Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Môn quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.14 KB, 28 trang )

1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải - tiền thân là Công ty TNHH ôtô Trường Hải
được thành lập vào ngày 29/4/1997, với giấy phép kinh doanh số 003433/GP -
TLDN - 02, có trụ sở chính đặt tại số 19 đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2,
tỉnh Đồng Nai. Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch HĐQT
THACO. Sau 17 năm hình thành và phát triển, Thaco hiện có tổng vốn điều lệ là
3.525 tỷ đồng, khoảng 7.550 nhân sự, được điều hành bởi 5 văn phòng quản trị đặt
tại TP.HCM, Biên Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng và Chu Lai.
Năm 2003, Trường Hải bắt đầu đặt nền móng xây dựng tại Khu KTM Chu Lai.
Tính đến nay, THACO đã đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng và đưa vào hoạt động Khu
phức hợp SX&LR ôtô Chu Lai - Trường Hải trên diện tích gần 543 hecta (KCN Cơ
khí ô tô 243 ha, Cảng và hậu cần cảng Chu Lai - Trường Hải 160 ha, Khu đô thị
Tam Hiệp 140 ha), là nơi tập trung những công nghệ và kỹ thuật của toàn bộ các
sản phẩm ô tô do THACO tạo ra. Với những lợi điểm mà Khu Kinh Tế mở Chu
Lai mang lại cùng với quá trình đầu tư dài hạn, bài bản, KPH SX&LR Ôtô Chu Lai
- Trường Hải hiện nay trở thành Khu công nghiệp cơ khí ô tô lớn nhất Việt Nam
với 23 công ty, nhà máy trực thuộc, 01 Cảng Chu Lai - Trường Hải và 01 Trường
Cao đẳng Nghề Chu Lai - Trường Hải, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao
động tại địa phương.
Năm 2007, Công ty TNHH ôtô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty cổ phần ôtô
Trường Hải.
Cho đến nay, THACO là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ
3 dòng xe: du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% - 46%, đem lại cho
người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Đặc
biệt, sản phẩm xe giường nằm Thaco Mobihome được xem là sản phẩm ôtô thương
hiệu Việt có chất lượng cao, đã được khách hàng tin dùng và chiếm 90% thị phần.
THACO hiện nay tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu đối với dòng xe thương mại và
đứng thứ 2 thị trường đối với dòng xe du lịch.
Ngoài hoạt động kinh doanh chính của THACO là Sản xuất - Lắp ráp - Phân phối,
cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô, THACO còn đi tìm hướng phát
1


triển mới trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng địa ốc, từng bước thực hiện chiến lược
phát triển THACO thành tập đoàn đa ngành nghề mang tầm khu vực ASEAN. Sự
ổn định trong việc giữ vững thị phần của THACO tại Việt Nam chính là nhờ vào
nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, các showroom trưng bày đi kèm với các xưởng
dịch vụ phụ tùng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc bảo dưỡng xe định kỳ
và nhất là nhờ vào chiến lược kinh doanh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế
của từng giai đoạn.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc “8 chữ T” (tận tâm, trung thực, trí
tuệ, tự tin, tôn trọng, trung tín, tận tình và thuận tiện ), THACO còn luôn chung tay
vì cộng đồng theo triết lý kinh doanh “Có tâm với xã hội và xứng tầm với đất
nước”. Với những thành quả đã đạt được, từ ngày thành lập tới nay, THACO đã
nhận được nhiều bằng khen, chứng nhận của các tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam,
Đồng Tháp, Lâm đồng, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
và Thủ Tướng Chính phủ…
2.Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của công ty
2.1.Tầm nhìn
Ban lãnh đạo THACO đã hình thành một tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp là
“Trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
với vị trí hàng đầu trong khu vực, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và niềm
tự hào về sản phẩm thương hiệu Việt.”. Với tầm nhìn đó THACO đã vạch định ra
được vị thế, mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh của mình, xác định vị
thế của doanh nghiệp hiện tại trên thị trường, khảng định được tầm lớn mạnh và
hình ảnh triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai trên thị trường trong nước và
sức lan tỏa ra thị trường thế giới.
2.2.Sứ mệnh
-Tạo ra những sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng
để trở thành thương hiệu Việt Nam được biết đến trong khu vực AFTA và thế giới.
-Phát triển bền vững mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông và đối tác đồng thời tạo
môi trường thuận lợi nhất để nhân viên phát triển về cá nhân cũng như nghề nghiệp
đáp ứng yêu cầu thời đại.

2
-Tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và nền công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam.
Với sứ mệnh đặt ra như trên doanh nghiệp cho thấy rõ được muc đích và lý do tồn
tại của mình, trên cơ sở những nguyên tắc và triết lý kinh doanh, và những thành
tích mà công ty đã hoạch định để hướng tới trong tương lai của mình: “Tạo ra
những sản phẩm thương hiệu THACO nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người sử dụng”. Thaco đã xác định được vị thế hiện tại mà công ty đang có và
vạch định được hình ảnh và tầm ảnh hưởng của công ty trong tương lai. Mục tiêu
khách hàng công ty muốn hướng tới đó là toàn thể khách hàng tiêu dùng, với triết
lý cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đúng nghĩa với sản phẩm của
THACO, khác biệt được với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người tiêu dùng, hướng đến tiện ích tất cả vì khách hàng,
phấn đấu để “thương hiệu THACO trở thành một trong những thương hiệu của
Việt Nam được biết đến trong khu vực AFTA và thế giới.” với thông điệp “Nâng
cao tầm cao mới, hướng tới tương lai”.
Mục tiêu chiến lược kinh doanh công ty không chỉ dừng lại vì mục tiêu lợi nhuận,
khả năng sinh lời, mà công ty muốn hướng tới mục tiêu dài hạn cao hơn đó là tối
đa hóa giá trị công ty trong mắt người tiêu dụng và tối đa hóa giá trị công ty trên
thị trường. “Trên nền tảng phát triển bền vững THACO tạo ra nguồn nhân lực và
vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội và nền công nghiệp
cơ khí của nước nhà trong tương lai.” Với sự phát triển ngày một càng lớn mạnh,
ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình , THACO luôn quan tâm đến sự
phát triển của cộng đồng xã hội, vì thế phương trâm hoạt động kinh doanh của
công ty luôn dựa trên triết lý kinh doanh và các nguyên tắc ứng xử nhất định “Có
Tầm và Có Tâm” trong việc xây dựng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ cán bộ nhân viên và cộng đồng, tạo
một môi trường làm việc thuận lợi và thoải mái, và thân thiện. Đồng thời THACO
nâng cao “Tầm” để trở thành một tập đoàn hùng mạnh có khả năng đại diện cho
ngành công nghiệp ô tô của quốc gia, nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam.

