Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 94 trang )


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 3
1.2. Khái quát các nghiên cứu chức năng hệ sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt
Nam 9
1.2.1. Trên thế giới 9
1.2.2. Ở Việt Nam 14
1.2.3. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Cách tiếp cận 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Những nhân tố tác động đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An 28
3.1.1. Các tác động trực tiếp 28
3.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp 35
3.2. Biến động về diện tích và độ che phủ rừng tại hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh
Nghệ An 39
3.3. Thực trạng về đa dạng sinh học và các loài cần được bảo tồn tại HST rừng đầu
nguồn tỉnh Nghệ An 41
3.3.1. Đa dạng hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An 41
3.3.2. Đa dạng sinh học rừng đầu nguồn Nghệ An. 48
3.3.3. Các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ 57
3.3.4. Các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ 57


iv
3.4. Đánh giá các chức năng của hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An. Các
mối đe dọa chính tới đa dạng sinh học và chức năng sinh thái phòng hộ rừng đầu
nguồn 58
3.4.1. Chức năng bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn
hóa truyền thống 59
3.4.2. Chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế và nguồn lực con người, bền vững về
mặt sinh thái và văn hóa xã hội 61
3.4.3. Chức năng hỗ trợ hậu cần 62
3.4.4. Các mối đe dọa chính tới đa dạng sinh học và chức năng sinh thái phòng hộ
rừng đầu nguồn 63
3.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn và định hướng bảo tồn hợp
lý các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 64
3.5.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước ngành Lâm nghiệp 64
3.5.2. Hiện trạng về quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh 65
3.5.3. Các chính sách, văn bản quy định hiện hành về quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ
đa dạng sinh học 66
3.5.4. Những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Nghệ An hiện nay. 66
3.5.5. Định hướng bảo tồn hợp lý các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75



v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BVR Bảo vệ rừng
CBD Công ước đa dạng sinh học
DTSQ Dự trữ sinh quyển
ĐDSH Đa dạng sinh học
HST Hệ sinh thái
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KBT Khu bảo tồn
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
QHLN Quy hoạch lâm nghiệp
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
VQG Vườn quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân













vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích rừng mất đi cho xây dựng thủy điện ở Nghệ An (2009-2013) . 29

Bảng 3.2. Các loài cây gỗ bị khai thác nhiều 30
Bảng 3.3. Một số lâm sản phi gỗ được khai thác phổ biến tại HST rừng đầu
nguồn 32
Bảng 3.4. Tổng thu nhập trung bình hộ mỗi năm và các nguồn thu nhập chính của
các hộ sống trong vùng lõi KBTTN 36
Bảng 3.5. Diện tích rừng đầu nguồn Nghệ An năm 2010-2013 39
Bảng 3.6. Thành phần của các ngành thực vật bậc cao tại Rừng đầu nguồn Nghệ
An 48
Bảng 3.7. Các loài thực vật bổ sung được phát hiện tại khu vực điều tra 50
Bảng 3.8. Đa dạng thành phần loài thú tại Khu HST rừng đầu nguồn Nghệ An 52
Bảng 3.9. Các loài thú mới được bổ sung vào danh sách loài tại khu HST rừng đầu
nguồn Nghệ An 53
Bảng 3.10. Thành phần loài chim điều tra được tại khu vực Pù Hoạt, Pù Huống 55
Bảng 3.11. Thành phần loài lưỡng cư bò sát tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An 56
Bảng 3.12. Số loài bướm bổ sung vào danh lục các loài bướm tại HST rừng đầu
nguồn Nghệ An 57





vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Khai thác LSNG tại Pù Mát. 31
Hình 3.2 Đốt rừng làm nương rẫy tại Pù Huống. 34
Hình 3.3 Hoạt động khai thác vàng trái phép tại Pù Huống. 35
Hình 3.4 Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An. 42
Hình 3.5 Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên
đai thấp (VQG Pù Mát, 2014).

44
Hình 3.6 Rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh cây lá rộng thường
xanh (VQG Pù Huống, 2014).
47




viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1 . Sự biến động diện tích rừng đầu nguồn Nghệ An qua các năm từ
2010-2013 (ha) 40
Biểu đồ 3.2 . Sự biến động độ che phủ rừng đầu nguồn Nghệ An qua các năm từ
2010 -2013 40
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các loại rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An phân theo diện tích. 41


ix
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1.
Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại HST rừng đầu nguồn
Nghệ An
75
Phụ Lục 2.
Danh lục các loài thú quý hiếm Hệ sinh thái rừng đầu nguồn Nghệ
An
82

Phụ Lục 3.
Danh lục các chim quý hiếm tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An 85
Phụ Lục 4.
Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm 86



