Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dânTrờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dân
Nguyễn văn cờng
Phát triển các khu đô thị mới THEO HớNG
bền vững: NGHIêN Cứu trên địa bàn Hà Nội
Chuyên ngành: phân bố llsx
Chuyên ngành: phân bố llsx Chuyên ngành: phân bố llsx
Chuyên ngành: phân bố llsx -
-
pvkt
pvktpvkt
pvkt
Mã số: 62340
Mã số: 62340Mã số: 62340
Mã số: 62340410
410410
410
Ngời hớng dẫn khoa học
:
Pgs.ts. lê thu hoa
Hà nội, năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận án “Phát triển các khu đô thị mới
theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội” là công trình
nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tư liệu, kết quả
nghiên cứu của Luận án chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào
khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong
Luận án này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong mục Tài liệu
tham khảo ở cuối Luận án.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Cường
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 6
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững, phân tích các xu hướng phát triển
thiếu bền vững 6
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển khu ở trong quá trình phát triển đô thị 11
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững và phát triển bền vững khu đô
thị mới 13
1.1.4. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững 20
1.1.5. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu đô thị mới 23
1.2. Nhận xét chung về các công trình khoa học liên quan và hướng nghiên
cứu của luận án 25
Từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, có thể chỉ ra các khoảng trống
trong nghiên cứu hiện nay là: 25
1.3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 26
1.3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 27
1.3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu 27
1.4. Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng bền vững trên
địa bàn Hà Nội 29
1.5. Các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 31
1.5.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp 31
1.5.2. Các nguồn dữ liệu sơ cấp 32
iii
1.6. Các phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo 35
1.6.1. Phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp 35
1.6.2. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 36
1.6.3. Phương pháp dự báo 37
1.6.4. Phương pháp phân tích SWOT 37
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 40
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững 40
2.1.1. Các khái niệm Đô thị, Đô thị hóa và Phát triển đô thị 40
2.1.2. Quan niệm về khu đô thị mới 41
2.1.3. Các đặc điểm của khu đô thị mới 43
2.1.4. Một số mô hình và học thuyết điển hình về phát triển KĐTM 46
2.1.5. Quan niệm về phát triển KĐTM theo hướng bền vững 49
2.1.6. Các yếu tố tác động đến phát triển KĐTM theo hướng bền vững 53
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững
trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 60
2.2.1. Kinh nghiệm của nước Anh 60
2.2.2. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha 62
2.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ 62
2.2.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản 64
2.2.5. Kinh nghiệm của Singapore 65
2.2.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc 67
2.2.7. Bài học đối với Việt Nam trong việc PT các KĐTM theo hướng BV 67
2.3. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển các KĐTM theo hướng
bền vững 69
2.3.1. Tiêu chí đánh giá PTBV đô thị tại các nước trên thế giới 69
2.3.2. Nội dung đánh giá PTBV đô thị và KĐTM tại Việt Nam 73
2.3.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá PT các KĐTM theo hướng BV tại Việt Nam 75
Tiểu kết chương 2 82
iv
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 84
3.1. Sơ lược quá trình phát triển KĐTM tại Việt Nam và trên địa bàn
Hà Nội 84
3.1.1. Quá trình phát triển KĐTM tại các thành phố Việt Nam 84
3.1.2. Sơ lược quá trình ĐTH và phát triển không gian Thủ đô Hà Nội 86
3.2. Quá trình hình thành và phát triển các KĐTM ở Hà Nội 90
3.3. Phân tích thực trạng phát triển KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng
bền vững 92
3.3.1. Về khía cạnh kinh tế 92
3.3.2. Về khía cạnh xã hội 110
3.3.3. Về khía cạnh môi trường 115
3.3.4. Về khía cạnh thể chế 122
3.4. Đánh giá chung về phát triển các KĐTM của Hà Nội theo hướng
bền vững 128
3.4.1. Những kết quả đạt được 128
3.4.2. Những điểm thiếu bền vững trong phát triển khu đô thị mới Hà Nội và
nguyên nhân 129
Tiểu kết chương 3 134
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ
THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 136
4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp PTBV KĐTM trên địa bàn
Hà Nội 136
4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 136
4.1.2. Quy hoạch chung XD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 137
4.1.3. Yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia 140
4.1.4. Các lợi thế, cơ hội và thách thức đối với PT các KĐTM theo hướng BV
trên địa bàn Hà Nội 141
4.2. Định hướng PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội 145
v
4.2.1. Quan điểm định hướng PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội 145
4.2.2. Định hướng phát triển các loại hình KĐTM 146
4.2.3. Định hướng phát triển về không gian 149
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội
theo hướng bền vững 150
4.3.1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và
hiệu quả 150
4.3.2. Giải pháp về tăng cường tính đồng bộ và linh hoạt trong quy hoạch
phát triển 155
4.3.3. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao 160
4.3.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch PTĐT 165
4.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 166
4.3.6. Tổng hợp giải pháp theo trách nhiệm từng tổ chức liên quan 170
4.4. Tiểu kết chương 4 173
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN 176
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 177