2.3.Xác định được mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là: gia tăng thị phần của công ty, khẳng định
thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm của mình, đạt được địa vị vững chắc
của mình trên thị trường quốc tế với niềm tự hòa đại diện cho thương hiệu Việt
3
Nam chất lượng cao, gia tăng giá trị thương hiệu, chiếm được lòng tin trong
mắt người tiêu dùng. Không chỉ như vậy THACO còn đạt mục tiêu chiến lược
mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và là niềm tự hào của người Việt trên thị
trường quốc tế.
3. Phân tích môi trường kinh doanh
Mỗi công ty là một hệ thống mở trong nền kinh tế, thường xuyên chịu tác động của
môi trường bên ngoài công ty, các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến
mọi loại công ty, tuy nhiên mức độ tác động còn phụ thuộc vào từng loại hình công
ty, về đặc điểm ngành nghề mà công ty đó kinh doanh. THACO cũng không ngoại
trừ, các yếu tố của môi trường bên ngoài như môi trường vĩ mô, môi trường ngành
sẽ có ảnh hưởng một mức độ nhất định đến quá trình sản suất kinh doanh của công
ty. Việc phân tích môi trường bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng, khi phân tích và
biết được mức độ tác động của các yếu tố đối với doanh nghiệp; từ đó doanh
nghiệp sẽ xác định được cơ hội và đe dọa mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có
những chiến lược hoạt động phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau, để có
thể chủ động đối phó với những đe dọa mà môi trường bên ngoài gây ra và nắm bắt
được cơ hội trong môi trường này mang đến, và có chiến lược phát triển doanh
nghiệp. Môi trường bên ngoài là tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan
vận động tương tác lẫn nhau, nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh của công ty, về cơ bản môi trường bên ngoài bao gồm 2 loại: môi
trường vĩ mô và môi trường ngành.
3.1.Môi trường vĩ mô
3.1.1.Các yếu tố chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị, mức độ ổn định về chính trị, các xu hướng xung đột chính trị,
đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Việt Nam là quốc gia có nền

chính trị ổn định, có một đảng duy nhất lãnh đạo, có chế độ pháp luật thống nhất, ít
xảy ra bạo loạn…đây là một trong những thế mạnh nổi bật, là điều kiện thuận lợi
cho mọi hoạt động kinh tế đặc biệt trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà
nước còn thực hiện những chính sách ưu đãi để phát triển sản xuất ô tô nội địa nên
THACO nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có điều kiện phát triển hơn.
Hệ thống các điều luật, quy định nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực sản
xuất ô tô của công ty: như Quyết định 1168 ngày 16/7/2014, thủ tướng chính phủ
4
phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định 1211 ngày 24/7/2014 phê duyệt quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030; theo đó có những chính sách ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp trong nước
sản xuất lắp ráp ô tô. Các hàng rào thuế quan, rào cản kĩ thuật được chính phủ lập
lên để bảo vệ các doanh nghiệp còn non trẻ trong nước. ( ưu đãi thuế thu nhập lớn,
đánh thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cao (hơn 50%) để khuyến khích tự sản
xuất Nhanh chóng nắm bắt cơ hội, công ty đã đề ra chiến lược và quyết sách
mạnh dạn vào khu kinh tế mở Chu Lai, xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô
Chu Lai – Trường Hải chuyên về xe tải và xe khách, đem lai nguồn lợi nhuận to
lớn cho doanh nghiệp.
3.1.2.Nhân tố kinh tế
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam vẫn ổn định trong 3 năm từ 2011 đến 2013. Theo giá so sánh
năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng
5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban
đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được
và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm
trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản
xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1). Điều này đặt ra
những thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nói chung và

Thaco nói riêng.
5
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013
Năm GDP
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
2011 6,24 4,02 6,68 6,83
2012 5,25 2,68 5,75 5,90
2013 5,42 2,67 5,43 6,56
2. Cán cân thương mại
Trong tình hình của nước ta hiện nay, cán cân thương mại bị thâm hụt nhiều, rơi
vào tình trạng nhập siêu làm giá cả các nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng…tăng làm
giá thành tăng làm giảm khả năng cạnh tranh so với đối thủ cũng như kích thích
tiêu thụ kém đi, tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu và lợi
nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh. Thaco là doanh nghiệp trong nước, tự sản
xuất các dòng xe du lịch nên có lợi thế về chi phí so với các đối thủ khác, đặc biệt
là các đơn vị bán xe nhập khẩu.
3. Đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài lớn vì thị trường đó có tiềm năng phát triển. Cơ hội mà các
doanh nghiệp có được là tận dụng vốn, có cơ hội mở rộng kinh doanh.Tận dụng
công nghệ, có phương thức quản lý tiên tiến hiện đại. Nhưng bên cạnh đó có những
thách thức mà doanh nghiệp gặp phải như cạnh tranh tăng cao. Đầu tư nước ngoài
tại Thaco: Tập đoàn Jardine Cycle& Cariiage mua 20% cổ phần của Thaco: Tổng
số vốn mà JC & C đầu tư vào Thaco lên tới 77 triệu USD, chiếm 20% cổ phần.
Theo đó, JC & C sẽ góp vốn bằng hai đợt: Đợt 1 góp 12% (đã thực hiện) và đợt 2
là 8% trên tổng số 77 triệu USD. Theo kế hoạch, JC & C sẽ kết hợp cùng Thaco
trong việc phân phối các sản phẩm ôtô tại thị trường Việt Nam và tạo đà để Thaco

