Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.78 KB, 4 trang )

Thiết kế giáo án
Giáo viên thực hiện: Trương Thị Hiền Lương
Trường THPTDL Văn Lang.
Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông
(Chương trình nâng cao)
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I – Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp và chất thơ từ bề dày lịch sử, văn hóa tâm hồn con
người cách mạng người Huế qua hình tượng sông Hương trong bài bút kí
đậm chất thơ, chất tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II – Phương tiện dạy học
SGK + Sách giáo viên + Bài soạn
III – Cách thức tiến hành
Hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
IV – Tiến trình thực hiện
1 – Kiểm tra bài cũ
2 – Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Nội dung cần đạt
I – Tìm hiểu chung
1 – Tiểu dẫn
(Học sinh đọc SGK)
- Là một nhà thơ, nhà văn có phong cách riêng độc
đáo với lối viết uyên bác, tài hoa,
- Đặc biệt có sở trường về thơ bút kí, tùy bút. Những
trang viết của ông vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất
thơ.
- Nội dung thông tin phong phú và đề tài khá rộng
- Nét đặc sắc trong văn ông là sự kết hợp giữa chất trí
tuệ và trữ tình, giữa lối nghị luận sắc bén và tư duy


sâu sắc am hiểu sâu rộng triết học, văn hóa, lịch sử,
địa lí.... đây là lối viết hướng nội ,đày say đắm và tài
hoa.
II – Hoàn cảnh sáng tác - Là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Viết tháng 1/1981 tại Huế, trích trong tập bút kí cùng
tên.
- Là bài kí tiêu biểu cho văn phong Hoàng Phủ Ngọc
Tường . anh oi em do~ rui. 21,5 d hihi, chua co diem chuan
nhung e tra STT rui, xep thu 160 :) Chuan bi xien` nha anh :)
III – Bố cục
Giáo viên giới thiệu cả bài kí
Học sinh đọc văn bản và giải nghĩa
từ khó
- 3 phần
- Đoạn trích nằm ở phần 1 cộng với lời kết của tác
phẩm .
IV – Đọc hiểu văn bản - Đoạn trích nằm ở phần 1 cộng với lời kết của tác
phẩm .
1 – Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh
sắc thiên nhiên
- Sông Hương gắn liền với Huế, là biểu tượng cho vẻ
đẹp của Huế - mảnh đất cố đô giàu bản sắc văn hóa,
lịch sử, truyền thống.
- Sông Hương là điểm nhìn nghệ thuật giúp tác giả thể
hiện sự tài hoa, uyên bác của mình khi viết về Huế.
A- Sông Hương ở thượng nguồn:
- - Sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng đầy dịu
dàng, say đắm.
- (Học sinh tìm dẫn chứng)
B – Sông Hương ở đồng bằng:

- Vẻ đẹp đa chiều đầy biến ảo của sông Hương
(Học sinh tìm dẫn chứng).
- Vẻ đẹp mang sắc màu triết lí cổ thi của sông Hương
(Học sinh tìm dẫn chứng) .
- Thiên nhiên quanh sông Hương mang vẻ đẹp thật
diễm lệ, có hồn:
+ Chiếc cầu cong
+ Những cây đa, cây cừu.....
+ Ánh lửa thuyền chài....
=> Vẻ đẹp của sông Hương chính là vẻ đẹp mê hồn của
miền đất Huế mà nhà văn nặng lòng yêu mến.
2- Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc
độ văn hóa
- Dòng sông Hương là dòng sông của thơ ca nhạc
họa . Liên tưởng đến 2 câu thơ hay của Thu Bồn:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
- Sông Hương gắn liền với âm nhạc cổ điển Huế. Đọc
những câu văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người
đọc thấy được sự rung cảm mạnh mẽ và sự hiểu biết
sâu sắc của tác giả về nền âm nhạc cổ điển Huế.
Những liên tưởng độc đáo của nhà văn giúp người
đọc thấy được sự tài hoa của tác giả:”Nguyễn Du
bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một
phiến trăng sầu”.Và từ đó những bản đang đã đi suốt
cuộc đời Kiều!
3 – Vẻ đẹp của sông Hương gắn với
những sự kiện
(Học sinh đọc SGK)
- Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi sông Hương có

tên là Linh Giang.
- Sông Hương là điểm tựa, là vành đai bảo vệ biên
cương thời kỳ Đại Việt .
- Đến thế kỷ thứ 8, sông Hương gắn với tên tuổi
người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ 19.
- Sông Hương là chứng nhân lịch sử của Huế, của dân
tộc đặc biết là Cách Mạng Tháng 8 đến nay.
Em có nhận xét gì về cách sử
dụng các biện pháp nghệ thuật của
nhà văn
- Nghệ thuật so sánh
- Sông Hương còn đẹp dịu dàng như một cô gái Huế
kín đáo, sâu sắc, đa tình.
- Dòng sông mềm như tấm lụa
- Dòng sông uốn một cánh cung rất nhẹ như một tiếng
vâng không nói ra của tình yêu.
- Sông Hương còn đẹp dịu dàng như một cô gái Digan
phóng khoáng và man dai....
- So sánh sông Hương với Danuyp, sông Sen,
Nêva….và sử dụng một đoạn văn của hội đồng hòa
bình thế giới (UNESCO): “Các trung tâm lớn....bị
phá hoại”. Đây là lối viết theo kiểu đòn bẩy nghệ
thuật, để đánh giá cao di sản văn hóa Huế”.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân
hóa, ẩn dụ,....để tạo nên những câu văn rất giàu hình
ảnh.
Cách giải thích tên dông gợi cho
em những suy nghĩ gì?
- Sông Hương là sông thơm. Vì dân lang Thành

Chung ven sông Hương có nghề trồng rau thơm.
Nhân dân 2 bên bờ sông đã nấu nước thơm của 100
loài hoa và đổ xuống sông khiến cho sông thơm mãi.
- Đây là một lối l• giải độc đáo, bộc lộ một tình yêu
quê hương tha thiết của tác giả.
Cách đặt tiêu đề và kết thúc tác
phẩm bằng một câu hỏi gợi cho em
suy nghĩ gì?
- Là sự biết ơn, niềm tự hào sâu sắc với sông Hương
cũng như với Huế, một miền đất của lich sử, văn hóa
phong phú vô cùng.
4 - Văn phong Hoàng Phủ Ngọc
Tường
- Miêu tả sông Hương bằng tất cả tâm hồn và tình yêu
quê hương xứ sở của mình, khiến sông Hương trở
lên có hồn, sống động như con người.
- Trí tưởng tượng phong phú cộng sự uyên bác tài hoa
=> Tạo những câu văn đặc sắc.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng tài tình các biện
pháp tu từ.
- Có sử dụng kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ,
giữa chất tài tình say đắm và chất triết lí sâu sắc.
Củng cố - Cảm nhận được vẻ đẹp của Huế của tâm hồn người
Huế qua sự quan sát sắc sảo, tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc
Tường về dòng sông Hương.
- Hiểu được đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của
Hoàng Phủ Ngọc Tường .

×