PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. MỞ ĐẦU:
Trong những năm gần đây, tại Hội nghị Ban chấp hành TW 2 (khoá VIII),
Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu", và
khẳng định mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng con người và một thế hệ
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng,
có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện tốt sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá
của dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, phát huy tiềm
năng của dân tộc và con người Việt Nam; có ý thức cộng đồng và phát huy tính
tích cực, tinh thần cá nhân làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng quản lý giỏi, có tác phong công nghiệp và có tổ chức kỷ
luật, có sức khoẻ, là người thừa kế sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa
hồng, vừa chuyên.
Nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo là tham gia phát triển con người có đủ
tiêu chuẩn nêu trên. Chính vì lẽ đó, nhà trường THCS trực tiếp định hướng và
hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh thông qua hoạt động dạy học. Vì vậy,
yêu cầu với các nhà quản lý giáo dục càng phải thận trọng trong quá trình quản
lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
Điều chúng ta đáng quan tâm là: Công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông
theo Quyết định số 40 của Quốc hội khoá X mà trọng tâm là thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa mới ở bậc tiểu học và THCS. Trong quá trình thực hiện,
đa số giáo viên đã lĩnh hội tương đối đầy đủ tinh thần của cuộc cải cách này và đã
triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào học sinh. Tuy
nhiên, một bộ phận giáo viên còn bất cập về trình độ chuyên môn.
Phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự
thành công của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Với nhận thức và lý do trên, tôi
1
đã chọn vấn đề "Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn
của phó hiệu trưởng trường THCS " để nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS BÌNH MINH.
2. 1. Vài nét về tình hình nhà trường.
Trường THCS Bình minh được thành lập năm 1995, qua 16 năm xây dung
phấn đấu và trưởng thành, với yêu cầu xây dung trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng
5 năm 2012 .
Những thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm sát sao của Thường
trực HU, HĐND, UBND huyện, chính quyền và nhân dân xã Bình minh . Đặc
biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục nên cơ sở hạ tầng của trường đã
phần nào đảm bảo cho hoạt động dạy - học. Cơ cấu tổ chức, lực lượng cán bộ,
giáo viên tương đối đầy đủ, đồng bộ về trình độ chuyên môn; đội ngũ giáo viên
trẻ, khoẻ, nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp giáo
dục; đa số giáo viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định mục
tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; thực hiện tốt chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội bộ có sự
đoàn kết thống nhất.
- Khó khăn: Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều thiếu
thốn, khuôn viên nhà trường, sân chơi bãi tập thiếu và không đảm bảo; học sinh
nhà trường còn nhiều hạn chế trong học tập cũng như sinh hoạt, giao tiếp, ứng
xử; một số giáo viên đạt chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực chuyên môn còn
nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa được coi trọng.
2.2. Thực trạng về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên
Đại đa số giáo viên của nhà trường có tâm huyết với nghề, nhưng đứng trước
yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay, đòi hỏi phương pháp giảng dạy có sự đi
2
lên của mỗi giáo viên. Một trở ngại lớn đối với họ hiện nay là phương pháp dạy học
cũ đã trở thành lối mòn, ăn sâu vào nếp nghĩ của họ, việc lựa chọn kết hợp giữa
phương pháp dạy học "truyền thống" với phương pháp dạy học hiện đại "lấy học
sinh làm trung tâm của quá trình nhận thức" sáng tạo trong quá trình học tập giáo
viên thực hiện còn gượng ép, vụng về, hình thức tổ chức chưa phong phú Một số
giáo viên tiếp thu phương pháp dạy học mới còn chậm, thiếu nhạy bén, có tư tưởng
"trung bình chủ nghĩa".
2.3. Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên đã dẫn tới chất lượng dạy học của giáo viên trong nhà
trường chưa cao, cụ thể khi khảo sát giờ dạy của giáo viên trong nhà trường trước
ngày 20-10-2010 như sau:
Số GV Số tiết dạy
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình
26 78 10 tiết 33 tiết 35 tiết
Do vậy giáo dục của nhà trường thường không ổn đình, từ chất lượng đại
trà tới chất lượng mũi nhọn hay chất lượng học sinh thi vào THPT
2.4. Đánh giá chung.
2.4.1. Mặt mạnh.
- Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm trong
công tác quản lý.
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ,
nhiệt tình, tận tâm vượt mọi khó khăn vươn lên trong công tác, có kinh nghiệm
trong giảng dạy, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc nội
quy, quy chế chuyên môn.
2.4.2. Hạn chế.
3
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số giáo viên chưa đạt chuẩn,
kinh nghiệm công tác và năng lực chuyên môn của nhiều giáo viên đạt chuẩn còn
hạn chế.
- Trình độ nhận thức còn yếu kém, một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với
nghề.
- Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt còn yếu, nhiều đồng
chí còn cho rằng đây là việc làm mang tính hình thức nên chưa coi trọng.