6
vươn ra chinh phục thị trường khu vực phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ
ôtô.
4. Định hướng thị trường
Sau nhiều năm vật lộn, một số doanh nghiệp ôtô Việt Nam đã thay đổi nhận thức
về đường hướng phát triển. Họ không còn đặt nặng tham vọng sở hữu một dòng xe
hơi mang thương hiệu “Made in Vietnam”, mà định hướng tham gia vào một vài
khâu then chốt trong chuỗi sản xuất ra một chiếc xe hơi thành phẩm. Định hướng
phát triển mà một số doanh nghiệp đang theo đuổi hiện nay, có thể đang mâu thuẫn
với định hướng đặt ra của nhiều cơ quan hữu trách. Nhưng thực tế cho thấy, để tự
mình “đẻ” ra một chiếc xe hơi hoàn thiện là một công việc quá sức và hoàn toàn
không khả thi với nhiều doanh nghiệp “nội”, trong khi họ lại sống khỏe với việc
chỉ sản xuất một phần của ôtô. Với Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải Thaco, doanh
nghiệp đang đi đầu trong ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam cũng cho rằng:
“Không nên đặt mục tiêu phải sản xuất cho bằng được một chiếc xe hoàn chỉnh,
mà cụ thể là làm ra được động cơ. Chúng ta nên hướng tới việc tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu càng nhiều càng tốt, bằng những sản phẩm có chất lượng và có tính
cạnh tranh”. Hiện tại, khu kinh tế mở Chu Lai do Thaco Trường Hải đầu tư - nơi
tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ôtô và công nghiêp
phụ trợ, với 3 nhà máy lắp ráp ôtô và 17 nhà máy sản xuất phụ tùng, linh kiện -
cũng ưu tiên sản xuất tập trung chủ yếu theo hướng đi này.
5. Lạm phát và lãi suất
Tuy Việt Nam rơi vào tình hình lạm phát cao nhưng trong những năm gần đây,
THACO KIA liên tục đạt được nhiều thành công với doanh số ngày càng tăng.
Tháng 3 năm 2011, THACO KIA đã bán ra thị trường 3,085 xe, vươn lên vị trí đầu
bảng trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Trong đó dòng xe du
lịch KIA với nhiều mẫu mã phong phú đã đóng góp một phần không nhỏ về doanh
số của THACO. Và chỉ riêng xe du lịch KIA đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 trong
VAMA sau 4 năm tham gia vào thị trường. Hiện nay do lãi suất ngân hàng cho vay
mua sắm ô tô rất cao nên việc mua sắm ô tô có khó khăn hơn. Do vậy việc thanh

toán đủ 100% là điều khó khăn dẫn đến thị trường ô tô trong quý 2 tăng không
nhiều. Tuy nhiên nhu cầu về mua sắm ô tô của người dân để làm phương tiện đi lại
còn rất lớn và khả năng thị trường ô tô sẽ tăng cao do nhu cầu mua sắm cuối năm
7
và vào dịp lễ tết. Kỳ vọng vào việc lãi suất ngân hàng giảm sẽ kích thích nhu cầu
mua sắm của người dân. Doanh số của các hãng thường đạt được khoảng 30-40%
của cả năm. Đối với dòng xe du lịch KIA, bên cạnh việc đưa ra các mẫu xe mới
nhất mà chính KIA Motors đang sản xuất tại Hàn Quốc, THACO còn lắp đặt thêm
nhiều trang thiết bị tiện nghi cao cấp. Trong các năm gần đây, xe KIA đã được
người tiêu dùng đánh giá cao nhờ thiết kế đẹp và giá cả hợp lý.
3.1.3.Các yếu tố Văn hóa – Xã hội
Một số yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội bao gồm: niềm tin và giá trị, thái độ quan
điểm của các tầng lớp dân cư, phong cách sống, mức sống của các tầng lớp dân cư,
truyền thống văn hóa từng vùng, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, hệ thống
giáo dục nói chung của vùng miền cũng như trình độ dân trí của tầng lớp dân cư…
Rào cản của văn hóa đối với việc phát triển thị trường là rõ ràng. Để vượt qua rào
cản này đòi hỏi nhà sản xuất và người kinh doanh phải “luôn luôn thấu hiểu” văn
hóa bản địa và tầm ảnh hưởng của văn hóa ấy lên quyết định mua hàng. Trong một
phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêng và sẽ xây
dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa. Để thành công trong
thị trường đầy cạnh tranh, công ty phải hiểu hành vi người tiêu dùng, niềm mong
ước và sự khát khao của họ để từ đó chúng ta mới có thể phát triển hàng hóa, dịch
vụ bằng các chiến lược marketing cụ thể trên thị trường các nước trên thế giới. Với
ưu thế là doanh nghiệp bản địa, THACO thấu hiểu nhu cầu của khách hàng nội địa
và hiểu rõ địa hình, từ đó cải tiến liên tục các mẫu mã kiểu dáng, thay đổi thiết kế
cho các dòng xe để đưa ra được những dòng sản phẩm tiện lợi phù hợp đáp ứng
nhu cầu cao cho người tiêu dùng. Không có gì là quá khó để giải thích tại sao
những dòng xe như Newmorning, xe gia đình của Thaco –Kia lại được người Việt
ưa chuộng đến vậy (nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với địa hình, dáng vóc).
Cụ thể hơn; khác biệt vùng miền cũng có thể dẫn đến những xu hướng tiêu dùng

khác nhau: miền Bắc chuộng sang, miền Nam chuộng tính thực dụng. Trong khi
người tiêu dùng khu vực phía Nam chọn mua ô tô cho chính nhu cầu sử dụng của
mình thì ở phía Bắc, hình thức có vai trò quan trọng chẳng kém về công dụng khi
người tiêu dùng quyết định mua xe. Trên thực tế, theo số liệu của Hiệp hội các nhà
sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán xe mới của tất cả loại xe giữa
khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam chênh lệch không nhiều. Chẳng hạn trong
6 tháng đầu năm 2013, doanh số bán khu vực phía Bắc là 19.012 chiếc thì khu vực
phía Nam là 18.259 chiếc; còn trong cả năm 2012, con số tương ứng là 34.419 và
34.692 chiếc.
8
Tuy nhiên, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nói chung và mua sắm ô tô nói riêng thể
hiện một phần tính cách của người tiêu dùng theo vùng miền. Cụ thể, người tiêu
dùng phía Nam thường thích chọn những mẫu xe đa dụng (MPV), thể thao việt dã
(SUV) phục vụ cho chính nhu cầu sử dụng, kinh doanh hàng ngày của mình.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ có 976 chiếc xe đa dụng được bán tại khu vực
phía Bắc, trong khi có tới 1.984 chiếc được bán ra ở phía Nam. Tương tự cả năm
2012, chỉ 1.557 khách hàng phía Bắc nhưng có tới 3.713 khách hàng phía Nam
chọn mua xe đa dụng. Chẳng hạn với mẫu xe đa dụng bán chạy nhất thị trường là
Innova: trong 6 tháng đầu năm 2013 bán được 634 chiếc ở phía Bắc và 1.554 chiếc
ở phía Nam.
Như vậy vấn đề văn hóa vùng miền rất cần được chú ý để các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp ô tô nói chung cũng như THACO nói riêng đạt hiệu quả cao trong
việc đáp ứng và khai thác thị trường
Về khía cạnh dân số; hiện nay tình hình dân số và tỷ lệ phát triển dân số ở nước ta
tương đối cao; theo kết quả điều tra, tháng 7/2014 dân số Việt Nam là 93.421.835
xếp thứ 3 khu vực ĐNA và thứ 14 trên thế giới.Với dân số đông, mà chủ yếu ở khu
vực thành thị kết hợp với đời sống ở đây tương đối cao nên nhu cầu tiêu dùng ngày
càng nhiều tạo cho doanh nghiệp phát triển được sản phẩm của mình hơn, đây cũng
là cơ hội cho THACO mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên thực tế tồn tại là thu
nhập bình quân đầu người Việt Nam vẫn còn thấp, năm 2013 đạt 1960 USD, điều