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
BQL : Ban quản lý
BVMT : Bảo vệ môi trường
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CĐT : Chủ đầu tư
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CTCC : Công trình công cộng
ĐTH : Đô thị hóa
GTCC : Giao thông công cộng
HTKT : Hạ tầng kỹ thuật
HTXH : Hạ tầng xã hội
KCN : Khu công nghiệp
KĐT : Khu đô thị
KĐTM : Khu đô thị mới
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LHQ : Liên Hợp Quốc
PTBV : Phát triển bền vững
PTĐT : Phát triển đô thị
PTĐTBV : Phát triển đô thị bền vững
PTBV KĐTM : Phát triển bền vững khu đô thị mới
QHC : Quy hoạch chung
QHCT : Quy hoạch chi tiết
QHĐT : Quy hoạch đô thị
QLDA : Quản lý dự án
vii
QLĐT : Quản lý đô thị
QLNN : Quản lý nhà nước
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
TDTT : Thể dục thể thao
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐC : Tái đinh cư
TKNL : Tiết kiệm năng lượng
UBND : Ủy ban Nhân dân
XD&PTĐT : Xây dựng và phát triển đô thị
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vững 7
Hình 1.2: “Khoảng trống” trong nghiên cứu về PTBV đô thị 26
Hình 1.3: Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng BV trên địa
bàn Hà Nội 30
Hình 1.4. Các phương pháp nghiên cứu của luận án 36
Hình 2.1: Mô hình “đơn vị ở xóm giềng” của C.Perry 48
Hình 2.2: Mô hình “tiểu khu nhà ở” áp dụng vào khối XHCN 48
Hình 2.3: Hệ thống giao thông lưới ô vuông của ĐTM Milton Keynes 61
Hình 2.4: Quy hoạch chi tiết khu ĐTM Punggol 66
Hình 2.5: Quy mô diện tích đề xuất của KĐTM 80
Hình 3.1: Ý tưởng phát triển không gian Thủ đô theo mô hình chùm đô thị 89
Hình 3.2: Tỷ lệ số lượng và diện tích các KĐTM phân theo quận/ huyện trên địa
bàn Hà Nội 94
Hình 3.3: Vị trí các dự án PTĐT trong QHC XD Thủ đô Hà Nội 95
Hình 3.4: Phân tích khả năng tiếp cận việc làm bằng các loại phương tiện giao thông 97
Hình 3.5: Sự thiếu bền vững về kinh tế khi cung và cầu không gặp nhau trong KĐTM . 108
Hình 3.6: Đánh giá của người dân về 9 yếu tố môi trường sống KĐTM Ciputra 119
Hình 4.1: Định hướng phát triển không gian Thành phố Hà Nội đến 2030, tầm
nhìn 2050 139
Hình 4.2: Đề xuất các giai đoạn thực hiện một dự án đô thị mới bền vững 152
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thông tin cơ bản và quy mô phỏng vấn người dân tại 3 KĐTM 34
Bảng 2.1. Các nhóm tiêu chí phát triển đô thị bền vững của dự án VIE 01/021 73
Bảng 2.2: Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững khu đô
thị mới 76
Bảng 3.1: Phân loại và tỷ lệ quy mô các KĐTM tính đến năm 2012 98
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ thuận lợi trong kết nối giao thông nội bộ KĐTM 99
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cây xanh của một số KĐTM Hà Nội 104
Bảng 3.4. Số lượng cơ sở khám chữa bệnh trong một số KĐTM Hà Nội 106
Bảng 3.5: Nguyện vọng về phí dịch vụ trong KĐTM của người dân 107
Bảng 3.6: Nhu cầu thay đổi nhà ở của người dân trong 3 KĐTM 111
Bảng 3.7: Đánh giá của người dân về 9 yếu tố môi trường sống tại các KĐTM 118
Bảng 4.1: Phân tích SWOT về PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội 144
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án “Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu
trên địa bàn Hà Nội” được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá sự phát triển
của các khu đô thị mới (KĐTM) với tư cách là một không gian địa lý - kinh tế trong
cấu trúc đô thị Hà Nội theo một số tiêu chí bền vững về kinh tế - xã hội - môi
trường và thể chế; đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp phát triển các
KĐTM đáp ứng yêu cầu các khu ở chất lượng cao, văn minh, hiện đại, vì con người
hiện tại nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận án bao gồm 4 chương, trong đó: Chương 1 (33 trang) rà soát,
phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển các KĐTM theo
hướng bền vững, xác định khoảng trống trong các nghiên cứu này và đề xuất
mục tiêu, nhiệm vụ, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án;
Chương 2 (42 trang) tập trung luận giải và làm rõ nội hàm, chỉ ra các đặc điểm
và yếu tố tác động, đề xuất hệ thống gồm 4 nhóm với 20 tiêu chí đánh giá phát
triển KĐTM theo hướng bền vững; Chương 3 (51 trang) tập trung phân tích thực
trạng phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được
và những hạn chế làm ảnh hưởng đến xu hướng phát triển bền vững các KĐTM
Hà Nội và nguyên nhân của thực trạng này; Chương 4 (37 trang) đề xuất định
hướng và các giải pháp nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo
hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Luận án đã phân tích và đánh giá được xu hướng chưa bền vững trong phát
triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội thời gian qua với minh chứng bằng các số liệu
thống kê, khảo sát và điều tra thực địa tại các KĐTM điển hình, đề xuất định hướng
và một số giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp nhằm thay
đổi hướng tiếp cận và quan điểm, đưa các tiêu chí PTBV vào quy trình quy hoạch,
đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM
2
2. Lý do thực hiện đề tài
Đô thị hóa (ĐTH) là xu hướng tất yếu tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình ĐTH tại Việt Nam cũng đang diễn ra mạnh
mẽ với tốc độ rất cao. Năm 1990, tỷ lệ ĐTH mới đạt khoảng 17-18%, đến năm
2000, con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020 tỷ lệ ĐTH
của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%, tức là gần một nửa dân số Việt Nam sẽ sống
trong khu vực đô thị [36]. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong
hai thành phố có tốc độ ĐTH cao nhất. Năm 2011, tỷ lệ ĐTH ở Hà Nội là 35 - 40%
và sẽ nhảy vọt ở mức 55 - 65% vào năm 2020 [36]. Song song với quá trình này là
sự gia tăng dân số tại Thủ đô. Năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm
2000 là 2,67 triệu thì đến năm 2013, 5 năm sau khi mở rộng đã đạt tới con số hơn
7,1 triệu dân [13], tạo sức ép rất lớn cho Thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các
tiện ích xã hội phục vụ dân cư.
