Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận quản trị kinh doanh Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.26 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
TIỂU LUẬN MễN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TấN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
GVHD: PHẠM ĐèNH TỊNH
Lớp: CĐKT7CLT
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
1. Nguyễn Thị Hoài Trang
2. Trần Thị Huyền Trang
3. Đỗ Thị Hồng Trang

Tp, HCM, Tháng 1 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
TIỂU LUẬN MễN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TấN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ TRÁCH NHIấM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
GVHD: PHẠM ĐèNH TỊNH
Lớp: CĐKT7CLT
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
1. NGUYỄN THỊ HOÀI TRANG
2. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG
3. ĐỖ THỊ HỒNG TRANG
Tp, HCM, Tháng 1 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian gần ba tháng học tập ở Trường Đại Học Công Nghiệp Thành


phố Hồ Chí Minh vừa qua, đã cung cấp cho chúng em những kiến thức, cũng như sự vận
dụng giữa lý thuyết và thực tế về ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. Đó là hành trang giúp em
bước vào đời, bước đầu dẫn dắt em trong công việc sắp tới, chính thức sẽ là một lao động
trong Xã Hội
Chúng em không biết nói gì hơn ngoài việc ghi những dòng chữ này để bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy cô Trường ĐH Công nghiệp nói chung,
quý Thầy cô khoa Đạo Đức Kinh Doanh nói riêng đã vun đắp, chỉ bảo và trang bị cho
chúng em những kiến thức quý báu. Đặc biệt nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy PHAN
ĐèNH TỊNH, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực
hiện tiểu luận này.
Bên cạnh đú, nhúm em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân và bạn bè, những
người đã liên tục động viên và hỗ trợ nhóm em trong suốt thời gian học và hoàn thành tiểu
luận.
Bài tiểu luận này chính là kết quả của sự cố gắng của tất cả các bạn trong nhúm chớn, cùng
với sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và cũng là lần đầu
tiên đưa lý thuyết áp dụng vào thực tế. Vì vậy, chỳng em không sao tránh khỏi những sai
sót trong khi hoàn thành báo cáo.
Chúng em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý và sửa chữa của thầy PHAN ĐèNH
TỊNH cũng như các Quý Thầy cô trong khoa.
Cuối cùng, chúng em chúc thầy Tịnh và Quý Thầy cô Trường ĐH Công Nghiệp Tp.
HCM luôn dồi dào sức khỏe và thành đạt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, Ngày 10 Tháng 01 Năm 2010.

Phần 1
Mở Đầu
I. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - vấn đề còn nguyên tính hấp
dẫn
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới tuy
không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính nóng bỏng đối với

doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã
hội.
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility - CRS). Trong số đó, Uỷ ban kinh tế thếgiới về phát triển bền vững định
nghĩa: "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo
đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội
nói chung." Doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả
lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.
2. Vấn đề thường nhật ở các nước phát triển
Trên thế giới, những người khổng lồ đang chi trả rất nhiều tiền để trở thành một hình
mẫu kinh doanh lí tưởng, và để trở nên có trách nhiệm với xã hội. Điển hình cú hóng điện
dân dụng Best Buy với việc áp dụng chương trình tái chế sản phẩm. Starbucks, hãng cà phê
có mặt khắp ngóc ngách của hành tinh, đã bắt tay vào hàng loạt các hoạt động cộng đồng.
Evian, hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp, phân phối sản phẩm của mình trong những
chai nước thân thiện với môi trường. Công cụ tìm kiếm vô địch Google với trụ sở
Googleplex đối xử với nhân viên như vàng ngọc. General Electrics sử dụng 2 tỉ đụla hàng
năm để nghiên cứu các công nghệ bảo vệ môi trường mới. Phó phòng Quan hệ cộng đồng
của Best Buy, Paul Prahl đã phát biểu rằng "Chúng tôi chỉ cảm thấy chúng tôi sẽ thành
công trên thị trường nếu chúng tôi chịu trách nhiệm xã hội." Ở nhiều công ty báo cáo trách
nhiệm xã hội còn đi kèm với các báo cáo thường niên.
Ngoài việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên, bảo vệ môi trường, và phát
triển các sản phẩm tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường. Các công ty còn xây
dựng quỹ và làm từ thiện đóng góp vào sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Royall
Dutch Shell, tập đoàn giàu khí lâu đời, đã thành lập các quỹ từ thiện, trong đó có việc xây
dựng trung tâm giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằm giỏo dục trẻ em và dạy kĩ
năng cho người trưởng thành. Ngân hàng thế giới World Bank và hãng dược phẩm Merck
đã đưa ra sáng kiến nhằm phát triển nguồn quỹ lên 50 triệu đụla Mỹ trong đó có cả việc

