Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI, NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.46 KB, 61 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG NỘI
TÊN ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐANG
PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐANG


ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI, NĂM 2012
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI, NĂM 2012
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Anh
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Anh
HÀ NỘI, 2012
HÀ NỘI, 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 2: Tiền sử bệnh 37
Bảng 3: Kiến thức về biểu hiện bệnh 38
Bảng 4: Kiến thức về cách tuân thủ điều trị 38
Bảng 5: Biến chứng của ĐTĐ 39
Bảng 6: Hậu quả của biến chứng bệnh ĐTĐ 39
Bảng 7: Yếu tố làm trầm trọng bệnh 39
Bảng 8: Cách phòng biến chứng 40
Bảng 9: Đặc điểm về hướng dẫn CĐ ăn, tuân thủ CĐ ăn, các thức ăn cần tránh40
Bảng 10: Đặc điểm về hướng dẫn CĐLT, tuân thủ CĐLT, thời gian LT, tần suất LT
41


Bảng 11: Đặc điểm về dùng thuốc, tuân thủ dùng thuốc, tự ý điều trị thuốc khác 41
Bảng 12: Nguồn thông tin truyền thông nhận được 41
Bảng 13: Những yêu cầu về tư vấn, tuyên truyền phòng bệnh ĐTĐ 42
Bảng 14: Những phương tiện truyền thông mong muốn được nhận nhất 42
Bảng 15: Những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị bệnh 42
Bảng 16: Kết quả phân loại kiến thức 43
Bảng 17: MLQ giữa giới tính với KT về tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ 43
Bảng 19: MLQ giữa nghề nghiệp với KT về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 43
Bảng 20: MLQ giữa học vấn với KT về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 44
Bảng 21: MLQ giữa thu nhập với KT về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 44
Bảng 22: MLQ giữa thời gian mắc bệnh với KT về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ44
Bảng 23: Phân loại kết quả TH tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ 44
Bảng 24: MLQ giữa giới tính với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 45
Bảng 25: MLQ giữa nhóm tuổi với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 45
Bảng 26: MLQ giữa nghề nghiệp với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 45
Bảng 27: MLQ giữa học vấn với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 45
Bảng 28: MLQ giữa thu nhập với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 46
Bảng 29: MLQ giữa BHYT với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ 46
Bảng 30: MLQ giữa thời gian mắc bệnh với TH về tuân thủ CĐĐT bệnh ĐTĐ46
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhân
CBYT Cán bộ y tế
BC Biến chứng
CNVC Công nhân viên chức
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
KT Kiến thức
MLQ Mối lien quan
NC Nghiên cứu

QĐ Quyết định
TH Thực hành
THA Tăng huyết áp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
WHO Tổ chức y tế Thế giới
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước và đã trở
thành vấn đề y tế xã hội nghiêm trọng. Hiện thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnh
đái tháo đường và con số này có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030, trong
đó 90% là ĐTĐ typ 2.
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tại
các thành phố lớn. Theo kết quả thống kê năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực nội thành của
bốn thành phố lớn là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% và đến năm 2003 tỷ lệ
ĐTĐ tại khu vực thành phố là 4,4%. Trong các typ của ĐTĐ thì typ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất
(>90%) và thường diễn tiến âm ỉ trong nhiều năm. Khi các biến chứng lần lượt xảy ra thì
việc điều trị rất tốn kém và hoàn toàn không khỏi. Vì vậy, kiến thức – thực hành về tuân
thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, trong phạm vi
nghiên cứu kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ thì chưa thấy có nghiên cứu
nào.
Thành phố Hà nội là thủ đô của nước Việt nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa và xã hội. Với mật độ dân số đông, là nơi thu hút người dân ở các tỉnh về Hà nội làm
ăn sinh sống. Chính vì vậy, việc kiểm soát và đưa kiến thức phòng chống bệnh ĐTĐ đến
người dân gặp rất nhiều khó khăn cho những người làm trong ngành y tế nói chung.
Chương trình khám và điều trị ngoại trú cho người bệnh ĐTĐ đã được các bệnh viện đóng
trên địa bàn thành phố Hà nội triển khai trong nhiều năm nay. Nhưng đến nay, mạng lưới
chăm sóc và quản lý người bệnh ĐTĐ hầu như chỉ dừng ở mức người bệnh đến khám định
kỳ theo sổ và cấp phát thuốc, chưa đáp nhu cầu chăm sóc toàn diện của người bệnh và
không giám sát được sự tuân thủ điều trị cho người bệnh ĐTĐ.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị
và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Xanh pôn – Hà nội, năm 2012”. Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng …/2012 đến
tháng …/2012. Tổng số … bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Xanh pôn được chọn vào nghiên cứu và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã thiết kế. Kết
quả nghiên cứu cho biết: i) Kiến thức của người bệnh đạt … %, không đạt … %. ii) Thực
hành của người bệnh đạt … %, không đạt ……%. iii).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng
thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường
huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng [12].
Không chỉ do những di chứng để lại và các khó khăn, tốn kém trong quá trình điều
trị, hiện nay bệnh đái tháo đường còn được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên
toàn thế giới do tần suất lưu hành bệnh ngày càng gia tăng. Theo thống kê mới nhất của Tổ
chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh đái tháo
đường. Trung bình, một ngày có 8.700 người và một năm có 3,2 triệu người chết do đái
tháo đường. Hiện thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số
này có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030 [1], [13].
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tại
các thành phố lớn. Theo kết quả thống kê năm 1992 tại Hà Nội: Đái tháo đường chiếm
1,42%, Huế: chiếm 0,96% và TPHCM chiếm 2,52%. Đến năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực
nội thành của bốn thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% và đến
năm 2003 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực thành phố là 4,4%. Trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm >90% toàn
bệnh nhân ĐTĐ. Do đó, chính ĐTĐ typ 2 mới gây vấn đề cho sức khỏe cộng đồng, vì tần
suất nó gia tăng song hành với sự lão hóa, đô thị hóa, lối sống tĩnh tại và với sự béo phì ở
dân số các nước công nghiệp [5], [9].
Những biến chứng của ĐTĐ đã chứng minh mức độ trầm trọng của bệnh cũng như
những chi phí về kinh tế - xã hội. Để khống chế đường huyết ở mức bình thường ngoài
việc dùng thuốc giảm đường huyết nhằm không gây tăng hay giảm đường huyết quá mức,
đồng thời hạn chế được tình trạng tăng lipit máu làm chậm bước tiến của xơ vữa động

