Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP-Việc găm Lạc đến cuối vụ của người dân tại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.18 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG CỤ THỂ:
Việc găm Lạc đến cuối vụ của người dân tại Hà Tĩnh:
Doanh nghiệp thu mua nông sản Châu Tuấn là một trong những doanh nghiệp chuyên
thu mua nông sản lớn nhất của cả tỉnh. Vào thời điểm này của các năm trước, doanh
nghiệp đã thu mua được hàng trăm tấn Lạc để xuất khẩu.
Bà Bạch Thị Hường, Giám đốc Công ty TNHH Châu Tuấn cho biết: Theo như hợp đồng
mà Công ty chúng tôi đã ký kết với đối tác nước ngoài để xuất khẩu Lạc nhân thì đến
thời điểm này Công ty phải giao hàng cho đối tác nước ngoài nhưng trên thực tế thời
điểm này việc thu mua sản phẩm trên địa bàn Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn do bà
con găm hàng chờ đến cuối vụ hy vọng bán được giá cao hơn so với hiện nay vì thế
doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo sang các tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị,
Nghệ An, Thanh Hóa để thu mua nông sản đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp cho bạn
hàng như đã ký kết. Do đó doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí tăng
lên cho việc vận chuyển Thực trạng này đã gây cho doanh nghiệp xuất khẩu Châu
Tuấn nói riêng và các doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn nói chung gặp rất
nhiều khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp tiến hành ký kết bao tiêu sản phẩm với người nông dân từ đầu vụ,
Dựa trên những cam kết này, doanh nghiệp có thể hạch toán được số lượng hàng hóa,
từ đó để có kế hoạch chế biến, xuất hàng cho đối tác. Thế nhưng khi ký kết xong, đến
mùa thu hoạch, thấy giá thị trường cao hơn người dân lại bán ra bên ngoài, giá thị
trường thấp hơn, thì lại bắt doanh nghiệp thu mua theo giá đã ký kết. Chính điều này đã
làm cho các doanh nghiệp không mấy mặn mà ký kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Nguồn: />dan
Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng: Nông dân và doanh nghiệp đều có lợi tại
tỉnh Hải Dương:
• Viện Nghiên cứu ngô Trung ương đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngô
giống cho nông dân:
Từ hơn mười năm nay, Viện Nghiên cứu ngô Trung ương đã ký kết hợp đồng bao tiêu
sản phẩm ngô giống cho nông dân nhiều xã của huyện Gia Lộc. Hợp đồng được ký kết
vào đầu vụ sản xuất với các HTX dịch vụ nông nghiệp. Theo đó, Viện Nghiên cứu ngô
Trung ương sẽ cung ứng hạt giống, chỉ đạo nông dân thực hành các biện pháp kỹ thuật


chăm sóc ngô, đồng thời thu mua sản phẩm thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp. Nhiều
năm qua, diện tích trồng ngô giống có bao tiêu sản phẩm của huyện Gia Lộc đã được
mở rộng, do có đầu ra ổn định, giá thu mua sản phẩm hợp lý.
• Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm cây su-lơ
Từ vụ đông năm ngoái, anh Tăng Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH một thành
viên Hưng Việt (trụ sở tại xã Gia Xuyên) bắt đầu ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm cây su-lơ cho nông dân một số địa phương trong huyện. Năm nay, anh Trường
tiếp tục mở rộng việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên diện tích 20ha cây su-lơ
ở 8 xã: Lê Lợi, Nhật Tân, Gia Hòa (Gia Lộc) và Quang Khải, Phượng Kỳ, Ngọc Kỳ,
Hưng Đạo, Đại Đồng (Tứ Kỳ).
Nghiên cứu một bản hợp đồng thu mua sản phẩm của Công ty Hưng Việt, cho thấy có
một số nội dung cam kết có lợi cho nông dân.
Theo nội dung hợp đồng, trường hợp sản xuất bị thiên tai gây thiệt hại toàn bộ, công ty
sẽ giảm 50% giá cây giống đã cung ứng cho nông dân. Công ty sẽ thu mua cây su-lơ
theo giá thị trường (thời điểm ở địa phương trồng nhiều su-lơ). Tuy nhiên, công ty vẫn
đưa ra mức giá tối thiểu để thu mua sản phẩm là 1.200 đồng/cây su-lơ trong trường
hợp giá thị trường xuống thấp hơn mức giá này.
Theo anh Trường, mức giá tối thiểu đặt ra là 1.200 đồng/cây su-lơ sẽ bảo đảm cho
nông dân thu lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. Nông dân thu hoạch sản phẩm phải bán cho
công ty, nếu nông dân bán cho người khác sẽ phải thanh toán toàn bộ tiền cây giống và
bồi thường thiệt hại cho công ty.
Vụ đông năm ngoái, Công ty Hưng Việt thu mua khoảng 7.000 tấn rau trong tỉnh để tiêu
thụ ở thị trường các tỉnh miền Nam và Cam-pu-chia.
Hai năm gần đây, một số xã của huyện Tứ Kỳ sản xuất khoai tây giống theo hợp đồng
bao tiêu sản phẩm cho một số doanh nghiệp. Vụ đông năm nay, xã Cộng Lạc trồng
15ha khoai tây Atlantic. Sản phẩm khoai tây giống sau khi thu hoạch sẽ bán cho Công
ty TNHH Phát triển công nghệ và vật tư kỹ thuật Hương Quê (trụ sở tại xã Đại Hợp, Tứ
Kỳ). Công ty này cung ứng giống theo hình thức trả chậm; tập huấn kỹ thuật trồng,
chăm sóc khoai tây cho nông dân. Công ty cam kết thu mua sản phẩm với mức giá tối

