Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.08 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ
HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
2014 - 2016
Họ tên học viên: Đặng Thanh Huy - 801031407
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Võ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên 3
1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân 3
1.1 Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu khách quan của việc
quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên 4
1.2 Cơ sở thực tiễn 5
2. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam 5
2.1 Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên 5
2.2 Hình thức sở hữu tài nguyên thiên nhiên 6
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam 8
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp củng cố chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên
nhiên 11
1. Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu của quá trình phát
triển ở nước ta 11
2. Củng cố chế độ sở hữu toàn dân và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16


LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên là vô cùng quý giá, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác ở trên trái đất.
Tài nguyên thiên nhiên là tư liệu sản xuất chính, không thể thay thế
được của một số ngành sản xuất như đất đai là tư liệu sản xuất của nông
nghiệp.
Tài nguyên rừng là tư liệu sản xuất của ngành lâm nghiệp.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 2
Nguồn lợi thủy sản là cơ sở phát triển ngư nghiệp và tài nguyên
khoáng sản lại là tư liệu sản xuất của ngành khai khoáng
Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế của loài người
cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, phục vụ đời
sống con người ngày càng hiệu quả.
Tài nguyên thiên nhiên dành cho mọi người, thế nhưng vẫn có nhiều
luận điểm trái ngược nhau về chế độ sở hữu của con người đối với tài nguyên
thiên nhiên trong nhiều hình thái chính trị xã hội khác nhau.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin trình bày vấn đề Phân tích
đặc trưng chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt
Nam.
Mục đích là nhằm đưa ra những kiến thức khái quát cũng như cái nhìn
tổng thể về mặt lý luận và thực tiễn về chế độ sở hữu trong pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu có nhiều điểm hạn chế về kiến thức cũng
như thời gian thực hiện, không tránh khỏi những thiếu sót gặp phải.
Để bài viết được hoàn thiện hơn rất mong nhận được ý kiến đóng góp
từ quý thầy, cô và các bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
Chương 1: Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên
1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân

Tài nguyên thiên nhiên là tặng vật của tự nhiên dành tặng cho con
người, cấu thành môi trường sống.
Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thiết yếu cho con người tồn tại và
phát triển trong tự nhiên.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 3
Các thành viên trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sống của
mình.
Do vậy tài nguyên thiên nhiên là phải thuộc sở hữu chung để đảm bảo
cho mọi người đều có quyền tiếp cận các tiện nghi của nó.
1.1 Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu khách
quan của việc quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên
Theo quan điểm của Mác thì tính giai cấp trong sở hữu tài nguyên
thiên nhiên dưới xã hội tư bản thể hiện rất rõ nét.
Việc độc chiếm tài nguyên thiên nhiên nói riêng và tư liệu sản xuất nói
chung là tất yếu rồi, nhưng bằng mọi lý lẽ, bằng mọi thủ đoạn, gia cấp tư sản
bảo vệ cho bằng được lợi ích giai cấp gắn liền với các quyền tư hữu.
Mác tố cáo “ngay cả nhà nước, lấy cớ là chỉ quan tâm đến của cải
quốc gia và tài nguyên của nhà nước, trên thực tế họ tuyên bố rằng quyền lợi
của giai cấp các nhà tư bản và việc làm giàu nói chung là mục đích cuối
cùng của nhà nước”
Từ thực tế, Mác rút ra kết luận: ”Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu
tiên của mọi của cải, đã trở thành một vấn đề lớn, mà việc giải quyết sẽ
quyết định tương lai của giai cấp công nhân”
Dưới chế độ tư bản, quyền tư hữu nói chung và tư hữu đất đai nói riêng
là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Các nhà tư bản, các ông chủ trang trại không bao giờ từ bỏ quyền sở
hữu đất đai nhưng cũng phải nhận thức ra rằng, sự phát triển đi lên của xã hội
đứng trước yêu cầu phải tập trung hóa đất đai và các nguồn lực tự nhiên và xã