tặng sản phẩm Mectizan để giúp 28 nước Châu Phi loại trừ bệnh tật. Các tỷ phú cùng với
quỹ của công ty cũng đóng góp rất nhiều vào việc làm từ thiện như Bill Gates hay Warren
Buffett.
Ở các nước phát triển, chi phí trách nhiệm xã hội dành cho việc nghiên cứu và phát
triển chiếm nhiều hơn so với các chi phí dùng để làm từ thiện, mặc dù chi phí làm từ thiện
cũng không hề nhỏ.
II. Nhận thức về “Trỏch nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho
doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển
bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an
toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách
nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu
chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là
kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể
họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy
tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội
còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử;
thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ
quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc
thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp
cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà
hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn
tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc
lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không

còn cơ hội tiếp cận thị trường.
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã
hội khi: đảm bảo được hoạt động của mỡnh khụng gây ra những tác hại đối với môi trường
sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của
mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến
người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh
thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo
sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính
trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi
người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường
và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản
phẩm có chất lượng tốt, khụng gõy tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một
tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng;
Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì
cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp
có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như
các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú
Bill Gates là một ví dụ tiờu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều
trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng
đồng
III. Bộ quy tắc ứng sử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động chủ yếu thông qua các
Bộ Quy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội. Các bộ Quy tắc quy định về xã hội, môi trường và
đạo đức giỳp cỏc doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn luật pháp quốc gia và đối
với các nhà cung ứng (bên bán) phải được giám sát việc thực hiện cũng như kiểm tra độc
lập thường xuyên. Các Bộ Quy tắc này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990. Bộ đầu
tiên do Levi Straus xây dựng năm 1991. Hiện nay ước tính có khoảng hơn 1000 Bộ Quy
tắc ứng xử do các công ty đa quốc gia xây dựng, trong đó có SA8000 do tổ chức quốc tế về

Trách nhiệm xã hội của Mỹ xây dựng (Social Accountability International – SAI).
Nội dung của các Bộ Quy tắc ứng xử đầu tiên rất khác nhau, nhưng ngày nay các Bộ
Quy tắc này chủ yếu tập trung vào các tiêu chuẩn của ILO. Hầu hết các bộ Quy tắc này đều
gồm 10 điểm, thể hiện các nguyên tắc trong công ước cơ bản của ILO, chẳng hạn SA8000
cú cỏc quy định về Trách nhiệm xã hội sau : 1. Lao động trẻ em; 2. Lao động cưỡng bức; 3.
An toàn và vệ sinh lao động; 4. Tự do hiệp hội và quyền thoả ước lao động tập thể; 5. Phân
biệt đối xử; 6. Xử phạt; 7. Giờ làm việc; 8. Trả công; 9. Hệ thống quản lý
Thời gian gần dây, du luận dang quan tâm chặt chẽ và bức xúc dối với hàng loạt vụ vi
phạm dạo dức kinh doanh, xõm hại môi truờng và sức khỏe con nguời ở mức dộ nghiêm
trọng; diển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải
không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam. Sự dúng – sai trong
những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy nhiên, dối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp dang
hoạt dộng khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại duợc dặt ra và
cần duợc thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn.
Một công ty cần phải làm những gì dể có thể duợc xã hội dỏnh giỏ là một công ty tốt
và phát triển bền vững? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nuớc tới dâu? Luật nên quy
dịnh trách nhiệm của doanh nghiệp dến mức dộ nào thì hợp lý? Và phải chang nguời tiêu
dùng ở các nuớc dang phát triển nhu Việt Nam cú quỏ ớt quyền lực, dễ bị tổn thuong, hoặc
họ cũng không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phương tiện của mình để
bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ? Nhằm góp phần giải đỏp các câu hỏi trên, chúng
tôi tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghi rằng các nền
kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với những vấn đề chỳng ta gặp phải ngày hôm nay,
do đó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất đáng để chúng ta tham khảo.
Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social
responsibility- CSR) lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi
nổi giữa hai truờng phái quản trị “Đại diện” và “Đa bờn” trong quản trị công ty; trên bình
diện lớn hơn, đõy là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tự do (bảo thủ, cánh hữu) và chủ
nghĩa tư bản xã hội (dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai
vấn dề then chốt trong CSR là: (i) bản chất của doanh nghiệp hiện đại, và (ii) mối quan hệ
ba bên: doanh nghiệp- xã hội- nhà nuớc.

