Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện gio linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------

NGUYỄN VĂN HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH MỐI
QUAN HỆ GIỮA TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH
VỚI LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH CHO LÂM SẢN NGOÀI
GỖ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC
DỤNG HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------

NGUYỄN VĂN HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH MỐI
QUAN HỆ GIỮA TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH


VỚI LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH CHO LÂM SẢN NGOÀI
GỖ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC
DỤNG HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ NHÂM

HÀ NỘI, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------

NGUYỄN VĂN HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH MỐI
QUAN HỆ GIỮA TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH VỚI
LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TRONG RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG
HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2010


Công trình được hoàn thành tại: KHOA SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ NHÂM
Phản biện 1: ………………………………………………………
………………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………………
………………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………………
………………………………………………………
Luân văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa
học lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Vào hội ……..giờ…..ngày……tháng…….năm…..

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp


i

LỜI NÓI ĐẦU
Để kết thúc khóa học và đánh giá chất lượng học viên trước khi ra
trường, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, khoa
sau Đại học, tôi đã tiến hành thực hiện luận án:

“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ giữa
tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho
LSNG trong rừng tự nhiên thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn,
Thành phố Hà Nội”.
Sau một thời gian làm việc với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
PGS.TS. Vũ Nhâm, cùng với nỗ lực của bản thân, đến nay luận án đã hoàn
thành.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
thầy, cô trong trường và các thầy, cô trong khoa Sau đại học, đặc biệt là thầy
PGS.TS. Vũ Nhâm đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ
Đức, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu ngoại nghiệp.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đề
tài mới chỉ phần nào giải quyết được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của
trạng thái rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Do vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và có khả
năng vận động phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài khả năng trên rừng
còn cung cấp nhiều loài lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho đời sống nhân dân ở
gần rừng. Trong tự nhiên rừng là một hệ sinh thái có cấu trúc bền vững và nó

còn có giá trị nhiều mặt về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ngày càng tăng kéo theo việc khai
thác và sử dụng rừng quá mức, công tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả ở
nhiều địa phương khiến các khu rừng giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng. Những tác động này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tồn tại
của rừng làm xáo trộn các quy luật cấu trúc rừng. Diễn thế rừng đi theo chiều
hướng tiêu cực bởi sự thiếu hụt các loài cây có giá trị, đất đai bị thoái hoá,
rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định. Sự mất rừng kéo theo sự suy thoái
về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đặc biệt là nguồn tài nguyên nước.
Tại nhiều nơi hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm
trọng. Từ đó, cuộc sống và sự phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư
trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển
rừng.
LSNG lại là một phần tử của hệ sinh thái, nó góp phần tạo nên tính
phức tạp của cấu trúc rừng. Từ xưa đến nay LSNG không chỉ giữ vai trò quan
trọng trong hệ sinh thái mà nó còn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống hàng ngày của các hộ gia đình trung du và miền núi nước ta.
Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau,
từ cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu làm thủ công mỹ nghệ, dược
liệu đến giải quyết công ăn việc làm và phát triển ngành nghề bảo tồn và phát


2

triển kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống nhiều mặt cho người dân dặc biệt là dân nghèo vùng sâu vùng xa.
LSNG ở Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 quốc gia trên thế
giới, song sản phẩm của chúng ta lại có sức cạnh tranh thấp do cơ sở chế biến
có quy mô nhỏ, không gắn liền với vùng nguyên liệu ổn định, công nghệ và

