Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU-ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC CHƯƠNG TRONG SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 203 trang )

LỜI TỰA
__________________________________________


MỤC ĐÍCH


Cuốn sách này đưa ra một khuôn khổ, một qui trình và những cách tiếp cận về soạn thảo đối
với việc thiết kế nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp trong
các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sự quan tâm đến và việc sử dụng nghiên cứu định
tính gia tăng, sự xuất hiện của những cách tiếp cận nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp
và sự sử dụng tiếp tục các hình thức truyền thống của các thiết kế nghiên cứu định lượng làm
cho việc so sánh độc đáo về ba cách tiếp cận điều tra trong cuốn sách này trở thành rất cần
thiết. Việc so sánh này bắt đầu bằng sự xem xét sơ bộ về những lời khẳng định tri thức cho cả
ba cách tiếp cận điều tra, sự xem xét lại tài liệu trong quá khứ, và những suy ngẫm về tầm
quan trọng của việc viết lách và những vấn đề đạo lý trong việc điều tra nghiên cứu học thuật.
Kế đến, cuốn sách này đề cập đến những thành phần cốt yếu của qui trình nghiên cứu: viết
phần giới thiệu đề án nghiên cứu; phát biểu mục đích của công trình nghiên cứu; xác định các
câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết; sử dụng lý thuyết; định nghĩa, ấn định giới hạn, và phát
biểu ý nghĩa của công trình nghiên cứu; và đưa ra các phương pháp và các thủ tục thu thập dữ
liệu và phân tích dữ liệu. Tại mỗi bước trong qui trình nghiên cứu này, người đọc được giảng
giải chi tiết về các cách tiếp cận định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.

Minh họa ở trang bìa của cuốn sách này thể hiện một biểu tượng về vũ trụ, vạn vật của đạo
Phật hay đạo Hin-du (Ấn độ giáo) gọi là mandala (hình tròn, bên trong có nhiều hình vẽ dạng
hình học như hình ở trang bìa). Việc tạo ra một hình tròn biểu tượng về vũ trụ này, rất giống
với việc tạo ra một thiết kế nghiên cứu, đòi hỏi phải nhìn vào “bức tranh rộng lớn” cũng như
phải chú ý hết sức kỹ đến chi tiết―một hình tròn biểu tượng vũ trụ này nếu làm bằng cát có
thể mất nhiều ngày bởi vì phải sắp xếp chính xác vị trí của các mảnh nhỏ, mà đôi khi là những
hạt cát đơn lẻ. Hình tròn biểu tượng vũ trụ này cũng cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ
phận của tổng thể, một lần nữa thể hiện thiết kế nghiên cứu, trong đó mỗi thành phần định


hình toàn bộ công trình nghiên cứu.


KHÁN GIẢ

Cuốn sách này được soạn thảo cho sinh viên trên đại học (học thạc sĩ hay tiến sĩ) và cán bộ
giảng dạy đại học, những người tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc soạn thảo một kế hoạch hay đề
án cho một bài viết trên tạp chí hay tập san học thuật, luận án tiến sĩ, hay luận văn thạc sĩ. Ở
cấp độ rộng hơn, cuốn sách này có thể được sử dụng một cách hữu ích làm sách tham khảo
lẫn sách giáo khoa cho các khóa học trên đại học. Để tận dụng được tốt nhất các đặc điểm về
thiết kế nghiên cứu trong cuốn sách này,người đọc cần phải có sự am hiểu căn bản về nghiên
cứu định tính và định lượng; tuy nhiên, các thuật ngữ sẽ được giải thích và các chiến lược đề
xuất sẽ được đưa ra cho những người chưa có những hiểu biết căn bản nói trên và cần được
trợ giúp ở cấp độ nhập môn trong qui trình thiết kế. Cuốn sách này cũng dành cho một nhóm
khán giả rộng hơn trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Những ý kiến nhận xét của
người đọc về cuốn sách này trong lần xuất bản thứ nhất cho thấy rằng những người sử dụng
cá nhân đến từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực. Tôi hy vọng rằng các nhà nghiên cứu trong
những lĩnh vực như tiếp thị, quản lý, tư pháp về hình sự, tâm lý học, xã hội học, giáo dục K-
12 (13 năm học, từ mẫu giáo đến lớp 12 trước khi vào đại học), giáo dục đại học và giáo dục
sau bậc trung học cơ sở, chăm sóc người bệnh, các khoa học về sức khỏe hay y tế, nghiên cứu
đô thị, nghiên cứu về gia đình, và các lĩnh vực khác sẽ tìm thấy ấn bản này hữu ích.
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

1
ĐỊNH DẠNG

Trong mỗi chương, tôi chia sẻ các thí dụ được rút ra từ nhiều ngành khác nhau. Các thí dụ
này được trích ra từ các cuốn sách, các bài viết trên tạp chí hay tập san học thuật, các đề án
làm luận án tiến sĩ và các luận án tiến sĩ. Mặc dù chuyên môn chính của tôi là trong lĩnh vực
giáo dục, nhưng những minh họa của tôi dự định bao gồm các ngành khoa học xã hội và nhân

văn. Những minh họa này phản ánh các vấn đề về công lý xã hội và những thí dụ về các công
trình nghiên cứu với các cá nhân bị đẩy ra ngoài lề trong xã hội của chúng ta, cũng như những
mẫu và những tổng thể truyền thống được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu xã hội. Sự bao
quát cũng mở rộng sang chủ nghĩa đa nguyên về phương pháp luận trong nghiên cứu ngày
nay, và thảo luận này kết hợp vào các ý tưởng về triết học thay thế khác nhau, các phương
thức điều tra khác nhau, và nhiều thủ tục.

Cuốn sách này không phải là một cuốn sách giáo khoa chi tiết về phương pháp; thay vào đó,
tôi nêu bật những đặc điểm thiết yếu của thiết kế nghiên cứu. Phạm vi trình bày về các chiến
lược điều tra trong nghiên cứu chỉ giới hạn trong các hình thức được sử dụng thường xuyên
nhất: các cuộc thí nghiệm/thực nghiệm và các cuộc điều tra/khảo sát trong nghiên cứu định
lượng; các nghiên cứu theo hiện tượng học, dân tộc học, lý thuyết có cơ sở, nghiên cứu tình
huống, và nghiên cứu tường thuật trong nghiên cứu định tính; và thiết kế có tính đồng thời,
thiết kế theo trình tự, và thiết kế có tính biến đổi trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp. Mặc dù các sinh viên chuẩn bị đề án làm luận án tiến sĩ sẽ tìm thấy cuốn sách này hữu
ích cho mình, nhưng những đề tài có liên quan đến chiến thuật trình bày và thương lượng với
các hội đồng phụ trách đào tạo trên đại học về một công trình nghiên cứu được giải quyết kỹ
lưỡng trong các cuốn sách giáo khoa khác.

Phù hợp với những qui ước đã được chấp nhận về việc viết tài liệu nghiên cứu học thuật, tôi
đã cố gắng loại bỏ bất kỳ từ ngữ hay thí dụ nào chuyển tải định hướng phân biệt giới tính hay
sắc tộc. Các thí dụ được chọn lựa để cung cấp một loạt đầy đủ các định hướng giới tính và
văn hóa. Tôi cũng không thiên vị trong việc sử dụng các thảo luận định tính và định lượng
của mình―người đọc sẽ tìm thấy rằng đôi khi tôi bắt đầu bằng các thí dụ định tính và đôi khi
tôi bắt đầu bằng các thí dụ định lượng. Người đọc cần lưu ý rằng trong các thí dụ dài hơn,
được trích dẫn từ các nguồn khác và trình bày trong cuốn sách này, có tham khảo đến nhiều
tác phẩm hay các bài báo khác. Ở đây, tôi sẽ chỉ dẫn chứng tác phẩm mà tôi sử dụng làm thí
dụ minh họa là tài liệu tham khảo, chứ không nêu ra toàn bộ danh sách các tài liệu tham khảo
được bao hàm trong một thí dụ cụ thể.


Như với cuốn sách xuất bản lần thứ nhất, tôi đã duy trì những nét đặc trưng để cải thiện tính
rõ ràng, dễ đọc và tính dễ hiểu của tài liệu. Những nét đặc trưng này là những dấu chấm tròn
to và in đậm (●) để nhấn mạnh các điểm chính, các điểm đánh số (1., 2. v.v) để nhấn mạnh
các bước trong một qui trình, các đoạn dài hơn với những lời chú thích để cung cấp cho người
đọc những ý tưởng nghiên cứu cốt yếu được đưa vào trong các đoạn đó, và những từ ngữ
được nêu bật (trong sách này từ ngữ được nên bật bằng cách in nghiêng) để giúp các nhà
nghiên cứu phát triển vốn từ ngữ của họ về các cách tiếp cận nghiên cứu định lượng, định
tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Ở cuối mỗi chương đều có cả các bài tập trau dồi kỹ
năng viết, với các bài tập này người đọc có thể thực hành những nguyên tắc đã học trong
chương đó, lẫn danh sách các bài đọc thêm có chú giải, gồm có những tham khảo đến các
sách giáo khoa hay bài viết khác mà sẽ mang lại sự hiểu biết đầy đủ hơn về nội dung được
trình bày trong cuốn sách này.

Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, những nét đặc trưng mới đã được thêm vào
để đáp ứng những phát triển trong nghiên cứu và phản hồi của người đọc:

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

2
• Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đã được thêm vào các cách tiếp cận định lượng
và định tính. Trong mỗi chương, tôi đều thảo luận về qui trình thiết kế một đề án hay kế
hoạch nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp ngoài việc trình bày hai cách tiếp cận kia
(định lượng và định tính).

• Chương trình bày về việc viết lách, tìm thấy ở cuối cuốn sách trong lần xuất bản thứ nhất,
đã được chuyển lên thành chương thứ ba ở phần đầu cuốn sách này. Quả thực, trước khi
viết một đề án nghiên cứu, các tác giả cần phải xét đến những đặc điểm cơ bản của việc
viết đề án.

• Những vấn đề về đạo lý cũng được đưa vào cuốn sách này theo một cách thức nghiêm túc

và đáng kể hơn. Trong chương thứ ba, tôi dành ra trọn một phần để trình bày các vấn đề
về đạo lý có thể nảy sinh trong các thiết kế nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các
phương pháp hỗn hợp. Các vấn đề về đạo lý phải được dự kiến một cách thỏa đáng vào
lúc bắt đầu dự án nghiên cứu.

• Nhiều sáng kiến mới đã xảy ra trong nghiên cứu định tính kể từ khi tôi là tác giả của ấn bản
đầu tiên của cuốn sách này. Chương về các thủ tục định tính, Chương 10, phản ánh nhiều tư
duy mới về đề tài này, bao gồm những phát triển trong các cách tiếp cận nghiên cứu có tính
tuyên truyền vận động, khuyến khích sự tham gia của mọi người và có tính giải phóng mà
hiện đã trở thành quan trọng đối với hầu hết điều tra định tính.

