Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CƠ SỞ PHÁP LÝ-THỰC TRẠNG-GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.03 KB, 45 trang )

Đề tài:
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
CƠ SỞ PHÁP LÝ-THỰC TRẠNG-GIẢI PHÁP
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
1.2 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.4 Những câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Phạm vi nghiên cứu
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.8 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự
của người chưa thành niên.
2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên.
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự.
2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên?
2.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
2.2 Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội
Chương 3: Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội
3.1 Một số quy định pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội
3.2 Thực trạng tình hình truy tố trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội ở nước ta.
1
3.3 Một số nhận xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội ở nước ta
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội


4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tôi
4.2 Một số giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của
người chưa thành niên.
2
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó
luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung
và tới các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng, vì vậy để pháp luật phát huy
được vai trò, tác dụng và giá trị to lớn của nó thì cần phải xây dựng một hệ
thống pháp luật có tính khoa học, đảm bảo tác động có hiệu quả đến các đối
tượng mà pháp luật cần điều chỉnh.
Trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên vi phạm
pháp luật xảy ra khá phổ biến, điều cần lưu ý là hành vi vi phạm pháp luật
hình sự của người chưa thành niên ngày cành gia tăng. Việc xử lý người
chưa thành niên phạm tội là một việc khá phức tạp bởi người chưa thành
niên còn yếu về nhận thức, hành vi của họ thường mang tính bột phát do bị
lôi kéo hoặc kích động, họ chưa đủ khả năng làm chủ hành động của mình
hơn nữa họ còn có một tương lai dài phía trước. Do đó, không thể áp dụng
các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội giống với những người
đã thành niên.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định
xử lý riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, những quy định này đã
đem lại lợi ích cho những người chưa thành niên phạm tội nhưng trong
những năm gần đây số lượng người chưa thành niên vi phạm hình sự không
có dấu hiệu giảm đi, vì thế cần nghiên cứu, đánh giá chính xác hiệu quả của
pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
để đề ra những quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật,
vừa làm giảm được vi phạm của người chưa thành niên.

3
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên. Cơ sở pháp lý – thực trạng – giải pháp” là vấn đề mangh tính
thời sự và cấp thiết.
1.2 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài
Nghiên cứu tập trung làm sang tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên
- Pháp luật hiện hành về việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người
chưa thành niên
- Thực trạng về việc vi phạm hình sự của người chưa thành niên
- Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên phạm tội
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
- Một số giải pháp nhằm làm giảm vi phạm hình sự của người chưa
thành niên
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu có một số mục tiêu sau đây:
- Nắm được và hiểu rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản về trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên
- Hiểu rõ một số quy định của pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người chưa thành niên
4
- Nắm được thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội
- Giúp sinh viên có tài liệu để tìm hiểu về lý luận và thực tiễn về việc
truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về

việc xử lý người chưa thành niên phạm tội
- Đề xuất những giải pháp làm giảm vi phạm hình sự của người chưa
thành niên
1.4 Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần làm sang
tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, để làm sáng tỏ những câu hỏi sau đây:
- Thế nào là người chưa thành niên?
- Hành vi như thế nào là vi phạm hình sự?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vi phạm hình sự của người
chưa thành niên ngày càng gia tăng
- Tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội ở nước ta trong thời gian qua như thế nào?
- Các biện pháp xử lý hình sự đối với người chưa thành niên trong hệ
thống pháp luật nước ta có phù hợp và hiệu quả không?
- Để làm giảm hành vi vi phạm hình sự của người chưa thành niên,
cần tiến hành những giải pháp nào?
1.5 Phương pháp nghiên cứu
5
Nghiên cứu được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học;
bằng phương pháp đánh giá thực trạng nghiên cứu, khảo cứu các tài liệu có
lien quan đến việc nghiên cứu.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Do việc nghiên cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành là vấn
đề được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, nên để phục vụ cho mục
tiêu đã đạt ra, nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2005
tới nay.
Mặt khác số vụ án vi phạm hình sự của người chưa thành niên ngày
càng tăng và chiếm tỷ lệ cao nên để thuận tiện cho nghiên cứu, khảo sát sẽ
được tiến hành trên địa bàn Hà Nội cũ.

