Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nâng cao chất lượng học tập, củng cố kiến thức giúp học sinh ôn thi vào đại học thông qua các hoạt động ngoại khoá, tích hợp liên môn,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.41 KB, 21 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội mà trong
chừng mực khơng nhỏ cịn là cơng cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất.
Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay sao cho
phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.
Nhưng hiện nay, trong xã hội và nhà trường môn Lịch sử bị xem là môn
phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên
nhân do đâu ? Phải chăng dạy và học Lịch sử hiện nay chưa tìm ra một phương
pháp đúng đắn, chuẩn xác để định hướng đi chung. Hiện nay việc dạy và học
Lịch sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan
đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ
thông, như tổ chức các chuyên đề về sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong dạy- học mơn Lịch sử, tích hợp các nội dung khác trong q trình giảng
dạy. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những
giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường ,
biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học Lịch sử hiện nay.
Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học
đáp ứng phần nào những địi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học ln địi hỏi tìm ra
những biện pháp , con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế
1


việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học Lịch sử là điều hết sức
quan trọng, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tơi cũng đang có những
suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tơi cũng mong tìm ra con đường biện
pháp tích cực để áp dụng trong cơng việc của mình đang làm và tìm ra nhiều
hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.


Hiện nay, ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy
học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết
thực cho quá trình dạy và học Lịch sử, q trình sử dụng cơng nghệ thông tin
trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng
nguyên tắc dạy học liên môn , dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học
qua các chương trình học lịch sử... đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con
đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mơn lịch sử.
Qua q trình tìm tịi, suy nghĩ tôi đã chọn phương pháp dạy học liên
môn, góp phần nâng cao hiêu quả dạy học bộ mơn là việc tổ chức hoạt động
ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên môn : Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí.
Đặc biệt, tơi đang cơng tác tại một trường vùng cao, vùng đặc biệt khó
khăn của tỉnh Thanh Hóa, học sinh ôn thi đại học chủ yếu là khối C. Việc củng
cố và nâng cao kiến thức từng môn học cũng như tích hợp kiến thức cả ba mơn
là điều cần thiết vì vậy tơi chọn và thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng học
tập, củng cố kiến thức giúp học sinh ôn thi vào đại học thông qua các hoạt động
ngoại khố, tích hợp liên mơn,” nhằm tạo ra hứng thú học tập cho học sinh,
2


củng cố, nâng cao kiến thức cũng như thấy được mối liên hệ về kiến thức giữa
ba môn học : Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí.
II. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc Nâng cao chất lượng học tập, củng cố kiến thức
giúp học sinh ôn thi vào đại học thơng qua các hoạt động ngoại khố, tích hợp
liên môn,.
III. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối lớp 12 trường THPT Quan Hóa.
- Phạm vi khơng gian: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Thanh Hóa
- Thời gian: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 và các tác
phẩm văn học tiêu biểu liên quan đến lịch sử dân tộc trong giai đoạn này.

IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hỗ trợ.
- Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở
- Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình
dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và
bổ sung.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
3


Bản thân lịch sử xã hội loài người và bộ môn Lịch Sử có nhiều ưu thế
trong việc giáo dục thế hệ trẻ, bởi vì qua môn học này tầm nhìn của họ đối với
cuộc sống quá khứ - hiện tại - tương lai được mở rộng hơn, họ tìm thấy trong dĩ
vãng nhiều câu trả lời xác đáng cho hôm nay và ngày mai.
Trong học tập Lịch sử ở trường THPT học sinh khơng chỉ biết mà cịn
phải hiểu Lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn. Cũng
như việc học tập các môn học khác ở trường phổ thông, học tập Lịch sử là một
quá trình nhận thức, một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin, mà
mỗi học sinh phải tự thực hiện cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, sửa chữa, bổ
sung của thầy cơ và việc tìm hiểu các loại tài liệu và những phương tiện học tập
khác.
Quá trình học tập Lịch sử được thực hiện theo quy định chung của việc
nhận thức lịch sử: không trực tiếp quan sát được hiện thực quá khứ, không thể
tiến hành thí nghiệm lịch sử như đối với các bộ mơn tự nhiên, cơng nghệ. Tuy
nhiên khơng vì thế mà cho rằng học tập Lịch sử không cần tư duy mà chỉ cần
ghi nhớ thuộc lòng. Quan niệm sai lầm này là một trong những nguyên nhân làm