thiểu là 4.000 đồng/kg khoai tây giống; nếu giá thị trường cao hơn mức giá này, công ty
sẽ điều chỉnh giá thu mua cao lên.
Thu mua khóm ở Tân Phước (Tiền Giang) và thu mua khoai tây ở Tân Thành
(huyện Bình Tân – Vĩnh Long) :
• Thu mua khóm ở Tân Phước (Tiền Giang)
Mua khóm ở Tân Phước (Tiền Giang): Giá mua trung bình trên thị trường là 2.800
đồng/kg nhưng thương nhân Trung Quốc hứa mua vài chục tấn/ngày với giá khoảng
6000 đồng/kg, cụ thể là 4.000 đồng/trái khoảng 1 kg, trái lớn giá cao hơn. Cũng có
trường hợp một người Trung Quốc đi với phiên dịch vào tận ruộng khóm đặt vấn đề thu
mua số lượng lớn. Xem xong ông này chê khóm trái quá nhỏ, đề nghị nông dân mua
một loại thuốc do ông ta cung ứng, bảo đảm sau khi phun thuốc trái khóm sẽ đạt trọng
lượng trên 1 kg/trái, lúc đó thương lái Trung Quốc sẽ thu mua hết. Tuy nhiên sau đó họ
đồng loạt bỏ đi làm hàng tấn khóm phải đem đi bán lỗ hoặc đổ bỏ.
• Thu mua khoai tây ở Tân Thành (huyện Bình Tân – Vĩnh Long)
Mua khoai ở Tân Thành (huyện Bình Tân – Vĩnh Long): Thương nhân Trung Quốc đẩy
giá khoai tím đến 1 triệu đồng/tạ khiến nhà nhà đua nhau trồng khoai. Diện tích khoai
của xã tăng hơn 1.700 ha. Sau đó giá khoai rớt xuống dưới 200.000 đồng/tạ, nhà nông
vẫn phải bán vì không thể neo khoai quá lứa trên ruộng. Hàng ngàn hộ dân lỗ từ 80
triệu đồng/ha (đất nhà) đến hơn 100 triệu đồng/ha (đất thuê).
"Sự thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng rau quả XK đã khiến xảy ra tình trạng
giá cả lên xuống như “thủy triều”, chất lượng lô hàng trước khác xa lô hàng sau khiến
DN XK mất mặt và giảm uy tín với khách hàng nước ngoài" - ông Huỳnh Quang Đấu,
Tổng Giám đốc Cty CP Rau quả Antesco.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TPHCM,
cho biết: “TPHCM có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp nhưng lại có quá nhiều khâu
trung gian, lợi nhuận bị chia nhỏ khiến quyền lợi và trách nhiệm các thành viên trong
chuỗi cung ứng chưa phân định rõ ràng. Đã từng xảy ra chuyện, dù có hợp đồng,
nhưng khi giá nông sản lên nông dân đã tự ý mang bán ra ngoài, còn khi giá xuống DN
lại kêu ca về chất lượng để hạ giá. Những chuyện như vậy đã chứng tỏ sự liên kết giữa
nông dân và DN chưa chặt chẽ, họ luôn ngờ vực, thiếu tin tưởng lẫn nhau”.

