Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sang kien kinh nghiem : Hình thành khái niệm ngữ pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Trong giáo dục phổ thông ở nước nào cũng vậy, môn học về “Tiếng
mẹ đẻ” là môn học quan trọng chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Ở
nước ta đối với tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt to lớn ở bậc
học trong đó không thể không kể đến môn ngữ pháp. Việc dạy Ngữ pháp
(ùng với từ ngữ, tập làm văn) thực ra là việc dạy cách nghe, đọc, nói, viết
đúng tiếng mẹ đẻ để các em biết sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày.
Muốn giao tiếp, muốn học tập, muốn chiếm lĩnh tri thức thì phải có ngôn
ngữ. Muốn ngôn ngữ trở thành công cụ học tập, giao tiếp thì phải nắm
quy tắc cấu tạo từ, quy tắc dùng từ đặt câu, quy tắc tạo văn bản… Tức là
phải nắm được kiến thức ngữ pháp. Bởi vậy, việc dạy học sinh nắm
Tiếng Việt thì không thể coi trọng việc dạy ngữ pháp. Nhất là đối với học
sinh Tiểu học, nhất là vốn kiến thức ngữ pháp của các em khi đến trường
còn hạn chế, việc nắm và sử dụng chúng còn gặp nhiều khó khăn cần
được bổ sung phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập, giao tiếp …
Thì việc dạy ngữ pháp cho học sinh tiểu học nói chung và cho học sinh
lớp bốn nói riêng là không thể bỏ qua.
Nhiệm vụ dạy Ngữ pháp cho học sinh Tiểu học là cung cấp cho học sinh
các khái niệm ngữ pháp từ đơn giản đến phức tạp để giúp các em nhận
diện các đơn vị ngữ pháp, nắm quy tắc cấu tạo và biết sử dụng đơn vị ngữ
pháp đó trong học tập, giao tiếp. Ngoài ra ngữ pháp còn có nhiệm vụ tư
duy, óc thẩm mỹ cho học sinh.
Để giúp học sinh học tốt Tiếng Việt, biến ngôn ngữ Tiếng Việt công cụ
giao tiếp giáo viên cần hướng dẫn học sinh học tốt môn Ngữ pháp. Thông
qua việc nắm kiến thức ngữ pháp và luyện tập thực hành ngữ pháp. Thực
ra yêu cầu kiến thức kỹ năng ở phân môn ngữ pháp đối với Tiểu học là
chưa đòi hỏi cao, phân tích phức tạp song giáo viên cần giúp học sinh
hiểu rõ từng bản chất của khái niệm. Chương trình ngữ pháp cung cấp
cho các em các khái niệm câu từ, từ loại… Xuyên suốt trọng tâm của
chương trình ngữ pháp lớp 4 là các khái niệm ngữ pháp là.


II. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế việc dạy ngữ pháp nói chung, các khái niệm ở lớp 4 nói
riêng đối với học sinh và giáo viên còn gặp nhiều khó khăn cụ thể.
1. Về phía học sinh:
Đây là một môn học khó,trừu tượng, khô khan. Nhiều em khi học ngữ
pháp chỉ nắm được bề mặt bên ngoài của khái niệm, không hiểu sâu bản chất
1
của nó dẫn đến quá trình làm bài tập khái niệm ngữ pháp còn gặp phải
không ít khó khăn vướng mắc.