này cho thấy thị trường thực tế tại Việt Nam còn hạn hẹp, hay nói cách khác, khả
năng sở hữu thực tế 1 chiếc ô tô đối với người Việt Nam còn thấp.
3.1.4. Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái tồn tại xung quanh môi
trường mà công ty hoạt động sản xuất, cho các yếu tố đầu vào của công ty, về
quá trình vận chuyển các nguyên liệu đầu vào của công ty, nhiên liệu như điện,
khí đốt, xăng dầu…Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất của công ty qua
yếu tố tự nhiên bao gồm: sự ô nhiễm không khí, môi trường, rác thải công nghiệp,
tình trạng thiên tai… Yếu tố tự nhiên khá quan trọng, với lợi thế tự nhiên của quốc
gia, nhà nước đã tạo lên những khu quy hoạch, trung tâm công nghiệp quy mô lớn,
điều đó đã tạo cho Thaco xây dựng được khu liên hợp sản xuất hiện đại, quy mô
lớn nhất cả nước – Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai-Quảng Nam.
Bên cạnh đó yếu tố tự nhiên góp phần định hướng sản phẩm phải phù hợp với địa
hình, khí hậu thời tiết của sản phẩm.Yếu tố tự nhiên quốc gia với tài nguyên khá
phong phú, cung cấp những nguồn nguyên nhiên liệu lớn, giá thấp đem lại nhiều
9
lợi thế cho công ty trong sản xuất, định hướng quá trình nội địa hóa từ khâu sản
xuất phụ tùng cho đến lắp ráp, phân phối sản phẩm thay cho nhập khẩu từ các nhà
cung cấp.
3.1.5. Các yếu tố khoa học – kỹ thuật
Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường
nhật của xã hội. Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh
chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó
công nghệ thông tin có vai trò quyết định. Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều
kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như
chi phí. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu,
chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do
đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm
giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Với tính chất đặc trưng của ngành thì khoa học công nghệ là một yếu tố rất quan

trọng trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô sản
lượng đầu ra, và tối ưu chi phí. Xu thế hội nhập, quá trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ hứa hẹn cho THACO nhiều cơ hội được tiếp cận với công nghệ mới, tiên
tiến.
3.2. Môi trường ngành
Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm tương tự, có thể thay
thế chặt chẽ với nhau. Khi phân tích ngành sẽ làm sáng tỏ các vấn đề then chốt về
đặc tính nổi bật của ngành mà công ty đang sản xuất kinh doanh, tính hấp dẫn của
ngành trên phương diện khả năng thu lợi nhuận bình quân, các lực lượng cạnh
tranh với công ty hiện tại hay tiềm năng, và ảnh hưởng của các nhân tố này đến
hoạt động của công ty để công ty có thể đưa ra chiến lược hoạt động thích hợp
nhất.
Theo thống kê tỉ lệ sở hữu ô tô trên đầu người ở Việt Nam là 10,5 xe/1000 người,
khá thấp (thống kê năm 2009), đến tháng 12/2013 con số này là 18 xe/1000 người.
Với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô cùng nhu cầu sử
dụng theo sự phát triển kinh tế, con số này chắc chắn sẽ chưa dừng lại.
10
- Điều đó chứng tỏ thị trường ô tô ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển
mạnh. Tuy nhiên ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất ô tô còn non trẻ, ẩn chứa
nhiều thách thức và cũng nhiều cơ hội lớn.
- Sự sụt giảm sản xuất, chất lượng của các hãng lớn trên thị trường trong thời gian
gần đây ( như Toyota lỗi kĩ thuật sản phẩm về chân ga, GM sụt giảm vì sự khủng
hoảng của nền kinh tế Mỹ…) tạo cơ hội lớn cho Kia khẳng định thương hiệu của
mình trên thị trường Việt Nam, phát triển và mở rộng thị trường.
Khi mà quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, và xu thế toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh trên thế giới cơ hội mở rộng thị trường, phát triển thị trường
ra quốc tế, và cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới, tiên tiến đang ngày càng
trở lên rõ ràng và cụ thể hơn cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam nói chung và
THACO nói riêng; cùng với đó là rất nhiều những thách thức cho các doanh
nghiệp ô tô Việt Nam vì chưa kịp lớn, chưa kịp mạnh thì đã phải hội nhập; do đó

rất cần sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
11

3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau
tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Đối với các đối thủ nước ngoài, cạnh tranh lớn nhất hiện nay của DN Việt Nam
trong khu vực ASEAN là với Thái Lan và Indonesia. Theo ông Nguyễn Văn Thanh
- chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN, nhiều năm nay VN nhập khẩu xe chủ yếu từ thị
trường Hàn Quốc ở phân khúc xe con, song sẽ có sự dịch chuyển thị trường nhập
khẩu để hưởng lợi chính sách giảm thuế, những cái tên mới có thể sẽ là Thái Lan,
Malaysia, Indonesia khi mà cuối năm 2012, Toyota đã công bố kế hoạch mở rộng
hoạt động ở Thái Lan và Indonesia; Honda cũng đã quyết định đầu tư 27 tỉ yên để
xây một nhà máy mới ở Indonesia.
Các đối thủ trong nước: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) hiện
nay gồm 17 thành viên trong đó có các doanh nghiệp đầu ngành: Toyota, Thaco,
Ford, Mercedes, Honda …Hiện nay, cuộc đua trong ngành đang là cuộc đua song
12
mã giữa THACO và TOYOTA khi mà doanh số của 2 doanh nghiệp này luôn bám
đuổi sát nhau và bỏ xa phần còn lại.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành:
- Số lượng doanh nghiệp trong ngành: trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế
giới, số doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh nước ngoài đầu tư vào lĩnh vự sản
xuất và lắp ráp ô tô ngày càng tăng lên tạo lên cường độ cạnh tranh cao trong
ngành.
- Rào cản gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường: do đặc thù của ngành sản xuất ô tô
đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu cho nhà xưởng, nhân công, máy móc, trang thiết bị
rất lớn nên sẽ khó khăn khi 1 doanh nghiệp gia nhập ngành hoặc doanh nghiệp
trong ngành rút lui.

