Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
… … o0o………
NGUYỄN THANH THẢO
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Vân Khánh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Thảo
Lớp : TV – TT 40B
Hà Nội - 2012
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
… … o0o………
NGUYỄN THANH THẢO
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Vân Khánh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Thảo
Lớp : TV – TT 40B
Hà Nội - 2012
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4
1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG - TIN THƯ
VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU
LỊCH 6
1.2.1 Trung tâm Thông tin thư viện – chức năng và nhiệm vụ 6
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 7
1.2.3 Cơ sở vật chất và vốn tài liệu 8
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 9
1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý 13
1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên 14
1.3.3 Nhóm học sinh, sinh viên 15
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG
TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 19
2.1 CÔNG TÁC BỔ SUNG VỐN TÀI LIỆU 19
2.2 CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU 22
2.2.1 Biên mục tài liệu 22
2.2.2 Phân loại tài liệu 24
2.2.3 Định từ khóa tài liệu 26
2.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHO VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU 27
2.3.1 Công tác tổ chức kho tài liệu 27
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
4
2.3.2 Công tác bảo quản vốn tài liệu 29
2.4 CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY TRA CỨU 30
2.4.1 Bộ máy tra cứu truyền thống 30
2.4.2 Bộ máy tra cứu hiện đại 33
2.5 CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 36
2.5.1 Đọc tại chỗ 36
2.5.2 Mượn về nhà 37
2.5.3 Các hình thức khác 39
2.6 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 40
2.6.1 Những kết quả đạt được 40
2.6.2 Những mặt còn hạn chế 41
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-
THƯ VIỆN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI TRONG
GIAI ĐOẠN MỚI 44
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
DU LỊCH HÀ NỘI 44
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HAOT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN 44
3.2.1 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thư viện 45
3.2.2 Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin 48
3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông trong công tác thư viện 52
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên thư viện 54
3.2.5 Đào tạo người dùng tin 56
3.2.6 Liên kết với các trung tâm thông tin - thư viện 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại mà trình độ thông tin trở thành một
trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần. Hoạt
động thông tin được coi là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của
bất kỳ quốc gia nào.
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin và viễn thông đã tác động, làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Trong đó sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu Internet
đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm, khai thác và phát triển thông tin ở mức độ cao
hơn của người sử dụng. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
thông tin – thư viện trên thế giới cũng như của Việt Nam. Hệ quả tất yếu của
quá trình trên là xu hướng hiện đại hoá công tác thư viện đang diễn ra mạnh
mẽ ở nước ta, nhằm giúp các thư viện nâng cao khả năng thu thập, khai thác
thông tin và phục vụ có hiệu quả hơn nhu cầu thông tin ngày càng gia tăng
của người sử dụng thư viện.
Hơn đâu hết, thư viện chính là nơi đáp ứng những nhu cầu trên của
người đọc. Bởi lẽ thư viện là một thiết chế văn hoá không thể thiếu trong công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nuớc - thời kỳ phát triển mạnh của nề kinh tế tri thức.
Sự chuyển biến từ xã hội hậu công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh
tế tri thức và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền
thông đã đặt ra cho công tác thư viện nhiều thời cơ và thách thức. Thông tin
và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội
loài người. Trước thực tế đó, hoạt động thư viện đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin và tri thức ngày
càng cao của xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
6
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo đầu
ngành về nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ cán bộ trong lĩnh
vực du lịch – khách sạn, cũng như lớp cán bộ quản lý và người lao động trong
ngành. Hoạt động thông tin thư viện luôn gắn bó chặt chẽ và phục vụ đắc lực
cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Hướng đến mục tiêu năm 2012 sẽ trở thành trường Đại học Du lịch đầu tiên
của cả nước, Nhà trường đặt ra yêu cầu cấp bách cho Trung tâm Thông tin -
thư viện phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa công tác chuyên môn nhằm đáp
ứng được nhu cầu tin cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên và
sinh viên của Nhà trường.
Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, những người làm công tác
thư viện tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần có những nghiên cứu, khảo
sát toàn diện thực trạng hoạt động để tìm ra một phương hướng phát triển
đúng đắn và những giải pháp khả thi nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng
hoạt động này. Nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc
tăng cường hoạt động thông tin thư viện, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả hoạt động của Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội” làm đề tài khoá luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động thông tin –
thư viện của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, qua
đó rút ra những nhận xét và một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt
động thông tin – thư viện tại Trung tâm, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và
đào tạo chung của Nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Trung tâm Thông tin – thư
viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
7
* Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội với thời gian nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp như:
Phân tích tổng hợp tư liệu, thống kê số liệu, khảo sát thực tế,… và một số
phương pháp liên ngành khác.
