Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.65 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
  
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 3
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
1.2.1. Chức năng 4
1.2.2. Nhiệm vụ 4
1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 4
1.3.1 Quy mô hoạt động 4
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh tại công ty 4
1.3.3 Vấn đề phân cấp quản lý tại công ty 5
1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 5
1.4.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 6
1.4.3. Sơ đồ quá trình sản xuất và quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm 8
1.5 Tổ chức kế toán tại công ty 10
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 10
1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 12
1.5.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 13
1.6. Phương hướng hoạt động của công ty 13
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM
2.1. Những vấn đề chung 14
2.1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 14
2.1.2 Khái Niệm 14
2.1.3 Phân loại 15
2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất 15
2.1.3.2 Phân loại giá thành 16
2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 16


2.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 16
2.4.2. Đối tượng tính giá thành Sp 17
2.1.5 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
2.1.6 Kì tính giá thành sản phẩm 21
2.2 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 21
2.5.1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21
2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 22
2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 22
2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 23
2.6.1. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 23
2.6.2. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 23
2.6.3. Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành 23
2.4. Kế toán tính giá thành sp 23
2.4.1 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 23
2.4.2 Đánh giá sp dở dang cuối kì 24
2.4.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm 24
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ PHÚ YÊN
3.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty
dược và vật tư y tế Phú Yên 26
3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty 26
3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại
công ty 27
3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 28
3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 28
3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28
3.2.1.1. Thủ tục chứng từ 28
3.2.1.2. Tài khoản sử dụng 30
3.2.1.3. Trình tự kế toán 31

3.2.1.4. Sổ sách kế toán 32
3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 34
3.2.2.1 Thủ tục chứng từ 34
3.2.2.2. Tài khoản sử dụng 38
3.2.2.3. Trình tự kế toán 38
3.2.2.4. Sổ sách kế toán 41
3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 42
3.2.3.1 Thủ tục chứng từ 42
3.2.3.2. Tài khoản sử dụng 46
3.2.3.3. Trình tự kế toán 46
3.2.3.4. Sổ sách kế toán 53
3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 55
3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty 55
3.3.1.1 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 55
3.3.1.2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 56
3.3.1.3 Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành 56
3.3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty 56
3.3.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty 58
CHƯƠNG 4
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PYMEPHARCO
4.1 Nhận xét 60
4.1.1 Ưu điểm 60
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 61
4.2 kiến nghị 62
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  
Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt

CPSX Chi phí sản xuất
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TK Tài khoản
UBND Ủy ban nhân dân
ĐKKD Đăng kí kinh doanh
CNV Công nhân viên
TSCĐ Tài sản cố định
GTGT Giá trị gia tăng
CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang
SPDD Sản phẩm dở dang
SP Sản phẩm
NVL Nguyên vật liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC Chi phí sản xuất chung
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
  
Danh sách Trang
 SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần PYMEPHARCO 6




2. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 9
3. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 11
4. Sơ đồ 1.4: sơ đồ trình tự ghi sổ 12

5. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 25
 BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm 25
2. Bảng 3.1: Mẫu phiếu xuất kho công ty cổ phần PYMEPHARCO 30
3. Bảng 3.2: Sổ chi tiết 33
4. Bảng 3.3: Sổ cái 34
5. Bảng 3.3: Bảng chấm công 36
6. Bảng 3.4: Bảng thanh toán tiền lương 36
7. Bảng 3.5: Bảng phân bổ chi phí 40
8. Bảng 3.6: Mẫu phiếu chi 44
9. Bảng 3.7: Sổ chi phí sản xuất chung 48
10. Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 55
11. Bảng 4.1: Mẫu phiếu lĩnh định mức vật tư 63
LỜI MỞ ĐẦU
  
Kế toán là một trong những công cụ thực tiễn nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi
nhà quản lý, mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán
để biết tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Thông tin về thị trường, về chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp xác
định được giá bán hợp lý, tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu vừa tận dụng năng lực sản
xuất hiện có vừa mang lại lợi nhuận cao. Công cụ để thực hiện tất cả phải là kế toán
và trọng tâm là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được
vai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm
hàng đầu.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ,
trình độ quản lý khác nhau. Việc tổ chức kế toán hợp lý và chính xác chi phí sản
xuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh
trong sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, vốn, tiết kiệm có hiệu quả.
Từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện

cạnh tranh với những sản phẩm khác.
Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm còn có một ý nghĩa quan trọng. Nó chi phối đến chất lượng công tác kế
toán, chất lượng hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính. Bởi lẽ việc tổ chức
hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm chính là việc thiết lập một hệ thống thông tin
về chi phí và giá thành cho các nhà điều hành sản xuất. Từ đó đưa ra quyết định phù
hợp để sản xuất sản phẩm có hiệu quả.
Công ty Cổ phần PYMEPHARCO là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh
thuốc chữa bệnh phục vụ cho cơ sở y tế và nhân dân trong cộng đồng. Việc cung cấp
đầy đủ nhu cầu về thuốc chữa bệnh có chất lượng cao cho nhân dân là công việc có
tầm quan trọng trong chương trình thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về
chăm sóc sức khoẻ của con người. Vì vậy, trước những đòi hỏi lớn lao của đất nước
nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng, Công ty Cổ phần PYMEPHARCO luôn ý thức
được trách nhiệm của mình, không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, em quyết định nghiên cứu đề tài:
“ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần
PYMEPHARCO”
Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung
gồm 4 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần PYMEPHARCO.
Chương 2: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần PYMEPHARCO.
Chương 4 : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

 Tên chính của công ty: Công ty cổ phần PYMEPHACO
 Tên giao dịch quốc tế: PYMEPHACO
 Điện thoại :0573823228 – 0573824709
 Emai:
 Website: www.pymephaco.com
 Chi nhánh :44 Đồng Nai-Quận 10- Tp. Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần PYMEPHACO được thành lập từ cổ phần hóa công ty Dược và Vật
tư y tế Phú Yên trước nay. Sau khi nhà nước có quyết định chính thức tách tỉnh Phú
Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào tháng 7/1989. Cũng như các công ty
khác, công ty cổ phần PYMEPHACO được UBND tỉnh Phú Yên cho phép thành lập
theo quyết định số 49A/QĐ-UB ngày 23/7/1989. Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tổ
chức và cung cấp thuốc và trang thiết bị y tế, nuôi trồng thu mua và nghiên cứu dược
liệu.
Sau khi tách tỉnh ngành y tế Phú Yên phải chịu một thiệt thòi rất lớn. Mọi cơ sở hầu
như không được chia, đội ngũ cán bộ công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và hầu như là
phải bắt đầu lại từ đầu. Lúc mới thành lập công ty chỉ gồm có 4 người, tài sản hầu như
không có gì, công ty được sở y tế cho mượn một căn nhà trước đây là khu tập thề dành
cho cán bộ của ngành mới được chuyển về từ Nha Trang, văn phòng làm việc với diện
tích 120 m2. Đến cuối năm 1989, công ty mới được UBND tỉnh cấp vốn lưu động để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh là 50 triệu đồng. Nếu so cùng với thời điểm này thì
nền kinh doanh của các công ty Dược vùng Tây Nam Bộ bình quân khoảng 200 triệu
đồng. Và công ty dược miền Trung thì công ty thấp nhất cũng từ 700-800 triệu đồng.
Các công ty lớn thì khoảng 1.500 triệu đồng.
Qua hợn một năm hoạt động, công ty đã dành những thành công bước đầu. Các công
ty lớn Tp. HCM đã biết được tên tuổi của công ty Cổ Phần PYMEPHACO. Thông qua
mối quan hệ bước đầu của Công ty đã tạo được lòng tin và nhận được sự tài trợ ban đầu
về vốn của công ty bằng hình thức bán chịu. Do đó doanh số của Công ty từng bước tăng
lên và đã gây được sự chú ý của các cấp lãnh đạo. Ngày 21/9/1993, Công ty đã được bộ
thương mại cấp giấy phép số 30991014/GP cho phép kinh doanh xuất khâu trực tiếp các
mặt hàng thuốc tân dược và trang thiết bị y tế trở thành công ty lớn trong cả nước.

Tính đến 1998 quy mô hoạt động của công ty tăng lên đáng kể, phạm vi hoạt động
của công ty không ngừng mở rộng ra phạm vi toàn quốc và còn vươn ra quan hệ với
nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Pháp…
Tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm PYMEPHACO đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN
phòng kiểm nghiệp thuốc đạt tiêu chuẩn GLP chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 10/02/2006 UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định 242/QĐ-UBND v/v phê duyệt
phương án và chuyển công ty Dược và Vật Tư Y Tế Phú Yên thành công ty Cổ phần
PYMEPHACO
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3603000168 do sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp
ngày 03/5/2006.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.2.1. Chức năng:
Công ty Cổ phần PYMEPHACO là một đợn vị kinh doanh chủ yếu là mua bán thuốc
và trang thiết bị y tế phục vụ cho xã hội dân sinh. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn
vốn ngân sách cấp.
1.2.2. Nhiệm vụ:
 Sản xuất thuốc tân dược.
 Kinh doanh các loại thuốc tân dược, hóa chất và trang thiết bị y tế.
 Xuất khẩu trực tiếp: Thuốc tân dược, hóa chất và trang thiết bị ty tế, nguyên
liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm.
 Ngoài ra công ty còn bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và định kỳ tất cả các
thiết bị y tế trong toàn tỉnh.
1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty
1.3.1 Quy mô hoạt động:
 Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước.
 Công ty được quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hạch toán báo cáo sổ.
 Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung kinh
doanh đã dăng ký.
 Công ty được phép xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới.
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh tại công ty

