Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận môn Luật Doanh Nghiệp PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP HỢP TÁC XÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.58 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP –
HỢP TÁC XÃ
Lớp : VB2K16
Giảng viên : DƯƠNG MỸ AN
Thành viên Nhóm : Huỳnh Thị Ngọc Diễm
Nguyễn Thị Kim Ngân
Võ Thị Ngọc Thủy
Đào Xuân Hồng
Nguyễn Doãn Hoàn Vũ
Trương Thùy Dương
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2014
PHẦN I
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1. Đối tượng áp dụng : Theo điều 2 luật phá sản năm 2004 quy định đối tượng
áp dụng luật phá sản là
 Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
 Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh
nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt
động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường
xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.
2. Điều kiện xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
Căn cứ điều 3 luật phá sản 2004
Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến
hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
3. Thủ tục phá sản
Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản bao gồm:


 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
 Phục hồi hoạt động kinh doanh;
 Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
 Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
4. Giải thích từ ngữ
 Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến
hạn thanh toán.
 Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và
bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
 Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có
bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
 Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
 Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
 Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo
đảm thấp hơn khoản nợ đó.
 Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
 Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình
giải quyết phá sản.
 Người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản

lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá
trình giải quyết phá sản.
 Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc
hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp
tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết
phá sản.
 Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là
khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm
chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí
đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
 Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải
chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản.
 Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng
báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT PHÁ SẢN (SỬA ĐỔI)
1. Về tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
(Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014)
Theo quy định tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 thì: “Doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì
coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Khoản 1 Điều 4, Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 không còn dùng khái niệm "lâm
vào tình trạng phá sản”mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán”.
2. Về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Ðiều 5 Luật
Phá sản (sửa đổi) năm 2014)
Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 xác định rõ người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, theo đó:

Về những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
 Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn
mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
 Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản
nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.
 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán.
 Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Về những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
 Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ
phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của
công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán.
 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên
trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới
20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường
hợp Điều lệ công ty quy định.
3. Về quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản (các Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014)
và chế định Quản tài viên

Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề
quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Quản tài viên là luật sư, kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế
toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo
được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gồm: Công ty hợp danh có tối thiểu hai
thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp
danh là Quản tài viên; Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên,
đồng thời là Giám đốc.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền và nghĩa vụ sau:
- Đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp,
hợp tác xã không có người đại diện hợp pháp.
- Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã,
tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán.
4. Về trình tự giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Phá sản năm 2004 thì Quyết định tuyên bố
DN, HTX bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định định chỉ thủ tục thanh lý tài sản
khi DN, HTX không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; hoặc
phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.
Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 thay đổi thủ tục tương tự như quy định tại Luật
Phá sản doanh nghiệp năm 1993, theo đó quy định thủ tục tuyên bố phá sản thực hiện
trước thủ tục thanh lý tài sản. Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành thủ tục thi hành
quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.
5. Về xác định tiền lãi đối với các khoản nợ (Điều 52 Luật Phá sản (sửa đổi)
năm 2014)
Luật Phá sản năm 2004 chưa có quy định cụ thể về việc xác định khoản lãi đối với
các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn, đặc biệt là khoản nợ mới phát sinh trong trong
quá trình giải quyết thủ tục phá sản (khoản tiền mới để giúp DN, HTX phục hồi hoạt