Thực hiện đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của Cô giáo hướng dẫn – Th.S Chu Vân Khánh, cùng các cô chú và các anh
chị cán bộ nhân viên tại Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội . Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo
Chu Vân Khánh và các anh chị cán bộ nhân viên tại Trung tâm Thông tin -
thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Mặc dù đã có cố gắng nhưng do điều kiện thời gian hạn chế, nguồn tài
liệu chưa nhiều cùng với trình độ bản thân có hạn nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được thầy cô và bạn bè góp ý để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hoạt động thông tin – thư viện với công tác đào tạo nguồn
nhân lực ngành Du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Thông tin - thư viện
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin – thư
viện tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
8
Chương 1
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tiền thân là trường Công nhân Khách
sạn Du lịch được thành lập ngày 24/7/1972 – là trường quốc gia đầu tiên đào
tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, du lịch. Với gần 40 năm hoạt động,
cho tới nay trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có bề dày thời gian đáng kể
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Chặng đường hình
thành và phát triển của Nhà trường trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với các
mốc thời gian chính là giai đoạn từ năm 1972- 1995, giai đoạn từ 1995- 2003
và giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay.
Giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1995
Năm 1972, Nhà trường có tên gọi đầu tiên là Trường Công nhân Khách
sạn Du lịch. Tháng 6/1984, Tổng cục Du lịch có Quyết định số 146/TCDL đổi
tên Trường Công nhân khách sạn Du lịch thành trường Du lịch Việt Nam
(thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam).
Đây là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của Nhà trường. Hình
thành trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, những năm đầu hoạt động,
lượng học sinh theo học còn rất ít, chỉ có 93 học sinh tốt nghiệp. Tuy nhiên,
con số này tăng lên đáng kể khi vào cuối những năm 70, đã có 300 học sinh ra
trường. Sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế dần hồi phục
nhưng tỷ lệ học sinh theo học vẫn còn khá khiêm tốn, tính trung bình từ năm
1995 có hơn 400 học sinh tốt nghiệp mỗi năm. So với những trường học khác
cùng thời điểm, đây không phải là con số đáng chú ý. Tuy nhiên, sự tăng dần
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
9
về số lượng học sinh cho thấy sự tiến triển trong công tác đào tạo của Nhà
trường, đội ngũ cán bộ và giáo viên đã vượt qua nhiều khó khăn với quyết tâm
cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Tổng cục Du lịch giao phó.
Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2003
Đây giai đoạn chuyển mình cơ bản của Nhà trường với những nội
dung, nhiệm vụ đào tạo sâu hơn nhằm nhân rộng nguồn lực cho ngành du lịch
nước nhà. Năm 1995, trường Du lịch Hà Nội được thành lập trên cơ sở sát
nhập khách sạn Hoàng Long vào trường Du lịch Việt Nam. Đến năm 1997,
Tổng cục Du lịch ban hành Quyết định số 239/QĐ - TCDL về việc nâng cấp
trường Du lịch Hà Nội thành trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
Năm 1997- 2000, được sự tài trợ của Chính phủ Luxembuorg qua dự án
VIE/2000, Nhà trường đã thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
và học, đào tạo giáo viên nguồn và phát triển thêm chương trình đào tạo
nghiệp vụ khách sạn. Bên cạnh đó, Nhà trường trường vẫn tích cực thực hiện
nhiệm vụ được giao trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng cho đối tượng là
cán bộ, công chức, giáo viên, viên chức trong ngành trên các lĩnh vực liên
quan như: Quản lý nhà nước, ngoại ngữ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn du
lịch, nâng cao tay nghề khách sạn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cấp I và cấp
II cho giáo viên…
Giai đoạn 2003 cho đến nay
Ngày 27/10/2003, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thành lập với
nhiệm vụ: đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ
thấp hơn trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Hiện tại,
Nhà trường đã mở 8 chuyên ngành đào tạo với gần 10.000 học sinh, sinh viên
chính quy cũng như đào tạo từ xa, liên thông, tại chức. Nhà trường đã xây dựng
và duy trì mối quan hệ mật thiết với hơn 100 doanh nghiệp là khách sạn từ 2
sao đến 5 sao; và với hơn 50 doanh nghiệp du lịch hoạt động trong lĩnh vực
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
10
kinh doanh lữ hành, các điểm du lịch như bảo tàng, điểm tham quan vui chơi
giải trí. Trải qua quá trình gần 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nhà
trường đã có nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch
cho ngành, được các cơ quan chủ quản, các đơn vị đối tác, doanh nghiệp và
xã hội đánh giá cao.