Để đáp ứng tốc độ ĐTH, mở rộng đô thị, đồng thời giải quyết bài toán nơi cư
trú cho dân cư, một trong các giải pháp mà nhiều đô thị trên thế giới trong quá trình
phát triển đã sử dụng và cũng được Thành phố Hà Nội thực hiện từ đầu những năm
1990 là xây dựng các khu đô thị mới (KĐTM). Tính đến giữa năm 2013, trên địa
bàn Thành phố đã có hơn 200 dự án KĐTM, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha
[4], và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai.
Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cấu trúc không gian đô thị, được
hiểu như một khu dân cư có các chức năng hoàn chỉnh, có quy hoạch ngay từ đầu,
trong một thời gian dài, các KĐTM là tiêu biểu cho một hình ảnh Hà Nội đổi mới,
hiện đại và năng động. Tuy nhiên, qua gần 20 năm phát triển, thực tế đã nảy sinh rất
nhiều vấn đề cần giải quyết trong các KĐTM này: hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ,
mật độ xây dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội, thiếu tính kết nối; ô nhiễm môi
trường và nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng tới không gian đô thị, tới môi trường xã
hội và tự nhiên, tới chất lượng sống không chỉ của những cư dân đô thị hiện nay, mà
cả những thế hệ tiếp nối. Con đường duy nhất và tất yếu để cải thiện tình trạng trên
là các KĐTM phải theo hướng phát triển bền vững (PTBV).
3
Với mục tiêu nổi tiếng đã trở thành phổ biến trên toàn cầu “Phát triển nhằm
thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn
nhu cầu của các thế hệ tương lai” [80], PTBV nhằm mục đích nâng cao tối đa chất
lượng cuộc sống của nhiều thế hệ con người trong giới hạn cho phép của hệ sinh
thái. Tại Việt Nam, gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 432/QĐ-
TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011-2020”, trong đó nêu rõ: “PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát
triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát
triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật
tự an toàn xã hội” [37]. Yêu cầu PTBV này cần được cụ thể hóa tới các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn/ không gian cụ thể.
Trong dòng chảy PTBV, trong bối cảnh quá trình ĐTH được coi là không thể
đảo ngược, PTĐTBV là sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và
xã hội trong đô thị với mục tiêu cuối cùng là đời sống của dân cư đô thị phải được
nâng cao hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh
nặng cho thế hệ tương lai. Trong lĩnh vực mở rộng và PTĐT, các KĐTM cũng phải
theo hướng PTBV để làm thành một cơ thể đô thị mạnh khỏe, hài hòa với môi
trường và thiên nhiên, cân bằng và ổn định.
Để đạt được mục tiêu PTBV tại các đô thị nói chung và các KĐTM nói
riêng, việc rà soát, đánh giá hiện trạng bền vững trong các KĐTM, làm rõ những
tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp hoàn
thiện quá trình phát triển là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu công bố về PTBV
cho riêng cho KĐTM. Đặc biệt, việc nghiên cứu và đề xuất các bộ tiêu chí để đánh
giá tính bền vững trong phát triển các KĐTM còn thiếu và khả năng áp dụng vào
thực tiễn chưa cao. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vấn đề cấp
bách của thực tiễn hiện nay, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: “Phát triển các khu
đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội”.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển các KĐTM có chức năng chủ
yếu là khu ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quan điểm bền vững (không xem
xét các loại KĐT khác, như đô thị khoa học công nghệ…).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển các KĐTM có chức năng là khu ở theo hướng bền vững;
- Về không gian: luận án nghiên cứu các KĐTM có chức năng là khu ở trên
địa bàn Hà Nội, bao gồm các phần lãnh thổ của thành phố trước và sau khi mở rộng
theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều
chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KĐTM
điển hình của Hà Nội trong thời kỳ từ năm 1997 đến 2013. Phần đề xuất định hướng
và giải pháp lấy mốc thời gian cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Khác với các nghiên cứu đã có chọn phạm vi là toàn thành phố hoặc các
công trình xây dựng cụ thể, luận án chọn và hệ thống hóa, luận giải, làm rõ quan
niệm khu đô thị mới (KĐTM) với tư cách là một không gian địa lý - kinh tế trong
cấu trúc đô thị, được hình thành từ việc đầu tư xây dựng mới đồng bộ theo quy
hoạch và phát triển tuân thủ theo quy hoạch, với chức năng chính là cung cấp một
môi trường sống hài hòa, văn minh, hiện đại và bền vững cho cư dân đô thị;
- Luận án xác định quan điểm phát triển KĐTM theo hướng bền vững là sự
hài hòa trong nội bộ khu, đáp ứng yêu cầu khu ở chất lượng cao, văn minh, hiện đại,
vì con người hiện tại nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai, đồng
thời liên kết chặt chẽ với khu vực xung quanh và đô thị hiện hữu;
- Luận án rà soát và đề xuất bổ sung nhóm tiêu chí thể chế vào hệ thống các
tiêu chí đánh giá phát triển KĐTM theo hướng bền vững, lấy con người làm trung
tâm, trong đó đặc biệt coi trọng các tiêu chí về sự hài lòng của người dân sinh sống
5
trong KĐTM, đáp ứng đầy đủ về tiếp cận dịch vụ, cân bằng giữa cung và cầu, giảm
hoặc loại bỏ tác động xấu lên môi trường và người dân trong KĐTM.
Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo
sát của luận án
- Sử dụng hệ thống đánh giá sự bền vững theo hướng tiếp cận lấy con người
làm trung tâm, luận án đã phân tích, làm rõ các kết quả chính trong phát triển KĐTM
tại Hà Nội như tạo thị trường cung cấp nhà ở sôi động, phong phú, có tính cạnh tranh
trong đó người dân có nhiều lựa chọn hơn; tạo môi trường sống thuận lợi, tiện nghi,
hiện đại, thân thiện với môi trường, tốt hơn cho sức khoẻ cộng đồng dân cư; hình
thành phương thức quản lý đô thị hiện đại, tạo tiền đề cho việc nâng cao ý thức và kỹ
năng quản trị đô thị của chính quyền và sự tham gia của người dân;
- Thực trạng phát triển KĐTM của Hà Nội cũng bộc lộ những điểm thiếu
bền vững trong liên kết và vị thế KĐTM trong cấu trúc không gian của toàn đô thị;
cơ cấu không gian trong bản thân KĐTM chưa hợp lý; thiếu bền vững của các công
trình kiến trúc trong khu; hạ tầng kỹ thuật đấu nối kém, không đồng bộ; chưa nhận
diện rõ đối tượng cư dân tiềm năng; chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng ở và
cách thức ở của dân; quản lý đầu tư, triển khai QHXD, QLĐT thiếu đồng bộ; chính
sách còn thiếu hụt và chồng chéo về nội dung; thiếu tầm nhìn chiến lược PTBV
trong các lĩnh vực liên quan.
- Để phát triển các KĐTM theo hướng bền vững, từ nay đến năm 2020 và
tiếp theo cần tập trung vào một số nhóm giải pháp cụ thể về: hoàn thiện cơ chế,
chính sách - đặc biệt quan tâm về cơ chế chính sách tăng cường hiệu quả hiệu lực
của công tác quy hoạch đô thị, thu hút đầu tư tạo nguồn vốn, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và quản lý tốt tài nguyên, ứng phó với BĐKH,
huy động sự tham gia của cộng đồng… Ý tưởng xuyên suốt trong các giải pháp đó
là sự thay đổi hướng tiếp cận và quan điểm, đưa các tiêu chí PTBV vào quy trình
quy hoạch, đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM.
6
Chương 1. TỔNG QUAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ
MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững nằm trong nội hàm lớn của
PTBV - một mục tiêu quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững cũng được đề cập trong nội hàm
của “phát triển đô thị”. Như là một tất yếu của quá trình CNH - HĐH và ĐTH, PTĐT
cũng là vấn đề cần thiết, nóng bỏng, luôn được nhắc đến trong giai đoạn hiện nay, cả
trong nước cũng như quốc tế, đã được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu, luận
văn, tài liệu xuất bản trong và ngoài nước.
Bức tranh tổng quan các nghiên cứu liên quan đến PTBV, PTĐT, PTĐT bền
vững và phát triển các KĐTM theo hướng bền vững được thể hiện trên thực tế
thành các nhóm vấn đề chính sau đây:
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững, phân tích các xu hướng phát
triển thiếu bền vững
Phát triển bền vững, theo Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển
(WCED) trong Báo cáo chung “Tương lai của chúng ta” (1987), chính là “Phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng thỏa mãn nhu cầu các thế hệ mai sau” [80, trang 16]. PTBV được thể hiện ở
cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - môi trường và trọng tâm của nó chính là con người.
Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5 năm 1992, quan
niệm về PTBV đã được bổ sung, theo đó, PTBV được hình thành trong sự hòa
nhập, đan xen và thỏa mãn của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và
văn hóa - xã hội. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 đến nay, đã có
khoảng 120 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 cấp
quốc gia. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaysia đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21.
7
Hình 1.1: Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vững
Nguồn: tổng hợp theo [80]
Các nguyên nhân dẫn đến phát triển thiếu bền vững là các vấn đề trực tiếp
liên quan đến môi trường sống, trong đó có môi trường đô thị rất được quan tâm.
