29
Chuyên đề 2
QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
I. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
1- Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành
được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã
được ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tự đáng kể:
Tại khu vực đồng bằng sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu
sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; an ninh lương thực được
bảo đảm. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghề tăng tạo điều kiện
tăng thu nhập, xãa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân. Sản xuất tiểu thủ
công nghiệp phát triển khá mạnh, số hộ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ tăng.
Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất,
dịch vụ; hạ tầng kinh tế- xã hội- môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn
mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân
của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.
Sau gần hai năm thực hiện Chương trình thí điểm, vấn đề xây dựng nông
thôn mới cần tiếp tục giải quyết rất nhiều vấn đề lớn, trong đó có công tác quy
họach và các nguồn tài chính.
Đến trước khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 “Về Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”, còng là sau 22 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những
30
thay đổi lớn lao, đời sống nông dân đã được cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, so với
các nước phát triển trong khu vực, đối chiếu với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước thì nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn hết sức lạc hậu và có
rất nhiều yếu kém. Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy: Nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch và cơ bản vẫn là tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những biến
đổi tích cực về điện, đường, trường, trạm song vẫn lạc hậu; mức sống vật chất, văn
hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiện một bước nhưng còn ở mức
thấp và đặc biệt ngày càng doãng cách xa so với đô thị; cảnh quan, sinh thái nông
thôn truyền thống với cây đa, bến nước, sân đình, không khí trong lành đã bị biến
dạng ngày càng xấu, mức độ ô nhiễm ngày càng nhanh và nghiêm trọng; chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, thôn, bản, ấp…), nhất là năng lực quản lý điều
hành của cán bộ rất yếu kém. Những hạn chế đó đang cản trở con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nói chung.
Nghị quyết 26/TQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề
ra chủ trương Xây dựng nông thôn mới vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống của nhân dân nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của cư dân sống ở nông thôn nói riêng, đồng thời nhằm khắc
phục những mặt yếu kém trên.
Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường”. Về mục tiêu cụ thể, đến 2015: 20% số xã đạt
chuẩn nông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo 19
tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009) trên tổng số 9.121 xã hiện nay; 100% số xã có quy hoạch nông thôn
mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo, tập huấn về kiến thức xây dựng
nông thôn mới; thu nhập bình quân của cư dân nông thôn bằng 2,5 lần so với hiện
nay; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.
31
Nội dung chính của Chương trình Xây dựng nông thôn mới được xác định là:
(1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; (3)
Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an
sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn; (6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm
sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền
thông nông thôn; (9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (10) Nâng
cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn;
(11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng
nông thôn mới, Chính phủ quyết định 7 giải pháp chủ yếu. Trong khuôn khổ bài
viết này chúng tôi chỉ tập trung vào hai vấn đề là quy hoạch và huy động các nguồn
tài chính cho việc xây dựng nông thôn mới cả trước mắt và lâu dài.
Công tác quy hoạch trong thời gian qua còng đã đối mặt với những khó
khăn, vướng mắc, trước hết đó là tiến độ. Kế hoạch đề ra là “đến cuối 2011 cơ bản
xong công tác quy hoạch, trong đó có 30% xã xong quy hoạch chi tiết” nhưng tới
nay chưa thực hiện được với nhiều lý do: một là, một số tiêu chuẩn ngành chưa phù
hợp hoặc chưa có hướng dẫn. Việc làm thí điểm đang được tiến hành, nhưng việc
tổ chức rút kinh nghiệm rút ra những nhận thức, bài học đối với công tác quy hoạch
rất chậm (đến 28-10-2011, Thông tư liên tịch về quy hoạch thay thế các hướng dẫn
riêng của 3 bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và
Môi trường mới được ban hành). Hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây
dựng nông thôn mới còn rất thiếu. Trình độ cán bộ xã còn hạn chế, nhất là trình độ
quy hoạch (vốn họ chưa được đào tạo một cách bài bản về công tác này), chưa có
kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn. Do vậy, họ chưa thể đáp
ứng được những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn
mới. Sự tham gia của người dân và ban quản lý cấp xã chưa được huy động cao
nhất, thậm chí người dân chưa được vào cuộc với nhiều lý do. Do vậy, chất lượng
quy hoạch nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và chậm so với tiến độ. Ba là,
định mức cụ thể cho công tác quy hoạch chậm được các cơ quan chức năng ban
hành, kinh phí thực hiện công tác quy hoạch còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
32
thực tiễn theo vùng, nhất là đối với các vùng miền núi, Tây nguyên và Tây Nam Bộ
do địa bàn rộng. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông thôn mới, hầu hết các địa
phương đều chia đều, bình quân kinh phí thực hiện nên còng làm ảnh hưởng đến
chất lượng của công tác quy hoạch.
