Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 49 trang )

SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
MỤC LỤC
Page 1
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 01: Nhập khẩu cà phê xanh của Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ
2012/13
Bảng 02: Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ 2012/13
Hình 01: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Bảng 03: Tình hình sản xuất và sản lượng của ngành cà phê Việt Nam.
Bảng 04: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Hình 02: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam
Hình 03: Sản lượng cà phê Việt Nam
Bảng 05: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam
mùa vụ 2013/14.
Hình 04: Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng
Bảng 06: Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến 2012/13
Bảng 07 : Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến
2012/13
Hình 05: Khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 3 mùa vụ gần đây.
Bảng 08: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Bảng 09: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam
Hình 06: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam
Bảng 10: Xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2014
Page 2
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề tự do hóa thương mại trên thế giới ngày
càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ. Việt Nam đã có quan hệ với nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ khác nhau, mở ra nhiều cơ hội cho nước ta trong việc xuất khẩu hàng hóa.
Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng


đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng
xuất khẩu cao…Cà phê là một trong những loại cây trồng đó, hiện nay ở Việt Nam, cà
phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Thực tế đã cho thấy,
trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu cà phê đóng một vai
trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp
hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương
mại trên thế giới. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng
trọng điểm cần phát huy. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng
ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao
động trong nước. Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước như Đức, Bỉ, Anh, Tây
Ban Nha, Hoa Kỳ… . Cà phê Việt Nam được trồng trong điều kiện đất tốt, thiên nhiên
phù hợp nên có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon nhưng do điều kiện nước ta còn lạc hậu,
công nghệ chế biến rất lạc hậu điều này đã làm cho chất lượng cà phê bị giảm đi rất nhiều
vì thế cho nên cà phê xuất khẩu của Việt Nam được bán với giá thấp hơn rất nhiếuo với
mức xuất khẩu của các nước khác như Brazil, Colombia, Thái Lan, Indonexia …
Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt
Nam, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ
sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp, hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế
giới…
Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu
đề tài: “ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.”
Page 3
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài
nghiên cứu gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.
Page 4
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1.1 Các lý thuyết thương mại quốc tế.
1.1.1 Lý thuyết về lợi ích tuyệt đối của Adam-Smith (1723 - 1790).
Theo quan niệm về thế lợi tuyệt đối do Adam Smith phát hiện ra một nước chỉ sản
xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nó.
Tư tưởng về lợi thế tuyệt đối được Adam Smith viết trong tác phẩm “Của cải của các
dân tộc”.Ông phát hiện ra rằng: lợi ích thương mại quốc tế mang lại cho các quốc gia bắt
nguồn từ nguyên tắc phân công. Ông cho rằng: Chuyên môn hoá (gọi là phân công quốc
tế) tiến bộ kỹ thuật và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Ông phê phán chủ
nghĩa trọng thương. Adam Smith đã chứng minh rằng trao đổi hàng hoá (mậu dịch) đã
giúp cho các nước tăng giá trị tài sản của mình (tăng lợi tức thu được) trên nguyên tắc
phân công quốc tế. Mỗi quốc gia cần chuyên môn hoá sản xuất những nghành “có lợi thế
tuyệt đối”. Ông cho rằng tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn nghành cần chuyên môn
hoá trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu thuận lợi
chỉ có ở nước đó. Sự khác nhau về điêù kiện tự nhiên là nguyên nhân của mậu dịch quốc
tế và từ đó tạo nên cơ cấu trao đổi hàng hoá quốc tế.
Từ lý thuyết trên của Adam Smith suy ra rằng mọi người đều có lợi ích khi tập trung
vào sản xuất để trao đổi các sản phẩm chuyên môn hoá có lợi thế hơn người khác và dùng
số tiền bán các sản phẩm có lợi thế hơn đó để mua các thứ khác cần thiết cho mình.Ông
đi đến kết luận rằng phải tự do kinh doanh, trao đổi sản phẩm.Tự do kinh doanh đem loại
ích cho toàn xã hội. Adam smith cũng cho rằng nguồn gốc giàu có của nước Anh là công
nghiệp chứ không phải ngoại thương mặc dù ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của nước Anh thời đó.
Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai hàng hoá giống
nhau A&B. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A còn
quốc gia thứ hai có thế sản xuất hàng hoá B. Nếu mỗi quốc gia đều tiến hành chuyên môn