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu đã góp phần làm hoàn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản
về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, từ đó tạo cơ sở cho việc
nhận thức một cách đúng đắn nhất về trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên và việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành
niên, góp phần nâng cao trách nhiệm của người chưa thành niên vi phạm
hình sự, áp dụng những vấn đề lý luận cơ bản này nhằm nâng cao tính khả
thi, hiệu quả của pháp luật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ
thuộc các cơ quan chức năng, đặc biệt là của những người chưa thành niên,
nâng cao năng lực quản lý của nhà nước.
Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng trong các đề tài nghiên
cứu khoa học về các vấn đề liên quan tới trách nhiệm hình sự của người
chưa thành niên.
6
Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu trong
các buổi tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức cho người chưa
thành niên, qua đó góp phần làm giảm số lượng vụ án vi phạm hình sự do
lứa tuổi này gây ra.
Nghiên cứu giúp cơ quan chức năng có cái nhìn chính xác, sâu sắc về
động cơ dẫn tới hành vi vi pham hình sự của người chưa thành niên từ đó
đưa ra hướng giải quyết nhanh, hợp lý và hiệu quả.
1.8 Kết cấu báo cáo của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và phụ lục nghiên cứu còn có
cấu trúc 4 chương.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự
của người chưa thành niên
2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự
2.1.1.1 Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những vấn đề lý luận phức

tạp, là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự ( PLHS). Từ trước đến nay xung quanh khái niệm TNHS
vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, trong khoa học Luật
hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ như:
- PGS.TSKH. Lê Cảm định nghĩa : “TNHS là hậu quả
pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp
dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước do Luật hình sự quy định” [5, tr.122];
- GS.TSKH. Đào Trí Úc viết: “TNHS là hậu quả pháp lý
của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước” [6, tr.41];
- GS.TS. Đỗ Ngọc Quang quan niệm: “TNHS là một dạng
trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất
7
lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi mà người đó thực hiệm” [7 tr.14];
- GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS. Lê Thị Sơn cho
rằng: “TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu
quả bất lợi về hành vi của mình. TNHS là một dạng của trách nhiệm
pháp lý bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy
cứu TNHS, chịu vị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình
phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích”[8, tr.281-282]…
Như vậy, dưới góc độ khái quát và chung nhất, trách nhiệm
hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi
của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định đối với
người phạm tội. Là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, TNHS chỉ
phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội. Cho nên, TNHS là dạng trách
nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào

khác. Nó chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ PLHS giữa hai bên
với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định- một bên là
Nhà nước còn bên kia là người phạm tội. Cụ thể, Nhà nước (mà đại diện là
cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền) thì có quyền truy cứu người phạm
tội, nhưng phải có nghĩa vụ chỉ được xử lý dựa trên các căn cứ và trong các
giới hạn xê dịch do pháp luật quy định, còn người phạm tội thì có nghĩa vụ
phải chịu tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do nhất định, nhưng đồng thời
cũng có quyền yêu cầu sự tuân thủ từ phía Nhà nước (các cơ quan tư pháp
hình sự đã nêu) đối với các quyền và lợi ích của con người và công dân theo
đúng hành lang pháp lý mà pháp luật cho phép.
Từ các khái niệm và phân tích khái niệm TNHS ở trên ta có thể rút ra
một số đặc điểm của TNHS:
- TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi
phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện
những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự yêu cầu phải thực hiện.
- TNHS chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt
theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa
vụ phải thực hiện.
- TNHS được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải
chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình
phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích
hợp pháp.
8
- TNHS mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm
đối với Nhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích
hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại
- TNHS phải được phản ánh trong bản án hay quyết định
có hiệu lực pháp luật của tòa án
2.1.1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Không phải từ khi sinh ra con người đã có năng lực TNHS. Năng lực
TNHS là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển
của cá thể về mặt tự nhiên và mặt xã hội. “Chỉ trong tự ý thức, con người
(mới) tách mình và độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình
trong những quan hệ tự nhiên và xã hội. Từ đó hình thành nên những cá
nhân, những chủ thể có ý thức đầy đủ về hoạt động của mình, chịu trách
nhiệm về hành vi của mình.”
Ở mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành và phát
triển ý thức và tự ý thức. Nhưng phải qua quá trình hoạt động và giáo dục
trong điều kiện xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực. “Ý thức
ngay từ đầu đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là một sản phẩm xã hội chừng
nào nói chung con người vẫn tồn tại”.
Như vậy năng lực TNHS chỉ hình thành khi con người đã đạt đến một
độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong
những giai đoạn nhất định tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung
sẽ có năng lực TNHS, trừ những trường hợp cá biệt – những trường hợp mà
luật hình sự coi là trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13
BLHS)
Luật hình sự các nước dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên
cứu, khảo sát về tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình mà
đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực TNHS đầy
đủ. Mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực
TNHS đầy đủ được xác định ở mỗi nước và có thể ở mỗi thời gian nhất định
trong mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.
Theo quy định này, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS
sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi. Trong độ tuổi từ bắt đầu có năng lực
TNHS đến độ tuổi có năng lực TNHS đầy đủ, năng lực TNHS còn hạn chế,
do vậy người trong độ tuổi này chỉ bị coi là có năng lực TNHS trong những
trường hợp nhất định. Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng
chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước khác, Nhà

nước ta đã xác định trong BLHS tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực TNHS
và tuổi 16 là tuổi năng lực TNHS đầy đủ.
9
Điều 12 BLHS quy định:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm . Người
từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Quy định trên đây là xuất phát từ đường lối của Nhà nước ta về xử lí
đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như xuất phát từ cơ sở cho
rằng người trong độ tuổi năng lực TNHS chưa đầy đủ luôn luôn có thể nhận
thức được tính chất xã hội của một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất
định.
Một vấn đề khác cũng liên quan đên vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình
sự đó là việc xác định tuổi của người phạm tội. Việc xác định chính xác tuổi
của họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội phạm và TNHS của
họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định
có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu TNHS hay không
phải chịu TNHS.
Để xác định tuổi của người phạm tội ta căn cứ vào ngày tháng năm
sinh được ghi trên giấy khai sinh, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường
hợp không có căn cứ gì để ngày tháng năm sinh, xác định độ tuổi của người
có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Để xác định được tuổi của người phạm tội trong mọi trường hợp và
đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, tại công văn số 81 ngày 10
tháng 6 năm 2002, tòa án nhân dân tối cao cụ thể hóa cách xác định tuổi
trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào
trong tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị
cáo.
Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được cụ

thể ngày nào, tháng nào của quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối
cùng của quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị
can, bị cáo.
Nếu xác định được cụ thể nửa đầu hay nửa cuối năm, nhưng không xác
định được ngày tháng nào trong nửa đầu hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30
tháng 6 hoặc 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị
cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
10
Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm
thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem
xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
Trong văn bản này mới chỉ có cách tính tuổi khi không có đủ điều
kiên xác định chính xác ngày tháng sinh. Nếu có sự tranh chấp về năm sinh
thì văn bản trên chưa đưa ra cách thức để xác định. Trong trường hợp đó
người ta thường căn cứ vào kết quả giám định.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật nước ta trong việc xác định
tuổi của người phạm tội đều mang tính có lợi cho bị cáo, điều đó thể hiện
tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thái độ của Nhà nước đối với
những người chưa thành niên phạm tội.
2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên
2.1.2.1 Người chưa thành niên
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy
đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này,
trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối
với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản
pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và
quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên
trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo
Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự
phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá
bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo
đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành
niên.
11
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người
chưa thành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations
Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc
về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard
Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)
ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp
ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of
Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990. Theo quan
niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên
(Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến
24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành
niên và thanh niên.

Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ
10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15
đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên,
dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên được
Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốt
nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội.
2.1.2.2 Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên
Đặc trưng cơ bản của nhóm người chưa thành niên (vị thành niên)
biểu hiện trước hết ở vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như
trong chính cuộc đời của mỗi người. Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên
là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lề có thể quyết định toàn bộ cuộc sống
sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng đại
diện cho một sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn
nhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ em,
bổ sung và hoàn thiện dần về thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên
và bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở những giai đoạn sau đó.
Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được
hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên. Tuổi vị
thành niên hàm chứa trong mình nó rất nhiều những yếu tố vừa ghi nhận,
vừa loại bỏ, vừa định dạng vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm,
suy nghĩ của con người trong giai đoạn này rồi trở thành khuôn mẫu nhân
cách của chính con người đó trong cuộc đời sau này. Đặc trưng cơ bản của
12
nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên
,liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức và
sau đó là mặt hành vi, cụ thể là :
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ
nhất về thể chất trong cuộc đời của mỗi người. Trên bình diện y sinh học, nó
là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ
mạnh. Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự

ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn cho chính cả những đứa trẻ
ở vào lứa tuổi này. “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu tục ngữ hoàn
toàn đúng mà người xưa đã dùng để nói về tuổi vị thành niên.
Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất
về tâm lý, tình cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi
còn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này. Các nhà tâm lý học đều đã
viết và nói nhiều về sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư, u
uất, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ
ngang bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai, khi
ở vào tuổi vị thành niên. Do vậy, có thể nói rằng, tuổi vị thành nien cũng là
giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối
sống và nhân cách của mỗi người. Để rồi, sau khi vuợt qua lứa tuổi này, con
người có thể bước vào đời như những công dân tương lai với tất cả những gì
được tạo dựng từ đó, những tốt và xấu, trắng và đen, những đúng đắn và sai
lệch đan xen nhau, đấu tranh với nhau trong suốt quãng đường còn lại của
đời người.
Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là
nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi. Nó
khiến cho bao giờ cũng vậy, rất nhiều hành vi của nhóm tuổi này luôn là khó
hiểu và khó lường trước được đối với những thế hệ khác, đặc biệt là những
người lớn tuổi. Ở vào tuổi vị thành niên, người ta dễ dàng hành động mà
không cần có sự cân nhắc, tính toán chín chắn. Trẻ vị thành niên có thể là
những người vị tha, độ lượng có thể hy sinh thân mình để làm những điều
tốt đẹp, nhưng cũng có thể ngay sau đó lại bị lôi kéo vào những hành vi xấu
mà không nhận biết được. Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn xã
hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở vào tuổi vị thành niên
để rôi khi trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này.
Ở nước ta, thực tế những năm thực hiện công cuộc đổi mới cho thấy,
sự nâng cao bước đầu về đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là về mức sống đã
khiến cho vị thành niên ở nước ta có những sự phát triển mạnh về thể chất.

Nhìn chung, sức khoẻ, chiều cao, cân nặng của thế hệ vị thành niên những
13
năm gần đây đã tăng lên so với những thế hệ trước đó. Bên cạnh sự phát
triển về thể chất, việc mở rộng các điều kiện học tập sinh hoạt, vui chơi giải
trí, giao lưu văn hoá...cũng khiến cho các thế hệ vị thành niên hiện nay đã có
được những sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức, tình cảm, suy nghĩ và sức
sáng tạo. Vị thành niên nước ta ngày càng chứng minh được trên thực tế
tiềm năng to lớn, vị trí, vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước
trong tương lai
Tuy nhiên, lớn lên trong hoàn cảnh xoá bỏ bao cấp về nhiều mặt,
cuộc sống của cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình và xã hội phần
nhiều đều tập trung vào những lo toan hàng ngày về kinh tế và đời sống, lại
luôn phải sống và chứng kiến những mặt trái của cơ chế thị trường, những tệ
nạn xã hội, nhóm vị thành niên đã sinh trưởng và lớn lên cùng với rất nhiều
tâm tư, suy nghĩ.
Lực lượng bỏ học hoặc không được học hành đến nơi đến chốn trong
nhóm tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao. Theo các cuộc khảo sát về mức
sống dân cư của Tổng cục thống kê trong những năm gần đây thì số lượng vị
thành niên mù chữ ở nước ta hiện nay đã ở mức đáng lo ngại. Số vị thành
niên bỏ học hoặc không thể thi đỗ vào trung học hoặc đại học cũng đã khiến
cho tỷ lệ những người không đi học ở nhóm vị thành nien cao hơn hẳn ở
nhóm học sinh trẻ em. Không có điều kiện để tiếp tục học tập ở tuổi chưa
thành niên, lại không thể kiếm được việc làm đã khiến cho các em dễ rơi vào
các tệ nạn xã hội.
Ở nước ta, việc sử dụng lao động trẻ em trong đó có lao động của vị
thành niên là khá phổ biến. Ở nông thôn ,có tới trên 90% số vị thành niên
phải tham gia lao động kiếm sống cùng với gia đình, trong đó nhiều em đã
trở thành lực lượng lao động chính. Nhiều em đã phải bán sức lao động, đi
làm thuê, làm những công việc nặng nhọc như đập đá, làm phu nề, kéo xe...
để kiếm sống. Nhiều em gái phải ra thành phố làm trong các quán ăn, nhà