13
- Tăng trưởng của ngành: mức tăng trưởng của ngành cao cũng tạo ra cường độ
cạnh tranh lớn giữa các đối thủ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản
xuất Ôtô Việt Nam, thị trường ôtô trong nước tháng 9 đạt doanh số 16.149 xe, tăng
29% so với tháng 8/2014 và tăng 65% so với tháng 9/2013. Đây là tháng thứ 18
liên tiếp doanh số bán hàng của toàn ngành đạt cao hơn so với cùng kì năm ngoái.
Xét trên phương diện các nhà sản xuất, trong tháng 9/2014 Trường Hải đã vượt qua
Toyota để giữ vị trí dẫn đầu về lượng xe bán ra với doanh số 4.195 chiếc (tăng 69%
so với cùng kỳ năm ngoái). Toyota xếp thứ 2 khi tiêu thụ được 3.747 chiếc (tăng
27% so với cùng kỳ năm ngoái), còn Ford vững vàng vị trí thứ 3 với 1.390 chiếc
(tăng 90%).
Ba vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về VinaMazda (1.133 chiếc, tăng 185%), Honda
(769 chiếc, tăng 101%), GM Việt Nam (445 chiếc, tăng 3%).
- Cơ cấu ngành: đây là ngành tập trung vì có một số ít các công ty lớn phát triển
trong lĩnh vực này chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như THACO, TOYOTA…Tuy
nhiên trong thời buổi nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các công ty đối
14
thủ cạnh tranh hiện tại luôn luôn tạo ra những cái mới như: về sản phẩm mới, đẹp,
mẫu mã khác biệt và mang một nét nổi bật nào đó mà các công ty khác không cạnh
tranh được, và đặc biệt là giá cả, các công ty cạnh tranh với nhau rất cao về giá cả,
các dòng xe ra sau có mẫu mã thời trang hơn, phù hợp với người tiêu dung hơn, và
giá cả sẽ ưu đãi hơn.
=> đối thủ cạnh tranh trong ngành là tác lực mạnh.
3.2.2. Khách hàng
Khách hàng là tác lực cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàn của ngành cũng
như khả năng tồn tại của công ty, người mua có thể cá nhân hoặc tổ chức, doanh
nghiệp…. Số lượng khách hàng tham gia mua sản phẩm nhiều, và số lượng công ty
ô tô đa dạng, nhiều hãng nổi tiếng cạnh tranh nhau và tạo điều kiện cho khách hàng
có thể lựa chọn giữa các nhà cung cấp này như: TOYOTA, FORD, HUYNDAI,…
Rào cản chuyển đổi của khách hàng thì không cao, vì chi phí chuyển đổi đối với

khách hàng là có thể thực hiện được trong xu hướng phát triển như hiện nay; sự
hiểu biết, nắm bắt thông tin về sản phẩm, cty là rất cao, cùng với rào cản chuyển
đổi của khác hàng.
=> Khách hàng có năng lực thương lượng cao.
3.2.3. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cũng là một trong những tác lực quyết định khả năng cạnh tranh của
công ty, nhà cung cấp về trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất…. Năng lực thương
lượng của nhà cung cấp thể hiện qua: Số lượng nhà cung cấp nguyên liệu, phụ tùng
cho các công ty sản xuất ô tô nhiều, nhưng số lượng công ty tiêu thụ ít và quy mô
tiêu thụ lớn; tính khác biệt hóa của nhà cung cấp không cao, không có sự khác biệt
giữa các nhà cung cấp với nhau, không tạo ra được tính cạnh tranh cao giữa các
nhà cung cấp, sản phẩm mà các nhà cung cấp mang đến dễ thay thế bởi các nhà
cung cấp khác. Nhà cung cấp cũng có khả năng hội nhập dọc xuôi chiều nhưng
không cao, vì rào cản nhập cuộc khá cao. Nhưng công ty có thể có khả năng hội
nhập dọc ngược chiều, tự cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho chính mình
( Trường Hải đang thực hiện quá trình này bằng định hướng nội địa hóa )
=> Tác lực của nhà cung cấp không cao.
15
3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ có khả năng
làm điều đó trong tương lai, những đe dọa của các công ty này là:
Vấn đề thâm nhập ngành của các công ty tiềm ẩn cao, vì việc đầu tư cho một tập
đoàn lớn về quy mô, thị trường, chi phí lớn nhưng không phải là không làm được.
Lòng trung thành của người tiêu dùng: theo xu hướng phát triển của thị trường hiện
nay thì nhu cầu người tiêu dùng thay đổi theo các nhu cầu khác nhau, nhu cầu mua
sản phẩm với các mục tiêu khác nhau cao.
Sự khác biệt của các công ty cạnh tranh có thể cao nhưng với công nghệ phát triển
và THACO đang phấn đấu để trở thành một tập đoàn cung cấp ô tô lớn nhất Việt
Nam thì tài cản nhập cuộc đối với các công ty tiền ẩn là cao. Một doanh nghiệp
mới sẽ rất khó khăn khi tham gia vào thị trường ô tô, với chi phí đầu tư sản xuất

lớn, cần phải có một hệ thống phân phối mạnh, trong khi đó trên thị trường khách
hàng đã quen dùng các hãng nổi tiếng, các hãng quen thuộc.
=> Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là tác lực yếu.
3.2.5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế của ngành là sản phẩm của một ngành khác nhưng phục vụ
khách hàng tương tự như ngành đang phân tích. Đối với ngành sản xuất và lắp ráp
ô tô thì sản phẩm thay thế có thể bao gồm tàu, xe máy, xe đạp… Vì trong qui mô
của thị trường những người tiêu dung thì cũng còn một phần lớn những người tiêu
dùng có thu nhập trung bình và thấp, nên nhu cầu về các sản phẩm thay thế cao.
=> Sản phẩm thay thế là tác lực mạnh.
Nhận xét chung: qua việc phân tích mô hình 5 tác lực cạnh tranh của ngành sản
xuất ô tô trong môi trường kinh doanh của công ty ta thấy được ngành sản xuất ô tô
là một ngành tập trung và lớn mạnh vơi nhiều những cơ hội và thách thức đối với
công ty
=> Có thể nói đây là một ngành khá hấp dẫn, ẩn chứa nhiều cơ hội phát triển,
nhưng cũng đầy rủi ro.
4. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Chuỗi giá trị của M. Porter
16
Trong chuỗi giá trị, M. Porter chia các hoạt động của doanh nghiệp thành 2 nhóm:
nhóm các hoạt động chủ yếu (Primary Activities) và nhóm các hoạt động hỗ trợ
(Support Activities). Nhóm các hoạt động chủ yếu bao gồm: hậu cần đầu vào, vận
hành, hậu cần đầu ra,marketing và bán hàng, dịch vụ. Nhóm các hoạt động hỗ trợ
bao gồm: mua sắm, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực và cấu trúc hạ
tầng của công ty. Mục đích của các hoạt động trong chuỗi giá trị nhằm tạo ra giá trị
tối đa thông qua giảm thiểu chi phí. Việc thực hiền hiệu quả các hoạt động trong
chuỗi giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra lợi thế cạnh trnh cho
doanh nghiệp.
4.1. Các hoạt động cơ bản
4.1.1. Hậu cần đầu vào (Inbound Logistics)