Ngành thủy sản miền Tây “thoi thóp ” :
Dọc tuyến quốc lộ 91 (An Giang), những ao cá tra vẫy trắng nước ngày nào giờ biến
thành những bãi cát. Có nơi ao hầm đã được thay đổi công năng, xây dựng nhà xưởng
kinh doanh ngành nghề khác.
Nợ như chúa chổm
Ông Trần Văn Tưởng ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), bán cá cho Công ty Xuất nhập khẩu
Việt Ngư (TP Long Xuyên) từ tháng 5-2011 nhưng đến nay còn nợ hơn 1,2 tỉ đồng. Hay
như ông Tư Sung ở thị xã Châu Đốc cũng bị công ty này nợ gần 2 tỉ đồng. Giữa năm
2011, bà Phạm Thị Thẳng (xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) bán cá cho Công ty
Xuất nhập khẩu Việt Ngư (TP Long Xuyên), tới giờ còn hơn 400 triệu đồng chưa được
trả. “Khoảng bốn tháng trước, nó cùng với anh em nông dân vào công ty đòi nợ thì
người của công ty ngăn không cho giáp mặt giám đốc” - ông Phạm Phú Cường, anh
ruột bà Thẳng kể.
Cũng năm 2011, anh Phan Văn Tâm (huyện Châu Phú) bán cá cho Công ty TNHH An
Khang ở Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ), tổng cộng trên 4,7 tỉ đồng. “Khi tôi
xuống công ty đòi nợ thì mới biết là công ty này đã mất khả năng thanh toán nợ. Tôi
gặp thêm 25 hộ nữa cùng chung cảnh ngộ… Đến giờ công ty vẫn nợ tôi trên 3,7 tỉ
đồng” - anh Tâm cho hay.
Theo đánh giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL
đầu tháng 2-2012, các DN thu mua cá của dân chậm thanh toán từ một đến hai tháng,
thậm chí ba tháng.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ),
cho biết: “Trước đây chuyện dân bán chịu cá nguyên liệu cho DN khoảng 20-30 ngày
mới lấy tiền là chuyện thường. Tuy nhiên, tình hình “sức khỏe” của một số DN đang có
vấn đề, nông dân cũng không biết được DN có vốn liếng ra sao nên họ mất lòng tin, khi
giao dịch mua bán cá đều yêu cầu trả bằng tiền mặt. Nói thật, một số DN kêu không có
vốn, thiếu vốn để mua cá nguyên liệu nhưng nói vậy là để khỏi mắc cỡ chứ thực ra là
họ không có tiền và không đủ uy tín để nông dân tin tưởng”.
KHÁI QUÁT:
• Sản xuất hàng nông sản của nước ta còn manh mún:

Dưới dạng hộ gia đình, quy mô nhỏ, phương tiện sản xuất chủ yếu là thủ công
và cơ khí nhỏ, tỷ lệ cơ giới hóa thấp (trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ cơ
giới hóa là 100%) là phổ biến nên sẽ gặp khó khăn khi thị trường yêu cầu với số
lượng lớn, chất lượng cao, bảo đảm tính đồng bộ về quy cách
• Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến, trình độ thương
mại hóa chưa cao::
Công nghệ chế biến lạc hậu, năng suất, chất lượng nông sản, năng suất lao
động còn kém so với các nước trong khu vực và thế giới, dẫn đến sức cạnh
tranh của mặt hàng nông sản trên thế giới yếu.
• Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh kém:
Mặc dù Việt nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản nhưng chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn gây nhiều bức xúc trong toàn xã hội gây
nhiều cản trở cho nông sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường các quốc
gia phát triển .Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải
kiểm soát chặt chẽ khá cao, do dư lượng thuốc BVTV, thú y và sai nhãn hiệu…
lạm dụng hoá chất bảo quản, sự thiếu vệ sinh, tồn dư các chất độc hại trong sản
phẩm.
• Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến kém phát triển:
Kho tang, sân phơi, bến bãi…chưa được chú trọng và thiếu đầu tư đúng mức,
công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp nhất là
rau quả. Phần lớn nông sản ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng còn thấp, chưa có
thương hiệu, bao bì mẫu mã chưa hấp dẫn.
• Sản xuất chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên:
Việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… tác động xấu đến môi trường,
ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững. Thói quen sản xuất không tính đến
yếu tố môi trường không chỉ gây bất lợi đối với sức khỏe cộng đồng mà còn đe
dọa khả năng tiếp cận các phân khúc thị trường có giá trị cao và có yêu cầu cao
về tiêu chí môi trường.
• Nhận thức kém của người nông dân:
Một bộ phận lớn người nông dân chưa có kiến thức về thị trường, còn chạy theo