PTBV toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn theo cả ba trụ cột: kinh tế,
xã hội và môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các nhân tố tác động
đến tính chất thiếu bền vững trong phát triển theo tất cả các trụ cột này. Nghiên cứu
“Living in the Environment” (Sống trong Môi trường) của G. Tyler Miller Jr. (2001)
đã luận giải khá chi tiết mối quan hệ giữa tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và các vấn
đề sinh thái, khai thác tài nguyên. Sự tới hạn của tài nguyên thiên nhiên trong khi dân
số không ngừng gia tăng đã đẩy môi trường sống của con người đến chỗ bị hủy hoại
nghiêm trọng [62]. Còn Lovelock, James (2000) trong tác phẩm “Gaia: A New Look
at Life on Earth” (Gaia: cái nhìn mới về cuộc sống trên trái đất) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của con người như một phần không tách rời đối với môi trường toàn cầu và
khuyến cáo rằng, với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình phát triển,
con người phải để cho tự nhiên giữ được giá trị của nó và không thể thay thế bằng hệ
thống nào khác [64].
8
Tiếp cận từ góc độ sinh thái chính trị, Harold Brookfield (2007) đã phê phán
sự đầu tư quá mức vào HTKT mà coi nhẹ tác động ngoại sinh của chúng, đặc biệt là
tác động đến môi trường. Trong nghiên cứu “Family Farms: Survival and Prospect.
A world-wide Analysis”(Nông trang: sự sống còn và triển vọng - Một phân tích
toàn cầu) ông đã khuyến cáo các quốc gia không nên từ bỏ nông nghiệp, làm nông
nghiệp không chỉ nghĩ đến việc tạo ra thực phẩm mà còn là tạo ra một môi trường
xanh, giảm hiệu ứng nhà kính, thích ứng với BĐKH [53].
Còn từ góc độ kinh tế học thể chế, nhiều nhà khoa học cho rằng thể chế mỗi
quốc gia quyết định tính ổn định chính trị và đây cũng là một nguồn lực PTBV.
Nghiên cứu của Corner (1999) "The Politcis of Ecosystem Management” (Chính trị
cho quản lý hệ sinh thái) cho rằng, phải chuyển đổi mô hình kinh tế dựa vào tài
nguyên sang mô hình kinh tế sinh thái, sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo [54].
Như vậy, những nguyên nhân gây ra tính thiếu bền vững đã cho chúng ta thấy
rằng quá trình PTBV là quá trình tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế
không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường, phải chú ý đến phát triển xã hội.
Khung thể chế của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn con đường phát triển đảm bảo hài hòa
giữa các yếu tố trên với mục đích phục vụ sự phát triển con người trên các vùng đặc
trưng sinh thái khác nhau.
Tại Việt Nam, chậm hơn so với thế giới, khái niệm PTBV mới được biết đến
ở nước ta vào những khoảng cuối thập niên 1980 đầu 1990. Nhưng PTBV đã nhanh
chóng trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. PTBV cũng đã được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và
tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT - XH ở tất cả
các cấp, các ngành và các lĩnh vực.
Quyết định số 187-CT ngày 12/06/1991 về "Kế hoạch quốc gia về Môi
trường và PTBV giai đoạn 1991-2000" đã tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt
Nam. Tiếp đó, Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban hành “Định hướng
Chiến lược PTBV ở Việt Nam” - Chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ đã trở
thành cái mốc PTBV của đất nước trong thế kỷ 21. Có thể nói, đây là bản định
9
hướng chiến lược PTBV đầu tiên, dài hơi nhất, là một Chiến lược khung, bao gồm
những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức
và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt
Nam với quốc tế. Trong đó, vấn đề PTBV được đề cập dưới 3 lĩnh vực bao gồm:
bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về tài nguyên và môi trường, với
19 nội dung cụ thể [35].
Gần đây, Chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2011 - 2020 đã xác định quan
điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong
Chiến lược”, trong đó giải thích rõ: “Phải PTBV về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát
triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KTXH phải luôn coi trọng bảo vệ và cải
thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH…"[9]. Thông qua chiến lược này,
Đảng và Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn định hướng PTBV một cách toàn diện.
Tiếp đó, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của
Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã tái khẳng định các
quan điểm, mục tiêu về PTBV của Chương trình nghị sự 21, đồng thời đã đưa ra bộ chỉ
tiêu giám sát và đánh giá PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 bao gồm: 3 chỉ tiêu
tổng hợp (GDP xanh; Chỉ số phát triển con người và Chỉ số bền vững môi trường); 10
chỉ tiêu về kinh tế; 10 chỉ tiêu về xã hội; 7 chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường [37].
Gần đây nhất, Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn
2013 - 2020 gồm 28 chỉ tiêu chung về các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường của
địa phương và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng, trong đó có 5 chỉ tiêu đặc thù cho đô thị
trực thuộc trung ương, gồm 2 chỉ tiêu chung: Diện tích nhà ở bình quân đầu người;
Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; và 3 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng: Tỷ lệ
chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡng các di tích lịch sử và các điểm du lịch; Diện
tích đất cây xanh đô thị bình quân đầu người; Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc
hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép [39].