• Tương tự, nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đã mở rộng và cho thấy có hiệu quả với
tư cách là một cách tiếp cận điều tra kể từ khi cuốn sách này của tôi được xuất bản lần đầu.
Chương có nhan đề “Nghiên cứu Kết hợp Định tính và Định lượng” trong cuốn sách xuất bản
lần thứ nhất được gọi một cách thích hợp là “Các Thủ tục trong Nghiên cứu theo các Phương
pháp Hỗn hợp” trong cuốn sách xuất bản lần thứ hai này. Tôi đã viết lại toàn bộ chương này
để phản ánh tư duy đã nổi lên trong suốt thập niên vừa qua.

• Trong mỗi chương, tôi đều thêm vào những tài liệu tham khảo cập nhật trong phạm vi
chương đó cũng như những tài liệu tham khảo mới cho phần “bài đọc thêm” sao cho
người đọc có thể kết hợp một số bài đọc cổ điển với các tác phẩm mới.

• Trong việc thảo luận về các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, tôi đã đưa ra nhiều thí dụ
hơn và đã làm rõ những điều chỉ dẫn về việc viết những dạng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
khác nhau. Những minh họa chuyên biệt bổ sung đã được thêm vào đối với các cách tiếp cận
nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.


ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC CHƯƠNG TRONG SÁCH



Cuốn sách này được chia thành hai phần. Phần I gồm có các bước mà các nhà nghiên cứu cần
phải xem xét trước khi họ xây dựng đề án hay kế hoạch nghiên cứu. Phần II thảo luận về các
bước thực sự trong việc soạn thảo một đề án hay kế hoạch nghiên cứu. Sau đây là tóm tắt
ngắn gọn về mỗi chương.



Phần I: Những Điều cần Xem xét Sơ bộ

Phần này của cuốn sách thảo luận về việc chuẩn bị cho qui trình thiết kế. Phần này gồm từ
Chương 1 đến hết Chương 3.
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

3

Chương 1: Khuôn khổ Thiết kế

Trong chương này, tôi thảo luận về tầm quan trọng của việc có được một khuôn khổ để thiết
kế nghiên cứu. Khuôn khổ này liên quan đến việc kết hợp những lời khẳng định được đưa ra
về những gì tạo nên tri thức, một chiến lược điều tra, và những phương pháp chuyên biệt. Ba
cách tiếp cận do sự liên kết này tạo ra: định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn
hợp. Chương này sẽ giúp nhà nghiên cứu nhận diện ba cách tiếp cận này và chọn cách tiếp
cận nào để sử dụng cho một công trình nghiên cứu cụ thể.

Chương 3: Các Chiến lược về Viết Đề án Nghiên cứu và những Điều cần
Xem xét về Đạo lý

Trước khi bắt đầu qui trình thiết kế đề án nghiên cứu, nhà nghiên cứu cũng cần xây dựng một
nhận thức về toàn bộ cấu trúc viết đề án nghiên cứu và dự kiến những điều cần xem xét về

đạo lý có thể nảy sinh trong suốt nghiên cứu. Chương này đưa ra các đề cương cho các đề án
nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Chương này cũng xét
đến các vấn đề đạo lý thường nảy sinh trong suốt các công trình nghiên cứu.


Phần II: Việc Thiết kế Nghiên cứu

Phần này của cuốn sách mô tả các bước trong qui trình nghiên cứu. Phần này bao gồm các
chương còn lại, từ Chương 4 đến hết Chương 11.

Chương 4: Phần Giới thiệu

Điều quan trọng là giới thiệu một cách thích hợp công trình nghiên cứu. Điều này đòi hỏi
phải xác định vấn đề nghiên cứu (vấn đề khó khăn hay vấn đề), trình bày vấn đề này trong
phạm vi tài liệu hiện hữu, chỉ ra những điểm khiếm khuyết trong tài liệu, và nhắm công trình
nghiên cứu vào một nhóm khán giả. Chương này cung cấp một phương pháp có hệ thống để
thiết kế một phần giới thiệu uyên bác đối với một đề án nghiên cứu hay công trình nghiên
cứu.

Chương 5: Lời Phát biểu Mục đích Nghiên cứu

Ở phần đầu của các đề án nghiên cứu, các tác giả đề cập đến mục đích chủ yếu hay chủ đích của
công trình nghiên cứu. Đoạn này là lời phát biểu quan trọng nhất trong toàn bộ đề án nghiên
cứu. Trong chương này, người đọc sẽ học được cách thức viết lời phát biểu mục đích cho các
công trình nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp và sẽ biết được
một “bản gốc” (để điền vào) thật hữu ích trong qui trình viết đề án.

Chương 6: Các Câu hỏi Nghiên cứu và các Giả thuyết

Các câu hỏi và các giả thuyết được đề cập bởi nhà nghiên cứu dùng để thu hẹp và đưa vào

trọng tâm mục đích của công trình nghiên cứu. Như một cột mốc quan trọng khác trong dự án
nghiên cứu, tập hợp các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần được viết một cách cẩn thận.
Trong chương này, người đọc sẽ học được cách thức viết cả các câu hỏi nghiên cứu định tính
lẫn các câu hỏi nghiên cứu định lượng và các giả thuyết định lượng, cũng như cách thức sử
dụng cả hai hình thức trong việc viết các câu hỏi và các giả thuyết trong nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp. Trong chương này có nhiều thí dụ dùng để minh họa các qui trình nói
trên.
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

4

Chương 7: Việc Sử dụng Lý thuyết trong Nghiên cứu

Các lý thuyết đáp ứng những mục đích khác nhau trong ba hình thức điều tra định lượng, định
tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Trong nghiên cứu định lượng, các lý thuyết cung cấp
một lời giải thích đề xuất cho mối quan hệ giữa các biến đang được nhà điều tra kiểm định.
Trong nghiên cứu định tính, các lý thuyết thường được dùng làm một lăng kính (quan điểm)
cho việc điều tra hay các lý thuyết được tạo ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong các
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà nghiên cứu sử dụng các lý thuyết theo
nhiều cách thức, bao gồm những cách thức sử dụng gắn với cách tiếp cận nghiên cứu định
lượng và cách tiếp cận nghiên cứu định tính. Chương này trình bày tổng quan về việc lý
thuyết có thể được sử dụng như thế nào trong ba cách tiếp cận nghiên cứu và dẫn chứng các
thí dụ cụ thể để minh họa những cách sử dụng này.

Chương 8: Các Định nghĩa, những GiớI hạn được Ấn định, những Điều Hạn chế, và Ý
nghĩa

Tất cả các nhà nghiên cứu ấn định những giới hạn hay những ranh giới xung quanh những
điều mà công trình nghiên cứu của họ sẽ giải quyết. Những giới hạn hay ranh giới này định
rõ những thuật ngữ được sử dụng trong công trình nghiên cứu, hạn chế những cách thực hành

được sử dụng, và hướng ý nghĩa của nghiên cứu được đề xuất nhắm vào những nhóm khán
giả khác nhau. Chương này giúp người đọc thiết kế mỗi phần trong các phần trình bày này
cho một đề án hay kế hoạch nghiên cứu.

Chương 9: Các Phương pháp Định lượng

Các phương pháp định lượng bao gồm các qui trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải
thích (diễn giải), và viết ra các kết quả của một công trình nghiên cứu. Các phương pháp
chuyên biệt hiện hữu trong cả nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát lẫn nghiên cứu dựa
trên cuộc thí nghiệm. Các phương pháp chuyên biệt này liên quan đến việc xác định mẫu và
tổng thể, việc nêu rõ chiến lược điều tra, việc thu thập và phân tích dữ liệu, việc trình bày các
kết quả, đưa ra lời giải thích và viết nghiên cứu theo cách thức phù hợp với một công trình
nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát hay cuộc thí nghiệm. Trong chương này, người
đọc sẽ học được các thủ tục chuyên biệt để thiết kế các phương pháp điều tra/khảo sát hay thí
nghiệm.

Chương 10: Các Thủ tục Định tính

Những cách tiếp cận định tính đối với việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và viết báo cáo
nghiên cứu khác với các cách tiếp cận định lượng, truyền thống. Việc sử dụng phương pháp
lấy mẫu có mục đích, việc thu thập dữ liệu mở, việc phân tích văn bản hay hình ảnh, việc
trình bày thông tin bằng hình và bảng, và việc giải thích có tính cá nhân các kết quả tìm thấy,
tất cả đều thể hiện đặc điểm của các thủ tục định tính. Chương này đưa ra các bước trong việc
thiết kế các thủ tục định tính, cũng như minh họa các thủ tục này bằng các thí dụ trích từ các
nghiên cứu theo hiện tượng học, lý thuyết có cơ sở, dân tộc học, nghiên cứu tình huống, và
nghiên cứu tường thuật.

Chương 11: Các Thủ tục Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp.

Các thủ tục nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sử dụng các khía cạnh của cả các

phương pháp định lượng lẫn các thủ tục định tính. Trong việc thiết kế các thủ tục này, các
nhà nghiên cứu cần phải truyền đạt chủ đích của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

5
và những áp dụng của nghiên cứu này trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Kế đó,
các thủ tục bao gồm việc xác định loại chiến lược điều tra theo các phương pháp hỗn hợp, các
cách tiếp cận về thu thập và phân tích dữ liệu, vai trò của nhà nghiên cứu, và cấu trúc tổng
quát hướng dẫn nghiên cứu được đề xuất. Chương này sẽ cung cấp cho người đọc tổng quan
về nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp như được thực hành ngày nay và chỉ ra các
bước được tiến hành trong việc thiết kế thủ tục theo các phương pháp hỗn hợp cho một công
trình nghiên cứu được đề xuất.

Thiết kế một công trình nghiên cứu là một qui trình khó khăn và tốn nhiều thời gian. Cuốn
sách này sẽ không nhất thiết làm cho qui trình này dễ dàng hơn, nhưng cuốn sách này hẳn là
cung cấp những kỹ năng chuyên biệt hữu ích trong qui trình này, cung cấp kiến thức về các
bước được bao gồm trong qui trình này, và một bản hướng dẫn thực hành để soạn thảo và viết
nghiên cứu học thuật. Trước khi các bước của qui trình này bộc lộ, tôi khuyến nghị người xây
dựng đề án nghiên cứu nên suy nghĩ kỹ lưỡng về cách tiếp cận nghiên cứu của mình, tiến
hành việc xem xét lại tài liệu về đề tài của mình, lập đề cương về các đề tài để đưa vào trong
thiết kế đề án, và bắt đầu dự kiến các vấn đề đạo lý tiềm tàng có thể nảy sinh trong nghiên cứu
của mình. Phần I của cuốn sách này giới thiệu về các đề tài này.





