Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Một số vấn đề về pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.35 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------ooo----------------------

Bài tập thuyết trình
Luật Môi Trường
Chủ đề: Một số vấn đề về pháp luật trong lĩnh vực vệ
sinh mơi trường
Lớp: K55CLC
Số thứ tự nhóm: Nhóm 5
Thành viên
Phạm Quốc Thịnh
Nguyễn Khắc Doanh
Nguyễn Việt Linh

Hà Nội, 30 - 4 - 2012


Mục lục
Mục lục........................................................................................................................................................2
Phần 1: Khái quát.........................................................................................................................................3
I. Khái niệm..............................................................................................................................................3
II. Những nguyên tắc chung.....................................................................................................................3
III. Chính sách của Nhà nước....................................................................................................................3
Phần 2: Pháp luật về vấn đề vệ sinh nơi công cộng.....................................................................................4
I. Thực tiễn vệ sinh nơi công cộng hiện nay.............................................................................................4
Phần 3: Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.......................................................................................10
I. Khái quát chung..................................................................................................................................10
II. Trách nhiệm nhà nước về quản lý thực phẩm....................................................................................13
III. Chất bảo quản...................................................................................................................................13
IV. Ghi nhãn hàng hóa............................................................................................................................15


V. Cơ sở chế biến thực phẩm.................................................................................................................17
VI. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu........................................................................18
VII. Thực phẩm biến đổi gen..................................................................................................................20
VIII. Kinh doanh và sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ........................................22
Phần 4: Pháp luật về vệ sinh môi trường trong lĩnh vực hoạt động mai táng............................................23
I. Thực tiễn tình hình hoạt động mai táng ở Việt Nam hiện nay............................................................23
II. Nội dung pháp luật vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng....................................................24
Kèm với việc quy định trách nhiệm, Nhà nước cũng đã quy định chế tài xử phạt đối với những hành vi
vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng tại Điều 25, Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:........................................................................29
III. Đánh giá – Kết luận...........................................................................................................................30

2


Phần 1: Khái quát
I. Khái niệm
Vệ sinh môi trường là các hoạt động làm sạch môi trường, giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi
trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói vệ sinh mơi trường cũng là
một khái niệm có nội dung tương tự với bảo vệ môi trường.
II. Những nguyên tắc chung
Việc vệ sinh, bảo vệ môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để
phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ mơi trường
khu vực và tồn cầu.
Thứ hai, bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Thứ ba, hoạt động này phải tiến hành thường xun, lấy phịng ngừa là chính kết

hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thối và cải thiện chất lượng môi trường.
Thứ tư, phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
Thứ năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của
pháp luật.
III. Chính sách của Nhà nước
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, Nhà nước đã đưa ra những quy định cơ bản về những
chính sách cần thực hiện để đảm bảo vệ sinh mơi trường. Các chính sách đó bao gồm:
1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia
đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành
chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt
động bảo vệ môi trường.
3


3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ơ nhiễm, suy
thối; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
5. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư
cho bảo vệ mơi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân
sách nhà nước hằng năm.
6. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và
các sản phẩm thân thiện với mơi trường; kết hợp hài hồ giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu
quả các thành phần mơi trường cho phát triển.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ mơi trường; hình thành và

phát triển ngành cơng nghiệp mơi trường.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế về bảo vệ mơi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trường.
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc
gia về bảo vệ mơi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
Và trong tình cảnh vấn đề vệ sinh mơi trường ngày càng trở nên nóng bỏng, thu hút được
sự chú ý, theo dõi của toàn xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Đây là một mảng đề tài
rất rộng nên trong bài tập thuyết trình với khung thời gian và độ dài có hạn, nhóm chúng
em chỉ xin đi vào tìm hiểu pháp luật vệ sinh môi trường trong 3 lĩnh vực nổi bật, được
chú ý nhất hiện nay. Đó là:
-

Pháp luật về vệ sinh nơi công công
Pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng

Phần 2: Pháp luật về vấn đề vệ sinh nơi công cộng
I. Thực tiễn vệ sinh nơi công cộng hiện nay

4


- Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc
gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường được quan tâm thường xuyên nhằm đảm
bảo một môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Ở Việt Nam, có rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực mơi trường. Trong đó, pháp
luật về bảo vệ mơi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một trong những nội
dung trọng tâm. Các hoạt động nhằm bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường

cơng cộng nói riêng cũng thường xun được tổ chức: Ngày Quốc tế khơng khói xe, 360
độ Xanh, hưởng ứng ngày môi trường thế giới… Mặc dù việc giữ gìn vệ sinh mơi trường
hiện nay đã được các cấp, ban, ngành quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, mơi trường của
chúng ta hiện nay cịn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa: ô nhiễm đất, nước,
không khí, tiếng ồn, bụi, …vv. Trong những năm gần đây, một vấn đề được nhiều cơ
quan chức năng thường xuyên đề cập tới và chưa tìm được ra giải pháp khắc phục đó là
vấn đề vệ sinh nơi công cộng: vệ sinh trên đường phố, nhà ga, bệnh viện, cơng viên,
trung tâm văn hóa…vv. Tại những nơi này phát sinh rất nhiều nguồn gây mất vệ sinh: rác
thải, tiếng ồn, quảng cáo, tờ rơi, nước thải…vv.
- Liên quan đến vấn đề ô nhiễm bụi, theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT năm
2009 cho thấy, tại 250 điểm đo kiểm có tới 180 điểm đo (chiếm 72%) có hàm lượng bụi
lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt
TCCP tới 11 lần; đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần; ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam
có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 5,2 lần; đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần; đường 428 Pháp Vân tại ngã ba Guột có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 4,4 lần. Một loạt các "phố bụi"
khác như Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim Giang, Khương Đình có nồng độ bụi cao
gấp từ 3,8 đến 6,3 lần so với tiêu chuẩn. So sánh kết quả quan trắc bụi tại 45 điểm trong 2
năm cho thấy, có những đường phố có hàm lượng bụi cao gấp đơi, thậm chí gấp 5 lần chỉ
trong vịng 1 năm. Cụ thể như đường Hồng Quốc Việt năm 2007 nồng độ bụi là 222,2
micrôgam /m³, sang năm 2008 lên tới 414,3 micrôgam.
- Về ô nhiễm tiếng ồn, ở Hà Nội mức ồn trên quốc lộ 5 (Sài Đồng) là 80 dB, quốc lộ
1 (Giáp Bát) là 77 dB. Riêng tiếng ồn vào ban đêm (từ 22g-6g sáng hơm sau), so với tiêu
chuẩn cho phép (50dB) thì kết quả quan trắc đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu
chuẩn 1 - 2 lần.
- Vấn đề rác thải cũng được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt là rác
thải y tế. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, tính đến năm 2005 cả nước có hơn 1047 bệnh viện với
khoảng 140.000 giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế. Trung bình mỗi ngày đêm, mỗi
giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải trong đó từ 10-15% là
chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các
chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hố chất, các
chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt bỏ sau phẫu thuật. Vẫn