hội.
Chính vì thế ”Sẽ làm cho việc quốc hữu hóa ruộng đất ngày càng trở
thành một tất yếu xã hội và chống lại nó, mọi lý lẽ về quyền sở hữu đều bất
lực” và thực chất của quốc hữu hóa là xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu
nhà nước.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 4
1.2 Cơ sở thực tiễn
Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất đai, tài nguyên là một bộ phận
không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia.
Không thể quan niệm về một quốc gia không có đất đai. Tôn trọng chủ
quyền quốc gia trước hết là tôn trọng lãnh thổ quốc gia và quyền tài phán của
quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Điều này giải thích tại sao các Nhà nước với tư cách là người đại diện
cho chủ quyền quốc gia luôn thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ đất
đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên để tránh sự xâm hại từ bên ngoài.
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ đó là một
trong những yếu tố cấu thành nên lãnh thổ quốc gia.
Vì vậy việc xâm hại đất đai và tài nguyên thiên nhiên là xâm phạm
lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi quốc gia.
Để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia, Nhà nước phải luôn luôn
thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Rõ ràng tài nguyên thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng, là tư liệu
sản xuất chính, là điều kiện chung của lao động, là bộ phận của lãnh thổ quốc
gia.
Chính vì vậy, các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai và tài
nguyên thiên nhiên là đối tượng tranh chấp của các cuộc chiến tranh, các
tham vọng về lãnh thổ.
2. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam
2.1 Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là tài sản chung của toàn dân.
thuộc sở hữu chung do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Chế độ sở hữu toàn dân là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ sở hữu tài nguyên thiên nhiên trong đó xác nhận, quy định và
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 5
bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, đại diện cho toàn dân trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài nguyên thiên nhiên.
2.2 Hình thức sở hữu tài nguyên thiên nhiên
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tài nguyên thiên nhiên thuộc
sở hữu của toàn dân.
Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992
và Hiến pháp 2013.
Chủ thể của tài nguyên thiên nhiên: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
nhưng khái niệm ”toàn dân” là một khái niệm hết sức mơ hồ, trừu tượng
Để thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên, cần phải có
một chủ thể đứng ra thực hiện các quyền này.
Đó là Nhà nước, Nhà nước thay mặt cho toàn dân làm chủ sở hữu tài
nguyên thiên nhiên.
Cụ thể hơn, Bộ Luật Dân sự 2005 đã nêu rõ tài sản thuộc sở hữu toàn
dân là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:
“Điều 200. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự
nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa
và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp,
công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ
thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật
quy định.”
Như vậy Nhà nước sẽ thực thi quyền chủ sở hữu đối với tài nguyên

thiên nhiên vì đó là tài sản thuộc sở Nhà nước
“Điều 201. Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình
thức sở hữu nhà nước
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của
chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 6
2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.”
Quan hệ giữa sở hữu toàn dân và sở hữu Nhà nước - Sở hữu toàn dân
có đồng nhất với sở hữu Nhà nước hay không?
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về vấn đề này
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Sở hữu toàn dân ở Việt Nam hiện nay
được thể hiện ở góc độ xã hội hóa cao hơn sở hữu Nhà nước
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Sở hữu toàn dân tương tự như sở hữu
Nhà nước. Sở hữu toàn dân là khi đề cập trên một phạm vi rộng còn khi đề
cập đến một vấn đề cụ thể thì người ta gọi là sở hữu Nhà nước
- Quan điểm thứ ba: Khi xóa bỏ hết giai cấp, Nhà nước trở thành Nhà
nước toàn dân thì sở hữu Nhà nước cũng sẽ trở thành sở hữu toàn dân.
Trong tình hình Việt Nam, Nhà nước là của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, tức là vẫn còn là Nhà nước có giai cấp.
Do vậy sở hữu toàn dân là cái vỏ pháp lý của sở hữu Nhà nước trong
tình hình Việt Nam hiện nay.
Theo Peter Barnes, tài nguyên thiên nhiên nên thuộc sở hữu chung,
nhưng nếu thuộc hình thức sở hữu Nhà nước thì giống “giao trứng cho ác”
Vì theo ông, nếu giao tài nguyên thiên nhiên cho Nhà nước thì cũng
không thể sử dụng vì lợi ích của cộng đồng được mà sẽ bị chi phối bởi lợi
ích của các công ty của các nhà tư bản do họ sẽ lobby các chính khách trong
các kỳ bầu cử, trong các quyết định về mặt chính sách có lợi cho các công ty
và nhà tư bản đó. Cuối cùng thì chính sách Nhà nước lại quay lại phục vụ cho