1.2 CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG - TIN THƯ
VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
1.2.1 Trung tâm Thông tin thư viện – chức năng và nhiệm vụ
Mặc dù trường được thành lập từ năm 1972 nhưng hơn hai mươi năm
sau (1996) Trung tâm thông tin - thư viện của trường mới ra đời với tên gọi
Trung tâm tin học - tư liệu và thư viện. Năm 2003, Nhà trường tách ra thành
hai trung tâm: Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và Trung tâm Thông
tin - thư viện.
Trung tâm Thông tin – Thư viện, có chức năng quản lý thông tin, tư
liệu và thư viện của Nhà trường, bao gồm:
Cung cấp đầy đủ lượng giáo trình, bài giảng phục vụ cho Giáo viên,
sinh viên và học sinh tránh tình trạng dạy chay học chay.
Xây dựng mô hình, quy mô, quy chế hoạt động của thư viện phù hợp
với nhịp độ phát triển, đáp ứng nhu cầu dạy và học, các hoạt động nghiên cứu
khoa học của cán bộ, giảng viên giáo viên, học sinh, sinh viên trong Nhà trường.
Tổ chức sưu tầm, in ấn, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham
khảo, các ấn phẩm khác phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Tổ chức thu thập và quảng cáo các thông tin tư liệu về các hoạt
động theo định hướng của nhà trường.
Thực hiện công tác bảo quản lưu trữ các tư liệu, tài liệu của nhà
trường thuộc trung tâm quản lý.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
11
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan được quy định trong Quy chế tổ
chức và hoạt động của nhà trường và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Trung tâm Thông tin - thư viện của Nhà trường có mặt bằng rộng, với
diện tích sử dụng 386m
2
, không gian thông thoáng và yên tĩnh.
Trung tâm thực hiện nhiệm vụ với cơ cấu các tổ nghiệp vụ, bao gồm tổ
phát hành và tổ thư viện.
Tổ phát hành: Có nhiệm vụ được giao là in ấn, phát hành tất cả các
bài giảng, giáo trình tới học sinh thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Hàng năm, tổ phát hành hàng nghìn cuốn tài liệu phục vụ cho công tác giảng
dạy của nhà trường. Số lượng giáo trình, bài giảng phát hành ngày càng phát
triển (theo dõi bảng thống kê bên dưới). Ngoài ra, tổ còn cung cấp cho những
đơn vị bạn những giáo trình được phép lưu hành rộng rãi.
STT Năm học Số lượng phát hành
1 2004 2009
2 2005 4004
3 2006 87050
4 2007 18005
5 2008 15004
6 2009 21005
7 2010 21500
8 03/2011 3024
Bảng 1: THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG PHÁT
HÀNH
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp/Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng
Du lịch Hà NộiV/2011)
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
12
Tổ thư viện: có trách nhiệm bổ sung tài liệu, tổ chức vốn tài liệu,
phục vụ bạn đọc. Trung tâm hiện có 1 phòng đọc sức chứa 120 chỗ ngồi,
được chia thành hai không gian đọc dành cho giáo viên và sinh viên.
Hàng năm, Trung tâm được Nhà trường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất
và mua bổ sung tài liệu để phục vụ việc dạy và học tập, nghiên cứu của giảng
viên, cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên.
Đội ngũ cán bộ của thư viện:
Hiện nay, Trung tâm gồm 7 cán bộ trong đó có 1 cán bộ có trình độ
thạc sỹ và đang làm nghiên cứu sinh, 1 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên
ngành thư viện, 3 cán bộ được đào tạo đại học chuyên ngành khác và 2 cán bộ
trình độ trung cấp chuyên ngành khác.
Về độ tuổi: 3 cán bộ có độ tuổi từ 40 tuổi đến 60 tuổi, từ 30 tuối đến 40
tuổi có 4 cán bộ. Độ tuổi của cán bộ thư viện không trẻ, không đồng đều. Đây
là mặt còn hạn chế về nhân sự tại Trung tâm do đội ngũ cán bộ luôn bị điều
chuyển công việc, làm cho Trung tâm luôn bị động về con người và phải
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lại.
