Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tình hình công tác kế hoạch và đầu tư của công ty cổ phần thiên phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.12 KB, 41 trang )

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN
PHÚC 7
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiên Phúc 7
1.1.1 Tên và địa chỉ công ty 7
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty 8
1.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 8
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thiên Phúc 10
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Thiên Phúc 10
1.3.1 Loại hình kinh doanh chủ yếu mà công ty đang kinh doanh 10
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty 11
1.3.3 Nguồn vốn kinh doanh của công ty 11
1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của công ty 12
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí tại Công ty
Cổ phần Thiên Phúc 13
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty 13
1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lí 13
PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN PHÚC 17
2.1 Tình hình thực tế về công tác kế hoạch tại công ty cổ phần
Thiên Phúc 17
2.1.1 Nhiệm vụ của công tác kế hoạch tại công ty 17
2.1.2 Các căn cứ lập kế hoạch 17
2.1.2.1 Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước 17


2.1.2.2 Định hướng tăng trưởng và phát triển của công ty 18
2.1.2.3 Năng lực của công ty năm kế hoạch 18
2.1.2.4 Căn cứ vào nhu cầu của thị trường 19
2.1.3 Phương pháp lập kế hoạch của công ty 19
2.1.4 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty giai đoạn 2011-2013 20
2.1.4.1 Hệ thống kế hoạch hàng năm của công ty hiện nay 20
2.1.4.2 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty giai đoạn 2011-2013 21
2.1.5 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 24
2.2 Tình hình thực tế về công tác đầu tư tại Công ty Cổ phần
Thiên Phúc 26
2
2.2.1 Tổng quan về các hoạt động đầu tư tại công ty 26
2.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư 27
2.2.3 Tình hình thực hiện công tác đầu tư của công ty giai đoạn
2011 – 2013 28
2.2.4 Hiệu quả đầu tư của công ty 31
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN PHÚC 32
3.1 Một số đánh giá, nhận xét khái quát về công tác kế hoạch và đầu
của công ty cổ phần Thiên Phúc 32
3.1.1 Công tác kế hoạch 32
3.1.1.1 Kết quả đạt được 32
3.1.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 33
3.1.2 Công tác đầu tư 34
3.1.2.1 Kết quả đạt được 34
3.1.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân 35
3.2 Một số kiến nghị chủ yếu về công tác kế hoạch và đầu tư của Công
ty Cổ phần Thiên Phúc 36
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TP : Thành phố
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TTB : Trang thiết bị
CP : Cổ phần
VTYT : Vật tư tế
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
NVL : Nguyên vật liệu
TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Gía trị gia tăng
3
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Bảng 1.2: Chỉ tiêu về nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 Bảng
1.3: Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011-1013 Bảng 2.1:
Tình hình hực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Phúc
năm 2011 Bảng 2.2: Tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Phúc năm
2012 Bảng 2.3: Tình hình
hực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Phúc năm 2013
Bảng 2.4: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2014
Bảng 2.5: Vốn đầu tư của Công ty Cổ phần Thiên Phúc giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.6: Vốn đầu tư vào hàng tồn trữ giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.7: Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.8: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2013
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