các công ty.
Theo Peter Barnes thì hình thức sở hữu tốt nhất đối với tài nguyên
thiên nhiên là sở hữu công cộng, tức là một cộng đồng sở hữu nguồn tài
nguyên thiên nhiên gắn liền với cộng đồng đó.
Theo ông, Nhà nước không nên thực thi quyền lực của Nhà nước để
thực hiện quyền sở hữu mà sẽ qua các Quỹ tín thác.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 7
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam
Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện quản lý và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên Việt Nam luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của người dân
cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được ghi nhận lần đầu trong Hiến
pháp năm 1980 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 mà
Nhà nước là đại diện cho chủ sở hữu; chính quyền các cấp thực hiện quyền
quản lý, định đoạt, trong đó quan trọng là quyền chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và thu hồi đất.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 8
Từ đó, chính quyền được phép ban hành những quy định về chuyển đổi
mục đích sử dụng và thu hồi đất theo hướng tạo thuận lợi về phía chủ sở hữu.
Chẳng hạn, Điều 40 Luật Đất đai năm 2003 quy định quyền được thu
hồi đất với “mục đích phát triển kinh tế” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau, tạo kẽ hở cho chính quyền một số địa phương lấy lý do vì mục
tiêu phát triển kinh tế, hoặc thực hiện một số mục tiêu xã hội để thu hồi đất
của các chủ sử dụng là cá nhân, hộ gia đình rồi giao cho một chủ tư nhân sử
dụng, trong nhiều trường hợp không vì lợi ích chung mà vì lợi ích của một cá
nhân hoặc một nhóm người.
Rõ ràng, khi có sự “bắt tay” của một số cán bộ có chức quyền ở địa

phương với các nhà đầu tư tư nhân thì quyền sử dụng đất hợp pháp của người
dân sẽ bị biến dạng gây không ít thiệt hại cho họ.
Mặt khác, giá đền bù khi thu hồi đất trong nhiều trường hợp thường
thấp hơn giá thị trường, có khi đến vài chục lần, thậm chí trong một số trường
hợp chính quyền thu hồi đất của người dân nhưng không đền bù cũng được
coi là hợp pháp, từ đó đã dẫn đến các vụ khiếu kiện của người thuộc diện có
đất thu hồi.
Một vấn đề khác cũng gây nhiều bức xúc trong việc chính quyền giao
quyền sử dụng đất, thể hiện cả trong phân loại đất và chủ thể nhận giao đất.
Đối với phân loại đất, nếu như đất ở được Nhà nước giao quyền sử dụng lâu
dài, ổn định, thì với đất nông nghiệp chỉ được xác định thời hạn là 20 năm
hoặc 50 năm tùy loại đất trồng trọt hay đất rừng.
Với chủ thể được giao quyền sử dụng đất, nhà đầu tư nước ngoài
thường được chính quyền ưu tiên hơn so với nhà đầu tư trong nước cả về thời
gian và hạn mức. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh
viện, trong nhiều trường hợp Nhà nước giao đất có hoặc không thu tiền sử
dụng đất, từ đó cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh
tế.
Đối với cá nhân, hộ gia đình khi giao đất, Nhà nước áp dụng hạn điền
trong khi không áp dụng đối với các tổ chức, đoàn thể, Sự không bình đẳng
này tạo ra kẽ hở để các nhóm lợi ích hình thành, tác động đến các quyết định
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 9
của chính quyền nhằm thay đổi các quyết định giao đất cũng như khai thác
đất công vì lợi ích riêng.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, quy định Nhà nước là đại diện
quyền sở hữu, thực tế trong nhiều trường hợp, không biết ai là “Nhà nước”
thực sự, chính quyền trung ương hay chính quyền địa phương, do đó dẫn đến
lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân nhưng lại
để đất đai rơi vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn

lợi ích quốc gia không được bảo đảm.
Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người
dân nghèo sang tay “các đại gia” với giá rất thấp.
Đồng thời, bằng động tác đầu tư trở lại, “các đại gia” này lại bán đất ra
với giá cao cho người dân có nhu cầu.
Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang, bởi những dự
án “treo” không có điểm dừng, trong khi người dân không có đất để ở hoặc
canh tác.
Quá trình phát triển kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu tư nhân hóa về
quyền sử dụng một bộ phận đất đai, điều này cũng tác động làm biến dạng
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quá trình phát triển kinh tế
thị trường, chủ thể sở hữu đất đai luôn luôn tách rời khỏi người sử dụng đất.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình
bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng, định đoạt đất đai.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự can thiệp một cách chủ động của Nhà
nước đã và đang dần dần bị hạn chế bởi chính các yếu tố thị trường, từ đó
làm phá vỡ các quy hoạch và kế hoạch chủ động của Nhà nước về đất đai,
buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên thay đổi các quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ban hành, làm cho chính sách về đất đai bất
ổn, gây khó khăn cho các đối tượng được giao quyền sử dụng đất.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 10
Việc lạm dụng quyền hạn trong quản lý đất đai tại các địa phương
thường xảy ra ở các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất; thu hồi quyền sử dụng
đất của người dân, để xây dựng các dự án công nghiệp và thương mại,
Về mặt lý thuyết, quyền quy hoạch sử dụng đất thuộc về chủ sở hữu
đất, vì vậy chính quyền các địa phương với vai trò đại diện chủ sở hữu, nắm
giữ toàn quyền và độc quyền trong lập, sửa đổi quy hoạch đất đai.
Trong một số trường hợp, khi có sự tham gia và bị chi phối của các