1.2.3 Cơ sở vật chất và vốn tài liệu
Cơ sở vật chất:
Từ năm 2005 – 2009, Trung tâm được đặt trên tầng 8 của toà nhà 8
tầng, có diện tích khoảng 300m
2
, trong đó có khoảng 100 chỗ ngồi phục vụ
cho giáo viên và học sinh, sinh viên nghiên cứu và học tập tại Trung tâm. Cho
đến cuối năm 2009, được sự quan tâm của Nhà trường, Trung tâm đã được
chuyển xuống tầng 3 với diện tích gần 400m
2
. Phòng đọc thư viện đã khang
trang hơn, với 130 chỗ ngồi, 12 giá sách của các kho và 40 bàn cho bạn đọc
sử dụng. Trung tâm đã được trang bị thêm 3 máy tính nhưng vẫn chưa được
nối mạng Internet. Vì vậy, hiện nay Trung tâm mới chỉ ở mức thư viện truyền
thống, chưa được ứng dụng tin học.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
13
Vốn tài liệu:
Trung tâm hiện đang sở hữu một nguồn lực thông tin phong phú, đa
dạng bao gồm cả giáo trình và các tài liệu tham khảo, trong đó phần lớn là
sách về các chuyên ngành du lịch và những chủ đề liên quan. Theo số liệu từ
Báo cáo tổng hợp của Trung tâm, tính đến cuối năm 2011, vốn tài liệu có
trong kho gồm:
Sách: Với gần 22 nghìn cuốn cho hơn 7 nghìn tên sách gồm các môn
loại du lịch, kinh tế chính trị, pháp luật, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học,
lịch sử, địa lý, văn học, ngoại ngữ, tin học, v.v Những ấn phẩm này sẽ được
sắp xếp theo số đăng ký cá biệt.
Tư liệu: Hiện nay, Trung tâm có gần 130 tên Luận án, luận văn về
chuyên ngành du lịch, khách sạn và các lĩnh vực khoa học xã hội nói chung;
hơn 40 đầu báo, tạp chí tiếng Việt. Ngoài ra, Trung tâm còn có 06 băng ghi
hình, băng ghi âm và đĩa CD-ROM phục vụ cho cho công tác chuyên môn,
nghiệp vụ. Loại tài liệu được sắp xếp theo thời gian xuất bản.
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối
tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. Người dùng tin vừa là khách
hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông
tin mới. Việc tổ chức triển khai hoạt động thông tin - thư viện đều nhằm mục
đích cuối cùng là làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin. Và
mức độ sử dụng thư viện của người dùng tin chính là thước đo chính xác, hiệu
quả hoạt động của một thư viện. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống thông tin - thư
viện không thể không nghiên cứu đặc điểm người dùng tin. Qua khảo sát, đối
tượng bạn đọc tại Trung tâm gồm 3 nhóm chính:
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
14
Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên
Nhóm học sinh, sinh viên
Để có được những thông tin sát thực nhất về đặc điểm người dùng tin
và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội, tôi đã dựa vào Báo cáo của Trung tâm và thực hiện điều tra bằng
bảng hỏi với số lượng phiếu điều tra là 391 phiếu trong đó:
Cán bộ quản lý: 15 phiếu
Cán bộ nghiên cứu, giáo viên: 58 phiếu
Sinh viên: 318 phiếu
Với các nội dung điều tra là:
Thời gian sử dụng
Loại hình tài liệu quan tâm
Nội dung thông tin
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
15
Thời gian/
ngày
CBQL
(15)
CBNC,GV
(58)
HS,SV
(318)
Tổng
(391)
Dưới 1h 05 22 124
151 38,61(%)
Từ 1 – 2h 07 18 145
170 43,47(%)
T
ừ 2
–
3h
03
12
25
40
10,23(%)
Từ 3 – 4h 0 6 24
30 7,67(%)
Bảng 1: THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THU THẬP
THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN
STT
Loại hình
tài liệu
CB QL,
LĐ
CB NC,
giáo viên
Sinh viên
Tổng số
1 Giáo trình 0 6 92
98
2 Tài liệu tham khảo 2 16 69
87
3 Tài liệu tra cứu 4 21 42
67
4
TL c
huyên ngành
5
25
30
60
5 Ðề tài NC khoa học
3 26 16
45
6 Báo cáo khoa học 5 19 20
44
Bảng 2: LOẠI HÌNH TÀI LIỆU NGƯỜI DÙNG TIN QUAN TÂM
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
16
Nội dung
thông tin
Nhóm
cán bộ
quản lý
(15)
Nhóm
cán bộ,
giảng viên
(58)
Nhóm
sinh viên
(318)
Tổng
(391)
Kinh tế 12 32 214
258
Khoa học tự nhiên 08 22 180
210
Khoa học xã hội 15 54 289
358
Triết học 2 17 157
176
Ngoại ngữ 09 30 218
257
Toán học 05 15 120
140
Văn học 04 08 205
217
Văn hóa xã hội 10 27 270
307
L
ịch sử
05
25
175
205
Pháp luật 15 48 162
225