5


theo Bộ Y tế, khoảng 2/3 bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ rác thải đảm bảo
vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa
được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ
sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu
tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệ thống các lò đốt. Đốt với chất thải lỏng mới chỉ
dừng lại ở cơng đoạn thu gom. Trong khi đó nước thải bệnh viện có đến 20% là chất thải
nguy hại. đặc biệt với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của
chúng, nếu xả thải ra bên ngồi khơng qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho
người tiếp xúc. Theo kết quả khảo sát của viện Viện y học Lao động và vệ sinh môi
trường cho thấy, nước thải bệnh viện ô nhiễm nặng gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, tổng
số coliform trung bình là 2 x 107 MPN/100ml cao hơn 20.000 lần tiêu chuẩn thải.
- Ngoài ra, quảng cáo bằng hình thức rao vặt xuất hiện ngày càng tràn lan trên các
tuyến đường, làm ảnh hưởng rất lớn đến vẻ mỹ quan đô thị và vấn đề vệ sinh môi trường.
Dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi nhất là những hình thức quảng cáo như khoan cắt bê tông, rút
hầm cầu, rao bán đất... được in, treo, dán trái phép ở khắp mọi nơi. Trên các cột điện, trụ
đèn giao thông, trụ đèn chiếu sáng, tường rào cơ quan, nhà dân đến các thân cây trên các
tuyến đường... Nói chung, nơi nào có chỗ trống là nơi đó có những thơng tin quảng cáo
như thế này. Cịn có một hình thức quảng cáo rao vặt khác cũng gây mất vệ sinh mơi
trường khơng kém đó là quảng cáo bằng hình thức phát tờ rơi trên đường. Tại các nút tín
hiệu giao thơng trên các tuyến đường đơng người qua lại, chúng ta thường bắt gặp những
người phát tờ rơi quảng cáo về các thông tin khuyến mại của các siêu thị, cửa hàng đến
các chương trình học tiếng Anh, vi tính, sửa chữa điện thoại... Ở những nơi này, người
phát cứ phát, cịn người đi đường muốn đón nhận hay khơng thì tùy, thế nên rất nhiều tờ
rơi cứ mặc nhiên rơi xuống mặt đường. Kết quả là, sau những đợt phát tờ rơi như thế, mặt
đường trở nên nhếch nhác hơn vì những tờ giấy quảng cáo này bay lung tung.
II. Pháp luật về vệ sinh nơi cơng cộng
II.1. Pháp luật Singapore về bảo vệ mơi trường

Chính phủ Singapore rất coi trọng việc giữ gìn vệ sinh mơi trường. Nhằm bảo đảm cho
việc kiểm sốt và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến
pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: đạo luật về môi trường và sức khỏe
cộng đồng, đạo luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, đạo luật về hệ thống cống tiêu
thoát nước. Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện
pháp cưỡng chế là khơng thể thiếu, do đó pháp luật về mơi trường của Singapore cũng đã
đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường
như sau:
II.1.1 Biện pháp xử lý hình sự

6


Pháp luật mơi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện
pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối
với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo
đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là:
- Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của
Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp
luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức
độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của
hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi cơng cộng, nếu bị Tồ án kết tội thì người vi
phạm sẽ bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất
linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một
khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà khơng
phải đưa ra Tồ.
- Hình phạt tù: Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm
ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản
lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn khơng ngăn chặn được các

hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và
Đạo luật kiểm sốt ơ nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa
chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối
với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng.
- Tạm giữ và tịch thu: Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu
các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực
phẩm khơng phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi
trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm.
II.1.2. Biện pháp hành chính
Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ mơi
trường nhưng khơng vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ
riêng chế tài hình sự thì khơng thể bảo vệ mơi trường một cách có hiệu quả. Khơng giống
như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính
thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động
gây ô nhiễm. Một số chế tài hành chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng đất,
giấy phép và việc ban hành cá mệnh lệnh thông báo. Cụ thể là:
- Giấy phép, giấy chứng nhận: Việc cấp giấy phép và giấy chứng nhận thuộc thẩm
quyền của Bộ Môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt động có
khả năng tác động có hại tới môi trường. Cụ thể là trước khi một hoạt động được phép
tiến hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là hoạt động đó sẽ khơng gây ra tác hại gì cho
7


mơi trường. Ví dụ về Đạo luật kiểm sốt ơ nhiễm về mơi trường, các hoạt động cơng
nghiệp có khả năng gây ơ nhiễm khơng khí đều phải được phép của Bộ Môi trường trước
khi công việc được triển khai.
- Thông báo và lệnh: Thông báo và lệnh được áp dụng trong trường hợp người chủ sở
hữu hoặc quản lý một tài sản không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện về
môi trường được quy định trong các đạo luật liên quan. Thông báo và lệnh này sẽ yêu cầu
chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong đó. Nếu khơng

thực hiện các u cầu đó, chủ sở hữu hoặc quản lý phải chịu trách nhiệm trước toà án và
phải chịu hình phạt.
- Ngồi ra, chế tài hành chính còn thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo hạn
chế tiếng ồn tại các công trường không được vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có tiếng
khiếu nại từ phía dân chúng, Bộ Mơi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ
tiếng ồn. Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ quy định, thì chủ sở hữu, người quản lý cơng
trường xây dựng có liên quan, căn cứ vào chứng cứ đã có quản chịu một khoản tiền phạt
tối đa là 2.000USD, nếu tái phạt phải nộp 100USD cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo.
II.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nơi công cộng
II.2.1. Yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Điều 51, Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định cụ thể yêu cầu về bảo vệ môi
trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung :
+ Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ mơi trường: Thứ nhất, có kết cấu hạ
tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai, có thiết bị, phương tiện thu gom,
tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả
năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.
Thứ ba, bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.
+ Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ mơi trường sau đây:
Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ mơi trường
của khu dân cư và có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường
- Yêu cầu bảo vệ môi trường nơi công cộng: Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình,
cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ mơi trường và giữ gìn vệ sinh ở
nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập
trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng ( khoản 1 điều 52, Luật
bảo vệ môi trường 2005 )
- Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và các cơ sở y tế được quy định cụ thể
tại khoản 1 điều 39, Luật bảo vệ môi trường 2005:
+ Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường
xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;