Thực tế làm điểm công tác xây dựng nông thôn mới, tới nay càng thấy sự cần
thiết của công tác quy hoạch. Xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ
công tác quy hoạch và đòi hỏi nó có chất lượng và kiểm soát việc thực hiện, điều
chỉnh quy hoạch cho ngày một hợp lý hơn. Đó là tiền đề cho cả chương trình dài
hơi sau này.
Công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng và phải được đi trước một
bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết trong xây
dựng nông thôn mới trước hết phải tôn trọng hạt nhân hợp lý trong quá trình tích
luỹ nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam và hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém
gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch, hoặc gây ảo tưởng trong
dân. Vấn đề quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là phải
xuất phát từ điều kiện Việt Nam với những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử,
đặc điểm văn hóa truyền thống và nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu
thế hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai.
Hai là, quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải được tính đến một
cách tổng thể từ trên xuống, để quy hoạch của mỗi làng xã phải nằm trong chỉnh
thể toàn quốc, khu vực, địa phương trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, môi
trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng từ cấu trúc kiến trúc, cấu trúc
dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Ba là, công tác quy hoạch để xây dựng nông thôn mới phải vừa đa dạng, vừa
với tầm nhìn xa, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước, của nhân loại
và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân nông thôn trong thời đại
hội nhập quốc tế.
Bốn là, công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cơ,
nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc theo mô hình đô thị. Trên cơ sở
33
xây dựng quy hoạch thí điểm đối với từng loại hình nông thôn ở từng khu vực, từng
vùng miền mà rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho ngày một hợp lý hơn rồi mới
nhân rộng.
Năm là, công tác quy hoạch trước hết là sự nỗ lực tổ chức của các cấp chính
quyền, của các chuyên gia có chuyên môn cao, nhưng nhất thiết phải được tiến
hành dân chủ để phát huy vai trò của người dân. Công tác quy hoạch có ảnh hưởng
rất lớn tới dân sinh nên người dân phải được biết, nắm chắc, hiểu rõ thông tin về
quy hoạch. Họ phải là người tham gia xây dựng, phản biện thì quy hoạch mới thỏa
mãn nhu cầu của chính họ. Người dân tham gia, cụ thể hóa ý tưởng và hướng phát
triển nông thôn theo quy hoạch mà ở đó có đầu tư công của nhà nước, có điều kiện
để dân làm, dân canh tác, dân sản xuất, dân trồng trọt, dân sinh sống, dân hưởng lợi
thì quy hoạch đó mới khả thi.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vùng đồng bằng được tăng cường,
điện, đường, trường, trạm… nhất là thủy lợi, giao thông đã được đầu tư xây dựng
tại nhiều nơi, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn: tỷ
lệ phần trăm xã có trường học được kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia về y tế, cư
dân nông thôn có nước sinh hoạt vệ sinh, có điện thoại cố định đã tăng lên rất nhiều
so với thời gian trước.
Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cải
thiện:thể hiện qua sự chuyển biến rõ nét của cơ cấu kinh tế nông thôn; xãa đói giảm
nghèo đạt kết quả tốt; thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể so với thời
gian trước. Công tác chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ, nhiều bệnh dịch nguy
hiểm được phát hiện và khống chế kịp thời. Công tác phổ cập giáo dục được đẩy
mạnh, có những chính sách hỗ trợ thích hợp. Hoạt động văn hóa, thể thao được
quan tâm và phát triển hơn;
Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát
huy. Đến nay, hầu hết các thôn, bản có tổ chức đảng, tỷ lệ cán bộ, công chức xã
được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý đã tăng cao (56 %). Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng với các đoàn thể quần chúng đã tích cực trong giải quyết
nhiều vấn đề ở nông thôn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào
34
nền nếp, góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận ở nông thôn. Trình độ chính
trị, kiến thức về sản xuất hàng hóa của nông dân được nâng lên, dần thích nghi với
cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
2- Tồn tại, thách thức
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được có thể thấy hiện nay phát triển nông
thôn Việt Nam vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, hạn chế:
Tại nông thôn vùng đồng bằng – vựa lúa của cả nước trong phát triển kinh tế
sản xuất nông nghiệp vẫn đang là loại hình sản xuất chủ đạo (chiếm 76%). Tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông thôn trong những năm gần đây vẫn còn chậm.