Chính trị 13 42 112
167
Du lịch 15 51 260
326
Địa lý 11 28 135
174
Môi trường 10 34 245
289
Bảng 3: NHU CẦU VỀ NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG
TIN
Người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là tập thể
cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên của Nhà trường,
chia thành 3 nhóm chính
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
17
1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý (Ban giám hiệu, trưởng phó các
khoa, các phòng ban chức năng)
Nhóm này tuy số lượng không lớn nhưng đặc biệt quan trọng, họ vừa
sử dụng thông tin để quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây
dựng các chiến lược phát triển của trường. Ðối với họ thông tin là công cụ của
quản lý vì quản lý là quá trình biến đổi thông tin thành hành động. Thông tin
càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng đạt kết quả cao. Do vậy thông tin cần
cho nhóm này có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các
lĩnh vực về du lịch, các khoa học cơ bản, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các
văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Ðảng và Nhà nước nhưng phải cô đọng, súc
tích. Đó có thể là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt, tổng quan, tổng luận.
Hình thức phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục vụ từ xa, cung
cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể.
Phần lớn cán bộ quản lý của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, ngoài
công tác lãnh đạo quản lý họ còn tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Vì vậy, ngoài những thông tin mang tính đường hướng thì nhóm
này cũng rất cần các thông tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực
chuyên môn như các cán bộ giảng dạy khác.
Theo kết quả khảo sát có thể nhận thấy, nhóm người dùng tin là cán bộ
quản lý có nhu cầu thông tin chủ yếu về kinh tế, pháp luật, khoa học xã hội,
du lịch,…chiếm hơn 70% so với các lĩnh vực khác. Do công việc bận rộn nên
thời gian họ dành cho việc đến thư viện là không nhiều. Kết quả điều tra cho
thấy số lượng cán bộ dành dưới 2 giờ để sử dụng thư viện chiếm dưới 50%, từ
2-3 giờ không quá 20% và trên 3 giờ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, gần như là không có.
Loại hình tài liệu nhóm người dùng tin này quan tâm là các báo cáo khoa
học, tài liệu tra cứu, chuyên ngành,…vì đây là những lĩnh vực cơ bản nhất
liên quan trực tiếp đến công việc lãnh đạo, quản lý của họ.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
18
1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên
Ðây là nhóm có hoạt động thông tin năng động và tích cực nhất. Họ
chính là những người dùng tin thường xuyên, liên tục của Trung tâm Thông tin -
thư viện.
Thực tế kết quả khảo sát cho thấy, nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
do đặc thù tính chất công việc gắn bó với việc nghiên cứu tài liệu nên số giờ
sử dụng thư viện của họ chiếm tỷ lệ tương đối cao: dưới 2 giờ chiếm gần
50%, trên 2 giờ chiếm gần 20%. Loại hình tài liệu mà nhóm bạn đọc này
hướng đến là các thông tin mang tính chất lý luận và thực tiễn như tài liệu
chuyên ngành (43,1%), các đề tài nghiên cứu khoa học (47,5%), tài liệu tra
cứu (36,2%),…
Khác với nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, nội dung thông tin thu
hút nhóm bạn đọc này không chỉ có: khoa học xã hội (97%), pháp luật
(82,7%), du lịch (87,9%), kinh tế (55,1%),…mà còn tập trung vào hầu hết các
lĩnh vực khác. Điều này cũng thể hiện việc cán bộ, giáo viên là người dùng tin
có nhu cầu tin rộng và đầy đủ hơn so với nhóm đối tượng dùng tin là cán bộ
quản lý. Hình thức tài liệu nhóm này thường sử dụng là các thông tin chuyên
đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới, thư mục chuyên đề, thông tin
chọn lọc về chuyên ngành cũng như lý luận sư phạm và văn hóa xã hội. Điều
này là phù hợp, bởi để giảng dạy và nghiên cứu cán bộ giáo viên cần có
những kiến thức rộng về kinh tế - xã hội cũng như những kiến thức về các