mạch, đặc biệt ở những người bệnh ĐTĐ typ 2, thì chế độ ăn – vận động thể lực là phương
pháp điều trị lâu dài bệnh ĐTĐ [13].
Điều trị tốt ĐTĐ nhằm nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân và
giảm chi phí cho toàn xã hội. ĐTĐ là bệnh mãn tính chưa có khả năng điều trị khỏi hoàn
toàn mà phải điều trị suốt đời, dễ làm bệnh nhân chán nản bỏ cuộc, một số bệnh nhân
không hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc nhất là ĐTĐ typ 2, hoặc vì lý do kinh
tế. Việc giáo dục, tư vấn, cung cấp những kiến thức, thực hành trong việc tuân thủ điều trị
lâu dài cho bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào người thầy thuốc mà cần có sự hợp tác tốt
giữa bệnh nhân – gia đình – thầy thuốc để đạt hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết và
phòng ngừa được một số biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên.
Bệnh viện Xanh pôn nằm trên địa bàn quận Ba đình- Hà nội. là một bệnh viện đa
khoa cấp 1 của thành phố. Bệnh viện tiếp nhận chữa bệnh cho các đối tượng nhân dân
thuộc thành phố Hà nội. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đúng tuyến
và vượt tuyến ngày một gia tăng. Để quản lý và giám sát về chế độ tuân thủ điều trị của
những người bệnh ĐTĐ tại cộng đồng là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế.
Số liệu về thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố Hà nội, thông tin về các yếu
tố liên quan đến kiến thức, thực hành tuân thủ chế độ điều trị bệnh đái tháo đường là rất
cần thiết. Những số liệu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá đúng về
tình hình mắc bệnh, nguy cơ phát triển bệnh, hiệu quả của các biện pháp phòng chống và
điều trị để xây dựng kế hoạch quản lý, phòng chống biến chứng của bệnh đái tháo đường
một cách thiết thực nhất.
Xuất phát từ mục đích này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức,
thực hành về tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường typ 2
đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn, Hà nội, năm 2012”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kiến thức, thực hành về tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc
của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn –
Hà nội, năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về tuân thủ chế độ ăn
uống luyện tập và dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị

ngoại trú tại bệnh viện Xanh pôn – Hà nội, năm 2012.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa: [20], [16]
ĐTĐ là một bệnh mạn tính phức tạp, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng
thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối; bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường
huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. [20]
Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt, sau một thời gian tiến triển kéo
dài có thể gây nhiều biến chứng. [16]
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: [13], [6]
Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường sẽ không khó khăn khi bệnh nhân có các triệu
chứng lâm sàng cổ điển như ăn nhiều, sụt cân, đái nhiều, uống nhiều, có đường niệu và
glucose máu tăng cao. Tuy nhiên, những trường hợp có triệu chứng lâm sàng rầm rộ
thường ít gặp hoặc glucose máu lúc đói ở mức bình thường thì việc chẩn đoán hoàn toàn
dựa vào các xét nghiệm hóa sinh
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999, đái tháo đường được xác định
chẩn đoán khi bệnh nhân có bất kỳ một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết trên 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, giảm cân và có glucose niệu, có thể có ceton niệu.
- Glucose huyết lúc đói trên 7 mmol/l (>126mg/dl) xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói
hơn 10 giờ.
- Glucose huyết sau làm nghiệm pháp tăng glucose huyết với 75 gam glucose sau 2 giờ trên
11,1 mmol/l (>200mg/dl) theo tiêu chuẩn WHO.
1.1.3. Phân loại đái tháo đường: [13], [16], [7]
Bệnh đái tháo đường được phân ra các loại sau đây:
- Đái tháo đường typ 1: (đái tháo đường phụ thuộc vào insulin) là bệnh tự miễn được đặc
trưng bởi sự phá hủy tế bào β của tuyến tụy, dẫn đến tuyến tụy không sản xuất đủ insulin
gây nên sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối insulin. Bệnh được biểu hiện bằng
các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sụt cân, mệt mỏi, thay đổi thị lực. Bệnh
xảy ra ở người trẻ, phần lớn từ 10- 20 tuổi. Tỷ lệ mới mắc cao ở các gia đình có người bị

đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Có xu hướng biến chứng hôn mê toan huyết. Người
bệnh đái tháo đường typ 1 dễ bị tử vong nếu không được cung cấp đủ insulin hằng ngày.
- Đái tháo đường typ 2: (đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin) là thể đái tháo
đường kháng insulin hoặc giảm khả năng bài tiết insulin, chiếm đa số bệnh nhân mắc đái
tháo đường nói chung (90%), thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng có xu hướng trẻ hóa,
đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán, bệnh thường biểu hiện
có các triệu chứng nhẹ, được chẩn đoán tình cờ hoặc khi bệnh đã có các biến chứng do
bệnh đái tháo đường gây nên. Đa số bệnh nhân thuộc loại béo (90% các bệnh nhân ở các
nước đã phát triển). Phần lớn bệnh đái tháo đường typ 2 là do hậu quả của tình trạng tăng
cân và ít hoạt động thể lực.
- Đái tháo đường thai kỳ: do rối loạn dung nạp glucose, xuất hiện lần đầu tiên khi có thai,
và thường mất đi sau đẻ. Loại đái đường này gặp từ 1- 2% ở người mang thai có tiền sử gia
đình có đái đường, tiền sử thai nhi chết trước khi sinh hoặc dị dạng,
1.1.4. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường:
1.1.4.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới:
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước phát
triển và đang phát triển, đã trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển
của bệnh rất lớn. Nó là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triển
nhanh nhất. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường
thì năm 1994 là 98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc
tế vào năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ
[13].
Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế. Ở các nước công
nghiệp phát triển ĐTĐ type 2 chiếm 70-90% tổng số bệnh nhân bị ĐTĐ. Tuy nhiên có sự
khác nhau vì tỷ lệ mắc bệnh giữa các vùng lãnh thổ.
Theo số liệu công bố tại hội nghị ĐTĐ tháng 12 năm 1997 tại Singapore cho thấy số
bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình như sau:
Tên nước Số bệnh nhân ĐTĐ 1995 (triệu) Số bệnh nhân ĐTĐ 2025 (triệu)
Ấn Độ 19,4 57,2
Trung Quốc 16,0 37,6

Mỹ 13,9 21,9
Nga 8,9 12,2
Nhật 6,3 8,5
Indonesia 4,5 12,4
Brazil 4,9 11,6
Mexico 3,8 11,7
Pakistan 4,3 14,5
Ukraine 3,6 8,8
Theo thống kê về tỷ lệ bị ĐTĐ ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh tăng
lên rõ rệt: năm 1986 có trên 1%; năm 1994 có 2,5%. Như vậy bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc
tính từ năm 1986 đến 1994 đã tăng 300% [13]
Theo P. Zimmet 2001 tỷ lệ ĐTĐ ở người >25 tuổi ở Úc là 7,5%; ở người <45 tuổi là
23,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose chiếm 16,3% trong đó nữ chiếm 15,3%, nam giới
chiếm 17,3% [13].
Tại Mỹ năm 2001 công bố trong một nghiên cứu gồm 113.869 nữ giới tuổi từ 30
đến 55 tuổi, được theo dõi trong 8 năm cho thấy người có BMI từ 23-23,9 có nguy cơ ĐTĐ
tăng gấp 3,6 lần so với người có BMI < 22. Nguy cơ ĐTĐ tăng lên theo tỷ lệ tăng cân [13].
Theo dự báo về bệnh ĐTĐ của Daniel W. Foster: số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn
thế giới vào năm 2000 là 157,4 triệu và đến năm 2010 là 239 triệu người [24].
1.1.4.2. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc mà mới chỉ
tiến hành điều tra ở một số thành phố lớn. Năm 1990 tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 1,1%; Huế
0,96%; TPHCM 2,52% [13], [6]. Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ và các yếu tố
nguy cơ tại 4 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh) được bệnh viện Nội tiết tiến hành ở lứa tuổi từ 30 - 64, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ở 4 thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 5,1% [4]. Tỷ
lệ ĐTĐ typ 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh là 4,9%, tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose là 5,9% [13], [9], [6]. Tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ đến ĐTĐ,
chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30 - 64) [6], [4]. Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ
người mắc bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30 đến 60 trong toàn quốc là 2,7% (ở khu vực