cho chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông bị giảm sút.
Từ sự am hiểu nhận thức Lịch sử của học sinh, người dạy học hướng vào
xây dựng giáo án bài dạy khách quan khoa học, gây hứng thú học tập, tìm hiểu
lịch sử đối với học sinh, khắc sâu kiến thức, hiểu được bản chất của các sự kiện
lịch sử, tìm ra mối liên hệ lơgíc của các sự kiện lịch sử. Việc tích hợp kiến thức
liên mơn, giúp học sinh nắm một cách tổng thể kiến thức, trên cơ sở đó khắc sâu
4


kiến thức, vận dụng vào việc thi đại học khối C cũng như vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống.
II. Cơ sở thực tiễn
Mỗi mơn học trong nhà trường đều có vai trị và vị trí đặc biệt, nhưng đều
hướng vào mục tiêu “giáo dưỡng, giáo dục, phát triển kĩ năng ” cho học sinh.
Trong ba môn học : Lịch sử, Ngữ văn và Địa lí thì mơn Lịch sử là môn
học đặc thù- học sinh phải đứng từ hiện tại để nhìn về q khứ, qua đó người
học tư duy để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng. Hiện nay, cùng với sự phát
triển của khoa học, công nghệ thơng tin, giáo viên có thể vận dung các hình ảnh,
tư liệu làm cho bài học thêm sinh động, thu hút hơn đối với học sinh.
Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là dân ta chưa biết nhiều về sử ta, vẫn
cịn tình trạng “dạy” Lịch sử bằng cách treo một tấm biển ở ngã ba đường với
nội dung : “Phan Bội Châu là một nhà cách mạng theo xu hướng cải cách, Phan
Châu Trinh là nhà cách mạng theo xu hướng bạo động và tổ chức phong trào
Đông Du”, học sinh đi thi đại học thì trình bày rằng “hịa thượng Thích Quảng
Đức tự tử tại ngã tư sở Hà Nội”.... và còn bao nhiêu câu chuyện thật như bịa
khác nữa đã xảy ra như Phan Đình Tùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương
Khê.....
Vậy tại sao học sinh nói riêng và rất nhiều người Việt Nam nói chung lại
có sự nhầm lẫn về những địa danh lịch sử, những nhân vật lịch sử, con đường
cứu nước của các bậc tiền bối? Theo tôi, nguyên nhân là từ cả hai phía : phía

người dạy và phía người học. Tâm lý chung của học sinh cho rằng môn Lịch sử
5


là mơn học khơ khan, học những gì trong q khứ, nhiều sự kiện, khó nhớ nên
ngại học, ngại tìm hiểu, chán nản. Thời gian vừa qua, việc áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực đã được áp dụng trong dạy học Lịch sử, tuy nhiên sự áp
dụng đó chưa đồng bộ, phụ thuộc vào khả năng của từng giáo viên, cơ sở vật
chất của từng trường, từng địa phương.
Ở trường THPT Quan Hóa, đa sớ học sinh còn lười học, chưa say mê môn
học Lịch sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú
thật sự chưa có. Vì vậy nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử còn yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà phải lệ
thuộc hồn tồn vào sách giáo khoa, hay chỉ nêu mợt mốc thời gian mà không
diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì. Bởi vậy bản thân các em nên có một
phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo
viên.
Đặc biệt, với các em học sinh lớp 12 theo học và thi đại học khối C, môn
Lịch sử vẫn là một mơn rất khó học, khó ghi nhớ kiến thức, làm bài thi điểm
cũng thấp so với môn Ngữ văn và mơn Địa lí, dù rằng trong q trình giảng dạy
từng mơn giáo viên cũng đã tích hợp kiến thức các môn khác, nhưng với thời
lượng một tiết học bốn mươi lăm phút các em cũng chưa thể khắc sâu được kiến
thức liên môn, các em cũng không đủ thời gian để đi sâu tìm hiểu các nguồn tư
liệu khác có liên quan. Từ đó dẫn đến học sinh học môn Lịch sử một cách thụ
động, dẫn đến chất lượng một số lớp còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu, kém còn nhiều,
kết quả thi đại học môn Lịch sử chưa cao.
6