Trình độ sản xuất còn ở mức sản xuất nhỏ là chủ yếu. Chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nông thôn còn chậm. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới
chậm, chưa đủ sức yểm trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ phổ
biến quy mô nhỏ , kinh tế trang trại chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tập thể phát triển
chậm, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhưng họat động còn hình thức hiệu quả chưa
cao. Tổng mức đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn thấp;
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không
đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng phát
triển thương mại dịch vụ và công nghiệp hóa khu vực nông thôn; Cơ cấu hạ tầng
liên kết vùng nỗi kết giữa các khu vực còn yếu kém, sự đấu nối, phối hợp trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các điểm dân cư mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt
và nhanh chóng bị lạc hậu trong quá trình phát triển. Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh; Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên
cố hóa còn thấp. Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ
dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa. Hệ
thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp; quản lý lưới điện ở
nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp một số xã
chưa có nhà trẻ, mẫu giáo. Hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định;
mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã thấp;. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt
chuẩn thấp; Số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, số thôn có điểm truy
35
cập Internet còn ít; Hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy
chuẩn, số nhà xây tạm bỡ vẫn còn nhiều.
Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh
lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao. Tỷ lệ hộ
nghèo khu vực nông thôn chiếm 16,2%. Hệ thống an sinh xã hội ở các vùng nông
thôn chưa thống nhất và thông suốt; dân cư nông thôn ít tham gia các hình thức
bảo hiểm y tế . Hệ thống bảo hiểm sản xuất nông nghiệp chưa được hình thành.
Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp. Những vấn đề xã hội ở nông thôn
vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc; bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một; tệ
nạn xã hội có xu hướng gia tăng; tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo rất thấp.
Môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các vùng ven đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi còn yếu; An ninh trật tự xã hội nông
thôn còn tiềm ẩn bất ổn như: khiếu kiện kéo dài, tệ nạn cờ bạc, mại dâm, mê tín dị
đoan, hủ tục ma chay, cưới xin… Chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp (gần
50% cán bộ công chức xã chưa qua đào tạo ). Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở
yếu, ảnh hưởng nhiều đến phát triền kinh tế - xã hội tại địa phương.
Việc quy hoạch xây dựng nông thôn vùng đồng bằng hiện nay có sự phân bố
dân cư manh mún, mật độ dân cư cao, phân bố trong sản xuất còn lẻ tẻ không thuận
lợi cho canh tác theo kiểu cơ giới hoá và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Nông thôn
phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, trên địa bàn cả nước có khoảng 23,8 % xã có
quy hoạch được lập, phê duyệt, nhưng chất lượng chưa cao đa phần quy hoạch
được lập là quy hoạch chi tiết trung tâm xã hay điểm dân cư nông thôn, khu tái
địnhcư . Việc xây dựng điểm dân cư còn tuỳ tiện, mang nặng tính tự phát, kiến trúc
thiếu trật tự, rập khuôn đã gây không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội. Khu vực nông thôn chưa hình thành bản sắc phù hợp với đặc thù vùng, miền,
truyền thống dân tộc. Văn hoá truyền thống nông thôn chưa được bảo tồn, bị xuống
cấp, xâm hại bởi xu thế đô thị hoá. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập; Hệ thống các văn bản về quy hoạch xây dựng nông thôn chưa
đồng bộ; sự chồng chéo, xung đột nội dung, phương pháp giữa các qui hoạch trên địa
bàn nông thôn: giữa qui hoạch sử dụng đất với qui hoạch xây dựng, quy hoạch ngành,
36
quy hoạch đô thị chưa được giải quyết; Lực lượng làm công tác lập quy hoạch trong
cả nước rất thiếu so với nhu cầu chất lượng chưa cao, chưa đáp ưng yêu cầu quy
hoạch phát triển nông thôn theo tiêu chí mới. Kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch
xây dựng nông thôn hạn chế.
