Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.6 KB, 92 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trờng đại học kinh tế quốc dân
Khoa luật kinh tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện
hợp đồng xây dựng công trình thuỷ lợi tại công
ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi hải phòng
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi hải
phòng
Giáo viên hớng dẫn : TS. Nguyễn Hợp toàn
Sinh viên thực hiện : Trần Thành Thắng
Lớp : Luật Kinh doanh K45
Hµ néi 2007–
MỞ ĐẦU
Việt Nam sau những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến
tranh để lại những hậu quả nặng nề đã dần bước ra ánh sáng của văn minh
với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế. Sự chỉ đạo đúng đắn của
Đảng và Nhà nước đã hướng nền kinh tế Việt Nam từ chỗ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển đổi thành nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày càng thu được những
thành quả quan trọng về mọi mặt.
Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ khoa học kỹ thuật và
áp dụng hợp lý những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật:
những phương thức, những dây truyền sản xuất hiện đại, nền kinh tế trong
nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu được những thành quả rất
đáng khích lệ.
Sự đầu tư đúng đắn cũng như Nhà nước có một chính sách kinh tế
mở, khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự mở rộng nền kinh tế cá thể
mang lại cho thị trường Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư trong
nước và quốc tế là một thị trường thuận lợi và đầy khả quan, có thể mang


lại những lợi nhuân lớn, và là một thị trường đầy sức thu hút đối với các
nhà đầu tư.
Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đánh dấu một sự kiện một bước
ngoặt lớn có thể thay đổi toàn bộ mặt của nền kinh tế, đem lại một lợi thế
không nhỏ cho nền kinh tế, cac doanh nghiệp cũng như hàng hoá Việt
Nam. Đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng cũng có thể nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dầu các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, trước việc gia
nhập WTO sẽ cho thấy các doanh nghiệp đó có đủ sức cạnh tranh với các
2
doanh nghiệp nước ngoài để mà tiếp tục tồn tại và phát triển hay không? Vì
chúng ta không thể chờ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mới
gia nhập WTO được vì lúc đó các doanh nghiệp trên thế giới cũng đã phát
triển vượt bậc rồi.
Vấn đề làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh có
sức hút với các nhà đầu tư quốc tế. Đó là chúng ta phải có một nền kinh tế
với các cơ sở kĩ thuật, hạ tầng hiện đại. Các công trình giúp ta có thể yên
tâm giúp ta tập trung sản xuất tránh hậu quả tiêu cực nặng nề từ thiên nhiên
như phòng chống bão lũ.
Với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết việc xây dựng các
công trình thuỷ lợi có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Là
nguyên nhân gián tiếp cho một sự phát triển của nền kinh tế. Việc ký kết
và thực hiện hợp đồng xây dựng thông qua đấu thầu ngày một phổ biến đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đấu thầu. Qua đợt thực tập tại Công ty Cổ phần
xây dựng Thuỷ Lợi Hải Phòng, quan sự giúp đỡ của công ty em đã thấy
tầm quan trọng của vấn đề này do đó em chọn đề tài: “Pháp luật về hợp
đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ
lợi Hải Phòng”.
+ Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý

Chương II: Thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thuỷ
lợi tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm làm tăng tiến độ thực hiện công
trình đảm bảo chất lượng công trình bàn giao đúng thời hạn.
3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
A. CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và trước diễn biến bất thường
của khí hậu, thời tiết, quy mô của các công trình xây dựng thuỷ lợi ngày
càng lớn, đa dạng. Vì vậy hoạt động đấu thầu ngày càng phổ biến, tạo nên
sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Vì vậy phải hiểu rõ bản
chất của hợp đồng xây dựng, đấu thầu và những vấn đề xung quanh nó để
hiểu cặn kẽ được những vấn đề cần thiết.
Ta phải hiểu rõ những vấn đề sau
Điều 1: Hoạt động xây dựng là các vấn đề bao gồm quy hoạch xây
dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát
thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên
quan đến xây dựng công trình.
=> Như vậy hoạt động xây dựng là một tổng thể các hoạt động liên
quan đến nó, từ khâu khởi đầu đến khi hoàn thành một công trình.
Điều 2: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
liên kết định vị với đất, có thể phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công
trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình

công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
4
=> Để xây dựng một công trình thì hợp đồng phải được kí kết giữa
các biên là bên chủ đầu tư (Bên A) và bên thi công (bên B) vậy cần hiểu rõ
hợp đồng xây dựng là gì?
Điều 3:
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công
việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát, thi công xây dựng
công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản
phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc các mối
quan hệ của các bên hợp đồng trong hoạt động xây dựng các thể có nhiều
loại với nội dung khác nhau.
Điều 4: Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung:
1. Nội dung công việc phải thực hiện
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc
3. Thời gian và tiến độ thực hiện
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao
5.Giá cả, phương thức thanh toán
6. Thời hạn bảo hành
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
để đi tới kí kết hợp đồng ngày một phổ biến và mang tính khách quan, cạnh
tranh cao cho các bên dự thầu đảm bảo sự hợp lý trong sử dụng vốn công
trình. Đấu thầu bao gồm nhiều giai đoạn và rất nhiều lý luận xung quanh.

Ta cần làm rõ đấu thầu và bản chất của nó:
5
Điều 5: Đấu thầu
1. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
bên mời thầu.
2. Đấu thầu trong nước là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong
nước tham dự.
3. Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài
nước tham dự.
4. Xét thầu là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá
xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
5. Bên mời thầu là chủ dự án chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc
đấu thầu.
Điều 6:
1. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng
lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân dự
để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét theo pháp luật Việt Nam,
đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu
mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
2. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp nhà cung cấp
trong đấu thầu mua sắm hàng hoá: là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn
tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
3. Nhà thầu có thể tham gia dự thầu độc lập hoặc liên doanh với các
nhà thầu khác. Trường hợp liên doanh phải có văn bản thoả thuận giữa các
thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chung và riêng đối với công
việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu liên danh.
Điều 7: Gói thầu
Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia

theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Trong trường hợp
6
mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc
phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
Điều 8: Hồ sơ mời thầu
1. Là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho
một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và
bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền
phê duyệt trước khi phát hành.
2. Đóng thầu: là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy
định trong hồ sơ mời thầu.
3. Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu.
Điều 9: Giá gói thầu
1. Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán được duyệt.
2. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi trừ
phần giảm giá nếu có, bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện
gói thầu.
3. Giá đề nghị trúng thầu là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp
có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ do bên mời thầu
thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Và như vậy giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế
hoạch đấu thầu được duyệt.
Điều 10: Giá ký hợp đồng
Là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận sau khi
thương thảo hoàn thiện hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, hồ sơ
mời thầu và hồ sơ dự thầu. Giá ký hợp đồng cùng các điều khoản cụ thể về
7

thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán vốn cho gói
thầu.
Điều 11: Kết quả đấu thầu
Là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền về tên nhà thầu trúng thầu và loại hợp đồng.
Điều 12: Thương thảo hoàn thiện hợp đồng
Là việc nhà đầu tư đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của
ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian
xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của
nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu.
Điều 13: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là việc Nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo
lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một
thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu
để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký.
2. Phân loại đấu thầu
a. Trên phương diện chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh
tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát thiết kế, thi
công xây lắp, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kinh tế đặt ra cho việc xây
dựng công trình.
b.Trên phương diện của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh
doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu, khảo sát,
thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị.
c. Trên phương diện quản lý của nhà nước
Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà
thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên
mời thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh
giữa các nhà thầu.
8
3. Sự ra đời và quá trình phát triển của đấu thầu xây dựng ở Việt