Hiện nay công ty có 11 các cửa hàng đóng trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên:
 Quầy 178 Trần Hưng Đạo
 Quầy 163-165 Trần Hưng Đạo
 Quầy 245 Trần Hưng Đạo
 Quầy bệnh viện bán lẻ
 Quầy Đông Hòa, quầy Tây Hòa.
 Quầy Lê Quý Đôn,
 Quầy Da Liễu.
 Quầy Sông Hinh.
 Quầy Sơn Hòa.
 Quầy Bệnh Viện Thành Phố.
 7 Nhà thuốc bệnh viện các huyện trong tỉnh.
Ngoài ra công ty còn có 5 chi nhánh đặt tại TP HCM, Cần Thơ, Nha Trang, An
Giang, Hà Nội và hơn 273 đại lý, đại lý phân phối phủ khắp các tỉnh thành toàn quốc.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Một cơ cấu tổ chức quản lý nhận sự tốt là cơ cấu gọn nhẹ trong đó cán bộ nhân viên
làm việc hết sức năng động và điều quan trọng là cán bộ CNV đó phải bố trí sao cho phù
hợp trình độ năng lực họ. Vì vậy công ty cổ phần PYMEPHACO đã cố gắng hoàn thiện
công tác xếp đặt công việc cho từng cá nhân, từng bộ phận với cơ cấu gọn gàng hợp lý.
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần PYMEPHARCO
Ghi chú: Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tiếp

1.4.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
 Đại hội cổ đông: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
 Hội đồng quản trị:
+ Do đại hội cổ đông bầu ra.

+Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty cả hai kỳ đại hội.
 Tổng giám đốc:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
( Trưởng phòng)
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
PHÒNG
HC-NSỰ
( Trưởng
CHỦ TỊCH HĐQT
KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
THƯỞNG TRỰC
( Trưởng phòng)
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
( Trưởng phòng)
CHI
NHÁNH
( Trưởng
PHÒNG KẾ
TOÁN TC
( Trưởng
PHÒNG
PTTT
( Trưởng
PHÒNG
KINH
DOANH

NHÀ
MÁY
DƯỢC
PHẨM
PHÒNG
THIẾT BỊ
CƠ ĐIỆN
PHÒNG
NGHIÊN
CỨU PT
Kho
hàng
(c.ty)
Phòng
Trình
dược
Các
trung
tâm
phân
phối
CN
Cần
Thơ
Các
phân
xưởng
sản
xuất
Bộ

phận
sửa
chữa
bảo trì
CH
vật tư
thiết
bị y tế
CN
An
Giang
CN TP
Hồ
Chí
Minh
CN

Nội
CN
Nha
Trang
+ Là người đại diện cho nhà nước ( chủ tich hội đồng quản trị UBND tỉnh ủy
quyền đại diện cho phẩn góp vốn 51% ), vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công
nhân viên công ty.
+ Tông giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trưởng, phó phòng
công ty.
 Các phó tổng giám đốc:
+ Thực hiện các chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc cho từng bộ
phận như công tác sản xuất, kinh doanh, nhân sự…
+ Được quyền ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương.