1
MỞ ĐẦU

Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ và được đánh giá là một
trong những nơi có các hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú và có độ đa dạng sinh
học rất cao. Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái rừng đầu
nguồn tỉnh Nghệ An đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp sản phẩm và
dịch vụ cho sự phát triển. Không những thế, hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh
Nghệ An khá đa dạng và phong phú về hệ động thực vật, đồng thời cũng là nơi
cư trú của nhiều loài quý hiếm.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế, xã hội và đời sống đã
dần đưa tỉnh Nghệ An có những chuyển biến rõ nét. Tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và đô thị hóa đang có tác động mạnh mẽ làm tăng mức độ sử dụng tài
nguyên thiên nhiên. Là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với các hệ
sinh thái tự nhiên rất phong phú và độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, các hệ sinh
thái này lại đang đứng trước những áp lực vô cùng to lớn của việc gia tăng dân số
thêm vào đó là ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu…đã và đang là
mối đe dọa cho các hệ sinh thái đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Đứng trước những nguy cơ đó, cùng với việc thực hiện quy hoạch tổng thể
bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 đính hướng đến năm 2030 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 01 năm 2014 thì UBND tỉnh Nghệ
An cũng đã ban hành kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh
học. Đây là những văn bản có tính pháp lý cao cho các kế hoạch hành động bảo tồn

đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để có cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng, ban hành các chương trình, giải pháp,
kế hoạch thực hiện cụ thể trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phục hồi các hệ
sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung cũng như
các hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, học viên lựa
chọn đề tài "Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và
định hướng bảo tồn hợp lý" là một trong những bước đi mở đầu cần thiết và có ý

2
nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự
nhiên trên địa bàn tỉnh nhà.
Với mục tiêu đặt ra là làm rõ hiện trạng tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An hiện nay. Xác định đúng vai trò của các HST
rừng đầu nguồn trong lợi ích về sinh thái cảnh quan, môi trường và lợi ích kinh tế.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá HST rừng đầu nguồn với những nội dung
chính về đánh giá cấu trúc, đánh giá chức năng và đánh giá dịch vụ của HST rừng
đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó phân tích và xác định các nguyên nhân
gây suy thoái và hậu quả do tác động từ việc suy thoái của các hệ sinh thái để tìm ra
định hướng bảo tồn hợp lý các HST rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
a) Vị trí địa lý
Khu hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An nằm gọn trong khu vực của
khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An có tọa độ địa lý: Kinh độ:
103,874345 – 105,500152; vĩ độ: 18,579179 – 19,727594. Với tổng diện tích toàn
khu DTSQ là 1.303.285 ha thuộc địa bàn 9 huyện miền núi (Con Cuông, Anh Sơn,

Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ)
đồng thời có 440,8 km biên giới hữu nghị với nước CHDC Nhân dân Lào.


4
b) Địa hình
Hệ sinh thái rừng đầu nguồn thuộc Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có độ cao
so với mực nước biển là 2000m. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm địa mạo thuộc
các huyện thuộc khu Hệ sinh thái rừng đầu nguồn cho thấy độ cao địa hình nhìn
chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bậc địa hình cao nhất phân bố dọc
theo biên giới Việt – Lào thành một dải dài theo phương Tây Bắc- Đông Nam tạo
thành các đỉnh như đỉnh Pù Hoạt, Pù Miêng, Pù Samtie, Pù Tong Chinh, Pù Xông,
Pù Xai Lai Leng với độ cao từ 2000-2700 m. Thấp nhất là các bề mặt đáy thung
lũng với độ cao từ 0-10 m phân bố dọc theo sông Cả và các sông suối trong khu
vực. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thực tế, bản đồ địa mạo ảnh, bản đồ trắc lượng
hình thái và các tài liệu có trước địa hình khu vực nghiên cứu được chia thành hai
nhóm bề mặt địa hình chính:
- Nhóm bề mặt nguồn gốc tích tụ: Khu vực nghiên cứu có hệ thống sông suối
khá dày đặc song các sông suối đều ngắn, dốc, lòng hẹp, nước chảy xiết do đó ít
thuận lợi cho việc hình thành địa hình tích tụ. Vì lẽ đó địa hình tích tụ chỉ chiếm
điện tích rất nhỏ (khoảng 2%), bao gồm bãi bồi, bậc thềm I, bậc thềm II, bậc thềm
III, bề mặt tích tụ sườn – lũ tích, bề mặt tích tụ sông – lũ tích.
- Nhóm bề mặt nguồn gốc bóc mòn xâm thực: Các bề mặt thuộc nhóm này
chiếm diện tích chủ yếu của vùng nghiên cứu bao gồm các bề mặt san bằng và các
bề mặt sườn.
c) Khí hậu, thủy văn khu vực:
Nằm trong Khu DTSQ miền tây nên HST rừng đầu nguồn cũng nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông bắc và
Tây Nam. Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí
quyển đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu khu vực.

Gió Tây khô nóng: đây là vùng chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng. Hoạt
động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (tháng
5-7). Trong những ngày này nhiệt tối cao có thể vượt quá 40
o
C và độ ẩm tối thấp
xuống dưới 30%.

