Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận quản trị kinh doanh Đề án kinh doanh Cửa hàng thức ăn Dùng bữa cùng chuyên gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.6 KB, 18 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Môn: Quản Trị Học
Đề án kinh doanh
Cửa hàng thức ăn
Dùng bữa cùng chuyên gia
GVHD: Trang Thành Lập
SVTH: Dương Thúy An
MSSV: 107211701
Lớp: Du Lịch 2 – K33
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2009
Nhận Xét Của Giáo Viên
























Mục tiêu:
Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu con người cũng ngày
càng cao hơn. Bên cạnh nhu cầu được ăn ngon mà còn phải đảm
bảo sức khỏe.
Ngày nay mọi người đều làm việc bận rộn nên thường ăn uống ở
ngoài, dù có nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhưng không có thời gian
chăm lo cho bữa ăn của mình. Nên đáp ứng nhu cầu đó là sự ra đời
của cửa hàng ăn uống với các loại thức ăn đảm bảo sức khỏe, có
tác dụng trị bệnh, ngừa bệnh, đảm bảo sức khỏe cho thực khách
Phục vụ:
1. Thức uống thanh nhiệt giải khát
2. Bữa ăn dinh dưỡng phù hợp với các loại đối tượng : muốn
giảm cân, thức ăn phù hợp với các loại bệnh , phụ nữ mang
thai và sau khi sinh, người vừa khỏi bệnh cần tẩm bổ sức
khỏe, các bữa ăn nhẹ, các thức ăn bổ dưỡng
Nhân lực
Đầu bếp am hiểu khẩu vị của người Việt Nam
Cửa hàng sẽ có chuyên gia dinh dưỡng trực tiếp có mặt, để kiểm
tra vệ sinh, đảm bảo nấu đúng những công thức của các món ăn.
Ngoài ra còn có thể tư vấn cho thực khách
Nhân viên phục vụ phải chu đáo, nhiệt tình và được huấn luyện cơ
bản sơ bộ về những tác dụng của thức ăn mà cửa hàng kinh doanh
Địa điểm: cửa hàng sẽ nằm ở vị trí tương đối gần các trung tâm
sức khỏe, các bệnh viện
Phục vụ: tại cửa hàng , giao tận nơi, nhận nấu theo yêu cầu của
thực khách
Không gian của cửa hàng : trang trí sạch sẽ, tạo cảm giác an tâm,

thoải mái, ấm cúng cho khách
Thực đơn:
Dưới đây là một số công dụng của các nguyên vật liệu mà cửa
hàng dựa vào để chế biến các món ăn.
1.Nhữ ng lo ạ i th ự c ph ẩ m giúp gi ả m stress
Nhiều loại thực phẩm có thể giúp phục hồi lại sự cân bằng về cả
thể chất lẫn tinh thần cho cơ thể con người như cá, bột yến mạch,
đậu Hà Lan, sữa đậu nành
Cân bằng dinh dưỡng, không lo bị stress
Cần một vài thay đổi hợp lí trong bữa ăn hàng ngày đã đem lại kết
quả như uống thuốc, mà không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào.
Rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp phục hồi lại sự cân bằng về
cả thể chất lẫn tinh thần cho cơ thể. Dưới đây là những lời khuyên
bổ ích của các chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm giúp
giảm căng thẳng, lo âu:
Nên ăn nhiều:
- Các loại cá nước lạnh (như cá hồi, cá ngừ, cá trồng, cá mòi ):
cung cấp axit béo omega-3, giúp cho màng tế bào mềm dẻo và linh
hoạt.
- Bột yến mạch, sữa đậu nành, trứng bác (còn gọi là trứng đảo,
trứng trộn ): cung cấp khoảng 500 mg trytophan-một loại axit
amin sản sinh ra serotonin ( 1 hợp chất có nhiều trong các mô,
thành ruột và hệ thần kinh). Serotonin giúp đem lại cảm giác "thư
thái" cho não bộ. Ngoài ra ăn các loại hoa quả, thực phẩm giàu
carbonhydrate cũng giúp tăng lượng serotonin trong cơ thể, giúp
giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi.
- Đậu Hà lan, mầm lúa mì, rau bina: chứa nhiều vitamin B, đóng
vai trò quan trọng trong việc giảm stress.
- Các sản phẩm bổ sung Vitamin D như dầu cá, sữa đậu nành, sữa
bò, nước cam : giúp trị các chứng rối loạn khi thay đổi thời tiết,