hoá sản xuất hàng hoá có lợi thế tuyệt đối sau đó tiến hành trao đổi thì cả hai quốc gia
đều có lợi. Trong quá trình này các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất, do
đó tổng sản phẩm của hai quốc gia sẽ tăng lên. Sự tăng thêm số sản phẩm này là nhờ vào
chuyên môn hoá và sẽ được phân bố giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi ngoại thương.
Page 5
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Thực trạng lợi thế tuyệt đối có thể chứng minh qua ví dụ sau: Giả sử cứ một giờ công
nhân ở Việt Nam sản xuất được 6Kg gạo hoặc 4 Kg thịt bò trong khi đó ở Đài Loan được
1Kg gạo hoặc 5 Kg thịt bò.
Như
vậy Việt
Nam có lợi
thế tuyệt đối trong sản xuất gạo còn Đài Loan có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất thịt
bò. Việt Nam sẽ chuyên môn hoá trồng lúa còn Đài Loan sẽ chuyên môn hoá nuôi bò sau
đó hai quốc gia sẽ trao đổi một phần sản phẩm cho nhau. Nếu tỷ lệ trao đổi là 6kg gạo
của Việt Nam lấy 6kg thịt bò của Đài Loan thì Việt Nam sẽ được lãi 2kg thịt bò hay tiết
kiệm được 1/2 công lao động vì mỗi giờ công ở Việt Nam chỉ sản xuất được 4kg thịt bò.
Tương tự bằng việc trao đổi 6kg thịt bò lấy 6kg gạo thì Đài Loan lợi được 24kg thịt bò
tiết kiệm được gần 5 giờ công lao động Đài Loan có lợi thế tuyệt đối nhiều hơn Việt Nam
và nếu thay đổi tỷ lệ trao đổi thì lợi ích đó sẽ thay đổi. Điều đáng chú ý là cả hai quốc gia
đều có lợi. Tỷ lệ trao đổi quốc tế sẽ có khoảng giữa của các tỷ lệ trao đổi nội địa 6/4 tỷ lệ
trao đổi quốc tế.
Tuy vậy, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại là thương
mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hiện nay phần lớn thương mại
quốc tế diễn ra giữa các quốc gia phát triển với nhau không thể giải thích được bằng lý
thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong số các cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc
tế lợi thế tuyệt đối chỉ là một trường hợp của lợi thế so sánh.
1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David-Ricardo (1772 - 1823).
Theo quy luật lợi thế so sánh do David Ricardo phát hiện nếu một quốc gia có hiệu
quả thấp hơn các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia

đó sẽ có thể tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và nhập khẩu các
loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất.
Năm 1817 nhà kinh tế Anh David Ricardo đã phát triển tư tưởng lợi thế so sánh
thành thuyết “lợi thế so sánh” Ông còn gọi là quy luật “lợi thế so sánh”.
Page 6
Việt Nam Đài Loan
Gạo(kg/1 giờ công) 6 1
Thịt bò(kg/1 giờ công) 4 5
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Sự khác biệt của học thuyết” lợi thế so sánh”của David Ricardo so với “lợi thế tuỵệt
đối” không chỉ giới hạn ở điều kiện tự nhiên mà còn ở điều kiện sản xuất nói chung. Từ
đó ông suy ra rằng bất kỳ quốc gia nào cũng tiến hành sản xuất các sản phẩm dù có hay
không có lợi thế tự nhiên về địa lý và khí hậu.
Lập luận cho luận điểm xuất phát từ chi phí sản xuất của sản phẩm này có lợi hơn so
với sản xuất sản phẩm khác ở ngay nước đó. David Ricardo rút ra kết luận: Một nước
không nên sản xuất tất cả các loại sản phẩm mà chỉ nên tập trung vào một số loại sản
phẩm có chi phí thấp hơn do có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Mở rộng sản xuất các
sản phẩm đó theo cách chuyên môn hoá để có lợi hơn quốc gia này có thể trao đổi sản
phẩm của mình với chi phí sản xuất thấp hơn để lấy các sản phẩm khác mà mình không
sản xuất. Theo David Ricardo thì “lợi thế so sánh” chuyên môn hoá sản xuất quốc tế
không nhất thiết đòi hỏi phải có “Lợi thế tuyệt đối” mà chỉ cần đạt được “lợi thế tương
đối” mà thôi.
Sự khác biệt trong làm sản xuất của các nước cho thấy, các quốc gia khác nhau khi
tham gia thương mại quốc tế có những lợi thế không giống nhau. Đầu vào của sản xuất
và đầu ra của các nước được kết hợp chặt chẽ với nhau đạt hiệu qủa khác nhau dẫn đến
phải trao đổi buôn bán giữa các nước. Một số nước sẽ có lợi thế hơn nếu tập trung nguồn
lực vào sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá có hiệu qủa nhất để bán và mua lại các sản
phẩm khác mà họ sản xuất kém hiệu quả.
Xuất phát từ việc nghiên cứu các loại chi phí để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau

những nước khác nhau và so sánh khoảng chênh lệch giữa các khoảng chi phí đó, những
người theo lý thuyết lợi thế so sánh cho rằng “phân công lao động và buôn bán” sẽ giúp
cho việc sản xuất các sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn so với việc tất cả các nước đều tìm
cách tự sản xuất mọi thứ sản phẩm. Theo thuyết này mỗi nước chỉ nên tập trung sản xuất
ra các sản phẩm đạt hiệu quả cao mà mình có “ lợi thế so sánh” nghĩa là có chi phí sản
xuất thấp hơn rồi dùng những sản phẩm đó để trao đổi lấy những sản phẩm khác mà mình
có chi phí sản xuất cao hơn. Làm như vậy sẽ đạt hiệu qủa cao hơn là tự mình sản xuất tất
cả các loại sản phẩm kể cả những loại sản phẩm mình không có lợi thế so sánh.
Lý thuyết về lợi thế so sánh có mặt rất đúng là nó giúp cho người ta khi xác định phát
triển một loại mặt hàng nào đó đều phải so sánh tính hiệu qủa. Nhưng trong thực tiễn
Page 7
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
hiện nay khi thế giới được phân chia thành những nước giàu và những nước nghèo,
những nước công nghiệp và những nước nông nghiệp, những nước hiên đại và những
nước lạc hậu thì những nước nghèo những nước thường được gọi là” thế giới thứ ba”
không thể chấp nhận sự phân công lao động kiểu đó để tiếp tục là nguồn cung cấp nguyên
nhiên liệu, nông phẩm khoáng sản cho các nước phát triển và biến mình thành người tiêu
thụ hàng công nghiệp của họ. Hàng này làm ra từ nguyên liệu của những nước lạc hậu để
chịu sự thiệt thòi bất công đúng như thời thuộc địa trước đó. Đó là những câu hỏi những
hướng mà kinh tế chính trị học các nước đang phát triển đã và đang tìm lời giải đáp.
Luận thuyết “thế lợi so sánh”có căn cứ khoa học và có thể vận dụng sáng tạo trong
thực tế nhất là trong công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường để thực hiện chính
sách ngoại thương và kinh tế đối ngoại. Đây là một căn cứ quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách quản lý kinh doanh trong việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng như trong lựa chọn các dự án đầu tư .Một thời gian
dài trước khi thực hiện chủ trương đổi mới ở nước ta, thực hiện nguyên tắc độc quyền
ngoại thương. Độc quyền ngoại thương là toàn bộ việc và hoạt động ngoài chính sách độc
quyền ngoại thương, việc quản lý ngoại thương hoạch định chính sách thảo luận văn bản
pháp luật giám sát ngoại thương định hướng thị trường. Độc quyền ngoại thương đi đôi
với độc quyền ngoại hối vàng , bạc, đá quý. Cách điều hành như vậy dẫn đến sự lẫn lộn

giữa các chức năng quản lý nhà nước, chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh bá
qua các quy luật giá trị không chú ý đến giá cả của thị trường quốc tế chỉ có đơn vị được
chỉ định kinh doanh mới có quyền quan hệ với thị trường nước ngoài thực hiện chế độ giá
do nhà nước quy định, nhà nước hoàn toàn làm nhiệm vụ bao cấp trong kinh doanh ngoại
thương lãi trong doanh nghiệp xuất khẩu nộp cho nhà nước lỗ có ngân sách nhà nước bù.
1.1.3 Lý thuyết của Hecksher-Olin về lợi thế tương đối.
Các giả thiết của Hecksher-Olin:
- Thế giới chỉ có hai quốc gia chỉ có hai loại hàng hoá X&Y và chỉ có hai yếu tố cơ
bản lao động và sản xuất.
- Hai quốc gia sủ dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các
dân tộc như nhau .
- Hàng hoá X chứa đựng nhiều lao động còn hàng hoá Y chứa đựng nhiều tư bản.
Page 8
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
- Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hoá trong hai quốc gia là một
hằng số cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn toàn.
- Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở
hai quốc gia .
- Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong
phạm vi quốc tế.
- Không có chi phí vận tải,không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong
thương mại giữa hai nước.
Chúng ta nay rằng hàng hoá Y là hàng hoá chứa đựng nhiều tư bản nếu số tư bản/lao
động(K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y lơn hơn hàng hoá X trong cả hai quốc
gia. Chúng ta, cho rằng quốc gia thứ hai là quốc gia có sẵn tư bản so với quốc gia thứ
nhất nếu tỷ số giữa tiền thuê tư bản/tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc
gia thứ nhất.
1.2 Vai trò của xuất khẩu vào nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình
thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất

khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như
xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó
có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể
được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh
vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất,
máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm
mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
Thứ nhất: Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập
khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài
nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để
giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước
Page 9
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc
nhập khẩu này.
Thứ hai: Xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến
quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các nước
đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện
trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay
nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn
này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này
hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng
nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu.
Vì vậy, Ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm
lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội
đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và
người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo

nước đó có thể trả nợ được.
Thứ ba: Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế
thế giới.
Thứ tư: Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi
doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu
buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh,
đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả
về chiều sâu.
Page 10
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động,
tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao.
1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu.
1.3.1. Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm giúp người
xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạch định chính sách marketing
phù hợp
Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau
– Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tập quán, thị hiếu
tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương
mại.
– Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như
nhu cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó
– Lựa chọn khách hàng.

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài, Internet, các
cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm
Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà nhập khẩu sẽ chọn được mặt hàng
xuất khẩu và thị trường xuất khẩu .
1.3.2. Lập phương án kinh doanh
Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kế hoạch kinh
doanh, thời gian xuất khẩu. đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh,
những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường đó và đưa ra
các phương án giải quyết
1.3.3. Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác
về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi
đến kí kết hợp đồng.
Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây
– Đàm phán qua thư tín
Page 11
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
– Đàm phán qua điện thoại
– Đàm phán trực tiếp
Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào để
phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp mình. Nhưng thông thường
đầu tiên, người ta thường dùng các đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ
và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin khi cần thiết. Còn với những hợp
đồng giá trị lớn thì người ta dùng cách đàm phán trực tiếp.
1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: Xin giấy phép xuất khẩu , chuẩn bị
nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tầu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục
hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán
1.4 Giá trị và sự cần thiết nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và

cũng là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, sau Brasil; và là nước sản xuất và
xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập ngày
càng sâu rộng vào thị trường việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu
cà phê nhân xô (cà phê nguyên liệu), nên giá trị gia tăng còn quá thấp.
Gót chân A-sin” của ngành cà phê Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa
cao, như việc “chất lượng cà phê không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn
lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây
dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc
tế”. Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, các chuyên
gia đều cho rằng, cơ hội lớn là rất lớn song nếu tiếp tục kinh doanh cà phê xuất khẩu theo
kiểu “ăn xổi ở thì” như hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển
thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của
mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu
cà phê.
xuất, xuất phê
nhưng có tới 95% sản phẩm XK
Page 12
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM.
2.1 Khái quát về ngành cà phê.
2.1.1 Thị trường.
 Thị trường nội địa
Theo phân tích của giới kinh doanh cà phê trong nước, nếu các DN xuất khẩu cà phê
có thể tận dụng được thị trường nội địa 90 triệu dân thì chỉ cần 20% số dân Việt Nam
uống thêm một ly cà phê/ngày, mỗi năm ngành này có thể tiêu thụ thêm 128 nghìn tấn cà
phê bột, tương đương với 196 nghìn tấn cà phê nhân, chiếm 14% sản lượng cà phê xuất
khẩu hiện nay.
Tuy nhiên, do khó khăn về vốn cũng như thiếu chiến lược cho việc phát triển thị
trường, quảng bá sản phẩm, hầu hết các DN cà phê Việt Nam chọn cách thức dễ và an

toàn hơn là xuất khẩu nhân thô (chưa rang) và bột tinh để đối tác nhập khẩu dùng làm
nguyên liệu chế biến. Việc chỉ chú trọng xuất khẩu nguyên liệu này khiến ngành cà phê
mất đi một lượng lớn giá trị gia tăng hàng năm, bởi nếu so với cà phê thành phẩm (cà phê
hòa tan) thì giá trị xuất khẩu hạt thô và bột tinh được xem là quá rẻ.
 Nhập khẩu
Bảng 01: Nhập khẩu cà phê xanh của Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ
2012/13
Đơn vị: Tấn
Thị trường Tháng 10-9/2012 Tháng 10-9/2013
Hoa Kỳ 190 279
Lào 3.734 4.651
Bờ Biển Ngà 2.076 1.681
Thái Lan 1.742 200
Indonesia 1.422 3.261
Trung Quốc 961 3.057
Uganda 669 530
Brazil 422 295
Kenya 260
Các nước khác 11.700 13.937
Tổng cộng 11.890 14.216
Nguồn: Vicofa; Tổng cục Hải quan; GTA
Page 13
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu một số lượng nhỏ cà phê xanh cũng như cà phê
rang và cà phê hòa tan từ các nước láng giềng, đứng đầu là Lào. FAS USDA vẫn giữ mức
dự báo về lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14 là 350.000 bao, giảm
so với mùa vụ 2012/13 do sản lượng trong nước đã đạt mức kỷ lục mới.
Dựa trên số liệu của VICOFA, Tổng cục Hải quan và GTA, FAS USDA đã điều
chỉnh lượng cà phê xanh nhập khẩu ước tính mùa vụ 2012/13 lên 237.000 bao tương
đương 14,2 nghìn tấn, tăng 20% so với mùa vụ trước. Các thị trường mà Việt Nam nhập