5
Mưa bão: Vùng này ít chịu ảnh hưởng của mưa bão, hai tháng nhiều bão nhất
là tháng 9 và tháng 10. Bão tuy đã yếu nhưng thường kèm theo mưa lớn và lụt lội.
Nhìn chung đây là một trong những vùng có chế độ khí hậu ít thuận lợi của tỉnh
Nghệ An.
Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường sơn Bắc, miền này có
khác với Đông Bắc và Tây Bắc nhưng riêng Pù Huống lại có những đặc thù
riêng. Khí hậu không những phân hóa theo độ cao từ 200m đến 1600m mà còn
phân hóa do ảnh hưởng yếu dần của mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống và
sườn Nam lại chịu ảnh hưởng của vùng khô hạn điển hình Mường Xén-Kỳ Sơn.
Sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù
Huống tạo nên những nét riêng của Pù Huống. Chế độ nhiệt, mưa ẩm, số ngày
mưa và ẩm độ cũng sai khác qua các trạm bao quanh Pù Huống như: Tương
Dương, Con Cuông, Quỳ Châu…
Chế độ thủy văn khu vực Pù Mát được các trạm thủy văn đo đạc và lưu trữ
cho thấy trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng TB – ĐN. Các chi lưu
phía hữu ngạn như Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại chảy theo hướng Tây
Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. Dưới góc độ giao thông thuỷ thì cả ba
con sông trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng Khe
Choang, Khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu. Nhìn chung
mạng lưới sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung bình năm từ 1300-1400
mm, nguồn nước mặt trên diện tích của VQG lên tới hơn 3 tỷ m
3

. Song lượng nước
đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán
thường xuyên xảy ra.
Thủy văn vùng Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: sông Chu
ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy qua
huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, hệ sông Hiếu với các suối
Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quang. Các hệ suối chính kể trên đều chảy từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, cách nhau từ 10 – 25 km. Dòng chảy mạnh, thường xuyên có
nước cả mùa khô, mật độ suối nhánh từ 2 – 4 km/suối. Do địa hình chia cắt sâu, đôi

6
chỗ do đứt gẫy mạnh đã hình thành nên nhiều thác nước trong Khu bảo tồn mà thác
lớn nhất có giá trị cảnh quan du lịch là thác Sao Va. Những kết quả khảo sát năm
1997 cho thấy rừng Pù Hoạt có bị tác động ở một số điểm ven suối gần làng bản,
nhưng tính nguyên sinh còn giữ được ở phần lớn diện tích với tỷ lệ cao.
d) Đất đai
Vùng nghiên cứu chủ yếu ở vùng núi đặc điểm của đất bao gồm các nhóm
đất sau:
Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Phân bố trên một phạm vi
rộng khắp các huyện, tập trung nhiều ở Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh
Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Đất đỏ vàng trên phiến sét có hầu hết ở
các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày; ở
các vùng thấp đất đỏ vàng trên phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất, tầng đất mỏng
hoặc trung bình. Đất đỏ vàng trên phiến sét ở vùng có thảm thực vật cây bụi là loại
đất có độ phì khá, độ mùn từ 2 – 4%, đạm từ 0,1 ÷ 0,25%, lân từ 0,006 ÷ 0,07%,
kali từ 1 ÷ 2%, độ chua cao, pH
KCL
< 4, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ,
độ dày tầng đất phần nhiều trên 50 cm; ở trên các vùng có thảm thực vật là cỏ và đất
hoang hoá (do bị xói mòn mạnh) tầng đất thường mỏng từ 30 ÷ 50 cm.

Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết: Phân bố rải rác theo dải
hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây bắc – Đông nam của
tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ,
Tương Dương, Kỳ Sơn,… Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất
phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất
tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình núi cao, thảm
thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50 ÷ 70 cm. Đất vàng nhạt trên sa
thạch thường nghèo dinh dưỡng, ở các vùng núi cao lượng mùn từ 1,5 ÷ 2,5%; ở
vùng thấp lượng mùn thường không quá 1,5%. Các chỉ tiêu như đạm, lân, kali điều
nghèo, độ chua cao pH
KCL
< 4, độ bazơ thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát
pha, hạt rời rạc, khả năng giữ nước và kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả
năng giữ màu kém.

7
Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit: Phân bố rải rác ở các huyện Anh
Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu,… Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axit có
thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn rửa trôi mạnh, độ chua lớn
(pH
KCL
< 4), ít có nghĩa trong sử dụng sản xuất nông nghiệp.
Đất đỏ nâu trên đá vôi: Phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ
Hợp,… Ngược lại với các loại đất khác, đất đỏ nâu trên đá vôi ở các vùng địa hình
thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và rửa trôi
mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất khá
thường trên 50 cm, độ phì ở đất đá vôi khá, mùn từ 2 ÷ 4%; đạm trên 0,15%, đất
chua pH < 4, độ no bazơ nhỏ dưới 50%.
Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao: Đất Feralit vùng đồi: Tập
trung ở Thanh Chương và Anh Sơn, phần lớn là đồi trọc, hoặc có cây bụi do rừng bị