Môi trường nông thôn vùng đồng bằng đang là vấn đề đáng lo ngại bởi nhiều lý
do trong đó việc công nghiệp nông thôn, làng nghề mới phát triển thiếu khả năng cạnh
tranh; điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quá tải về điều kiện
hạ tầng và xuống cấp về môi trường, các làng nghề truyền thống bị ô nhiễm; mật độ
dân cư đông; nhiều vùng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai không đảm bảo an
toàn cho cuộc sống người dân dẫn đến quá trình phát triển điểm dân cư thiếu tính
bền vững;
II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
1- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
1.1. Hệ thống pháp luật về QHXDNT
- Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
+ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Hệ thống văn bản pháp luật
+ Về công tác quy hoạch phát triển nông thôn:
a) Luật: Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
b) Nghị định: Số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
37
- Số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới;
- Số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Số 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch
xây dựng nông thôn mới;
d) Các Thông tư, Quyết định có liên quan:
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm vụ,
đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Hướng dẫn của Bộ Xây dựng về lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 Hướng dẫn cơ chế đặc thù
về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương
trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá"
- Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn
nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn – Bộ kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính ban hành
+ Về quản lý hạ tầng nông thôn:
a) Luật, Pháp lệnh:
- Luật Điện lực (số 28/2004/QH 11)
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001.
b) Nghị định:
38
- Số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản
lý chợ.
- Số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ Quy định về Quản
lý và Bảo vệ Kết cấu Hạ tầng Giao thông Đường bộ.
- Số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp;
- Số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch;
- Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn;
- Số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa
trang;
- Số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, số 115/2008/NĐ-CP ngày
14/11/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thuỷ lợi;
- Số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
- Số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
- Số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 phê duyệt định hướng phát triển nhà ở
đến năm 2020;
39
- Số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 ban hành quy chế giám sát
đầu tư của cộng đồng;
- Số 66/2000/QĐ-TTg về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện
chương trình kiên cố hoá kênh mương;
- Số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009, số 56/2009/QĐ-TTg ngày
15/4/2009 về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để
tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao
thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông
thôn giai đoạn 2009 - 2015;
d) Các Thông tư, Quyết định có liên quan:
- Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Xây dựng
và Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường ngày 18/01/2001, hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi
chôn lấp chất thải rắn;
- Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn củng cố, phát triển và thành lập các tổ chức hợp tác
dùng nước.
- Thông tư số 134/1999/TT-BNN-QLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
+ Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan
a) Quy chuẩn
- QCXDVN 01: 2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây
dựng;
- QCVN 14: 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: Quy hoạch xây dựng
nông thôn (Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ XD;
- QCXDVN 02: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Số liệu điều
kiện tự nhiên dùng trong xây dựng- Phần 1
40
- Quy chuẩn Trung tâm văn hoá, thể thao xã (Quyết định số 2448/QĐ-
BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch).
- QCVN01: 2008/BCT- Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về An toàn điện
(Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 17/6/2008);
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
- QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 11: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thuỷ sản.
- QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy.
- QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp dệt may.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt ;
b) Tiêu chuẩn:
+ Quy hoạch xây dựng:
- Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn (Thông tư số 31/2009/TT-BXD
ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ XD);
- TCVN 4454: 1987- Quy hoạch điểm dân cư xã, hợp tác xã- Tiêu chuẩn
thiết kế;
+ Công trình hạ tầng:
- Hạ tầng xã hội:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã,
phường, thị trấn (Quyết định 32/2004/QĐ-BTC ngày 06/4/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính).