10
Có thể thấy, quan điểm về PTBV đã được đề cập và ngày càng được cụ thể
hóa bằng hệ thống văn bản chính sách pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch
phát triển KTXH… của Đảng và Chính phủ.
Bên cạnh hệ thống các văn bản pháp lý, vấn đề PTBV cũng đã được thể hiện
ở nhiều cấp độ trong các nghiên cứu. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình như:
Luận án Tiến sỹ "Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ
theo hướng bền vững" của Vũ Thành Hưởng (2010) [18]. Luận án này đưa ra 4
nhóm tiêu chí PTBV với quan niệm: PTBV các KCN phải được nhìn nhận theo 2
góc độ: (1) tính bền vững trong sản xuất kinh doanh của bản thân KCN; và (2) tác
động lan tỏa tích cực của KCN đến các hoạt động KTXH của các địa phương có
KCN. Các tiêu chí mà tác giả luận văn đề xuất cũng chia làm 2 nhóm chính: nhóm
tiêu chí đánh giá BV nội tại KCN và đánh giá BV cho cả vùng có KCN. Còn nghiên
cứu của Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007) trong "Phát triển bền vững ở
Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” [40] lại chú ý phân tích về
những khía cạnh chưa BV tại Việt Nam từ các kết quả điều tra cụ thể, nhằm cung
cấp các tổng kết thực tiễn làm cơ sở hoạch định chính sách PTBV theo vùng miền ở
nước ta dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập.
Nhiều nghiên cứu trong nước đã đưa ra khái niệm và mô hình PTBV trong
các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội, các ngành kinh tế hay các địa phương
với những đặc điểm đặc thù vùng miền Có thể kể tới các công trình tiêu biểu như:
"Cơ chế, chính sách PTBV các vùng Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam đến 2015" [25]
của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010); "Phát triển giao thông đô thị bền
vững”[42], Nguyễn Hồng Tiến (2012), NXB Xây dựng; "Quản lý tổng hợp lưu vực
sông theo hướng bền vững ở Việt Nam" [46] của Trung tâm Phát triển Tài nguyên
và Môi trường và Viện Môi trường và PTBV năm 2006; "Chính sách công nghiệp
theo hướng bền vững" [45] của Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2005); "PTBV
làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ" [1] của Bạch Thị Lan Anh
(2011); "Nghiên cứu vấn đề PTBV công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" [3]
của Nguyễn Hải Bắc (2011), cùng một số tác phẩm khác [4], [23]
11
Các nghiên cứu này đã đi vào phân tích mô hình PTBV nói chung của quốc
gia, hoặc PTBV theo từng chủ thể nhất định và đặc thù, trên từng địa bàn cụ thể, từ
các giá độ kinh tế - xã hội và môi trường. Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến PTBV của các KĐTM.
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển khu ở trong quá trình phát triển đô thị
Trên thế giới đã có những nghiên cứu rất sâu rộng về lĩnh vực này từ nhiều
thập kỷ qua, song hành với sự PTĐT qua từng giai đoạn. Có thể kể ra các lý thuyết
và luận điểm về phát triển các khu ở theo quy hoạch - tức khu đô thị mới (KĐTM) -
theo cách gọi sau này, trong quá trình mở rộng đô thị theo từng thời kỳ như sau:
Ở Anh, từ những năm 1890, Ebenezer Howard, với mô hình Thành phố
Vườn (Garden City) đã trở thành người tiên phong tìm giải pháp cho các vấn nạn ô
nhiễm, dịch bệnh đe dọa các thành phố công nghiệp ở Anh. Howard tiếp thu nhiều ý
tưởng của các nhà khoa học đương thời, trong đó có nhà kinh tế học người Anh
Alfred Marshall – người đề xuất xây dựng các KĐTM để giải quyết các bất cập của
đô thị cũ. Trong cuốn sách mang tên "Tomorrow: A Peaceful Path to Real Reform"
(tạm dịch: "Ngày mai: Con đường hòa bình tới cuộc cải cách thực sự") năm 1898,
Howard trình bày ý niệm xã hội đằng sau mô hình Thành phố Vườn rằng cuộc sống
trong những khu dân cư mật độ trung bình và thấp, gần gũi với thiên nhiên - như
làng quê truyền thống nước Anh - sẽ thắt chặt mối quan hệ cộng đồng và làm giảm
bớt những căn bệnh xã hội của đô thị hiện đại [58].
Tiếp theo, tại Hoa Kỳ từ năm 1924, Clarence Perry đã đưa ra quan niệm và
xây dựng mô hình về “đơn vị ở láng giềng” (Neighbourhood Unit) với nguyên tắc
đưa dịch vụ đến gần nhà ở, với mấu chốt trong quan niệm là tháo dỡ các chướng ngại
ngăn cách quan hệ xóm giềng do khác biệt màu da, tín ngưỡng hay địa vị xã hội tạo
ra [74]. Đây là một trong số các mô hình thiết kế cộng đồng có ảnh hưởng nhất thế
kỷ 20, đặc biệt tại Bắc Mỹ.