thiết bị sản xuất còn lạc hậu, bao bì mẫu mã chưa hấp dẫn. Bên cạnh đó việc
gây trồng LSNG còn mang tính chất nhỏ lẻ ở mức hộ gia đình, việc khai thác
còn mang tính chất tự phát, phân tán, việc quản lý của nhà nước còn hạn chế,
chưa nắm bắt nguồn tài nguyên LSNG trên từng vùng, từng địa phương và
trên cả nước.
Như chúng ta đã biết: Bảo tồn và phát triển LSNG phải gắn liền với bảo
vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng. Các loài cho LSNG là thành phần
cấu trúc không tách rời hệ sinh thái rừng, vì vậy việc khai thác LSNG thực
chất là khai thác hệ sinh thái rừng, là thể hiện sự lợi dụng tổng hợp hệ sinh
thái rừng. Do vậy thực tế đặt ra là làm thế nào để có thể kinh doanh tổng hợp
lợi dụng toàn diện tài nguyên rừng.
Quần thể di tích Hương Sơn- Mỹ Đức là một trong những thắng cảnh
nổi tiếng của Hà Nội, không những thế đây còn là niền tự hào của thiên nhiên
Việt Nam. Quần thể di tích của rừng đặc dụng Hương Sơn nằm trong dãy núi
đá vôi xen với hệ sinh thái thung lũng nhỏ, ven các suối và các thuỷ vực suối
Yến.
Vấn đề quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rừng đang là những thách thức lớn
đối với Ban quản lý cũng như chính quyền xã Hương Sơn.
Vậy xuất phát từ tính bền vững của cấu trúc hệ sinh thái, giá trị của
LSNG và thực trạng diễn ra thì một trong những mục tiêu đặt ra là cần phải
xác định được, mối quan hệ giữa tổ thành các loài cây trong hệ sinh thái rừng,


3

đặc biệt là loài cây gỗ, cây tái sinh với loài cây cho LSNG, nhằm xác định
được quan hệ giữa chúng, sự xuất hiện loài, cá thể và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhằm góp phần giải quyết một trong những vấn đề trên chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ
giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh

cho LSNG trong rừng tự nhiên thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Hương
Sơn, Thành phố Hà Nội”


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức thể hiện bên ngoài của những mối quan hệ
bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ bên trong của quần xã, từ
đó có cơ sở đề xuất biện pháp tác động phù hợp. Nghiên cứu cấu trúc rừng,
người ta chia thành ba dạng cấu trúc: cấu trúc hình thái, cấu trúc không gian
và cấu trúc thời gian.
1.1.1.1. Về quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là một quy luật kết cấu cơ
bản của lâm phần và đã được nhiều nhà lâm học nghiên cứu từ những năm
đầu của thế kỷ 20. Để nghiên cứu mô tả quy luật này, hầu hết các tác giả đã
dùng phương pháp giải tích, tìm các phương trình toán học dưới dạng nhiều
phân bố xác suất khác nhau. Phải kể đến các công trình như sau:
Meyer (1952), đã mô tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình toán học có
dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay gọi là
hàm Meyer.
Richards P.W (1968) trong cuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cũng đề cập
đến phân bố số cây theo cấp đường kính, Ông coi dạng phân bố là một dạng
đặc trưng của rừng tự nhiên. Rollet (1985) đã xác lập phương trình hồi quy số
cây theo đường kính.
Tiếp đó nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích để tìm phương trình

của đường cong phân bố. Bally (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel (theo
Phạm Ngọc Giao, 1995) [3] biểu thị đường cong cộng dồn phần trăm số cây
bằng đa thức bậc ba. Prođan.M và Patatscase (1964), Bill và Kem k.A (1964)


5

đã tiếp cận phân bố này bằng phương trình logarit chính thái. Diatchenko Z.N
(theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [3] sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố
số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới. Đặc biệt, để tăng tính mềm
dẻo, một số tác giả hay dùng các hàm khác như Loetsch (1973) (theo Phạm
Ngọc Giao, 1995) [3] dùng hàm Beta để nắm phân bố thực nghiệm, J.L.F
Batista và H.T.Z Docouto (1992) trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60
loài của rừng nhiệt đới ở Maranhoo-Brazin đã dùng hàm Weibull mô phỏng
phân bố N/D1.3. Nhiều tác giả khác dùng hàm Hepesbol, hàm Poisson, hàm
Logarit chuẩn, hàm Pearson.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về dạng phân bố đem lại kết quả
toàn diện và đa dạng nhất về quy luật kết cấu đường kính lâm phần rừng.
1.1.1.2. Về quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp nghiên cứu cấu
trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh khái quát về
cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng từ đó rút ra các nhận
xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Phương pháp này được nhiều nhà nghiên cứu
ứng dụng như: P.W.Richards (1952), Rollet (1979), Meyer (1952), đáng chú ý
là công trình nghiên cứu của Richards P.W (1968) trong cuốn “Rừng mưa
nhiệt đới”.
1.1.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân
cây (H/D1.3)

Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với
mỗi cỡ kính cho trước luôn tăng theo tuổi đó là kết quả tự nhiên của sự sinh
trưởng. Trong mỗi cỡ kính xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng thuộc cấp
sinh truởng khác nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi các lâm phần tăng lên,


6

dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa H và D có
thể thay đổi dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên.
Rollet (1971), đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính
bằng hàm hồi quy, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất.
Nhiều tác giả đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa cấu trúc đường kính
loài Thông theo mô hình của Schumarcher.
Tiourin, A.V (1972) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [3] đã phát hiện
hiện tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao cho các cấp tuổi khác
nhau.
Curtis.R.O (1967) đã mô phỏng quan hệ chiều cao (H) với đường kính
(D) và tuổi (A) theo dạng phương trình:
Logh  d  b1 

1
1
1
 b2   b3 
d
A
dA

(1.1)


Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) nghiên cứu tương quan giữa
chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết
quả cho thấy, khi dãy phân hoá thành các cấp chiều cao, thì mối quan hệ này
không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi. Vì những nhân tố này đã được phản
ánh trong kích thước của cây, nghĩa là đường kính và chiều cao trong quan hệ
đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.
Nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích toán học tìm ra những
phương trình: Naslund.M (1929), Assmarr.E (1936), Hohenadl.W (1936),
Michailov.F (1934,1952), Prodan.M (1944), Krenn.K (1946), Meyer.H.A
(1952)… dùng phương pháp giải tích toán học và đề nghị sử dụng các dạng
phương trình dưới đây để mô tả quan hệ H/D.

H  a  b1  d  b2  d 2

(1.2)

H  a  b1  d  b2  d 2  b3  d 3

(1.3)


7

d2
H  1.3 
a  b  d 2

(1.4)


H  a  b  log d

(1.5)

H  a  b1  d  b2  log d

(1.6)

H  k db

(1.7)

Petterson H. (1955) (theo Nguyễn Trọng Bình, 1996), đề xuất phương
trình tương quan:
1
b
a
d
3 * h  1,3

(1.8)

Như vậy, biểu thị sự tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây
có thể sử dụng nhiều dạng phương trình. Việc sử dụng phương trình nào cho
thích hợp nhất cho từng đối tượng thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nói
chung, để biểu đường cong chiều cao thì mỗi dạng cây trồng sử dung một
dạng phương trình thích hợp, dạng phương trình thường được sử dụng là dạng
phương trình Parabol và phương trình logarit.
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và đặc điểm rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng,

đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một vấn đề quan tâm trong nghiên cứu đặc điểm lâm
học của rừng. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố.
Khi đề cập đến vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử
dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo
đếm điều tra tái sinh có diện tích từ 1-4 m2. Do diện tích điều tra nhỏ nên việc


8

đo đếm có nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện
tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Trong phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (Mus, 1945) nhiêm vụ
đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu
Anh (4 m2), để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các
biện pháp tiếp theo.
Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô
dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp
“điều tra chuẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tùy
theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự
nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như Bara (1954), Budowski (1956) có nhận
định dưới tái sinh rừng nhiệt đới nói chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị
kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này
là cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này, nhiều biện pháp tác động vào lớp cây
tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể.
Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng

nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai
đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở rừng thứ sinh,
môt hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên, nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết
cấu quần thụ, cây bụi thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N (1952,
1964) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới nếu thiếu ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây con, sự nảy mầm và phát triển của cây nảy mầm thì
ảnh hưởng là không rõ ràng. Ngoài ra các tác giả nhận định: Thảm cỏ và cây
bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở


9

những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn
ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một
đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Số lượng loài cây có giá trị
về kinh tế không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế
thấp lại ít được quan tâm mặc dù chúng có vai trò sinh thái quan trọng. Vì vậy
khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đầy đủ tất cả các
loài cây xuất hiện trong lớp cây tái sinh để có những đánh giá chính xác tình
hình tái sinh rừng và có biện pháp tác động thích hợp.
1.1.3. Lâm sản ngoài gỗ.
Lâm sản ngoài gỗ là một thuật ngữ để chỉ tất cả các sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng nhằm
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả là thu nhập cao hơn so với bất kỳ kiểu sử
dụng đất nào. Nghiên cứu bổ sung của Heinzman (1990) cho biết việc khai
thác họ cau dừa vùng Penten của Guatemana cũng cho thu hoạch quan trọng.

