TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
LỚP:NHK2006 TP.HCM
TIỂU LUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN:
TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY
CỔ PHẦN
NHỮNG LỢI THẾ VÀ YẾU ĐIỂM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN
CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CHO MỘT CÔNG
TY CỔ PHẨN
Giáo viên hướng dẫn: DƯƠNG KHA
Danh sách nhóm thực hiện: ĐẶNG THỊ THẮM
LÊ HỒNG THẮM
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
MỤC LỤC
A.TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY CỔ PHẦN
I . Khái niệm công ty cổ phần
II. Cổ phần - cổ đông, cổ phiếu – trái phiếu
III. Tổ chức quản lý công ty cổ phần
B.NHỮNG LỢI THẾ VÀ YẾU ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Những lợi thế của công ty cổ phần
II. Những yếu điểm của công ty cổ phần
C.CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CHO MỘT CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Khái niệm chi phí đại diện
II. Chi phí đại diện cho một công ty cổ phần
A.TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY CỔ PHẦN
I.Công ty cổ phần là gì?
1.Khái niệm:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp,trong đó:vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần;người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông(có thể là tổ chức, cá
nhân).
a.Công ty tư nhân(sole-proprietorship):do một cá nhân thành lập và quản lý.
Công ty tư nhân được thành lập và điều hành dơn giản,ít tốn kém,không chịu
thuế,toàn bộ lợi tức và tài sản là của chủ sở hữu; trách nhiệm tài chính vô hạn,khả
năng gia tăng vốn là hạn chế,đời sống gắn liền với chủ doanh nghiệp.
b.Công ty cổ phần đại chúng:
▪Là khi công ty cổ phần nội bộ bắt đầu tăng trưởng và những cổ phiếu của nó được
giao dịch mua bán rộng rãi trên thị trường.
▪Công ty cổ phần đại chúng có khả năng huy động vốn,trách nhiệm tài chính hữu
hạn,đời sống vĩnh viễn,điều hành chuyên nghiệp và hiệu quả; giám sát chặt chẽ,đánh
thuế trùng,điều hành tốn chi phí.
2.Đặc điểm:
▪Các cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;cổ đông có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
▪Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
▪Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
II.Cổ phần-cổ đông,cổ phiếu-trái phiếu
1.Cổ phần-cổ đông:
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần,được thể hiện dưới
hình thức cổ phiếu va có thể bao gồm hai loại:cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
a) Cổ phần phổ thông : Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
* Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
▪Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực
tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu
biểu quyết;
▪Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
▪Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của
từng cổ đông trong công ty;
▪Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người
không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định.
▪Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu
quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
▪Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội
đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
▪ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương
ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.
*Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời
hạn liên tục ít nhất sáu tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn) có các quyền sau đây:
▪Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
▪Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo
tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo
cáo của Ban kiểm soát;
▪Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
▪Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành
hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản.
*Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
trong các trường hợp sau đây:
▪Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người
quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
▪Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới
chưa được bầu thay thế.
Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản. Kèm theo yêu
cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi
phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
* Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định:
▪Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy
định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc
họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng
cổ đông;
▪Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc
nhóm cổ đông này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại
hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp
số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà
họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên
còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
.*Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
▪Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công
ty.
▪Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình
thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có
cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản
này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty
phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.
▪Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
▪Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
▪Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công
ty.
▪Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi
hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây :
◦Vi phạm pháp luật;
◦Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác;
◦Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với
công ty.
*Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
▪Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong
thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
▪Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh
doanh.
▪Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các
thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không
trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
▪Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua
thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các
cách sau đây:
◦Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ
trong công ty;
◦Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
◦Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong
trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không
còn là cổ đông của công ty.
▪Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ
đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
▪Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền
chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm,
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
▪Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình
cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội
đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần
không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận
chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
b) Cổ phần ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu
đãi gồm các loại sau đây :
Cổ phần ưu đãi biểu quyết:
▪Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ
phần phổ thông.
▪Chỉ có cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi
biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
▪Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết:
◦Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu
theo quy định.
◦Có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ phần đó cho
người khác.