Năm 1924, ứng dụng mô hình này, Clarence Stein và Henry Wright đã thiết
kế quần thể Radburn (Mỹ) gồm có 3 đơn vị ở, giải quyết tốt vấn đề đưa ôtô đến cửa
từng hộ gia đình. Ý tưởng của Stein và Wright đến nay vẫn được sử dụng phổ biến
12
trong các khu phố được quy hoạch. Mô hình này được các kiến trúc sư Liên Xô cải biến
dưới thập niên 1950-1960 rồi phổ cập nhanh chóng ra toàn Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa thời ấy, trong đó có Việt Nam dưới cái tên lý thuyết “tiểu khu nhà ở”.
Những năm 1980-1990, ở Mỹ, các KTS Andrés Duany, Peter Calthorpe và
cộng sự đã khởi xướng Chủ nghĩa Đô thị Mới (New Urbanism) để giải quyết các vấn
đề của cả vùng nội thị và ngoại ô. Phong trào này đặc biệt nhấn mạnh việc gia tăng
mật độ dân cư, sử dụng đất hỗn hợp, khả năng đáp ứng nhà ở cho nhiều tầng lớp dân
cư khác nhau và PTĐT hỗ trợ GTCC. Duany cũng đã trình bày hệ thống lại lý thuyết
Đô thị Mới này của mình trong tác phẩm “Garden Cities: Theory & Practice of
Agrarian Urbanism” (Các thành phố vườn: Lý thuyết và thực hành của sự đô thị hóa
nông nghiệp), 2011 [57]. Có thể nói, chủ nghĩa Đô thị Mới có những quan điểm tiên
tiến mà hiện nay vẫn được ứng dụng rộng rãi như việc linh hoạt trong sử dụng và
chuyển đổi chức năng đất hỗn hợp, khả năng đáp ứng nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư.
Về các nghiên cứu về PTĐT và tiểu khu nhà ở tại Việt Nam, thực chất
nghiên cứu QHĐT là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở nước ta, có thể coi như
chỉ mới manh nha bắt đầu từ cuối những năm 1960 thế kỷ trước. Nhà quy hoạch đô
thị Đàm Trung Phường đã từng đánh giá rằng “Cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa
có ai viết sách và tiếp cận có hệ thống, toàn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đô
thị của Việt Nam” [30]. Trước đó, trong tác phẩm "Mối quan hệ giữa quy hoạch
vùng lãnh thổ và quy hoạch xây dựng đô thị" [44] - KTS Hoàng Như Tiếp (1979) -
một trong những cán bộ quy hoạch chủ chốt đầu tiên của Việt Nam sau năm 1945 -
cũng đã bước đầu chỉ ra sự liên quan giữa các chiến lược chung kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến các quy hoạch vùng và QHC XDĐT. Tác phẩm cũng có đề cập đến mô
hình “tiểu khu nhà ở” lúc đó đang được các chuyên gia Liên Xô và Triều Tiên giúp
đỡ xây dựng tại Hà Nội, phân tích đây là một mô hình tiên tiến, cung cấp cho cán
bộ và người dân một môi trường ở ưu việt, hiện đại và văn minh.
Tiếp theo, trong tác phẩm “Quy hoạch đô thị” (2 tập, 1995) [30], tác giả Đàm
Trung Phường đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam cho tới thời điểm
đó, nghiên cứu định hướng PTĐT Việt Nam trong thời đại bắt đầu CNH-HĐH. Tác
13
giả còn trình bày những liên quan của ĐTH với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
đồng thời cũng phê phán những giải pháp được coi là “duy ý chí” như “quy hoạch
di dời”, “quy hoạch cưỡng ép” trong phát triển đô thị. Đây được coi là một tác
phẩm tiếp cận tương đối toàn diện đầu tiên về PTĐT tại Việt Nam.
Bộ tác phẩm “Đô thị học” của tác giả Trương Quang Thao gồm 3 tập được xuất
bản năm 2001-2003. Trong đó tác giả đã đưa khái niệm “đô thị học pháp quy” là
“phạm trù các công cụ pháp chế nhằm điều phối toàn bộ các công tác QHĐT từ quy
hoạch cho tới thực hiện, từ phân bổ ngân sách cho các CTCC tới các dự án HTKT, từ
việc kiểm soát công tác sử dụng đất tới cấp phép xây dựng… Không có các công cụ
pháp quy thì không thể nào xây dựng và lập được trật tự cho không gian đô thị” [41].
Năm 2007, trong bối cảnh phát triển nở rộ các KĐTM, các nhà quy hoạch đô
thị của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng đã thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Biên soạn sổ tay hướng dẫn quy hoạch chi
tiết các khu đô thị mới và các khu tái định cư” do Phạm Huệ Linh chủ trì, trong đó
nêu sơ lược về tình hình và kinh nghiệm phát triển KĐTM và KTĐC, sau đó đề
xuất quy trình thực hiện quy hoạch chi tiết [22]. Năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ “Điều tra, khảo sát và đánh giá định hướng quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị Việt Nam. Kiến nghị một số nội dung cần điều chỉnh” [10] được thực
hiện bởi Vụ Kiến trúc, Quy hoạch - Bộ Xây dựng. Nghiên cứu đã đánh giá thực
trạng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo Định hướng đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt (2005) và đưa ra biện pháp điều chỉnh. Trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả cũng đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến việc điều
tiết quá trình hình thành, phát triển và QLĐT tại Việt Nam tại tất cả các cấp quản lý
nhằm phục vụ quản lý nhà nước về quy hoạch PTĐT.
