24


DANH MỤC


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác:.Giáo viên Trường THPT Hậu Lộc 4

TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá Năm
học
xếp loại đánh giá xếp
(A,
B, loại
hoặc C)

Rèn luyện ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh lớp 10
thông qua bài “ Nguyên tắc
1.

hoạt động của động cơ nhiệt

Sở GD&ĐT C


2013 - 2014

và máy lạnh” – Vật lí 10
Nâng cao.

25


×