Cổ phần ưu đãi cổ tức:
▪Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ
tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm
gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức
thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
▪Quyền của cổ đông có cổ phần ưu đãi cổ tức:
◦Nhận cổ tức với mức theo quy định;
◦Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào Công
ty, sau khi Công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công
ty giải thể hoặc phá sản;
◦Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng
cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
▪Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào
theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại.
▪Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông,
trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông và đề cử người vào Hội đồng
quản trị và Ban Kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi khác:
*. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần
ưu đãi khác do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
*. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ
và lợi ích ngang nhau.
*. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có
thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
2.Cổ phiếu-trái phiếu
a.Cồ phiếu:
▪Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở
hữu một hoặc một số cổ phần của công ty goị là cổ phiếu. Cổ phiếu có hai loại: cổ
phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên;
▪Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì
quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản
trị và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt
hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.
▪Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác
thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đối với cổ
phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề
nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ
sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ
dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị
công ty cấp cổ phiếu mới.
b.Trái phiếu
▪Trái phiếu là chứng chỉ ghi nợ.
▪ Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại
trái phiếu khác theo quy định của pháp luật.
▪Công ty không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau đây, trừ
trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
◦Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán
hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;
◦Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn
mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.
Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị
hạn chế bởi các quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
▪Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời
điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình quyết định của Hội đồng quản trị
về phát hành trái phiếu.
III. Tổ chức quản lý công ty cổ phần:
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm có:
- Đại Hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)
- Các chức danh quản lý quan trọng khác (nếu có)
- Ban kiểm soát (trường hợp có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ
đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty)
1. . Đại hội đồng cổ đông:
*Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty.
*Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
▪Thông qua định hướng phát triển của công ty;
▪Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
▪Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát;
▪Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% (hoặc ghi
cụ thể tỷ lệ khác) tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty.
▪Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ
do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy
định tại điều lệ này;
▪Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
▪Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
▪Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại
cho công ty và cổ đông công ty;
▪Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
* Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người (ghi cụ thể số lượng tối
đa) đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của
pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì
phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử,
chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn
bản đến công ty.
2. Hội đồng quản trị:
*Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
*Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
▪Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty;
▪Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
▪Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
▪Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
▪Quyết định mua lại cổ phần
▪Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ này;
▪Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
(hoặc ghi tỷ lệ khác nhỏ hơn) tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 40
của Điều lệ này;
▪Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám
đốc (hoặc Tổng giám đốc) và người quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương
và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực
hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù
lao và lợi ích khác của những người đó;
▪Giám sát, chỉ đạo Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và người quản lý khác trong điều
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
▪Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
▪Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết
định;
▪Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
▪Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý
lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
▪Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
*Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến
bằng văn bản. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
*Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng
quy định của pháp luật, Điều lệ này và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong
trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp
luật hoặc Điều lệ này gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông
qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và
phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên
được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công
ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình
chỉ thực hiện quyết định nói trên.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị:
*Đại hội đồng cổ đông (hoặc Hội đồng quản trị) bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu
trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám
đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty.
*Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
▪Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
▪Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc
họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
▪Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
▪Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
▪Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.
*Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên
khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường
hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc
được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ
chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
4.Giám đốc (Tổng Giám đốc):
*Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám
đốc (hoặc Tổng giám đốc).
*Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
▪Nhiệm kỳ của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) không quá năm năm; có thể được bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
▪Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) theo quy định của
Luật doanh nghiệp.
▪Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty không được đồng thời làm Giám đốc (hoặc
Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác.
*Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
▪Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
▪Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
▪Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
▪Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
▪Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
▪Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả
người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc);
▪Tuyển dụng lao động;
▪Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
*Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ này, hợp đồng lao động ký với
công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà
gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5.Giám đốc tài chính:(CFO)
*Giám đốc tài chính chỉ những người có trách nhiệm đưa ra những quyết định đầu tư
,quyết định tài trợ và quyết định chính sách cổ tức.
* Giám đốc tài chính là chiếc cầu nối giữa hoạt động của một doanh nghiệp và thị
trường tài chính.
*CFO: điều hành trực tiếp cả hai vị trí giám đốc vốn và kế toán trưởng.
*CFO: có trách nhiệm trong việc hoạch định các chính sách tài chính và các kế
hoạch tài chính phục vụ cho các hoat động của doanh nghiệp.