Đến nay, THACO đã quản lý và khai thác trên 30,000m2 diện tích bãi cảng và
26,000m2 kho ngoại quan tại Khu Công nghiệp Cơ khí Chu Lai Trường Hải, hiện
đang mở rộng để nâng diện tích kho lên 37,000m2; dịch vụ kho ngoại quan được
xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu; hệ thống điện lưu giữ Container lạnh; hệ thống
theo dõi hàng tồn kho, quản lý hàng hóa theo mã vạch; tích hợp thông tin và truyền
dữ liệu điện tử; hệ thống kho bãi, lắp đặt các trang thiết bị và hệ thống bảo vệ an
ninh nghiêm ngặt, sử dụng giải pháp phần mềm tiên tiến nhất để quản lý và vận
hành. Hệ thống kho bãi rộng lớn của THACO bao gồm: Kho ICD CFS (diện tích
13,400 m2); kho ngoại quan (diện tích: 31.100 m2) và bãi cảng (diện tích: 120.000
m2) cùng với hệ thống Pa-let, xe nâng, hệ thống kệ chứa hàng, hầm rút Container
… đạt tiêu chuẩn toàn cầu luôn đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
17
4.1.2. Vận hành (Operations)
THACO hiện đang sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô hiện đại với quy
mô lớn nhất ở Việt Nam. Tổ hợp này được xây dựng tại Đặc khu kinh tế mở Chu
Lai, bao gồm: 5 nhà máy lắp ráp Nhà máy Thaco Bus, nhà máy xe tải Thaco, nhà
máy Soosung, nhà máy THACO KIA và nhà máy Vinamazda; 8 nhà máy Công
nghiệp hỗ trợ : nhà máy Linh Kiện Nhựa, Sản xuất Kính Ô tô, Phụ tùng điện Ô tô,
Điện lạnh, Hóa chất, Ghế, Thép và Cơ khí.
+Các sản phẩm của nhà máy Thaco Bus:
Với nhà máy chuyên biệt này, THACO sẽ sản xuất các dòng sản phẩm Thaco
Mobihome, Thaco County, Thaco Areo Town, Thaco Universe từ 18 - 51 chỗ; xe
buýt nội thành 30, 40, 60, 80 chỗ… có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, tiện nghi
hiện đại, với tỷ lệ nội địa hóa từ 40% đến 46%, tạo sự khác biệt và bản sắc riêng
của từng dòng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, nhà máy THACO
BUS còn sản xuất các dòng xe chuyên dụng theo nhu cầu của khách hàng như: Xe
phục vụ cho các đoàn nghệ thuật (có phòng nghỉ, phòng thay trang phục), xe phục
vụ cho hoạt động y tế (như phòng mổ di động)
+Sản phẩm của nhà máy xe Thaco có hầu hết ở các phân khúc của thị trường bao
gồm xe tải, xe ben với nhiều tải trọng:

-Dòng xe cao cấp: Thaco Hyundai, Thaco Kia.
- Dòng xe trung cấp: Thaco Ollin, Thaco Auman, Thaco Aumark, Thaco Towner.
-Dòng xe phổ thông: Thaco Forland.
-Dòng xe chuyên dụng: Xe bồn trộn, xe bồn nhiên liệu, xe cẩu.
-Tải nhẹ (dưới 5 tấn): Thaco Towner, Thaco Kia, Thaco Hyundai, Thaco Foland,
Thaco Aumark, Thaco Ollin.
- Tải trung (5 tấn đến dưới 10 tấn): Thaco Aumark, Thaco Ollin, Thaco Hyundai.
- Tải nặng (trên 10 tấn): Thaco Hyundai, Thaco Auman.
+5 loại xe đã được lắp ráp tại Nhà máy Thaco Kia là: Kia Morning, Kia Carens,
Kia Forte, Kia Sorento và Kia Picanto.
18
+Với công suất 10.000 xe/năm, nhà máy Vina Mazda tập trung sản xuất các dòng
xe Mazda 2-CKD, Mazda 3-CKD, Mazda CX5-CKD, Mazda CX9-CKD, Mazda 6
và Mazda BT-50 góp phần đa dạng các dòng sản phẩm với giá thành phù hợp để
khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
4.1.3. Hậu cần đầu ra (Outbound Logistics)
THACO cung cấp dịch vụ:
-door to door,
-dịch vụ hàng nguyên lô,
-dịch vụ phân phối hàng ủy thác,
-hệ thống theo dõi hành trình hàng hóa theo công nghệ GPS
-tích hợp và phát triển tính hiệu quả các ưu việt của phương thức vận chuyển,
THACO cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức chuyên nghiệp, có chất
lượng cao, có khả năng kết nối thông suốt, tối ưu về chi phí và thời gian; hàng hóa
được lưu chuyển nhanh chóng, an toàn, giá cả cạnh tranh.
-dịch vụ vận chuyển hàng nội địa và quốc tế với các tuyến Chu Lai-Trung Quốc,
Chu Lai-Singapore, TP.HCM-Chu Lai, Chu Lai-Hải Phòng…
4.1.4. Marketing và bán hàng (Marketing and Sales)
THACO chủ trương đầu tư, nâng cấp cho hệ thống phân phối, dịch vụ cả về chiều
rộng lẫn chất lượng. Công ty xây dựng 4 chi nhánh miền tại một số khu vực trọng