khẩu cà phê chủ yếu là Lào, Indonesia, Trung Quốc, Uganda, Bờ Biển Ngà và Brazil
(xem thêm bảng 10). Lượng cà phê Arabica nhập khẩu từ Indonesia mùa vụ 2012/13 còn
tăng gấp đôi so với mùa vụ trước, đạt ở mức 3,3 nghìn tấn.
Tổ chức FAS USDA cũng ước tính lượng cà phê rang xay và cà phê hòa tan nhập
khẩu mùa vụ 2013/14 lần lượt là 10.000 bao (tương đương 600 tấn) và 140.000 bao
(tương đương 8,4 nghìn tấn).
 Xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi trong mùa vụ 2012/2013
so với mùa vụ 2011/2012. Năm 2013, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang cả Nga và
Pháp; khối lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Đức, Italy có sự giảm so với năm 2012 và có
sự tăng lên đối với thị trường Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật. Nhìn chung cả mùa vụ 2013 giảm
23.065 tấn so với mùa vụ năm 2012. Trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,7
triệu tấn cà phê, tăng 33% về lượng, với mức giá bình quân 2.086 USD/tấn, thấp hơn
2,46% so với năm 2013.
Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê,
kế đến là Đức với 10%.
Các thị trường khác có tốc độ tăng trưởng cao như Bỉ (tăng 92,8% về lượng và gấp 3
về giá) và Hà Lan (46,4% vể lượng và tăng gấp đôi về giá).
Theo Vicofa, thị phần cà phê Việt Nam trên thế giới đã có cải thiện đáng kể trong
năm 2014, tăng 19% trên thị trường toàn cầu, tăng 21,3% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, chiếm 90% tổng kim ngạch. Việt
Nam hiện có khoảng 100 doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu hạt cà phê, và 14
Page 14
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
trong số 30 doanh nghiệp xuất khẩu có doanh thu cao nhất là những nhà đầu tư nước
ngoài.
Bảng02: Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ 2012/13
Đơn vị: Tấn
Thị trường Tháng 10/2011 – 9/2012 Tháng 10/2012 – 9/ 2013
Hoa Kỳ 254.827 228.711

Đức 275.780 221.000
Italy 111.076 111.000
Tây Ban Nha 102.054 132.000
Bỉ 82.489 83.687
Nhật Bản 71.048 73.599
Ecuador 51.910 45.237
Indonesia 49.628
Mexico 48.142
Anh 42.941
Nga 46.209
Algeria 53.000
Pháp 44.000
Các nước khác 1.182.238 1.185.289
Tổng cộng 1.437.065 1.414.00
2.1.2 Tình hình sản xuất.
∗ Diện tích và sản lượng cà phê
Hình 01: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Page 15
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Bảng 03: Tình hình sản xuất và sản lượng của ngành cà phê Việt Nam.

2011/2012 2012/2013 2013/2014
Thời gian bắt đầu:
Tháng 10/2011
Thời gian bắt đầu:
Tháng 10/2012
Thời gian bắt đầu:
Tháng 10/2013
Sơ bộ
Điều

chỉnh
Sơ bộ
Điều
chỉnh
Sơ bộ
Điều
chỉnh
Diện tích trồng 0 0 0 0 0 0
Diện tích đã thu hoạch 639 0 644 0 0 0
Cây mang hạt 0 0 0 0 0 0
Cây không mang hạt 0 0 0 0 0 0
Tổng số lượng cây 0 0 0 0 0 0
Số lượng dự trữ ban đầu 800 800 1.070 1.100 845 2.005
Sản lượng cà phê Arabica 800 800 850 900 800 1.167
Sản lượng cà phê Robusta 25.200 25.200 24.100 25.600 24.000 27.833
Sản lượng cà phê khác 0 0 0 0 0 0
Tổng sản lượng 26.000 26.000 24.950 26.500 24.800 29.000
Nhập khẩu cà phê nhân 120 198 300 237 300 200
Cà phê rang & nguyên hạt
nhập khẩu
0 20 0 10 0 10
Cà phê hoà tan 250 241 150 160 150 140
Tổng nhập khẩu 370 459 450 407 450 350
Tổng cung 27.170 27.259 26.470 28.007 26.095 31.355
Cà phê nhân xuất khẩu 23.890 23.950 23.200 23.567 23.000 25.000
Cà phê rang & nguyên hạt
xuất khẩu
95 100 100 110 100 120
Page 16
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại

Cà phê hoà tan 450 442 500 500 500 525
Tổng xuất khẩu 24.435 24.492 23.800 24.177 23.600 25.645
Tiêu thụ trong nước đối với
cà phê rang & nguyên hạt
1.480 1.482 1.625 1.625 1.700 1.788
Cà phê hoà tan 185 185 200 200 200 220
Sử dụng trong nước 1.665 1.667 1.825 1.825 1.900 2.008
Lượng dự trữ còn lại 1.070 1.100 845 2.005 595 3.702
Tổng lượng phân phối 27.170 27.259 26.470 28.007 26.095 31.355
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ NN&PTNT, GTA, USDA/FAS
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp
tục tăng mạnh tại các khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ
NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2013 vào khoảng 633.295 ha, tăng 3% so
với năm ngoái (năm 2012 là 616.407 ha) và tăng 11% so với năm 2011 (571.000 ha).
Chiếm khoảng 76% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước là 3 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng
và Dak Nông (chủ yếu là mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta). Diện tích trồng cà phê
Arabica ước tính vào khoảng 42.000 ha, chiếm khoảng 6,6% tổng diện tích cà phê của cả
nước.
Thời tiết thuận lợi là yếu tố giúp cây cà phê phát triển nhanh và ổn định trong năm
2013. Mặc dù có những lo ngại về thời tiết khô hạn những tháng đầu năm nay, nhưng
mùa mưa đến sớm hơn dự kiến và những cơn mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 tại các khu vực
khô hạn ở Tây Nguyên là yếu tố quyết định của mùa vụ bội thu năm 2013 vì đây là
những thời gian quan trọng trong chu kỳ phát triển của cây cà phê nước ta.
Bảng 04: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Đơn vị: Nghìn Ha
Tỉnh, thành Năm 2012 Năm 2013 Mục tiêu tới năm 2020
Đak Lak 202.022 207.152 170.000
Lâm Đồng 145.735 151.565 135.000
Đak Nông 116.350 122.278 69.000
Gia Lai 77.627 77.627 73.000

Đồng Nai 20.000 20.000 13.000
Bình Phước 14.938 14.938 8.000
Kontum 12.158 12.158 12.500
Page 17
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Quảng Trị 5.050 5.050 5.000
Sơn La 6.371 6.371 5.000
Bà Rịa Vũng Tàu 7.071 7.071 5.000
Điện Biên 3.385 3.385 4.500
Các khu vực khác 5.700 5.700 n/a
Tổng 616.407 633.295 500.000
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam
Hình 02: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam
Ng
uồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam
Theo các thương nhân trong nước, điều kiện thời tiết thuận lợi đã bù đắp sự sụt giảm
về sản lượng do các cây cà phê già cỗi cho năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
diện tích trồng cà phê; và một số khu vực vẫn bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Ngoài ra, người
nông dân cũng được hưởng lãi suất ưu đãi nên họ có điều kiện để đầu tư hơn vào quy
trình sản xuất như sử dụng hệ thống thủy lợi và phân bón thích hợp, có kho dự trữ và thay
thế các cây cà phê già cỗi. Theo ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) trong vòng
5 – 10 năm tới, diện tích cà phê cần phải trồng thay thế và chuyển đổi khoảng 140.000 –
Page 18
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
160.000ha và đến năm 2020 là khoảng 200.000 ha. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên trồng
trên 551.669 ha cà phê; trong đó, trên 100.000 ha cà phê đã già cỗi, cần phải tái canh.
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê nhiều nhất Tây Nguyên với trên 202.000 havà cũng là
địa phương có diện tích cà phê già cỗi chiếm gần 50% diện tích cà phê cần tái canh của
cả vùng Tây Nguyên.

Dựa trên các cuộc điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, hiệp hội ngành
hàng, FAS USDA đã điều chỉnh dự báo ban đầu về sản lượng mùa vụ 2013/14 lên 29
triệu bao tương đương 1,74 triệu tấn, tăng 9% so với mùa vụ trước (xem thêm bảng 1)
trong đó sản lượng cà phê Arabica dự báo tăng lên ở mức 70.000 tấn tương đương 1.167
bao 60kg.
Hình 03: Sản lượng cà phê Việt Nam
Ng
uồn: FAS USDA
2.1.3 Giá cả.
Giá cà phê trong nước:
7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, giá cà phê Robusta trung bình tại ở mức 35.957
VNĐ/kg (1,71 USD) và tại Lâm Đồng là 39.545 VNĐ/kg (1,88 USD) (xem thêm bảng 10
và hình 6). Giá cà phê trong nước tăng giảm theo tình hình thị trường thế giới. Tháng 3
Page 19
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
và tháng 4 năm nay, giá cà phê tại 4 khu vực trồng chính tăng “đột biến” do giá cà phê
thế giới tăng mạnh vì nguồn cung sụt giảm (vụ mùa tại Brazil thất thu).
Giá cà phê xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng tháng 5 năm 2014 lần lượt là 40.100
VNĐ/kg ($1.90) và 40.200 VNĐ.kg, giảm nhẹ so với tháng trước. Theo các doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước, nếu giá cà phê tiếp tục tăng cao hơn 40.000 VNĐ/kg thì
người nông dân sẽ có thêm động lực để bán cà phê cho doanh nghiệp.