nhóm lợi ích, mà Nhà nước không quản lý giám sát được, sẽ dẫn đến hậu quả
quy hoạch không còn phục vụ các mục đích chung vì cộng đồng và vì lợi ích
của người dân, mà tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích tìm kiếm lợi nhuận,
được che đậy thông qua các dự án đầu tư về kinh tế - xã hội.
Việc nhận thức và vận dụng không đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai trong thời gian qua đã dẫn đến sự lãng phí về đất đai, gây thiệt hại cho
người sử dụng đất, đồng thời nảy sinh những tiêu cực, mâu thuẫn gay gắt
trong lĩnh vực này.
Từ đó dẫn đến sự hoài nghi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nảy sinh
ý kiến đòi hỏi phải thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp củng cố chế độ sở hữu toàn
dân về tài nguyên thiên nhiên
1. Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu của
quá trình phát triển ở nước ta
Cần khẳng định rằng, chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên
trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và phù hợp về phương diện lý luận và
thực tiễn.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 11
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là
xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó có chế độ tư hữu về tài
nguyên thiên nhiên.
Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng học thuyết của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì vậy việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất và chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là phù hợp về
phương diện lý luận.
Đồng thời, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, tất yếu đòi hỏi phải dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất và chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên.

Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên, cần được coi là
tuyên ngôn chính trị về chế độ sở hữu, chứ không phải là một định chế pháp
lý.
Tài nguyên thiên nhiên nói chung, tương tự như đất đai, rừng, khoáng
sản, nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác là các yếu tố thuộc
về môi trường sống tự nhiên, nên không thể là tài sản thuộc phạm trù sở hữu
của Luật Dân sự.
Về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền
sở hữu, đó là kiểm soát quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thực thi
quyền định đoạt tài nguyên thiên nhiên khi cần thiết, bảo đảm lợi ích chung,
không tước đoạt hay giành quyền của các chủ thể sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.
Tuy nhiên, các chủ thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên khi muốn thay
đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của Nhà
nước.
Tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn
liền với đất, dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, như tài nguyên nước, rừng,
khoáng sản, là sở hữu chung của toàn dân được tạo dựng qua nhiều thế hệ.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 12
Vì vậy, xác lập chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là
khẳng định quyền của mỗi công dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử
dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các tài sản gắn liền với
nó theo cơ chế dân chủ.
Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ bảo đảm cho
các quan hệ trong xã hội được vận hành trên nền tảng của quyền sở hữu
chung, song dưới những hình thức sở hữu cụ thể được thể chế hóa bằng luật
pháp, chính sách gắn với những hoạt động cụ thể ở nhiều tầng nấc khác nhau.
Ngoài ra, chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên còn có ý

nghĩa trong quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tạo sự tương đồng
với khái niệm chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên, biên giới, lãnh thổ của
quốc gia.
Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên còn tạo điều kiện để
các cộng đồng dân cư tham gia định đoạt, khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ
tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo đảm cho mọi người dân giám sát việc
quản lý, quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của chính
quyền các cấp.
Vì vậy, chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên có cơ sở vật
chất và nền tảng quan hệ xã hội để xác lập, tồn tại lâu dài.
Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên phải được thực hiện
bằng những quy định trong Hiến pháp về chủ quyền quốc gia và các quyền,
nghĩa vụ chung của công dân đối với đất nước.
Lịch sử quyền sở hữu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam có
nhiều thay đổi, biến động do những tác động khách quan lẫn chủ quan.
Vì vậy, thay đổi chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên
có thể gây ra nhiều sự xáo trộn, khó lường trong tâm lý, nhận thức, tình cảm
của nhiều bộ phận dân cư có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị,
xã hội phức tạp.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 13
Những mâu thuẫn, bất cập trong quản lý tài nguyên thiên nhiên thời
gian qua do những bất cập trong các quy định hiện hành về tài nguyên thiên
nhiên, cũng như sự yếu kém của bộ máy quản lý, thực thi pháp luật, chính
sách về tài nguyên thiên nhiên, chứ không phải việc duy trì chế độ sở hữu
toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên.
2. Củng cố chế độ sở hữu toàn dân và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên
Để chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên được thực thi có