2. Về phía giáo viên:
Khi dạy ngữ pháp giáo viên gặp không ít khó khăn. Khi gặp những bài tập
ngữ pháp cụ thể giáo viên thường đưa ra những câu hỏi: Dạy để làm gì?
Dạy như thế nào cho học sinh dễ hiểu và làm các bài tập ngữ pháp ít mắc
sai? Dạy như thế nào cho học sinh hứng thú khi học ngữ pháp? Dạy như thế
nào để đem lại cho các em nhiều lợi ích thiết thực trong nghe,nói,đọc,
viết? Luôn là vấn đề trăn trở của giáo viên khi dạy nội dung Ngữ phápcụ
thể.
Với tất cả những suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc, trăn trở của bản thân
và đồng nghiệp… Tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Biện pháp khắc phục
những sai sót cho học sinh lớp bốn khi làm các bài tập “Hình thành khái
niệm ngữ pháp” để có những biện pháp thoả đáng từng bước khắc phục thắc
mắc, khó khăn nhằm nâng cao chất lượng dạy ngữ pháp cho học sinh lớp
bốn”.
A. Giải quyết vấn đề:
I. Phạm vi nghiên cứu các bài tập về kiểu bài “Hình thành khái niệm
ngữ pháp” cho học sinh lớp 4
- Sách giáo khoa lớp 4.
- Lớp 4A và 4B có sĩ số ngang nhau, lực học ngang nhau, giáo viên
chủ nhiệm không có sự chênh lệnh nhiều về tuổi đời, tuổi nghề.

II. Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn điều tra thực trạng
- Luyện tập thực hành
- Phân tích kết quả điều tra: Những khó khăn vướng mắc mà học
sinh gặp phải.
III. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc mà học sinh gặp phải khi
làm bài tập “Hình thành khái niệm ngữ pháp”.
- Giúp bản thân và đồng nghiệp những biện pháp khắc phục khó
khăn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học kiểu bài “Hình thành khái niệm
ngữ pháp”.
IV. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học kiểu bài “ Hình thành khái
niệm ngữ pháp” cho học lớp 4.
- Đề suất một số biện pháp nhằm khắc phục khó khăn ấy.
V. Nội dung và phương pháp tiến hành:
2
1. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học kiểu bài: “ Hình thành khái niệm ngữ
pháp”.
Qua quá trình giảng dạy phân môn ngữ pháp tôi thấy:
- Về phía giáo viên: Khi dạy các khái niệm Ngữ pháp giáo viên chưa
chọn lọc, khai thác và sử dụng triệt để các ví dụ phục vụ thiết thực cho việc
hiểu nội dụng của khái niệm. Chưa xác định hết mối quan hệ chặt chẽ giữa các
kiến thức ngữ pháp ở lớp dưới có liên quan và quan hệ hỗ trợ tương tác giữa các
môn học khác với môn Ngữ. Trên giờ học cách dạy của giáo viên còn đơn điệu,
ít sáng tạo chưa sinh động để cuốn hút học sinh thụ động mệt mỏi, dễ gây tâm
lý ngại học ngữ pháp.
Đây là môn học khó, khô khan do vậy trong quá trình hướng dẫn học sinh
làm bài tập giáo viên chưa hướng dẫn học sinh dùng mẹo luật.
- Về phía học sinh: Qua dự giờ thăm lớp, trao đổi với các em cho thấy