Năm 1989, Mendelsohn đã căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG và
phân thành 5 nhóm bao gồm:
- Nhóm các sản phẩm thực vật ăn được.
- Nhóm cho keo dán và nhựa.
- Nhóm cho thuốc nhuộm và ta nanh.
- Nhóm cây cho sợi.
- Nhóm cây làm thuốc
Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6
nhóm:
- Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi.


10

- Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc
thực vật như.
- Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
- Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất
- Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm.
- Nhóm 6. các sản phẩm khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, hội nghị Môi trường và phát
triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio de Janero năm 1992, đã thông
qua chương trình nghị sự và các nguyên tắc về rừng, đã xác định LSNG là đối
tượng quan trọng, một nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền
vững cần được chú trọng hơn nữa. Từ đó đến nay việc phát triển LSNG được
các nhà khoa học nghiên cứu, bàn luận sôi nổi trong cả lĩnh vực lý luận lẫn
thực tiễn sản xuất.
Những nghiên cứu về khai thác cũng chỉ ra rằng, việc thu hoạch các
LSNG từ tự nhiên hoang dã và từ các loại hình canh tác khác còn nhiều bất
cập, đặc biệt là về phương diện dụng cụ và thiết bị, công nghệ, việc chuẩn bị

trước khai thác, xử lý sau thu hoạch và những đòi hỏi của chế biến trung gian.
Do chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thường gây lãng phí cả
về số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái và cất trữ sản phầm (FAO,
1995).
Về chế biến những nghiên cứu về LSNG nhìn chung ít xem xét các sản
phẩm có giá trị thương mại, mà lại tập trung vào việc thay thế các sản phẩm
mới, chúng đòi hỏi kinh phí nghiên cứu lớn, các phương tiện phức tạp.
Do tính chất đặc thù và đa dạng của LSNG nên những nghiên cứu về thị
trường LSNG còn rất ít ỏi. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, mặc dù
LSNG có giá trị to lớn, nhưng những người sản xuất ra LSNG thì lại thu được
hiệu quả rất thấp do sự hạn chế tiếp cận thông tin thị trường một cách có tổ


11

chức hoặc thiếu các giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao chất lượng sản
phẩm theo đòi hỏi của thị trường.
Nhìn chung những nghiên cứu về LSNG trên thế giới đã và đang được phát triển
nhanh chóng đề cập khá rõ nét về nhiều khía cạnh cho việc phát triển LSNG. Vai
trò quan trọng của LSNG đã được khẳng định trong đời sống kinh tế - xã hội
của cả người dân ở đồng bằng và miền núi. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới
việc bảo tồn LSNG có khai thác lại chưa được chú ý đúng mức, chưa thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, công nghệ sau thu hoạch cũng lạc
hậu.
1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan
trọng nhằm đề suất một số giải pháp kỹ thuật phù hợp cho rừng, tạo điều kiện
cho rừng sinh trưởng phát triển. Trong những năm gần đây vấn đề nghiên cứu
về cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả đề cập:

Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của thảm
thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình
hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên
được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của
các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Thái Văn Trừng (1978) đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới
thành 5 tầng: Tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán
(A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C).
Trong những năm gần đây, do có sự hỗ trợ của các phần mềm toán học
thống kê, nên có rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng,
nổi bật là các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
1.2.1.1. Về phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)


12

Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [5] đã chọn hàm Pearson với 7 họ đường
cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng tự
nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) [13] sử dụng hàm Mayer và hàm
phân bố khoảng cách biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh. Nguyễn Văn Trương
(1983) [18] sử dụng phân bố Poisson nghiên cứu mô phỏng quy luật cấu trúc
đường kính thân cây rừng cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi.
Nghiên cứu của Vũ Văn Nhâm (1988) [10] và Vũ Tiến Hinh (1990)
cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố
N/D cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như Thông đuôi ngựa, Mỡ, Bồ
đề,...
Phạm Ngọc Giao (1995) [3] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông
đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thiết ứng của hàm Weibull và
xây dựng mô hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa.
Lê Sáu (1996) đã dùng phân bố weibull để mô phỏng cho hầu hết các