- Trình độ nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh còn nhiều hạn chế .
- Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập.
- Đồ dùng, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chất lượng không đảm
bảo, thiếu độ chính xác.
2.4.3. Nguyên nhân.
- Nhà trường không được lựa chọn giáo viên, đội ngũ giáo viên không
đồng đều, việc đổi mới phương pháp còn lúng túng, trình độ chuyên môn của
một số giáo viên còn non kém chưa đáp ứng yêu cầu,cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học, sách tham khảo còn thiếu, một số giáo viên ý thức trách nhiệm chưa cao.
- Ban giám hiệu làm việc đôi lúc còn nể nang, đã có kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp song chưa phù hợp, hiệu quả thấp.
- Việc sinh hoạt chuyên đề trao đổi phương pháp dạy học, dự giờ chưa
đạt được hiệu quả cao.
- Sự hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa khớp nhịp,
chưa tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp giáo dục THCS phát triển
đi lên.
Tóm lại, trên cơ sở về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà
trường cũng như thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường đã làm và thực hiện trong những
4
năm qua thì việc tìm ra các biện pháp thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Minh là rất cần thiết, đáp
ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN.
1. Đối với giáo viên:
- Nâng cao nhận thức về chức năng nhiệm vụ, sự cần thiết phải nâng cao
chất lượng đội ngũ.
- Giúp cho giáo viên có hướng tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên yếu.
- Qua dự giờ thao giảng, từ đó cả người dạy và người dự đều rút ra những
điều cần thiết cho chuyên môn, cho bản thân.
2. Đối với quản lý:
Đổi mới cách thức chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng
và thực hiện các quy chế làm việc, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo việc
thực hiện quy chế chuyên môn.
- BGH các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tuyên truyền vận động để
giáo viên có hướng tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên yếu.
- BGH có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo viên vươn lên trong công
tác chuyên môn.
5
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ở tổ nhóm chuyên môn có chất
lượng,có phong cách làm việc khoa học.
- Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ nhóm chuyên
môn trong nhà trường . Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình thực
hiện ở các tổ.
- Lập kế hoạch dự giờ khảo sát toàn bộ giáo viên để kịp thời uốn nắn
những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
chất lượng chuyên môn với từng đối tượng cụ thể.
3. Đối với các tổ chức trong nhà trường:
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tăng cường
sự kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ.
- Thông qua giáo dục tư tưởng cho đội ngũ, ban giám hiệu nhà trường
cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm cho mỗi cán bộ giáo viên phải có
ý thức trách nhiệm hơn và nghiêm túc hơn trong việc thực hiện quy chế chuyên
môn, nâng cao chất lượng dạy học.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Từ thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Minh-Tĩnh Gia từ yêu
cầu đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và phương pháp đòi hỏi mỗi giáo
viên nói chung, giáo viên của nhà trường nói riêng phải thường xuyên, liên tục
tiếp thu, lĩnh hội áp dụng vào thực tiễn để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà
trường phấn đấu đến tháng 8 năm 2012 đạt trường chuẩn quốc gia. Xuất phát từ
cơ sở lý luận và qua thực tế công tác bồi dưỡng giáo viên nhà trường, tôi mạnh
dạn đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên trường THCS .
3.1. Biện pháp 1: Quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao chất
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
6
3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng lập kế hoạch bồi
dưỡng chuyên môn.
3.3. Biện pháp 3: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn.
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường dự giờ thăm lớp.
* Mục tiêu.
- Giúp giáo viên phải có ý thức trách nhiệm hơn và nghiêm túc hơn trong
việc thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học.
- Giúp cho giáo viên có hướng tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên yếu.
* Nội dung thực hiện.
- Qua dự giờ thao giảng, từ đó cả người dạy và người dự đều rút ra những
điều cần thiết cho chuyên môn, cho bản thân.
- Qua việc dự giờ thăm lớp, BGH nắm bắt được chất lượng đội ngũ, rút ra
điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ từ đó có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo
viên có hướng vươn lên trong công tác chuyên môn.
* Cách thức thực hiện.
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch dự giờ cụ thể bằng nhiều hình thức
như: dự giờ qua thao giảng, dự giờ đột xuất hoặc dự giờ báo trước.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường có kế hoạch dự giờ khảo sát toàn bộ
giáo viên để kịp thời uốn nắn những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh để có
kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn với từng đối tượng cụ thể.
- Phát động các phong trào thi đua nhân các ngày lễ như: 20/11, 22/12, 8/3,
26/3 để từ đó giáo viên có thể học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó đánh
giá chất lượng chuyên môn. Đồng thời, lựa chọn đội ngũ nòng cốt chuyên môn
và mọi thành viên có ý thức phấn đấu để đạt chất lượng cao hơn trong dạy học.