việc nắm kiến thức của các em chưa sâu, chưa có hệ thống, các em ít hiểu bản
chất ngữ pháp dẫn đến việc nhận biết, sử dụng chúng còn hạn chế. Qua các bài
thi, bài tập cho thấy các em còn mắc nhiều lỗi cho ngữ phá.
Ví dụ: Khi phân tích nhận diện thành phần câu, các em thường hay nhầm giữa
chủ ngữ và trạng ngữ nhất là khi mở đầu bằng quan hệ từ bằng. Nhiều em cho
“Hôm nay”, “Mùa xuân” là chủ ngữ trong các câu:
“Hôm nay trời đẹp.” và “Mùa xuân em đi trồng cây”.
Nhầm giữa định ngữ với vị ngữ, giữa bổ ngữ với trạng ngữ hoặc không xác
định hết định ngữ, bổ ngữ.
- Những sai sót của học sinh khi nắm các kiến thức ngữ pháp phân
loại, nhận diện các đơn vị ngữ pháp cũng được phản ánh trong quá trình sử
dụng ngôn ngữ, cụ thể trong các lỗi viết câu của học sinh.
Loại lỗi phổ thông nhất của học sinh là sử dụng dấu câu sai. Nguyên nhân của
loại lỗi này là do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lý, không đúng quy tắc.
Dùng dấu phẩy ngăn cách giữa chủ ngữ - vị ngữ, ngăn cách giữa động từ, tính
từ với bổ ngữ. Nhiều hơn cả là dùng dấu câu tuỳ tiện ngắt đôi câu một cách vô
lý khi câu chưa đủ ý.
Ví dụ: Quê hương em, có rất nhiều cảnh đẹp.
Chiếc cặp ấy hơi to hình chữ nhật vuông vắn.
Ngoài cách sử dụng dấu câu một cách tuỳ tiện khi viết các câu học sinh còn viết
sai nhiều về cấu trúc câu.
Ví dụ: Thiếu chủ ngữ: Qua câu chuyện cây tre trăm đốt cho em thấy cái thiện
bao giờ cũng thắng cái ác.
Ví dụ: Thiếu vị ngữ: Chiếc cặp sách mà bố em tặng em.
Thiếu cả chủ ngữ- vị ngữ: Trên cành cây, ngọn cỏ.
2. Một số khó khăn của học sinh khi làm bài tập “Hình thành khái niệm ngữ
pháp”
3
a. Kiểu bài phân cắt câu từ: Khi gặp dạng bài tập này học sinh gặp
khó khăn là không nhận biết được danh giới từ, câu nên các em dễ bị xác định

nhầm lẫn hoặc không chính xác.
Nguyên nhân là do trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ dạy các em khái
niệm câu, từ mang tính áp đặt. Giáo viên chưa dạy các em kĩ khái niệm về câu
(đủ chủ ngữ - vị ngữ), Từ (có nghĩa) khi muốn xác định ranh giới ta có thể
chèn xen vào do vậy khi làm bài tập dẫn đến các em làm sai hoặc còn lúng túng.
Ví dụ: Bài 2(97) Tiếng Việt4/1
b. Kiểu bài có xác định từ loại :
Khi gặp dạng bài tập này học sinh sẽ gặp khó khăn là gặp một số từ loại khó, ít
dùng (gốc hán) các em sẽ lưỡng lự mà khó xác định được. Nguyên nhân là do
khi dạy từ loại giáo viên chưa dạy các em mẹo luật xác định từ loại do vậy các
em sẽ không làm được khi gặp phải loại bài tập này.
Ví dụ: Xác định từ loại của các từ sau: Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu,
yêu thương, đáng yêu.
c. Kiểu bài xác định thành phần câu: Khi gặp dạng bài tập này học sinh thường
bị nhầm giữa CN với VN (giữa CN với TN) hoặc xác định không đúng với một
số câu khó: Ví dụ: Mùa xuân/ em đi trồng cây
CN VN
Nguyên nhân là do quá trình dạy học giáo viên không gắn các câu hỏi: Trả lời
cho câu hỏi: CN trả lời cho câu hỏi nào? (VN trả lời cho câu hỏi nào?)
Học sinh nắm khái niệm CN- VN chưa chắc dẫn đến xác định sai:
Ví dụ: Đẹp vô cùng/ tổ quốc ta ơi!
CN VN
c. Bài tập tổng hợp: Học sinh gặp khó khăn chưa nhận dạng được bài
tập do vậy không nắm được quy tắc biến đổi.
Nguyên nhân là do các em nắm quy tắc khái niệm ngữ pháp còn chưa
sâu. Giáo viên chưa chú ý tới việc xác định yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: +Đặt câu theo mẫu: Ôi +câu kể
+ Đặt câu có một danh từ và gạch dưới danh từ ấy.
3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn vướng mắc khi dạy các dạng bài
tập trên.