tàn phá. Do đất bị rửa trôi, xói mòn nhiều nên ít mùn (<2%), độ chua cao (pH = 4 ÷
4,5), có hiện tượng đá ong hoá mạnh.
- Đất Feralit vùng núi thấp có thảm thực vật che phủ tương đối cao. Do sườn
núi dốc mạnh, nước ngầm không đọng lại trong đất, dòng nước ngầm chảy mạnh,
nên các dạng kết vón và tầng đá ong không phát triển được. Hàm lượng mùn 2 ÷
4%; đạm tổng số 0,1 ÷ 0,25%; lân tổng số 0,06 ÷ 0,07%; kali tổng số 1 ÷ 2%; độ
chua thuỷ phân 6,61đl ÷ 15đl/100g đất, tổng số cation trao đổi 91đl ÷ 14đl/100g đất,
thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phổ biến trên 50 cm, ở
các nơi đồi trọc, đất hoang hoá, tầng đất mỏng hơn (30 cm –50 cm).
Đất Feralit trên núi cao do khí hậu mang tính á nhiệt đới, độ ẩm tăng do mưa
nhiều, rừng bị tàn phá, thực vật còn nhiều, trong đó số lượng cây rụng lá tăng lên
nên hàm lượng mùn cao (5 – 8%).
- Đất Feralit mùn trên núi cao: có ở độ cao từ 1800 m trở lên, khí hậu mang
tính á ôn đới rõ rệt, có thời gian nhiệt độ hỗn giao giữa chất hữu cơ được phân dải
rất chậm nên lượng mùn cao (8 – 12%). Đất xốp, giữ nước mạnh, kết cấu tốt.
Đất phù sa: Phân bố rải rác ở các sông như: sông Cả, sông Giăng, sông Con.
Đất hàng năm bị ngập do lụt, lượng phù sa lớn, độ phì cao. Đây là vùng đất có ý

8
nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng các loại cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày.
e) Kinh tế xã hội
Một dải các Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống và Vườn Quốc gia
Pù Mát thuộc khu DTSQ miền Tây Nghệ An sẽ gắn kết những giá trị tài nguyên
thiên nhiên và cảnh quan, truyền thống văn hóa góp phần phát triển kinh tế đảm bảo
xây dựng thành công chiến lược phát triển bền vững của đất nước
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong toàn vùng rất đa dạng và phong phú. Du khách có thể khám phá những giá trị
cảnh quan rất phong phú đặc sắc của toàn vùng từ Pù Hoạt xuống Pù Huống và tới
Pù Mát, từ những dãy núi Pù Hoạt – Pù Pha Lâng – Pù Nhích – Pù Phà Nhà kéo dài

xuống Pù Khạng, Pù Huống với đỉnh cao trên 1500 m nối tiếp nhau (đỉnh cao nhất
2452 m) trên lưu vực sông Cả về phía Bắc ; dãy núi Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin,
Pù Mát, Cao Vều trên lưu vực sông Cả về phía Nam, với nhiều đỉnh cao trên
1.000m. Hệ thống sông suối thượng nguồn của lưu vực sông Cả không chỉ tạo nên
cảnh quan độc đáo mà còn đậm nét các vùng văn hóa nhân văn bản sắc tộc người
Thái (ven sông Hiếu, sông Nậm Mô, sông Khe Thơi), tộc người Ơ Đu (ven sông
Nậm Nơn), tộc người Đan Lai (sông Khe Choang), và đan xen nhiều nền văn hóa
ven sông suối. Đây chính là những giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị bản sắc
các nền văn hóa gắn liền với tiềm năng du lịch mà vẫn chưa được khai thác.
Một số chính sách của địa phương đã khuyến khích phát triển du lịch sinh
thái lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, có sự tham gia đích thực của các cộng
đồng tộc người bản địa, là một trong những thế mạnh thúc đẩy phát triển bền vững
toàn vùng. Hoạt động du lịch với các mục tiêu nâng cao nhận thức bảo tồn thiên
nhiên và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đem lại những lợi ích an sinh
thực sự cho địa phương có Khu dự trữ sinh quyển. Các hoạt động này đang góp
phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên, đa dạng
sinh học, các nguồn gen nhiều loài quí hiếm. Chính công việc bảo tồn sẽ trợ giúp
cho phát triển kinh tế.

9
Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển các dân
tộc ít người đặc biệt khó khăn và có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai dự án “Hỗ trợ
phát triển dân tộc Ơ Đu ở miền núi Nghệ An” nhằm thực hiện phát triển kinh tế –
văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng dân tộc Ơ Đu đạt được ổn
định lâu dài, bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa đặc trưng của người Ơ Đu
bản địa. Hiện nay, vùng đệm thuộc các khu DTSQ đã tăng cường các hoạt động
phát triển kinh tế. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư vùng đệm là sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi và tham gia khai thác lâm sản phi gỗ. Thu nhập chính
của đại bộ phận người dân trong vùng từ nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên,
trong vùng vẫn có những hộ gia đình có nguồn thu tiền mặt chủ yếu từ thu hái lâm

sản. Nhìn chung, mức sống của người dân trong vùng rất thấp do họ chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp trong khi thiếu đất canh tác, thiếu vốn đầu tư, chưa áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và họ cũng không có nghề phụ.
Cơ sở hạ tầng ở các xã vùng đệm gặp nhiều khó khăn. Hầu hết tất cả các xã chưa
tiếp cận với lưới điện quốc gia, phần lớn dân trong vùng dùng máy thuỷ điện nhỏ.
Hệ thống giao thông trong vùng rất khó khăn, phần lớn các xã có thể tiếp cận
bằng đường ô tô song là đường đất, hệ thống cầu chưa được xây dựng nên rất khó
tiếp cận trong mùa mưa. Hiện tại một vài xã chỉ có thể tiếp cận bằng đường sông
như xã Hữu Khuông, Yên Tĩnh huyện Tương Dương. Mạng lưới giáo dục đã tới các
thôn bản song chưa đảm bảo chất lượng phục vụ. Cũng như giáo dục, hệ thống y tế
chăm sóc sức khoẻ cũng gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chất lượng
cán bộ.
1.2. Khái quát các nghiên cứu chức năng hệ sinh thái rừng trên thế giới
và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý, nơi mà
quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và tương tác với môi
trường để phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình
sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