*Thông thường là người phụ trách cao nhất vế tài chính của công ty- các CFO- đồng
thời cũng có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động chung của một công ty
với mức độ vượt hơn chuyên môn chính về tài chính của họ.
*Các CFO cũng có thể là thành viên của ban giám đốc.
Vai trò của giám đốc tài chính được thể hiện trong hình(dòng chảy của tiền mặt từ
nhà đầu tư đến công ty vas au đó quay trở lại nhà đầu tư):
*Dòng chảy bắt đầu khi công ty bán chứng khoán để huy động vốn (mũi tên 1).Và
sau đó tiền được chi tiêu để mua sắm các tài sản thực sử dụng cho hoạt động kinh
doanh (mũi tên 2).Sau đó nếu công ty kinh doanh hiệu quả thì các tài sản thực này sẽ
tạo nên dòng tiền gia tăng để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu (mũi tên 3).Cuối cùng tiền
hoặc tái đầu tư trở lại (mũi tên 4a) hoặc được hoàn trả cho các nhà đầu tư,những
người đã mua các chứng khoán mà công ty phát hành lúc ban đầu (mũi tên 4b).Dĩ
nhiên, sự lựa chọn giữa 4a va 4b là không hoàn toàn tự do.Ví dụ nếu ngân hang cho
vay ở giai đoạn 1 thì sau đó ngân hang phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc cộng lãi
vay ở giai đoạn 4b.
6. Giám đốc vốn(Treasurer):
* Giám đốc vốn có trách nhiệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp,tìm kiếm huy
động nguồn vốn mới và duy trì mối quan hệ với các ngân hàng,với các cổ đông cũng
như với tất cả các nhá đầu tư khác,những người đang nắm giữ các chứng khoán mà
công ty đã phát hành.
* Giám đốc vốn có trách nhiệm chính là làm sao huy động, va quản lý các nguồn tài
trợ của doanh nghiệp sao cho hướng đến tối đa hóa giá trị cổ đông.
7. Kế toán trưởng:
*Kế toán trưởng là người chuyên thiết lập các báo cáo tài chính hàng năm, quản lý
hệ thống kế toán nội bộ của công ty và theo dõi các khoản thuế phải nộp.
*Kế toán trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng tiền luôn được sử dụng một cách hiệu
quả,đảm bảo hệ thống kế toán và thông tin của doanh nghiệp sao cho tuân thủ theo
pháp luật.
*Kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính có trách nhiệm tổ chức và theo dõi quá
trình hoạch định ngân sách vốn của công ty.
B. NHỮNG LỢI THẾ VÀ YẾU ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Những lợi thế của công ty cổ phần
So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh
nghiệp là công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn hẳn được thể hiện ở những khía cạnh
1. Công ty cổ phần là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập:
Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của công ty cổ phần với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và
tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. Trong
quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng chính
tài sản của mình; với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình
theo qui định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự
trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Khi công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài
sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì
lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông.
2. Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn:
Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển
dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở
thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty
có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo
qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi
các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của quyền sở hữu công ty.
Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên
toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các
nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của
mình.
3.Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do:
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép
chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát
hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ
của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của
mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực
hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn
góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các
cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm
của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi
họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho
người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng.
4. Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt:
Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là
yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với
các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn
của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ
phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với
bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công
ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng
động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa
là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty
cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động
của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh
tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là
con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp
ứng được sự vận động linh hoạt của vốn. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa
phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất
vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ
phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp
nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi.
5. Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn
tại:
Với các loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, sự tồn tại của các
doanh nghiệp này luôn luôn gắn liền với tư cách của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các
thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể sẽ
bị kết thúc cùng với cái chết, sự rút lui hay sự khánh tận của chủ doanh nghiệp tư
nhân hay của một trong các thành viên hợp danh của công ty. Nhưng đối với công ty
cổ phần thì hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ
điều gì có thể xảy ra đối với các cổ đông trong công ty; bởi vì công ty cổ phần có tư
cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết
có xảy ra đối với các cổ đông thì công ty cổ phần vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà
hoàn toàn không hề bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc
kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định. Mặt khác, các luật công
ty hiện đại của một số nước đều không hạn chế thời gian tồn tại của công ty cổ phần
trừ những trường hợp như: công ty phá sản hoặc các cổ đông cùng thỏa thuận chấm
dứt hoạt động hay vì một lý do nào khác mà điều lệ công ty qui định. Chính sự ổn
định trong kinh doanh và thời gian hoạt động lâu dài đã tạo cho các công ty cổ phần
có được sự thu hút mạnh mẽ và được ưa chuộng hơn so với các loại hình doanh
nghiệp khác .
6. Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao:
Với tư cách là một pháp nhân độc lập, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và
Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công
ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải
đều việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty
hợp danh việc quản lý công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách
là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và
nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản
lý còn được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho
phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có
thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt
động kinh doanh hàng ngày của công ty.
II. Những yếu điểm của công ty cổ phần
o Quyết định của họ châm trễ và thủ tục hành chính lằng nhằng mỗi khi có việc xảy ra
o Họ có thể quan liêu, với những tiến trình chậm chạp, công việc chậm rì, đôi lúc còn
ém những người có khả năng
o Họ có thể thu đầy rẫy những chi phí
o Họ phát triển mạnh mẽ, vì thế cần thích nghi, nếu không sẽ không tồn tại được
o Vì quá chú trọng vào thu nhập và tìm chỗ đứng trên thị trường mà đôi khi họ chỉ
nhận được vị trí phía sau
o Thỉnh thoảng họ cũng gặp lúng túng vì người chủ đã đưa công ty tới một mức nào đó
rồi cứ dậm chân tại chỗ. Lúc này, cần một người có khả năng hơn dẫn dắt công ty
phát triển bước kế tiếp.
o Tâm lý làm việc không vững vàng vì bị đe dọa bởi áp lực kinh tế và những quyền lực
đối địch khác. Công ty có nhiều nguy cơ phá sản. Và thế là ta mất việc.
Thu nhập cao cũng chưa phải chắc chắn gì vì không có các khoản bảo hiểm hàng
tháng. Nếu bạn làm tốt, mức lương tự trả cho mình rất cao. Nếu làm không tốt, bạn
phải tự gánh chịu. Điều này có thể gây stress cho một vài người.
o Bạn có thể phải cầm cố tài sản nếu muốn vay tiền cho công ty hoạt động.
Bạn phải liên tục suy tính, hoạch định. Nếu không thời cuộc trên thị trường có thể
thay đổi và bạn có thể trắng tay chỉ sau một đêm.
o Bạn phải thường xuyên cập nhật những khoản luật liên quan và xoay sở tài khoản
riêng của bạn
o Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có
thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân
hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; (ii) Việc thành lập và quản lý
công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt
chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
o Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
o Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng,
công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này
có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến
lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan
tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước
mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ
muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
o Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó,
khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ
đông
o Số lượng thành viên tối da không vượt quá 50 người. - Không được quyền phát hành
cổ phần. - Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ một trình tự chặt chẽ
theo quy định tại Điều 43, 44, 45 của Luật doanh nghiệp 2005
C. CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CHO MỘT CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Khái niêm chi phí đại diện
1. Khái niệm:
Chi phí đại diện (agency cost) : Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ
tối đa hoá giá trị công ty. Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý
và tác động vào công việc của họ. Dĩ nhiên sẽ không có chi phí nào khi các cổ đông
đồng thời cũng là nhà quản lý. Đây cũng chính là thuận lợi của loại hình công ty tư
nhân: người chủ và người quản lý không có mâu thuẩn về lợi ích.
2. Nguyên nhân cơ bản của chi phí đại diện
Nguyên nhân cơ bản của chi phí đại diện là thông tin bất cân xứng. Trong tài chính
các nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ có được những thông tin khác nhau về tiềm năng
công ty, thực trạng và cơ hội của công ty. Vấn đề này có thể tồn tại trong nhiều năm,
dẫn đến những kết quả rất bất lợi đối với cổ đông.