8


+ Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn;
+ Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo
đảm vệ sinh, tiêu chuẩn mơi trường;
+ Có kế hoạch, trang thiết bị phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường do chất thải y
tế gây ra;
+ Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ
các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.
- Ngồi ra, cũng trong điều luật này cịn có rất nhiều các quy định khác liên quan tới
bảo vệ môi trường. Bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các
biện pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước. Điều này có tác dụng làm tránh gây sự
ảnh hưởng của bệnh đó tới khu dân cư hoặc làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng tới
sức khỏe và cuộc sống của người dân sống gần khu vực đó. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ
thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an
toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật này và pháp luật về an toàn hạt nhân và an
toàn bức xạ. Ngoài ra, người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên
quan đến chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây
nhiễm dịch bệnh từ chất thải y tế.
II.2.2. Các biện pháp xử lý
- Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, quy định giữ gìn vệ sinh
môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp theo quy định tại khoản 3, Điều
52, Luật bảo vệ môi trường 2005:
+ Phạt tiền;
+ Buộc lao động vệ sinh mơi trường có thời hạn ở nơi cơng cộng;
+ Tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường.
- Đối với biện pháp xử lý hành chính, Nghị định 73/2010/NĐ-CP về “ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tồn xã hội” có hướng dẫn
cụ thể như sau:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:

Khơng thực hiện các quy định về qt dọn rác, khai thông cống rãnh
trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lịng đường, vỉa hè, nhà
ga, bến xe, nơi cơng cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm
mất vệ sinh chung;

Tiểu tiện, đại diện ở đường phố, trên các lối đi chung;

Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công
cộng;
9



Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong
thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh.
+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:

Vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành
phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thốt nước cơng
cộng;

Vứt rác, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi cơng cộng, chỗ

có vịi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh
hoạt làm mất vệ sinh;

Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực
dân cư, nơi công cộng.
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm nhà vệ sinh
không đúng quy định gây mất vệ sinh chung.
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc,
nơi sản xuất, kinh doanh của người khác.
- Điều 182 BLHS 2005 cũng có quy định về tội gây ơ nhiễm môi trường. Đây là chế
tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị người thực hiện tội gây ô nhiễm môi trường. Tội
phạm này bao gồm các hành vi như thải vào khơng khí, nguồn nước, đất các chất gây ơ
nhiễm mơi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng thì bị
phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Bên cạnh việc quy định các biện pháp xử lý như vậy, Nhà nước cịn khuyến khích
cộng đồng dân cư thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện
một số nhiệm vụ như: kiểm tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ mơi trường, tổ chức thu gom, tập kết và xử lý, giữ gìn vệ sinh chung..vv
 Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật về bảo vệ môi trường nơi công
cộng. Như vây, pháp luật về môi trường được quy định một cách tồn diện là cơng cụ
hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường nơi công cộng ở Việt Nam

Phần 3: Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Khái quát chung

10



Ngày 01 tháng 7 năm 2011, Luật An toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực thi hành , Luật
gồm 11 Chương và 72 Điều, có nhiều điểm mới và khác biệt về nội dung so với Pháp
lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm năm 2003.
Về ngun tắc quản lí an tồn thực phẩm, trong đó, quy định trách nhiệm trước tiên
về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách
nhiệm về an tồn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý an toàn thực
phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở
phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm, đồng thời phải bảo đảm phân cơng, phân
cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành và phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Luật quy định rõ tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp
luật. Mức phạt tiền đối với vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn cịn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì
mức phạt được áp dụng khơng q 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm
Về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm. Đây là quy định hoàn tồn mới so
với Pháp lệnh, theo đó, các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ hai điều kiện lớn: các điều
kiện chung về bảo đảm an toàn và những điều kiện riêng về bảo đảm an toàn tùy theo loại
thực phẩm được quy định cụ thể tại Chương III, IV.
Về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Luật An toàn thực phẩm
2010 quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể trong
Chương V. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở đó
phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có đủ điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm phù hợp
với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có đăng ký ngành, nghề kinh doanh
thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thêm vào đó, Luật An tồn thực
phẩm 2010 đã giới hạn thời hạn cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an tồn thực phẩm
là 3 năm, trong khi Pháp lệnh khơng quy định thời hạn. Trước 06 tháng tính đến ngày

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn thì tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy Chứng nhận nếu tiếp tục sản xuất,
kinh doanh. Trong Pháp lệnh chỉ quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh
doanh những thực phẩm có nguy cơ cao mới cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh an tồn thực phẩm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
11


Về phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm là điểm mới được quy định tại
Chương VIII, Luật An toàn thực phẩm 2010. Trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ
đối với an tồn thực phẩm thuộc về Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, Bộ
Cơng thương.
Ngồi ra, Luật An tồn thực phẩm 2010 tại Chương IX cịn quy định về thơng tin,
giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm nhằm mục đích nâng cao nhận thức về an
toàn thực phẩm, thay đổi nhận thức, hành vi, phong tục tập quán sản xuất, kinh doanh lạc
hậu, gây mất an tồn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ các chính sách của Nhà nước về an tồn thực
phẩm, theo đó, cần phải xây dựng chiến lược bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch
vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm...
Một số hạn chế
-

-

Luật an toàn thực phẩm đã có những thay đổi kịp thời để bảo vệ sức khỏe của người
tiêu dùng, tuy nhiên việc nâng cao uy tín của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thế giới
chưa được chú trọng.
Đối với thực phẩm tươi sống như rau quả, thịt, cá… luật vẫn chưa phân biệt rõ ràng
thế nào là thực phẩm cuối cùng và thế nào là thực phẩm cịn trong q trình chế biến.
Đây là một trong những kẽ hở nghiêm trọng. Một doanh nghiệp đưa ra ví dụ: nếu cơ

quan chức năng kiểm tra và phát hiện thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
khi thực phẩm đang được vận chuyển thì người bán có thể nêu lý do là thực phẩm này
cịn đang trong q trình chế biến.