điểm và hơn 23 Showroom trực thuộc, hơn 40 đại lý trên khắp cả nước (Miền bắc
8 showroom,23 đại lý; Miền trung 3 showroom, 10 đại lý, Miền nam 14
showroom, 14 đại lý). Tất cả các Showroom và đại lý của THACO đều phải đạt
được những tiêu chuẩn cao của chính THACO, đầu tư bài bản, có phòng trưng bày
xe, cửa hàng phụ tùng, xưởng sửa chữa quy mô lớn. Hiện tại, công ty có thể giao
hàng trên toàn quốc, kể cả những địa phương xa xôi nhất với thời gian đúng như
cam kết với khách hàng. Nhờ có vậy, sản lượng kinh doanh của THACO ngày càng
tăng.
Ngày 19/6/2014, tại Hội nghị các nhà phân phối xe Peugeot toàn cầu diễn ra tại
Paris, Pháp. Tập đoàn PSA đã trao giải “Phát triển hệ thống showroom và xưởng
dịch vụ nhanh nhất trên thế giới” cho Thaco - Nhà phân phối độc quyền thương
19
hiệu và dòng xe Peugeot tại thị trường Việt Nam. Đây là giải thưởng dựa trên số
lượng phát triển showroom Peugeot đạt chuẩn 3S toàn cầu của các nhà phân phối
tại mỗi quốc gia có tốc độ phát triển hệ thống phân phối nhanh nhất. Đồng thời,
giải thưởng này cũng minh chứng cho việc Thaco rất coi trọng, đầu tư xây dựng hệ
thống showroom và xưởng dịch vụ trong chiến lược phát triển thương hiệu và dòng
xe Peugeot tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, Thaco đã khai trương 7 showroom
Peugeot trên toàn quốc, trong đó có 2 showroom ở miền Nam, 4 showroom ở miền
Bắc và 1 showroom ở miền Trung. Theo kế hoạch, con số này sẽ nâng lên 13
showroom vào cuối năm 2014.
4.1.5. Dịch vụ (Service)
Với phương châm “Dịch vụ hoàn hảo – phụ tùng chính phẩm” Thaco có các dịch
vụ hậu mãi sau: dịch vụ bảo hành (trong 12 tháng), dịch vụ bảo dưỡng định kì với
các loại xe thương mại, xe du lịch ngoài ra còn có dịch vụ sửa chữa lưu động và
đường dây tư vấn về vấn đề kỹ thuật cho khách hàng.
Nhằm hỗ trợ khách hàng có được những chuyến du ngoạn thật an toàn và thú vị
trong những ngày lễ lớn sắp tới, từ ngày 01/04/2014 đến ngày 30/04/2014,
THACO thực hiện Chương trình tặng sổ ưu đãi dịch vụ dành cho khách hàng mua
một số mẫu xe Kia. Theo đó, trong thời gian trên, THACO sẽ tặng sổ ưu đãi dịch

vụ trị giá 5 triệu đồng cho khách khách mua xe Kia Carens ở các phiên bản và tặng
sổ ưu đãi dịch vụ tương tự trị giá lên đến 10 triệu đồng cho khách hàng mua xe
Sorento ở 3 phiên bản: 1 cầu số sàn, 1 cầu số tự động và 2 cầu số tự động.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về doanh số bán của các dòng xe,
dịch vụ của KIA cũng có tăng trưởng khá tốt. Năm 2013, Thaco đã đón được
121.857 lượt khách đến xưởng sửa chữa tăng 30% so với năm 2012 và theo dự
kiến trong năm 2014 sẽ đón khoảng 168.223 lượt khách, tăng 39% so với năm
2013. Năm 2013, KIA cũng cũng đã vinh dự vượt qua nhiều tên tuổi lớn trong
ngành ô tô đạt 830/1.000 điểm về chỉ số thỏa mãn của khách hàng để vươn lên vị
trí dẫn đầu về dịch vụ sau bán hàng (Customer Service Index – CSI) tại Việt Nam
do Công ty nghiên cứu thị trường J.D Power (Singapore) đánh giá và công bố.
4.2. Các hoạt động hỗ trợ
20
4.2.1. Mua sắm (Procurement)
Khi giá cả thị trương đang leo thang theo từng ngày, Thaco đã có những phương
thức và ưu thế tiết kiệm chi phí như sau: áp dụng thành công mô hình kết hợp giữa
kinh doanh bất động sản và phân phối sản phẩm: THACO có chiến lược mua lại
giá trị quyền sử dụng đất của các showroom để gia tăng quỹ đất và giảm chi phí
thuê vị trí cho khâu phân phối sản phẩm. Đây là 1 mô hình khá thành công và được
nhiều hãng xe lớn trên thế giới áp dụng. Cùng với đó, đầu năm 2014 THACO tăng
gấp đôi năng lực đầu tư vào hệ thống sản xuất, nhà xưởng và các dây chuyền lắp
ráp xe mới với số vốn hơn 600 tỷ đồng. Các khoản đầu tư cụ thể sẽ dành cho các
mẫu xe mới như New Carens 2014, Mazda 6, Mazda 3 All new, Peugeot 3008 và
dự án sản xuất linh kiện nhựa…
4.2.2. Phát triển công nghệ (Technology Development)
Trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) tại Khu phức hợp Chu Lai-Trường Hải
có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm; cải tiến nội địa hóa công nghệ sản
xuất; nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp nhằm nâng cao
hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm; nghiên cứu nội địa hóa một số linh kiện
ôtô nhằm tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý nhằm

thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Cho đến nay, Trung tâm đã luôn áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách
sáng tạo. Nhà máy THACO BUS được công ty tự thiết kế và thi công với các thiết
bị hầu hết được chế tạo tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa hơn 95% bao gồm: dây
chuyền sản xuất toàn bộ thân xe (body), xưởng sơn, dây chuyền sản xuất điện, máy
lạnh, nội thất; dây chuyền lắp ráp hoàn thiện, dây chuyền kiểm định chống bó cứng
phanh ABS, hệ thống ASR chống trượt quay… Tại nhà máy Cơ khí cũng có nhiều
nghiên cứu sáng tiến cải tiến kỹ thuật như Cơ cấu lật sàn thùng trên dây chuyền
hàn, máy CNC uốn định hình 3D thép dây v.v… Những kết quả nghiên cứu Khoa
học công nghệ này tạo ra sự thay đổi lớn về hàm lượng công nghệ trong sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh nội
địa và khu vực cho các dòng xe chủ lực của THACO.
4.2.3. Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)
Áp dụng mô hình tiên tiến của các nước phát triển, THACO – Trường Hải đã quyết
định thành lập Trường Cao đẳng nghề ở ngay Khu Công nghiệp Cơ khí Chu Lai,
nơi tập trung những nhà máy sản xuất chủ lực của mình. Do nhu cầu phát triển đặc
21
thù của một doanh nghiệp chuyên sâu về ôtô, THACO – Trường Hải đã chủ động
tự thành lập trường nghề với mục đích tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có khả
năng ứng dụng công nghệ tiên tiến và trực tiếp sản xuất trên dây chuyền máy móc
hiện đại. Sự chủ động này của Thaco không những mang ý nghĩa chiến lược về sản
xuất vì “Có thể nhập máy móc, công nghệ nhưng không thể nhập công nhân kỹ
thuật cao”, mà còn phản ánh sự quan tâm chăm sóc của THACO đối với lực lượng
công nhân của mình, đối với an sinh xã hội của địa phương.
Thời gian đào tạo của các trình độ như sau:
-cao đẳng nghề: 30 tháng
-trung cấp nghề: 18 tháng
-sơ cấp nghề: 3-4 tháng
Đồng thời THACO cũng thường xuyên tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực từ bên
ngoài và các chuyên gia nước ngoài có khả năng huấn luyện, đào tạo. Ví dụ: trong