John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

6

LỜI CẢM ƠN
_______________________

Cuốn sách này lẽ ra đã không thể được viết ra nếu không có sự khuyến khích và những
ý tưởng của hàng trăm sinh viên trong khóa học “Xây dựng Đề án” trình độ tiến sĩ mà
tôi đã giảng dạy tại Đại học Nebraska-Lincoln trong nhiều năm. Các cựu sinh viên và
những người biên tập đặc biệt đã đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển cuốn
sách này: Tiến sĩ Sharon Hudson, Tiến sĩ Leon Cantrell, người quá cố Nette Nelson,
Tiến sĩ De Tonack, Tiến sĩ Ray Ostrander, và Diane Greenlee. Kể từ khi xuất bản
cuốn sách này lần đầu, tôi cũng đã mang ơn các sinh viên trong các khóa học về các
phương pháp nghiên cứu nhập môn do tôi giảng dạy và mang ơn các cá nhân đã tham
gia trong các cuộc hội thảo về các phương pháp hỗn hợp của tôi. Các khóa học này đã
là các “phòng thí nghiệm” của tôi cho việc tìm hiểu các ý tưởng, đưa vào những ý
tưởng mới, và chia sẻ những kinh nghiệm của tôi với tư cách tôi là một tác giả và một
nhà nghiên cứu. Ngoài ra, tôi rất biết ơn về những đề nghị sâu sắc do những nhà phê
bình sau đây đưa ra: Susan E. Dutch, Đại học Tiểu bang Westfield; Hollis Glaser, Đại
học Nebraska; Steve Guerriero, Trường Antioch New England; Gladys Hildreth, Đại
học Kentucky; Nancy Leech, Đại học Tiểu bang Colorado; Martha NonteroSieburth,
Đại học Massachusetts, Boston; David Morgan, Đại học Tiểu bang Colorado; và
Kathleen Young, Đại học New Mexico.

Ngoài ra, nếu không có sự hỗ trợ và khuyến khích của các bằng hữu của tôi tại
Nhà Xuất bản Sage thì lẽ ra tôi đã không thể xuất bản cuốn sách này. Nhà Xuất bản
Sage đã và hiện là một nhà xuất bản hạng nhất. Tôi đặc biệt chịu ơn nhiều đối với
người biên tập và cố vấn, C. Deborah Laughton. Trong suốt một thập niên làm việc
với Nhà Xuất bản Sage, C. Deborah luôn luôn mang đến cho tôi sự hướng dẫn có suy
nghĩ chín chắn, cặp mắt chuyên nghiệp và thành thạo về thiết kế, và sự khuyến khích
đối với tôi với tư cách tôi là một tác giả và một nhà nghiên cứu.










John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

7
PHẦN I
______________________________________

Những điều Xem xét Sơ bộ



■ Chương 1
Khuôn khổ Thiết kế

■ Chương 2
Xem xét lại Tài liệu

■ Chương 3
Các Chiến lược Viết Đề án Nghiên cứu và những Điều cần Xem xét
về Đạo lý


Phần I sẽ đề cập đến vài điều xem xét sơ bộ cần thiết trước khi thiết
kế một đề án hay một kế hoạch nghiên cứu. Những điều xem xét này liên

quan đến việc chọn lựa một cách tiếp cận hay một khuôn khổ cho toàn bộ
thiết kế nghiên cứu (nghĩa là định lượng, định tính, hay theo các phương
pháp hỗn hợp), việc xem xét lại tài liệu trong quá khứ để hiểu biết công
trình nghiên cứu được đề xuất bổ sung hay mở rộng nghiên cứu đã có
trước đó như thế nào, và sử dụng―ngay từ ban đầu―cách viết tốt và các
thông lệ thực hành về đạo lý.








John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

8

PHẦN II
______________________________________

Việc Thiết kế Nghiên cứu


■ Chương 4
Phần Giới thiệu Đề án Nghiên cứu (An Introduction)
■ Chương 5
Phát biểu về Mục đích Nghiên cứu (The Purpose Statement)
■ Chương 6
Các Câu hỏi Nghiên cứu và các Giả thuyết (Research

Questions and Hypotheses)
■ Chương 7
Việc Sử dụng Lý thuyết (The Use of Theory)
■ Chương 8
Các Định nghĩa, các Hạn chế, và Ý nghĩa (Definitons,
Limitations, and Significance)
■ Chương 9
Các Phương pháp Định lượng (Quantitative Methods)
■ Chương 10
Các Thủ tục Định tính (Qualitative Procedures)
■ Chương 11
Các Thủ tục Trong Nghiên cứu theo các Phương pháp
Hỗn hợp(Mixed Methods Procedures)



Phần nầy liên hệ ba cách tiếp cận―định lượng, định tính, và theo
các phương pháp hỗn hợp―với các bước trong qui trình nghiên cứu. Mỗi
chương đề cập đến một bước riêng biệt trong qui trình này.




John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

9
Về Tác giả
_________________________________________




John W. Creswell là Giáo sư về Tâm lý học Giáo dục trong chương trình trên đại học
(thạc sĩ và tiến sĩ) về các Phương pháp Định tính và Định lượng trong Giáo dục
(QQME) tại Đại học Nebraska-Lincoln. Ông chuyên về các phương pháp nghiên cứu,
điều tra định tính, và các thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp, cũng như các ứng
dụng về phương pháp học trong giáo dục, các khoa học xã hội, và y tế gia đình. John
W. Creswell là tác giả của bảy cuốn sách và nhiều chương trong các cuốn sách khác
cũng như nhiều bài viết trên các tạp chí hay tập san. Gần đây, ông đã hoàn thành một
cuốn sách giáo khoa giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu cho Nhà Xuất bản
Merrill/Pearson Education. Ông hiện đang viết các bài báo và các chương sách về
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp và đang hoàn chỉnh một cuốn sách về
nghiên cứu định tính ứng dụng cho Nhà Xuất bản Sage Publications. Ông sống ở
Lincoln, Nebraska cùng với vợ. Hai con đã trưởng thành của họ đang theo đuổi sự
nghiệp trong ngành tâm lý học và khoa học về thần kinh. John W. Creswell đang học
làm thơ, ông tích cực tham gia tập aerobics nước, và làm việc với tư cách là một nhà tư
vấn quốc gia và nhà phương pháp học nghiên cứu cho nhiều dự án trong các khoa học
xã hội và nhân văn.







John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

10
CHƯƠNG MỘT
________________________________________


KHUÔN KHỔ THIẾT KẾ

Trong hai thập niên vừa qua, các cách tiếp cận nghiên cứu đã tăng gấp bội đến mức các
nhà nghiên cứu điều tra (investigators) hay những người điều tra (inquirers) có thật nhiều
chọn lựa. Đối với những người thiết kế một đề án hay kế hoạch, tôi đề xuất nên sử dụng
một khuôn khổ tổng quát để hướng dẫn về mọi khía cạnh của nghiên cứu, từ việc đánh giá
những tư tưởng triết học tổng quát đằng sau cuộc điều tra đến những thủ tục (procedure)
chi tiết về thu thập dữ liệu và phân tích. Việc sử dụng một khuôn khổ tổng quát đã có
tiếng cũng cho phép các nhà nghiên cứu gắn chặt kế hoạch của mình vào những ý tưởng
đã được giảng dạy kỹ càng trong tài liệu và được công nhận bởi khán giả (bao gồm khán,
thính, độc giả: audiences) (thí dụ, các hội đồng của khoa ở đại học), những người này đọc
và ủng hộ các đề án nghiên cứu.
Hiện có những khuôn khổ nào cho việc thiết kế một đề án nghiên cứu? Mặc dù có
rất nhiều loại và tên gọi khác nhau trong tài liệu, nhưng tôi sẽ tập trung vào ba loại: cách
tiếp cận định lượng, cách tiếp cận định tính, và cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp
(mixed methods approach). Cách tiếp cận thứ nhất đã có sẵn cho các nhà khoa học xã hội
và nhân văn trong nhiều năm rồi, cách tiếp cận thứ hai xuất hiện chủ yếu trong suốt ba hay
bốn thập niên vừa qua, và cách tiếp cận cuối cùng còn mới mẻ và vẫn đang phát triển về cả
hình thức lẫn nội dung.
Chương này giới thiệu với người đọc về ba cách tiếp cận nghiên cứu nói trên. Tôi
cho rằng để hiểu được các cách tiếp cận này, người xây dựng đề án cần xem xét ba thành
phần của khuôn khổ: những giả định triết học về những điều cấu thành lời khẳng định tri
thức (knowledge claims); những phương thức hay thủ tục tổng quát của nghiên cứu được
gọi là các chiến lược điều tra (strategies of inquiry); và các thủ tục chi tiết về thu thập dữ
liệu, phân tích, và viết lách, được gọi là các phương pháp (methods).
Các cách tiếp cận định tính, định lượng, và cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn
hợp trình bày mỗi trong những thành phần này một cách khác nhau, và những khác biệt này
được xác định và thảo luận trong chương này. Kế đó, những kịch bản tiêu biểu kết hợp ba
thành phần nói trên được đưa ra, tiếp theo là những lý do giải thích tại sao người ta chọn cách
tiếp cận này chứ không chọn cách tiếp cận kia khi thiết kế một công trình nghiên cứu. Bài

thảo luận này sẽ không phải là một bài thảo luận triết học nghiêm túc về bản chất của tri thức,
nhưng bài thảo luận này sẽ cung cấp kiến thức căn bản thực tiễn về một số tư tưởng triết học
đằng sau nghiên cứu.

BA THÀNH PHẦN CỦA ĐIỀU TRA

Trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã sử dụng hai cách tiếp cận (approaches) – đó
là định tính và định lượng. Tôi đã mô tả mỗi cách tiếp cận này theo những giả định triết học
khác nhau về bản chất của hiện thực, khoa học luận, các giá trị, tu từ học của nghiên cứu, và
phương pháp luận (Creswell, 1994). Nhiều phát triển trong thập niên vừa qua đã dẫn đến việc
xem xét lại quan điểm nói trên.

• Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp (mixed methods research) đã được hầu hết
mọi người chấp nhận và đánh giá cao. Việc chỉ đưa vào các cách tiếp cận nghiên cứu
định lượng và định tính sẽ không bao gồm hết các cách tiếp cận chính ngày nay đang
được sử dụng trong các khoa học xã hội và nhân văn.
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

11
• Các giả định triết học khác ngoài những giả định đã được đưa ra năm 1994 đã được
thảo luận rộng rãi trong tài liệu liên quan. Nổi bật nhất, các quan điểm có tính phê phán,
các quan điểm về tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người
(advocacy/participatory perspecitves), và những tư tưởng thực dụng (thí dụ, xem
Lincoln & Guba, 2000; Tashakkori & Teddlie, 1998) đang được thảo luận rộng rãi.
Mặc dù những tư tưởng triết học vẫn còn gần như “ẩn giấu” trong nghiên cứu (Slife &
Williams, 1995), nhưng những tư tưởng triết học này vẫn ảnh hưởng đến cách thực hành
nghiên cứu và cần được xác định .
• Tình hình ngày này là cách thực hành nghiên cứu nằm đâu đó trên chuỗi biến thiên
giữa định lượng và định tính chứ không phải là định lượng so với định tính (thí dụ, tài
liệu Newman & Benz, 1998). Điều tốt nhất chúng ta có thể nói là các nghiên cứu về

bản chất có khuynh hướng có tính định lượng hơn hay định tính hơn. Theo đó, về sau
trong chương này tôi sẽ giới thiệu những kịch bản tiêu biểu về nghiên cứu định tính,
định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.
• Cuối cùng, cách thực hành nghiên cứu (như viết một đề án) bao gồm nhiều hơn các
giả định triết học rất nhiều. Những tư tưởng triết học phải được kết hợp với những
phương thức tổng quát đối với nghiên cứu (các chiến lược) và được thực hiện với
những thủ tục chuyên biệt (các phương pháp). Như thế, cần một khuôn khổ kết hợp
các thành phần về tư tưởng triết học, chiến lược, và phương pháp thành ba cách tiếp
cận (approaches) nghiên cứu.

Những ý tưởng của Crotty (1998) thiết lập cơ sở cho khuôn khổ này. Ông cho rằng trong việc
thiết kế một đề án nghiên cứu, chúng ta xem xét đến bốn câu hỏi:

1. Khoa học luận (epistemology) nào – lý thuyết về tri thức gắn chặt vào quan điểm lý
thuyết – ảnh hưởng đến cuộc nghiên cứu (thí dụ, chủ nghĩa khách quan, chủ nghĩa chủ
quan v.v)?

2. Quan điểm lý thuyết nào – quan điểm triết học – nằm đằng sau phương pháp luận
đang được đề cập (thí dụ, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu thực chứng (chủ nghĩa
thực chứng mới (postpositivm)), chủ nghĩa giải thích, lý thuyết phê phán, v.v.)?

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

12

3. Phương pháp luận nào – chiến lược hay kế hoạch hành động liên kết các phương pháp

4. Những phương pháp nào – các kỹ thuật và các thủ tục – chúng ta đề xuất sử dụng (thí

Bốn câu hỏi này cho thấy các cấp độ quyết định có liên hệ chặt chẽ với nhau đi vào

qui trìn
Với những ý tưởng này trong đầu, tôi hình dung khái niệm về (khái niệm hóa) mô hình
1. Những lời khẳng định tri thức nào nhà nghiên cứu đưa ra (bao gồm quan điểm về lý
2. ược điều tra nào sẽ ảnh hưởng đến các thủ tục?
ược sử dụng?

Các Câu hỏi
Quan điểm (lăng kính)
về lý thuyết
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Viết bài
Chứng nhận giá trị

Cách tiếp cận Nghiên cứu
Các Qui trình Thiết kế
Nghiên cứu
Các Thành phần của Điều tra

Các Lời Khẳng định Tri thức
Thay thế khác nhau (Knowledge Claims)

Được hình thành khái niệm
bởi nhà nghiên cứu
Các phương pháp
(methods)
Định tính
Định lượng
Các Phương pháp Hỗn hợp
Chuyển thành

thực tiễn

Hình 1.1 Những Lời Khẳng định Tri thức, Các Chiến lược Điều tra, và các
Phương pháp Dẫn đến các Cách Tiếp cận Nghiên cứu và Qui trình Thiết kế.

Các Chiến lược
Điều tra

với các kết quả – chi phối việc chọn lựa và sử dụng các phương pháp của chúng ta (thí
dụ, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu điều tra, dân tộc học, v.v)?
dụ, bản câu hỏi, phỏng vấn, nhóm trọng tâm (focus group) v.v)?
h thiết kế nghiên cứu. Hơn nữa, có những khía cạnh ảnh hưởng đến sự chọn lựa cách
tiếp cận nghiên cứu, đi từ những giả định tổng quát được đưa vào một đề án đến những quyết
định thực tế được đưa ra về cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.


Crotty để xử lý ba câu hỏi chính yếu đối với việc thiết kế nghiên cứu:

thuyết)?
Các chiến l
3. Những phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích nào sẽ đ
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

13
Kế tiếp, tôi vẽ một biểu đồ, như trình bày trong Hình 1.1. Hình này thể hiện cách thức ba
thành phần của điều tra (nghĩa là những lời khẳng định tri thức, các chiến lược, và phương
pháp) kết hợp để hình thành những cách tiếp cận khác nhau đối với nghiên cứu. Những cách
tiếp cận này lại được chuyển thành các qui trình trong việc thiết kế nghiên cứu. Như thế, các
bước sơ bộ trong việc thiết kế một đề án nghiên cứu là đánh giá những lời khẳng định tri thức
được đưa vào công trình nghiên cứu, xem xét chiến lược điều tra sẽ được sử dụng, và xác định

các phương pháp chuyên biệt. Bằng cách sử dụng ba thành phần này, nhà nghiên cứu lúc đó
có thể xác định cách tiếp cận điều tra theo định lượng hoặc định tính hoặc theo các phương
pháp hỗn hợp.

Bảng 1.1 Các Quan điểm về Khẳng định Tri thức Thay thế khác nhau
Chủ nghĩa Hậu Thực chứng Chủ nghĩa Cấu trúc

Sự tất định Sự hiểu biết
Khuynh hướng giải thích những hiện
tượng hoặc cấu trúc phức tạp bằng
những nguyên lý đơn giản.
Nhiều ý nghĩa do người tham gia hình
thành nên.
Quan sát và Đo lường dựa vào Thực
nghiệm
Sự cấu trúc có tính xã hội và lịch sử
Xác minh lý thuyết Sự tạo ra lý thuyết
Tuyên truyền Vận động/Khuyến khích
sự Tham gia của Mọi người
Chủ nghĩa Thực dụng
Mang tính Chính trị Kết quả của hành động
Hướng về vấn đề trao quyền Tập trung vào vấn đề
Mang tính cộng tác Có tính đa nguyên
Hướng về sự thay đổi Hướng về thực tiễn thế giới thực.


Những lời khẳng định Tri thức Thay thế Khác nhau

Phát biểu lời khẳng định tri thức có nghĩa là các nhà nghiên cứu khởi đầu một đề án bằng các
giả định nhất định về cách thức họ sẽ học hỏi và những điều gì họ sẽ học hỏi trong suốt cuộc

nghiên cứu điều tra của họ. Những lời khẳng định tri thức này có thể gọi là các học thuyết
(Lincoln & Guba, 2000; Mertens, 1998); các giả định triết học, khoa học luận, bản thể học
(Crotty, 1998); hay các phương pháp luận về nghiên cứu được nhận thức rộng rãi (Neuman,
2000). Về mặt triết học, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khẳng định tri thức về vấn đề tri thức
là gì (bản thể học), làm sao chúng ta biết được tri thức (khoa học luận) các giá trị nào đi vào
tri thức (ngành triết học về bản chất của giá trị và loại giá trị), chúng ta viết về tri thức như thế
nào (tu từ học), và các qui trình để nghiên cứu tri thức (phương pháp luận) (Creswell, 1994).
Bốn trường phái tư tưởng về lời khẳng định tri thức sẽ được thảo luận: chủ nghĩa hậu thực
chứng, chủ nghĩa cấu trúc (constructirism), quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự
tham gia của mọi người, và chủ nghĩa thực dụng. Những yếu tố chính của mỗi quan điểm
được trình bày trong Bảng 1.1. Trong những phần thảo luận tiếp theo, tôi sẽ cố gắng thể hiện
những tư tưởng triết học khái quát của các lập trường này thành thực tiễn.

Những Lời Khẳng định Tri thức theo chủ nghĩa Hậu thực chứng

Theo truyền thống, các giả định theo chủ nghĩa hậu thực chứng đã chi phối những lời
khẳng định về những gì bảo đảm cho tri thức. Quan điểm này đôi khi được gọi là nghiên cứu
theo “phương pháp khoa học” hay làm “khoa học”. Quan điểm này cũng được gọi là nghiên
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

14
cứu định lượng, nghiên cứu theo chủ nghĩa thực chứng/hậu thực chứng, khoa học thực
nghiệm, và chủ nghĩa hậu thực chứng. Thuật ngữ cuối cùng, “chủ nghĩa hậu thực chứng”, đề
cập đến tư tưởng vào thời gian sau chủ nghĩa thực chứng, thách thức khái niệm truyền thống
về chân lý tuyệt đối của tri thức (Phillips & Burbules, 2000) và công nhận rằng chúng ta
không thể “thực chứng” về những lời khẳng định tri thức của chúng ta khi nghiên cứu về hành
vi và hành động của con người. Truyền thống hậu thực chứng xuất phát từ các tác giả của thế
kỷ thứ 19 như Comte, Mill, Durkheim, Newton, và Locke (Smith, 1983), và gần đây nhất
truyền thống này đã được diễn tả rõ bởi các tác giả như Phillips và Burbules (2000).


Chủ nghĩa hậu thực chứng thể hiện triết lý theo thuyết tất định (thuyết quyết định)
trong đó nguyên nhân có lẽ quyết định kết quả hay kết cục. Như thế, những vấn đề được
nghiên cứu bởi những người theo chủ nghĩa hậu thực chứng phản ánh yêu cầu xem xét những
nguyên nhân ảnh hưởng đến các kết cục, như những vấn đề được xem xét trong các thí
nghiệm. Chủ nghĩa hậu thực chứng cũng có khuynh hướng giải thích các hiện tượng phức tạp
bằng những nguyên lý tương đối đơn giản (reductionistic) theo nghĩa là có chủ ý rút gọn các ý
tưởng thành một tập ý tưởng rời rạt và ngắn gọn để kiểm định, như các biến số cấu thành các
giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu. Tri thức phát triển thông qua lăng kính của người theo
chủ nghĩa hậu thực chứng dựa vào sự quan sát và sự đo lường cẩn thận hiện thực khách quan
tồn tại “bên ngoài ở đó” trên thế giới. Như thế, việc xây dựng những thước đo bằng số về
những quan sát và việc nghiên cứu hành vi của cá nhân trở thành tối quan trọng đối với một
người theo chủ nghĩa hậu thực chứng. Cuối cùng, có những quy luật hay lý thuyết chi phối thế
giới, và những quy luật hay lý thuyết này cần được kiểm định hay xác minh và cải tiến sao cho
chúng ta có thể hiểu biết về thế giới. Như thế, trong phương pháp khoa học – cách tiếp cận
nghiên cứu được những người theo chủ nghĩa hậu thực chứng chấp nhận – một cá nhân bắt đầu
với một lý thuyết, thu thập dữ liệu hoặc ủng hộ hoặc bác bỏ lý thuyết này, và kế đó thực hiện
những hiệu chỉnh cần thiết trước khi tiến hành các kiểm định bổ sung.