Bảng 05: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt
Nam mùa vụ 2013/14.
Đơn vị: VNĐ/kg
T10/
2013
T11/
2013
T12/

2013
T1/
2014
T2/
2014
T3/
2014
T4/
2014
Giá trung
bình 7 tháng
đầu mùa vụ
(T10-T4)
Đăk Lắk 34.636 30.933 34.594 33.994 36.495 40.210 40.835 35.957
Lâm Đồng 34.220 30.695 34.239 33.683 36.190 39.767 40.020 35.545
Gia Lai 34.812 31.067 34.617 34.089 36.665 40.176 40.850 36.039
Đắk Nông 34.664 29.800 34.656 34.111 36.690 40.186 40.840 35.850
Tỷ giá hối đoái: 1 USD = VND 21.080; Tỷ giá ngày 29 tháng 4 năm 2014 (Nguồn: Ngân
hàng nhà nước Việt Nam)
Hình 04: Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong
nước
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam (2010-2014).
Page 20
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
2.2.1 Mùa vụ 2011-2012:
Năm 2012 là năm thứ 5 liên tục diện tích thu hoạch cà phê của Việt Nam vượt qua
mốc 500.000 ha, sản lượng vượt qua mốc 1 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc
1 triệu tấn. Tính theo niên vụ cà phê (từ 1-10-2011 đến 30-9-2012), Bộ NNPTNT ước

tính khối lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 3 tỉ USD.
Cà phê nằm trong nhóm 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2 tỉ USD trở lên. Cà phê cũng là
mặt hàng có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước khá cao (lượng tăng 34,6%, kim ngạch
tăng 29,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). hư
vậy, xuất khẩu cà phê năm 2012 của Việt Nam cả về khối lượng, cả về kim ngạch đã đạt
đỉnh cao nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên vượt Brazil lên đứng đầu thế giới.
2.2.2 Mùa vụ 2012-2013:
Xét trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng
trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này
ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà
phê ngày càng được mở rộng (năm 2008 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74 thị
trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế
giới gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường nhập khẩu
hiện đang giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh
(như mưa đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
cũng như chất lượng của mặt hàng cà phê… dẫn đến việc xuất khẩu cà phê của nước ta
trong năm 2013 sụt giảm cả về lượng, cả về kim ngạch.
Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất
khẩu khoảng 1,43 triệu tấn cà phê các loại bao gồm cà phê nhân xanh, cà phê đã xay xát
và cà phê hòa tan với tổng kim ngạch là 3 tỷ đô la Mỹ, giảm 11% cả về lượng và giá trị
so với mùa vụ 2011/12.
Bảng 06: Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến
2012/13
Đơn vị: Nghìn tấn
Tháng 2011/12 2012/13 % Thay đổi mùa vụ 2012/13 so
Page 21
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
với mùa vụ 2011/12
Lượng Nghìn tấn Nghìn tấn %

Tháng 10 58 118 103%
Tháng 11 79 112 42%
Tháng 12 124 125 1%
Tháng 1 121 163 35%
Tháng 2 168 131 -22%
Tháng 3 161 141 -12%
Tháng 4 132 132 0%
Tháng 5 160 118 -26%
Tháng 6 121 101 -17%
Tháng 7 115 110 -4%
Tháng 8 106 92 -13%
Tháng 9 91 71 -23%
Tổng 1.436 1.414 -1.6%
Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA)
Ta có thể thấy, nhìn chung khối lượng xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam mùa
vụ 2012/2013 đều giảm từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2013. Tháng 10/2012 có khối lượng
xuất khẩu tăng mạnh nhất 103%. Cả năm 2013, khối lượng xuất khẩu giảm 1,6% so với
năm 2012.
Bảng 07 : Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến
2012/13
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
2011/12
(Thời gian bắt đầu:
Tháng 10 năm 2011)
2012/13
(Thời gian bắt đầu:
Tháng 10 năm 2012)
% thay đổi mùa vụ
2012/13 so với mùa vụ