LỜI MỞ ĐẦU
5
Trước cách mạng tháng 8 nước ta là một nước thuộc địa của Pháp. Bị thực dân
Pháp bót lột, đàn áp khiến cho nhân dân ta nghèo nàn thiếu thốn và nạn đói năm
1945 đã cướp đi 2 triệu sinh mạng của đồng bào ta. Qua 69 năm xây dựng và bảo vệ
đất nước nhân dân ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và rất đáng tự
hào, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu mà giờ đây đã vươn lên là một trong
những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và đang từng bước tiến lên CNH, HĐH.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì chất lượng cuộc sống của con người ngày
càng được nâng cao, con người không những đảm bảo đầy đủ về lương thực, thực
phẩm mà còn được đáp ứng đầy đủ cả về những dịch vụ nhằm cải thiện điều kiện
sống như: y tế, bảo hiểm, giáo dục, du lịch, vv… đặt biệt là trong lĩnh vực y tế là
lĩnh vực ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên không những phần lớn
máy móc thiết bị được sử dụng cho ngành y dược được nhập khẩu từ bên ngoài mà
bên cạnh đó những công cụ, thiết bị đơn giản như chai lọ thủy tinh, bơm kim tiêm,
dây chuyền dịch cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhận thức được cơ hội đó, công ty cổ phần Thiên Phúc đã ra đời và chuyên
sản xuất những loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lĩnh vực hóa và dược phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu trong nước, tích cực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó đòi hỏi Công ty Cổ phần Thiên Phúc
phải phải tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp. Vì vậy nghiên cứu và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những
tồn tại hạn chế của công ty trong công tác kế hoạch cũng như hoạt động đầu tư là
vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
Từ những nhận định trên, em đã chọn Công ty Cổ phần Thiên Phúc làm đơn vị
kiến tập và chọn chuyên đề với đề tài: “Tình hình công tác kế hoạch và đầu tư của
Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
Báo cáo gồm ba phần:
6
Phần một: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Thiên Phúc

Phần hai: Tình hình công tác kế hoạch và đầu tư tại Công ty Cổ phần Thiên Phúc
Phần ba: Đánh giá chung về công tác kế hoạch và đầu tư tại Công ty Cổ phần
Thiên Phúc
Để thực hiện tốt báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thị
Hoài Hương đã nhiệt tình giúp đỡ em và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cô,
chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần Thiên Phúc. Tuy vậy do thời gian có hạn,
những hiểu biết còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên nội dung báo cáo không
tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót nhất định. Em rất mong quý thầy cô
cũng như đơn vị thực tập hướng dẫn bổ sung để báo cáo của em được hoàn
chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN
PHÚC.
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
1.1.1 Tên và địa chỉ công ty.
7
 Tên doanh nhiệp: Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
 Tên giao dịch bằng tiếng anh: Thien phuc Joint Stock Company.
 Tên viết tắt: Thien Phuc Co.
 Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4100831090
 Địa chỉ: Lô 04, cụm Công Nghiệp Quang Trung – TP. Quy Nhơn – Bình Định –
Việt Nam.
 Điện thoại: (056).2240575 – 3746975.
 Fax : (056).3646451
 Email:

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Công ty Cổ phần Thiên Phúc là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thành
lập theo quyết định số 4100831090 theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày

14/04/2009, thay đổi lần thứ nhất ngày 11/01/2010 do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh
Bình Định cấp.
- Công ty Cổ phần Thiên Phúc là một công ty cổ phần do 3 thành viên góp vốn và
sáng lập công ty, là một đơn vị chuyên kinh doanh, sản xuất bao bì thủy tinh y tế,
nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích và hoạt động tiêu dùng của người dân, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội, công ty có tài khoản là Việt Nam đồng (VNĐ), có tư
cách pháp nhân và có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Tính đến thời điểm hiện tại cả nước chỉ có 3 đơn vị sản xuất bao bì ống thủy tinh
rỗng và lọ thủy tinh y tế đạt chuẩn, cung ứng khoảng 60% đơn đặt hàng chưa kể các
dạng sản phẩm cùng loại tương ứng cho sản xuất thú y. Riêng sản phẩm lọ thủy tinh
đa phần nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành tương đối cao. Trong các đơn vị sản
xuất có hai đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh và một đơn vị tại Bình Định là DNTN
Vân Quang nay thành Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty.
Công ty cổ phần Thiên Phúc thuộc loại hình công ty cổ phần với quy mô nhỏ
được xác định theo các chỉ tiêu năm 2013 như sau:
• Cán bộ công nhân viên: 100 người.
• Nguồn vốn: 20.527.346.891 đồng.
• Lợi nhuận sau thuế: 430.461.000 đồng
1.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013.
Công ty Cổ phần Thiên Phúc chuyên sản xuất những sản phẩm như: Sản xuất
ống thủy tinh và lọ thủy tinh trung tính đựng thuốc tiêm y tế; ống và dụng cụ thủy
8
tinh thí nghiệm, xét nghiệm. Sản xuất, gia công, mua bán bao bì nhựa, bơm kim
tiêm, dây truyền dịch, sản phẩm cao su và nhiều loại thiết bị dụng cụ khác trong
lĩnh vực y tế và năng lực sản xuất hiện tại của công ty là 120 triệu sản phẩm/năm.
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty sau đây là bảng báo cáo
kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây nhất:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
8.781,26 9.854,97 10.764,17 1.073,715 909,20
2
Các khoản giảm trừ doanh
thu
10,498 9,554 9,109 (0,944) -0,45
3
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
8.770,27 9.845,42 10.755,07 1.075,145 909,65
4 Giá vốn hàng bán 7.382,49 7.800,59 8.523,601 418,104 723,01
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1.388 2.044,83 2.231,464 657,041 186,64
6
Doanh thu hoạt động tài