Nam.
a. Sự ra đời của hoạt động đấu thầu xây dựng
Trong những năm trước 1998 quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ
bản ở Việt Nam hầu hết chỉ được tiến hành theo phương thức giao thầu. Mà
trong quy chế giao thầu. mà trong quy chế giao thầu và nhận thầu xây dựng
được ban hành theo quyết định số 217 HĐBT ngày 8/8/1985 có một số điều
quy định về đấu thầu xây dựng nhưng lại không ban hành văn bản hướng
dẫn cụ thể nên chỉ có một số ít các công trình đấu thầu được thực hiện.
Đến ngày 9/5/1988 HĐBT về chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây
dựng cơ bản. Trong đó điều 7 quyết định đã quy định từng bước thực hiện
đấu thầu trong xây dựng cơ bản đối với công tác khảo sát thiết kế công
trình, và tham gia đấu thầu là một cách thành thạo công việc, có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện, khuyến khích việc thi tuyển phương án
thiết kế xây dựng.
Để thực hiện các nội dung được quy định trong các văn bản vào ngày
10/11/1989 bộ xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn tạm thời về việc
thực hiện đấu thầu trong hoạt động xây dựng. Trên cơ sở đó một số tỉnh,
thành phố đã ban hành các thông tư hoặc quy chế về đấu thầu cụ thể đổi
mới các công trình của cơ sở, địa phương đó.
Nhằm làm tăng hiệu quả quản lý Nhà nước trong xây dựng cơ bản và
rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn việc triển khai, tiến hành thực hiện
thông tư hướng dẫn ngày 10/11/1989 bộ xây dựng đã ban hành quy chế
thần kèm theo quyết định số 620/BXD – VKT ngày 30/3/1994 của bộ
trưởng bộ xây dựng
- Điều chỉnh và sửa đổi một số điều lệ, chính phủ đã ban hành nghị
định số 43CP ngày 16/7/1996 về quy chế đấu thầu trong xây dựng ở nước
ta được sử dụng phổ biến từ năm 1994 trở đi.
9
b. Tình hình hoạt động và phát triển của phương thức đấu thầu của
nước ta:

- Kể từ khi có các văn bản của Nhà nước về đấu thầu xây dựng, số
lượng các công trình được tổ chức đấu thầu còn ít và mới chỉ tập trung ở
một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…
- Đến nay hầu hết các công trình xây dựng đều tham gia đấu thầu
tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Nhưng có vẻ như công
tác đấu thầu còn nhiều hạn chế và bị động không nêu cao được tính khách
quan dân chủ.
4. Hình thức đấu thầu
a. Đấu thầu rộng rãi
Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
Bên mời thầu phải thông báo công khai các điều kiện và thời gian dự thầu
trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin
về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước và của bộ, ngành địa
phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Qua đó ta có thể thấy rằng đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp
dụng trong hoạt động đấu thầu. Các hình thức khác nhau chỉ áp dụng khi
đủ căn cứ và được người có thẩm quyền chấp nhận trong khoa học đấu
thầu.
b. Đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu
là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự trong trường hợp thực tế chỉ
có ít hơn 5. Bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm
quyền xem xét quyết định. Chủ dự án quyết định danh sách nhà thầu tham
dự trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các
nhà thầu, song phải đảm bảo khách quan và công bằng đúng đối tượng.
Hình thức này chỉ được xem xét khi áp dụng các điều kiện sau:
10
- Chỉ có một nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói
thầu.
- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.

- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi
thế.
5. Phương thức đấu thầu
- Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong một túi hồ sơ, phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu
mua sắm hàng hoá và xây lắp.
- Đấu tranh hai túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu để nộp xuất về
kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời
điểm, túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá.
Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi
hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá, áp dụng với đấu thầu chọn tư vấn.
6. Hợp đồng
Sau khi công tác đấu thầu đã hoàn tất, đã lựa chọn được nhà thầu thì
bên mời thầu và bên trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản và hợp
đồng đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của luật pháp nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về hợp đồng. Trong trường hợp luật pháp Việt
Nam chưa có quy định thì phải xin phép thủ tướng chính phủ trước khi ký
kết hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp
có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt (chỉ bắt buộc với hợp
đồng sẽ ký với nhà thầu nước ngoài).
+ Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế
hoạch đấu thầu, hợp đồng được thực hiện theo một trong các giai đoạn sau:
- Hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo giá khoán gọn được áp dụng
cho những gói thầu được xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và
11
thời gian. Trong nhà thầu gây ra thì được người có thẩm quyền hoặc cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Hợp đồng chìa khoá trao tay là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công

việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp của một gói thầu được
thực hiện thông qua một nhà thầu (viết tắt là EPC).
- Việc lự chọn nhà thầu thực hiện gói thầu EPC thông qua hợp đồng
EPC phải tuân thủ như theo quy định tại điều 4 nghị định 88/CP và trên kế
hoạch đấu thầu được duyệt.
- Hồ sơ mời thầu phải bao gòm cả ba phần thiết kế (E) cung cấp thiết
bị vật tư (P). Xây lắp (C) và tiêu chuẩn đánh giá cho gói thầu EPC phải bao
gồm đủ 3 công việc này, trong đó phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu
về mặt kỹ thuật đối với từng công việc, nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt yêu
cầu cao về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt không dưới
90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật và có giá đánh giá thấp nhất sẽ được
xem xét trúng thầu.
- Bộ kế hoạch và đấu tư hướng dẫn quy trình tổ chức đấu thầu để lựa
chọn nhà thầu được thực hiện gói thầu EPC.
- Nội dung hợp đồng EPC được hướng dẫn và quy định tại khoản 21
điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ – CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ.
- Chủ dự án trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện và nghiệm thu
bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký.
+ Hợp đồng có điều chỉnh giá là hợp đồng áp dụng cho những gói
thầu mà ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định
chính xác về số lượng và khối lượng hoặc xảy ra biến động lớn về giá cả
do chính sách của nhà nước thay đổi và hợp đồng đó có thời gian thực hiện
trên 12 tháng.
B. MỤC ĐÍCH VÀ BẢN CHẤT Ý NGHĨA CỦA ĐẤU THẦU
1. Mục đích
12
Hoạt động đấu thầu ngày một hoàn thiện hoá và tổ chức tốt hoạt
động đấu thầu giúp cho các nhà thầu đạt được nhiều mục đích và giúp cho
nền kinh tế có những hướng đi đúng tránh được một số tiêu cực.
- Tránh lãng phí tài chính và nguồn vốn

- Hoàn thiện hơn công tác quản lý về xây dựng cơ bản, chặt chẽ hơn
trong khâu quản lý, sử dụng.
- Hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro cho chủ đầu tư và cho nhà thầu.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất của
các doanh nghiệp.
- Giảm thời gian thi công so với các phương thức khác
- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật ở công ty.
2. Ý nghĩa, bản chất của đấu thầu:
Phương thức đấu thầu là một phương thức quản lý một phạm trù
kinh tế gắn với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong ngành
xây dựng thì phương thức đấu thầu là một bước phát triển cao hơn phương
thức giao thầu. Đấu thầu lại là điều kiện ban đầu của giao thầu.
+ Đặc điểm cơ bản của phương thức đấu thầu xây dựng là trong nó
chứa đựng nhiều yếu tố cạnh tranh trong nhận thầu, cơ quan các cấp không
chỉ định nhận thầu các tổ chức xây dựng muốn có việc làm để tồn tại và
phát triển phải tự tìm hiểu nhu cầu xây dựng thông qua sự mời thầu và phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác về tất cả các mặt như vốn,
cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thời gian thi công, chất lượng xây dựng, giá
cả…để trúng thầu. Và các chủ đầu tư muốn thực hiện các dự án đầu tư phải
chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đấu thầu xây dựng.
+ Đấu thầu xây dựng có tác dụng không nhỏ, nó tác động tới bản
thân các doanh nghiệp mà thông qua hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư và các
nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng công trình
trước và thời gian xây dựng ngắn, nhanh chóng sản xuất và thực hiện hợp
đồng.
13
+ Thông qua hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu
có đầy đủ năng lực đáp ứng được nhiều yêu cầu của chủ đầu tư về kỹ thuật,
trình độ thi công, bảo đảm tiến độ và giá cả hợp lý. Sử dụng có hiệu quả
vốn xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Vì thế trên một phương diện nào đó đấu thầu có tác dụng thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển. Hoạt động đấu thầu mang lại nhiều lợi ích
quan trọng, nó đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế và
không phân biệt đối với các nhà dự thầu. Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà
thầu phải xúc tiến nhiều hoạt động tìm tòi kỹ thuật và công nghệ, tìm các
biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu và phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn với công việc nhân thầu.
+ Hoạt động đấu thầu chỉ được chính thức bắt đầu từ năm 1990
thông qua việc ban hành quy chế đấu thầu và tổ chức đấu thầu theo quy chế
đó (Quy chế 24/BXD – KT ngày 12/12/1990. Quy chế số 60/BXD – VKT
ngày 30/3/1994. Xuất phát từ nhu cầu quản lý đầu tư và xây dựng của đất
nước và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm áp dụng các quy chế đấu thầu
ngày 4/9/1999 Chính phủ đã ra Nghị định số 88/1999/ NĐ – CP ban hành
quy chế đấu thầu nhằm thống nhất quản lý đấu thầu trong cả nước đảm bảo
tính đúng đắn, tính khách quan và công bằng. Có thể coi đây là cơ sở pháp
lý cao nhất để áp dụng phương thức đấu thầu ở Việt Nam.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để đảm bảo các quan hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện trên cơ
sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhằm
đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Để căn cứ cho các bên tham gia đúng pháp luật vào quan hệ kinh tế.
Chính phủ và bộ đưa ra những dự thảo dư luật nghị định liên quan đến đấu
thầu và hợp đồng xây dựng đó là:
- Luật xây dựng số 16/2003/ QH ngày 26/11/2003 của quốc hội khoá
XI.
14
- Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005 của chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của hội đồng nhà nước
và nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1991 của hội đồng bộ trưởng quy định