-

Khoản 1 điều 25 luật An toàn thực phẩm quy định: Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực
phẩm phải được rửa sạch, khử trùng trước khi sử dụng. Tuy nhiên đối với doanh
nghiệp kinh doanh ăn uống, nhà hàng thì những dụng cụ như chén, đĩa, thìa… khơng
thể mỗi lần sử dụng là phải khử trùng. Đây là cái cớ để một số cán bộ cơ quan chức
năng lợi dụng để sách nhiễu các doanh nghiệp.

-

Luật chưa dứt khoát trong việc cấm khơng cho dùng hóa chất để bảo quản thực phẩm.
Hiện tại, hầu như 100% các hộ sản xuất kinh doanh đều khơng biết phân biệt liều
lượng hóa chất thế nào là đảm bảo tiêu chuẩn, thế nào là không đảm bảo. Mặt khác,
do đặc thù nền nông nghiệp nước ta, nông dân, tiểu thương Việt Nam phần lớn làm
theo phong trào, nghe ai nói thế nào thì làm thế đấy, điều này cực kỳ quy hiểm, nhất
là đối với hóa chất độc hại
12


Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện cụ thể tại các điểm sau:
II. Trách nhiệm nhà nước về quản lý thực phẩm
II.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm
vi địa phương.
II.2. Một số điểm hạn chế
-

Hiện nay, có đến 3 bộ và ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chính trong chuỗi
cung ứng thực phẩm. Cùng với các cơ quan này là hàng trăm văn bản quy phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm. Sự chồng chéo về quản lý đã nảy sinh mâu thuẫn và đùn
đẩy trách nhiệm.

-

Luật nên bỏ chương quản lý Nhà nước mà thay bằng phân công trách nhiệm quản lý
ATTP. Từng bộ phải chịu trách nhiệm từng giai đoạn. Ví dụ như khi chưa thành thực
phẩm thì giao cho bộ sản xuất (Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương). Thành thực phẩm
rồi thì giao bộ quản lý thực phẩm (Bộ Y tế). Bộ Y tế cần đánh giá tác động giữa thực
phẩm và sức khỏe, phát triển nòi giống (đánh giá nguy cơ). Bộ này cũng cần ban hành
và chứng nhận tiêu chuẩn ATTP, ban hành về chứng nhận đủ điều kiện ATTP... Và
đương nhiên Bộ Y tế cũng có chức năng thanh tra ATTP, phòng ngừa, điều trị ngộ
độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm.

-

Ngoài ra cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm, nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm,
đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về
hành vi an tồn thực phẩm, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác an toàn thực phẩm.

III. Chất bảo quản.

III.1. Khái niệm các chất bảo quản
13


Chất bảo quản: là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục dích kéo dài thời hạn
sử dụng của sản phẩm bằng cách ngăn chặn sự hư hỏng do ô nhiễm vi sinh vật.
Việc quản lý nhà nước về chất bảo quản được quy định tại quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về phụ gia thực phẩm – chất bảo quản (QCVN 4 – 12:2010/ BYT).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về chất
luợng, vệ sinh an toàn dối với các chất bảo quản duợc sử dụng với mục dích làm phụ gia
thực phẩm.
III.2. Thực trạng sử dụng chất bảo quản thực phẩm
Dùng đúng giới hạn sẽ an toàn nhưng tình trạng lạm dụng đang rất phổ biến nhằm
bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Kết quả nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng rất
cao, kể cả bệnh ung thư. Trong các biện pháp để bảo quản thực phẩm, việc sử dụng các
chất như chống mất màu, mất hương vị, chống nấm mốc, oxy hóa v.v... được các nhà sản
xuất sử dụng khá phổ biến.
Một số chất nhất định được sử dụng ở một mức độ cho phép hoàn tồn khơng gây hại
cho người tiêu dùng. Bộ Y tế đã có danh mục quy định các loại chất được phép sử dụng
và giới hạn, chủng loại v.v... rất cụ thể. Nhưng trong thực tế, rất nhiều nhà sản xuất vì
khơng trang bị quy trình sản xuất đủ đáp ứng, nguyên liệu không tốt, sản phẩm làm ra
tiêu thụ chậm v.v... đã lạm dụng các chất bảo quản để kéo dài thời gian chờ phân phối
trên thị trường. Vì vậy, chúng lại trở nên vô cùng nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Việc sử dụng các chất bảo quản, dù nằm trong danh mục, vẫn như con dao hai lưỡi.
Khi sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng luôn đưa lại những hậu quả khó lường về sức khỏe.
Chẳng hạn như diêm tiêu, là muối nitrat và nitric, thường được sử dụng trong các sản
phẩm thịt như lạp xưởng, xúc xích, jambon nhằm duy trì màu đỏ cho thịt và có tính sát
khuẩn, nhất là vi khuẩn chịu nhiệt cao, liều lượng dùng cũng được quy định rất rõ. Dùng
diêm tiêu ở mức quá giới hạn cho phép thì sẽ dẫn đến nguy cơ lượng nitric dư kết hợp với
axid amin có trong thịt tạo thành nitrosamin gây ung thư.

Việc sử dụng trái phép chất bảo quản ở nước ta đang trở nên rất phổ biến và khơng
thể kiểm sốt được. Có thể kể ra ở đây những trường hợp các thương gia Trung Quốc bán
hoa quả vào Việt Nam phun các chất bảo quản làm cho hoa quả trở nên bóng bẩy, màu
sắc bắt mắt, lâu hỏng. Hay có thể kể đến các thương lái ở phía nam dùng rất nhiều các
chất bảo quản, chất kích thích, đặc biệt là chất 2,4D làm cho trái cây trở nên to hơn, để
được lâu hơn. Hay phần lớn người trồng trọt sử dụng các hoạt chất gibberellin, NAA,
xytokinin để kích thích tăng trưởng, ra hoa.

14


 Chính vì vậy, việc quy định cụ thể những chất bảo quản nào được phép sử dụng và sử
dụng bao nhiêu là cần thiết, ngoài ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có
những biện pháp tuyên truyền giáo dục người sử dụng chất bảo quản không lạm dụng
quá mức chất bảo quan gây hại cho người tiêu dùng. Nếu những người đó cố tình vi
phạm thì cần phải xử lý nặng tay để mang tính răn đe cho người khác.