chính
212,825 115,566 104,449 (97,259) (11,12)
7 Chi phí tài chính 1.198,82 563,93 650 (634,891) 86,07
Trong đó: chi phí lãi vay 521,238 528,029 647,1 (99,338) 145,428
8 Chi phí bán hàng 256,485 266,726 278,258 10,241 11,53
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
634,545 708,973 790,691 74,428 81,72
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
(489,24) 620,765 616,964 1.110,004 (3,80)
11 Thu nhập khác 1,294 2,38 0 1,086 (2,38)
12 Chi phí khác 111,24 98,844 67,986 (12,396) (30,86)
13 Lợi nhuận khác (109,95) (96,464) (67,986) 13,482 28,48
14
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
(599,19) 524,301 548,987 1.123,486 24,69
15
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
0 0 118,526 0 118,53
16
Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
0 0 0 0 0
17
Lợi nhuận sau thuế

TNDN
(599,19) 524,301 430,461 1.123,486 -93,84
9
(Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2011 lợi nhuận sau thuế TNDN của
doanh nghiệp là -599,19 triệu đồng, nhưng bước sang năm 2012 lợi nhuận sau thuế
TNDN tăng tới 1.123,486 triệu đồng và đạt 524,301 triệu đồng hay tăng 187,5%.
Năm 2013 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có sự tăng nhẹ 24,69 triệu đồng
và đạt 548,987 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nhiệp
năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 93,84 triệu đồng vì năm 2012 doanh nghiệp
chuyển lỗ của năm 2011 nên doanh nghiệp không nộp thuế và năm 2013 doanh
nghiệp phải nộp thuế, do đó lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2013 của doanh nghiệp
thấp hơn năm 2012.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thiên Phúc.
 Chức năng:
- Sản xuất, gia công, mua bán bao bì thủy tinh y tế dùng cho ngành dược.
- Mua bán, xuất nhập khẩu ống thủy tinh, tuýp thủy tinh, lọ thủy tinh.
- Mua bán, chế tạo, lắp đặt và cho thuê máy móc, thiết bị phụ tùng dùng cho
sản xuất lĩnh vực y dược.
- Sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc, dụng cụ lĩnh vực y tế.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tuân thủ và chấp hành nghiêm
chỉnh các chính sách, chế độ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý,
hạch toán, quyết toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách nhà nước.
- Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đồng thời thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
1.3.1 Loại hình kinh doanh chủ yếu mà công ty đang kinh doanh.
 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, mua bán bao bì nhựa, chai, lọ, ống