phân bố thực nghiệm như phân bố N/D1.3 ở các ô tiêu chuẩn cho kết quả tốt.
Nguyễn Ngọc Lung (1999) đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson,
Charlier, Weibull khi nghiên cứu số cây theo cỡ đường kính cho rừng Thông
ba lá ở Việt Nam đã rút ra kết luận: Hàm Charlier là hàm phù hợp nhất và có
cách tính toán đơn giản.
1.2.1.2. Về phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H)
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đồng Sỹ Hiển (1974) [5] cho thấy, phân
bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài
cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái
Văn Trừng (1978) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả nghiên cứu
cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.
Bảo Huy (1993) [4], Đào Công Khanh (1996) [6], Lê Sáu (1996) [12],
Trần Cẩm Tú (1999) [17] đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán


13

cây. Các tác giả đã đi đến nhận xét chung là phân bố N/H có dạng một đỉnh,
nhiều đỉnh phụ răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
1.2.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính
Đã có rất nhiều tác giả đề cập mối quan hệ tương quan giữa chiều cao
vút ngọn với đường kính ngang ngực, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu
sau:
Đồng Sỹ Hiền (1974) [5] đã sử dụng phương trình logarit hai chiều
hoặc hàm mũ để mô tả H/D đồng thời cho thấy khả năng sử dụng một phương
trình chung cho cả nhóm loài cây có tương quan H/D thuần nhất với nhau.
Vũ Đình Phương (1975, 1987) cho rằng có thể lập biểu cấp chiều cao
lâm phần Bồ đề tự nhiên từ phương trình Parabol bậc 2 mà không cần phân
biệt cấp đất và tuổi.
Phạm Ngọc Giao (1995) [3] sử dụng phương trình logarit một chiều để

mô tả quan hệ H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa.
h =a + b*logd

(1.9)

Bảo Huy (1993) [10] đã thử nghiêm 4 dạng phương trình để mô tả quan
hệ H/D:
h =a + b*d

(1.10)

h =a + b*logd

(1.11)

Logh = a + b*d1.3

(1.12)

Logh = a + b*logd1.3

(1.13)

Kết quả là phương trình dạng: Logh = a + b*logd1.3 đã được chọn để
mô tả tương quan H/D cho từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và
Chiêu liêu.
Lê Sáu (1996) [12] sử dụng hàm Weibull mô phỏng phân bố đường
kính và chiều cao cho rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng. Trần Cẩm Tú (1999)
[17] thử nghiệm hàm Weibull, Meyer và hàm khoảng cách, cuối cùng tác giả



14

chọn hàm khoảng cách để mô phỏng, vì hàm này khi kiểm tra cho tỷ lệ chấp
nhận cao nhất.
Nguyễn Thị Hải Yến (2002) nghiên cứu các lâm phần Cao su ở các tuổi
khác nhau, đã thử nghiệm ba dạng phương trình:
h = a + b*logd

(1.14)

h = ao + a1*d + a2*d2

(1.15)

h = k*db

(1.16)

Phương trình được chọn là phương trình được sử dụng đơn giản, hệ số
tương quan cao nhất, sai số nhỏ nhất. Cuối cùng tác giả chọn hàm (1.14) để
thể hiện quan hệ giưa H/D cho các lâm phần Cao su.
1.2.1.4. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính
ngang ngực (DT /D1.3)
Phạm Ngọc Giao (1995) [3] đã xây dựng mô hình động thái tương quan
giữa Dt và D1.3 để xác lập phương trình DT=a + b*D1.3, tại một thời điểm nào
đấy với tham số b của phương trình là một hàm của chiều cao tầng trội với
lâm phần Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc.
Vũ Đình Phương (1985) (theo Nguyễn Trọng Bình, Phùng Nhuệ Giang,
2003), đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường

kính ngang ngực tồn tại ở dạng phương trình đường thẳng. Tác giả đã thiết lập
phương trình DT/D1.3 cho một số loài cây lá rộng như: Ràng ràng, Lim xanh,
Vạng trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao khác tuổi phục vụ công tác điều chế
rừng.
Ngoài ra cũng có rất nhiều tác giả đề cập tới quy luật này như: Vũ Tiến
Hinh, Ngô Kim Khôi, Nguyễn Ngọc Lung…
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Ở nước ta, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống về tái sinh rừng, đặc biệt là tái sinh tự nhiên. Một số kết quả về nghiên