đô thị và khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4,4%). Đặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có
yếu tố nguy cơ là rất cao (10%) [6]. Theo các cuộc điều tra mới đây tại một số vùng ở miền
Bắc và miền Nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5% [13].
1.1.5. Biến chứng đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến
chứng. Theo hiệp hội đái tháo đường quốc tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ở
nhiều nước đang phát triển, những nước mới công nghiệp hóa. Những biến chứng của bệnh
đái tháo đường thường rất phổ biến (50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các biến chứng)
như bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quị, bệnh lý thần kinh do đái tháo
đường, cắt đoạn chi, suy thận và mù lòa. Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và
giảm tuổi thọ [14].
Khi nói về ĐTĐ thật khó nếu không nói đến các biến chứng của nó. Bệnh ĐTĐ
được đặc trưng bởi những biến chứng, mà nhất là những biến chứng mãn hơn là cấp:
Những biến chứng cấp, hoặc do bản thân bệnh lý tiểu đường (nhiễm ceton acid, hôn
mê tăng áp lực thẩm thấu), hoặc do điều trị (hạ đường huyết, nhiễm acid lactic)
Vào những năm 1920, nhiễm ceton acid là nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân
ĐTĐ nhưng khi có sự xuất hiện của Insulin tỉ lệ tử vong giảm dần. Tỉ lệ mới nhiễm ceton
acid hàng năm là 12,5% bệnh nhân ĐTĐ với tỉ lệ tử vong 2 – 5% ở các nước phát triển, 6 –
24% ở các nước đang phát triển. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có tần suất thấp hơn,
khoảng 1/6 – 1/10 nhiễm ceton acid nhưng có tỉ lệ tử vong cao 20 – 60% [23], [25]. Còn
nhiễm acid lactic là một rối loạn có thể xảy ra trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng, tỉ lệ xuất
hiện 0,5 – 3,8% các trường hợp nhập viện.
Hạ đường huyết là một trong những biến chứng thường gặp nhất xảy ra ở bệnh nhân điều
trị bằng Insulin hoặc uống Sulfonylureas đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân có
suy gan, suy thận, hoặc do trì hoãn bữa ăn, hoặc vận động thể lực mà không cung cấp đủ
calories hoặc không giảm liều Insulin.
Tất cả bệnh nhân ĐTĐ đều bị đe dọa về lâu dài bởi những biến chứng thoái hóa mãn
tính, có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn. Những biến chứng có thể thấy cả 2 typ
nhưng một số thường gặp ở typ này hơn typ kia: suy thận liên quan đến vi mạch thận là

nguyên nhân gây tử vong ở typ 1, trong đó biến chứng mạch máu lớn hay gặp ở typ 2. Mặc
dù mù xỷ ra ở cả 2 typ; thường là bệnh: võng mạc tăng sinh, xuất huyết thủy tinh thể, bóc
tách võng mạc hay gặp typ 1, còn vết phù và thiếu máu hoặc đục thủy tinh thể thường gặp
typ 2. Tương tự bệnh thần kinh do ĐTĐ thường gặp cả 2 typ; bệnh thần kinh tự chủ với liệt
dạ dày, tiêu chảy, nhịp nhanh lúc nghỉ, tụt huyết áp tư thế thường gặp ở typ 1.
Nước ta chỉ mấy năm gần đây chuyên ngành nội tiết mới phát triển mạnh, cả nước
chỉ có 2 trung tâm có câu lạc bộ về ĐTĐ là: TP.HCM và Hà Nội. Trong khi ở các nước
phát triển, vấn đề giáo dục bệnh nhân ĐTĐ đã được tiến hành từ những thập niên về trước.
Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 do bản chất của bệnh rất phức tạp với tình trạng đề kháng
insulin và suy tế bào bêta kết hợp ở nhiều mức độ khác nhau trên từng bệnh nhân. Vì đa số
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đều không có triệu chứng lâm sàng nên dễ đưa đến hiểu lầm là ĐTĐ
typ 2 là một bệnh nhẹ, không cần điều trị tích cực và nhiều bệnh nhân chết trước khi biến
chứng xuất hiện
1.1.6. Điều trị bệnh đái tháo đường
1.1.6.1. Chiến lược điều trị ĐTĐ
Quản lý thành công một bệnh nhân ĐTĐ cần có 1 đội ngũ tham gia: bệnh nhân, thầy
thuốc, y tá, nhà dinh dưỡng, chuyên gia chăm sóc bàn chân, chuyên gia tâm lý, chuyên
viên thể thao (VĐTL). Vấn đề này đã được nhấn mạnh và quan tâm coi việc chăm sóc và
điều trị bệnh ĐTĐ là công việc tập thể [15].
1.1.6.2. Mục tiêu giáo dục
Từ những thập niên trước đã có nghiên cứu về thái độ đối với bệnh ĐTĐ của chính
bệnh nhân cũng như những chuyên khoa có liên quan ở các nước có nền công nghiệp cao,
nhưng kết quả chưa khả quan, mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng vẫn có những trở
ngại khách quan: tài chính, nhân lực, địa dư…Để bệnh nhân tuân thủ điều trị, quả là vấn đề
nan giải. Theo các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thì chế độ điều trị phải theo
từng bước, nhưng mục tiêu chung của ĐTĐ vẫn là:
 Giảm các triệu chứng
 Cải thiện chất lượng cuộc sống
 Ngăn ngừa biến chứng cấp – mãn
 Giảm tỷ lệ tử vong