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững và phát triển bền vững khu
đô thị mới
1.1.3.1. Phát triển đô thị bền vững
PTĐTBV nằm trong bối cảnh PTBV nói chung, đi cùng với khái niệm PTBV.
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều quan điểm về PTĐTBV tùy theo từng góc độ
14
tiếp cận. Hội nghị URBAN21 tổ chức tại Berlin tháng 7/2000 đã đưa ra định nghĩa
về PTĐTBV: "Cải thiện chất lượng cuộc sống trong một thành phố, bao gồm cả
các thành phần sinh thái, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế nhưng không
để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai, một gánh nặng bị gây ra bởi sự sút giảm
nguồn vốn tự nhiên và nợ địa phương quá lớn. Mục tiêu là nguyên tắc dòng chảy,
dựa trên cân bằng về vật liệu và năng lượng cũng như đầu vào/ ra về tài chính,
phải đóng vai trò then chốt trong tất cả các quyết định tương lai về phát triển các
khu vực đô thị” [81]. PTĐTBV trên thực tế được định nghĩa chi tiết hơn tùy theo
từng khu vực địa lý, trình độ phát triển và góc nhìn.
PTĐTBV cũng được xem xét dưới một thuật ngữ khác, đó là “phát triển
cộng đồng bền vững” (Swisher, Rezola, & Sterns; 2009) [76], theo đó: "Phát triển
cộng đồng bền vững là năng lực đưa ra quyết định phát triển tôn trọng mối tương
quan giữa ba khía cạnh - kinh tế, sinh thái, và bình đẳng”.
•
Kinh tế - Hành vi kinh tế cần đem lại những điều tốt đẹp chung cho cả
cộng đồng, có thể tự làm mới, tạo ra tài sản và có khả năng tự túc;
•
Sinh thái - Con người là một phần của tự nhiên, tự nhiên có những giới
hạn, và cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng các tài sản thiên nhiên;
•
Bình đẳng - Cơ hội tham dự hoàn toàn trong các hoạt động, lợi ích, và quá
trình ra quyết định của một cộng đồng.
Ấn Độ, một quốc gia đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hóa hàng đầu Châu
Á cũng đã đưa ra định nghĩa về PTĐTBV trong báo cáo “Urban Policies in India -
Critical Overview toward Agenda in the New Millennium” (1999): "Một cộng đồng
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của mình để đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong khi
đảm bảo đủ nguồn lực có sẵn cho các thế hệ tương lai. Nó tìm cách cải thiện sức
khỏe cộng đồng và một cuộc sống chất lượng tốt hơn cho tất cả cư dân bằng cách
hạn chế chất thải, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và phát huy tối đa hiệu quả, và phát
triển nguồn lực địa phương để khôi phục nền kinh tế địa phương" [66].
Quan điểm của Argentina trong nghiên cứu “Sustainable in Argentina”
(1992) về PTĐTBV: “Một thành phố bền vững kết hợp hài hòa yếu tố môi trường
15
với các ngành kinh tế và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà
không ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai” [67].
Còn theo Viện Môi trường Stockholm của Thụy Điển, trong nghiên cứu
“Managing environmental systems: supporting sustainable urbanization” (2014)
(Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ đô thị hóa bền vững), một thành phố bền vững
có thể được định nghĩa là "một thành phố tại đó tiến hành các hành động được đề ra
bởi các chính sách kế hoạch nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sẵn có và thực hiện tái
sử dụng, ổn định xã hội, phát triển các nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo phát triển
kinh tế cho các thế hệ tương lai" [59].
Có thể nói rằng, dù còn một vài điểm khác nhau do góc nhìn, hầu hết các
quan điểm đều đi đến một nhận định chung: PTĐTBV là sự phát triển hài hòa giữa
các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong đô thị với mục tiêu cuối cùng là đời
sống của dân cư đô thị phải được nâng cao hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ
hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Trong cuốn sách “Compact cities: sustainable urban forms for developing
countries” (Thành phố nén: một cách thức PTĐTBV cho các nước đang phát triển)
(2000, Taylor & Francis) và sau đó là “Future form and design sustainable city”
(Các hình thức và thiết kế tương lai cho thành phố bền vững), các tác giả Mikes
Jenks và Nicolas Demsey (2004) chỉ ra rằng các vấn đề quan trọng cho một “thành
phố bền vững” là “tổng hòa của các yếu tố CSHT bền vững, nhà ở đa dạng đáp ứng
mọi nhu cầu người dân, giao thông bền vững, và phát triển theo xu thế “nén”
(compact) chống phát triển tràn lan (urban sprawl)” [69] đồng thời phải có một thể
chế quản lý linh động phù hợp [70].
Một vài năm sau, trong nghiên cứu của tác phẩm “Sustainable urban
development” (Phát triển đô thị bền vững), M Deakin, G Mitchell, P Nijkamp, R
Vreeker (Europe, 2007) [71] đề cập kỹ và sâu hơn về các tính chất cần phải có của
một đô thị bền vững, theo các tiêu chí chung của PTBV trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế. Vấn đề “thể chế” cho một đô thị vận hành và phát triển
đã được nhấn mạnh như một trong những điều kiện tiên quyết cho tính bền vững
của đô thị đó.