10
Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là
sinh vật rừng và môi trường vật lý của chúng. Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
rừng là trong tổ thành thực vật, loài cây cao phải chiếm ưu thế, chúng có một mật
độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất định, giữa các thực vật hệ
sinh thái rừng với nhau và giữa thực vật hệ sinh thái rừng với hoàn cảnh có mối
quan hệ qua lại với nhau, hệ sinh thái rừng luôn luôn vận động theo những quy luật
của hệ sinh thái và hình thành nên những quần xã có tính ổn định cao, luôn diễn ra
các quá trình chức năng để đảm bảo duy trì tính ổn định của HST như:
Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái.

Điều khiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái.
Quá trình sinh địa hóa học.
Rừng đầu nguồn là hệ sinh thái rừng nằm thượng lưu của các lưu vực các
con sông. Cũng như các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái rừng đầu nguồn là một trong
những hệ sinh thái thành phần năng động nhất của sinh quyển. Rừng đầu nguồn có
ảnh hưởng tổng hợp đến môi trường xung quanh, là trung tâm trong việc cung cấp
sản phẩm và dịch vụ cho sự phát triển bền vững của loài người. Trong phạm vi ảnh
hưởng qua lại giữa rừng với sinh quyển, chúng ta có thể nhận thấy một chức năng
cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái rừng là chức năng sinh quyển. Đó là sự hình
thành sinh quyển và cải biến sinh quyển. Chức năng này biểu hiện ở chỗ, hệ sinh
thái rừng có khả năng cải biến tình trạng của sinh quyển. Trên bình diện chung,
chức năng sinh quyển của hệ sinh thái rừng là chức năng lớn nhất. Nó biểu hiện ở
khả năng hấp thu và cải biến năng lượng ánh sáng mặt trời, sản xuất chất hữu cơ và
giải phóng ra oxy tự do. Những chức năng còn lại (hình thành và cải biến khí hậu;
hình thành và bảo vệ đất; hình thành và bảo vệ nguồn nước; hình thành sinh
cảnh,…) là chức năng sản xuất và bảo tồn sự sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi
sự sống, bao gồm trong đó cả đời sống con người. Hệ sinh thái đảm bảo cho sự vận
động không ngừng của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật,
duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, điều tiết nước ngầm, chống xói lở bờ bãi,

11
điều hòa chế độ thủy văn, khí hậu, thời tiết, thanh lọc các chất ô nhiễm. Ngoài ra,
các hệ sinh thái còn có các chức năng dịch vụ. Có thể phân thành bốn loại dịch vụ
của hệ sinh thái như sau:
Dịch vụ cung cấp: Hệ sinh thái mang đến những lợi ích trực tiếp cho con
người, thường có giá trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc
biệt là trong các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an
ninh lương thực của đất, nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng;
cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu; cung cấp khoảng

80% lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng gần 40% lượng
protein cho người dân. Ở Việt Nam, khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần
rừng và khoảng 20% thu nhập của họ từ lầm sản ngoài gỗ. Nghề thủy sản đem lại
nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho khoảng
12 triệu người.
Dịch vụ văn hóa: Hệ sinh thái không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực
tiếp mà còn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Những nhu cầu này
khiến con người tự nguyện chi trả cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Các hệ
sinh thái có tính ĐDSH cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho các ngành giải trí ở
Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa hẹn đem
lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của
người dân về tầm quan trọng của ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên. Khoảng
70% sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch là dựa vào các vùng ven biển, nơi
có rất nhiều các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học cao.
Dịch vụ điều tiết: Một loạt những chức năng thiết yếu của hệ sinh thái
thường không đươc định giá trong thị trường truyền thống. Các chức năng dịch vụ
này bao gồm: Sự điều hòa khí hậu qua sự lưu trữ Cacbon và kiểm soát lượng mưa,
lọc không khí và nước, phân hủy các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ những
tác hại của thiên tai như lở đất hay bão biển.