3. Mục tiêu chủ sở hữu
Tối đa hoá giá trị công ty. Mục tiêu của người quản lý đôi khi gắn với lợi ích cục bộ,
tình cảm cá nhân vì thế xuất hiện chi phí đại diện, Chi phí đại diện trong tài chính
đầu tư sai, tài trợ quá mắc, chính sách phân phối thiên lệch và các giao dịch nội gián.
Một nghiên cứu cho thấy các nhà quản trị có 2 thái độ : vì lợi ích cá nhân ( xe, tiện
nghi, quyền) nên sẵn sàng che dấu thông tin (Entron, WorldCom) hoặc thực hiện các
quyết định đầu tư mạo hiểm vì quá xem thường rủi ro ( Ngân hàng Baring)
II. Chi phí đại diện cho một công ty cổ phần
1. Chi phí đại diện cho một công ty cổ phần
Chi phí đại diện,là vấn đề thường được nghe nhắc hoặc nói đến nhiều trong kinh
doanh khi mà người chủ và người quản lý không gặp nhau ở mục đích của mình và
vấn đế thông tin bất cân xứng.
Người chủ, Là chủ sở hữu các giá trị tài sản của công ty có quyền sử dụng và sở hữu
tài sản, người quản lý, Là người điều hành quản lý công ty của mình theo hướng hiệu
quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. vấn đề phát sinh
là không có sự đồng nhất về mục tiêu, ý trí, quan điểm giữa nhà quản lý và những
chủ sở hữu doanh nghiệp. chủ sở hữu luôn đặt ra những mục tiêu để sao cho đồng
vốn mình bỏ ra thu lợi nhuận nhiều nhất. Chủ sở hữu, nhà đầu tư lo ngại về việc
thất thoát và sử dụng kém hiệu quả nguồn tài chính đã cung cấp cho doanh nghiệp.
Do vậy, khi đã bỏ vốn vào doanh nghiệp, nhóm này có xu hướng giành quyền kiểm
soát (control) mọi hoạt động. Ban giám đốc, các vị trí điều hành chủ chốt bị hạn
chế và khó linh hoạt với các quyết định điều hành khi chịu quá nhiều kiểm soát từ
các nhà cung cấp tài chính.
Bấy lâu nay chúng ta đã nghe quá nhiều về vấn đề chi phí đại diện trong doanh
nghiệp nhà nước và thường nghe nhắc đến biện pháp rằng nên CPH các DNNN để
mà giảm thiểu tối đã các chi phí đại diện sinh ra đó.
Nếu như DNNN là doanh nghiệp của tòan dân và tất nhiên công việc kinh doanh của
nó phải là tạo lợi ích cho toàn dân thì những người điều hành của các công ty đó lại
chưa chắc đứng hẳn về phía nhân dân tức người chủ trực tiếp của mình.Con người
vốn có rất nhiều ham muốn và cách thức mà mọi người chúng ta đều thấy cần phải
có để thực hiện những ham muốn của mình đó chính là dùng tiền mà mua lấy.Vấn đề
ở đây là tiền của ai,và ai chi cho các hoạt động đó của mình.
Câu trả lời mà chắc hẳn ai cũng biết rõ:”xài chùa thì khóai hơn xài của mình!”
Bấy lâu nay cái quan niệm: của công là của chùa! Đã đi sâu vào quan niệm của mỗi
người công chức đặc biệt là các vị quan chức của chúng ta.
Những việc chi tiêu lãng phí tiền tỉ không phải là không có nhưng nếu nói vì sao nó
không phát hiện cho dù vẫn còn đó những cơ quan kiểm tra kiểm soát của nhà nước?
Có lẽ được giải thích rằng không phải chỉ có cán bộ quản lý mới thích xài chùa mà
chính những nhân viên của họ cũng thích xài chùa,trên xài,dưới cũng xài(ai không
xài là dại!)từ cái xài chùa lãng phí nhỏ rồi dẫn đến cái xài chùa lãng phí lên trên cũng
không lấy gì làm lạ.
Chính vì những tư tưởng và quan niệm đó mà sự thất thóat và lãng phí trong cơ quan
nhà nước ngày càng lớn.