thủy tinh, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, sản phẩm cao su. Mua bán, xuất nhập
khẩu ống thủy tinh, tuýp thủy tinh, lọ thủy tinh, hạt nhựa, màng PVC, màng nhôm
các loại. Mua bán, chế tạo, lắp đặt và cho thuê máy móc, thiết bị phụ tùng dùng cho
10
sản xuất bao bì, lĩnh vực y dược, cơ điện lạnh, hệ thống cung cấp không khí lạnh
tiệt trùng, hệ thống cung cấp ôxy, nitơ. Sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị,
máy móc, dụng cụ trong lĩnh vực y tế, sản xuất bao bì.
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty.
 Thị trường đầu ra: thị trường đầu ra chủ yếu của công ty phần lớn là
những
công ty Dược trong và ngoài tỉnh cụ thể như sau:
- Công ty Dược TTB Y tế Bình Định
- Công ty CP Dược Phẩm Bidiphar 1
- Công ty CP Fresenius Kabi Bidiphar
- Công ty CP Dược & VTYT Bình Thuận
- Công ty CP Dược Phẩm Vĩnh Phúc
- Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
- Công ty CP Dược VTYT Thanh Hóa …
 Thị trường đầu vào: Công ty mua hàng trực tiếp từ các công ty trong nước và có
nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía công ty ở Trung Quốc, cụ thể các công ty sau:
- Dongying Linuo Glassware Co.,Ltd – Trung Quốc
- Công ty CP In và Bao bì Bình Định
- Công ty TNHH Nhật Đức.
1.3.3 Nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thì bất kì công ty nào cũng cần
phải có yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là vốn. Qua bảng số liệu dưới đây có thể
thấy nguồn vốn của công ty tăng qua các năm. Trong đó vốn chủ sỡ hữu chiếm tỉ lệ
tương đối cao, chiếm khoảng 62,91% năm 2013, có thể thấy đây là một tỉ lệ vốn khá
an toàn và tạo ra sự chủ động, đập lập trước những biến động của thị trường về mặt
tài chính nhằm tránh những rủi ro nhất định.

Bảng 1.2: Chỉ tiêu về nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Nợ phải trả 5.212,38 6.212,10 7.612,96 999,72 1.400,86
Vốn chủ sỡ hữu 12.549,63 12.622,40 12.914,39 72,77 291,99
Tổng 17.762,01 18.834,50 20.527,35 1.072,49 1.692,85
( Nguồn: phòng kế toán)
11
1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của công ty.
• Máy móc, thiết bị: Thiết bị của Công ty đa số có xuất xứ từ Đức, Pháp, Ý. Công ty
vừa đầu tư mới 3 hệ thống thiết bị sản xuất ống tiêm của hãng OCMI - Ý với công
nghệ điều khiển PLC tự động và đã đưa vào sản xuất.
• Lao động: Hiện nay công ty có khoảng 100 lao động, hàng năm công ty thường tổ
chức giáo dục, đào tạo cho cán bộ công nhân viên nâng cao năng lực, trình độ, tạo
phong cách làm việc chuyên nghiệp.
• .Nguồn vốn: nguồn vốn hiện tại của công ty là 20.527.346.891 đồng
Bảng 1.3: Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011-1013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
so sánh
2012/2011
So sánh