IV. Ghi nhãn hàng hóa
IV.1. Khái niệm
- Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được
dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hố, bao bì thương phẩm của hàng hố
hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hố, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
- Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng
hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản
xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện
việc kiểm tra, kiểm soát.
- Những quy định về những hàng hóa nào cần phải ghi nhãn, trách nhiệm của việc ghi
nhãn hàng hóa hay việc tổ chức thực hiện, kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa được quy
định cụ thể trong NĐ 89/2006/NĐ-CP về việc ghi nhãn hàng hóa.
IV.2. Thực trạng việc ghi nhãn hàng hóa

Qua các đợt kiểm tra chun đề về nhãn hàng hố đối với nhóm hàng hoá thực phẩm
trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian gần đây, cho thấy, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh
vi phạm qui chế ghi nhãn. Phổ biến là ghi không đủ các nội dung về tên, địa chỉ nơi sản
xuất, tên chất bảo quản, phụ gia thực phẩm,…và ghi khơng đúng các nội dung theo quy
định. Ví dụ: Ngày sản xuất (NSX) và hạn sử dụng (HSD) là một nội dung bắt buột phải
ghi rõ ngày tháng năm nhưng khơng ít nhà sản xuất chỉ ghi HSD là 30 ngày hoặc 45
ngày,…mà không ghi NSX.
Nghiêm trọng hơn, là việc một số trường hợp sử dụng bao bì, nhãn mác in sẵn bán
trên thị trường để đóng gói bánh trung thu do các cơ sở sản xuất thu công không đăng ký
kinh doanh để tiêu thụ, kể cả ở siêu thị G7Mart cũng phát hiện có bày bán loại hàng này
trong dịp lễ tết trung thu năm 2006 vừa qua. Rồi việc ghi không trung thực các nội dung
bắt buột làm sai lệch thơng tin về hàng hố. Chẳng hạn tại thời điểm cơ sở đang đóng gói
nhưng sử dụng nhãn hàng hố có NSX sau đó cả 10 ngày ! Hoặc ghi hạn sử dụng trên
nhãn 4 tháng trong khi tiêu chuẩn cơng bố áp dụng thì cam kết chỉ có 2 tháng. Hoặc có
15


trường hợp cơ sở kinh doanh tự sửa lại HSD theo hướng kéo dài thêm thời gian sử dụng.
Việc ghi các nội dung khơng bắt buột thiếu căn cứ, khó hiểu gây nhằm lẫn cho người tiêu
dung như sản phẩm cao cấp, sử dụng nguyên liệu thượng hạn,…
Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) phù hợp tiêu chuẩn trong đó HVNCLC
thì được in to hơn và bố trí tách rời dịng chữ phù tiêu chuẩn, mã số hàng hố, hoặc lạm
dụng ISO 9001:2000 để đưa lên nhãn hàng hoá là khơng tn thủ khuyến cáo của tổ chức
ISO vì ISO 9001:2000 không phải là tiêu chuẩn để làm căn cứ chứng nhận cho sản phẩm
cụ thể. Việt này sắp đến sẽ được chấn chỉnh, thực hiện nghiêm ngặt hơn.
Bên cạnh những cơ sở cung cấp thông tin trên nhãn hàng hố thiếu trung thực, thiếu
căn cứ như trên thì cũng có cơ sở đạt nhiều thành tích nhưng lại khơng thể hiện trên nhãn
như trường hợp cơ sở lạp xưởng Bà Chị (Quy Nhơn). Cơ sở này từ năm 1997 đã được
Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT) cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT đối với
nhãn hiệu “Bà Chị” cho nhóm sản phẩm lạp xưởng. Năm 2004 Cục Bản quyền tác giã

văn học nghệ thuật (Bộ Văn hố thơng tin) cấp văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho tác
giả, đồng thời là chủ sở hữu nhãn hiệu Bà Chị đối với một số tác phẩm hộp đựng, túi
đựng lạp xưởng. Tuy nhiên điều đáng tiết là trong một thời gian dài vừa qua những thành
tựu này chưa được cơ sở thơng tin lên nhãn “vì lo làm ăn, không ai tư vấn, hướng dẫn
nên cơ sở này không biết “bà Đỗ Thị Đải chủ cơ sở giải thích. Cho nên thời gian vừa qua
việc tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra về nhãn hàng hoá chưa nhiều nên có thể có nhiều cơ
sở sản xuất kinh doanh chưa biết, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc ghi nhãn
hàng hoá,… cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
IV.3. Những hạn chế, bất cập
Việc thực trạng ghi nhãn hàng hóa đang có những vi phạm nghiêm trọng, một phần là
do sự quản lý yếu kém của nhà nước, một phần cũng là bởi những quy định trong luật
còn sơ hở nhiều.
-

Tại khoản 4 điều 5 về hàng hóa phải ghi nhãn nghị định 89 quy định: ”Hàng hóa
thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phịng, hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng
trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục vụ thiên tai, dịch bệnh, phương tiện giao
thông đường sắt, đường thủy, đường không, hàng hóa do các cơ quan nhà nước tịch
thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng”. Như vậy, tất cả những hàng hóa
trên vẫn phải ghi nhãn và có quy định ghi nhãn riêng, nhưng cho đến nay chưa có quy
định nào cụ thể hướng dẫn cách ghi cho các loại hàng hóa này và chưa có quy định

16


danh mục hàng hóa nào thuộc lĩnh vực An ninh quốc phịng.v.v. dẫn đến q trình
kiểm tra kiểm sốt và xử lý của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
-

Tại khoản 3 điều 9 NĐ 89/2006/NĐ-CP quy định ngơn ngữ trình bày nhãn hàng hóa:

”Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa
đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội
dung bắt buộc bằng tiếng việt và giử nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi
bằng tiếng việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”. Điều này củng khơng
cần thiết vì tại điều 11 và 12 nghị định 89 đã quy định cách ghi nhãn bắt buộc và bắt
buộc theo tính chất của từng loại hàng hóa rồi; Vã lại, việc so sánh nội dung nhãn
hàng hóa bằng tiếng nước ngoài tương ứng với nhãn phụ bằng tiếng Việt trong khi
kiểm tra hết sức khó khăn đối với Cán bộ thực thi nhiệm vụ.