12
Dịch vụ hỗ trợ: Tuy không làm lợi trực tiếp cho con người nhưng là yếu tố
thiết yếu trong các chức năng của hệ sinh thái, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả
các loại dịch vụ.
Từ các chức năng cơ bản của hệ sinh thái rừng, nhiều nghiên cứu hệ sinh thái
rừng và ảnh hưởng của rừng đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học trên thế
giới nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc
phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng phòng hộ của rừng bao gồm cả việc giữ đất và
do đó kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát, điều tiết dòng chảy, hạn
chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước Việc mất đi lớp thảm

phủ rừng do việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý ở vùng đầu
nguồn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với vùng hạ lưu (Hamilton và
King, 1993) [17].
Ở các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu về sinh thái rừng đã sớm
được nghiên cứu và giới thiệu trong các tài liệu và diễn đàn quốc tế từ đầu thế kỷ
20. Mấy chục năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về rừng đã bước đầu cho thấy
sự thoái hóa lập địa do khai thác rừng Thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc.
Theo các tác giả, có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi
khai thác. Turvey (1983)) [29] cũng cho rằng sự thay thế rừng Bạch đàn tự nhiên
bằng rừng Thông Pinus radiata với chu kỳ chặt 15- 20 năm cũng làm giảm độ phì
của đất do khai thác gỗ. Mặt khác, tầng thảm mục dày và khó phân giải của Thông
cũng làm chậm sự quay vòng của các nguyên tố khoáng và đạm ở các lập địa này.
Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không chỉ ở
việc tiêu thụ dinh dưỡng. Tốc độ tuần hoàn vật chất cũng diễn ra một cách nhanh
chóng hơn. Những nghiên cứu gần đây tập trung tìm hiểu về các chức năng sinh thái
môi trường của rừng. Theo Lee Soo-hwa (Lee-Soo-hwa, 2007,
[16] cho rằng đất rừng tốt có thể thấm được
khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ tạo
điều kiện cho nước mưa thấm vào đất nhiều hơn, đất lưu giữ được nước tốt hơn và

13
sự chiếu sáng sẽ làm cho các vi sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn. Vì vậy có
tác dụng duy trì nguồn nước và cải thiện nguồn nước tốt hơn.
Farley và cộng sự (2005) [29] đã chỉ ra rằng khi đất trảng cỏ và đất cây bụi
chuyển sang rừng bằng phương thức trồng hoặc khoanh nuôi thì lượng dòng chảy
năm giảm đi 44% và 31%. Nisbet (2001) [29], đã chứng minh rừng có thể có tác
dụng làm giảm dòng chảy mặt và chống xói mòn tốt; tuy nhiên các hoạt động trồng
rừng và tác động vào rừng như: làm đường giao thông, làm đất khi trồng rừng,
chăm sóc rừng, khai thác có thể dẫn tới làm tăng dòng chảy mặt và xói mòn cho
lưu vực.

Theo Zhang và cộng sự (2007) [29] cho rằng, nếu các chỉ số về trạng thái
thảm thực vật rừng (cấu trúc, loại đất, địa hình ) có ảnh hưởng đến dòng chảy của
lưu vực thì phân bố không gian của rừng cũng ảnh hưởng quan trọng, nhất là khi
rừng được phân bố ở những khu vực tiếp nối trực tiếp với hệ thống tích nước của
thuỷ vực như sông, suối, hồ Ngoài ra, những khoảng trống ở phần trên sườn dốc
có thể gây ra ảnh hưởng đối với dòng chảy mặt ở phần dưới sườn dốc. Vì vậy, cần
ưu tiên lựa chọn vùng trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nước.
M. Guardiola và cộng sự (2010) [29], việc thay thế các rừng cây bản địa
bằng rừng Cao su ở Nam Keng (Trung Quốc) và ở Pang Khum (miền Bắc Thái
Lan) đã làm tăng lượng bốc thoát hơi nước, do đó làm giảm dòng chảy cũng như
lượng nước được tích trữ trong lưu vực. Mặc dù, việc trồng rừng và những biện
pháp bảo tồn đất có những tác dụng nhất định trong việc giảm đỉnh lũ nhưng ít có
trường hợp nào cho thấy các biện pháp đó có tác dụng làm tăng dòng chảy kiệt.
Ảnh hưởng sự phấn bố không gian của rừng tới nguồn nước đã được nghiên
cứu một cách khá hệ thống trong công trình của Carsten và cộng sự (2007) [29].
Công trình này đã thừa nhận vai trò của rừng đối với việc cải thiện nguồn nước và
chu trình vật chất; đồng thời nghiên cứu này cũng khẳng định rằng ảnh hưởng của
rừng tới nước trên quy mô rộng vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn là lĩnh vực cũng được
quan tâm. Các mô hình sử dụng đất đã được xây dựng có thể kể tới như: mô hình du

14
canh của Conklin, 1975; tiếp đó là phương thức Taungya được U.Pankle đề xuất
năm 1806. Phương thức Taungya của Pankle là trồng xen cây nông nghiệp ngắn
ngày vào rừng Tếch chưa khép tán. Đến năm 1977 King đã đề xuất phương thức
nông lâm kết hợp thay thế cho phương thức Taungya.
Các giải pháp phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu quan tâm tới các vấn đề như tái sinh rừng
nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh có khác biệt hay giống với tầng cây cao như các tác
giả: Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939,1965; Aubrerrille, 1983; [5]. Các