1. Cuộc tranh luận về CSR
Ðại diện nổi bật nhất cho chủ thuyết quản trị “Đại diện” là Milton Friedman [6].
Trong một bài báo viết cho tờ New York Times tháng 9/1970, ông nêu rõ: “Doanh
nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông,
trong khuôn khổ luật chơi của thị truờng là cạnh tranh trung thực và công bằng.” Theo ông,
nguời quản lý doanh nghiệp (thành viên hội dồng quản trị và ban giám dốc) là những người
đại diện cho chủ sở hữu/ cổ đông đứng ra quản lý công ty. Họ được bầu hoặc được thuê dể
dẫn dắt công ty theo cách mà các cổ đông muốn, đa phần là làm ra lợi nhuận càng nhiều
càng tốt, dồng thời tuân thủ các quy tắc xã hội cơ bản vốn đã được thể hiện trong luật và
các nguyên tắc đạo đức phổ biến. éú chớnh là bản chất vì- lợi nhuận (for-profit) của doanh
nghiệp và nguời quản lý doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đối với cổ đông là nguời chủ sở
hữu công ty đã lựa chọn họ dể làm đại diện. Do đó, nếu nguời quản lý công ty muốn, anh ta
có toàn quyền để thực hiện các trách nhiệm xã hội đựa trên nhận thức và tình cảm của
riêng mình và bằng thời gian và tiền bạc của cá nhân, nhưng không được sử dụng nguồn
lực của công ty và nhân danh công ty, nếu không duợc cổ đông ủy thác dể làm việc đó.
Thứ hai, công ty vốn là một chủ thể “vụ tri vô giỏc” do con nguời tạo ra; do đó công ty
không thể tự nhận thức và gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có con nguời mới có. Bởi vì
chỉ có từng cá nhân con nguời mới có luong tâm dể nhận thức sự việc đúng- sai.
Hơn nữa, các trách nhiệm xã hội thuộc lĩnh vực của nhà nuớc, là chủ thể cung cấp các
dịch vụ cộng, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận. Chỉ có nhà nuớc mới có đủ thông tin
để quyết định đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Và cấu trúc
tam quyền phân lập dã đảm bảo sự phân bổ đó được công bằng và có kiểm soát. Trách
nhiệm của doanh nghiệp là tạo ra giá trị gia tăng, phát triển công nghệ (bởi vì doanh nghiệp
là chủ thể vì- lợi nhuận duy nhất trong xã hội), đem lại lợi nhuận, tạo ra việc làm và thu
nhập cho nguời lao dộng. Trách nhiệm chính của doanh nghiệp đối với nhà nuớc là đúng
góp thuế. Và trách nhiệm của nhà nuớc là làm sao sử dụng tiền thuế dó hiệu quả nhất vì lợi
ích công cộng. Như vậy, nếu doanh nghiệp cũng thực hiện các trách nhiệm xã hội thì sẽ có
sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ trở thành nguời vừa dóng thuế, vừa quyết dịnh việc chi
tiêu khoản thuế dó ra sao. Nguời quản lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một nhân viên
công vụ hơn là một người đại diện cho lợi ích của cổ dông.