chi tiết thi hành pháp lệnh kinh tế.
- Nghị định số 209/2004/ NĐ – CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ
về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 02/2005/ TT – BXD ngày 25/2/2005 của Liên bộ xây
dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Và căn cứ vào một số thông tư và quyết định khác.
1. Nguyên tức chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng
+ Được quy định tại điều 44 Nghị định số 16/2005 NĐ – CP ngày
7/2/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong
đó đề cập:
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được ký kết sau khi bên giao
thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định.
- Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu do
Bộ xây dựng quy định.
- Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định
và nghị định này và các quy định pháp luật khác về hợp đồng có liên quan.
2. Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng
+ Quy định tại điều 46 Nghị định số 16/2005 NĐ – CP ngày
7/2/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
a. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự
án. Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Và
nhà thầu chính có thể ký kết hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc
nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện
không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng.
15
b. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì
nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong
quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng.
c. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì các nhà thầu trong liên danh
phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên

danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây
dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên doanh
phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ chất
lượng công trình theo hợp đồng đã ký kết.
d. Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn
nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, đề
xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác.
e. Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể
uỷ thác để điều phối giám sát, thực hiện nghiệm thu công trình theo hợp
đồng
f. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp
đồng, ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Giấy phép xây dựng công trình
Quy định tại điều 17 Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005
của Chính phủ về quản lý dự toán đầu tư xây dựng công trình.
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy
phép xây dựng do cấp có thẩm quyền cấp.
4. Ngôn ngữ trong hợp đồng
- Là tiếng Việt đối với các nhà thầu trong nước
- Là tiếng nước ngoài đối với các nhà thầu ngoại quốc
5. Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
Bên B phải thực hiện theo đúng thiết kế, đảm bảo sự bền vững và
chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam, quy định qui phạm thi công, nghiệm thu hiện
16
hành, chịu trách nhiệm trước Nhà nước trước chủ đầu tư về kỹ thuật và chất
lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối công việc trong quá trình thi công theo
Nghị định số 209/2004/QĐ – BNN- KHCN ngày 11/9/2001 của Bộ nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý chất lượng công trình. Theo
đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế quy trình thi công được duyệt.

6. Nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng
Quy định tại điều 80 Luật xây dựng
+ Điều kiện nghiệm thu
- Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng bộ
phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, từng hạng mục
công trình xây dựng. Công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ
phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn
công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình.
- Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có
đủ hồ sơ theo quy định.
+ Điều kiện bàn giao
- Bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao
công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật
về xây dựng.
- Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào
sử dụng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện
thi công xây dựng, thu dọn hiện trường lập bản vẽ, hoàn công và chuẩn bị
các tài liệu để phục vụ cho việc nghiệm thu công trình và bàn giao công
trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu,
tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công
17
trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong
quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.
7. Bảo hành công trình
Được quy định tại điều 82 Bộ luật Xây dựng và quy định tại điều 29
và 30 của Nghị định số 209/2004/ NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành
công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành
thiết bị công trình.
- Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay
thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng
không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.
- Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công
trình.
- Chính phủ quy định cụ thể thời gian bảo hành công trình.
8. Thanh toán hợp đồng
a. Tạm ứng
Được quy định tại điều 41 Nghị định số 16/2005/ NDD – CP ngày
07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý DAĐT XDCT.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng
có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có quy định khác và được quy định.
+ Đối với gói thầu thi công xây dựng
- Gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị
hợp đồng.
- Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp
đồng.
18
- Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện
theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.
- Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tạm ứng vốn
không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu
- Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối
lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được
thu hồi đầu vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá
trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi tạm
ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.