phương thức kỹ thuật lâm sinh xử lý nhằm xúc tiến tái sinh rừng nhiệt đới cũng
được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Kennedy, 1935; Lancaster, 1953
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tài nguyên
rừng của nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy
giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo
vệ môi trường và phòng chống thiên tai.Trước tình hình đó vấn đề về môi trường
rừng đã được khởi động nghiên cứu, tuy nhiên, do nhiều lý do các nghiên cứu về
sinh thái môi trường rừng chưa được chú ý đúng mức, vẫn còn rất nhiều bất cập và
cần thiết phải có nhiều các công trình nghiên cứu tiếp theo. Một số công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này có thể được ghi nhận là:
+ Nghiên cứu đánh giá tác động của rừng tới môi trường, đặc biệt là rừng tự
nhiên ở nước ta đã được chú ý từ đầu những năm 1970 với cơ sở ban đầu do Liên
Xô cũ giúp đỡ, nội dung nghiên cứu tập trung vào khả năng chống xói mòn và điều
tiết nguồn nước của các trạng thái rừng; các nội dung nghiên cứu khác như vai trò
điều tiết tiểu khí hậu, đất đai nhưng chưa nhiều và hệ thống.
+ Từ năm 1973 đến năm 1981 Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đã xây dựng
các khu nghiên cứu thuỷ văn rừng định vị ở Núi Tiên (Hữu Lũng) và Tứ Quận (Hà
Tuyên). Các công trình nghiên cứu trong thời gian này tập trung chủ yếu vào nghiên
cứu một số các nhân tố khí hậu rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng,

15
ảnh hưởng của độ tàn che rừng tới khả năng giữ đất và điều tiết dòng chảy mặt của
rừng như công trình của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1984)[18], của Hoàng
Niêm (1994)[20] Đây là những công trình nghiên cứu khởi điểm tạo lập được một
số cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng giữ nước, bảo vệ đất.
+ Trong những năm 1980 các công trình nghiên cứu đã tập trung vào xói
mòn đất và khả năng giữ nước của một số thảm cây trồng nông nghiệp và công
nghiệp, đặc biệt là ở các vùng Tây Nguyên. Trong thời gian này, nhiều khu nghiên

cứu quan trắc định vị đã được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng, gỗ, kim
loại,… Hàng loạt các công trình mang nhiều sắc thái và đi vào định lượng một cách
vững chắc như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ, Lê Thạc Cán (1983),
của Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984)[3] Những công
trình nghiên cứu này đã làm rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới xói mòn, vai trò
phòng hộ về chống xói mòn của một số thảm thực vật, định hướng cho việc xây
dựng các giải pháp phòng chống xói mòn trên đất dốc.
Đầu những năm 1990, khi nước ta thực hiện chương trình 327 với đối tượng
chủ yếu là rừng phòng hộ, nghiên cứu thuỷ văn và xói mòn đất rừng cũng được đẩy
mạnh. Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu về các biện pháp công trình và cây xanh
che phủ ở Bắc Thái, Sơn La Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1996)[14] đã nghiên
cứu phân cấp xung yếu cho lưu vực nguồn nước. Kết quả những nghiên cứu này
cho thấy độ dốc tăng từ 10-15
o
thì xói mòn sẽ tăng lên 21,44%. Khi chiều dài sườn
dốc tăng lên gấp đôi thì xói mòn cũng tăng lên gấp 2 lần. Nghiên cứu của Võ Đại
Hải (1996)[8], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [14] đã xây dựng 20 khu
nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác
nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng
ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước
của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8
xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8%
đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng
hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%.

16
Vũ Thanh Te, Trần Quốc Thưởng, Phạm Anh Tuấn (2005)[29] nghiên cứu
tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất và vận chuyển bùn cát
trên lưu vực sông chợ Lèn đã nhận thấy lớp phủ thực vật càng dày thì khả năng làm
chậm dòng chảy trên bề mặt sườn dốc càng tăng (từ 7 - 11 lần).

Một số tác giả khác đã tập trung nghiên cứu vai trò điều tiết nước, xói mòn
của rừng, ảnh hưởng của thảm thực vật đến dòng chảy của các con sông, suối như
công trình của Nguyễn Viết Phổ (1992), Vũ Văn Tuấn (1982)[33], Thái Phiên và
Trần Đức Toàn (1988)[31] Những nghiên cứu này đã cho ta thấy vai trò điều tiết
nước hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho các con
sông, suối vào mùa khô, dòng chảy kiệt ở những vùng có rừng cao hơn những vùng
không có rừng.
Khi so với lượng mưa, dòng chảy mặt biến động rất lớn và thường dao động
trong khoảng từ 3 - 5% đối với rừng Thông (Ngô Đình Quế, 2008)[22] trong đó cao
nhất ở trảng cỏ đến thảm cây bụi, rừng trồng và thấp nhất ở rừng tự nhiên. Lượng
dòng chảy mặt phụ thuộc vào nhân tố lượng mưa, địa hình, tính chất đất, cấu trúc
thảm thực vật và cả phương pháp quan trắc. Hệ số dòng chảy mặt có liên hệ chặt
chẽ với các nhân tố độ dốc mặt đất, hệ số xói mòn đất, độ giao tán hoặc độ tàn che
tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi và độ che phủ của rừng (Phạm Thị
Hương Lan, 2005)[12]
Theo Nguyễn Quang Mỹ (1990) thì vật rơi rụng ở trạng thái thô có thể hút
được lượng nước bằng 1,38 lần trọng lượng khô của nó, nếu đã bị phân huỷ 30 -
40% thì có thể hút được lượng nước gấp 3,21 lần trọng lượng khô. Về giá trị tuyệt
đối, lớp thảm mục có thể hút được 35,840 lít nước trên 1 ha rừng tự nhiên (tương
đương với một trận mưa 3,6 mm). Tuy nhiên thì tỷ lệ % lượng nước hữu hiệu của
vật rơi rụng thấp hơn tỷ lệ % lượng giữ nước tối đa của nó (chỉ đạt từ 2,5 - 83,2
mm/ha/năm, tương đương với mức 0,1 - 4,6% tổng lượng mưa)[14].
Trong nghiên cứu về vai trò bảo vệ nguồn nước của 4 dạng thảm thực vật
(thảm cây bụi cao, thảm cây bụi thấp, rừng trồng Keo và rừng trồng Bạch đàn),
Nguyễn Thế Hưng (2008) đã cho thấy khả năng giữ nước của các thảm thực vật