-

Tại khoản 5 điều 19 quy định về: thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an
tồn: “Các thơng số kỹ thuật,thơng tin ,cảnh báo vệ sinh, an tồn của hàng hóa có
cách ghi khác với quy định tại các khoản 2 và 3 điều này quy định tại phụ lục IV của
nghị định này”. Điều này củng quy định không rõ ràng dẫn đến việc thực hiện ghi
nhãn của các Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất còn nhiều lúng túng và quá trình kiểm
tra của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Lấy một ví dụ như: Tại điểm đ
khoản 22 điều 12 có quy định sản phẩm Nhựa, Cao su phải ghi: Thông tin, cảnh báo
vệ sinh, an tồn. Thì tại phụ luc IV khơng có hướng dẫn cách ghi. Điều này rất bất
cập, nếu áp dụng khoản 22 điều 12 thì trái với điều 19 và phụ lục IV và ngược lại nếu
áp dụng theo điều 19 và phụ lục IV thì trái với điều 12.

-

Tương tự như vậy tại khoản 17, 18 về giống vật nuôi, cây trồng theo điều 12 không
phải ghi thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn nhưng tại phụ lục IV lại quy định cách ghi
thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn. Rồi các chất phụ gia thực phẩm, sản phẩm luyện
kim .v.v.

 Xét về mặt pháp lý Nghị định 89/2006/NĐ-CP là chặt chẽ và có nhiều ưu điểm so với

Quyết định 178/1999 của Chính phủ. Nhưng để đảm bảo tính thực thi pháp luật, để
tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thực hiện việc ghi nhãn hàng
hóa đúng pháp luật cần phải sưa đổi bổ sung cách ghi nhãn hàng hóa mà cụ thể là mỗi
ngành nghề, mỗi lĩnh vực cần có thơng tư hướng dân cụ thể cách ghi nhãn hàng hóa
cho từng ngành hàng từng nhóm hàng hóa… để người tiêu dùng dễ nhận biết được
các thơng tin hàng hóa cần mua hơn.
V. Cơ sở chế biến thực phẩm
17


V.1. Thực trạng
Một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội thời gian vừa quá đó là việc các cơ sở
chế biến thực phẩm vi phạm nghiêm trọng về cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm và việc
xả thải chất ơ nhiễm ra mơi trường. Vừa rồi thì công an tỉnh Cần Thơ đã bất ngờ kiểm
tra cơ sở chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và nội địa Thuận Hưng, công an đã
phát hiện và bắt quả tang cơ sở kinh doanh này đã xả thải chất thải trực tiếp ra môi
trường mà không qua xử lý. Xa hơn về trước, có vụ việc nổi tiếng là vụ công ty Vedan
xả nước thải trực tiếp làm ơ nhiễm dịng sơng Thị Vải. Hay đó là những lị mổ lợn thủ
cơng ở Hà Nội đang diễn ra hoạt động giết mổ tấp nập nhưng không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm….
V.2. Quy định của pháp luật
- Trong luật an tồn thực phẩm có quy đinh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở chế biến, đó là:
+ Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
+ Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
+ Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an tồn, rửa sạch, giữ khơ.
+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm
 Có thể nói rằng hoạt động kiểm tra, thanh tra ở nước ta đối với các cơ sở chế biến cịn
diễn ra rất hình thức và có nhiều ẩn khuất, khơng minh bạch, rõ rang. Đồng thời, cịn

là sự xuống cấp trong ý thức của người dân, vì lợi nhuận trước mắt mà họ sẵn sang
chà đạp lên sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng hay sự tàn phá đối với mơi
trường thiên nhiên. Qua đây địi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ, có sự cải cách
đối với cách làm của cơ quan có thẩm quyền hay sự cải thiện đối với ý thức của người
dân thì vấn đề này mới có thể được giải quyết.
VI. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu
VI.1. Thực trạng kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu
- Việc kiểm tra kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu vào nước ta trong thời gian gần
đây đang có hai gam màu sáng và tối. Gam màu sáng chính là những hành động kịp
18


-

thời của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc kiểm tra thực phẩm sữa bột
nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc bị nghi nhiễm khuẩn tụ cầu, chất Melamine và
Nitrit. Gần hơn là những hành động xiết chặt việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu từ
Nhật Bản bị nghi nhiễm phóng xạ sau vụ khủng hoảng hạt nhân ở nước này.
Tuy nhiên, vẫn cịn đó những gam màu tối, những hạn chế còn chưa khắc phục được
của việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Điển hình là việc cơ quan nhà nước có trách
nhiệm bỏ lọt việc kiểm tra đối với mặt hàng thịt bò Kobe nhập khẩu từ Nhật Bản. Khi
mà giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản chưa có một văn bản pháp lý
chính thức nào thỏa thuận về việc Nhật sẽ nhập sang Việt Nam thịt bị Kobe thì ở thị
trường Việt Nam đã có sự xuất hiện của mặt hàng này với cái giá cắt cổ. Xa hơn nữa
là vào năm 2010, khi Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
cho nhiều mặt hàng rượu ngoài được nhập vào Việt Nam, nhưng theo những xét
nghiệm được kiểm tra đối với những loại rượu này thì cho thấy, chúng có độc chất
gấp 39 lần mức độ cho phép.

VI.2. Quy định pháp luật về kiểm tra thực phẩm xuất khẩu

- Quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu được quy định tại luật vệ sinh an toàn thực
phẩm và những nghị định hướng dẫn kèm theo. Luật này quy định:
- Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam
phải được kiểm tra tại các cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản
lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để phục vụ nhu cầu cá nhân trong định mức
được miễn thuế nhập khẩu.
+ Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự
+ Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu
+ Thực phẩm gửi kho ngoại quan
+ Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu
+ Thực phẩm là mẫu trưng bày nội trợ, triển lãm
- Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập
khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên. Bộ Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thong báo kết quả kiểm
tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ
trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.
 Những bất cập, hạn chế, yếu kém trên cho thấy sự buông lỏng trong công tác quản lý
việc nhập thực phẩm vào Việt Nam ở những cửa khẩu biên giới. Nhân lực, phương
19


tiện đều thiếu thốn khiến việc kiểm tra không được hiệu quả, hay là do tình trạng
tham nhũng, ăn hối lộ của những người có trách nhiệm kiểm tra khiến tình hình trở
nên phức tạp. Qua đó địi hỏi cần có sự sát xao hơn nữa của các cơ quan nhà nước cấp
trên, cũng như của các cơ quan trực tiếp tiến hành kiểm tra, cần sửa đổi những hạn
chế trong quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu được quy định trong luật, tăng
cường đào tào cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác kiểm tra được hiệu
quả hơn.