2013/2012
Tài sản ngắn hạn 13.003,62 14.575,61 14.726,89 1.571,99 151,29
Tài sản dài hạn 4.758,39 4.258,89 5.800,46 -499,50 1.541,56
Tổng 17.762,01 18.834,50 20.527,35 1.072,49 1.692,85
(Nguồn: phòng kế toán)
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của công ty có sự tăng trưởng
nhẹ. Trong cơ cấu tài sản có sự biến động, tài sản ngắn hạn của công ty tăng qua
từng năm và tài sản dài hạn của công ty có sự biến động, giảm trong năm 2012 và
tăng mạnh vào năm 2013, tới 36,2%. Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng
lớn, chiếm 71,74% vào năm 2013 vì công ty chuyên sản xuất, gia công, mua bán
bao bì nhựa, chai, lọ, ống thủy tinh, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, sản phẩm cao
su nên nguồn vốn ngắn hạn phải luôn luôn cao hơn nguồn vốn dài hạn.
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí tại Công ty Cổ
phần Thiên Phúc.
12
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty.
• Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất, gia công, mua bán
bao bì nhựa, chai, lọ, ống thủy tinh, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, sản phẩm cao
su phục vụ cho ngành y tế.
• Công ty thực hiện quy trình sản xuất và hệ thống quản lý được cải tiến liên tục.
Hiện tại Công ty đang định hướng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn GMP cho bao bì dược.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lí.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
TỔ LỰA -ĐỐNG GÓI
P. KẾ HOẠCH -KINH DOANH
P. KẾ TOÁN
- HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ THUẬT
TỔ IN - HẤP ỐNG
13
TỔ KÉO ỐNG
TỔ XỬ LÝ ỐNG
QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ chức năng
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
• Giám đốc: là người điều hành cao nhất trong công ty
- Có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm chính về kế hoạch tài chính, đường lối phát triển của công ty.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực công tác, tính
sáng tạo tham gia quản lý công ty.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng ban thực hiện nghiêm chỉnh
theo đúng tiến độ kế hoạch đã đặt ra.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của công ty trước pháp luật.
• Phó giám đốc kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về các phương án
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ điều hành toàn bộ hoạt động trong công ty, trực tiếp
quản lý, giám sát công việc của phòng kỹ thuật – hành chính và các tổ sản xuất.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình sản xuất, tổ chức và đào tạo nhân sự.
• Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Có nhiệm vụ giám sát trực tiếp tình hình hoạt động sản xuất tại phân xưởng.
- Theo dõi quá trình làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Quản lý việc sử dụng NVL, nhập – xuất kho hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về quá trình sản xuất tại phân xưởng.
- Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược kinh doanh, tiếp thị các chủng loại sản phẩm.
- Tổ chức, thu thập thông tin về cung ứng và chủ trì việc tổ chức đánh giá nhà cung
ứng.
- Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, báo cáo đề xuất Giám đốc Công ty

14
giải quyết sự không phù hợp trong quá trình cung ứng sản phẩm của nhà cung ứng
và của Công ty.
- Tổ chức bán hàng theo hợp đồng, đơn đặt hàng với khách hàng.
• Phòng kế toán- hành chính:
- Phụ trách các nghiệp vụ kế toán, đảm bảo tổ chức hạch toán theo đúng quy định của
nhà nước. Theo dõi phản ánh các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại công ty.
- Theo dõi các khoản công nợ, chi phí và tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.
- Tổng hợp sổ sách, lập các báo cáo tài chính, phân tích kết quả kinh doanh và báo cáo lên
ban giám đốc về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định.
- Kiểm soát công văn đến, công văn đi và quản lý con dấu .
- Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ của công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác lễ tân và phục vụ tiếp khách trong và ngoài nước.
• Phòng kỹ thuật:
- Giúp ban giám đốc quản lý về kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
- Quản lý về xây dựng cơ bản và đầu tư trang bị, sửa chữa máy móc, thiết bị ở phân
xưởng sản xuất và ở các phòng ban trong công ty.
- Phối hợp với bộ phận sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
• Quản đốc phân xưởng:
- Tổ chức các nguồn lực được giao thực hiện chức năng và nhiệm vụ của xưởng.
- Đảm bảo việc tổ chức, sửa chữa đạt yêu cầu về chất lượng, thời gian đã thỏa thuận
với khách hàng.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất theo quy định của Công ty.
- Quyết định hoặc đề xuất việc xử lý các sản phẩm không phù hợp, hành động khắc
phục, hành động phòng ngừa trong phạm vi của xưởng.
- Đề xuất các phương án cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức quản lý
và sản xuất tại xưởng.
- Tổng hợp các thông tin đã xử lý cho cuộc họp xem xét của lãnh đạo.
15