động sản xuất kinh doanh ). Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 bổ sung quy định về xác
định tiền lãi đối với các khoản nợ (Điều 52 Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014)
6. Về Hội nghị chủ nợ (từ Điều 77 đến Điều 85 Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014)
Những điểm mới liên quan đến quy định về Hội nghị chủ nợ của Luật Phá sản (sửa
đổi) năm 2014 so với Luật Phá sản năm 2004, gồm:
6.1. Về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Theo quy định tại Điều 79 về Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ của Luật Phá
sản (sửa đổi) năm 2014 quy định như sau:
Tại Điều 65 về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ của Luật Phá sản năm 2004 thì
điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ theo quy định của Luật Phá sản (sửa đổi) năm
2014 chỉ căn cứ trên số nợ. Số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ không phải là điều kiện
để hội nghị chủ nợ hợp lệ. Điều này có nghĩa là Hội nghị chủ nợ có thể hợp lệ với chỉ
cần một chủ nợ tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
7. Về thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng (Chương VIII)
Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 bổ sung một chương gồm 8 điều (từ điều 97 đến
điều 104) quy định về phá sản đối với tổ chức tín dụng, theo đó quy định cụ thể về áp
dụng quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng (Điều 97), quyền, nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 98), thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ
chức tín dụng (Điều 99), hoàn trả khoản vay đặc biệt (Điều 100), thứ tự phân chia tài
sản (Điều 101), trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên
bố phá sản và thanh lý tài sản phá sản (Điều 102), giao dịch của tổ chức tín dụng trong
giai đoạn kiểm soát đặc biệt (Điều 103), quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
(Điều 104).
III. QUY TRÌNH, THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
Căn cứ vào Điều 5, Luật phá sản 2004 thì Thủ tục phá sản được áp dụng đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
 Phục hồi hoạt động kinh doanh;
 Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
 Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Như vậy, để nắm rõ được trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp, dưới đây là chi tiết
các bước tiến hành thủ tục như sau:
1. Nộp hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II,Luật phá
sản 2004): chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở
hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông Công ty cổ phần, thành viên Công ty hợp danh.
 Đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp khác nhau sẽ có nội dung đơn và hồ sơ, các tài liệu chứng cứ đi kèm
khác nhau, được quy định cụ thể tại Chương II, Luật phá sản 2004.
2. Tòa án thụ lý Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
 Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ
sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Toà án (Khoản 1,
Điều 22, Luật phá sản 2004).
 Sau 07 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ, Tòa án sẽ ra Thông báo nộp lệ phí phá
sản.
 Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp
tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án
phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. (Khoản 2, Điều 22, Luật phá sản
2004).
3. Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
 Trong thời hạn 30 ngày sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ xem xét đưa ra Quyết định
mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
 Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật
này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh và thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ
hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;

 Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ
thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp
đó;
4. Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
 Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản;
 Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho
Toà án và xác định giá trị các tài sản đó;
 Việc kiểm kê tài sản đặt dưới sự quản lý, giám sát của tổ quản lý, thanh lý tài
sản;
 Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục
phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của
Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
5. Triệu tập Hội nghị chủ nợ
Nội dung của Hội nghị chủ nợ chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính:
 Xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
 Thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tài sản của doanh nghiệp
6. Thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau
khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu
doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
 Nếu doanh nghiệp không thể phục hồi sẽ tiến hành thủ tục thanh lý tài sản;
 Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thông qua phương án
phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thì Thẩm phán sẽ không ra quyết định áp dụng
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp và sẽ tiến hành luôn thủ
tục thanh lý tài sản.
7. Thủ tục thanh lý tài sản
Chủ thể thực hiện việc xử lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp khi thực hiện thủ

tục phá sản là Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản
gồm có:
 Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng
 Một cán bộ của Toà án
 Một đại diện chủ nợ
 Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
 Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các
cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét,
quyết định.
- Các bước tiến hành thủ tục thanh lý tài sản được quy định từ Điều 78 đến Điều 85,
Luật phá sản 2004.
8. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp
- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
9. Quy trình thực hiện
Sơ đồ 9. Quy trình yêu cầu mở thủ tục phá sản
PHẦN II
I. QUY ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Phá sản TCTD Theo điều 4 Nghị định 05/2010 về quy định áp dụng luật phá sản
các tổ chức tín dụng thì điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản:
Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ
có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc
chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng
kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.
1. Đối tượng áp dụng (Theo điều 1 luật các tổ chức tín dụng)
 Tổ chức tín dụng;
 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
 Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có
hoạt động ngân hàng;
 Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc
biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ
chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
2. Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng (theo Nghị định 05/2010 quy định áp dụng
luật phá sản các tổ chức tin dụng)
2.1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
 Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng;
 Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng;
 Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ
phần.
 Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.
2.2 Phục hồi hoạt động kinh doanh;
 Mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ
tục phá sản được tiến hành dưới sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý,
thanh lý tài sản.
 Trường hợp xét thấy người quản lý của tổ chức tín dụng không có khả năng điều
hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo
toàn tài sản của tổ chức tín dụng thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra
quyết định cử người quản lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước để điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
 Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm tổ chức tín
dụng thực hiện các hoạt động sau đây:
_ Cất giấu, tẩu tán tài sản;
_ Thanh toán nợ không có bảo đảm;
_ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
_ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của
doanh nghiệp.
 Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây
của tổ chức tín dụng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực

hiện:
_ Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
_ Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
_ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
_ Vay tiền;
_ Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
_ Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín
dụng và trả lương cho người lao động trong tổ chức tín dụng.
2.3. Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Điều 101 Luật phá sản 2014
Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như
sau:
 Chi phí phá sản;
 Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã
ký kết;
 Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền
tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
 Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho
chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị
tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ
quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
 Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
 Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
 Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán: áp dụng theo quy định thì các
đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương

ứng với số nợ.
2.4. Tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng đồng thời với việc ra quyết
định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
3. So sánh sự khác nhau giữa Phá sản DN, HTX và Phá sản các tổ chức tín
dụng
Phá sản Doanh nghiệp HTX Phá sản các tổ chức tín dụng
Thời điểm nộp
đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản
Khi DN HTX mất khả
năng thanh toán:
Không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán
Quy định tại điều 98 LPS 2014
Sau khi Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam có văn bản chấm dứt
kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản
chấm dứt áp dụng hoặc không áp
dụng biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn
mất khả năng thanh toán.
Những người có
quyền và nghĩa vụ
trong việc nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục
phá sản
_ Chủ nợ không có bảo đảm

và chủ nợ có bảo đảm 1 phần
_ Đại diện công đoàn
_ Chủ doanh nghiệp hoặc đại
diện hợp pháp của doanh
nghiệp
_Tổ chức tín dụng;
_Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
_Văn phòng đại diện của tổ chức
tín dụng nước ngoài, tổ chức nước
ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
_Tổ chức, cá nhân có liên quan
Thời hạn thụ lý
yêu cầu mở thủ tục
phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày thụ lý đơn, toà án
nhân dân cấp tỉnh phải xem
xét và ra một trong 2 quyết
định: mở hay không mở tủ tục
phá sản
Trong thời hạn 5 ngày kể từ
ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông
báo cho NHNN biết. Chậm nhất là
mười lăm (15) ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo của Tòa án,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phải có văn bản về việc có hoặc
không áp dụng hoặc chấm dứt áp
dụng biện pháp phục hồi khả năng

thanh toán của tổ chức tín dụng
hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát
đặc biệt.
Hội nghị chủ nợ, Có Không
Nghĩa vụ tài sản
Thứ tự phân chia tài sản
 Các khoản lệ
phí, các chi phí theo quy định
của pháp luật cho việc giải
quyết phá sản doanh nghiệp.
 Các khoản nợ
lương, trợ cấp thôi việc, bảo
hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi
khác theo thoả ước lao động
tập thể và hợp đồng lao động
đã ký.
 Các khoản nợ
nộp thuế
 Khoản vay đặc biệt được ưu
tiên hoàn trả cho Ngân hàng Nhà
nước và TCTD khác trước khi thực
hiện việc phân chia tài sản còn lại
của TCTD phá sản theo quy định.
 Chi phí phá sản;
 Khoản nợ lương, trợ cấp thôi
việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đối với người lao động, quyền lợi
khác theo hợp đồng lao động và
thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

 Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ
chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho
người gửi tiền tại tổ chức tín dụng
 Các khoản nợ
cho các chủ nợ trong danh
sách chủ nợ.
phá sản theo quy định
Tuyên bố phá
sản
 Sau 15 ngày thì trưởng
phòng thi hành án thuộc sở tư
pháp nơi doanh nghiệp có trụ
sở chính ra quyết định kết
thúc việc thi hành quyết định
tuyên bố phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày thanh lý tài sản lập xong danh
sách chủ nợ, danh sách người mắc
nợ, bảng kê tài sản của TCTD, Tòa
án nhân dân ra quyết định tuyên bố
TCTD phá sản.
PHẦN III
ĐIỂM TIẾN BỘ GIỮA LUẬT PHÁ SẢN 2004 VÀ 2014
Luật này gồm 9 Chương, 133 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. So với
Luật phá sản năm 2004, Luật phá sản năm 2014 có nhiều điểm mới, nổi bật như:
1. Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động bắt đầu có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản: Điều 5 khoản 1 cụ thể là hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ
đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đặc biệt,
nếu như trước đây người lao động muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại
diện thì theo Luật phá sản năm 2014, bản thân người lao động được quyền trực tiếp

nộp đơn yêu cầu.
2. Về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân: Luật phá sản năm
2014, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp
tác xã và cả doanh nghiệp. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh.
3. Về phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Luật phá sản năm 2014
quy định người yêu cầu thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo
đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong hai phương thức sau: nộp trực tiếp
tại Tòa án nhân dân hoặc gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện, ngày nộp đơn tính từ
ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản và các tài liệu kèm theo
phải đúng quy định tại Điều 30 Luật Phá sản 2014
4. Về thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản: điều 38 khoản 2 qui
định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá
sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện
việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: nộp lệ phí phá sản cho cơ
quan thi hành án dân sự; nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân
dân mở tại ngân hàng.
5. Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu
cầu của chủ nợ: tại điều 37 theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa
án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị
bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án nhân
dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau
về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương
lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho
người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở

thủ tục phá sản theo quy định của Luật này. Việc thương lượng của các bên theo quy
định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản
6. Quy định thay đổi về thứ tự phân chia tài sản: điều 54 khoản 1 Bổ sung khoản nợ
phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi được ưu tiên thanh toán
ngay sau các khoản nợ với người lao động. Đồng thời, quy định rõ những khoản nợ
cùng thứ tự thanh toán với khoản nợ không có bảo đảm, bao gồm: nghĩa vụ tài chính
với nhà nước, nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không
đủ.
Theo Luật mới, việc quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản do Quản tài
viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là các cá nhân, tổ chức được cấp Chứng chỉ
hành nghề trong lĩnh vực nói trên.
7. Quy định một số nội dung mới khác như:
+ Quy định thay đổi về chủ thể thông báo và chủ thể được thông báo việc doanh
nghiệp, hợp tác xã đã thỏa mãn dấu hiệu để có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản
+ Quy định thay đổi về chi phí tiến hành thủ tục phá sản; thời điểm chuyển đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản cho tòa án có thẩm quyền giải quyết được đẩy lên sớm hơn
+ Thay đổi quy định về căn cứ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; thay đổi căn cứ
mở thủ tục phá sản
+ Quy định mới về thời điểm rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Quy định rõ hơn về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ, những trường hợp hoãn
Hội nghị chủ nợ rõ ràng, cụ thể hơn; thay đổi căn cứ đình chỉ thủ tục phá sản, hậu quả
pháp lí của việc đình chỉ thủ tục phục hồi
+ Quy định thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng
+ Sửa đổi quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị
tuyên bố phá sản
8. Luật mới đã dành riêng chương VIII quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín
dụng. Theo đó, Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
trong trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng

đó.
- Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản
chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện
pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng
vẫn mất khả năng thanh toán
PHẦN IV
THỰC TRẠNG PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA
KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
I.THỰC TRẠNG
Theo Tổng cục Thống kê cho biết có bốn nguyên nhân chính dẫn đến việc giải thể
doanh nghiệp ở Việt Nam.
 Thứ nhất, các doanh nghiệpViệt phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Mức độ tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế
thương mại của Việt Nam.
 Thứ hai, doanh nghiệp Việt chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn đầu tư
thấp, tay nghệ, trình độ quản lý kinh doanh thấp … nên khả năng cạnh tranh thấp.
 Thứ ba, doanh nghiệp Việt nhỏ bé về quy mô nên tâm lý của các ông chủ cũng
dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn.
 Và cuối cùng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo quản lý lao động còn
yếu kém, công tác quản lý hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ ở nước ta còn nhiều
hạn chế, còn thua kém các nước khác rất nhiều.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, có 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể.
Trong đó có đến gần 94% doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ và 70% số doanh nghiệp
giải thể thuộc lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp như lĩnh vực bán buôn
bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy; dịch vụ lưu trú ăn uống, dịch vụ việc làm, du lịch, cho
thuê máy móc thiết bị.
 Trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với
tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp nhưng tăng
8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước.
 Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới

trong năm qua là 1,09 triệu người, tăng 2,8% so với năm trước.
 Năm 2014, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1%
so với cùng kỳ năm 2013.
Theo báo cáo của Tổng cục, xu hướng tái cơ cấu doanh nghiệp diễn ra mạnh từ
năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng. Trong năm
2014, cả nước có 22.800 lượt doanh nghiệp tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm
là 595.700 tỷ đồng, đưa tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền
kinh tế trong năm 2014 đạt hơn một triệu tỷ đồng.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT PHÁ SẢN
1. Về thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
 Cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 3 Luật Phá sản để xác định
DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Điều quan trọng là cần xác định được khả năng thanh toán nợ của DN,
HTX chứ không phải là số lượng các khoản nợ mà DN, HTX không có khả
năng trả. Một khoản nợ phải trả khi đến hạn và có yêu cầu thanh toán mà
việc trả nợ đó có thể dẫn đến DN, HTX không còn tài sản và khoản nợ đó
vẫn không được trả hết, thì cần phải xác định đó là dấu hiệu DN, HTX mất
khả năng thanh toán.
 Bổ sung quy định thủ tục giải quyết vắng mặt người đại diện hợp pháp
của DN, HTX.
2. Về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
 Bổ sung quy định về việc giải quyết quyền lợi của chủ nợ mới phát
sinh trong giai đoạn DN, HTX tiến hành phương án phục hồi như quy định
về những giao dịch kinh doanh, giao dịch dân sự mà DN, HTX được tiến
hành; về việc giải quyết các vụ kiện mà DN, HTX là bị đơn; yêu cầu thi hành
án dân sự mà DN, HTX là người phải thi hành án…
3. Về thủ tục thanh lý tài sản
 Bổ sung quy định về xóa nợ cho DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
trong một số trường hợp đặc biệt như DN, HTX đã ngừng hoạt động kinh
doanh, giải thể hoặc không thể xác định được nơi cư trú, làm việc

 Cần có quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc
chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi sang thủ tục thanh lý tài sản của DN,
HTX nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết việc phá sản tại Tòa án, cụ thể là:
bổ sung điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển từ áp dụng thủ tục
phục hồi sang thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX
 Luật Phá sản cũng cần có quy định Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ
thủ tục thanh lý và tuyên bố DN, HTX bị phá sản ngay khi phát hiện thấy
DN, HTX không còn tài sản để thu hồi mà không cần thiết phải quy định Tòa
án áp dụng thủ tục thanh lý rồi mới tuyên bố đình chỉ áp dụng thủ tục thanh
lý tài sản.
4. Một số vấn đề khác
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, Luật Phá sản cũng cần có quy định về
một số vấn đề khác như:
 Bổ sung quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 67 Luật Phá sản.
 Bổ sung quy định trong trường họp có người tham gia Hội nghị
chủ nợ vắng mặt, thì Tòa án tiếp tục giải quyết các vụ án đã bị đình chỉ do
mở thủ tục phá sản.

×