VII. Thực phẩm biến đổi gen
VII.1. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm biến đổi gen
- Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm biến đổi gen được quy định tại nghị định
số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với thực phẩm biến đổi gen, mẫu vật di
truyền và sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen.
- Quy định về điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử
dụng làm thực phẩm, trình tự, thủ tục cấp thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi
gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, nội dung Giấy đủ điều kiện sử dụng làm
thực phẩm, danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy đủ điều kiện sử dụng
làm thực phẩm thực hiện.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cấp, thu hồi giấy xác
nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, lập và công bố
danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy đủ điều kiện sử dụng làm thực
phẩm, thành lập , quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội
đồng an toàn sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen làm thực
phẩm.
VII.2. Thực trạng và mối nguy hại của thực phẩm biến đổi gen.
a. Thực trạng
Ở Việt Nam, có ba cây trồng biến đổi gen đã hiện diện là lúa, ngô và bông. Một tỷ
lệ nhất định các sản phẩm biến đổi gen đã có mặt trong thức ăn chăn ni. Song, các nhà
quản lý, nhà khoa học hiện vẫn chưa nắm được có bao nhiêu diện tích, chủng loại cây
biến đổi gen.
Chủ trương của Việt Nam là cho phép trồng cây biến đổi gen và đẩy mạnh phát
triển loại thực vật, động vật này. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định
20


đồng ý về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh
vực Nông Nghiệp - Phát Triển Nơng Thơn đến năm 2020.

Theo đó, ngồi việc đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất, Việt
Nam sẽ tiến tới ứng dụng thành cơng nhân bản vơ tính ở động vật... Mỗi năm, Ngân sách
Nhà nước chi khoảng 100 tỷ đồng cho chương trình.
Tất nhiên, Chính phủ cũng u cầu phải bảo đảm 100% sinh vật biến đổi gen lưu
hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại Việt Nam, được dán nhãn và bị theo dõi,
giám sát theo quy định; trên 50% dân số được tiếp cận với thông tin và được tham gia ý
kiến trong quyết định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Kết quả điều tra của Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, công bố tại một
cuộc hội thảo về thực phẩm biến đổi gen hồi tháng 9/2007 cho thấy, hầu hết các mẫu thức
ăn chăn ni (TACN) có mặt trên thị trường đều chứa sản phẩm biến đổi gen (ngô và đậu
tương) với một tỷ lệ nhất định nào đó. Phần lớn TACN được nhập theo con đường chính
thức thơng qua các cơng ty liên doanh với nước ngồi.
Bộ Nơng Nghiệp - Phát Triển Nơng Thơn cũng nhận định, rất có thể một số thực
phẩm chế biến từ đậu tương, ngô, cải dầu... trên thị trường cũng có chứa sản phẩm biến
đổi gen mà ngồi nhãn mác khơng hề ghi thơng báo "sản phẩm biến đổi gen".
Hiện nay, ba cây trồng biến đổi gen hiện có mặt tại Việt Nam là lúa, ngơ và bông.
Trong một số mẫu ngô biến đổi gen (mang gen BT) được trồng lẫn với ngơ bình thường
tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, các nhà khoa học đã xác định có hiện tượng trội
gen. Đáng lưu ý, các giống ngơ mới này trên đồng ruộng Việt Nam được một số cơng ty
nước ngồi, thơng qua trung gian, đưa trực tiếp cho nơng dân trồng và bao tiêu tồn bộ
sản phẩm.
Người dân tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng đã trồng bơng biến đổi gen
một cách tự phát. Thậm chí, tại ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định, Nghệ An có tình trạng nhập giống lúa biến đổi gen từ biên giới về bán lại cho
các hộ nông dân gieo trồng.
b. Những mối nguy hại
Thời gian gần đây thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified organism GMO) trở thành vấn đề thời sự ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong khi các nhà

21



khoa học toàn thế giới đang tranh cãi về lợi ích và độc hại của GMO thì hàng triệu người
đã sử dụng chúng một cách vô tư, kể cả một số người Việt.
Những người ủng hộ GMO khẳng định cấy ghép gen là để cứu số dân cư ngày
càng đông đúc trên Trái Đất khỏi chết đói, bởi thực phẩm biến đổi gen có thể sinh trưởng
tốt trên đất xấu và cho mùa màng bội thu mà lại bảo quản được lâu.
Tuy nhiên, việc trồng và sử dụng thực phẩm GMO tạo ra khơng ít nguy cơ. Các
nhà sinh thái lo ngại rằng các loại thực vật biến đổi gen có thể tình cờ lọt ra ngồi thiên
nhiên hoang dã và gây ra những biến đổi thảm họa đối với hệ sinh thái.
Điều nghiêm trọng hơn là GMO có tác hại đối với sức khỏe con người. Đậu nành
được cấy ghép gen của giống lạc Braxin gây dị ứng ở nhiều người. Các loại cây chống
chọi được với chất diệt cỏ, chẳng hạn đậu nành và ngô biến đổi gen, có thể tích tụ trong
hạt nhiều độc tố và khiến người ăn bị ngộ độc.
 Không thể phủ nhận vai trò đảm bảo an ninh lương thực của thực phẩm biến đổi gen đối
với nước ta, tuy nhiên nhìn vào thực trạng của thực phẩm biến đổi gen ta có thể thấy
được tác hại của loại thực phẩm này đối với sức khỏe người tiêu dùng. Để việc sử dụng
thực phẩm biến đổi gen được an toàn, ta cần phải tăng vai trò quản lý nhà nước đối với
việc nhập khẩu, chế biến đối với loại thực phẩm này từ việc đưa ra những tiêu chuẩn cần
thiết đến việc đảm bảo các công cụ quản lý được thi hành một cách hiệu quả nhất, trách
tình trạng đưa những thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe người tiêu dùng vào
trong thị trường trong nước.
VIII. Kinh doanh và sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.
VIII.1. Khái niệm và những quy định trong luật
-

Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là sữa, thức ăn được sản xuất theo phương
pháp công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với tình trạng sinh lý
đặc biệt và từng giai đoạn phát triển của trẻ bao gồm:
+ Sữa, thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật dùng cho trẻ dưới 6 tháng
tuổi;

+ Sữa dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.