chống viêm, tăng sự linh hoạt của màng tế bào, giúp các chất dẫn
truyền thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Cây bông cải xanh, việt quất: khi kết hợp với protein có trong cá,
gà, rau xanh có chứa ít tinh bột sẽ giúp điều hòa hàm lượng đường
trong máu. Ngoài ra, cây việt quất còn chứa các chất chống oxy
hóa, giúp hấp thụ hoàn toàn các sản phẩm của stress.
Nên hạn chế:
- Thịt: trong thịt bò có chứa nhiều axit béo omega-6, gây ra các
chứng viêm. Omega-6 cũng có nhiều trong hạt ngũ cốc, dầu thực
vật.
- Đồ ăn rán, sấy khô như hamburger, khoai tây chiên, bánh ngọt
bơ : có hàm lượng chất béo bão hòa cao, khiến màng tế bào cứng,
không linh hoạt, dẫn tới giảm khả năng hoạt động của các tế bào
thần kinh. Hàm lượng chất béo bão hòa an toàn là <0,5 gram/ngày.
- Các chất cồn như bia rượu và cafein: bia rượu là những chất kích
thích rất mạnh, chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể phá hủy các
hormone điều khiển "tâm trạng" ở não. Cafein phá hủy các
hormone GABA đem lại cảm giác "êm dịu", gây lo lắng, căng
thẳng cho trí não và cơ thể
7. Cà rốt
Mỗi ngày uống 1/2 chén nước của một loại rau hoặc củ có mầu
sẫm hoặc mầu da cam như cà rốt sẽ giảm được 27% nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường.
Trong thành phần của cà rốt tập trung rất nhiều các chất chống oxy
hoá của thực vật do đó nó mang lại cho chúng ta hiệu quả trên.
8. Thịt thăn lợn
Những người thường xuyên ăn loại thịt rất giầu protein này có cơ
hội đốt cháy được gấp 2 lần năng lượng dự trữ trong cơ thể. Do đó,
có thể nói loại thịt này giúp chúng ta giảm cân và đặc biệt tốt cho
tim. Chỉ với 122 calo/30g thịt, đây là một nguồn protein thực vật

không béo tuyệt vời cho cơ thể chúng ta.
Thịt thăn dùng chế biến được rất nhiều món ăn hàng ngày, còn do
dự gì nữa, bạn hãy sử dụng nhiều loại thịt này trong khẩu phần ăn.
9. Cá hồi
Cá hồi là nguồn Omêga-3 tuyệt vời cho sức khoẻ chúng ta. Ngoài
tác dụng chống viêm, omêga-3 còn có tác dụng trong phòng chống
bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
10. Đậu đen
Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được
cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim
mạch cao hơn 2 lần.
1 chén nước đậu đen cung cấp 120mg magiê (nhu cầu hàng ngày
của người trưởng thành là 320mg).
2.Các loạ i th ự c ph ẩ m có tác d ụ ng gi ả i độ c cho c ơ thể
- Rau má: Rau má có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu
cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm
sảy, ho, giãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản
phụ ít sữa. Ngày dùng 30 - 50g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa
thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc
nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu
lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
- Nước mía: Cây mía còn gọi là cam giá, nước mía có vị ngọt, tính
mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, giáng hoả, thông
đàm, làm ngừng nôn mửa, điều hoà chức năng dạ dày, nhuận
trường, giã rượu, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, lợi tiểu, tăng cường
sinh lực. Thường dùng trong các trường hợp sốt cao, khát nước do
ra nhiều mồ hôi, kiết lỵ do nóng trong người, ho đàm nhiệt, táo
bón, tiểu tiện khó, nôn mửa, suy nhược cơ thể
Ngày dùng 250 - 500g mía tươi, rửa sạch, róc bỏ vỏ, chặt từng