 Phòng kinh doanh:
+ Có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh, kế hoạch doanh thu
hàng tháng, quản lý lượng hàng tồn kho.
+ Phối hợp chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh thông tin kịp thời tình hình biến động về
giá cả thị trường.
+ Tổ chức hệ thống tiếp thị trực tuyến đến từng khoa của bệnh viện để tìm hiểu
cách sử dụng thuốc của các y, bác sỹ để có kế hoạch kinh doanh kịp thời.
 Phòng phát triển thị trường:
+ Dưới quyền kiểm soát của phó tổng giám đốcc kinh doanh.
+ Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho lãnh đạo như: tìm kiếm khách hàng, nghiên
cứu và tìm hiểu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
 Phòng kế toán- tài chính
+ Chịu trách nhiệm về các hoạt động như: tổng hợp báo cáo tài chính của công ty
kịp thời, tính và trả lương cho nhân viên…
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc huy động và việc sử dụng nguồn vốn một
cách hiệu quả.
+ Giám sát các hoạt động về thu chi các phòng ban và trực tiếp chỉ đạo, theo dõi
các bộ phận kế toán của các chi nhánh.
 Phòng nghiên cứu phát triển:
+ Thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm mới.
+ Thực hiện sản xuất và kiểm nghiệm sản phẩm mới.
 Phòng cơ khí bảo trì:
+ Thực hiện các chức năng theo dõi, quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị cho nhà
máy sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế tại các đợn vị trong tỉnh.
+ Đồng thời khảo sát thị trường tìm đối tượng thích hợp để tham mưu cho tổng
giám đốc ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị.
+ Hỗ trợ các bộ phận khác trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện và thiết bị máy móc
 Phòng hành chính- nhân sự:
+ Chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề như tuyển dụng,
thôi việc cũng như các chế độ khác của người lao động.

+ Tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề, lập kế hoạch về đào tạo, quản lý giờ công,
ngày công của người lao động.
+ Tổ chức các đợt hội nghị khách hàng, lo công tác hậu cần phục vụ hội nghị
 Các chi nhánh:
+ Là đơn vị trực thuộc của công ty
+ Chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm vào thị trường thuộc khu vực quản lý của
mình.
+ Kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao và chịu trách nhiệm trước tổng giám
đốc công ty về quá trình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
+ Đồng thời cung cấp thông tin nguồn hàng giá cả để phục vụ cho hệ thống bán lẻ
tại Phú Yên.
 Nhà máy dược phẩm: có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm.
1.4.3. Sơ đồ quá trình sản xuất và quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm
 Sơ đồ quá trình sản xuất
Nguyên
liệu
Biệt trữ Kho nguyên
liệu
Nước RO
Cấp phát
Khu tiếp nhận
Cân chia mẻ
Xay, rây
Pha chế tá
dược
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
 Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu mua về được đưa vào phòng tiếp nhận nguyên vật liệu và được làm
sạch bao bì bên ngoài bằng dẻ sạch hoặc máy hút bụi, sau đó được đưa vào kho biệt trữ
nguyên liệu. Nguyên liệu trữ được dán nhãn “biệt trữ” màu vàng và chờ lấy mẫu kiểm

nghiệm, trong kho biệt trữ được bố trí một lấy mẫu lọc với hiệu suất 95% để đảm bảo
khi lấy mẫu không bị ô nhiễm nguyên liệu. Những thùng lấy mẫu đã lấy mẫu được người
lấy mấu dán nhãn “ thùng nguyên liệu đã được lấy mẫu” và được chuyển trả lại khu biệt
trữ. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm và được đưa vào sản xuất, thùng nguyên liệu được
dán nhãn màu xanh “ đạt tiêu chuẩn” rồi chuyển sang kho nguyên liệu chờ cấp phát. Từ
đây nguyên liệu được cấp phát theo từng lệnh sản xuất. Nguyên liệu từ kho được đưa về
xưởng trong những xe vận chuyển dạng thùng kín. Từ xe thùng nguyên vật liệu được
đưa vào chốt gió, tại đây thùng nguyên vật liệu được thay bao bì ngoài, sau đó đưa vào
Trộn nhào
Xát, hạt lưới
Sấy tầng sôi
Sửa hạt khô
Trộn tá dược
Biệt trữ
Kiểm
nghiệm
Kiểm nghiệm
Cốm DTC
Đập viên
Vô nang
Thành phẩm
kho nguyên vật liệu và phòng cân chia mẻ chế biến. Từ phòng cân chia mẻ nguyên vật
liệu được chuyển đến các phòng pha chế trong các xe dạng thùng kín.
Đường đi của các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: Sản phẩm trung gian là
cốm hoặc bột sau khi đã trộn tá dược trơn, cốm được chuyển vào kho cốm trong khu biệt
trữ, dán nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm” thanh tra chất lượng lấy mẫu về phòng kiểm
nghiệm chất lượng. Khi đã có quyết định “ cốm đạt tiêu chuẩn cho phép” thì cho phép
đưa vào sản xuất tiếp, thanh tra chất lượng tháo bỏ nhãn “biệt trữ” và dán vào nhãn “đạt
tiêu chuẩn” chuyển sang xếp vào khu sản xuất đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển đi đóng
nang hoặc dập viên.

Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói là viên sau khi dập hoặc đóng
nang. Tấc cả sản phẩm chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm”. Sau
khi có quýet định cho phép chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “biệt trữ” sán nhãn đạt tiêu
chuẩn. Viên đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi ép vỉ bấm, vỉ xẻ, đóng chai. Viên sau khi ép
vỉ, đóng chai sẽ theo băng chuyền đi thẳng ra khu đóng gói cấp hai. Nếu viên bao film
hoặc bao đường thì sau đó được đưa trở lại kho bảo quản biệt trữ. Khi đã được kiểm soát
chất lượng kiểm tra và chấp nhận cho chuyển công đoạn thì sẽ chuyển thay nhãn tình
trạng và được chuyển ép vỉ hoặc đóng chai.
Đường đi của thành phẩm: thành phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh sắp xếp
ở kho biệt trữ thành phẩm và dán nhãn “biệt trữ” chờ khi có quyết định kiểm tra chất
lượng cho phép xuất xưởng thì mới giao về tổng kho.
1.5 Tổ chức kế toán tại công ty
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần PYMEPHACO áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán dưới
dạng vừa tập trung vừa phân tán. Theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị
cấp trên lập phòng kế toán trung tâm còn đơn vị kế toán cấp cơ sở thì không tổ chức kế
toán riêng mà bố trí kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và
kiểm tra chứng từ kế toán ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung
tâm.
Hình thức tổ chức công tác kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp lớn có
nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở mà cấp độ phân cấp quản lý kinh tế khác nhau, quy mô
trình độ cán bộ quản lý khác nhau, địa bàn hoạt động, vừa tập trung, vừa phân tán.
Công ty có phạm vi tương đối rộng và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Vì thế
công tác kế toán được phân ra làm nhiều khâu. Bộ máy kế toán phải tổ chức nhiều bộ
phận để thực hiện các khâu đó.
 Hoạt động của bộ phận kế toán được biểu diễn qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
( Trưởng phòng)


Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán:
 Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại công ty. Chịu
trách nhiệm trước công ty về hoạt động của nhân viên kế toán. Chỉ đạo việc lập báo
cáo kế toán thống kê và quyết toán tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh, củng cố và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán.
 Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm hạch toán tổng hợp toàn bộ nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trên cơ sở tài khoản nhân viên kế toán thống kê cung cấp cuối quý lập
báo cáo tài chính.
 Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình vòng quay của vốn và khả năng thanh
toán của công ty.
 Kế toán tiền lương: theo dõi và phản ánh tình hình về số lượng lao động, tiền
lương và BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên và phân bổ đối tượng chi phí.
 Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình nhập – xuất vật tư, tăng giảm TSCĐ
và công cụ dụng cụ. Đồng thời tính toán, phân bổ chính xác vật tư, khấu hao
TSCĐ.
 Kế toán ngân hàng: mở L/C nhập hàng, vay trả các đơn vị trong nước, theo
dõi chứng từ hàng hóa nhập khẩu.
 Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu- chi tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu ghi chép
sổ quỹ, báo cáo sổ quỹ hàng tháng.
 Kế toán CPSX, tính giá thành SP: có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất
để cuối tháng, cuối quý, cuối năm tiến hành tính giá thành sản phẩm của công ty.
1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Kế toán NH và
các khoản đầt
tư TC
Kế toán tổng hợp
( phó phòng)

Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán thanh
toán, tiền lương
Thủ
Quỹ
( Trưởn
Kế toán CPSX,
tính giá thành
SP,đầu tư
XDCB
 Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ chứng từ ghi sổ” hoạt động của bộ phận
kế toán được biểu hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ đối chiếu
Ghi định kì
Sơ đồ 1.4 : sơ đồ trình tự ghi sổ
 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty sử dụng một số chứng từ kế toán với biểu mẫu và nội dung ghi chép tuan thủ
theo chứng từ kế toán do bộ tài chính ban hành theo QĐ số 15/2006 –BTC ngày 20/3/2006
của bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
bổ sung như: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT với thuế suất 5%, phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hợp đồng mua…
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
Công ty cổ phần PYMEPHACO sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
ban hành theo số QĐ số 15/2006 –BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán doanh nghiệp