a. Đối với kiểu bài phân cắt câu từ:
Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này giáo viên cần:
- Rà soát ngữ liệu để xác định những trường hợp nào là từ học sinh dễ
nhận diện, những trường hợp nào gây khó khăn khi học sinh vạch danh
giới từ.
- Điều chỉnh, loại bỏ hoặc giảm bớt các tổ hợp mang tính trung gian bằng
cách giữ nguyên lệnh của bài tập thay thế ngữ liệu.
4
- Trong trường hợp bài tập vẫn giữ nguyên sách giáo khoa thì ta phải xác
định được những tổ hợp mang tính chất trung gian để biện luận chứ không thể
cực đoan đẩy những tổ hợp này về một phía hoặc là một từ (nhiều từ) mà không
giải thích rõ ràng cho học sinh.
- Cung cấp thao tác kiểm nghiệm, nhận diện cho học sinh (chêm xen,
loại suy…) giúp các em có cơ sở để xác định ranh giới từ.
Ví dụ: Chép lại đoạn văn sau (ngắt thành câu) rồi dùng gạch / giữa hai từ
đứng cạnh nhau: “Trời nắng trang… mang về” ( BT2/97-TV4/I)
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh đọc lại nội dung sau đó dựa vào
ý để ngắt câu. Học sinh sẽ dễ dàng ngắt được các câu.
“Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa ran ran, hoa ngô xơ xác như
cỏ may, lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay
người đến bẻ mang về.”
Dựa vào khái niệm từ đã học. Học sinh sẽ xác định được các từ: Nắng,
trời, chang chang, ran ran , xơ xác, những, đã, và, chắc, chỉ còn, chờ, đến, bẻ,.
- Các từ còn lại giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh chêm xen bằng cách. “
Tiếng tu hú” là một kết hợp không chặt chẽ vì ta có thể chêm tiếng của con tu
hú như vậy đây là 2 từ: “ Tiếng”, tu hú.
“Gần xa” có kêt hợp chặt chẽ ta không thể chêm xen được nó là một từ
“cỏ may” là một từ vì “ may” mờ nghĩa chỉ một loại cỏ.
“quắt lại” , “ rủ xuống” , là một từ vì có kết hợp chặt chẽ không chêm xen
được “mang về” là 2 từ vì “ về” chỉ hướng cho “mang” .

”tay người” là một từ chỉ người không phải chỉ một bộ phận của người.
“Hoa”, “ngô”, “lá” có kết hợp lỏng lẻo chỉ bộ phận của cây ngô nên nó là
2 từ đơn.
“Bắp ngô” có kết hợp chặt chẽ hơn (ví cây ngô trồng lấy bắp) nên nó là
một từ ghép. Sau khi hướng dẫn học sinh cả lớp làm xong - giáo viên quan sát
đều mọi học sinh làm xong rồi gọi một học sinh chữa bài:
“ Trời / nắng / chang chang/. Tiếng/ tu hú/ gần xa/ ran ran/. Hoa/ ngô/ xơ xác/
như/ cỏ may/. Lá/ ngô/ quắt/ lại/ rủ xuống/. Những / bắp ngô/ đã/ mập/ và/ chắc/
chỉ/ còn/ chờ/ tay người/ đến/ bẻ/ mang/về/.
Để khắc sâu cho học sinh việc xác định đơn vị từ. Giáo viên đưa ra một
số dạng bài tập đối chiếu những tổ hợp đối chiếu nhau, một bên là một từ một
bên là 2 từ để cho học sinh xác định.
Ví dụ: Hãy xác định phần gạch chân sau xem đâu là một từ đâu là 2 từ trong các
câu sau:
Ví dụ câu 1: Tay người có ngón dài ngón ngắn.
Câu 2: Những vùng đất hoang vu ấy đang chờ tay người đến khai phá.
Câu 1: “tay người “ có thể chêm xen “ bàn tay của con người” mà không phá vỡ
ý câu nên nó là 2 từ.
5
Câu 2: “tay người” thì “tay” mờ nghĩa. Có sự chuyển nghĩa theo hoán dụ để chỉ
người nên nó là một từ.
- Cuối cùng giáo viên chốt lại muốn ngắt được câu đúng các em cần nhớ
câu có đủ ý (CN- VN). Từ ghép có kết hợp chặt chẽ ta không chêm xen được.
Tổ hợp2 từ đơn có kết hợp lỏng lẻo giúp ta chêm xen được.
b.kiểu bài xác định từ loại:
- Để làm tốt kiểu bài tập này giáo viên cung cấp cho học sinh một số mẹo luật
xác định từ loại đó là việc thử khả năng kết hợp:
+ Danh từ: Thêm vào trước từ chỉ số lượng. ( Những,cái, một, ….). Thêm vào
sau từ để chỉ trỏ (này, kia, ấy,…)
+ Động từ: Thêm vào trước từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ…)