Mặt khác, kể cả khi một nguời quản lý doanh nghiệp được sử dụng nguồn lực của công
ty dể thực hiện trách nhiệm xã hội dựa trên phán đoán chủ quan của mỡnh, thỡ không có gì
đảm bảo rằng quyết dịnh của anh ta là sáng suốt và đúng đắn cho mục tiêu xã hội cuối
cùng, vì anh ta không phải là một chuyên gia về xã hội, mà là một chuyên gia về quản lý và
kinh doanh và đó là lý do anh ta duợc cổ dông cử làm đại diện và gửi gắm niềm tin trong
việc quản lý doanh nghiệp. Do dó, nếu muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, các cổ đông có
thể làm với tư cách cá nhân, tự nguyện và tách biệt với công ty (vốn có sở hữu của cả các
cổ đụng khác) mà không nên thông qua công ty và những nguời quản lý công ty.
Từ quan diểm này, truờng phái phản đối CSR cho rằng các chương trình của doanh
nghiệp lấy tên “trỏch nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PR đạo dức giả, mà thực
chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì- lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi.
Những người ủng hộ CSR không bác bỏ toàn bộ những lập luận trên. Nhưng họ đưa ra
một lập luận khác cũng hết sức thuyết phục là bản thõn công ty khi đi vào hoạt dộng đã là
một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do đó có thể tác dộng
tiêu cực tới xã hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình
truớc xã hội. Henry Mintzberg đã lấy ví dụ công ty Dow Chemicals quyết dịnh bán chất
Napalm cho quân dội Mỹ dể sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, để lại hậu quả nặng nề
cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam [5]. Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không
thể chỉ vì- lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã đóng vai trò của một “cụng dõn”
trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong dú. Chớnh khái
niệm “cụng dân doanh nghiệp” (corporate citizenship) đã ra dời trong trào luu CSR này.
Thực vậy, nếu chỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt động duy nhất
vì- lợi nhuận và bù dắp lại chi phí xã hội, cũng như “trả tiền” cho các dịch vụ công mà
doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng ta sẽ thấy những ô nhiễm môi
truờng và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà
công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm (nhu truờng hợp công ty Vedan). Doanh
nghiệp không thể kêu gọi sự “trung tớnh” của mình. Tất cả sự kiện của doanh nghiệp như
khai trương dòng sản phẩm mới, đặt một nhà máy, đóng cửa một chi nhỏnh…. đều kéo
theo những hệ quả xã hội nhất định. Do đó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất

kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của doanh nghiệp.
Và nguời quản lý với tư cách là nguời thác quản doanh nghiệp cần thực hiện các trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợi ích của chính doanh nghiệp mình. Trách
nhiệm của họ không phải là việc quyết định điều gì tốt hay xấu cho xã hội, mà là đáp ứng
những điều mà xã hội mong muốn và trông đợi ở doanh nghiệp như một thành viên đầy đủ
trong dó. CSR chính là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không đi quá đà vì lợi ích
kinh tế mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức (vốn không phải lúc nào cũng được thể hiện
đầy đủ bằng các quy định pháp luật), bỏ quên những tác dộng tiêu cực của mình dến các
thành phần khác trong xã hội.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cũn vỡ lợi ích tăng truởng và phát triển bền
vững của chính mình. Ðiều tra của Bowman & Haire từ năm 1973 dã cho thấy nhúm cỏc
công ty cam kết với CSR có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROE) cao hơn các công ty khác
(14.7% so với 10.2%). Khác với mô hình công ty gia đình truớc kia, doanh nghiệp hiện đại
thuờng là các công ty cổ phần đại chúng, hoạt dộng đa ngành nghề, đa quốc gia. Do dó,
ngày nay doanh nghiệp không chỉ hoạt dộng trong môi truờng đơn nhất duợc giám sát bởi
các cơ chế thị truờng thuần túy kinh tế (giá cả, cạnh tranh, thị truờng chứng khoán), mà còn
chịu tác dộng của các cơ chế xã hội- chính trị- môi truờng. éỏng chú ý, hai hệ thống này có
sự tác dộng qua lại với nhau. Thực tế cho thấy nguời tiêu dùng và nhà dầu tư ngày càng
tính đến cỏc tiờu chí thành tích của công ty về đạo đức, lao dộng, môi truờng, xã hội trong
các quyết định tiêu dùng hay đầu tư của mình. Hơn thế nữa, không chỉ liên quan dến tính
cạnh tranh, CSR còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty. Những vụ dổ vỡ
của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hoặc ngay vụ cỏc cõy xăng gian
lận bị rút giấy phép là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng thiếu CSR, doanh
nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng dồng doanh nghiệp.
2. Phong trào CSR ở các nuớc phát triển
CSR dã trở thành một phong trào thực thụ và truởng thành, phát triển rộng khắp thế
giới. Nếu chúng ta tra cứu các cụm từ có gốc “trỏch nhiệm xã hội của doanh nghiệp” bằng
tiếng Anh trên Google, chúng ta sẽ thấy có hon 70 triệu luợt tìm kiếm (chua kể các cụm từ
về CSR ở từng nuớc cụ thể). Hàng vạn bài báo, nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn dàn, trang
web của các tổ chức NGOs, giới khoa học, doanh nghiệp, tu vấn, báo chí và chính phủ bàn