17
giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp nhất
là thảm cây bụi thấp, với tổng lượng nước hàng năm giữ được trong các thảm thực
vật tương ứng là 988,97 tấn/ha, 639,07 tấn/ha, 724,58 tấn/ha và 660,62 tấn/ha.

Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của Võ
Minh Châu (1993)[5] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn
Mọ từ 23,971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể,
giảm từ 340 triệu m
3
nước xuống còn 60 triệu m
3
. Do đó không đảm bảo nước cho
sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.
Một số công trình nghiên cứu đã được tiến hành về sử dụng đất dốc, hạn chế
xói mòn và tăng độ phì của đất cho một số vùng với những đối tượng cụ thể. Việc
thiết lập băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm chia cắt dòng chảy bề mặt có
hiệu quả cao, lượng nước trôi có thể giảm từ 31% - 42%, lượng đất trôi có thể giảm
49% - 52% và năng suất cây trồng tăng 41% - 43% (Đậu Cao Lộc và các cộng tác
viên, 1998). Mặc dù hàng rào cây xanh họ đậu chiếm khoảng 10% diện tích, song
năng suất cây trồng vẫn tăng 15 - 25% so với không làm băng xanh (Nguyễn Tử
Xiêm và Thái Phiên)[31].
Nghiên cứu của Trần Quang Bảo (1999)[1] tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh cho
thấy cường độ xói mòn đất dưới tán rừng Bạch đàn trắng phụ thuộc vào mật độ
rừng trồng và độ xốp, độ dốc, độ dày tầng đất. Số liệu nghiên cứu của Nguyễn
Quang Mỹ (1984)[3] ở Tây Nguyên cho thấy độ tàn che của thảm cây trồng có ảnh
hưởng rất lớn tới độ vẩn đục của dòng chảy (hay còn gọi là dòng rắn), thảm cây
trồng có độ che phủ yếu thì nồng độ đậm đặc của dòng chảy chiếm tỉ lệ cao hơn.
Nguyễn Xuân Quát (1996)[21] đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền
vững”, kết quả đã đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững,
khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích
ứng cho các mô hình này. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003)[19] cũng đã có nghiên cứu
xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa
vào nhu cầu khí hậu.


18
Trong những năm gần đây, phương pháp nghiên cứu xói mòn theo các mô
hình định lượng được phát triển mạnh nhờ công nghệ tin học và GIS. Ưu điểm của
phương pháp này là nhanh, độ chính xác cao. Ở Việt Nam đã có một số tác giả áp
dụng phương pháp nghiên cứu này ở các mức độ khác nhau như: Phạm Ngọc Dũng
- trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Nguyễn Quang Mỹ - Đại học Tổng hợp,
Võ Đại Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Lại Huy Phương - Viện Điều
tra Quy hoạch Rừng.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An

Hệ thống rừng tại Việt Nam đã phát huy tốt vai trò bảo vệ nguồn đa dạng
sinh học,… nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường
rừng; góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có tác
động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội ở cấp quốc gia và địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã thực
hiện để giảm tốc độ xói mòn ĐDSH, nhưng ĐDSH hệ sinh thái rừng Việt Nam
vẫn đang bị suy thoái nhanh chóng. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã
bị suy giảm mạnh mà nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm ĐDSH hệ sinh
thái rừng từ những áp lực sau:
Áp lực về dân số tăng nhanh; đòi hỏi về nhu cầu đất ở đất sản xuất và khai
thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với khu vực người dân
nghèo thiếu đất sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu dựa vào rừng để khai thác, săn
bắt động vật hoang dã. Đây là áp lực rất lớn đối với các khu rừng phòng hộ, đặc
dụng hiện nay, mặc dầu cộng đồng đã có những cam kết tham gia bảo vệ rừng
nhưng sự gắn kết, phối hợp chưa được tốt. Việc quản lý nhân hộ khẩu của các cấp
chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa quan tâm dẫn đến một số đối tượng ở
nơi khác đến lợi dụng, xúi dục, lôi kéo một số đối tượng trong cộng đồng vi phạm
luật bảo vệ phát triển rừng.

×