Thêm vào sau từ chỉ sự hoàn thành (xong , rồi,…)
+Tính từ: Thường kết hợp với từ chỉ mức độ (hơi, rất, lắm…)
Ví dụ: Xác định từ loại của những từ sau:
Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng quý.
Từ việc cung cấp mẹo luật trên học sinh có thể dễ dàng nói:
(Những) niềm vui, ( hãy) vui chơi, (rất) vui tươi, tình yêu(ấy), (hãy) yêu
thương, (rất) đáng yêu để kết luận:
+ Danh từ là những từ: Niềm vui, tình yêu.
+Động từ là những từ: Vui chơi, yêu thương.
+Tính từ là những từ: Vui tươi, đáng yêu.
Ví dụ: Tìm danh từ, động từ, tính từ, trong đoạn văn sau:
“ Tiết trời đã về cuối năm. Trên cành lê, giữa đám lá xanh mơn mởn mấy bông
hoa trắng xoá điểm lác đác…” (BT2/ 101/-TV4/II)
Đối với bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh phải cắt đúng đường ranh
giới các từ trong đoạn. Sau đó dựa vào ý nghĩa của từng từ loại và khả năng kết
hợp của từng từ rồi phân loại cho đúng.
b. Bài tập xác định thành phần câu:
Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý với học
sinh.
- Cần giúp học sinh nhận ra quan hệ giữa bộ phận lớn và bộ phận nhỏ của
câu thành tố ở cấp độ thấp và thành tố ở cấp độ cao như:
+ Trạng ngữ: Bộ phận phụ cho nòng cốt câu.
+ Định ngữ phụ cho danh từ ở trong câu.
+Bổ ngữ phụ cho động từ, tính từ ở trong câu.
-Giúp cho học sinh chú ý dựa vào các dấu hiệu hình thức của các mối
quan hệ để nhận biết như dựa vào quan hệ từ, các dấu câu.
Ví dụ: Trạng ngữ thường ngăn cách câu bằng dấu phẩy. Nhưng giữa danh
từ với định ngữ, động từ với bổ ngữ, tính từ với bổ ngữ thì không có sự ngăn
cách bằng dấu câu.
6

Ví dụ: Mùa xuân, phượng/ ra lá
TN CN VN
Những bông hoa bần li màu đỏ/ nở bồng bềnh trên mặt nước
CN VN BN
- Giúp học sinh chú ý vận dụng các thao tác cải biến như lược bỏ, cải
biến, đổi vị trí thành phần câu.
Ví dụ: Giữa hồ, nổi lên/ một hòn đảo → một hòn đảo nổi lên giữa hồ.
VN CN
Thành phố Hồ Chí Minh/ ngày 30/4/tràn ngập cờ và hoa.
CN TN VN
- Học sinh có thể dùng kí hiệu để thể hiện bộ phận được xác định.
Ví dụ: Dùng dâu / để ngăn cách CN- VN, dùng dấu “” và viết tắt
thành phần câu hoặc thiết minh bằng lời.
-Giáo viên giúp học sinh ngăn ngừa sai lầm khi nhận diện.
* Nhầm giữa CN với VN
Ví dụ: Tiếng suối chảy róc rách.
Tiếng sóng vỗ long bong trên mạn thuyền.
Nhiều em sẽ cho “chảy róc rách” và “ long bong trên mạn thuyền” là VN.
Do vậy giáo viên cần phải chỉ ra cho các em thấy sự tương hợp về nghĩa
giữa CN và VN: “Tiếng suối” thì không thể “chảy” được “ tiếng sóng” thì
không thể “vỗ “được.Như vậy là học sinh dễ dàng xác định được:
Tiếng suối chảy/ róc rách
CN VN
Tiếng sóng vỗ/ long bong trên mạn thuyền.
CN VN
* Nhầm giữa định ngữ với VN:
Khi gặp cách xác định CN, VN trong câu sau:
“ Những con voi về đích đầu tiên hươ vòi chào khán giả”.
Nhiều em se cho: “ Những con voi” là CNcòn lại là VN.
Giáo viên cần giúp học sinh nhận biết rõ dấu hiệu về hình thức: Nếu nó 2