Khi đọc tài liệu của Phillips và Burbules (2000), người ta có thể hiểu được những giả
định chủ yếu của quan điểm này, như những giả định sau đây:

1. Tri thức là dựa vào sự phỏng đoán (và đối ngược với việc theo nguyên tắc cơ bản) –
chân lý tuyệt đối không bao giờ có thể tìm thấy được. Như thế, bằng chứng được thiết
lập trong nghiên cứu luôn luôn không hoàn hảo và có khả năng sai lầm. Chính vì lý
do này mà các nhà nghiên cứu không chứng minh các giả thuyết và thay vì thế họ chỉ
ra tình trạng không đạt yêu cầu của giả thuyết để bác bỏ.

2. Nghiên cứu là quá trình đưa ra những lời khẳng định và sau đó cải tiến hay từ bỏ một
số trong các lời khẳng định này để đưa ra những lời khẳng định khác được biện minh
mạnh mẽ hơn. Thí dụ, hầu hết nghiên cứu theo định lượng khởi đầu bằng việc kiểm

định một lý thuyết.

3. Dữ liệu, bằng chứng, và những xem xét hợp lý định hình tri thức. Trong thực tiễn, nhà
nghiên cứu thu thập thông tin trên những công cụ (instruments) dựa vào các thước đo
được hoàn chỉnh bởi những người tham gia hay bởi những quan sát được nhà nghiên
cứu ghi nhận.

4. Nghiên cứu tìm cách xây dựng những lời phát biểu xác thực phù hợp, những lời phát
biểu có thể dùng để giải thích tình hình đang được quan tâm hay mô tả những mối
quan hệ nhân quả được quan tâm. Trong các nghiên cứu định lượng, các nhà nghiên
cứu đưa ra mối tương quan giữa các biến số và đặt ra tương quan này dưới dạng các
câu hỏi hay các giả thuyết.

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

15
5. Mang tính khách quan là một khía cạnh thiết yếu của việc điều tra thành thạo, và vì lý
do này các nhà nghiên cứu phải xem xét kỹ các phương pháp và các kết luận để tìm ra
sự thiên lệch. Thí dụ, các chuẩn mực về giá trị được chứng nhận và độ tin cậy là quan
trọng trong nghiên cứu định lượng.

Những Lời Khẳng định Tri thức được Cấu trúc theo Xã hội

Những nhà nghiên cứu khác khẳng định tri thức thông qua một qui trình và loạt giả định thay
thế khác. Chủ nghĩa cấu trúc xã hội (thường được kết hợp với chủ nghĩa giải thích
(interpretivism); xem Mertens, 1998) là một quan điểm như thế. Các ý tưởng xuất phát từ
Mannheim và từ những công trình nghiên cứu như Cấu trúc Xã hội của Hiện thực của Berger
(1967) và Luckmann và Điều tra theo Chủ nghĩa Tự nhiên của Lincoln & Guba (1985).
Những tác giả gần đây hơn đã tóm lược quan điểm này là Lincoln và Guba (2000), Schwandt
(3000), Neuman (2000), và Crotty (1998), ngoài những tác giả khác nữa. Các giả định đã

được xác định trong các công trình nghiên cứu này cho rằng các cá nhân cố công tìm hiểu về
thế giới trong đó họ sống và làm việc. Họ xây dựng những ý nghĩa (meanings) có tính chủ
quan về các kinh nghiệm của họ – những ý nghĩa hướng về những đối tượng hay những thứ
nhất định. Những ý nghĩa này khác nhau và có nhiều, làm cho nhà nghiên cứu phải tìm kiếm
tính phức tạp của các quan điểm chứ không phải thu hẹp các ý nghĩa vào một ít loại hay một ít
tư tưởng. Thế thì mục tiêu của nghiên cứu là dựa càng nhiều càng tốt vào các quan điểm của
những người tham gia về tình huống đang được nghiên cứu. Các câu hỏi trở nên rộng và tổng
quát sao cho những người tham gia có thể xây dựng ý nghĩa về một tình huống, một ý nghĩa
thường đã được tôi luyện trong các cuộc thảo luận hay những sự tương tác với những người
khác. Việc đặt câu hỏi càng để mở, thì càng tốt, vì nhà nghiên cứu lắng nghe cẩn thận những
điều người ta nói hay làm, trong môi trường đời sống của họ. Thường thì những ý nghĩa có
tính chủ quan này được thương lượng về mặt xã hội và lịch sử. Nói cách khác, những ý nghĩa
này không đơn thuần được khắc sâu vào các cá nhân, mà được hình thành thông qua sự tương
tác với những người khác (do đó ta có chủ nghĩa cấu trúc xã hội) và thông qua các chuẩn mực
trong lịch sử và văn hóa có hiệu lực trong đời sống của các cá nhân. Như thế, các nhà nghiên
cứu theo chủ nghĩa cấu trúc thường xử lý “những qui trình” tương tác giữa các cá nhân. Họ
cũng tập trung vào những bối cảnh chuyên biệt trong đó người ta sống và làm việc để hiểu
được các môi trường lịch sử và văn hóa của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu công
nhận rằng quá trình đào tạo và nghề nghiệp của họ ảnh hưởng nhiều đến cách giải thích của
họ, và họ “đặt bản thân của mình” vào cuộc nghiên cứu để thông báo cho người khác biết lời
giải thích của họ bắt nguồn từ những kinh nghiệm về văn hóa và lịch sử cá nhân của họ ra sao.
Như thế, chủ ý của nhà nghiên cứu là hiểu ra được (hay giải thích) những ý nghĩa mà những
người khác có về thế giới. Thay vì khởi đầu bằng một lý thuyết (như trong chủ nghĩa hậu
thực chứng), các nhà điều tra tạo ra hay xây dựng theo phép qui nạp một lý thuyết hay mô
thức về ý nghĩa.

Thí dụ, trong việc thảo luận về chủ nghĩa cấu trúc, Crotty (1998) đã xác định được vài
giả định:

1. Những ý nghĩa được xây dựng bởi con người khi họ nỗ lực hiểu biết và đối xử với thế

giới mà họ đang giải thích. Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính có
khuynh hướng sử dụng các câu hỏi mở (open-ended questions) sao cho những người
tham gia có thể bày tỏ quan điểm của mình.

2. Con người nỗ lực hiểu biết và đối xử với thế giới của mình và hiểu được thế giới dựa
vào quan điểm lịch sử và xã hội của mình – chúng ta đều sinh ra trong một thế giới
của ý nghĩa mà nền văn hóa của chúng ta ban tặng cho chúng ta. Theo đó, các nhà
nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính tìm cách hiểu biết về bối cảnh hay môi trường
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

16
của những người tham gia thông qua việc đi khảo sát bối cảnh này và đích thân thu
thập thông tin. Họ cũng đưa ra lời giải thích về những điều họ tìm thấy, một lời giải
thích được định hình bởi những kinh nghiệm riêng và quá trình đào tạo và nghề nghiệp
của các nhà nghiên cứu.

3. Việc cơ bản tạo ra ý nghĩa luôn luôn mang tính xã hội, nảy sinh đều đều từ tương tác
với cộng đồng con người. Qui trình nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính chủ yếu
theo phép quy nạp, với việc nhà điều tra tạo ra ý nghĩa từ dữ liệu thu thập được ở hiện
trường.

Những Lời Khẳng định Tri thức theo Cách Tiếp cận Tuyên truyền
Vận động/Khuyến khích sự Tham gia của Mọi người

Một nhóm các nhà nghiên cứu khác khẳng định tri thức thông qua cách tiếp cận tuyên truyền
vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người. Quan điểm này phát sinh trong suốt thập
niên 1980 và thập niên 1990 từ một số cá nhân, những người này cảm nhận rằng các giả định
theo chủ nghĩa hậu thực chứng đã áp đặt các quy luật cơ cấu (structural laws) và các lý thuyết
theo cơ cấu không thích hợp với những cá nhân hay những nhóm bị đẩy ra ngoài lề (bị ngăn
chận không cho có quyền lực và ảnh hưởng (marginalized)) hoặc không giải quyết thỏa đáng

các vấn đề về công bằng xã hội. Về mặt lịch sử, một số tác giả theo cách tiếp cận tuyên
truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người (hay có tính giải phóng con người)
đã sử dụng các công trình nghiên cứu hay tác phẩm của Marx, Adorno, Marcuse, Habermas,
và Freire (Neuman, 2000). Gần đây hơn, để biết quan điểm này chúng ta có thể đọc các tác
phẩm của Fay (1987), Heron và Reason (1997), và Kemmis và Wilkinson (1998). Nói chung,
các nhà nghiên cứu điều tra này cảm thấy rằng lập trường của những người theo chủ nghĩa
cấu trúc đã không đạt được thành công hoàn toàn trong việc ủng hộ một chương trình hành
động (action agenda) để giúp những dân tộc bị đẩy ra ngoài lề. Những nhà nghiên cứu này tin
rằng việc điều tra cần phải được liên kết chặt chẽ với hoạt động chính trị và chương trình nghị
sự về chính trị. Như thế, nghiên cứu cần phải chứa đựng một chương trình hành động nhằm
cải cách mà có thể thay đổi cuộc sống của những người tham gia, thay đổi các định chế hay
thể chế mà trong đó các cá nhân làm việc hoặc sống, và thay đổi cuộc sống của nhà nghiên
cứu. Hơn nữa, những vấn đề cụ thể cần được giải quyết nói lên những vấn đề xã hội quan
trọng tồn tại vào một thời kỳ nào đó, những vấn đề như sự trao quyền, tình trạng bất bình
đẳng, sự áp bức, sự thống trị, sự đàn áp, sự làm cho bị xa lánh hay ghét bỏ. Nhà nghiên cứu
theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động thường trước tiên sử dụng một trong những vấn đề
nói trên làm điểm trọng tâm của nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng giả định rằng nhà điều tra
sẽ tiến hành trên tinh thần cộng tác sao cho không đẩy những người tham gia ra ngoài lề thêm
nữa do hậu quả của cuộc điều tra này. Theo nghĩa này, những người tham gia có thể giúp
thiết kế các câu hỏi, thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, hay nhận được phần thưởng cho
việc tham gia vào cuộc nghiên cứu. “Tiếng nói” của những người tham gia trở thành một
tiếng nói thống nhất nhằm mục đích cải cách và thay đổi. Sự tuyên truyền vận động này có
thể có nghĩa là mang lại một tiếng nói (quyền phát biểu ý kiến) cho những người tham gia
này, nâng cao ý thức của họ, hay đưa ra một chương trình nghị sự về sự thay đổi để cải thiện
cuộc sống của những người tham gia.

