“QUAN SÁT TRONG VĂN MIÊU TẢ Ở TIỂU HỌC VÀ
VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH”
I/ MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài :
Thế kỷ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước. Đại hội
Đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục
tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh, đất nước vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội. “ giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu…Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi
dưỡng nguồn lực con người cho CNH – HĐH đát nước”. ( Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ VIII). Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng. Mục
tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn
học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và
cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Trong đó , mục tiêu quan trọng
nhất của môn Tiếng Việt (TV) ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học
sinh(HS) các kĩ năng sử dụng TV( đọc , viết , nghe , nói). Bộ SGK TV tiểu
học tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng TV cho HS qua các phân môn. Trong
đó phân môn TLV có nhiệm vụ chủ yếu là RLKN tạo lập ( sản sinh ) văn
bản ( dạng nói hoặc dạng viết ) cho HS. Nhờ kĩ năng đó mà HS biết cách sử
sụng TV văn hóa làm công cụ tư duy , giao tiếp và hoc tập.
Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng
trong chương trình TLV ở tiểu học , văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm
lý tuổi thơ ( ưa quan sát , thích nhận xét , sự nhận xét thiên về cảm tính…) ,
văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với
thiên nhiên , khêu gợi ở các em lòng yêu cái đẹp , khả năng phát triển ngôn
ngữ. Vì thế, trong chương trình CCGD và trong chương trình TV mới , văn
miêu tả đều được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 2 – 3 nhằm rèn luyện một
số kĩ năng bộ phận ban đầu, giúp HS làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4 –
5 , HS sẽ được rèn luyện những kĩ năng viết văn miêu tả gắn với quá trình
tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề ; tìm ý và lập dàn ý ; diễn đạt thành bài văn
miêu tả… Qua việc rèn luyện những kĩ năng này , các em có thể tạo lập
những bài văn miêu tả tương đối hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Nhưng học sinh còn lúng túng không biết nói gì? viết gì? Vì vậy dạy cho HS
kĩ năng cơ bản của việc học văn miêu tả là biết quan sát tìm ý để hình thành
một thói quen chuẩn bị làm bài văn tốt là một yêu cầu quan trọng. Đây là
bước chuẩn bị công phu cho việc học văn miêu tả ở các lớp trên. Muốn quan
sát tốt , học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu khi quan sát
để làm văn.
Đối với cả giáo viên (GV) và HS đều chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của giờ hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát , tìm ý nên chất lượng giờ
dạy – học còn hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, luận văn nghiên cứu“Quan sát trong văn
miêu tả ở tiểu học và việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.” đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của dạy học văn miêu tả.
2.Lịch sử vấn đề:
Trong các tài liệu lí luận dạy học bộ môn, kĩ năng tạo lập văn bản nói
chung, kĩ năng viết văn miêu tả nói riêng được xác định là một hệ thống
gồm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau, kĩ năng này nối tiếp kĩ năng khác
theo trật tự tuyến tính.Do đó, khi rèn luyện, luyện tập không thể bỏ qua một
kĩ năng nào. Trong các chương trình, SGK TV CCGD , các nhà nghiên cứu
đã chú ý rèn luyện cho HS các kĩ năng như: quan sát , tìm ý , lập dàn ý,…
Trong chương trình và SGK TV 2000, các nhà nghiên cứu đã chú ý tới việc
rèn kĩ năng viết văn miêu tả theo đúng với quy trình tạo lập văn bản. Trong
đó dành nhiều thời lượng cho việc rèn kĩ năng viết đoạn văn Đây là một
bước tiến mới về mặt quan niệm. Tuy nhiên để phục vụ tốt hơn cho việc dạy
học văn miêu tả ở tiểu học, các kĩ năng viết văn miêu tả được dạy học như
trên vẫn còn cần được bổ sung, hoàn thiện.
Thực tế dạy học TV ở tiểu học cho thấy, kết quả dạy học văn miêu tả
trong những năm qua vẫn bị coi là còn nhiều hạn chế. Trong đó, “ khuyết
điểm lớn nhất và dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo máy móc, thiếu
tính chân thực trong cả cách dạy và học văn miêu tả” ( Theo Nguyễn Trí).
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có lẽ là do việc
RLKN viết văn miêu tả chưa đầy đủ, thấu đáo và triệt để. Ta biết để viết một
bài văn miêu tả, HS phải thực hiện các thao tác của quá trình tạo lập văn
bản. Tuy nhiên , dường như chúng ta chưa chú ý đúng mức đến việc hình
thành và rèn luyện cho HS các thao tác để hoàn thành tốt quá trình tạo lập
nên bài văn miêu tả . Trong các chương trình và SGK TV tiểu học lâu nay,
việc xây dựng bài tập nhằm RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học cũng đã
được quan tâm, song những bài tập đó vẫn còn khá đơn giản, lại chưa thật sự
đa dạng, phong phú. Đến nay , các bài văn miêu tả trong sách tiểu học hiện
hành vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào xây dựng một cách
có hệ thống. Vì vậy việc khảo sát văn miêu tả trong SGK là cần thiết.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu :
a) Nhiệm vụ :
- Tiến hành tìm hiểu quan sát trong văn miêu tả nói chung để làm cơ sở
lý luận cho việc thực hiện đề tài.
- Tìm hiểu việc quan sát thể hiện trong các bài văn miêu tả thuộc SGK
TV tiểu học.
- Trên cơ sở đó , đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát
cho HS.
- Phương pháp nghiên cứu:
các dạng văn bản.
+ Phương pháp thống kê :
kiểu quan sát.
+ Phương pháp quan sát.
đối tượng quan sát.
+Phương pháp phân tích:
kĩ năng quan sát.
+ Phương pháp so sánh : giữa các đối tượng được quan sát ( người , vật ,
cảnh…) khác nhau những gì?
+ Phương pháp mô hình hóa : để rút ra được nét chung của quan sát.
b) Phạm vi nghiên cứu :
- Quan sát các bài văn miêu tả thuộc SGK hiện hành.
c) Cấu trúc của khóa luận :
- Ngoài phần : Mở đầu và Kết luận , luận văn gồm:
CHƯƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1 Văn miêu tả:
1.1.1 Văn miêu tả là gì?
Miêu tả là tái hiện lại trạng thái của sự vật, phóng đại lên miêu tả một cách hấp dẫn để
người đọc hứng thú…, còn kể chuyện ( hay tự sự ) là trình bày lại một sự việc đã diễn ra
trong đó có cốt truyện, nhân vật và người dẫn truyên. Giống nhau đều là những phương
thức biểu đạt quan trọng thông dụng trong văn học.
Nhưng thường thường trong miêu tả có lồng ghép tự sự để miêu tả thêm phần sống động,
nhưng một bài tự sự có khi chẳng dùng đến miêu tả cũng nói lên được điều cần nói…
Văn miêu tả là một thể loại quan trọng có số thời lượng lớn trong phân phối chương trình
về phân môn TLV. Yêu cầu chính giúp HS nắm vững thế nào là miêu tả đồng thời đi sâu
vào hai kiểu bài: Tả cảnh , tả người.
Ở tả cảnh gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt , ở tả người gồm tả chân dung hoặc tả
người lao động cụ thể.