41
- TCXDVN 262 : 2002- Nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3978-1984- Trường học phổ thông- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 361: 2006 - Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Hạ tầng kỹ thuật-môi trường:
- Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 210-1992- Đường giao thông nông thôn- Tiêu
chuẩn thiết kế; Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79;
Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06; Quy trình thiết kế áo đường
cứng 22 TCN 223-95;
- Sổ tay Bảo dưỡng đường GTNT dùng cho cấp xã (ban hành năm 2003);
- TCVN 4054: 2005 - Đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế;
- QĐKT-ĐNT- 2006- Quy định kỹ thuật điện nông thôn;
- Quy phạm trang bị điện: 11 TCN-18-2006 đến 11 TCN-21-2006;
- TCN 68-227:2006 Dịch vụ truy nhập Internet ADSL (Quyết định số
55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính Viễn thông );
- TCVN 7957: 2008- Thoát nước- mạng lưới và công trình bên ngoài- Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- TCVN 5945: 2005- Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 6696: 2004 - Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh - Yêu cầu chung
bảo vệ môi trường;
- TCXDVN 260: 2004 - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết
kế;
- TCXDVN 261: 2001- Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7956: 2008- Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD VN285:2002: công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế;
42
- Trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
- Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2010 điều chỉnh một
số điều Nghị định số14/2008/NĐ-CP;
- Thông tư số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 Hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban
nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm
2007;
- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày
17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn
2- Những vấn đề chung về quy hoạch xây dựng nông thôn
2.1 Một số khái niệm
- Điểm dân cư nông thôn: Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn
kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc
(sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Đất ở (khuôn viên ở): Là khu đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục
vụ cho sinh hoạt của hộ gia đình (bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm) và các không gian phụ
trợ khác (khu sản xuất, sân vườn, chuồng trại, ao…). trong cùng một thửa đất của
một hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật tại các điểm dân cư nông
thôn.
43
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm hệ thống giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử
lý các chất thải, nghĩa trang và các công trình khác.
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình y tế, văn hoá,
giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước
và các công trình đầu mối phục vụ sản xuất khác.
- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn "QHXDNT " : Là quá trình tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng nông thôn với việc
tổ chức, bố trí các điểm dân cư nông thôn, các công trình nhà ở, hạ tầng kỹ thuật -
môi trường, hạ tầng xã hội, công trình phục vụ sản xuất; tổ chức việc sử dụng đất,
bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường, di sản văn hoá lịch sử trên phạm vi toàn
xã và các điểm dân cư ( thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã, ).
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện thông qua nhiệm
vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và đồ án quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn:
- Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: Là các yêu cầu do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định đối với nội dung nghiên cứu và tổ chức
thực hiện quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn làm cơ sở để lập đồ án quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: Là tài liệu thể hiện nội
dung của quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, bao gồm các bản vẽ, mô
hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn.
- Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là nhiệm vụ, đồ án
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn có nội dung đáp ứng các tiêu chí trong
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-
TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, số 800/2010/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
44
- Thời hạn quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là khoảng thời gian được
xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập
đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thời hạn hiệu lực quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là khoảng thời gian
được tính từ khi đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt đến khi
có quyết định điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.
- Thời gian lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là thời gian được tính
kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ
đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
- Khu chức năng xã, thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã: Là khu đất thuộc xã
hoặc thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã, được sử dụng mục đích bố trí các hoạt
động kinh tế, xã hội như: cư trú, sản xuất, kinh doanh, văn hoá, giải trí, giáo dục,
y tế và mục đích khác của cộng đồng dân cư sở tại.
- Phân khu chức năng xã, thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã: Là việc phân
chia khu vực quy hoạch xã hoặc thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã theo các khu
chức năng phục vụ mục đích hoạt động kinh tế, xã hội và mục đích khác của cộng
đồng dân cư.
- Bán kính phục vụ của các công trình công cộng: Khoảng cách tối đa giữa
hộ gia đình đến công trình công cộng bảo đảm cho dân cư sử dụng thuận tiện các
dịch vụ tại công trình công cộng đó.