hiệu quả cần phải có cơ chế phù hợp.
Tài nguyên thiên nhiên và tài sản gắn liền với nó có quan hệ chặt chẽ
với các yếu tố quan trọng khác liên quan đến lãnh thổ, an ninh quốc gia, lịch
sử, văn hóa, kinh tế, của quốc gia.
Nên việc hướng dẫn, quy định cách sử dụng các quyền ấy sao cho phù
hợp giữa lợi ích của xã hội với lợi ích tập thể và lợi ích của các nhân là điều
cần phải thực hiện.
Thực thi chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên, trước hết
cần phân định rõ trên cơ sở pháp luật vai trò của Nhà nước là đại diện cho
chủ sở hữu toàn dân, với quyền sử dụng đất của người dân, đồng thời phải
phân định rõ các quyền của người sử dụng đất.
Thừa nhận tài nguyên thiên nhiên là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi
việc xử lý vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm mối
quan hệ hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư với người dân.
Tôn trọng quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp pháp của người
dân gắn liền với quyền cư trú, quyền có nhà ở và việc làm mà Hiến pháp quy
định.
Cần phải khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Luật chuyên
ngành về tài nguyên thiên nhiên và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài
nguyên thiên nhiên để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại
hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý nguồn lực, sử dụng tài
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 14
nguyên thiên nhiên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích
trước mắt cũng như lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái.
Luật chuyên ngành cũng cần xác định vai trò, vị trí và sự tham gia của
cơ quan phối hợp liên vùng, liên ngành nhằm khắc phục tình trạng manh
mún, phân tán, chia cắt quy hoạch, góp phần bảo đảm sự thống nhất trong
quy hoạch tài nguyên thiên nhiên ở từng địa phương và trên phạm vi quốc
gia.

Cần công khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh
tình trạng đầu cơ, trục lợi của một số cá nhân như trong thời gian qua.
Tạo điều kiện cho người dân ở các vùng quy hoạch được tham gia quá
trình quy hoạch, giải tỏa, đền bù, tái định cư theo phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phải có quy định xử lý dứt điểm quy hoạch “treo”, bổ sung các chế tài
xử phạt hành vi vi phạm công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
để bảo đảm quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm.
Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho người dân sử dụng lâu dài gắn
liền với lợi ích của họ, điều này sẽ cho phép khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên có hiệu quả, đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên tài
nguyên thiên nhiên.
Thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên phải bảo
đảm cho người sử dụng đất yên tâm bỏ công sức, trí tuệ, vốn liếng vào khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả cao nhất.
Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, nguồn sống của người dân, tài sản, nguồn lực to lớn
của đất nước.
Khẳng định tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đồng thời phải có cơ chế quy định
rõ ràng, cụ thể, thực thi đầy đủ, đúng đắn các quyền của đại diện chủ sở hữu
và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, phù hợp với lợi ích của người
dân.
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 15
Các chủ thể, khi có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thì quyền đó
cũng được coi như là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt, được phép chuyển
nhượng, trao đổi, thế chấp, thừa kế.
Thực thi chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên cần phải có
một cơ chế quản lý thích hợp, đi kèm với hệ thống luật pháp, chính sách đúng

đắn, ổn định cùng với bộ máy quản lý có hiệu quả và đội ngũ nguồn nhân lực
với những người có đủ tâm và tầm, thì sẽ bảo đảm cho việc quy hoạch, khai
thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả, giải quyết được những mâu
thuẫn và xung đột trong lĩnh vực sử dụng, quản lý, khai thác tài nguyên thiên
nhiên, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng liên quan đến tài
nguyên thiên nhiên, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để
phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự 2005;
2. Luật Đất đai 2013;
3. Luật Bảo vệ Môi trường 2014;
4. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
5. Luật Khoáng sản 2010.
6. Luật Tài nguyên Nước 2012
7. Luật Thủy sản 2003
8. Luật Thuế Bảo vệ Môi trường 2010
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 16
9. Chủ nghĩa Tư bản phiên bản 3.0 – Peter Barnes – Nguyễn Đình Huy
dịch – Nhà xuất bản Trẻ 2008
10. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực
hiện – TS. Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Lý luận chính trị, Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí Cộng sản 2013
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN TẠI VIỆT NAM Trang 17

×