Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.93 KB, 3 trang )

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. Kiến thức cơ bản :
1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Ông là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có
vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, chuyên viết bút kí, là “một trong mấy nhà
văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”.
- Phong cách nghệ thuật: sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối
hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
2. Tác phẩm:
a) Nội dung:
- Thủy trình của Hương giang:
+ Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá
tính, được so sánh như bản trường ca của rừng già, cô gái Di-gan, người mẹ
phù sa của vùng văn hóa xứ sở.
+ Đến ngoại vi phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm
ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong
đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một
cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp
trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
+ Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính
mình, vui tươi hẳn lên, mềm hẳn đi. Nó có những đường nét tinh tế, chảy “điệu
slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya”.
+ Trước khi từ biệt Huế: sông Hương là người tình dịu dàng và
chung thủy, như nàng Kiều “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước
lúc đi xa.
- Dòng sông của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca


ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường: sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một
người con gái dịu dàng của đất nước”.
+ Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận
cho các văn nghệ sĩ.
b) Nghệ thuật:
- Văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài hoa.
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một
cách hiệu quả.
c) Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương;
bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với
dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng
sông?-Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
Gợi ý:
- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” lấy từ câu hỏi bâng khuâng
của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm dòng sông.
- Để trả lời cho câu hỏi đặt ra của nhà thơ Hà Nội, tác giả đã ghi lại một
huyền thoại: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã
nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
- Với cách lí giải này tác giả muốn thể hiện tình yêu tha thiết của người
dân cố đô với dòng sông quê hương đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn chân
thành, sự thán phục, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người đối với những người
khai phá mảnh đất này.
Với nhan đề như vậy, tác giả muốn lưu ý mọi người về một cái tên đẹp
của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi ca vẻ đẹp của quê hương.
Nhan đề gợi sự tò mò, mong muốn khám phá của người đọc, vì thế đã

góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài kí.
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô
Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Bài tập 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp dòng sông Hương trong
đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?-Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
2. Phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương:
Tham khảo mục II.2a
3. Trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết:
- Đánh giá chung về giá trị của hình tượng sông Hương.
- Đánh giá về sự tài hoa của ngòi bút tác giả và tình cảm chân thành của
ông đối với cố đô, với quê hương đất nước.
- Bồi đắp tình cảm của mỗi cá nhân đối với quê hương.
Bài tập 3: Nhận xét về cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
*Gợi ý:
Bài kí đã thể hiện rõ nét cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch
sử, văn hóa xứ Huế.
- Cái tôi tinh tế trong quan sát, cảm nhận và miêu tả với trí tưởng tượng
phong phú, độc đáo.
- Cái tôi có tình yêu say đắm, gắn bó với quê hương xứ Huế, với sông
Hương.
- Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất
thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.
Bài tập 4: Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, nhà văn đã nhân hóa và so sánh sông Hương khi rời khỏi
kinh thành Huế với những nét đáng chú ý nào? Các nhân hóa, so sánh đó
có ý nghĩa gì?

*Gợi ý:
- Nhà văn gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình
yêu;
- Giống như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi về
với biển;
- Gợi vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, chung tình của Sông Hương với kinh
thành Huế;
- Thể hiện tấm lòng yêu quê hương đất nước của nhà văn

×