về chủ dề CSR.
Người tiêu dùng tại các nuớc Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm dến chất lượng sản
phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó, có thân thiện với môi
truờng sinh thái, cộng dồng, nhân dạo, và lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi
nguời tiêu dùng và môi truờng phát triển rất mạnh, chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực
phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất dồ an nhanh, nuớc giải
khát có ga; phong trào thuong mại công bằng FairTrade (bảo dảm diều kiện lao dộng và giá
mua nguyên liệu của nguời sản xuất ở các nuớc thế giới thứ 3), phong trào tẩy chay sản
phẩm sử dụng lụng thỳ, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao dộng trẻ em (nhằm vào công ty
Nike, Gap), phong trào tiêu dùng theo luong tâm (shopping with a conscience)…
Truớc áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn dã chủ dộng đua CSR vào chương
trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trỡnh dó duợc thực
hiện nhu tiết kiệm nang luợng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, nang luợng
mặt trời, cải thiện nguồn nuớc sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng truờng học, cứu trợ, ủng hộ
nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống Aids và
các bệnh dịch khác ở các nuớc nhiệt dới, dang phát triển. Có thể kể dến một số tên tuổi di
dầu trong các hoạt dộng này nhu TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia,
HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung,
Gap, BP, ExxonMobil…2 . Theo tổ chức Giving USA Foundation, số tiền các doanh
nghiệp đúng góp cho các hoạt dộng xã hội trờn tũan thế giới lên dến 13,77 tỷ USD (năm
2005) và gần 1.000 công ty được đỏnh giá là “cụng dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là
truờng hợp ngân hàng Grameen do TS. Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho
6,6 triệu nguời, trong đó 97% là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền dể cải thiện cuộc
sống (ụng dó duợc trao giải Nobel hòa bình nam 2006). Hiện nay, hầu hết các công ty đa
quốc gia dều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) có tính chất chuẩn mực áp
dụng dối với nhân viên của mình trờn tũan thế giới. Lợi ích đạt được qua những cam kết
CSR đã được ghi nhận. Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong mắt công
chúng và nguời dân địa phương giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ
tục đầu tư được thuận lợi hơn, mà ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của
nhân viên với công ty cung tang lên, cung nhu các chuong trình tiết kiệm nang luợng giúp