trọ, bị buộc phải trở thành gái mãi dâm. Thực tế những năm gần đây cũng đã
cho thấy, trong sự di chuyển dân cư và lao động mạnh mẽ dưói tác động của
cơ chế thị trường, số lao động vị thành niên đã chiếm một tỷ lệ khá cao.
Trong điều kiện xa gia đình, xa người thân quen, không được chăm sóc,
quản lý, giáo dục đầy đủ, phải tự lập quá sớm lại thiếu kinh nghiệm sống,
chưa đủ kiến thức và bản lĩnh để ứng xử , các em rất dễ bị bóc lột, lừa gạt,
lôi kéo, ép buộc, rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp
luật
2.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
14
Qua phân tích khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm người chưa
thành niên ta có thể rút ra khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên như sau:
Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên là trách nhiệm mà
người chưa thành niên phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về
hành vi phạm tội của mình
2.2 Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên
2.2.1 Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
Cũng là một trong những chế định quan trọng trong Luật hình sự Việt
Nam, miễn TNHS thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
ta đối với người phạm tội, đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích
người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo
nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho
xã hội
Ta có thể định nghĩa khái niệm miễn trách nhiệm hình sự như sau:
Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của Luật hình sự
Việt Nam, do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn
tố tụng hình sự tương ứng áp dụng và được thể hiện bằng nội dung không
buộc một người phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi của việc thực hiện tội

phạm, nếu xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự người
đó và đáp ứng những điều kiện nhất định.
2.2.2 Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự
Theo Điều 25 BLHS thì việc miễn TNHS được thực hiện trong các
điều kiện sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển
biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1).
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội
đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và
điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội
phạm (khoản 2)
- Khi có quyết định đại xá
Ngoài những điều kiện có tính nguyên tắc chung cho việc miễn
TNHS, luật hình sự Việt Nam còn quy định một số trường hợp đặc biệt được
miễn TNHS:
15
- Người phạm tội đã chấm dứt việc phạm tội một cách tự
nguyện và dứt khoát (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội
chưa đạt) cho nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không còn
(Điều 19 BLHS)
- Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội
nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được
gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều
69 BLHS)
- Người phạm tội đã nhận làm gián điệp nhưng không thực
hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (khoản 3 Điều 80 BLHS)
- Người đưa hối lộ tuy không ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác (Điều 289 BLHS)