miếng nhỏ để ăn (bỏ bã, nuốt nước), hoặc ép lấy nước mía để
uống. Có thể thêm ít nước chanh, quất, cam để uống.
Người bụng lạnh, dễ tiêu chảy có thể dùng nước mía hấp chín hoặc
nấu chín để uống. Cần lưu ý đến yếu tố vệ sinh trong khi chế biến.
- Sắn dây (cát căn): Sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng trừ
phiền nhiệt, làm mát da thịt, giải độc, giãn cơ, thông đại tiểu tiện.
Thường dùng trong các trường hợp khát nước, cơ thể nóng nực,
nôn mửa, lỵ ra máu, say rượu, mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu, phòng
ngừa các loại rôm sảy phát sinh do thời tiết nóng bức.
Dùng củ sắn dây tươi, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa thật sạch rồi giã nát, vắt
lấy nước, hấp chín để uống. Có thể dùng củ sắn dây nấu chín, lấy
nước để uống thay nước trà, hoặc dùng bột sắn dây hoà với nước
sôi để uống.
- Đậu ván trắng: Đậu ván trắng có vị ngọt, tính bình, không độc,
tác dụng hoà ngũ tạng, kiện tỳ, trừ phong, trừ thử nhiệt. Thường
dùng trong các trường hợp: cảm nắng khát nước, nôn mửa, ngộ độc
rượu, tiêu chảy, ăn uống kém. Dùng loại đậu ván già, phơi hoặc
sấy khô, rang chín vàng để nấu nước uống giải nhiệt, giải khát vào
mùa nắng nóng. Một gia đình 4 - 5 người chỉ cần dùng khoảng
100g đậu ván rang vàng, nấu với 3 - 4 lít nước là sẽ có một món
giải khát bổ dưỡng, an toàn và ngon miệng.
- Trà xanh hoặc trà tươi: Trà xanh có vị đắng, tính mát, tác dụng
thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu
não được thư thái, da thịt được mát mẻ, ngừa mụn nhọt, cầm tả lỵ.
Có thể dùng trà tươi nấu nước để uống hoặc dùng trà xanh (chế
biến từ cây trà mà vẫn còn giữ được màu xanh) hãm với nước sôi
để uống.
Mỗi ngày uống 4 - 5 tách trà khoảng (800 - 1.000ml) là có thể
giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như
cao huyết áp, cholesterol máu tăng, xơ vữa động mạch Nên uống

vào buổi sáng, trưa, chiều; không uống vào buổi tối để khỏi trở
ngại đến giấc ngủ.
Ngoài các thức uống kể trên, bạn có thể nấu nước đậu xanh 60g +
lá sen tươi 30g. Hai thứ rửa sạch, nấu với hai lít nước, đến khi đậu
xanh chín là được. Chắt lấy nước, để nguội rồi dùng uống thay
nước trà trong ngày. Thức ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,
chống nắng nóng, an thần, cầm nôn có hiệu quả.
Vào mùa nắng nóng, nên dùng thêm một số thức ăn có tác dụng
thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng (thử nhiệt)
như: bí đao, củ đậu (sắc nước), mướp đắng, rau muống, rau đắng,
rau nhút, rau sam, mồng tơi, cải cúc (tần ô), củ sen, bông súng,
dừa, thanh long, khế, dưa hấu, lê, táo, sương sâm, sương sáo, chè
thạch (rau câu), mủ trôm, hạt é, hạt lười ươi, artichaut, lô hội (nha
đam, long tu), trái dâu tằm, trái dâu núi (thanh mai), sữa đậu
nành
Các loại thực phẩm có tác dụng giải độc cho cơ thể. Ngoài công
dụng có lợi cho những người mắc các chứng bệnh do hỏa nhiệt,
nên lưu ý sử dụng một số thức uống, món ăn có tác dụng thanh
nhiệt, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Với các biểu hiện mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, miệng lưỡi lở loét, tâm
phiền mất ngủ, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng đậm thuộc chứng
hỏa nhiệt nội thịnh. Có thể dùng các món ăn bài thuốc thanh nhiệt
tả hỏa như sau:
- Cháo cúc hoa: Rất tốt cho người chóng mặt, đau đầu do tăng
huyết áp. Cúc hoa 15g bỏ cuống, rửa sạch phơi khô tán bột; gạo
100 g nấu cháo, cho bột cúc hoa vào nấu trong giây lát, ăn mỗi
sáng và chiều.
- Mướp đắng xào thịt: Mướp đắng (khổ qua) 250g, thịt nạc 150g,
gia vị vừa đủ, mướp đắng cắt lát mỏng, sau khi xát với muối rửa
sạch, thịt lợn thái lát mỏng, thêm rượu, muối, bột năng trộn lẫn để