Để khắc phục trình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở

trường, bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ
văn- Lịch sử- Địa lí góp phần củng cố kiến thức và nâng cao chất lượng học
tập-ôn thi đại học cho học sinh.
III. Cách tổ chức thực hiện
1. Chuẩn bị
- Giáo viên : Vì đây là việc tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ văn- Lịch sửĐịa lí nên cần có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên giảng dạy ba mơn Ngữ vănLịch sử- Địa lí của khối 12 về cơ sở vật chất, nội dung kiến thức, các câu hỏi
được sử dụng.
- Giáo viên chuẩn bị các bản đồ, sơ đồ có liên quan đến buổi học
- Học sinh : Tìm hiểu các tư liệu có liên quan được giáo viên đã định
hướng trước
2. Giải pháp thực hiện
- Thời gian tổ chức hoạt động: Khoảng từ 120 phút đến 150 phút.
- Chia học sinh của lớp tham gia (chủ yếu là học sinh lớp ôn khối C)
thành ba đội thi.
- Giáo viên giảng dạy ba môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí định hướng về nội
dung trước cho các nhóm chuẩn bị, tìm hiểu, nhiệm vụ, cơng việc của các nhóm
là như nhau.
- Ba giáo viên giảng dạy ba mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí là giám khảo
của cuộc thi giữa các đội.
7


- Cuộc thi gồm ba phần: Phần trả lời kiến thức cơ bản, phần trả lời câu hỏi
liên quan, phần thi năng khiếu.
+ Phần trả lời kiến thức cơ bản :Giáo viên lựa chọn một nhóm bất kì, u
cầu trình bày những kiến thức cơ bản của một mơn, trình bày đầy đủ nội dung
theo yêu cầu được tính 50 điểm.
+ Sau khi các nhóm đã trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm, các giáo
viên khác đặt các câu hỏi khác có liên quan, đội nào trả lời được một câu hỏi thì
được tính 10 điểm.

+ Phần năng khiếu: Mỗi nhóm thể hiện năng khiếu hát, đóng kịch liên
quan đến nội dung ba môn học trong giai đoạn lịch sử trên. Điểm tối đa cho
phần thi này là 50 điểm
3. Các bước tiến hành
a. Phần 1: Phần trả lời kiến thức cơ bản
* Đội 1: Trình bày về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các vấn đề kinh tế-xã hội
khai thác thế mạnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Đội 1: Cử đại diện của nhóm trình bày, sau đó giáo viên nhận xét và cho
điểm
Học sinh sử dụng lược đồ để xác định vị trí địa lí khu vực Trung du miền
núi Bắc Bộ và các thế mạnh của vùng.
Yêu cầu nội dung cơ bản cần trình bày được
Khái qt chung
- Vị trí địa lí: Giáp Trung Quốc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Biển
8


đông
- Gồm 15 tỉnh:
+ Tây Bắc: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình.
+ Đơng Bắc: Lào Cai, n Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Đây là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2)
- Vùng có vị trí địa lí đặc biệt đang được đầu tư giao thông vận tải nên ngày
càng trở nên thuận lợi.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng - đa dạng về cơ cấu kinh tế
- Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt như (mật độ dân cư thưa thớt, có nhiều dân
tộc ít người, tình trạng du canh du cư vẫn còn nhiều)
Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện
- Khai thác và chế biến khoáng sản:

+ Đây là vùng có trữ lượng khống sản bậc nhất nước ta. Các khống sản
chính là than, sắt, apatit, thiếc, đồng,……
+ Tình hình khai thác một số khống sản: Khai thác than ở Quảng Ninh (30
triệu tấn/năm), khai thác apatit ở lào cai (600 nghìn tấn/năm), khai thác đồng
vàng ở Lào Cai, khai thác Thiếc BoXit ở Cao Bằng,……
- Khai thác thủy điện
+ Các sơng suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng chiếm
1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu kW).
+ Một số nhà máy thủy điện : Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sơng Đà
9


(1920 MW), nhà máy thủy điện Sơn La đang xây dựng trên sông Đà (2400
MW), nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW)…
Trồng trọt và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và
ôn đới.
- Điều kiện tự nhiên”
+ Địa hình” TDMNBB có địa hình chủ yếu là đồi núi; Đơng Bắc là đồi núi
thấp; Tây Bắc là vùng có đị hình cao nhất cả nước
+ Đất: Phần lớn diện tích là đất feralit, ngồi ra cịn có đất phù sa cổ và đất
phù sa.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc điều
kiện vùng núi.
- Khó khăn:
+ Rét đậm rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.
+ Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế
mạnh của vùng.
- Tình hình sản xuất:
+ Vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc
cận nhiệt và ơn đời

+ Là vùng chè lớn nhất cả nước với nhiều giống chè ngon
+ Cây thuốc quý (Cây tam thất, thảo quả, đường quy…) được trồng ở nhiều
nơi.
Chăn nuôi gia súc
10


- Điều kiện: Có nhiều vùng cỏ chủ yếu trên cao ngun.
- Tình hình phát triển: Trâu bị được ni rộng rãi, nhất là trâu
+ Bị sữa ni nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bị 900 ngìn con (Chiếm
16% đàn bò cả nước), đàn lợn 5,8 triệu con (Chiếm 21% đàn lợn cả nước)
Kinh tế biển.
- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng đang phát triển năng động
- Phát triển đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển du lịch biển đảo
* Đội 2: Trình bày nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1954
Đội 2: Cử đại diện của nhóm trình bày, sau đó giáo viên nhận xét và cho
điểm
Yêu cầu nội dung cơ bản cần trình bày được:
- Tình hình nước ta sau CM Tháng Tám đứng trước tình thế ngàn cân treo
sợi tóc, gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, Tài chính- ngân
hàng, văn hóa-giáo dục. Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền, vừa giải quyết
nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, vưa phải đấu tranh chống ngoại xâm,
nội phản.
- Cuối năm 1946, chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là đường lối kháng chiến tồn dân, tồn
diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

11



- Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là vừa kháng chiến vừa
kiến quốc: Xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt, chiến đấu làm phá sản
các kế hoạch quân sự của địch, nhiệm vụ kháng chiến được đánh dấu bằng các
thắng lợi tiêu biểu: Chiến thắng Việt Bắc thu- đông (1947), chiến thắng Biên
Giới thu- đông (1950), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
* Đội 3: Trình bày khái qt hồn cảnh ra đời, tóm tắt nội dung các tác
phẩm văn học tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945- 1954).
Đội 3: Cử đại diện của nhóm trình bày, sau đó giáo viên nhận xét và cho
điểm
Yêu cầu nội dung:
- Các tác phẩm có liên quan đến lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1954: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc
(Tố Hữu); Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu nhất
là: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu).
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ
được kí kết, hồ bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai
đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung
ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng
cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà
Nội.

12


Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hồ bình,
từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng
cam cộng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không

khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải,
bùi ngùi…
Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu – một cán bộ của
Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng
10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt
Bắc”, một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ
Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bài thơ có hai phần: Phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng
chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của
Đảng, Bác Hồ với dân tộc. Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn 12 –tập 1 là trích
phần đầu của bài thơ.
- Hồn cảnh, khái quát nội dung bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với
bộ đội Lào chiến đấu bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng
quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn
đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang
Sầm Nưa rồi vịng về phía Tây Thanh Hóa. Đồn qn Tây Tiến phần lớn là
những người thanh niên Hà Nội trong đó có nhiều sinh viên, trí thức và viên
chức, Quang Dũng là một trong những số đó. Chiến đấu trong hồn cảnh rất
13


gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy
vậy các chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn
quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hịa Bình thành lập
trung đồn 52.
Năm 1947 Quang Dũng vừa là chiến sĩ vừa là đại đội trưởng của đơn vị
Tây Tiến nhưng sau đó ơng được điều đi làm công tác khác, về đơn vị khác.
Năm 1948 khi hồi ức lại đơn vị cũ Tây Tiến của mình, nhà thơ đã xúc cảm viết
lên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau này được tác giả sửa lại là “Tây Tiến”. Bài thơ

“Tây Tiến” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Quang Dũng và cũng là
bài thơ xuất sắc nhất viết về đề tài người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ 9
năm kháng chiến chống Pháp.
b. Phần hai: Giáo viên đặt các câu hỏi liên quan, câu hỏi mở rộng
kiến thức.
Câu 1: “Việt Bắc” là tên một căn cứ địa cách mạng trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, Căn cứ địa cách mạng này được thành lập thời gian nào, gồm
mấy tỉnh, xác định trên lược đồ các tỉnh nằm trong căn cứ “Việt Bắc”?
Câu 2: Các câu thơ:
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
Ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan khơng núng
Chí khơng mịn!”
14


Là những câu thơ trong bài thơ nào của Tố Hữu? Bài thơ đó nằm trong
tập thơ nào? Câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào? Xác định trên lược đồ
địa danh có liên quan đến sự kiện lịch sử đó?
Câu 3: Xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến?
Câu thơ nào trong bài thơ “Tây Tiến” đã mơ tả địa hình của khu vực Tây Bắc
nước ta?
Câu 4: Câu thơ nào trong bài thơ “Tây Tiến” nhắc đến một địa danh ở
phía Tây tỉnh Thanh Hóa? Xác định địa danh đó trên lược đồ?
Câu 5: Trong bài thơ “Việt Bắc”, câu thơ: “Mình về mình có nhớ ta/
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, Mười lăm năm mà tác giả nhắc đến là
khoảng thời gian nào?
Câu 6: Trong câu thơ: “Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng
Thái, mái đình, cây đa” có nhắc đến địa danh Tân Trào. Hãy cho biết Địa danh

này gắn liền với các sự kiện lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến
năm 1945?
Câu 7: Hãy cho biết nội dung của câu thơ sau:
“…Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan…”
Câu 8: Hãy nêu nội dung của bốn câu thơ sau, qua đó hãy giải thích vì
sao ta xây dựng căn cứ Việt Bắc ở khu vực trung du miền núi?
15


“…Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi Giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù…”.
Câu 9: Câu thơ sau đã phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam trước năm
1954 như thế nào?
“…Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da…”.
Câu 10: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947) và chiến dịch Biên giới
thu-đông (1950) đều diễn ra vào mùa nào trong năm? Vì sao cả ta và địch đều
mở chiến dịch vào thời gian đó?
c. Phần ba: Phần thi năng khiếu
Mỗi nhóm tự chọn chủ đề và luyện tập phần năng khiếu, giám khảo chấm
thi theo thang điểm:
- Chủ đề và nội dung: 30 điểm
- Trang phục: 10 điểm

- Diễn xuất: 10 điểm
4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên
mơn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí

16


Qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ
văn- Lịch sử- Địa lí, kết quả học tập và thi đại học các môn khối C của các học
sinh trong trường THPT Quan Hóa năm 2012 đã có tiến bộ hơn so với các năm
học trước đó. Cụ thể là học sinh thi đậu vào các trường Đại học (nguyện vọng 1khối C) ngày càng nhiều, tổng số điểm ba môn ngày càng cao, đặc biệt môn
Lịch sử điểm thi đại học đã cao hơn nhiều. Từ năm 2009 đến năm 2011, trong
toàn trường học sinh thi đại học mơn Lịch sử khơng có em nào đạt từ 5,0 điểm
trở lên. Nhưng năm 2012, toàn trường đã có 3 em đạt từ 5,0 điểm trở lên (em
Ngân Thị Chinh- lớp 12A2; Hà Văn Đức- lớp 12A2; Phạm Hồng Thái- lớp
12A2), các em thi đậu thẳng vào những trường có điểm đầu vào cao như: Học
viện hành chính quốc gia en Ngân Thị Chinh, em Đinh Văn Tuyến); Học viện
An ninh nhân dân (em Phạm Hồng Thái); Học viện Báo chí tuyên truyền (em
Đinh Văn Lâm); Đại học cơng đồn…
Trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, từ năm 2009 đến
năm 2012, trường THPT Quan Hóa chỉ đạt một giải Khuyến khích, năm học
2012-2013 trường THPT Quan Hóa đạt 2 giải: 1 gải ba và 1 giải khuyến khích.
Dù số học sinh thi đại học môn Lịch sử đạt điểm từ 5,0 điểm trở lên và
đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh mơn Lịch sử chưa nhiều, nhưng đã có sự tiến
bộ so với các năm trước, điều đó khẳng định phương pháp tổ chức hoạt động
ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí đã có tác dụng
tích cực trong việc giúp học sinh củng cố kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập
và ôn thi đại học đối với học sinh khối 12.
17



C. KẾT LUẬN
Như đã nói ở trên, mơn Lịch sử là một môn học đặc thù, người học đứng
ở hiện tại để nhìn lại quá khứ với rất nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử thế giới và
trong nước, đòi hỏi sự ghi nhớ chính xác, tâm lí chung của phần đông học sinh
là ngại học, không hứng thú với việc học mơn Lịch sử, cũng có những học sinh
thích và say mê mơn Lịch sử nhưng lại chưa tìm ra phương pháp học phù hợp
cho mình để lĩnh hội kiến thức.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy- học, sử dụng kết hợp các phương
pháp, các phương tiện phù hợp với từng bài dạy, với đối tượng học sinh là điều
cần thiết, giúp học sinh hứng thú hơn, khắc sâu kiến thức hơn khi học môn Lịch
sử, hạn chế sự nhầm lẫn về địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, bản chất của các
sự kiện hiện tượng…
Đối với các trường miền núi như trường THPT Quan Hóa, học sinh thi đại
học khối C nhiều hơn so với khối A. Tuy nhiên, tổng điểm thi ba môn Ngữ văn,
lịch sử, Địa lí vẫn thấp so với mặt bằng chung của nhiều trường trong tỉnh và cả
nước, việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh nắm vững kiến thức, nâng
cao kiến thức ôn thi đại học là một điều cấp thiết. Phương pháp tổ chức hoạt
động ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí là một
trong các phương pháp góp phần giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao
kiến thức ôn thi đại học, thực tế đã chứng minh điều đó.
Ngồi ra, qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa như trên vừa giúp học
sinh nắm vững và nâng cao kiến thức, thấy được mối liên hệ về kiến thức giữa
18


ba mơn học Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí, hơn nữa học sinh năng động hơn, rèn
luyện thêm cho học sinh kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến trước đám đơng, vì
đa số học sinh miền núi cịn rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày trước đám đơng
những suy nghĩ và chính kiến của bản thân.

Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa, tích hợp kiến thức liên mơn
này có thể áp dụng cho nhiều bài dạy, nhiều chủ đề có liên quan đến nhau, có
thể tổ chức ở quy mô nhỏ từng lớp, từng khối hoặc mở rộng quy mơ tồn
trường. Tuy nhiên, để phương pháp này thành cơng cần có sự nỗ lực, tâm huyết,
sự phối hợp của giáo viên dạy ba môn Ngữ văn- Lịch sử- Địa lí, sự tham gia tích
cực của học sinh, quan trọng hơn nữa là cần có sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ
sở vật chất của nhà trường và các đồn thể trong trường.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan hóa, ngày 20 tháng 5 năm

2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của
mình viết, khơng sao chép nội
dung
của người khác

19


Quách Thị Nhi

20


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH KHU VỰC BẮC BỘ

21




×