 Điều trị thích hợp các bệnh lý đi kèm.
1.1.6.3. Nguyên tắc điều trị
Để điều trị đạt kết quả cần kết hợp giữa chế độ dùng thuốc, chế độ luyện tập và chế
độ ăn uống đúng. Điều quan trọng là những chế độ này là khác nhau đối với mỗi người,
thậm chí ở cùng một người bệnh là khác nhau theo từng giai đoạn bệnh. Việc tìm ra một
chế độ điều trị thích hợp cho mỗi người đòi hỏi nhiều công phu, không chỉ từ phía người
thầy thuốc mà còn cần phối hợp bệnh và gia đình họ [8].
*Với người đái tháo đường typ 1: Bắt buộc phải điều trị bằng insulin
Mục đích điều trị để đạt được:
- Mức glucose máu trước ăn là 4- 7mmol/l.
- Mức glucose máu sau ăn là 5- 10mmol/l.
- Mức HbA1c máu < 6,5%.
a. Sử dụng insulin: Phải xem sử dụng insulin như một nghệ thuật điều trị bệnh. Luôn cần
có sự điều chỉnh về liều lượng, về đường tiêm truyền insulin trong những điều kiện khác
nhau [8].
- Theo dõi điều trị insulin
- Theo dõi các biến chứng:
+ Hạ glucose máu
+ Dị ứng insulin
+ Kháng insulin do miễn dịch
+ Phản ứng tại chỗ tiêm insulin
b. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là nguyên tắc cơ bản trong điều trị đái tháo đường, tuy nhiên theo nhiều
nghiên cứu cho tới nay già nửa số người bệnh chưa kiểm soát được chế độ ăn [8].
Nguyên tắc: Chế độ ăn phải đủ năng lượng để duy trì cân nặng lý tưởng, đảm bảo sự phát
triển bình thường người bệnh (thường trẻ em và vị thành niên)
Người ta thường chia các bữa ăn trong ngày như sau:
+ Bữa sáng: sau tiêm 30 phút
+ Bữa phụ: sau tiêm mũi thứ nhất 3 giờ
+ Bữa trưa: sau tiêm mũi thứ nhất 5 giờ

+ Bữa phụ ngang chiều: sau tiêm mũi thứ nhất 7- 8 giờ
+ Bữa tối: sau tiêm mũi thứ 2 từ 60- 90 phút, phụ thuộc vào thời gian tiêm insulin nhanh.
+ Bữa phụ vào lúc đi ngủ: sau mũi tiêm buổi tối 3 giờ
Thành phần và tỷ lệ năng lượng (giống như người bệnh ĐTĐ typ 2).
c. Chế độ luyện tập
Luyện tập là phương pháp dự phòng tăng cân trở lại ở những người bệnh điều trị insilin
tích cực. Có sự phân biệt về luyện tập cho đái tháo đường typ 1 và cho ĐTĐ typ 2. Người
ĐTĐ typ 2 luyện tập có mục đích là để tăng tiêu hao năng lượng nhằm tạo ra cán cân thăng
bằng năng lượng âm tính. Người bệnh ĐTĐ typ1 luyện tập ngoài các mục đích chung là
làm tăng độ nhạy cảm của insulin, tăng cường trương lực cơ, cơ lực; vấn đề cung cấp
không chỉ cho đủ phần năng lượng bị mất đi khi luyện tập mà còn phải đủ nhu cầu phát
triển cho cơ thể cả về thể lực lẫn trí tuệ.
Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân [8].
*Với người đái tháo đường typ 2
a.Chế độ ăn
Khác với ĐTĐ typ 1, mục đích của chế độ ăn nói riêng và điều trị nói chung của
người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 là phải đạt được mục đích giảm cân, nhất là đối với người thừa
cân, béo phì.
-Những cân nhắc đặc biệt trong duy trì chế độ ăn.
Trên thực tế đây là những nguyên tắc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.
Chế độ ăn trong ĐTĐ là một biện pháp điều trị. Trong lịch sử phát triển, chế độ dinh
dưỡng cho người bệnh ĐTĐ qua nhiều thay đổi, tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học,
của những hiểu biết về bệnh ĐTĐ.
+ Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:
• Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường, chế độ này phải đáp ứng phù hợp với
những hoạt động khác như luyện tập thể lực, hoặc những thay đổi điều kiện sống
v.v.
• Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường
• Đủ vi chất.
• Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu.

• Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có).
+ Chế độ ăn rất quan trọng là vì:
• Không tạo ra sự dư thừa nặng lượng. Thừa nặng lượng là nguyên nhân gây thừa cân,
béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý chuyển hóa như rối loạn lipid, tăng
acid uric v.v.
• Ăn đúng mới duy trì được lượng glucose máu phù hợp, không gây thừa, gây nhiễm
độc đường hoặc không gây hạ đường máu vì chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng.
Như vậy, không thể có một chế độ ăn chung cho tất cả mọi người mắc bệnh ĐTĐ. Để có
một chế độ phù hợp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, cận phải có
thời gian để đánh giá cho đúng.
+ Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu năng lượng đảm bảo cho hoạt động của một người bình
thường ở nữ là 30- 35 calo/kg/ngày; ở nam là 35- 40 calo/kg/ngày. Tổng lượng calo này
được chia ra với các tỷ lệ khác nhau về đường, đạm, mỡ cho phù hợp.
b. Lựa chọn chế độ ăn
- Chế độ ăn xơ: Thành phần thực vật trong chế độ ăn này chiếm chủ yếu, gồm các thành
phần như cellulose, kẹo cao su và pectin.
+ Các chất xơ đặc như cellulose hoặc bán cellulose như cám, có xu hướng tăng thời gian
vận chuyển qua ruột non, loại này có thể có ích cho chức năng đại tràng.
+ Các chất xơ lỏng: như gum và pectin thường thấy trong đậu và bột yến mạch, vỏ táo.
Chúng đều có xu hướng giảm thời gian vận chuyển qua dạ dày và ruột để hấp thu glucose
thấp hơn và hạn chế được sự tăng glucose máu.
-Lựa chọn chế độ ăn dựa vào chỉ số glucose máu:
Jenkin (1981) đưa ra chỉ số glucose máu- Glycemic Index (GI) – để tìm mối liên
quan giữa các thực phẩm có lượng carbohydrat khác nhau. Theo Jenkin, GI là mức glucose
máu 3 giờ sau ăn của một thức ăn định nghiên cứu có chứa 50 carbohydrat với mức
glucose máu 3 giờ sau ăn được coi là glucose máu (g/l), trục hoành là thời gian (giờ), S1 là
diện tích glucose máu của thực phẩm định nghiên cứu, S2 là diện tích thức ăn chuẩn, ta có:
GI = S1/S2 x 100
Trước đây thực phẩm chuẩn thường là glucose, hiện nay người ta lấy bánh mì trắng
làm thực phẩm chuẩn.