- Người không tố giác tội phạm nhưng có hành động can
ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của người phạm tội (khoản
3 Điều 314 BLHS)
Chương 3: Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội
3.1 Một số quy định của pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
3.1.1 Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý và yêu cầu của công cuộc đấu tranh
phòng chống tôi phạm của người chưa thành niên, BLHS quy định những
nguyên tắc đặc thù về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội bao gồm
nội dung như sau:
Thứ nhất là mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Khoản 1 Điều 69 BLHS khẳng định:
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có
ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm
tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Như vậy mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã
được xác định một cách trực tiếp trong BLHS, ta có thể thấy rằng việc xử lý
người chưa thành niên phạm tội là để giáo dục, giúp họ sửa chữa lỗi lầm, trở
16
thành công dân có ích cho xã hội chứ không đề cập trực tiếp đến mục đích
trừng trị. Do đó ta cần hiểu rằng, đối với người chưa thành niên , nếu như
hành vi mà họ thực hiện bị BLHS coi là tội phạm nhưng việc có đưa ra truy
tố xét xử hay không là việc mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải
xem xét, cân nhắc và ngay trong giai đoạn này mục tiêu giáo dục, giúp đỡ
người chưa thành niên cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Để thực hiện được nguyên tắc này, khi người chưa thành niên phạm
tội các cơ quan tư pháp phải xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội. Việc làm này sẽ giúp người chưa thành niên phạm tội
nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về hành vi của mình có như vậy mới
có thể giúp họ sửa chữa lỗi lầm và trở thành người có ích cho xã hội. Bên
cạnh đó các cơ quan chức năng còn phải làm rõ nguyên nhân và điều kiện
gây ra tội phạm, như vậy sẽ đủ cơ sở đưa ra quyết định truy tố hay không?
Nếu có thì phải áp dụng các biện pháp cụ thể làm triệt tiêu nguyên nhân và
điều kiện của tội phạm nhằm hạn chế mức thấp nhất tội phạm do người chưa
thành niên gây ra.
Thứ hai là điều kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên chưa thành niên phạm tội thấp hơn so với những người thành
niên phạm tội. Khoản 2 Điều 69 BLHS quy định:
Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại
không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức
nhận giám sát, giáo dục.
Như đã nói ở trên, các điều kiện mà BLHS quy định cho phép miễn
TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội có tính chất mở rộng hơn so
với người phạm tội nói chung. Người chưa thành niên được miễn TNHS khi
thỏa mãn bốn điều kiện sau:
- Tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội
nghiêm trọng;
- Chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn;
- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
- Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo
dục.
Thứ ba là điều kiện truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội được quy định trong Khoản 3, 4 Điều 69
BLHS:

17
Việc truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình
phạt đối với họ chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất
của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân than và yêu cầu của việc
phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này
(Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 bBLHS bao gồm: giáo
dục tại phường, xã, thị trấn hoặc đưa vào trại giáo dưỡng)
Nguyên tắc thứ ba của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể
hiện tính nhân đạo sâu sắc. Không phải mọi trường hợp người chưa thành
niên phạm tôi đều bị truy cứu TNHS. Việc đưa ra truy cứu TNHS chỉ đặt ra
khi nó thực sự cần thiết và xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Ngay
cả khi người chưa thành niên phạm tội bị truy cứu TNHS thì họ vẫn có khả
năng không bị áp dụng hình phạt. Thay vào đó là các biện pháp tư pháp nếu
các biện pháp này đủ tác dụng cải tạo họ thành công dân có ích. Như vậy có
thể nói rằng việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người thành
niên phạm tội là biện pháp cuối cùng.
Nguyên tắc thứ tư đối với người chưa thành niên phạm tội là nguyên
tắc giảm nhẹ TNHS. Tính chất giảm nhẹ được thể hiện ở những quy định về
loại và mức phạt tù có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khoản 5 Điều 69 BLHS quy định:
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho
người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp
dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình
phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16
tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm
tội.

Tử hình và tù chung thân là hai biện pháp nghiêm khắc nhất trong hệ
thống hình phạt được quy định trong BLHS, người phạm tội chỉ bị áp dụng
hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và khi khả năng giáo
dục không còn nữa. Chính vì vậy đối với người chưa thành niên phạm tội,
khi mục đích của việc truy cứu TNHS chủ yếu là nhằm giáo dục cải tạo họ,
thì không thể áp dụng hai hình phạt này.
Nguyên tắc cuối cùng đối với người chưa thành niên phạm tội được
quy định tại Khoản 6 Điều 69 BLHS:
18

×