ướp. Trong chảo nóng cho gừng lát phi thơm, thêm thịt lát xào đến
ngả màu, đổ vào mướp đắng, sôi lên thêm gia vị cho vừa. Dùng
cho chứng mắt đỏ sưng đau do can hỏa thịnh vượng.
- Cháo đậu xanh: Đậu xanh 50g, gạo 100g, nước 600 ml. Đậu xanh
rửa sạch, dùng nước nóng ngâm nở, gạo vo sạch, cùng cho vào nồi,
sau khi thêm nước sôi, chuyển lửa nhỏ nấu đến đặc, thích hợp ăn
khi nguội, ngày 2-3 lần. Dùng cho các chứng thử nhiệt phiền khát,
ung nhọt sưng đau, ngộ độc thức ăn và ngộ độc phụ tử, ba đậu,
thuốc trừ sâu
- Canh đậu xanh - bí đỏ: Đậu xanh 50g, bí đỏ 0,5 kg, muối ăn
lượng vừa đủ. Đậu xanh vo sạch để ráo nước, thêm một ít muối
trộn đều, sau khi ngâm 3 phút dùng nước dội sạch lại. Bí đỏ gọt vỏ,
rửa sạch, thái nhỏ. Đổ 0,5 lít nước vào nồi, sau khi nấu sôi cho đậu
xanh vào, 2 phút sau thêm một ít nước nguội, cho sôi lại, thêm bí,
đậy nắp nấu 30 phút bằng lửa nhỏ, nêm ít muối thì ăn. Thích hợp
cho các chứng trúng thử tâm phiền, mình nóng miệng khát, nước
tiểu vàng, hay choáng váng, mất sức
3.Nh ữ ng món ăn nhiề u dinh d ưỡ ng nh ưng không sợ t ăng cân,
dành cho các bà mẹ đang cho con bú.
Chân giò hầm táo đỏ
Thạch trái cây
Tôm xào hành gừng
Bắp cải nhồi thịt, sốt dầu hào
Các loại thực phẩm, rau củ hàng ngày mà chúng ta thường
dùng đều có những công dụng ít hay nhiều giúp "cản" chất
béo "đóng quân" ở cơ thể Hãy tìm hiểu chúng để "yên tâm"
khi ăn uống hơi quá miệng.
Táo: Chứa nhiều chất xơ, có khả năng hấp thụ nước cao, giảm
được sự hấp thụ thành phần đường của cơ thể đồng thời nó còn có
thể kích thích hoạt động của ruột thúc đẩy quá trình bài tiết.

Bí: Bí có tác dụng lợi tiểu, bài tiết thành phần nước, giảm cân. Ăn
bí thường xuyên có thể thay đổi được thành phần bột mì trong thức
ăn, ngăn không cho chúng chuyển hóa thành mỡ. Ngoài ra bí cũng
chứa nhiều vitamin, hàm lượng nhiệt lượng lại thấp.

Dưa chuột: Có thể khống chế đường chuyển hóa thành mỡ. Dưa
chuột cũng chứa nhiều chất xơ, có khả năng tăng cường hoạt động
của dạ dày và ruột, mà hàm lượng nhiệt lượng cũng khá thấp.
Mướp: Trong mướp có chứa saponin và dịch kết dính có lợi cho
đường ruột mà hàm lượng nhiệt lượng lại rất thấp. Ngoài ra, mướp
cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, vitamin A, vitamin C và các
khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt
Củ cải trắng: Có chứa dầu hạt cải và chất xúc tác bột mì, hỗ trợ
quá trình tiêu hóa và quá trình trao đổi chất của các loại thức ăn có
mỡ, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ dưới da.
Tảo: Hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng mỡ thấp, dễ gây cảm giác
no, đồng thời còn có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu.
Rau hẹ: Hàm lượng chất xơ cao, nhuận tràng, bài tiết lượng
protein và mỡ thừa ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa mỡ tích tụ trong cơ
thể.
Hải đới: Chứa nhiều chất xơ và nguyên tố vô cơ (đặc biệt là kali)
đồng thời có tác dụng thông ruột lợi tiểu.
Giá đỗ: Hàm lượng nước cao, nhiệt lượng thấp, khó hình thành mỡ
và có tác dụng lợi tiểu.
Ớt,tiêu: Có tác dụng tiêu mỡ lại chứa nhiều vitamin, hàm lượng
nhiệt lượng khá thấp.
Chanh: Chứa nhiều axít chanh, có khả năng thúc đẩy sự bài tiết
của dịch vị, thông ruột lợi tiểu.
Trà: Trà có tác dụng tiêu mỡ, hoặc giảm mỡ.
Dấm: Có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất phân giải mỡ