Dùng các loại thức ăn có chỉ số GI thấp trong đái tháo đường typ 2 sẽ dễ kiểm tra
glucose máu hơn, cải thiện chuyển hóa lipid tốt hơn.
Bảng: Chỉ số glucose máu (GI) của một số loại thức ăn [8].
Thức ăn GI (%) Ghi chú
Họ đậu 15- 45 Đậu lăng 30%
SP từ sữa 30- 45 Sữa không kem, kem lạnh
Trái cây 45- 65 Cam, táo tây, nho, chuối
Bánh qui 50- 65
Ngũ cốc 40- 70 Mì sợi, mì trắng, gạo đỏ, bánh mì 68%, gạo trắng 70%
Đường tinh 20- 100 Fructose, saccharose, glucose
Các loại củ 45- 90 Khoai lang, sắn (mì: 50%, khoai tây: 65- 80%, cà rốt 90%
c. Chia theo mức độ của GI
-GI cao: Đường, đỗ có đường, mật ong, khoai tây nghiền luộc, bánh mì trắng, chuối.
-GI vừa: Gạo (cơm), bánh bích qui, bánh ngọt.
-GI thấp: Mì sợi, tấm, sữa không đường, sữa chua, rau khô, đậu lăng, táo tây, cam.
d. Nhu cầu và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường typ 2
- Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường:
Cũng giống như người bình thường, nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường
thay đổi giữa các cá thể. Khi lập chế độ dinh dưỡng cần lưu ý các đặc điểm sau:
+ Tuổi: Tuổi đang lớn cần calo nhiều hơn người lớn tuổi.
+ Công việc của người bệnh.
+ Thể trạng người bệnh.
- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng:
Nguyên tắc: Phải hạn chế glucid
Không thể bỏ chất béo, tuy chất béo dễ gây xơ vữa động mạch (nhất là chất béo bão hòa)
nhưng lại là chất cung cấp nhiều năng lượng
Bảng: Một số khuyến cáo về các tỷ lệ thành phần bữa ăn cho người mắc bệnh ĐTĐ.
Thành phần ADA (%) Các tài liệu khác (%)
Glucid 50- 60 55- 60
*

Protid 15- 20 15- 20
Lipid 35 30
**
*
Việt nam đề nghị 60- 65%.
**
Việt nam đề nghị 15- 20%.
- Điều chỉnh nhu cầu năng lượng:
Trong một số trường hợp cần điều chỉnh mức năng lượng cho phù hợp với đặc điểm
nghề nghiệp.
Bảng: Nhu cầu năng lượng điều chỉnh theo giới và mức lao động nặng nhẹ
Mức lao động Nam Nữ
Tĩnh tại 30Kcal/kg 25Kcal/kg
Vừa 35Kcal/kg 30Kcal/kg
Nặng 45Kcal/kg 40Kcal/kg
- Các thức ăn thay thế cùng nhóm
+ Glucid: ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc, rau, củ, quả.
+ Protid: Thịt, cá, thủy sản và các sản phẩm chế biến
+ Lipid: Dầu, mỡ.
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa.
+ Đường, bánh. Mứt, kẹo.
+ Rượu và đồ uống có ga.
- Lựa chọn thức ăn theo hàm lượng glucid
+ ≤ 5% glucid: đa số là rau xanh; ăn tự do.
+ Từ 10% đến 20% glucid: ăn hạn chế.
+ > 20% glucid: không ăn.
- Vitamin và các vi chất khác
Đối với người bệnh ĐTĐ, trong chế độ ăn cần đặc biệt chú ý việc bồi phụ kali, một
chất điện giải thường có nồng độ thấp ở nhóm này. Kali thường có hàm lượng cao trong
các thức ăn như cá biển. Ngược lại, nên hạn chế natri.