giảm chi phí hoạt dộng cho công ty không nhỏ.
3Có thể nói CSR đã có chỗ đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp.
Một số trung tâm, viện nghiên cứu về trách nhiệm doanh nghiệp đã được các truờng đại
học ở Mỹ thành lập. 78% sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp cho rằng chủ dề CSR nên
được đưa vào các chuong trình giảng dạy. Trong cuộc khảo sát của công ty McKinsey nam
2007, 4 84% số quản trị viên cao cấp được hỏi cho rằng việc đóng góp vào các mục tiêu xã
hội của cộng dồng cần đuợc tiến hành song song với việc gia tăng giá trị cổ đông, trong khi
chỉ có 16% cho rằng lợi nhuận là mục tiêu duy nhất. 51% và 48% ý kiến lần luợt cho rằng
môi truờng (trong số 15 vấn dề chính trị- xã hội khác nhau) là vấn đề hàng dầu tập trung sự
chú ý của công luận, và có ảnh huởng tiêu cực hoặc tích cực nhất dối với giá trị cổ đông
trong năm năm tới. Khi được hỏi về ảnh huởng xấu mà các công ty lớn có thể gây ra cho
cộng dồng, 65% trả lời- ô nhiễm môi truờng, 40%- đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe con
nguời, 30%- gây áp lực chính trị. Về các ảnh huởng tích cực mà doanh nghiệp đem lại thì
tạo việc làm duợc xếp cao nhất (65%), tiến bộ khoa học công nghệ (43%), cung cấp sản
phẩm- dịch vụ cho nhu cầu con nguời (41%), nộp thuế (35%).
3.Một số khái niệm CSR:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận
CSR duới những góc độ và quan diểm riờng, phụ thuộc vào diều kiện, đặc diểm và trình dộ
phát trển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng “CSR là sự quan
tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn dề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu
cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.
Trong khi dó, Carroll (1999) cho rằng CSR cũn cú phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn
dề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những linh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp
trong mỗi thời diểm nhất dịnh.”
Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm
khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền
vững và trách nhiệm môi truờng. éú là một khái niệm động và luôn duợc thử thách trong
từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thự.”
Như vậy, bản chất của CSR là quan diểm về vai trò của doanh nghiệp trong mối tương
quan với vai trò của nhà nuớc khiến khái niệm CSR luôn biến dổi, luôn mới tùy thuộc

không những phạm vi không gian mà còn thời gian noi cuộc tranh luận về CSR diễn ra…
Phần 2
Nội Dung
I. Trách nhiệm xã hội: không “mới”
nhưng vẫn “lạ” ở Việt Nam
Chỉ một vài dẫn chứng về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là quỏ ớt nhưng cũng đủ để hình dung về
tầm quan trọng của vấn đề này đối với thế giới. Còn tại
Việt Nam thì sao? Trên thực tế vấn đề trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp không còn quá mới, nhưng
không quá mới không có nghĩa là đã cũ.
Từ năm 2005, nước ta đó cú giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ
chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ Công Thương cựng cỏc hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các
doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Năm 2006 đó cú 50
doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự. Theo tiến sỹ Đoàn Duy Khương - Phó
Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, "CSR trở thành một trong những
yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp khụng tuõn thủ CSR sẽ không thể tiếp cận
được với thị trường thế giới." Tuy nhiên ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó
khăn. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ
hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong DN.
Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do DN thiếu nguồn tài chính, và kỹ
thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, mà phần lớn DN
Việt Nam là DN nhỏ và vừa.
Việc đánh giá thực hiện CSR quy định trong các quy tắc của Bộ quy tắc ứng xử (Code
of Conduct hay Code of Ethics) và các tiêu chuẩn như SA8000, WRAP, ISO 14000, GRI ,
tuy nhiên các tiêu chuẩn này không phải là thoả thuận giữa các chính phủ hay quy định của
cỏc cụng ước quốc tế, vì vậy, ràng buộc chỉ là giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính
DN tự đặt ra. Chúng ta đó cú cỏc doanh nghiệp sản xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi trồng
thủy sản sạch, sản xuất than sạch Nhưng những việc làm này mang nhiều tính bắt buộc