quý 2/2014 doanh nghiệp có tuyển dụng thêm nhân lực cho 1 số vị trí: 10 chuyên
viên kỹ thuật, 30 công nhân cơ khí, 20 công nhân sơn, 20 công nhân lắp ráp…
Ngoài ra còn có các chính sách lương thưởng phúc lợi:
Đảm bảo thu nhập của CBCNV cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị cùng
ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm.
-Lương thu nhập bao gồm lương cơ bản và các loại phụ cấp lương tương xứng với
công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động.
- Xét điều chỉnh lương 02 lần/năm.
- Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng
xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng.
- Chế độ khen thưởng định kỳ giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả hoạt động
kinh doanh.
- Chế độ khen thưởng đột xuất theo thành tích cá nhân, tập thể.
- Hỗ trợ thêm các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo
hiểm thất nghiệp.
- Hỗ trợ giờ ăn trưa cho công nhân viên
22
- Trang bị đồng phục và bảo hộ lao động.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.
- Tổ chức tham quan nghỉ mát và các hoạt động văn thể mỹ ( ngày hội gia đình
Thaco, 8-3….) - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần(quà tặng cưới hỏi, trợ cấp
khó khăn, ốm đau, hiếu hỷ, học bổng, ngày quốc tế thiếu nhi…).
- Quyền ưu đãi mua cổ phiếu theo quy định…
=> Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho THACO
Các nhân tố bên ngoài đem lại những cơ hội và thách thức:
Cơ hội:
-Việt nam hội nhập kinh tế khu vực, thế giới
-Khoa học công nghệ phát triển
-Hệ thống luật pháp
-Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…

Thách thức:
-Áp lực cạnh tranh trong nước và quốc tế
-Áp lực cải tiến công nghệ
-Áp lực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Các nhân tố bên trong chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Điểm mạnh:
-Văn hóa doanh nghiệp
-Tài năng nhà quản trị
-Thương hiệu
23
-Hệ thống sản xuất, mạng lưới phân phối…
Điểm yếu:
-Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
-Hệ thống điều hành sản xuất
-Thị hiếu khách hàng
- Độ mạnh của thương hiệu không bằng các thương hiệu lâu đời như Toyota, Ford,
Mec…
-Giá bán sản phẩm…
5. Phân tích chiến lược hiện tại và hướng chiến lược tương lai
5.1. Chiến lược doanh nghiệp đã và đang thực hiện
(Dựa trên quan điểm về các chiến lược tổng quát theo Fred R.David)
5.1.1. Phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động nhằm đưa các sản phẩm
hoặc dịch vụ hiện tại tiêu thụ trên các khu vực địa lý mới.
Với mục tiêu dành vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe ô tô ở Việt Nam và
hướng đến thị trường các nước trong khu vực AFTA. ( mục tiêu 2012 đạt vị trí số 1
tại thị trường Việt Nam, 2013 hướng ra thị trường các nước khu vực AFTA) Công
ty đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên vượt kế hoạch, trước thời gian 1 năm ( 2011 đã
đạt được vị trí số 1). Chặng đường tiếp theo là việc phát triển thị trường ra ngoài
nước.

Để chuẩn bị công ty đã :
-Xây dựng Khu tổ hợp sản xuất lắp ráp hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam, đẩy
mạnh đầu tư công nghệ.
-Nội địa hóa các nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, từng bước tự cung cấp sản
xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất ( hiện tại là hơn 40 %). Quy mô sản xuất không
ngừng ra tăng, công suất đầu ra cho các sản phẩm đã vượt nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Kêu gọi các đối tác đầu tư vốn để phát triển quy mô, tranh thủ công nghệ,
24
kinh nghiệm quản lý. Xây dựng hệ thống kho, cơ sở vật chất ở các nước trong khu
vực để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển thị trường ra các nước khu vực AFTA
5.1.2. Chiến lược hội nhập về phía sau
Hội nhập về phía sau là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát
đối với nhà cung cấp.
- Dưới sự tư vấn và hỗ trợ toàn diện của Thaco, Công ty VinaMazda đã đến “định
cư” tại Chu Lai - Trường Hải có tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 500 triệu USD
với chuỗi gồm 20 nhà máy tại Khu Công nghiệp Ôtô Chu Lai - Trường Hải, năm
nay Thaco sẽ tiếp tục hoàn chỉnh chuỗi giá trị của mình bằng hệ thống khép kín từ
sản xuất linh kiện, phụ tùng, lắp ráp sản phẩm.
- Ngày 10/11/2011, hợp đồng chính thức “Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất
động cơ” giữa Thaco và Hyundai
=> Công ty đang không ngừng tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất. Đã tự có thể
cung cấp trên 40 % linh kiện, phụ tùng cho mình. Sản xuất được linh kiện phụ tùng
bán ra thị trường, giảm tỉ lệ nhập khẩu các thiết bị, linh kiện bên ngoài. Xây dựng
nhiều công ty (chuỗi cung ứng ở trên ) để cung cấp các linh kiện phụ tùng cho việc
lắp ráp sản phẩm.
5.1.3. Chiến lược hội nhập về phía trước
Hội nhập về phía trước là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm
soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ.
- Nằm trong chuỗi 20 nhà máy tại Khu công nghiệp là chuỗi cửa hàng phân phối
đến hệ thống bán sỉ và bán lẻ trực tiếp, dịch vụ hậu mãi. Thaco tiếp tục đầu tư theo

hướng chuyên biệt hóa cho từng dòng sản phẩm thông qua hệ thống 14 cửa hàng
giới thiệu sản phẩm và siêu thị ôtô mới trong cả nước.
- Mua lại quyền sử dụng đất của các cửa hàng và siêu thị ôtô để phát triển quỹ đất
và giảm chi phí thuê mặt bằng.
5.1.4. Chiến lược hội nhập ngang
Hội nhập ngang là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối
với các đối thủ cạnh tranh.
Hợp tác với tập đoàn Kia Motors (Hàn Quốc): Ngày 04/04/2007, Trường Hải
Group và Tập đoàn Kia Motors (Hàn Quốc) đã chính thức ký kết hợp tác mở ra
25

×