đồng tiền, không tôn trọng chữ tín trong kinh doanh dẫn đến mất niềm tin từ các
nhà thu mua.
• “Sức khỏe” tài chính, năng lực của DN có vấn đề, uy tín kinh doanh giảm
sút:
DN đầu tư nhiều vốn vào xây dựng nhà máy với công suất lớn nhưng không tính
toán đến chuyện đầu tư vùng nuôi, liên kết với nông dân để cung ứng nguyên
liệu nên thiếu nguyên liệu, không mua được nguyên liệu để chế biến.
DN do thiếu vốn nên thanh toán chậm cho nông dân, hoặc không thanh toán,
dẫn đến sự mất uy tín, gây thiệt hại cho người nông dân.
• Mạng lưới kinh doanh hàng nông sản vừa thiếu, vừa yếu:
Nhiều khâu nấc trung gian, sự liên kết giữa các chủ thể trong hoạt động từ sản
xuất tới tiêu thụ nông sản chưa chặt chẽ và thiếu tính bền vững, chính vì thể lợi
ích tổng thể các bên đều không cao.
HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
• Tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh hàng nông sản ở địa bàn nông
thôn:
 Tại những vùng sản xuất hàng nông sản tập trung, hình thành các kênh
tiêu thụ chủ lực, cấp độ lớn với sự tham gia của những doanh nghiệp
nòng cốt với hệ thống chợ đầu mối nông sản, hệ thống thu mua, phân
phối hàng nông sản cấp vùng và cấp tỉnh.
 Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá chưa phát triển, chủ yếu đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tạo lập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ,
tương ứng với qui mô cung cầu của thị trường, đồng thời quan tâm phát
triển hạ tầng thương mại thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện
lợi, cửa hàng chuyên doanh tại các thị trấn, thị tứ.
 Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, hướng tổ
chức lại kênh này là xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ nông
dân, hợp tác xã thương mại với cơ sở sản xuất-chế biến, giữa cơ sở sản
xuất- chế biến với doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh
tế.

 Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa các “nhà” như nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trên cơ sở xử lý hài hòa lợi
ích của các bên tham gia trong chuỗi giá trị hàng nông sản theo quy luật
thị trường để vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vừa phát triển các hoạt
động hỗ trợ và phát triển thị trường.
• Phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động
kinh doanh hàng nông sản:
 Ở thị xã, thành phố, vùng sản xuất nông sản tập trung: chú trọng quy hoạch
phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý sở
giao dịch hàng hóa, các chợ trung tâm, chợ đầu mối bán buôn chuyên doanh,
chợ bán lẻ hàng nông sản-thực phẩm.
 Ở nông thôn, tập trung quy hoạch phát triển mô hình các chợ thị trấn, thị tứ,
cụm xã và xã nằm trong cấu trúc các cụm hoặc trung tâm thương mại - dịch
vụ quy mô thị trấn, thị tứ. Từng bước hình thành các chợ bán buôn tập trung,
chợ đấu giá, chợ chuyên theo mặt hàng (chợ trái cây, chợ hoa, chợ rau, chợ
gia súc-gia cầm, chợ thúc gạo ), các trung tâm giao dịch nông sản tại các
vùng nông sản trọng điểm và các vùng nông thôn ven đô; củng cố và mở
rộng các chợ cửa khẩu, chợ biên giới.
 Cải tạo, nâng cấp mạng lưới mua bán cố định, cùng với việc tổ chức rộng rãi
các đơn vị mua bán lưu động thuộc mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa
phương thức mua-bán đại lý, mua bán trả góp, trả chậm
 Tạo điều kiện để thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (trước hết là các
doanh nghiệp lớn) tiếp cận, chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn
nhân lực nhằm từng bước tham gia vào kênh lưu thông trên internet (thương
mại điện tử) và các hình thái kinh doanh thương mại tiên tiến khác (như sở
giao dịch hàng nông sản).
• Phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất lượng và gia tăng giá
trị các mặt hàng nông sản:
 Trong quy hoạch, kế hoạch phát sản xuất nông nghiệp, chú trọng qui hoạch
sản xuất các mặt nông sản nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu và đáp