- Tính chất hoặc công dụng của công trình: Qui định mục đích sử dụng đất
là nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ,vv khu đất, công trình được xây dựng, cấm
xây dựng, được xây dựng có điều kiện; khu đất giữ nguyên chức năng sử dụng; đất
được chuyển đổi hoăc bổ sung mục đích sử dụng; khu đất phá dỡ cải tạo; đất phát
triển mới; đất có chức năng sử dụng hỗn hợp,vv
- Chỉ tiêu sử dụng đất: Là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc
được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ
số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, chiều cao tối thiểu của công trình:
45
- Mật độ xây dựng tối đa: Tỉ lệ giữa diện tích xây dựng công trình (m2- diện
tích chiếm đất được tính theo hình chiếu của mái che công trình) trên diện tích toàn
lô đất, tính bằng %;
- Hệ số sử dụng đất: Được tính bằng tổng diện tích sàn toàn công trình (m2)
/diện tích toàn lô đất, không tính diện tích tầng hầm, mái.
- Chiều cao của công trình (H): Được tính từ nền của công trình đến đỉnh
đỉnh mái;
- Chứng chỉ quy hoạch: Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định
các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy
hoạch đã được phê duyệt gồm:
+ Qui định vể sử dụng đất: tính chất công trình, mật độ xây dựng tối đa cho
phép, chiều cao tối đa, bề ngang tối thiểu mặt tiền khu đất, chỉ giới đường đỏ, chỉ
giới xây dựng, hệ số sử dụng đất ;
+ Qui định kiến trúc,hạ tầng kỹ thuật: Mối quan hệ công trình với xung
quanh; yêu cầu về kiến trúc công trình; cao độ nền tối thiểu; đấu nối với công trình
hạ tầng ngoài hàng rào lô đất
- Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ qui
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phân đất để xây dựng công trình và
phân đất dành cho đường giao thông hoặc công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian
công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng: Là đường đỏ giới hạn cho phép xây dựng nhà, công
trình trên lô đất.
- Khoảng lùi: Là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
- Tầng cao trung bình: Tổng diện tích sàn (m2) trên tổng diện tích chiếm đất
các công trình.
2.2 Quy định chung về quy hoạch nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không
gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển
46
hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn
được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
2.3 Nguyên tắc lập quy hoạch nông thôn mới.
- Quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với Quyết định số 491QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đồ án quy hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp
trên đã được phê duyệt (quy hoạch vùng Huyện, vùng Tỉnh, Quy hoạch chung đô
thị …)
- Đối với những xã đã có quy hoạch đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xã
nông thôn mới thì không phải phê duyệt lại; đối với những xã đã và đang lập quy
hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 cần phải rà soát, bổ sung để phù hợp với việc
lập quy hoạch theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-NNPTNT-
BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Công tác lập quy hoạch nông thôn mới thống nhất thực hiện theo Thông tư
số 13 nêu trên. Quy hoạch nông thôn mới được duyệt là cơ sở để quản lý sử dụng
đất, lập dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2.4 Đối tượng lập quy hoạch nông thôn mới:
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 cña Bé
X©y dùng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới, ®ối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao
gồm:
- Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Quy hoạch chi tiết trung tâm xã;
- Quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn,
bản hiện có theo tiêu chí nông thôn mới.
47
Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được lập trong phạm vi ranh giới
hành chính xã có nội dung đáp ứng các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
3- Trình tự lập và quản lý quy hoạch nông thôn mới
3.1 Trình tự lập quy hoạch nông thôn mới
- Trước khi tiến hành lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, Ủy ban nhân dân xã tổ
chức lập nhiệm vụ quy hoạch và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập
đồ án quy hoạch, quy định quản lý theo quy hoạch và thông qua Hội đồng nhân dân
xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án. Đối với những xã thí
điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức lấy ý
kiến các ban, ngành trong xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới và ban
hành Quy định quản lý theo quy hoạch được duyệt. Sau khi đồ án được phê duyệt,
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch.
3.2 Quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
- Tổ chức công bố, công khai và cung cấp thông tin quy hoạch.
- Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu
chức năng.
- Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất
rừng phòng hộ ngoài thực địa.
- Lưu trữ hồ sơ quy hoạch nông thôn mới.
3.3 Trình tự, nội dung công tác quy hoạch nông thôn mới:
Bước I: Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch nông thôn mới
Bước II: Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới:
48
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới.
2. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới.
Bước III: Lập, phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới.
1. Lập đồ án quy hoạch nông thôn mới:
- Điều tra, khảo sát quy hoạch;
- Luận chứng các cơ sở và xác định các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật;
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch.