ngành khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, công nghệ
Bên cạnh đó, nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên còn là chủ thể của hoạt
động thông tin, cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, các bài báo, tạp chí,
các công trình nghiên cứu khoa học được công bố, các đề xuất, các dự án, các đề
tài, các kiến nghị. Thông qua nhóm người dùng tin này, cán bộ thư viện có thể
thu thập ý kiến, những thông tin có giá trị cao về lĩnh vực họ đang nghiên
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
19
cứu, hoặc có thể trao đổi để tham gia ý kiến về sản phẩm thông tin của Trung
tâm như: thông báo sách mới, bản tin chuyên đề…
1.3.3 Nhóm học sinh, sinh viên
Ðây là những chủ thể thông tin đông đảo, biến động nhất trong trường
bao gồm sinh viên cao đẳng, trung cấp, học nghề và liên thông. Họ chiếm đa
số người dùng tin trong trường. Họ là người thường xuyên sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện, nhu cầu tin của họ tương đối lớn,
ngoài thông tin chuyên ngành được đào tạo họ còn cần những loại thông tin
khác để nâng cao tri thức như tài liệu về văn hóa, văn học, khoa học xã hội,
pháp luật
Hiện nay, Nhà trường đã và đang áp dụng phương pháp dạy học mới,
tăng cường tính chủ động nghiên cứu, tự học của học sinh, sinh viên nên nhu
cầu thu thập, sử dụng thông tin của nhóm bạn đọc này ngày càng đa dạng,
phong phú.
Nhóm sinh viên là những người nhiều thời gian nhất, ngoài các giờ học
trên lớp thì toàn bộ thời gian còn lại họ có thể dành phần lớn cho việc nghiên
cứu tài liệu: từ 1- 2 giờ (47%), dưới 1 giờ (45,5%). Tuy nhiên, lượng thời gian
sinh viên trong trường dành cho việc đọc sách vẫn còn chưa cao. Dạng tài liệu
nhóm người dùng tin này quan tâm chủ yếu là các loại sách giáo khoa, giáo
trình (93,8%), sách tham khảo (79,3%), tài liệu chuyên ngành (51,7%); hoặc
một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ thể,
trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo.
Khác với loại hình tài liệu, nội dung thông tin được nhóm bạn đọc này
quan tâm là khá đồng đều, nhưng có tập trung hơn một chút ở lĩnh vực du lịch
sinh thái, kinh tế du lịch do lĩnh vực này là lĩnh vực mới, là mô hình du lịch
ưa thích trong nhiều năm trở lại đây nên số lượng người tìm hiểu cũng tăng
nhiều hơn, vì vậy trong quá trình giảng dạy, học tập các cán bộ, sinh viên
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
20
cũng chú ý nghiên cứu sâu hơn. Đó cũng là sự phát triển thông thường, phù
hợp với thực tiễn đời sống.
Ngoài giờ lên lớp học tập, nhóm học sinh sinh viên cũng có nhu cầu
lớn đối với các loại tài liệu mang tính giải trí, nâng cao hiểu biết xã hội như
các loại báo, tạp chí, sách văn học… Theo số liệu thống kê từ Báo cáo tổng
hợp năm 2011 của Trung tâm cho biết nhóm sinh viên chiếm số lượng lớn
nhất 83% tổng số người dùng tin; lực lượng cán bộ nghiên cứu, giáo viên chỉ
có hơn 10% và cán bộ lãnh đạo là 6%. Có thể xem xét cơ cấu các nhóm người
dùng tin qua biểu đồ:
SV
83%
CBQL
6%
CBNC,GV
11%
Hình 1: TỶ LỆ NHÓM NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
DU LỊCH HÀ NỘI
Nguồn lực thông tin của Trung tâm tuy chỉ có hơn 7 nghìn đầu sách
nhưng tương đối đầy đủ và phong phú về nội dung, phù hợp với các chương
trình đào tạo như: du lịch, khách sạn, nấu ăn,…bước đầu đã đáp ứng được nhu
cầu thông tin cho quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên cũng như sinh
viên trong Nhà trường. Các sản phẩm như hệ thống mục lục phiếu, thư mục
giới thiệu sách mới đã phản ánh được đầy đủ nguồn lực thông tin có trong kho
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
21
tài liệu của trung tâm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác thông tin của
người dùng tin.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà công nghệ thông tin đang phát triển
hết sức mạnh mẽ, kéo theo nó là khối lượng thông tin ngày càng mở rộng và
phong phú hơn. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin
tại Trung tâm mới chỉ đạt gần 80% tổng số yêu cầu (Báo cáo thống kê/2011).