VN thì giữa chúng phải có dấu phẩy. Việc không có dấu phẩy giữa “về đích
trước tiên” và “ hươ vòi chào khán giả” khiến chúng không có tư cách sóng đôi.
Do vậy các em dễ dàng xác định được:
Những con voi về đích đầu tiên/ hươ vòi chào khán giả.
CN VN
c. Bài tập tổng hợp.
* Đối với bài tập có cấu trúc sửa chữa .
Ví dụ: Biến đổi câu kể thành câu hỏi, cảm, câu cầu khiến.
Giáo viên cần cho học sinh nhớ lại cấu trúc các kiểu câu, dấu hiệu, đặc
điểm, của từng kiểu câu từ đó xây dựng quy tắc biến đổi cho các em.
7
Ví dụ: Cô giáo đã đến rồi:< câu kể>
Cô giáo đã đến chưa? <câu hỏi>
* Đối với bài tập xây dựng cấu trúc:
Đặt câu theo mẫu: Ôi + câu kể
Đối với dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào mối
quan hệ giữa các thành phần câu , dựa vào mô hình câu để xây dựng câu
theo đúng ngữ pháp ( cả về nội dung và hình thức của câu ). Sau đó lưu ý
cho HS ghi dấu câu phù hợp .
* Đối với dạng bài tập sáng tạo.
VD: -Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lớp học của em .
-Đặt một câu có một danh từ, gạch chân danh từ ấy.
Đối với dạng bài tập này giáo viên cần giúp HS phát huy khả năng sáng tạo
của học sinh bằng cách để các em thấy khả năng ngữ pháp khác nhau của từ và
chi tiết hoá các chức năng ngữ pháp đó của từ .Giáo viên có thể cho học sinh thi
đua sáng tạo để học sinh đặt được nhiều câu hay.Phương pháp sáng tạo đó bằng
cách qua em thứ nhất đặt câu – cho em thứ 2 nhận xét chức năng của danh từ đó
trong câu, sau đó cho học sinh đó đặt một câu có danh từ ấy nhưng nó giữ chức
vụ khác.
Ví dụ: HS1: Em yêu Tổ quốc.

HS2: Tổ quốc ta rất giàu đẹp
HS3: Ngày 5 tháng 9, trên mọi miền Tổ quốc, học sinh nô nức đến
trường. Vậy việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc của học
sinh khi làm một số bài tập hình thành khái niệm ngữ pháp là rất cần thiết, để từ
đó giáo viên có biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn đó.
Để kiểm tra kết quả thực nghiệm tôi đã ra đề khảo sát như sau.
1. Xác định từ loại của các từ trong khổ thơ sau:
“ Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.”
2. Xác định CN và VN, TN của các câu sau:
a. Buổi chiều, chị Cúc tưới rau, bé Xuân cho gà ăn
b. Mùa xuân, phượng ra lá
c. Tiếng mưa rơi lộp độp
d. Mưa rơi lộp độp
e. Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh năm tròn trên
cát
3. Đặt một câu có nhiều chủ ngữ, gạch chân các chủ ngữ đấy
4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3- 5 câu) ghi lại cuộc trò chuyện giữa em và
bạn em sau một tiết học ngữ pháp.
8
Sau khi chấm tôi thu được như sau:
P. loại
T.S bài
Giỏi Khá T. bình Yếu Đạt
SL % SL % SL % SL % SL %
4A 34 8 23 10 29 16 48 0 0 34 100
4B 35 14 40,5 11 31 10 28,5 0 0 35 100
Sau khi áp dụng những biện pháp này cho lớp 4B tôi thấy:

- Học sinh không còn lúng túng trong việc làm các bài tập về hình thành
khái niệm ngữ pháp.
- Khi gặp bài tập ở dạng sáng tạo học sinh đã viết rất sinh động, sát thực
tế.
- Không còn sai (ít sai) lầm khi xác định từ loại và thành phần câu.
- Khi sử dụng biện pháp này trong dạy học ngữ pháp cho lớp 4B tôi thấy
có kết quả rõ rệt.
VI. Bài học kinh nghiêm:
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên ngoài việc cải tiến phương pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên còn phải tìm hiểu những khó
khăn vướng mắc của học sinh trong quá trình học, để từ đó có biện pháp giúp
học sinh khắc phục khó khăn vướng mắc đó.
- Giáo viên phải luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp.
- Đặc biệt là khi tổ chức quá trình dạy học ngữ pháp giáo viên cần nắm
được đặc điểm của học sinh để luôn luôn đảm bảo được sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức để học sinh dễ nhận diện.
- Cần đặt các hiện tượng ngữ pháp khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn bên
cạnh nhau trong thế đối lập để học sinh so sánh đối chiếu phát hiện sự khác
nhau, từ đó sửa chữa đề phòng sai sót trong việc nhận diện cũng như sử dụng
- Cần dạy ngữ pháp kết hợp khi dạy các môn học khác và trong các loại
hình hoạt động khác để củng cố kiến thức ngữ pháp, rèn kỹ năng kỹ sảo viết,
nói đúng tiếng việt.
- Trong tiến trình dạy học giáo viên biết lựa chọn phương pháp, hình thức
thích hợp nhất sao cho mọi đối tượng trên lớp đều say mê, hứng thú.
VII. Một số hạn chế:
Kinh nghiệm này mới chỉ đề cập đến biện pháp giúp học sinh làm một số
bài tập ngữ pháp “ hình thành khái niệm:
Biện pháp đưa ra chỉ là của cá nhân tôi. Bạn đọc có thể đưa ra biện pháp
tổi ưu hơn.
9

Đề xuất ý kiến và hướng phát triển tiếp:
- Cán bộ quản lý cần tiếp tục tổ chức chuyên đề hội thảo để giáo viên
có điều kiện học tập kinh nghiệm.
- Tăng cường trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học .
B. Kết luận
Giữ gìn sự trong sáng, sự giàu đẹp của tiếng việt là giữ gìn và phát triển
bản sắc văn hóa truyền thống tinh hoa phong cách của tiếng mẹ đẻ trong mọi
thể văn.
Nói cụ thể và chính xác hơn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước
hết là nói đúng và viết đúng ngữ pháp. Người giáo viên tiểu học là ông thầy
tổng thể tổ chức quá trình phát triển của trẻ em bằng phương pháp nhà trường.
Do vậy, trong quá trình giảng dạy ngoài việc nắm chắc nội dung kiến thức, kỹ
năng phương pháp dạy học giáo viên cần tìm hiểu rõ một số khó khăn, vướng
mắc mà học sinh gặp phải trong khi làm các bài tập ngữ pháp để từ đó có biện
pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn đó. Có như vậy học sinh mới
điều kiện để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ngày một phát
triển của xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 làm tốt các bài tập “
hình thành khái niệm ngữ pháp”. Những kinh nghiệm đó được rút ra từ thực tế
việc làm. Xong nó còn mang đậm tính chủ quan nên không tránh khỏi những
sai sót. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.

Tháng 3 năm 2005
10

×