7
- Dự giờ thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau, qua đó có thể phân
loại chất lượng chuyên môn của từng cá nhân về nội dung, kiến thức, phương
pháp lên lớp, tư thế, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, ý chí phấn đấu.
- Qua các đợt thao giảng, lựa chọn những giáo viên giỏi ở các tổ chuyên
môn để có kế hoạch bồi dưỡng dự thi giáo viên giỏi các cấp.
- Tổ chức tốt việc dạy học theo chuyên đề thông qua các tiết dạy thao
giảng ,có nhận xét đánh giá việc triển khai chuyên đề trong các phần của tiết dạy,
để trao đổi, học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau và thống nhất phương pháp.
* Điều kiện vận dụng.
- Ban giám hiệu phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể tới các tổ chuyên môn.
- Các tổ trưởng chuyên môn phải thưc sự có năng lực, xây dựng được giáo
viên cốt cán các môn có năng lực chuyên môn vững vàng.
- Việc dự giờ thăm lớp phải bố trí khoa học theo quy củ, nề nếp.
3.5. Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn.
- Lập kế họach dự giờ khảo sát chất lượng giáo viên với đội ngũ giáo
viên đã đạt giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, hội đồng khoa học của nhà trường
làm giám khảo.
PHẦN III
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu so với cách làm cũ.
Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên sau một năm, vào cùng
thời điểm triển khai sáng kiến như sau.
Số GV Số tiết dạy
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình
26 78 35 tiết 37 tiết 6 tiết
8
Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy:
- Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trường THCS Bình Minh với nội dung đổi mới phương pháp dạy học là
hướng đi đúng đắn, tích cực đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo
giáo viên, cha mẹ học sinh học sinh trong nhà trường. Thông qua việc bồi dưỡng
giúp đội ngũ giáo viên có thêm nhận thức về tầm quan trọng của công tác tự học,
tự bồi dưỡng là việc làm thường xuyên của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên.
2. Bài học kinh nghiệm.
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng, chủ yếu trong nhà trường, là
yếu tố quyết định đến sự nghiệp phát triển của nhà trường: người quản lý phải coi
việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo.
- Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là một việc
làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn lớn, trách nhiệm này thuộc về ngành giáo dục
nói chung và cũng là trách nhiệm của nhà trường nói riêng. Vì chất lượng chuyên
môn của đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng và là nhân tố quyết định đối với
chất lượng học tập của học sinh.
- Việc đề ra các biện pháp có khả thi nhằm giải quyết mọi vấn đề một cách
hiệu quả.
1. Quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên.
2. Chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
3. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn
4. Tăng cường dự giờ thăm lớp
5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn
9
Các biện pháp trên sẽ giúp cho việc quản lý nâng cao chất lượng chuyên
môn góp phần khẳng định vị trí của nhà trường, từ đó giải quyết được các mâu
thuẫn trong chuyên môn, trong quan điểm công tác tạo được sự tự tin, thế đứng
vững vàng cho giáo viên công tác, uy tín của người giáo viên với phụ huynh và học
sinh được nâng cao.
Qua việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ tạo điều
kiện cho mỗi giáo viên ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy (chuyên môn), say
mê trong công tác và học tập; xây dựng được nề nếp chuyên môn của giáo viên và
học sinh.
Nói đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc
làm đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người lãnh đạo trong nhà trường phải có tinh
thần trách nhiệm, kỷ cương, phép tắc đối với mọi thành viên để họ thực sự là người
giáo viên yên tâm, phấn khởi, tâm huyết với nghề, có kỷ luật, có trí tiến thủ vươn
lên, tự giác trong công việc, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Có rất nhiều các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng chuyên môn,
nếu được kết hợp một cách hài hoà với nhau sẽ là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ chất
lượng chuyên môn của nhà trường.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Tổ chức chuyên đề có tính ứng dụng cao như giảng các tiết học mẫu do
các giáo viên đã có thành tích,giảng mẫu các tiết học có tính triển khai chuyên đề
để giáo viên học hỏi thêm về phương pháp .
Chất lượng dạy học chịu ảnh hưởng rất lớn từ người thầy.Trong cơ chế thị
trường sôi động hiện nay, một thực tế không thể tránh khỏi đó là tác động của cơ
chế này lên cuộc sống của mỗi cán bộ giáo viên ,do vậy là một cán bộ quản lý tôi
mong muốn các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách đối
với nhà giáo.
Chế độ thưởng phạt phải kịp thời để thúc đẩy ý chí vươn lên phấn đấu
trong chuyên môn của mỗi cán bộ giáo viên.
10
Lời kết:
Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ xin được đề xuất 5 biện pháp đã nêu
trên mà tôi đã thực hiện trong năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo; nó
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường THCS Bình Minh và đem lại hiệu
quả thiết thực. Mong muốn các bạn đồng nghiệp và các thầy cô đi trước góp ý
kiến, để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa, góp phần vào công tác quản
lý chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường THCS.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2012.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Hương
11