15

cứu tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực
vật trong các báo cáo khoa học.
Trong thời gian từ năm 1962 đến 1969, Viện Điều Tra Quy Hoạch rừng
đã điều tra tình tái sinh tự nhiên theo các “Loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ
sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969), và Lạng Sơn
(1969), đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu
(1962-1964), bằng phương pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái
sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969, 1984), đã phân chia
khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với
mật độ tái sinh tương ứng là: trên 12000 cây/ha, 8000-12000 cây/ha, 40008000 cây/ha, 2000- 4000 cây/ha và dưới 2000 cây/ha. Nhìn chung nghiên cứu
này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái
sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975, 1984) đã tổng kết và
rút ra nhận xét: Tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc
điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây
tái sinh tương tự như tầng cây gỗ dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây
gỗ kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự
phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng.

Khi nghiên cứu về tái sinh rừng không thể không nhắc tới hiện tượng
tái sinh lỗ trống. Theo Phạm Đình Tam (1987): Số lượng cây tái sinh xuất
hiện khá nhiều dưới những lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh
càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Đây là một trong những đặc điểm
tái sinh phổ biến ở rừng nhiệt đới.
Trần Ngũ Phương (2000), khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng
tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của
rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên
già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế. Trường hợp chỉ có 1


16

tầng trong khi nó già cỗi 1 lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau
khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện
thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một
lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật
trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”. Tuy nhiên, sau một
thời gian nghiên cứu tìm hiểu quy luật của loại hình rừng tự nhiên, xây dựng
bản cân đối giữa một bên là mặt thoái hóa với một bên là mặt phục hồi tự
nhiên, tác giả này và các cộng tác viên đã kết luận: “Mặt phục hồi tự nhiên
không bao giờ cân đối được với mặt thoái hóa về số lượng cũng như chất
lượng, nên muốn đảm bảo cho đất nước một độ che phủ thích hợp, chúng ta
không thể trồng cây vào quy luật tái sinh tự nhiên mà chỉ có thể đi theo con
đường tái sinh nhân tạo và phương thức chặt tỉa kết hợp với tái sinh tự nhiên
hiện nay phải bị lên án”.
1.2.3. Lâm sản ngoài gỗ.
Việt Nam là đất nước với 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với điều kiện đất
đai khí hậu thuận lợi đã hình thành nên thảm thực vật rất phong phú, đa dạng
và thực vật cho LSNG cũng đa dạng.

Từ thời xa xưa, khi chưa có Tây y thì cha ông ta đã sử dụng LSNG là
nguồn dược liệu duy nhất chữa bệnh tật đau ốm, trong đó phải kể đến các nhà
y học nổi tiếng đã để lại những công trình nghiên cứu được lưu truyền hàng
nghìn năm nay như: Lý Thời Trần 1596 với “Bản thảo cương môc”, Tuệ Tĩnh
1761 với “Nam dược thần hiệu” và “Lĩnh nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn
Ông.
Từ năm 1986 -1990 hàng năm Việt Nam xuất khẩu một lượng LSNG
đạt giá trị khoảng 40 triệu USD/năm. Ngoài giá trị về kinh tế, LSNG cũng có
một vai trò quan trọng là góp phần bảo vệ, phát triển và quản lý khai thác
rừng bền vững (Lương Văn Tiến, Hà Chu Chử , 1999).


17

Năm 1993 Christian Rate và đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu về
LSNG ở Tây Bắc, đã thống kê được diện tích rừng tre nứa ở Tây Bắc có
khoảng 26.000 ha, bìng quân lượng tre nứa khai thác hàng năm là 13 tỷ cây
trong đó khoảng 90% do hộ nông dân khai thác, thu 300 triệu USD từ năm
1986 đến năm 1992.
Năm 1995 Lỳ Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính với
công trình “Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi
cao Sa Pa” đã thống kê được tập đoàn thực vật LSNG có giá trị làm thuốc ở
địa phương.
Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999) khi nghiên cứu ở Vườn quốc gia
Ba Vì - Hà Tây đã xác nhận từ năm 1997 đến 1998 ở địa phương này đã khai
thác xấp xỉ 200 tấn cây dược liệu; ước tính gần 60% dân tộc Dao tại Ba Vì
tham gia vào thu hỏi và hiện LSNG là nguồn thu nhập đứng thứ hai sau lúa và
cây lương thực khác.
Dự án“Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 1” do Trung tâm
nghiên cứu Lâm đặc sản – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành

ở xã Cam Mỹ trong vùng đệm ở khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cho thấy
trong tổng thu nhập của hộ gia đình thì thu nhập từ LSNG chiếm đến 59%
(John B. Raintree, Nguyễn Văn Dưỡng,LêThị Phi).
Năm 2001, Cục khuyến nông và khuyến lâm đã xuất bản tài liệu “Trồng
cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng” do Nguyễn Ngọc Bình và
Phạm Đức Tuấn biên soạn. Các tác giả đã nói lên tầm quan trọng của phương thức
canh tác trồng xen dưới tán rừng và những nguyên tắc chung về kỹ thuật trồng xen
cây dược liệu, cây ăn quả, cây đặc sản chịu bóng hoặc ưa bóng dưới tán rừng.
1.3. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ lẫn nhau giữa các loài.
Khi chung sống cùng nhau trong một môi trường, các loài cây và các
sinh vật khác cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng nhau tạo nên môi


18

trường thực vật đặc biệt. Những tác động qua lại giữa các loài cây biểu hiện ở
nhiều mặt: cạnh tranh, ký sinh, cộng sinh, hỗ sinh…
1.3.1. Sự cạnh tranh
Quan hệ này xảy ra khi hai vật sống đều cần một nguồn lợi nhưng
nguồn lợi ấy không đủ thỏa mãn cho nhu cầu của chúng. Quan hệ cạnh tranh
giữa các loài cây chủ yếu về ánh sáng, ẩm độ và nguồn dinh dưỡng khoáng
trong đất và nước. Mối liên hệ này có ảnh hưởng đến sự biến động số lượng
cá thể trong các quần thể, đến sự phân bố lại về mặt địa lý và nơi ở, đến sự
phân hóa về hình thái, sức sinh trưởng và sinh sản của các loài cây…Có hai
loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong loài và cạnh tranh khác loài. Sự cạnh
tranh trong loài là một nhân tố hết sức quan trọng quần thể khiến cho quần
thể tự điều chỉnh để tránh sự quá đông. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở
đường cong phân bố mật độ quần thể cây rưng đồng tuổi thuần loài. Ở thời
kỳ đầu, rừng non có thể có hàng ngàn cây, nhưng đến khi thành thục, số
lượng của chúng chỉ còn lại vài chục đến vài trăm cây/ha. Sự cạnh tranh giữa

các loài có hai trường hợp xảy ra: hoặc là loại bỏ một loài, hoặc hai loài cùng
chia nhau nguồn lợi để cùng nhau sống chung trên một lãnh thổ.
Quần thể cây rừng cạnh tranh với nhau khốc liệt nhất về ánh sáng và
ẩm độ. Vì thế vấn đề này được các nhà lâm học đặc biệt quan tâm nghiên cứu
và tìm cách giải quyết. Những biện pháp như tuyển chọn các loài cây có nhu
cầu về ánh sáng khác nhau, điều chỉnh lại mật độ cây trồng và sự phân bố của
chúng trong không gian cả theo chiều đứng và ngang, hoặc biện pháp tỉa
cành, bón phân, khai thác cây thành thục và cải thiện trong rừng tự
nhiên…đều hướng đến mục đích làm giảm nhẹ quan hệ cạnh tranh giữa các
cây rừng.