Trong phạm vi những lời khẳng định tri thức này là lập trường của các nhóm và các cá
nhân trong xã hội có thể bị đẩy ra ngoài lề hay bị tước quyền lực hay tước quyền bầu cử. Vì
thế cho nên, những quan điểm lý thuyết có thể được kết hợp với các giả định triết học xây
dựng nên bức tranh về các vấn đề đang được xem xét, với những người sẽ được nghiên cứu,

và với những thay đổi cần được thực hiện. Một số trong những quan điểm lý thuyết này được
liệt kê sau đây:

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

17
• Quan điểm ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ (Feminist perspectives) đặt vào trung
tâm và đưa ra những tình hình đa dạng của phụ nữ gặp vấn đề rắc rối và những thể chế
tạo ra những tình hình đó. Những đề tài nghiên cứu có thể bao gồm các vấn đề chính
sách liên quan đến việc thực hiện công bằng xã hội cho phụ nữ trong những bối cảnh
cụ thể hay sự hiểu biết về những tình hình bất công hay tàn ác đối với phụ nữ.
• Nghị luận dựa trên chủng tộc nêu lên những vấn đề quan trọng về việc kiểm soát và
tạo ra tri thức, đặc biệt là tri thức về những người da màu và các cộng đồng da màu
(Ladson – Billing, 2000)
• Quan điểm theo lý thuyết phê phán đề cập đến việc trao quyền cho con người để vượt
qua được những điều giới hạn hay bó buộc do chủng tộc, giai cấp, và giới tính đặt lên
họ (Fay, 1987).
• Quan điểm theo lý thuyết Queer (Người Đồng tính Luyến ái) đặt trọng tâm vào những
cá nhân tự gọi bản thân mình là người đồng tính luyến ái nữ, người đồng tính luyến ái
nam, người lưỡng tính, hay người có cảm tưởng như mình thuộc giới tính khác và đôi
khi phải chuyển đổi giới tính. Nghiên cứu có thể ít có tính vật thể hóa hơn, có thể liên
quan nhiều hơn đến phương cách chính trị và văn hóa, và có thể truyền đạt tiếng nói
(phát biểu ý kiến) và kinh nghiệm của những cá nhân đã bị đè nén (Gamson, 2000)
• Điều tra về người tàn tật xử lý ý nghĩa của việc đưa vào các trường học và bao gồm
những nhà quản lý, giáo viên, và các bậc cha mẹ có con bị tàn tật (Mertens, 1998).

Đây là những nhóm và những đề tài đa dạng, và những tóm tắt của tôi ở đây là những điều
khái quát không đầy đủ. Điều hữu ích là xem bản tóm tắt của Kemmis và Wilkinson (1998)
về những đặc điểm chính yếu của những hình thức điều tra thông qua sự tuyên truyền vận
động hay khuyến khích sự tham gia của mọi người:

1. Biện pháp khuyến khích sự tham gia của mọi người có tính trung hồi (recursive) hay
theo phép biện chứng và tập trung vào việc mang lại sự thay đổi trong thực tiễn. Như
thế, vào lúc kết thúc các nghiên cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến
khích sự tham gia của mọi người, các nhà nghiên cứu đưa ra một chương trình hành
động nhằm mục đích thay đổi.
2. Hình thức điều tra này tập trung vào việc giúp các cá nhân tự giải phóng mình khỏi
những điều giới hạn được tìm thấy trong phương tiện truyền thông đại chúng, trong
ngôn ngữ, trong các phương thức làm việc, và ở các mối quan hệ về quyền lực trong
môi trường giáo dục. Các nghiên cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận
động/khuyến khích sự tham gia của mọi người thường bắt đầu với một vấn đề quan
trọng hay quan điểm về những vấn đề khó khăn trong xã hội, như sự cần thiết của việc
trao quyền.
3. Hình thức điều tra này có tính giải phóng theo nghĩa là nó giúp cho con người được tự
do thoát khỏi những giới hạn của những cấu trúc không hợp lý và bất công hạn chế sự
tự phát triển và quyền tự quyết của con người. Mục đích của các công trình nghiên
cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người
là tạo ra một cuộc tranh luận và thảo luận chính trị sao cho thay đổi có thể xảy ra.
4. Hình thức điều tra này có tính thực tế và cộng tác bởi vì là cuộc điều tra được hoàn tất
“cùng với” những người khác chứ không phải “đối với” hay “về” những người khác.
Trên tinh thần này, các tác giả theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến khích
sự tham gia của mọi người lôi cuốn những người tham gia vào các cuộc điều tra của họ
với tư cách là những cộng tác viên tích cực.

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

18
Những Lời Khẳng định Tri thức theo Chủ nghĩa Thực dụng

Một quan điểm khác về những lời khẳng định tri thức xuất phát từ những người theo chủ
nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng bắt nguồn từ công trình của Peirce, James, Mead, và

Dewey (Cherryholmes, 1992). Các tác giả gần đây bao gồm Rorty (1990), Murphy (1990),
Patton (1990), và Cherryholmes (1992). Có nhiều hình thức của chủ nghĩa thực dụng. Đối
với phần lớn hình thức của chủ nghĩa thực dụng, những lời khẳng định tri thức nảy sinh do
những hành động, tình hình, và hậu quả chứ không phải do những điều kiện tiền lệ (như trong
chủ nghĩa hậu thực chứng). Ở đây có sự chú ý đến những ứng dụng – “điều gì có tác dụng” –
và những giải pháp của các vấn đề (Patton, 1990). Thay vì các phương pháp điều tra là quan
trọng, thì vấn đề được xét đến là quan trọng nhất, và các nhà nghiên cứu sử dụng mọi cách
tiếp cận nghiên cứu để hiểu được vấn đề (Xem Rossman & Wilson 1985). Với tư cách là một
trụ cột về triết học đối với các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp,
Tashakkori và Teddlie (1998) và Patton (1990) truyền đạt tầm quan trọng của việc tập trung
sự chú ý vào vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và sau đó sử
dụng những cách tiếp cận theo thuyết đa nguyên về triết học để rút ra tri thức về vấn đề đó.
Theo Cherryholmes (1992), Murphy (1990), và những lời giải thích của riêng tôi về các tác
giả này, chủ nghĩa thực dụng cung cấp một cơ sở cho những lời khẳng định tri thức sau đây:

1. Chủ nghĩa thực dụng không cam kết với bất cứ một hệ thống triết học và hiện thực
nào. Điều này áp dụng cho nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo nghĩa là
nhà điều tra được chọn một cách tự do từ cả các giả định định lượng lẫn các giả định
định tính khi họ tham gia vào cuộc nghiên cứu.
2. Các nhà nghiên cứu đơn lẻ có quyền tự do chọn lựa. Họ được “tự do” chọn lựa các
phương pháp, các kỹ thuật, và các qui trình nghiên cứu đáp ứng tốt nhất yêu cầu và
mục đích của họ.
3. Những người theo chủ nghĩa thực dụng không nhìn thế giới như là một thực thể thống
nhất tuyệt đối. Theo cách thức tương tự, các nhà nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp xem xét kỹ nhiều phương cách thu thập và phân tích dữ liệu chứ không phải
chỉ đồng ý với một cách (thí dụ, định lượng hay định tính)
4. Chân lý là những gì hữu hiệu vào lúc đó; chân lý không đặt trên cơ sở tình trạng lưỡng
thể chặt chẽ giữa trí óc và hiện thực khách quan hoàn toàn độc lập với trí óc. Như thế,
trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà điều tra sử dụng dữ liệu cả
định lượng lẫn định tính bởi vì cả hai loại dữ liệu này hữu hiệu trong việc mang lại sự

hiểu biết tốt nhất về một vấn đề nghiên cứu.
5. Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa thực dụng xem xét vấn đề nghiên cứu “cái gì” và
“bằng cách nào” dựa trên những kết quả dự kiến của nghiên cứu đó – họ muốn đi đến
đâu với nghiên cứu đó. Các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần xác
lập mục đích cho “việc pha trộn” của họ, đó là một cơ sở hợp lý cho những lý do tại
sao dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính cần được pha trộn ngay từ đầu.
6. Những người theo chủ nghĩa thực dụng đồng ý rằng nghiên cứu luôn luôn xảy ra trong
những bối cảnh xã hội, lịch sử, chính trị, và các bối cảnh khác. Theo cách này, các
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể bao gồm một chiều hướng hậu hiện
đại hay trái với các nguyên tắc hiện đại (postmodern turn), một lăng kính (quan điểm)
lý thuyết phản ánh các mục đích về công bằng xã hội và chính trị.
7. Những người theo chủ nghĩa thực dụng tin tưởng (Cherryholmes, 1992) rằng chúng ta cần
chấm dứt việc nêu ra những câu hỏi về hiện thực và những qui luật của tự nhiên. “Họ
chắc là đơn thuần muốn thay đổi chủ đề” (Rorty, 1983, trang xiv)

John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

19
Như thế, đối với nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp thì chủ nghĩa thực dụng mở
ra cánh cửa đi vào nhiều phương pháp, các quan điểm về thế giới khác nhau, các giả định
khác nhau, cũng như các hình thức khác nhau về thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp.