Người bất bình,có tài,có tâm,muốn nói không được thì đành ngậm ngùi ra đi bởi họ
không thể chịu nổi! Không cần phải nói chúng ta cũng biết được hiệu quả họat động
của các DNNN
Vấn đề mà mọi người thường nói đến là muốn xóa bỏ chi phí đại diện thì nên CPH
các DNNN nhưng đã có ai thử đặt câu hỏi,CPH xong rồi thì chi phí đại diện có còn
hay không hay là nó lại biến tướng theo 1 hình thức khác.
Nếu như trước đây chi phí đại diện chỉ là giữa người chủ quản trực tiếp là nhà nước
và các doanh nghiệp thì bây giờ nó đã thành giữa người chủ quản và các cổ đông của
công ty.
Lấy gì đảm bảo sau khi CPH thì chi phí đại diện sẽ không còn?
Thứ nhất cho dù người chủ có thay đổi hay không thì mâu thuẫn lợi ích giữa người
chủ sỡ hữu và người quản lý vẫn là vấn đề muôn đời.Mục tiêu của các cổ đông luôn
là tối đa hóa giá trị công ty còn mục tiêu của người quản lý vẫn luôn là tối đa hóa lợi
ích bản thân!
Nếu như có giải pháp rằng người quản lý sẽ nắm giữ cổ phần của công ty và nhận lợi
ích trực tiếp từ sự chính những gì họ đem lại cho công ty của mình thì vấn đề nảy
sinh là bao nhiều là đủ?Lòng tham con người là không đáy,đã có 1 thì lại muốn có 2
và 2 thì lại muốn có 3 cứ thế mà đi đến giới hạn cuối cùng.
Hơn nữa trong tình hình mà nhân tài như lá mùa thu và cơ chế kiêng vị nể nang vẫn
còn đó trong xã hội Vn thì chắc hẳn những vị giám đốc của DNNN cũ vẫn được nể
nang để mà tiếp tục đảm nhiệm cái vai trò đầu tàu của công ty cho dù đã CPH.Non
sông dễ đổi bản tính khó dời,CPH thì CPH nhưng nếu như không thanh lọc lại đội
ngũ lãnh đạo của mình thì có CPH 100 lần cũng không xong.
2. Mâu thuẫn giữa các cổ đông
Mâu thuẫn giữa các cổ đông và nhà quản lý không chỉ dừng lại ở vấn đề người chủ-
người đại diện, một vấn đề mà các giám đốc tài chính luôn phải đối phó,mà còn mở
rộng hơn nữa. Ví dụ chỉ khi các cổ đông khuyến khích các nhà quản lý nổ lực làm
việc vì quyền lợi của cổ đông và như vậy các nhà quản lý cấp cao lại phải tiếp tục
suy nghĩ cần những biện pháp gì để khuyến khích mọi người khác trong công ty
cùng nổ lực làm việc. Trong trường hợp này nhà quản trị cấp cao sẽ là người chủ và
các nhà quản trị ở cấp thấp hơn và tất cả những nhân viên khác sẽ là người đại diện.
Chi phí đại diện có thể nảy sinh trong lĩnh vực tài chính. Trong những thời điểm bình
thường, ngân hàng và các trái chủ, những người cho doanh ngiệp vay tiền, sẽ có
cùng quan điểm với các cổ đông trong việc mong muốn công ty thành công phát đạt.
Nhưng khi công ty có những vấn đề khó khăn, sự thống nhất về mục tiêu chung có
thể đổ vỡ. Vào những lúc như vậy thay đổi ban quản lý là điều cần thiết để cứu
doanh nghiệp, nhưng những nhà cho vay lại không muốn tiếp tục đầu tư vào doanh
nghiệp nữa và họ quan tâm đến việc thu hồi lại khoảng tiền đã cho doanh nghiệp
vay. Họ sẽ miễn cưỡng và không muốn quan tâm những vấn đề của doanh nghiệp,
những rủi ro có thể đe dọa đến sự an toàn các khoản cho vay của họ. Sự tranh cãi
thậm chí có thể xảy ra sự tranh giành giữa các chủ nợ nhằm giành cho mình một vị
trí ưu tiên hơn để có thể nhận lại khoản vay theo thứ tự chi trả của luật phá sản.