ứng nhu cầu thị trường trong nước.
 Phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương, xây dựng các
tổ hợp nông-công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hóa, hình thành các mô hình thương mại-dịch vụ
nông thôn.
 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết cho các tổ hợp nông – công
nghiệp ở khu vực nông thôn thông qua đầu tư vào những hạng mục công
trình cơ bản như đường, điện, kho, hệ thống chợ, cảng sông
 Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn
đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã, chủ trang trại và hộ nông
dân về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất, phòng chống dịch bệnh, dự trữ
bảo quản nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng
• Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường nông sản trong nước và thị
trường nông sản ngoài nước
 Xác định đúng lợi thế so sánh cũng như năng lực cạnh tranh của các mặt
hàng cụ thể, doanh nghiệp cụ thể, từ đó có chính sách hỗ trợ nhằm vừa đẩy
mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực hiện có, đồng thời phát
triển sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng nông sản tiềm năng. Giảm nhập
khẩu những mặt hàng mà sản xuất trong nước đã có. Bảo hộ sản xuất kinh
doanh một cách hợp lý, có thời hạn và có chọn lọc (phù hợp với quy định của
WTO), những hàng hoá nông sản và ngành nghề có quan hệ mật thiết tới lợi
ích chung của toàn xã hội. Kết hợp việc nghiên cứu xây dựng các chủ
trương, giải pháp cụ thể để xử lý các mối quan hệ lớn trên đây với việc tuyên
truyền, giáo dục và hướng dẫn tiêu dùng để đổi mới, gia tăng và kích cầu về
hàng nông sản.
 Xác định lộ trình hợp lý thực hiện các cam kết trong các hiệp định song
phương và đa phương, đồng thời có quy định và biện pháp quản lý chặt chẽ
về quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu và quyền phân phối của thương nhân
nước ngoài về hàng nông sản.
 Triển khai xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông lâm thủy

sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu; có biện pháp
kiên quyết và hiệu quả để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Tiếp tục đẩy
mạnh triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau
về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là với các
thị trường xuất khẩu trọng điểm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất
khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hợp tác với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu để tăng cường
hiệu quả xuất khẩu.
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia gồm ba bộ phận: xúc tiến thương mại định hướng
xuất khẩu, xúc tiến thương mại nội địa và xúc tiến thương mại biên giới
 Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại và
phát triển thị trường nước ngoài; tập trung xúc tiến thương mại tại các thị
trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn và đối với các mặt hàng xuất
khẩu có kim ngạch lớn.
 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt Nam.
Trước mắt, cần định hướng lựa chọn một số thương hiệu chủ lực cho các
mặt hàng nông sản đang có thế mạnh trên thị trường thế giới như gạo, cà
phê, hồ tiêu, hạt điều để có thể xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường có
nhu cầu mà không phải qua trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài.
 Để hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và góp phần giúp
các doanh nghiệp trong nước gia nhập thị trường nước ngoài, cần tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các thương vụ, tăng cường đại diện
tham tán thương mại tại các khu vực thị trường trọng điểm và phối hợp chặt
chẽ giữa các Hiệp hội ngành hàng và các Thương vụ Việt Nam tại nước
ngoài.
 Đối với xúc tiến thương mại thị trường trong nước, hỗ trợ nâng cao năng lực
cho cộng đồng doanh nghiệp về nghiên cứu thị trường, phát triển hệ thống
phân phối hàng nông sản; tạo điều kiện cho việc kết nối giữa các doanh
nghiệp phân phối với các đơn vị sản xuất, chế biến trong việc tiêu thụ nông