b. Thanh toán hợp đồng
Quy định tại điều 42 Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005
của Chính phủ về quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Hai bên giao nhận thầu thoả thuận theo giai đoạn hoàn thành trên
cơ sở thực tế hoàn thành và mức giá đã ký.
- Sau khi bàn giao sản phầm hoàn thanh hai bên tiến hành nghiệm
thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.
+ Quy định tại điều 81 bộ luật xây dựng
- Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối
lượng công việc đã thực hiện. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thanh
toán cho nhà thầu khối lượng công việc đã nghiệm thu.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình quyết toán vốn đầu tư xây công
trình trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày công trình được
bàn giao đưa vào sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người có trách nhiệm thanh toán, quyết toán phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về công việc của mình và phải bồi thường thiệt hại do hậu
quả của việc thanh toán, quyết toán chậm hoặc sai số với quy định.
- Chính phủ quy định cụ thể việc thanh toán, quyết toán trong hoạt
động xây dựng.
Điều 9: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
19
- Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp
đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động để tháo gỡ, bàn bạc, thương lượng và
giải quyết.
- Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên việc giải quyết
tranh chấp thông qua hoà giải, trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy
định của pháp luật.
Điều 10: Bất khả kháng
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và
nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, lũ lụt…và các thảm

hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của
cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
+ Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất
khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên
bên bị ảnh hưởng bởi sự bất khả kháng phải:
- Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay
thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.
- Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong
vòng 7 ngày sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Điều 11: Tạm dừng và huỷ bỏ hợp đồng
1. Tạm dừng hợp đồng
- Do lỗi của bên giao thầu hoặc bên nhận thầu gây ra.
- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi bên kia gây
ra nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng phải bàn bạc giải
quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Trường hợp bên tạm
dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho
bên thiệt hại.
- Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai
bên thoả thuận để khắc phục.
20
2. Huỷ bỏ hợp đồng
- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt
hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả
thuận hoặc pháp luật quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt
hại.
- Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
huỷ bỏ nến không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ bỏ
hợp đồng phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời

điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền.
Điều 12: Phạt vi phạm hợp đồng
Chất lượng: Nhà thầu thi công sai hồ sơ hoặc quy trình dẫn đến
không đảm bảo chất lượng công trình thì nhà đầu tư tháo dỡ làm lại mà
không được ảnh hưởng đến chất lượng chung công trình.
Tiến độ: Nếu chậm tiến độ hợp đồng mà không có lý do khách quan
thì bên B phải chịu các mức phạt như sau: chậm tiến đọ 1 tuần (7 ngày) thì
phạt 0,05% giá trị hợp đồng sang tổng giá trị phạt không quá 2% giá trị hợp
đồng.
21
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THUỶ LỢI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty xây dựng thuỷ lợi Hải phòng và doanh nghiệp nhà nước
hạng I được thành lập từ ngày 07 tháng 02 năm 1986, tiến thân là công ty
công trình thuỷ lợi Hải Phòng. Đến năm 2002 được thành lập từ lại theo
quyết định số 1305/ QĐ – TCCQ ngày 12/11/1992 của UBND thành phố
Hải Phòng với chức năng nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phòng chốn lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng các công trình phục vụ Nông nghiệp,
công nghiệp và các thành phần kinhtế khác.
Những năm qua, công ty XD thuỷ lợi Hải Phòng đã thi công nhiều
công trình thuỷ lợi lớn của thành phố và đang mở rộng địa bàn thi công trên
phạm vi toàn quốc. Các công trình do công ty công đều đảm bảo tiến độ,
chất lượng, kỹ mỹ thuật, được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công ty có đội
ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trang thiết bị mạnh đủ sức cạnh
tranh tham gia thi công các công trình lớn có đỗ kỹ thuật phức tạp cao.
Sinh viên: Trần Thành Thắng
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước

công ty là một doanh nghiệp ổn định và phát triển, đời sống lao động ngày
càng được cải thiện, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Tên công ty:
Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG
+ Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng Anh
HAI PHONG BYDRAULIC CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
22
+ Tên viết tắt: HACCO
+ Trụ sở:
- Trụ sở chính của công ty đặt tại: km 57, Quốc lộ 10 - Trường Sơn –
An Lão - Hải Phòng
+ Điện thoại: (0313) 679520 – (0313) 872607
+ Số fax: (0313) 679928
+ Số ĐKKD: 0203001924 – CTCP
+ Tài khoản giao dịch số: 3211.0000000434 Ngân hàng đầu tư và
phát triển Hải Phòng.
+ Mã số thuế: 0200110296
2. Ngành nghề kinh doanh
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi
+ Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng
+ Xây dựng công nghiệp và dân dụng quy mô vừa
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đường
giao thông nông thôn.
+ Nạo vét, san lấp mặt bằng cải tạo đồng ruộng
+ Khoan phụt vữa gia cố thân đê.
+ Xây dựng các công trình phục vụ nước sạch nông thôn
+ Xây dựng các công trình cầu giao thông, cầu cảng
+ Đầu tư kinh doanh phát triển nhà đô thị.

+ Trồng cây lâm nghiệp, cây xanh, cây cảnh đô thị và các khu vực
công viên đường giao thông công cộng.
+ Trung đại tu thiết bị, sửa chữa đóng mới sà lan, gia công các sản
phẩm cơ khí, hệ thống đóng mở các công trình thuỷ lợi.
* Mục tiêu của công ty
Sử dụng vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác nhằm bảo toàn và phát triển
vốn, thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao
23
động, tăng lợi tức cho các cổ đông, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, đầu tư và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
3. Công ty có tư cách pháp nhân
Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng có tư cách pháp nhân
phù hợp với pháp luật Việt Nam
+ Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc
nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ và chị trách nhiệm tài chính đối với các khoản nợ
trong phạm vi vốn điều lệ.
+ Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
+ Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc
lập và tự chủ về tài chính
+ Có bảng cân đối kế toán riêng, độc lập các quỹ theo quy định của
luật Doanh nghiệp và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
4. Phạm vi hoạt động kinh doanh
+ Toàn quốc
+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động
kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều
lệ này phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích
hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
5. Vốn điều lệ của công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng

+ Vốn điều lệ của công ty: 9.000.000.000 đồng
(Chín tỷ đồng chẵn)
+ Cổ đông nhà nước nắm giữ 10% vốn điều lệ bằng 90.000 cổ phần
tương đương 900.000.000 đồng
+ Cổ đông khác nắm 90% vốn điều lệ bằng 810.000 cổ phần trong
đó:
- Cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp giữ: 502.900 cổ
đông chiếm 55,88% vốn điều lệ
24
- Cổ phần nhà đầu tư chiến lược năm 127.100 cổ phần chiếm 14,12%
vốn điều lệ.
- Cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư 180.000 cổ phần chiếm
20% vốn điều lệ.
+ Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá : 138.787.992.485 đồng
+ Giá trị thực tế phần vốn nhà nước: 7.762.350.000 đồng
+ Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng có 8 cổ đông sáng
lập: 1 cổ đông nhà nước, 2 cổ đông là nhà đầu tư chiến lược, và 5 cổ đông
là người lao động trong doanh nghiệp
Tên Cổ phần sở hữu Tỷ lệ %
+ Đỗ Ngọc Uyên 29.100 3,23
+ Đoàn Hồng Mạnh 28.100 3,12
+ Vũ Tuấn Hùng 27.200 3,20
+ Đinh Văn Đồng 26.700 2,97
+ Đỗ Ngọc Mạnh 24.300 2,7
+ Cổ đông Nhà nước 91.000 10,11
+ DN tư nhân Bảo Châu 77.100 8,57
+ Công ty TNHH thành Hưng 50.000 5,56
Cộng 353.500 39,28
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT
CÔNG TY. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

1. Cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành và kiểm soát công ty.
Bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
+ Ban kiểm soát
+ Công ty bao gồm: 1 Tổng giám đốc là: ĐỖ NGỌC UYÊN
+ 03 Phó giám đốc là: ĐỖ NGỌC MẠNH
ĐOÀN HỒNG MẠNH
VŨ TUẤN HÙNG
25

×