19

1.3.2. Ký sinh – vật chủ.
Đây là mối quan hệ biểu thị loài này sống nhờ vào mô hoặc thức ăn tiêu
hóa của loài khác (vật chủ). Quan hệ ký sinh – vật chủ có thể là vật ký sinh
dinh dưỡng, tiêu diệt vật chủ, chuyển hóa về dinh dưỡng. Ký sinh dinh dưỡng
biểu hiện ở chỗ loài ký sinh sống nhờ dinh dưỡng trên vật chủ trong nhiều
năm mà không làm vật chủ chết. Hiện tượng cây tầm gửi sống trên thân, cành
cây gỗ là một ví dụ điển hình cho dạng ký sinh dinh dưỡng. Trong quá trình
ký sinh, vật ký sinh lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ, cho nên trong quan hệ
này, vật chủ không được lợi gì. Nếu vật ký sinh quá đông đúc có thể gây ra
cái chết cho vật chủ. Để chống lại vật ký sinh, vật chủ có thể có sự thích nghi
nhất định như tính miễn dịch của vật chủ. Ký sinh chuyên hóa biểu hiện ở chỗ
vật ký sinh chuyên sống trên một vật chủ nhất định và cùng với vật chủ tạo ra
môi trường sống đặc trưng cho chúng. Khẩ năng ký sinh trên vật chủ của vật
ký sinh phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và đặc tính sinh học của vật chủ.
Ví dụ: Lúc vật chủ sống ở điều kiện tốt nhất thì vật ký sinh có thể có nhưng ít
gây hại cho vật chủ. Ngược lại, khi gặp thuận lợi, vật ký sinh phát triển thành

dịch và tiêu diệt vật chủ.
1.3.3. Cộng sinh.
Cộng sinh là mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
cùng chung sống giữa hai loài trên cùng một lãnh thổ. Trong trường hợp này,
hai loài không có cùng nhu cầu dinh dưỡng như nhau. Trong hệ sinh thái
rừng, hiện tượng vi sinh vật cố định đạm và rễ nấm là sự biểu hiện rõ nét nhất
của quan hệ cộng sinh.
Vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ của nhiều cây bộ Đậu có khả năng cố
định đạm từ không khí, nhờ đó cây trồng có thể thêm đạm. Nấm rễ giúp cây
trồng hút dinh dưỡng của đất, nhất là ở đất cằn cỗi. Trong lâm nghiệp, quan
hệ cộng sinh nêu trên được hết sức coi trọng. Trồng rừng hỗn giao giữa Sao


20

đen (hoặc Dầu con rái) với Keo là tràm là kết quả ứng dụng mối quan hệ cộng
sinh của Keo lá tràm và vi sinh vật cố định đạm. Nhờ có mối quan hệ này mà
hàm lượng trong đất được tăng cường; điều đó tạo điều kiện sống tốt cho Sao
đen và Dầu rái.
Ngoài những mối quan hệ kể trên còn có quan hệ hội sinh (phụ sinh) –
đó là sự hợp tác giữa hai vật chủ, một bên có lợi cần thiết, bên kia không có
lợi cũng không có hại. Nhiều loài cây sống hội sinh trên thân cành cây gỗ, coi
cây gỗ là chỗ dựa để giữ mình trong quá trình sống mà không lấy chất dinh
dưỡng từ cây gỗ. Các loài phong lan là một ví dụ điển hình về kiểu sống phụ
sinh. Nhưng cũng có quan hệ hội sinh dẫn đến tiêu diệt dần loài thứ hai, như
hiện tượng các loài đa, si bóp nghẹt cây gỗ. Trong trường hợp này, việc xử lý
cây bóp nghẹt là cần thiết. Nói chung, các mối quan hệ sinh học hết sức phức
tạp và đa dạng, và không phải bất kỳ lúc nào chúng ta cũng phân biệt rõ các
quan hệ ấy với nhau.
1.3.4. Quan điểm hệ thống của hệ sinh thái.

Với quan điểm hệ thống, cây LSNG là một bộ phận chức năng quan
trọng cả về mặt kinh tế, xã hội và sinh thái của hệ sinh thái rừng. Vì vậy phát
triển cây LSNG là một hợp phần tất yếu không thể tách rời trong phát triển
rừng và ngược lại bên cạnh phát triển cây LSNG chúng ta cũng phải phát triển
những cây chủ yếu có trong hệ sinh thái để có thể tạo ra một hệ thống hay mối
quan hệ vững chắc giữa các loài cây trong hệ sinh thái.
Nếu xem hệ sinh thái rưng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể
thống nhất biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi, thảm tươi, thực vật
phụ sinh, ký sinh, dây leo, các động vật, vi sinh vật với các vật chất hữu cơ,
vô cơ trong điều kiện khí hậu mưa ẩm nhiệt đới thì cây LSNG là một bộ phận
chức năng quan trọng trong đó.


×