Báo cáo cũng cho thấy, trong số các yêu cầu tin đó, sách giáo khoa, giáo trình
và tập bài giảng có tỷ lệ đáp ứng tương đối cao (100% cán bộ giáo viên và
sinh viên có nhu cầu về tài liệu giáo khoa, giáo trình và tập bài giảng đều
được thoả mãn). Tuy nhiên, với tài liệu sách tham khảo, nghiên cứu các loại,
sách tra cứu, mức độ đáp ứng còn thấp. Nguyên nhân của tình hình trên là
do Trung tâm không bổ sung được kịp thời, hoặc nội dung tài liệu không phù
hợp với tình hình hiện nay, mặt khác là do số lượng bản sách cho một tên
sách được bổ sung quá thấp so với nhu cầu người dùng tin. Trong thời gian
qua, số lượng bản cho một tên sách trong bổ sung chỉ có 3-5 bản/tên sách (có
tên sách quý hiếm chỉ bổ sung có một bản phục vụ ở phòng đọc tại chỗ).
Hiện nay, lượng người dùng tin đến Trung tâm đang tăng lên nhanh
chóng do nhu cầu tin tham khảo, giải trí, ngày càng cao. Do vậy, tình trạng
người dùng tin bị từ chối do không có sách đúng với yêu cầu là không thể
tránh khỏi. Chính vì vây, trong thời gian tới, Trung tâm cần đưa ra những
chính sách, kế hoạch cụ thể để phát triển vốn tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu
tin của bạn đọc một cách tốt nhất.
Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát
triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn
thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với chức
năng, nhiệm vụ cụ thể; được trang bị cơ sở vật chất, đầu tư vốn tài liệu thích
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
22
đáng gồm đầy đủ các sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên
ngành phù hợp với ngành, nghề đào tạo đã thực sự chứng tỏ được vai trò quan
trọng không thể thiếu trong tiến trình phát triển của Nhà trường. Trong giai
đoạn hiện nay, để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, Trung tâm cần đổi
mới hoạt động cũng như phát triển vốn tài liệu để thực sự trở thành môi
trường thu thập thông tin lý tưởng nhất cho mỗi cán bộ nghiên cứu, giảng
viên và sinh viên trong Nhà trường.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
23
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN
THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1 CÔNG TÁC BỔ SUNG VỐN TÀI LIỆU
Bổ sung vốn tài liệu là một công việc thường xuyên của thư viện nhằm
phát triển tài liệu phục vụ đúng mục đích, yêu cầu của bạn đọc. Công tác bổ
sung tài liệu là một hoạt động được tiến hành thường xuyên nhằm sưu tầm,
nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tốt, có giá trị khoa học,
thực tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng
chính thư viện đó. Tài liệu là thành phần quan trọng cấu thành thư viện, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của thư viện cũng như phản ánh
tiềm lực phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Nếu
nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu sẽ có tác dụng lôi kéo đông đảo bạn đọc
và ngược lại.
Theo số liệu thống kê ngày 2 tháng 3 năm 2011, kho sách Trung tâm
Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có hơn 7.300 đầu
sách với khoảng 22.000 bản sách; hơn 120 tên luận văn, luận án; 100 đề tài
nghiên cứu khoa học, 40 đầu báo tạp chí tiếng Việt và hơn 1000 đầu sách mới
được bổ sung đã qua xử lý nghiệp vụ nhưng chưa đưa vào phục vụ bạn đọc.
Do đặc thù thư viện trường học là gắn liền với hoạt động giảng dạy nên
đòi hỏi tài liệu phải luôn cập nhật theo chương trình các ngành đào tạo của
trường. Vì thế, công tác bổ sung vốn tài liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng hoạt động của thư viện, quyết định khả năng đáp của giảng viên, cán bộ
cũng như sinh viên của trường.
Trước đây, do chưa được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Nhà trường
nên ngân sách dành cho việc bổ sung tài liệu còn rất ít. Có những năm do
ngân quỹ hạn hẹp nên không tiến hành bổ sung thêm được tài liệu nào. Những
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
24
năm gần đây, do nhu cầu dùng tin của giảng viên, cán bộ nghiên cứu cũng
như sinh viên tăng nhanh nên lãnh đạo Nhà trường đã có sự chú ý, đầu tư hơn.