- Lấy ý kiến, hoàn chỉnh nội dung đồ án để trình thẩm định, phê duyệt đồ án
quy hoạch nông thôn mới.
2. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới:
- Tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch nông thôn mới.
- Phê duyệt đồ án và ban hành Quy định quản lý quy hoạch nông thôn mới.
3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ quy hoạch nông thôn mới.
Bước IV: Quản lý thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
1. Công bố quy hoạch nông thôn mới.
2. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa.
3. Cung cấp thông tin về quy hoạch nông thôn mới.
Bước V: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới.
1. Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch nông thôn mới được duyệt
2. Điều chỉnh và quản lý thực hiện điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới.
Bước VI: Quản lý xây dựng nông thôn theo quy hoạch nông thôn mới:
1. Chuẩn bị đầu tư dự án;
2. Lập và phê duyệt dự án ĐTXD;
3. Triển khai thực hiện dự án ĐTXD;
4. Kết thúc, bàn giao đưa vào sử dụng công trình
49
4. Kinh phí cho công tác quy hoạch nông thôn mới: Kinh phí nµy do Ngân
sách Nhà nước cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động lập kế
hoạch kinh phí quy hoạch và quy định mức kinh phí quy hoạch cho cấp xã phù hợp
với thực tế trong tỉnh. Mức kinh phí cụ thể tham khảo sổ tay hướng dẫn xây dựng
nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Việc quản lý, thanh quyết toán kinh phí quy hoạch thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
- Kinh phí nµy gồm chi phí điều tra, khảo sát; lập nhiệm vụ QH, lập đồ án
QH; chi phí quản lý thực hiện quy hoạch và các chi phí khác phục vụ công tác quy
hoạch;
- Định mức chi phí công tác quy hoạch được quy định tại Thông tư 17/2010
TT- BXD Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy
hoạch đô thị; Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5- Các loại quy hoạch trên địa bàn xã:
Các loại quy hoạch trên địa bàn xã bao gồm: Quy hoạch xây dựng; Quy
hoạch sản xuất; Quy hoạch sử dụng đất vv Trong phạm chuyên đề này chúng ta
sẽ đề cập chủ yếu đến Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch sử dụng đất
5.1 Quy hoạch sử dụng đất
5.1.1 Đất đai và phân loại đất: Đất được chia thành 3 nhóm căn cứ vào mục
đích sử dụng; cụ thể:
+ Thứ nhất, nhóm đất nông nghiệp, bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dựng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
50
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Thứ hai, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đụ thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn học, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn học, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất cóa công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dung;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Thứ ba, nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục
đích sử dụng.
5.1.2 Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; Quy
hoạch sử dụng đất đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
51
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường của tổ chức, hộ
gia đình, cỏ nhân, cộng đồng dân cư;
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; Định mức sử dụng đất;
- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
5.1.3 Yêu cầu lập quy hoạch sử dụng đất đai:
- Phự hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phự hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phự hợp với quy hoạch sử dụng đất đó được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới;
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thỏc hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mụi trường;
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn học, danh lam thắng cảnh;
- Dân chủ và công khai;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
5.1.4 Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai:
* Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
- Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Điều tra, nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá
tiềm năng đất đai; Xác định phương hướng, mục tiờu sử dụng đất trong kỳ quy
hoạch; Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
52
hội, quốc phòng, an ninh; Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công
trình, dự án; Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ mụi trường;
Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm: Phân tích, đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân
bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát
triển đụ thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh; Kế hoạch chuyển diện tích
đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp; Kế hoạch khai hoang mở rộng diện
tích đất để sử dụng vào các mục đích; Cụ thể học kế hoạch sử dụng đất năm năm
đến từng năm; Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
* Trách nhiệm Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả
nước.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn
thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban
nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn
vị hành chính cấp dưới.
- Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đụ thị trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của địa phương.
- Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với
thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết); trong quỏ trình lập quy
hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng
đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
53
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa
đất (sau đây gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
- Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cựng cấp thông qua quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
* Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính
phủ trình.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của xã quy định.
5.1.5 Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường
hợp sau đây:
+ Có sự điều chỉnh mục tiờu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh
đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
+ Do tỏc động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí,
diện tích sử dụng đất;
+ Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh
hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mỡnh;
+ Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.