sản; tổ chức các hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền và hỗ trợ
tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản Việt Nam trên các phương tiện truyền
thông…
 Đối với xúc tiến thương mại biên giới, hỗ trợ năng lực cho thương nhân tham
gia xuất khẩu nông sản qua biên giới về thông tin thị trường biên giới, tổ chức
các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu qua các
cửa khẩu biên giới và hải đảo.
 Phối kết hợp hệ thống xúc tiến thương mại với hệ thống khuyến nông,
khuyến lâm để cung cấp thông tin và dự báo thị trường trong và ngoài nước
về những mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực, các thông tin về thị hiếu,
chính sách thuế, phi thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá
của khách hàng để định hướng sản xuất những sản phẩm phù hợp và có sức
cạnh tranh cao, tìm kiếm thị trường, chắp nối bạn hàng, giới thiệu đối tác,
quảng cáo triển lãm cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã và gia đình nông
dân.
• Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo
 Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin
thị trường từ Trung ương đến các địa phương; thiết lập kênh thông tin
thường xuyên giữa các Bộ, ngành về tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt
hàng nông sản, thành lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên
canh sản xuất hàng hóa lớn; duy trì và phát triển các trang điện tử trên mạng
Internet về nông sản và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông
sản. Ngoài ra, có thể nghiên cứu tổ chức các chương trình điều tra dự báo
sản lượng sản xuất, tồn kho và lượng tiêu dùng trong nước để có định hướng
cho sản xuất và xuất khẩu.
 Những giải pháp trên kết hợp với các giải pháp khác, nếu được triển khai
đồng bộ với sự quan tâm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các
ngành liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sản cả
trong nước và ngoài nước theo hướng tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh hàng nông sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần cải thiện

đời sống nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại,
bền vững theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
TS. Võ Văn Quyền
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
Bộ Công Thương
LIÊN KẾT LÀ CỐT TỬ
TS.Hoàng Quốc Tuấn khẳng định: Trên thế giới hiện nay, 95% người dân tiêu thụ trái
cây tươi và 97% tiêu thụ rau tươi. Trong khi đó VN là nước có điều kiện thiên nhiên ưu
đãi để trồng rau, củ, quả XK, nhưng buồn là chúng ta chưa liên kết để làm tốt được. VN
có khoảng 40 loại quả, trên 100 loại rau với diện tích lên tới 800.000ha, sản lượng 13,3
triệu tấn với giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng. Chúng ta chỉ nên quy hoạch vài ba cây chủ
lực, đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đầu ra thì mới đảm bảo phát triển bền
vững.
TS.Tuấn cũng cho biết, 8 tỉnh Đông Nam bộ và 13 tỉnh ĐBSCL có trên 400.000ha cây
ăn quả, trong đó có 11 loại cây có sản lượng trên 200.000 tấn trở lên. Về mặt sinh thái,
các cây trồng ở phía Nam trong điều kiện có nước tưới hết sức quan trọng, nông dân
có thể làm rải vụ quanh năm. Vì thế, cần phải có chính sách đầu tư thật tốt cho vùng
này nhằm khai thác hiệu quả lợi thế về mặt tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau
quả đang ngày càng gia tăng trên thế giới.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Cty CP rau quả Antesco Huỳnh Quang Đấu khẳng định:
Có 2 vấn đề quan trọng hàng đầu cần làm ngay. Thứ nhất, cần xây dựng chuỗi liên kết
giữa DN với nông dân một cách thật bài bản và hài hòa lợi ích.
Hiện tại, Antesco đang chi gần 5 tỷ đồng đối ứng với tổ chức GCF của Đan Mạch để
triển khai dự án hỗ trợ nông dân đẩy mạnh liên kết và thực hành sản xuất theo tiêu
chuẩn Global GAP. Nông dân sẽ được đào tạo về VSATTP, bảo vệ môi trường và sức
khỏe cộng đồng, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Sau đó, nông dân nào có mong muốn tham gia vào chương trình thì sẽ nhận được
những hỗ trợ vật chất, kỹ thuật rất cụ thể từ Cty và dự án để giảm công lao động, chi
phí thuốc BVTV… Sau đó, Cty sẽ trực tiếp thu mua sản phẩm đạt tiêu chuẩn tận nông

hộ để đảm bảo giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển và nhất là
đảm bảo được yêu cầu về truy tìm nguồn gốc.
Thứ hai, cần xây dựng sự liên kết trung thực giữa các DN. Vấn đề này nói thì dễ nhưng
khi thực hiện rất khó vì quyền lợi của từng DN rất dễ làm méo mó thị trường.
Ông Đấu kể: “Mới đây, Cty của tôi và một Cty khác hợp tác thống nhất chào giá bán
vào siêu thị Metro, nhưng khi thực hiện, Cty kia đã phá vỡ liên kết, vô tư chào giá thấp
hơn để triệt tiêu bạn mình. Vậy là Metro thuận lấy hàng của họ, Cty của tôi không bán
được nữa. Từ câu chuyện này cho thấy nhiều DN của ta thiếu uy tín, không có tinh thần
liên kết, về lâu dài thì ắt cùng dắt nhau đi đến chỗ “chết” thôi!”.

×