Rau quả tươi có nhiều vitamin, là loại thực phẩm có sẵn ở nước ta.
e. Phân bố bữa ăn
Phân bố thức ăn vào các bữa cho người bệnh nhằm mục đích duy trì hàm lượng
glucose trong máu tương đối ổn định, không để xảy ra tăng glucose máu đột ngột sau ăn;
tránh hạ glucose ban đêm, tránh hiện tượng Somogyi vào buổi sang (tăng glucose máu thứ
phát sau hạ đường máu).
Trong thực tế, người bệnh vẫn duy trì 3 bữa ăn chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa tối,
còn việc thực hiện các bữa phụ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều nhiều khi khó thực
hiện ở một số đối tượng, bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là cần thiết vì tránh được tai biến hạ
glucose máu ban đêm và hiệu ứng Somogyi vào buổi sáng hôm sau.
f. Chế độ luyện tập
Chế độ luyện tập cần theo những nguyên tắc cơ bản:
- Phải coi luyện tập là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự được
hướng dẫn.
- Có sự phân biệt về mức độ và hình thức luyện tập giữa người bệnh ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ
typ 2.
- Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân.
- Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn cần sử dụng nhiều thể
lực.
Những việc cần làm trước khi luyện tập
Phải đánh giá tình trạng người bệnh trước khi luyện tập vì:
- Cả người bệnh ĐTĐ typ 1 và typ 2, đặc biệt người bệnh ĐTĐ typ 2, đều có tỷ lệ biến
chứng về bệnh lý tim mạch cao. Nhưng bệnh mạch vành ở người bệnh ĐTĐ lại thường
không có triệu chứng lâm sàng.
- Những người có bệnh mạch vành thường tăng nguy cơ bị biến cố tim cấp tính hoặc ngay
sau khi luyện tập.
- Tiến hành nghiệm pháp luyện tập không xâm nhập trước khi bắt đầu chương trình luyện
tập có thể được sử dụng ở người bệnh như một test để đánh giá nguy cơ tim mạch, từ đó
đưa ra các khuyến cáo luyện tập cụ thể.
- Các yếu tố nguy cơ truyền thống, như bệnh thần kinh tự động, bệnh mạch máu ngoại vi là

các yếu tố dự báo quan trọng của nguy cơ tim mạch của người bệnh đái tháo đường.
Các chỉ số cần thu thập, đánh giá, theo dõi
- Đánh giá sự kiểm soát glucose máu.
- Có hay không các biến chứng của ĐTĐ.
- Tình trạng tim mạch, huyết áp, trí nhớ.
- Tình trạng bàn chân và tuần hoàn ngoại vi.
- Tình trạng đáy mắt.
- Hướng dẫn người bệnh tự theo dõi trước và sau khi luyện tập.
- Cần lưu ý theo dõi người cao tuổi bị mắc ĐTĐ typ 2 khi luyện tập vì nhóm đối tượng này
thường có nhiều bệnh tiềm ẩn đi kèm. Do vậy phải thăm khám kỹ để thiết lập chế độ luyện
tập phù hợp. Người cao tuổi thường chỉ có tăng glucose máu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh bằng
chế độ ăn và chế độ luyện tập là đủ để đưa nồng độ glucose máu trở về bình thường.
Trường hợp này ít khi xảy ra hạ glucose máu khi luyện tập.
Người ĐTĐ typ 2 luyện tập nhằm đạt được tác dụng điều chỉnh glucose máu thông
qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ:
+ Giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì.
+ Giảm kháng Insulin.
Để đạt được mục đích này hàng ngày phải luyện tập khoảng 30- 45 phút, mỗi tuần
tập ít nhất là từ 4 đến 5 ngày.
g. Thuốc điều trị trong đái tháo đường typ 2
Mục đích
Điều trị bằng thuốc trong ĐTĐ typ 2 nhằm:
- Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo).
- Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt
được mức HbA1c lý tưởng, sẽ giảm được các biến chứng có liên quan đến ĐTĐ, giảm tỷ lệ
tử vong do ĐTĐ.
Nguyên tắc
- Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập.
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp
hợp lý, chống các rối loạn đông máu…

- Khi cần thiết thì phải dùng insulin.
Việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 được nêu như sau:Hình 4
Thuốc uống điều trị ĐTĐ
g. Sử dụng thuốc hạ glucose máu
Ngày nay người ta chỉ định thuốc theo mục tiêu “đưa lượng glucose máu nhanh
chóng về mức sinh lý” và “nhanh chóng đạt mức HbA1c ≤ 6,5”. Cụ thể là:
- Nếu mức glucose huyết tương lúc đói > 13,0mmol/l và mức HbA1c >9,0 có thể dùng
ngay các thuốc viên phối hợp. Sau 3 tháng kiểm tra lại nếu HbA1c vẫn cao có thể xét phối
hợp với insulin để đưa HbA1c về ≤ 6,5.
- Nếu mức glucose huyết tương lúc đói > 15,0mmo/l và mức HbA1c > 9,0 có thể dùng
ngay insulin đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc viên hạ glucose máu.
- Khi lượng glucose huyết tương lúc đói > 10mmol/l, dù người bệnh được phát hiện lần
đầu vẫn có thể chỉ định dùng phối hợp ngay các thuốc viên để nhanh chóng hạ mức
glucose máu.
1.1.7. Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh đái tháo đường
Đây là điều đặc biệt quan trọng, bởi vì:
- Người thầy thuốc lâm sàng dù có kinh nghiệm đến bao nhiêu đi nữa cũng không thể dùng
kinh nghiệm để thay thế các chẩn đoán, nhất là các biến chứng, thường chỉ phát hiện được
nhờ các thăm dò bằng phương tiện kỹ thuật cao.
- Bệnh càng được phát hiện sớm các tổn thương, can thiệp kịp thời càng đem lại hiệu quả
tích cực, chi phí sẽ được tiết kiệm. Đây cũng chính là phương pháp phòng bệnh tích cực,
chi phí sẽ được tiết kiệm. Đây cũng chính là phương pháp phòng bệnh tích cực- phòng các
biến chứng. Ngược lại, người bệnh càng có biến chứng nhiều, biến chứng nặng, chi phí cho
việc thăm dò càng tốn kém nhưng hiệu quả can thiệp lại hạn chế. Đây cũng chính là
nguyên nhân người ta khuyến cáo nên gửi người bệnh ĐTĐ lần đầu được phát hiện đến
những trung tâm điều trị có kinh nghiệm nhất.
- Tạo ra thói quen cần thiết cho cả người bệnh và thầy thuốc để theo dõi, đánh giá chặt chẽ
tình trạng người bệnh.
1.1.7.1. Theo dõi thường qui
- Những theo dõi định kỳ về sinh hóa: để điều chỉnh các chỉ số về glucose, lipid, đông máu