và đường.
Thịt thỏ: Hàm lượng mỡ thấp, chủ yếu chứa axít không no và axít
béo, nếu thường xuyên ăn cũng có tác dụng ngăn ngừa mỡ tích tụ
trong cơ thể.
Tỏi: Có tác dụng khống chế sự hình thành dung môi, từ đó giảm
bớt sự hợp thành của axít béo và cholesterol (sự hợp thành của axít
béo và cholesterol không thể thiếu sự tham gia của dung môi).
Mộc nhĩ: Là một loại thức ăn giàu protein, hàm lượng mỡ thấp,
chứa nhiều nước và khoáng chất, mộc nhĩ còn có một chất có khả
năng hạ thấp lượng cholesterol trong máu, giảm béo và chống ung
thư.
Trà bạc hà: Mỗi sáng lấy 50-100g lá bạc hà tươi (25g lá bạc hà
khô) đun nước uống, uống liền 3 tháng có thể giảm cân.
Chim cút: Thịt chim cút là một loại thực phẩm giàu protein, mỡ
thấp, chứa nhiều vitamin, hơn nữa hàm lượng cholesterol lại rất
thấp, là một loại thịt lý tưởng để giảm cân.
4. Bệnh lao phổi
Lao phổi là bệnh mãn tính gây hao mòn. Theo Đông y, bệnh căn
tuy tại phổi, nhưng thực tế có liên quan mật thiết với các cơ quan
khác như tỳ và thận, nên thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng
phổi, đặc biệt là chú ý ăn uống để điều dưỡng. Có thể dùng những
món dưới đây.
Quả óc chó hấp hồng khô.
Cháo bo bo - táo đỏ
Bách hợp nấu đường
Cao lê - củ sen.
Cá chạch nấu tỏi
Canh cá chép nấu táo đỏ
Phổi heo hầm hoa lựu
Râu bắp nấu mật ong

Nước vắt lê - củ sen - tỏi
Canh rễ kiwi nấu táo đỏ
Nước củ sen
Thịt heo hầm củ sen
5. Thức ăn cho người bệnh tim
Những món ăn như rau cần xào nấm hương, canh sắn dây, canh
nấm rơm đại táo rất thích hợp với người bị bệnh tim. Đặc biệt,
món trứng gà luộc rượu rất tốt cho sản phụ có bệnh này.
Không chỉ với người có bệnh tim mạch mà cả phụ nữ đang mang
thai cũng được khuyên không nên dùng nhiều những món ăn, thực
phẩm có tính kích thích, cay, nóng (như cà phê, ớt, tiêu ); các chất
quá béo, hay quá mặn.
Tim là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tim
không khoẻ là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh cho
cơ thể. Những thực phẩm dưới đây trong những bữa ăn hàng ngày
để có trái tim khoẻ mạnh.
>> Ăn gì để trái tim luôn khoẻ?
1. Hạnh đào
2. Dầu ô lưu
Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành
mạch.
3. Sữa chua tự nhiên
4. Cam
Cam chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất pectin do đó nó có tác
dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu.
5. Quả seri
Quả seri rất giàu các chất antôxian - chất chống ô xy hoá cho phép
trung hoà các enzym được tạo nên bởi những những mảng bám
gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
6. Tỏi

Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng
chống bệnh xơ vữa động mạch
Một số món sau đây dùng thích hợp cho người có bệnh tim
Canh nấm rơm - đại táo
Nguyên liệu: 50 g nấm rơm, 7-8 quả đại táo, cùng gia vị.
Canh sắn dây
Món trứng cho sản phụ đau tim
Dùng nước pha rượu trắng luộc hai quả trứng gà cho thật chín.
Chia làm hai lần dùng trong ngày, mỗi lần một quả. Đây là bài
thuốc trong "Thiên kim phương" dùng cho sản phụ mắc bệnh tim
sau khi sinh.
6.Mộ t s ố món ăn cho ngườ i b ệ nh ung th ư
Canh riêu cá chép
Tỏi ngâm giấm
Nước rau dền tía
Công dụng: Món này dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung.
Nước ý dĩ - lô căn
Món này có tác dụng điều trị cho người bệnh ung thư phổi.
Bạch hoa xà thiệp thảo thang:
Công dụng: Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi
còn ở giai đoạn đầu.
canh sườn heo nấu lô hội
Món này dùng thích hợp cho những trường hợp bệnh ung thư
có kèm theo tình trạng táo bón.
Cơm lá sen
Có tác dụng chống bệnh ung thư, có tác dụng cho người bệnh
ung thư đường ruột
7.M ộ t s ố món ăn có tác dụ ng t ố t đố i v ớ i ng ườ i b ị b ệ nh cao
huy ế t áp.
1. Canh song nhĩ

Thuốc có tác dụng tốt cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng động
mạch.
2. Cháo cà chua
Thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can,
thích hợp cho người bệnh cao huyết áp và có mỡ trong máu.
3. Thịt gà xào cần tây
Một số món dùng
* Hẹ xào thịt ngao sò. Dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
* Hồng xanh: Dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
* Sứa, thịt mẫu lệ: Dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa
phương.
Giá cả tùy vào loại món ăn
Dự tính vốn ban đầu là 100.000.000 VNĐ

×