1.5.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Dựa theo chế độ kế toán hiện hành, công ty đưa ra các chính sách kế toán như sau:
- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho
- Áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sổ đăng kí
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
Chứng từ gốc
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Chứng từ gốc
Sổ kho
Sổ quỹ
Sổ thẻ chi tiết
Tài khoản
Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp
Chi tiết
Báo cáo tài chính
- Đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc.
- Tính giá hàng xuất khẩu theo giá thực tế bình quân một lần cuối tháng.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/10 đến ngày 21/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ, nguyên tắc
chuyển đổi các đồng tiền khác: quy đổi theo tỷ giá nhận hàng tại thời điểm công bố,
cuối kỳ tính chênh lệch tỷ giá.
1.6. Phương hướng hoạt động của công ty.
Nhằm tạo được thế mạnh của mình trên thị trường, công ty đã đề ra phương hướng hoạt
động cho thời gian tới:
-Tiếp tục ổn định, đẩy mạnh sản xuất đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm cải
tiến mẫu mã.
- Mở rộng quy mô sản xuất nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang

bị thất nghiệp.
- Tìm nguồn nguyên liệu ổn định, mở rộng nghành nghề kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các đơn vị cùng
nghành.
- Tìm các biện pháp nâng cao năng xuất lao động để doanh lợi ngày càng cao.[4]
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM.
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là một chỉ tiêu
kinh tế vĩnh viễn và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để
phân tích đánh giá được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tính toán được hao phí
mà doanh nghiệp bỏ ra.
Bởi lẽ tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong
doanh nghiệp sản xuất như vậy nên trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức
chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.
Trong xu thế phát triển hiện nay của nước ta, với việc nước ta là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và cạnh tranh
với những tập đoàn, công ty lớn thì doanh nghiệp trong nước chúng ta phải đưa ra những
chiến lược kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Trong những chiến lược kinh doanh đó thì
chiến lược về sản phẩm đó là “Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nhưng vẫn đảm
bảo lợi nhuận cho công ty” là một chiến lược có ý nghĩa hết sức thiết thực và khả thi đối với
các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Vì sự phát triển của đất nước nói chung, và sự phát triển của các doanh nghiệp trong
nước nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình về mọi mặt

trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, được theo dõi một cách đầy đủ
chính xác, kịp thời để giúp cho ban lãnh đạo công ty: phân tích, đánh giá chính xác về tình
hình hao tốn về vật tư lao động, tiền vốn, từ đó đề xuất các chiến lược kinh doanh hợp lý,
đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
2.1.2 Khái Niệm:
Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí vế lao động sống và lao
động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Giá thành: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp.
2.1.3 Phân loại:
2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất.
 Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế:
Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế( nội dung kinh
tế) để phân loại , không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh
doanh nào.Cách phân loại này cho biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế
hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố…
Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng công cụ mua
ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ
sau.
- Tiền lương phải trả công nhân viên: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo
lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong
kỳ.
- Khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện , nước , tiền điện thoại , thuê nhà mặt
bằng ,phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong kỳ
- Chi phí khác bằng tiền : là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chua được phản ảnh
trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị
 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: toàn bộ chi phí được chia làm

2 loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất: toàn bộ chi phí liên quan đến viêc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong
một thời kỳ nhất định.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm toàn bộ những chi phí nguyên vật liệu chủ
yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như dược liệu trong ngành dược sản xuất ra các loại
thuốc, sợi trong sản xuất vải … trong quá trình sản xuất sản phẩm còn phát sinh nguyên vật
liệu phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính trực tiếp tạo ra sản phẩm làm tăng chất lượng
hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm như các
chất phụ gia , bột màu ,hương liệu …Chi phí nguyên vật liệu trưucj tiếp được hạch toán trực
tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản bảo
hiểm, và các khoản phải trả khác cho công nhân viên. Chi phí nhân công trực tiếp được
hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nhưng không kể đến
hai loại chi phí trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi
phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu h sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí
sữa chữa bảo trì , chi phí quản lý phân xưởng….
Trong 3 chi phí này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công được
hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí , đối với chi phí sản xuất chung thì ta thường
tập hợp và phân bổ theo tiêu thức nhất định như tiền lương , chi phí nguyên vật liệu chính

Chi phí ngoài sản xuất:
Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản
lý trong toàn doanh nghiệp.[1,24-29]
2.1.3.2 Phân loại giá thành. [1,47-50]
 Theo thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
Giá thành kế hoạch:là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho
tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.

Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho
1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản
phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được.
 Theo nội dung cấu thành,giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản
phẩm hoàn thành.Giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Chi phí nhân công trực tiếp.
 Chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm
hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành.
2.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp các chi phí
phát sinh .
- Nơi phát sinh chi phí : tổ đội sản xuất, phân xưởng sản xuất, bộ phận, quy trình sản
xuất
- Đối tựơng chịu chi phí : sản phẩm A, sản phẩm B
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ
thống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết của chi
phí sản xuất.
2.1.4.2. Đối tượng tính giá thành Sp:
Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, hoặc
những chi tiết ,khối lượng sản phẩm, dịch vụ đến một điểm dừng thích hợp mà nhà quản lý
cần thông tin về giá thành.
Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp là cơ sở để tính giá thành chính xác
2.1.5 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

2.1.5.1 Phương pháp tập hợp chi phí:
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất
phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Tập hợp theo phương pháp trực tiếp: Tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào
từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp: Từ chứng từ tập hợp chung sau đó
chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
2.1.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán
có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành thích hợp sau đây:
 Phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp).
Được sử dụng đối với những đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối
tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành.
Giá thành toàn bộ Chi phí ngoài sản xuấtGiá thành sản xuất
=
+
Công thức tính giá thành theo phương pháp này như sau:
 Phương pháp hệ số.
Được sử dụng khi trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư,
máy móc thiết bị sản xuất…, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa
chúng có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chon là
từng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là
từng sản phẩm trong nhóm.
Các bước tính giá thành như sau:
i là loại sản phẩm trong nhóm.
Tổng giá
thành thực
tế sản phẩm
Chi phí sản
xuất dở

dang đầu
kỳ
Chi phí sản
xuất phát
sinh trong
kỳ
Chi phí sản
xuất dở
dang cuối
kỳ
Giá trị
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
-= + -
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
=
Tổng giá
thành
thực tế
nhóm sản
phẩm
Chi phí sản
xuất dở
dang đầu
kỳ của
nhóm sản

phẩm
Chi phí sản
xuất phát
sinh trong
kỳ của
nhóm sản
phẩm
Chi phí sản
xuất dở
dang cuối
kỳ của
nhóm sản
phẩm
Giá trị
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
của nhóm
sản phẩm
-
=
+
-
Tổng sản
phẩm chuẩn
Số lượng
sản phẩm i
hoàn thành
Hệ số quy
đổi sản

phẩm i
=

=
n
i 1
x
Hệ số quy
đổi sản
phẩm i
Giá thành định mức sản phẩm i
Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại SP trong nhóm
=
Giá thành thực tế đơn vị
sản phẩm chuẩn
Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm
Tổng sản phẩm chuẩn
=
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm i
Giá thành thực tế đơn
vị sản phẩm chuẩn
Hệ số quy đổi sản
phẩm i
=
x
 Phương pháp tỷ lệ.
Được sử dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm
sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm
không có mối quan hệ kết cấu chi phí tương ướng tỷ lệ.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành
là từng quy cách sản phẩm.
Các bước tính giá thành theo phương pháp hệ số:
 Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí
sản xuất:
 Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi
phí sản xuất:
 Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất:
 Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm:
Tổng giá thành thực
tế sản phẩm i
Số lượng sản phẩm i
hoàn thành
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm i
=
x
Tổng giá
thành
thực tế
của nhóm
SP
Chi phí
sản xuất
dở dang
đầu kỳ
của nhóm
SP
Chi phí
sản xuất

phát sinh
trong kỳ
của nhóm
SP
Chi phí
sản xuất
dở dang
cuối kỳ
của nhóm
SP
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm
của nhóm
SP
= + - -
Tổng giá thành
kế hoạch của
nhóm sản phẩm
Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong
nhóm
Giá thành định
mức sản phẩm
=
x
Tỷ lệ tính giá thành
của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm

=
Giá thành
thực tế đơn vị
sản phẩm
Tỷ lệ giá thành của nhóm
sản phẩm( từng khoản
mục chi phí sản xuất)
Giá thành định mức sản
phẩm( từng khoản mục chi
phí sản xuất)
=
x
Tổng giá thành
thực tế sản phẩm
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Giá thành giá thành thực
tế đơn vị sản phẩm
= x
 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Phương pháp này áp dụng đối với những đơn vị có kết quả sản xuất vừa có sản phẩm
chính vừa có sản phẩm phụ, sản phẩm phụ tạo ra do đặc điểm của quy trình công nghệ.
Công thức tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ như sau:
 Phương pháp theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất
theo đơn đặt hàng, tại những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu
của khách hàng.Công thức tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng như sau:
 Phương pháp phân bước.
Được sử dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
có nhiều công đoạn chế biến kế tiếp nhau.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai

đoạn của quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán
thành phẩm và thành phẩm.
Có hai phương án tính giá thành theo phương pháp phân bước:
Phương án không tính giá thành bán thành phẩm.
Tổng giá
thành
thực tế
sản phẩm
Chi phí
sản xuất
dở dang
đầu kỳ
Chi phí
sản xuất
phát sinh
trong kỳ
Chi phí
sản xuất
dở dang
cuối kỳ
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
Giá trị
ước
tính sản
phẩm
phụ
= +

- -
-
Tổng giá thành
thực tế sản
phẩm từng đơn
đặt hàng
Tổng chi phí
sản xuất thực tế
tập hợp theo
đơn đặt hàng
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm giá
thành
=
-
Giá thành đơn
vị sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất thực tế tập
hợp theo đơn đặt hàng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí
sản xuất
của GĐ 1
trong giá
thành SP
CPSXDD đầu kỳ của
GĐ 1 trong
CPSXDD đầu kỳ từ

GĐ 1 đến GĐ n
CPSX phát sinh
trong kỳ của GĐ 1
Số lượng thành
phẩm
Số lượng SPDD cuối
kỳ từ GĐ 1 đến GĐ
n
Số lượng
thành
phẩm
=
+
+
x
Tương tự đến giai đoạn cuối(n)
Phương án có tính giá thành bán thành phẩm.
Tương tự cho các giai đoạn từ giai đoạn 2 đến giai đoạn cuối.
2.1.6 Kì tính giá thành sản phẩm.
Kì tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi
phúi sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ
thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác
nhau. Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành được
chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm.
2.2 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như
chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu
 Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho.
 Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuển hoặc phân bổ chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Chi phí
sản xuất
của GĐ 2
trong giá
thành SP
CPSXDD đầu kỳ của
GĐ 2 trong CPSXDD
đầu kỳ từ GĐ 2 đến
GĐ n
CPSX phát sinh trong
kỳ của GĐ 2
Số lượng thành phẩm Số lượng SPDD cuối
kỳ từ GĐ 2 đến GĐ n
Số lượng
thành
phẩm
=
+
+
x
Tổng giá
thành thực
tế thành
phẩm
CPSX của
GĐ 1 trong
giá thành
SP

CPSX của
GĐ 2 trong
giá thành
SP
CPSX của
GĐ n trong
giá thành
SP
=
+
+ … +
Tổng giá
thành thực tế
BTP GĐ1
CPSX phát
sinh trong
kỳ GĐ 1
CPSX dở dang
đầu kỳ GĐ 1
CPSX dở dang
cuối kỳ GĐ 1
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm giá
thành GĐ 1
= +
-
-
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động
trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ được tính theo quy định.
 Chứng từ sử dụng:
o Bảng chấm công
o Bảng thanh toán tiền lương
o Bảng thanh toán tiền thưởng
o Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
o Bảng kê các khoản trích nộp theo lương
o Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
 Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 622 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công
trực tiếp trong quá trình sản xuất.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản
xuất. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung:
- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng.
- Chi phí NVL dùng trong máy móc thiết bị.
- Chi phí CCDC dùng trong sản xuất.
- chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động
sản xuất.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sữa chữa, bảo
hiểm tài sản tại xưởng sản xuất…
 Chứng từ sử dụng:
• Phiếu xuất kho.
• Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
• Bảng phân bổ tiền lương.

• Bảng phân bổ khấu hao.
• Hoá đơn dịch vụ.
 Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
2.3.1. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành
Cuối kì, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh cho
từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154: sản phẩm dở dang
Có TK 621: giá trị NVL đã sử dụng để sản xuất sản phẩm.
2.3.2. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành
Cuối kì, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
cho từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Sản phẩm dở dang
Có TK 622: giá trị NC TT đã phát sinh để sản xuất sản phẩm.
2.3.3. Kết chuyển chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành
Cuối kỳ kế toán, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung thực tế phát
sinh cho từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154:
Có TK 627: chi phí sản xuất chung đã phát sinh để sản xuất sản phẩm.
2.4. Kế toán tính giá thành sp
2.4.1 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành
Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng
không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng không tạo
ra giá trị sản phẩm chính. Những khoản điều chỉnh giảm giá thành như là chi phí thiệt hại
ngừng sản xuất, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu Tùy thuộc vào tính chất
trọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá
thành theo giá bán, giá vốn Khi hoạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành, kế toán
phản ánh như sau:

2.4.2 Đánh giá sp dở dang cuối kì
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về
mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến
sản phẩm.
TK 154 TK 111,152,138,334…

×