-

Việc kinh doanh và sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ được quy
định tại nghị định số 21/2006/ NĐ – CP về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng của trẻ nhỏ.
22


-

-

Các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường phải được
công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của
pháp luật về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các sản phẩm dinh dưỡng danh cho trẻ nhỏ phải được ghi nhãn phù hợp theo những
quy định của nghị định này.
Trong nghị định cũng quy định trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ hoặc người đại diện theo
pháp luật của họ; Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Trách nhiệm của thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối
với việc sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

VIII.2. Thực trạng
- Vừa qua Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị định 21 của Chính
phủ về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (SP DDCTN)
năm 2009-2010.
- Qua kiểm tra tại các cơ sở sản xuất SP DDCTN đã phát hiện nhiều sai phạm, cụ thể:

phát hiện 26/124 sản phẩm ghi nhãn chưa đầy đủ như ghi thiếu hoặc khơng đầy đủ
dịng chữ “chú ý”, “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ”; kiểm tra 8 sản phẩm của Cơng ty MaMa sữa non thì cả 8 sản phẩm đều ghi
nhãn không phù hợp với nội dung nhãn dự thảo trong hồ sơ công bố; nhiều sản phẩm
ghi nhãn chưa đầy đủ nội dung như sữa XO (0-3 tháng tuổi, 6-12 tháng tuổi, 1-9 tuổi),
HiPP 1 Infant plus, sữa bột dinh dưỡng Grow Milk, Fullac (1-3 tuổi) sữa tăng trưởng
với DHA, Dielac 1 2 3 cho trẻ 0-6 tháng tuổi…
-

Ngoài ra, các đoàn kiểm tra cũng phát hiện 23/30 sản phẩm bình bú và núm vú giả
được kiểm tra ghi nhãn chưa đầy đủ nội dung theo quy định.

 Nền kinh tế thị trường hiện nay đã khiến cho đồng tiền được đặt lên trên tất cả mọi giá
trị khác. Bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, người ta có thể vi phạm trắng trợn để lợi
nhuận kinh doanh của họ được đảm bảo. Chúng ta không thể trơng chờ vào sự thay
đổi theo hướng tích cực của họ, chỉ có sự vào cuộc một cách quyết liệt, xử lý nghiêm
minh các vi phạm thì vấn đề mới có thể được giải quyết.

Phần 4: Pháp luật về vệ sinh môi trường trong lĩnh vực hoạt động
mai táng.
I. Thực tiễn tình hình hoạt động mai táng ở Việt Nam hiện nay
23


Việc mai táng là một hành động có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với bất cứ xã hội nào và
mặt khác, nó cũng có những tác động vơ cùng lớn đến mơi trường. Nếu khơng có sự điều
chỉnh hợp lý, hoạt động mai táng có thể gây ra những tác động tiêu cực làm ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là trong thời kỳ mà dân số tăng nhanh, đất nghĩa trang đang bị thu hẹp
(nhất là các khu đô thị Hà Nội, TP HCM….) như hiện nay.
Ví dụ như ở thủ đô Hà Nội, từ cuối năm 2010, nghĩa trang Văn Điển ngừng tiếp nhận

hình thức hung táng (tức “chơn tươi”) thì cơn sốt đất nghĩa trang mới thực sự lên đến
đỉnh điểm. Theo Sở LĐ - TB&XH, trên tồn địa bàn Thủ đơ chỉ có 7 nghĩa trang do
thành phố quản lý (trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ) và hàng trăm nghĩa trang ở các khu
dân cư, phường, xã do phường, xã quản lý… Hiện nay, hầu hết các nghĩa trang này đều
rơi vào cảnh xập xệ và quá tải. Nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) chỉ cịn khả năng đáp
ứng việc mai táng trong khoảng hai năm nữa. Tương tự, nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện
tích cũ là 17,9ha dù mới được xây dựng nhưng cũng rơi vào cảnh sắp hết đất. Theo Ban
quản lý nghĩa trang này, hiện nghĩa trang Vĩnh Hằng chỉ đủ năng lực đáp ứng quỹ đất
5m2/phần mộ. Nhưng khả năng này chỉ được kéo dài thêm một thời gian rất ngắn nữa.
Theo thống kê, hiện nay, đến 80% các nghĩa trang trên địa bàn Hà Nội là các nghĩa trang
nhân dân riêng của các phường, xã, làng, cụm dân cư. Các nghĩa trang này hầu hết đã rơi
vào cảnh q tải, khơng có hệ thống thốt nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước
thấm… Việc này gây nên nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng
đến sinh hoạt của người dân xung quanh…
Tiêu biểu là ở Thanh Trì, đặc biệt là các xã Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh “nổi tiếng” vì nằm
liền kề nghĩa trang Văn Điển, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự ơ
nhiễm từ hàng vạn ngơi mộ được chơn ở đây. Tình trạng này địi hỏi các Nhà nước và các
cơ quan có thẩm quyền tham gia hoàn thiện, bổ sung đầy đủ nội dung pháp luật vệ sinh
môi trường trong hoạt động mai táng đồng thời có những biện pháp, chính sách cụ thể để
giải quyết một cách chắc chắn, nhanh chóng vấn đề này.
II. Nội dung pháp luật vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng
Nội dung pháp luật vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng được đề cập trong
những văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Luật Bảo vệ mơi trường số 52/2005/QH11
ngày 29/11/2005; Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày
21/11/2007; Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội và mới nhất và chi tiết nhất là thông tư 02/2009/TT-BYT của Bộ Y tế
Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng ngày 26/5/2009.
24



II.1. Những nội dung cơ bản
Nôi dung pháp luật của bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng bao gồm những
điểm chính sau:
Trong Luật bảo vệ mơi trường năm 2005, điều 48 đã có những quy định cơ bản về việc
giữ gìn vệ sinh đối với hoạt động mai táng:
Thứ nhất là về nơi chôn cất, mai táng. Nơi đó phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
b) Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
Thứ hai là việc quản, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ
sinh môi trường.
Thứ ba là đề cập riêng tới việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực
hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Thứ tư là Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư, người dân thực hiện chơn cất trong
khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai táng
gây ô nhiễm môi trường.
Thứ năm là về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng. Các cá
nhân, tổ chức này phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
Thứ sáu, Bộ Y tế đóng vai trị then chốt, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng quy định tại Điều 48.
II.2. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giữ vệ sinh môi trường trong hoạt động
mai táng
Những nguyên tắc chung này được ghi nhận tại điều 4, phần I.Quy định chung của thông
tư 02/2009/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa
táng ngày 26/5/2009. Đó là:
a) Bảo đảm khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
25



×