hoặc là tự phát hơn là một việc làm tự nguyện gắn liền với hoạt động kinh doanh và hình
ảnh của doanh nghiệp.
Nước ta cũng có những doanh nhân làm từ thiện gắn với hình ảnh các doanh nghiệp đó
là bà Dương Thị Bạch Diệp, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Diệp Bạch Dương, đã ủng hộ
quỹ “Vỡ người nghốo” của UBMTTQ Việt Nam 18 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Diệu Hiền,
Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Bình An ; ngoài ra chúng ta cũng cú cỏc hoạt
động ủng hộ thiên tai, bão lụt của các doanh nghiệp và doanh nhân. Và tất cả mới chỉ dừng
lại ở đó.
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh
ở các nước phát triển, trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp phần lớn chỉ thực hiện
do mang tính bắt buộc hay từ thiện tâm của người đứng đầu doanh nghiệp. Đó là hai quan
niệm kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Vậy thực hiện CRS có lợi gì đối với doanh nghiệp?
Và doanh nghiệp Việt Nam có cần tự nguyện thực hiện CRS giống như ở các nước phát
triển?
II. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được
quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia
tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất
lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công
việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là
của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các
doanh nghiệp này vỡ nú chớnh là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa
chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào
là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm
xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là
một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc
thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi

ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm
phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có
xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở
nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh
nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang
chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giỏ
cỏc mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra,
nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập ỳng,… để tăng
giỏ, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu
nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao.
Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền
kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mỡnh khụng gây ra những
tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong
quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiờu dùng,
việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình
trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra
sông Thị Vải, cựng cỏc hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty
khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và
hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi
dưỡng công ty.
III. Một số vấn đề thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện
trách nhiệm xã hội
Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách
quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng
rất khác nhau. Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của
mình cần thiết phải có:

1. Nhận thức đúng và những điểm cần lưu ý:
Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng trên
luật quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trờn các công ước là thông
lệ quốc tế và luật quốc gia. Do vậy việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia
nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan
trọng là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy
định này.
Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính
bắt buộc. Khi có một công ty bạn hàng nước ngoài quy định việc thực hiện một bộ quy tắc
ứng xử nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, chứ không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại
cũng như chính phủ nước nhập khẩu.
Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng
xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của
mình.
Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc
ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước
và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang
tính chất nhân đạo, từ thiện.
Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được hiểu
đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách nhiệm xã
hội chính là một việc làm mà cỏc bờn đều có lợi: đó là uy tín và tính cạnh tranh của doanh
nghiệp được tăng lên; quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn;
và việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế
cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể
bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc
biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt
hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn
hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh

nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện
2. Một số giải pháp :
Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất
của vấn đề “trỏch nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp,
các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực
hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào
cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời
gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng
xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao
động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải
nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát
triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi.
Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là
cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… Ở đây vai trò của
các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội
Công Thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất
lớn./.
PHẦN BA: KẾT LUẬN


Ngaứy nay khi đất nước đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế của thế
giới,doanh nghiệp góp phần quan trọng để thúc đẩy đất nước đi lờn cựng sự phát
triển của thế giới.Nhưng đã có rất nhiều doanh nghiệp đã bất chấp những việc làm có
thể gây tổn hại đến xã hội để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh.Đó không chỉ là
vấn đề trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội mà còn là vấn đề đạo đức kinh
doanh của các doanh nghiệp.Vấn đề đó hiện nay đang bị xã hội lên án rất gay gắt.cú
như vậy chúng ta mới mong các doanh nghiệp có thể nhận ra được trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải làm tổn hại đến xã hội trong viờc

kinh doanh của mình.
MỤC LỤC TRANG
PHẦN 1: MỞ ĐẦU………………………………………………………… 2
I. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - vấn đề còn nguyên tính hấp dẫn
II. Nhận thức về “Trỏch nhiệm xã hội của doanh nghiệp”……………… 3
III. Bộ quy tắc ứng sử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp………….4
PHÂN 2: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Trách nhiệm xã hội: không “mới” nhưng vẫn “lạ” ở Việt Nam……….10
II. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam 11
III. Một số vấn đề thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện trách nhiệm xã
hội 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………………………………………………14
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Nhận xét chung :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Điểm cho từng thành viên:
Stt MSSV Họ Và Tên Nhiệm vụ Ghi Chú
88 09028681 Đỗ Thị Hồng Trang
90 09029171 Nguyễn Thị Hoài Trang
91 09034831 Trần Thị Huyền Trang

×