cho cả người ĐTĐ typ 1 và typ 2.
- Glucose huyết tương lúc đói: có thể lúc đầu mỗi tháng một lần. Khi đã ổn định có thể 3
tháng một lần.
Trường hợp đặc biệt (mắc bệnh cấp tính hoặc sau phẫu thuật,…) định lượng glucose
máu theo chỉ định của bác sĩ.
- Creatinin, ure huyết tương thường được làm cùng với glucose huyết tương lúc đói.
- Các thăm dò chức năng gan nên được tiến hành trước, trong và sau một thời gian sử dụng
thuốc mới.
- HbA1c: là chỉ số đánh giá kết quả quản lý lượng glucose máu trung thành nhất. Buộc phải
làm 3 tháng/lần, nếu không có điều kiện thì 6 tháng/lần. Những cơ sở chưa có HbA1c có
thể thay bằng theo dõi lượng glucose huyết tương. Trong trường hợp này mức glucose
huyết tương lúc đói phải luôn bằng và/hoặc thấp hơn 6,0mmol/l.
- Microalbumin niệu: phải được thăm dò ngay khi mới phát hiện bệnh (với người ĐTĐ typ
2) và thường sau 3- 5 năm (với người ĐTĐ typ 1). Sau đó hàng năm phải được kiểm tra lại
tùy theo chỉ định của thầy thuốc.
- Độ ngưng tập tiểu cầu: Được theo dõi khi có chỉ định dùng các thuốc như aspirin, asperic
và các thuốc chống đông máu khác. Thường 3 tháng một lần.
- Các chỉ số về lipid máu thường 3- 6 tháng một lần. Trường hợp đặc biệt chỉ định theo tình
trạng người bệnh và nhu cầu điều trị.
1.1.7.2. Đánh giá hệ thống hormon đối lập
Thường 1 năm một lần.
1.1.7.3. Những thăm khám định kỳ khác
- Khám bàn chân người đái tháo đường
Khám lâm sàng (sử dụng dụng cụ) thường để đánh giá tình trạng chung như nhiệt độ, tình
trạng mạch máu, tình trạng thần kinh cảm giác, thần kinh vận động.
+ Khám lần đầu tiên
+ Sau đó 3- 6 tháng/lần
Sử dụng các kỹ thuật thăm dò khác để đánh giá tình trạng mạch máu và thần kinh
+ Định kỳ 1 năm/ lần.
- Khám đáy mắt: Người ĐTĐ typ 1thường có biến chứng đáy mắt sau 5 năm bệnh được

phát hiện, còn người ĐTĐ typ 2 thì thường có ngay tại thời điểm phát hiện. Người ta cũng
chia ra lịch khám đáy mắt tùy theo mức độ bệnh. Ở đây chỉ qui định cho người ĐTĐ chưa
có biến chứng võng mạc
+ Khám lâm sàng 6 tháng/lần với người được phát hiện bệnh dưới 5 năm; 3 tháng/lần với
người từ 5 năm trở lên.
+ Chụp đáy mắt thường từ 6 đến 12 tháng/ lần. Tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng.
- Thăm dò đánh giá chức năng hệ tim mạch:
+ Tùy theo tình trạng người bệnh có thể phải làm bất kỳ lúc nào nếu người thầy thuốc thấy
cần.
+ Những theo dõi định kỳ:
. Điện tim: thường 3 tháng/lần
. Theo dõi số đo huyết áp, phải làm thường xuyên. Nên hướng dẫn người bệnh biết cách tự
theo dõi số đo huyết áp và những thay đổi có thể cảm nhận được do sự thay đổi của huyết
áp gây ra.
- Chụp xquang tim phổi thường 6 tháng/ lần cùng với xét nghiệm về công thức máu, tốc độ
máu lắng.
- Kiểm tra, đánh giá tài liệu, theo dõi chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, đo chỉ số khối cơ
thể thường 6 tháng/lần.

×