Bảng 1.2. Các Chiến lược Điều tra Thay thế khác nhau
Định lượng Định tính Theo Các Phương
pháp Hỗn hợp
Các thiết kế dựa trên thí nghiệm Tường thuật Theo trình tự
Các thiết kế không dựa trên thí
nghiệm như là các cuộc điều tra
(surveys)

Hiện tượng học Xảy ra đồng thời
Dân tộc học Có tính biến đổi
Lý thuyết có cơ sở
Nghiên cứu tình huống


Các Chiến lược Điều tra

Nhà nghiên cứu mang những giả định về những lời khẳng định tri thức vào sự chọn lựa một
thiết kế nghiên cứu. Ngoài ra, còn có những chiến lược điều tra (hay những truyền thống về
điều tra, Creswell, 1998; hay các phương pháp luận, Mertens, 1998) vận hành ở cấp độ ứng
dụng nhiều hơn. Những chiến lược điều tra này đưa ra chiều hướng cụ thể cho các thủ tục
trong thiết kế nghiên cứu. Giống như những lời khẳng định tri thức, số lượng chiến lược điều
tra đã tăng gấp bội trong những năm nói trên vì công nghệ máy tính đã thúc đẩy việc phân
tích dữ liệu và khả năng phân tích những mô hình phức tạp đến một trình độ cao hơn, và vì
các cá nhân đã sắp xếp và mô tả được rõ ràng những thủ tục mới để tiến hành nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học xã hội. Các chiến lược điều tra này góp phần tạo nên toàn bộ cách
tiếp cận nghiên cứu của chúng ta. Các chiến lược điều tra quan trọng được sử dụng trong
khoa học xã hội sẽ được thảo luận trong các Chương 9, 10, và 11 của cuốn sách này. Thay vì
trình bày tất cả hay nhiều chiến lược điều tra, các chương này chỉ tập trung vào những chiến
lược được sử dụng thường xuyên trong khoa học xã hội. Ở đây, tôi sẽ giới thiệu những chiến
lược điều tra vốn sẽ được thảo luận sau này và được trích dẫn trong các thí dụ về nghiên cứu
khắp cuốn sách này. Bảng 1.2 trình bày tổng quan về các chiến lược điều tra này.


Các Chiến lược Gắn liền với Các tiếp cận Định lượng

Trong suốt những thập niên cuối thế kỷ thứ 19 và trong suốt thế kỷ thứ 20, các chiến lược
điều tra gắn liền với nghiên cứu định lượng là những chiến lược sử dụng quan điểm theo chủ
nghĩa hậu thực chứng. Những chiến lược này bao gồm những thí nghiệm đích thực và những

thí nghiệm kém chính xác và tỉ mỉ gọi là gần như-thí nghiệm (quasi-experiments) và những
nghiên cứu về tương quan (Campbell & Stanley, 1963), và những thí nghiệm một đối tượng
chuyên biệt (Cooper, Heron & Heward, 1987; Newman & McCormick, 1995). Gần đây hơn,
các chiến lược định lượng bao hàm những thí nghiệm phức tạp với nhiều biến số và nhiều sự
xử lý (thí dụ, các thiết kế theo yếu tố, các thiết kế theo số đo lặp lại). Các chiến lược này
cũng bao gồm các mô hình cấu trúc rất chi tiết mà có đưa vào các mô thức nhân quả và nhận
dạng về sức mạnh tập thể của nhiều biến. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ tập trung vào hai
chiến lược điều tra: các cuộc thí nghiệm và các cuộc điều tra (surveys).

• Các cuộc thí nghiệm bao gồm những thí nghiệm đích thực, với việc chỉ định theo cách
ngẫu nhiên các đối tượng cho các điều kiện xử lý, cũng như các cuộc thí nghiệm được
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

20
gọi là gần như-thí nghiệm sử dụng các thiết kế không sắp xếp theo ngẫu nhiên
(Keppel, 1991). Gần như-thí nghiệm bao gồm các thiết kế một đối tượng.

• Các cuộc điều tra (surveys) bao gồm các nghiên cứu chéo và nghiên cứu dọc, sử dụng
bản câu hỏi hay những cuộc phỏng vấn được tổ chức có hệ thống để thu thập dữ liệu,
với ý định tổng quát hóa từ mẫu sang tổng thể (Babbie, 1990).


Các Chiến lược Gắn liền với Cách Tiếp cận Định tính

Trong nghiên cứu định tính, trong suốt thập niên 1990, số lượng và các loại phương pháp
cũng trở nên có thể thấy được rõ ràng hơn. Có những cuốn sách đã tóm lược nhiều loại khác
nhau (như 19 chiến lược do Wolcott, 2001 định rõ) và các thủ tục hoàn chỉnh hiện có sẵn đối
với các phương pháp điều tra định tính chuyên biệt. Thí dụ, Clandinin và Conelly (2000) đã
xây dựng một bức tranh về những gì “các nhà nghiên cứu theo phương pháp tường thuật làm”,
Moustakas (1994), đã thảo luận về những nguyên tắc triết học và các thủ tục của phương pháp

hiện tượng học, và Strauss, và Corbin (1990, 1998) đã giải thích và phân tích tỉ mỉ các thủ tục
của lý thuyết có cơ sở. Wolcott (1999) đã tóm lược các thủ tục về dân tộc học, và Stake
(1995) đã định rõ các qui trình của nghiên cứu theo hình thức nghiên cứu tình huống. Trong
cuốn sách này, những phần minh họa sẽ được rút ra từ những chiến lược sau đây:

• Dân tộc học, trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu một nhóm theo văn hóa còn nguyên
vẹn trong môi trường tự nhiên trong suốt một thời kỳ kéo dài bằng cách thu thập dữ
liệu, chủ yếu là dữ liệu dựa trên quan sát (Creswell, 1998). Qui trình nghiên cứu linh
hoạt và thường tiến hóa một cách phụ thuộc vào bối cảnh để đáp ứng những thực tế
sống gặp phải trong môi trường thực địa (Le Compte & Schensul, 1999)

• Lý thuyết có cơ sở, trong đó nhà nghiên cứu cố gắng rút ra một lý thuyết tổng quát,
trừu tượng về một quá trình, hành động, hay sự tương tác dựa trên cơ sở các quan
điểm của những người tham gia vào cuộc nghiên cứu. Qui trình này bao gồm việc sử
dụng nhiều giai đoạn thu thập dữ liệu và việc tinh chỉnh và mối quan hệ qua lại của
các loại thông tin (Strauss & Corbin, 1990, 1998). Hai đặc điểm chủ yếu của thiết kế
này là việc so sánh liên tục dữ liệu với các loại thông tin mới xuất hiện và việc lấy
mẫu theo lý thuyết các nhóm khác nhau để tối đa hóa những điểm tương tự và những
điểm khác biệt của thông tin.

• Nghiên cứu tình huống, trong đó nhà nghiên cứu xem xét thấu đáo một chương trình,
một sự kiện, một hoạt động, một qui trình, hoặc một hay nhiều hơn một cá nhân. Tình
huống hay các tình huống được giới hạn bởi thời gian và hoạt động, và các nhà nghiên
cứu thu thập thông tin chi tiết bằng cách sử dụng nhiều thủ tục thu thập dữ liệu khác
nhau trong một thời kỳ dài (Stake, 1995).

• Nghiên cứu theo hiện tượng học, trong đó nhà nghiên cứu xác định “phần cốt lõi” của
những kinh nghiệm của con người liên quan đến một hiện tượng, như được mô tả bởi
những người tham gia vào cuộc nghiên cứu. Sự hiểu biết “những kinh nghiệm sống”
là đặc điểm quan trọng của hiện tượng học với tư cách là một học thuyết triết học cũng

như với tư cách là một phương pháp. Ở đây, thủ tục bao gồm việc nghiên cứu một số
ít đối tượng thông qua sự cam kết tham gia kéo dài và rộng rãi để xây dựng những mô
thức và những mối quan hệ của ý nghĩa (Moustakas, 1994). Trong qui trình này, nhà
nghiên cứu “đóng dấu ngoặc” để tách biệt những kinh nghiệm riêng của mình nhằm
hiểu được những kinh nghiệm của những người tham gia vào cuộc nghiên cứu
(Nieswiadomy, 1993).
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

21

• Nghiên cứu theo hình thức tường thuật, một hình thức điều tra trong đó nhà nghiên
cứu tìm hiểu cuộc sống của các cá nhân và yêu cầu một hay nhiều hơn một cá nhân
cung cấp những câu chuyện về cuộc sống của họ. Kế đó thông tin này được nhà
nghiên cứu thuật lại hay kể chuyện lại và đưa vào bảng tường thuật sắp xếp theo thứ tự
thời gian xảy ra (bảng niên đại tường thuật). Cuối cùng, bảng tường thuật kết hợp các
quan điểm từ cuộc sống của những người tham gia cuộc nghiên cứu với các quan điểm
từ cuộc sống của chính nhà nghiên cứu thành một bản tường thuật cộng tác (Clandinin
& Connelly, 2000).

Các Chiến lược Gắn liền với Cách Tiếp cận theo Các Phương pháp Hỗn hợp

Những chiến lược bao gồm việc thu thập và phân tích cả hai dạng dữ liệu (định tính và định
lượng) trong một nghiên cứu duy nhất thì ít nổi tiếng hơn chiến lược định tính hay chiến lược
định lượng. Khái niệm pha trộn các phương pháp (methods) khác nhau có lẽ xuất phát vào
năm 1959, khi Campbell và Fiske sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu giá trị của các
đặc điểm tâm lý. Họ khuyến khích những nhà nghiên cứu khác sử dụng “ma trận đa phương
pháp” của họ để xem xét nhiều phương pháp thu thập dữ liệu trong một cuộc nghiên cứu.
Điều này đã thúc đẩy những nhà nghiên cứu khác sử dụng các phương pháp hỗn hợp, và
không lâu sau đó những cách tiếp cận gắn liền với các phương pháp ở hiện trường như các
quan sát và các cuộc phỏng vấn (dữ liệu định tính) đã được kết hợp với các cuộc khảo sát

truyền thống (dữ liệu định lượng) (S. D. Sieber, 1973). Công nhận rằng tất cả phương pháp
đều có những hạn chế, các nhà nghiên cứu biết được rằng những thiên lệch vốn có trong bất
kỳ phương pháp đơn lẻ nào đều có thể trung hòa hay vô hiệu hóa những thiên lệch của các
phương pháp khác. Phép quy ra tam giác (Triangulating) các nguồn dữ liệu – một phương
tiện để tìm kiếm sự hội tụ giữa các phương pháp định tính và định lượng – đã được hình thành
(Jick, 1979). Từ khái niệm nguyên thủy về phép quy ra tam giác (phép tam giác đạc) xuất
hiện những lý do bổ sung cho việc pha trộn các loại dữ liệu khác nhau. Thí dụ, các kết quả từ
phương pháp này có thể giúp phát triển hay ảnh hưởng đến phương pháp kia (Greene,
Caracelli & Graham, 1989). Một cách khác là, một phương pháp có thể được lồng ghép vào
một phương pháp khác để mang lại sự hiểu biết thấu đáo về các cấp độ phân tích hay các đơn
vị phân tích khác nhau (Tashakkori & Teddlie, 1998). Hoặc các phương pháp nói trên có thể
đáp ứng mục đích có tính biến đổi và rộng lớn hơn, đó là mục đích thay đổi và ủng hộ các
nhóm bị đẩy ra ngoài lề, như phụ nữ, các dân tộc hay chủng tộc thiểu số, những thành viên
của các cộng đồng đồng tính luyến ái nam và nữ, những người tàn tật, và những người nghèo
(Merten, 2003).