Tuy nhiên, vốn tài liệu của Trung tâm còn nghèo nàn, một số tên sách đã lạc
hậu, quá cũ nát, ít được sử dụng do không phù hợp với nhu cầu của người
dùng tin. Công tác thanh lọc tài liệu cũ còn chậm, làm giảm diện tích và gây
khó khăn trong việc tổ chức kho.
Để đáp ứng yêu cầu một cách đầy đủ, phù hợp nhu cầu đọc, học tập,
nghiên cứu, giảng dạy của sinh viên và giảng viên trong Nhà trường, từ năm
2011, Trung tâm đã có kế hoạch bổ sung chi tiết. Dựa trên danh mục tài liệu
mới xuất bản do các đối tác gửi đến cũng như qua lời giới thiệu của giảng
viên, Trung tâm đã lập danh sách các tài liệu cụ thể cần bổ sung và nhập vào
thư viện. Sau đó, danh mục tài liệu đuợc trình lên Nhà trường cũng như các
giảng viên trực tiếp giảng dạy để tham khảo ý kiến xem đã hợp lý và thoả
mãn chương trình đào tạo, học tập hay chưa. Công tác bổ sung tài liệu tại thư
viện luôn bám sát mục tiêu đào tạo của Nhà trường để phát triển một nguồn
lực thông tin hấp dẫn, phù hợp với chương trình đào tạo.
Trung tâm có được nguồn tài liệu phong phú như vậy là do đã tạo dựng
nguồn bổ sung tài liệu khá đa dạng:
Nguồn mua:
Tài liệu được mua chủ yếu ở các nhà sách; các cơ quan, tổ chức hoạt
động về sách có uy tín; nhà xuất bản các trường đại học như Học viện Tài
chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá
Hà Nội, Tạp chí Du lịch,… và một số loại báo đặt mua công ty phát hành.
Tuy nhiên, diện bổ sung tài liệu mới chỉ tập trung ở các giáo trình, bài
giảng về các môn học do chính Trung tâm phát hành. Còn các giáo trình
mua về để phục vụ cho sinh viên mượn thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ (10%) trong
tổng số sách mới bổ sung. Theo Báo cáo thống kê năm 2011 của Trung
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo
25
tâm, tính từ năm 2004 cho tới nay, lượng tên giáo trình được in ấn và phát
hành đã tăng lên gấp hơn 10 lần (năm 2004: 2009 cuốn, năm 2010: 21500
cuốn). Càng về những năm gần đây, số lượng càng tăng vọt để đáp ứng với
nhu cầu mua giáo trình ngày càng lớn của sinh viên.
Rõ ràng, số lượng tài liệu bổ sung cho Trung tâm đã tăng lên đáng kể,
nhưng đối với một thư viện trường học, nếu chỉ bổ sung sách giáo trình thì
chưa đủ để tạo nên hiệu quả hoạt động. Để có một nguồn lực thông tin chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của
đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn trường, không thể không bổ
sung các sách tham khảo và các tài liệu khác. Bởi sách giáo trình là những
kiến thức về ngành học, nó chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, ở dạng ngắn
gọn nhất, muốn có một kiến thức tổng hợp hơn về nhiều lĩnh vực thì bạn đọc
phải sử dụng nguồn tài liệu tham khảo. Hiện nay số đầu sách tham khảo được
trung tâm bổ sung còn quá ít, chỉ hơn 100 sách trong 1 năm, chưa đủ để có thể
đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc.
Nguồn sách được biếu tặng:
Nguồn này chủ yếu được bổ sung do Dự án phát triển nguồn nhân lực
ngành du lịch cấp, cán bộ, giáo viên đi học tập ở nước ngoài về biếu tặng thư
viện. Loại tài liệu này là tài liệu chuyên ngành quản lý về du lịch, ngôn ngữ
tài liệu chủ yếu là tiếng Anh. Hàng năm, Trung tâm vẫn nhận được lượng
sách biếu tặng từ các đơn vị liên kết như Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam,
Tạp chí Du lịch… Nguồn tài liệu này tuy không nhiều và thường xuyên
nhưng đã góp phần làm phong phú vốn tài liệu của Trung tâm.
Lưu chiểu:
Bên cạnh những nguồn bổ sung trên, hàng năm Trung tâm còn nhận lưu
chiểu các tài liệu nội sinh. Ngoài các đầu sách giáo trình do Trung tâm phát
hành là các đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu của cá nhân, tập thể