2011/12
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu đôla
Mỹ)
Lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu đôla
Mỹ)
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu đôla Mỹ)
Tháng10 32 73 103 230 222% 215%
Tháng11 71 149 128 262 80% 76%
Tháng12 157 325 163 330 3.8% 1.5%
Tháng 1 118 241 219 455 86% 89%
Page 22
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Tháng 2 206 428 100 219 -51% -49%
Tháng 3 210 440 158 354 -25% -20%
Tháng 4 169 356 111 243 -34% -32%
Tháng 5 205 435 117 253 -43% -42%
Tháng 6 141 304 88 186 -38% -39%
Tháng 7 117 256 91 194 -22% -24%
Tháng 8 103 230 84 179 -18% -22%

Tháng 9 71 160 64 136 -10% -15%
Tổng 1.600 3.397 1.426 3.041 -11% -11%
Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Tổng cục thống kê
Hình 05: Khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 3 mùa vụ gần đây.
Báo cáo sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14 cho biết, mặc
dù Chính phủ đã khuyến cáo chỉ nên duy trì diện tích trồng cà phê của Việt Nam ở mức
500.000 ha, nhưng do giá cà phê trên thế giới cao đã kích thích nông dân mở rộng diện
tích.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tiếp tục
được mở rộng, trong mùa vụ năm 2014/15 (tháng 10/2014 đến tháng 9/2015) diện tích
trồng cà phê được dự báo ở mức 670.000 ha, tăng 5,4% so với mùa vụ năm 2013/14.
Page 23
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
Mùa vụ 2012/13, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 515
triệu đôla Mỹ, giảm 106 triệu đôla Mỹ so với mùa vụ trước, trong đó giảm mạnh nhất là
xuất khẩu cà phê nhân xanh từ 570 triệu đôla Mỹ xuống còn 458 triệu đôla Mỹ (xem
thêm bảng 5).
Bảng 08: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: Nghìn USD
Mùa
vụ2011/2012(T10/2011 –
T9/2012)
Mùa
vụ2012/2013(T10/2012 –
T9/2013)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)
Giá trị
(nghìn đôla

Mỹ)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)
Giá trị
(nghìn đôla
Mỹ)
Cà phê chưa rang chưa tách
(HS code 090111)
$570.151 244.966 $457.973 215.728
Cà phê chưa rang, đã tách
cafein (HS code 090112)
$33.595 9.860 $ 39.141 12.983
Cà phê đã rang, chưa tách
cafein (HS code-090121)
$4.703 1.403 $4.841 1.349
Cà phê đã rang, đã tách cafein
(HS code 090122)
$5.249 1.772 $1.578 478
Vỏ quả và vỏ lụa cà phê(HS
code 090190)
$ 74 23 $5 1
Cà phê chiết xuất và hòa tan
(HS code 210111)
$2.943 442 $6.389 927
Các chế phẩm có thành phần
cơ bản từ các chất chiết xuất,
tinh chất hoặc các chất cô đặc
hoặc có thành phần cơ bản là
cà phê(HS code 210112)

$4.162 1.376 $5.025 1.561
Tổng cộng $620.877 259.842 $514.952 233.027
Nguồn: GTA, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Cơ quan thống kế ngoại thương Hoa Kỳ
Page 24
SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại
 Về thị trường xuất khẩu
Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm, có 18 thị trường đạt mức nhập khẩu trên
10.000 tấn cà phê của Việt Nam, trong đó, có 15 thị trường đạt từ 20.000 tấn trở lên.
Nhập cà phê nhiều nhất từ Việt Nam là Đức (159.500 tấn), Mỹ (141.900 tấn), Italia
(76.900 tấn), Tây Ban Nha (71.300 tấn), Nhật Bản (58.900 tấn), Bỉ (43.600 tấn),
Indonesia (41.200 tấn), Mexico (34.300 tấn), Trung Quốc (30.100 tấn), Phillipines
(28.100 tấn), Pháp (24.500 tấn), Nga (23.400 tấn), Thái Lan (22.600 tấn)
Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2013, đạt
269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 20,6%
về kim ngạch so với năm 2012. Có 11 thị trường thuộc khu vực châu Á nhập khẩu cà phê
từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu, cụ thể xuất khẩu
sang Nhật Bản đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu USD, sang Trung Quốc đạt
37,1 nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Đáng chú ý là xuất khẩu sang Ấn Độ và I-
xra-en có dấu hiệu tăng trưởng so với năm 2012, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 3,8% về
lượng và 4,8% về kim ngạch, sang I-xra-en tăng 11,0% về lượng và 16,8% về kim ngạch.
Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm năng về tiêu thụ cà phê, nhưng theo thống
kê năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với
kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm 15,9% về lượng và 17,1% về kim ngạch so với năm
Page 25

×