Những lý do giải thích cho việc pha trộn các phương pháp nói trên làm cho các tác giả
từ khắp thế giới xây dựng những thủ tục cho các chiến lược điều tra theo các phương pháp
hỗn hợp và sử dụng nhiều thuật ngữ để gọi tên, như được tìm thấy trong tài liệu, ví dụ như đa
phương pháp, hội tụ, hợp nhất, kết hợp (Creswell, 1994) và định hình các thủ tục nghiên cứu
(Tashakkori & Teddlie, 2003).

Đặc biệt, ba chiến lược tổng quát và vài biến thể trong phạm vi các chiến lược tổng
quát đó sẽ được minh họa trong sách này:

• Các thủ tục theo trình tự, trong đó nhà nghiên cứu tìm cách bổ sung thêm chi tiết hay
mở rộng những kết quả tìm thấy của một phương pháp bằng cách sử dụng một phương
pháp khác. Điều này có thể bao gồm việc bắt đầu bằng phương pháp định tính nhằm
các mục đích khảo sát và tiếp theo sau bằng phương pháp định lượng với một mẫu lớn
sao cho nhà nghiên cứu có thể tổng quát hóa các kết quả cho tổng thể. Một cách khác là

cuộc nghiên cứu có thể bắt đầu bằng phương pháp định lượng trong đó các lý thuyết và
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

22
các khái niệm được kiểm định, theo sau bằng phương pháp định tính bao gồm việc khảo
sát chi tiết với một ít trường hợp hay một ít cá nhân.

• Các thủ tục xảy ra đồng thời, trong đó nhà nghiên cứu tập trung dữ liệu định lượng và
định tính để cung cấp một phân tích toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Trong thiết kế
này, nhà điều tra thu thập cả hai dạng dữ liệu cùng một lúc trong suốt cuộc nghiên cứu
và kế đó kết hợp những thông tin này vào việc giải thích các kết quả chung. Ngoài ra,
trong thiết kế này, nhà nghiên cứu lồng ghép một dạng dữ liệu vào trong thủ tục thu
thập dữ liệu lớn hơn khác để phân tích những vấn đề khác nhau hay những cấp độ
khác nhau của các đơn vị trong một tổ chức.

• Các thủ tục có tính biến đổi, trong đó nhà nghiên cứu sử dụng một quan điểm (lăng
kính) lý thuyết (xem Chương 7) làm quan điểm bao trùm (có ảnh hưởng đến mọi thứ
và do đó quan trọng) trong phạm vi một thiết kế chứa đựng cả dữ liệu định lượng lẫn
dữ liệu định tính. Quan điểm lý thuyết này cung cấp một khuôn khổ cho những đề tài
được quan tâm, những phương pháp thu thập dữ liệu, và những kết cục hay những
thay đổi được cuộc nghiên cứu này dự kiến. Trong phạm vi quan điểm này có thể tồn
tại một phương pháp thu thập dữ liệu mà cần đến phương pháp theo trình tự hay
phương pháp xảy ra đồng thời.

Bảng 1.3 Các Thủ tục Định lượng, Định tính, và theo Các Phương pháp Hỗn hợp
Các Phương pháp Các Phương pháp
Nghiên cứu Định lượng Nghiên cứu Định tính
Các Phương pháp
Nghiên cứu theo Các Phương
pháp Hỗn hợp

Được định trước Các phương pháp dựa
trên loại thông tin mới
xuất hiện
Cả phương pháp dựa trên loại
thông tin được định trước lẫn
phương pháp dựa trên loại
thông tin mới xuất hiện
Các câu hỏi dựa trên
công cụ
Các câu hỏi mở Cả câu hỏi mở lẫn câu hỏi
đóng
Dữ liệu dựa trên việc thực
hiện,
Dữ liệu phỏng vấn, Nhiều hình thức dữ liệu sử
dụng tất cả khả năng
dữ liệu dựa trên thái độ, dữ liệu quan sát, dữ
liệu bằng tài liệu, và
Phân tích thống kê và văn bản
dữ liệu theo quan sát, và
dữ liệu tổng điều tra (dân số) dữ liệu nghe nhìn
Phân tích thống kê Phân tích văn bản và
hình ảnh


Các Phương pháp Nghiên cứu (Research Methods)

Thành phần quan trọng thứ ba tham gia vào cách tiếp cận nghiên cứu là các phương pháp
chuyên biệt về thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Như được trình bày trong Hình 1.3, điều
hữu ích là xem xét một loạt đầy đủ các khả năng về thu thập dữ liệu trong bất cứ cuộc nghiên
cứu nào, và sắp xếp các phương pháp này theo mức độ tính chất được định trước

(predetermined) của chúng, việc sử dụng cách đặt câu hỏi đóng (closed – ended) hay mở
(open – ended) của chúng, và trọng tâm của chúng là phân tích dữ liệu bằng số hay là phân
tích dữ liệu không phải bằng số. Các phương pháp này sẽ được phát triển thêm trong các
Chương 9 đến hết Chương 11 như là định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp.

Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu trên một công cụ (instrument) hay một bản trắc
nghiệm (thí dụ, một bộ gồm các câu hỏi về quan điểm về lòng tự trọng) hay tập hợp thông tin
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

23
John W. Creswell Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh

24
trên một bản danh mục kiểm tra (checklist) về hành vi (thí dụ, khi các nhà nghiên cứu quan
sát một công nhân tiến hành sử dụng một kỹ năng phức tạp). Ở đầu kia của phổ biến thiên
(continuum), có thể bao gồm việc đến tham quan một địa điểm nghiên cứu và quan sát hành
vi của các cá nhân mà không có những câu hỏi được định trước hoặc việc tiến hành một cuộc
phỏng vấn trong đó cá nhân được phép nói công khai, thành thật về một đề tài, mà hầu như nhà
nghiên cứu không sử dụng các câu hỏi cụ thể. Việc chọn lựa phương pháp của nhà nghiên cứu
tùy thuộc vào việc liệu ý định là nêu rõ loại thông tin sẽ được thu thập trước khi tiến hành cuộc
nghiên cứu hay là cho phép loại thông tin mới xuất hiện từ những người tham gia vào đề án
nghiên cứu. Ngoài ra, loại dữ liệu có thể là thông tin bằng số được thu thập trên thang đo của
các công cụ hay thông tin theo dạng văn bản hơn, ghi chép và tường thuật tiếng nói (ý kiến phát
biểu, quan điểm) của những người tham gia. Trong một số hình thức thu thập dữ liệu, cả dữ
liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính đều được thu thập. Dữ liệu dựa trên công cụ (instrument
data) có thể được mở rộng bằng những quan sát mở hay dữ liệu tổng điều tra (dân số) có thể
được theo sau bởi các cuộc phỏng vấn khảo sát có chiều sâu.

BA CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU



Những lời khẳng định tri thức, các chiến lược, và các phương pháp nói trên, tất cả góp phần
tạo nên một cách tiếp cận nghiên cứu (research approach) có khuynh hướng định lượng hơn,
định tính hơn, hay hỗn hợp hơn. Bảng 1.4 đưa ra những điểm khác biệt có thể hữu ích trong
việc chọn lựa cách tiếp cận cho một đề án nghiên cứu. Bảng này cũng bao gồm những thông
lệ thực hành của cả ba cách tiếp cận nghiên cứu vốn sẽ được nhấn mạnh trong các chương còn
lại của cuốn sách này.

John W. Creswell Biên dch: Nguyn Th Xinh Xinh

25
Bảng 1.4 Những Cách Tiếp cận Định lượng, Định tính và theo các Phương pháp Hỗn hợp
Có Khuynh hướng hay Tiêu biểu là Cách Tiếp cận định tính Cách Tiếp cận Định lượng Cách Tiếp cận theo các Phương pháp Hỗn hợp
• Sử dụng các giả định
triết học này


• Sử dụng các chiến lược
điều tra này
• Những lời khẳng định tri
thức theo chủ nghĩa cấu
trúc/Tuyên truyền vận
động/Khuyến khích sự
tham gia của mọi người
• Hiện tượng học, lý thuyết
có cơ sở, dân tộc học,
nghiên cứu tình huống, và
tường thuật.
• Những lời khẳng định
tri thức theo chủ nghĩa

hậu thực chứng.


• Các cuộc điều tra/khảo
sát và các cuộc thí
nghiệm.
• Những lời khẳng định tri thức theo
chủ nghĩa thực dụng.


• Theo trình tự, xảy ra đồng thời và
có tính biến đổi.
• Sử dụng các phương
pháp (methods) này
• Các câu hỏi mở, những
phương pháp cho phép
loại thông tin mới xuất
hiện, dữ liệu bằng văn bản
hay hình ảnh.
• Các câu hỏi đóng,
những phương pháp
được định trước, dữ liệu
bằng số.
• Cả câu hỏi mở lẫn câu hỏi đóng, cả
phương pháp được định trước lẫn
phương pháp cho phép loại thông
tin mới xuất hiện, và cả dữ liệu và
phân tích định lượng lẫn dữ liệu và
phân tích định tính.
• Sử dụng những thông

lệ thực hành nghiên
cứu này, với tư cách là
nhà nghiên cứu
• Xác định vị trí của mình.
• Thu thập những ý nghĩa do những
người tham gia xây dựng nên.
• Tập trung vào một khái niệm duy
nhất hay hiện tượng duy nhất.
• Mang những giá trị có tính cá nhân
của mình vào cuộc nghiên cứu.
• Nghiên cứu bối cảnh hay môi
trường của những người tham gia.
• Chứng thực tính chính xác của
những kết quả tìm thấy.
• Đưa ra những lời giải thích về dữ
liệu sử dụng.
• Tạo ra một chương trình nghị sự về
thay đổi hay cải cách.
• Cộng tác với những người tham
gia.
• Kiểm định hay xác
minh các lý thuyết hay
những lời giải thích.
• Xác định những biến số
để nghiên cứu.
• Thiết lập quan hệ giữa
các biến số trong các
câu hỏi hay các giả
thuyết.
• Sử dụng các tiêu chuẩn

về giá trị được chứng
nhận và độ tin cậy.
• Quan sát và đo lường
thông tin bằng số.
• Sử dụng những phương
pháp không thiên lệch.
• Áp dụng các thủ tục
thống kê.
• Thu thập cả dữ liệu định lượng lẫn
dữ liệu định tính.
• Xây dựng cơ sở lý lẽ biện minh cho
việc pha trộn.
• Hợp nhất dữ liệu ở các giai đoạn
điều tra khác nhau.
• Trình bày các hình trực quan về
các thủ tục trong cuộc nghiên cứu.
• Áp dụng các thông lệ thực hành
của cả nghiên cứu định tính lẫn
nghiên cứu định lượng.



×