- Đảm bảo các nhân viên dưới quyền từ tổ trưởng trở lên hiểu rõ các công việc để hệ
thống chất lượng thực sự có hiệu lực và mang lại hiệu quả.
• Tổ xử lý:
- Nhận lệnh sản xuất kiểm tra tên sản phẩm, loại tuýp, xử lý tubes đạt độ trung tính
và độ lóc thủy tinh.
- Thực hiện xử lý tuýp theo hướng dẫn xử lý tuýp.
• Tổ kéo ống:
- Định hình ống theo bản vẽ kỹ thuật trong đơn đặt hàng (theo tiêu chuẩn kỹ thuật của
khách hàng).
- Chịu trách nhiệm về mẫu mã, quy cách.
• Tổ in – hấp ống: Thực hiện in nhãn theo đơn hàng, và hấp ống đảm bảo nội dung
in rõ ràng, đúng màu theo quy định.
• Tổ lựa – đóng gói:
- Phân loại sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất
tại phân xưởng.
- Kiểm tra, kiểm soát sản phẩm theo công đoạn của mình hạn chế những sai sót và
hao hụt sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra ống không đạt chất lượng như mất nét, mất chữ, đáy ống bị nứt, xếp ống
vào thùng thành phẩm.
16
PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN PHÚC
2.1 Tình hình thực tế về công tác kế hoạch tại công ty cổ phần Thiên Phúc.
2.1.1 Nhiệm vụ của công tác kế hoạch tại công ty.
Lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với quá trình quản lý,
bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Nếu tổ
chức tốt công tác lập kế hoạch sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro, khắc
phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh, giúp công ty tồn tại và phát triển trên
thị trường.
Lập kế hoạch tại Công ty Cổ phần Thiên Phúc được hiểu là sự lựa chọn một

trong những phương án hành động tương lai cho Công ty và cho từng bộ phận, là
quá trình xác định các mục tiêu, các nhiệm vụ và phương pháp tốt nhất để đạt được
các mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch có bốn mục đích quan trọng: ứng phó với những
tình huống bất định và thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu, tạo khả năng
tác nghiệp kinh tế, giúp cho các nhà quản lý kiểm tra, giám sát.
2.1.2 Các căn cứ lập kế hoạch.
2.1.2.1 Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nước.
Ngày nay nước ta đang hướng đến một nền kinh tế thị trường nên các doanh
nghiệp có quyền độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình song các
doanh nghiệp vẫn phải bị giới hạn trong những phạm vi nhất định. Nó phải được
ràng buộc trong mối quan hệ với luật pháp, với chủ trương, đường lối, chính sách
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và Công ty Cổ phần Thiên Phúc cũng như
tất cả các doanh nghiệp khác phải tuân thủ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho công ty
đưa ra những kế hoạch, định hướng cho sự phát triển của mình một cách hợp lý,
phù hợp với pháp luật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
17
2.1.2.2 Định hướng tăng trưởng và phát triển của công ty.
Để tồn tại trong cơ chế thị trường và phát triển, mỗi doanh nhiệp đều phải xác
định cho mình những phương hướng, mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh và trong
tiêu thụ sản phẩm. Các định hướng phát triển trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn về
phát triển quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ,
vv…
Đây cũng là một căn cứ quan trọng để công ty xác định sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm sao cho vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo đáp ứng
được mục tiêu phát triển của công ty.
Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn này là tập trung xây dựng
công ty thành một đơn vị kinh tế vững mạnh về tài chính, năng lực chuyên môn để
kích thích, phát huy nguồn lực từ cổ phần hóa, phát huy tối đa năng lực hiện có,
nhất là những ngành nghề chủ lực. Đồng thời nghiên cứu mở rộng lĩnh vực kinh

doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư mang tính chiến lược nhằm tạo bước đột phá, đảm
bảo hiệu quả và tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2.1.2.3 Năng lực của công ty năm kế hoạch
Một bản kế hoạch muốn có tính khả thi cao cần phải dựa vào khả năng trong
tương lai và tương ứng với nguồn lực hiện có. Trọng tâm căn cứ để đề ra kế hoạch
là khả năng hiện có của các nguồn lực: nguồn vốn, công nghệ, nguồn nhân lực,
vv…Năng lực thực hiện là một căn cứ công ty có thể lựa chọn chỉ tiêu kế hoạch lớn
hơn năm báo cáo, nhưng sự chênh lệch này không thể quá lớn. Mặt khác công ty
cũng không xác định chỉ tiêu cho năm kế hoạch nhỏ hơn nhiều so với năng lực sản
xuất, bởi vì điều đó sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực, không tận dụng lợi thế về quy
mô dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.
Để hoạt động của công ty được liên tục, cần phải có sự sẵn sàng về yếu tố sản
xuất, kinh doanh. Do đó các kế hoạch hàng năm của công ty luôn được lập dựa trên
sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa năng lực hiện tại, tình hình thực hiện kế hoạch của năm
18
trước đó để đề ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm tiếp theo một cách hợp lý và hiệu
quả, đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu một cách tốt nhất.
2.1.2.4 Căn cứ vào nhu cầu của thị trường
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà tăng trưởng mạnh và kéo theo
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao vì vậy nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân cũng sẽ tăng. Do đó nhu cầu về thiết bị và dụng cụ cho ngành hóa và
dược phẩm sẽ không ngừng gia tăng và sản lượng sản phẩm này được sản xuất
trong nước vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người mà phải nhập khẩu từ
bên ngoài. Vì vậy việc lập kế hoạch của công ty phải dựa và nhu cầu của thị trường
để để tiến hành sản xuất với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong
tương lai.
2.1.3 Phương pháp lập kế hoạch của công ty.
Phương pháp lập kế hoạch của công ty có thể tóm tắt như sau: Căn cứ vào
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phát triển của các doanh nghiệp
trong tỉnh, khả năng thu hút đầu tư mới, căn cứ vào phát luật, vào nhu cầu thị

trường, vv…Công ty sẽ đưa ra chiến lược phát triển của công ty đã đươc đại hội
đồng cổ đông thông qua. Sau đó công ty sẽ đưa ra kế hoạch trung và dài hạn làm cơ
sở để triển khai kế hoạch hàng năm với mục tiêu cụ thể về doanh thu sản xuất kinh
doanh, doanh thu về hoạt động khác, thu nhập cán bộ công nhân viên, vv…Từ kế
hoạch hàng năm công ty sẽ phân bổ công việc, hoạt động cho từng tháng, quý, 6
tháng. Cuối cùng công ty sẽ tiến hành đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và điều
chỉnh, bổ sung để đạt được mục tiêu của chiến lược đã đặt ra.
19
2.1.4 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty giai đoạn 2011-2013.
2.1.4.1 Hệ thống kế hoạch hàng năm của công ty hiện nay.
Hàng năm phòng kế hoạch – kinh doanh của công ty đều tổ chức xây dựng hệ
thống kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo, bao gồm những kế hoạch sau:
 Kế hoạch sản xuất, kinh doanh: Hàng năm công ty đều đưa ra những kế hoạch sản
xuất kinh doanh nhằm đưa ra những định lượng cụ thể về sản phẩm cần sản xuất,
gia công, mua bán bao bì, chai lọ, ống thủy tinh, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch,
phục vụ cho ngành y tế trong năm kế tiếp.
 Kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để nhằm đáp ứng cho quy mô sản xuất
hiện tại.
 Kế hoạch tài chính: Kế hoạch vay nợ từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Kế hoạch
trả nợ hàng năm của công ty.
 Kế hoạch công tác tổ chức nhân sự: Phân bổ nhân lực sao cho phù hợp với chuyên
môn và có kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên.
 Kế hoạch trang bị máy móc, thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 Kế hoạch bảo hiểm lao động.
 Kế hoạch công tác xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.
2.1.4.2 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty giai đoạn 2011-2013.
20
Để đánh giá việc lập kế hoạch hàng năm của công ty ta sẽ dựa vào tình hình
thực hiện kế hoạch hàng năm của công ty như sau:
Bảng 2.1: Tình hình hực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ

phần Thiên Phúc năm 2011
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Thực
hiện/Kế
hoạch
1 Sản lượng tiêu thụ (ống) 31.127.083 29.270.867 94,04%
1.1 Ống thủy tinh đựng thuốc tiêm y tế
(ống)
6.000.451 6.147.245 102,45%
1.2 Ống thủy tinh đựng thuốc uống (ống) 5.952.687 5.542.111 93,10%
1.3 Ống thủy tinh đựng thuốc (ống) 7.565.321 7.912.613 104,59%
1.4 Ống nghiệm thủy tinh (ống) 5.912.354 4.571.222 77,32%
1.5 Sản phẩm thủy tinh khác (ống) 5.696.270 5.097.676 89,49%
2 Giá bán bình quân (đồng) 300 300 100%
3 Doanh thu (triệu đồng)
9.338,125 8.781,26 94,04%
4 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 100,439 (599,19)
5 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 75,329 (599,19)
( Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh )
Năm 2011 sản lượng tiêu thụ thực tế của công ty so với kế hoạch chỉ đạt
94,04%, giá bán thì vẫn hoàn thành như kế hoạch vì vậy làm cho doanh thu thực tế
trong năm của công ty cũng không đạt được kế hoạch đặt ra, và giảm 5,96%. Tuy
nhiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã bị lỗ tới 599,19 triệu đồng vì trong
năm này chi phí dành cho hoạt động tài chính của công ty là khá cao lên tới
1.198,82 triệu đồng.
Bảng 2.2: Tình hình hực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thiên Phúc năm 2012
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Thực
hiện/Kế
hoạch
1 Sản lượng tiêu thụ (ống) 28.749.389 31.385.255 109,17%

1.1 Ống thủy tinh đựng thuốc tiêm y tế 6.714.211 7.122.678 106,08%
21
(ống)
1.2 Ống thủy tinh đựng thuốc uống (ống) 5.687.147 5.002.647 87,96%
1.3 Ống thủy tinh đựng thuốc (ống) 3.584.944 4.610.000 128.59%
1.4 Ống nghiệm thủy tinh (ống) 5.613.745 8.572.666 152,71%
1.5 Sản phẩm thủy tinh khác (ống) 7.149.342 6.007.264 84,03%
2 Giá bán bình quân (đồng) 310 314 101,29%
3 Doanh thu (triệu đồng)
8.912,45 9.854,97 110,58%
4 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
500,19 524,301 104,82%
5 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
500,19 524,301 104,82%
( Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh )
Với mục tiêu đạt được lợi nhuận để bù lỗ vào năm 2011, trong năm 2012 công
ty đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cụ thể việc thực hiện kế hoạch
doanh thu vượt 10,58% vì 2 lý do: Thứ nhất là sản lượng tiêu thụ thực tế của công
ty đã hoàn thành vượt kế hoạch, đã tăng 9,17%. Thứ hai là giá bán cũng có sự tăng
nhẹ 1,29%. Và kết quả là lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đã đạt 104,82% so
với kế hoạch vì công ty đã biết khắc phục những nhược điểm của năm trước bằng
cách giảm chi phí tài chính, xuống chỉ còn 563,93 triệu đồng, đồng thời công ty
cũng đã áp dụng những kỹ thuật mới vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực sản xuất.
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thiên Phúc năm 2013
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Thực
hiện/Kế
hoạch
1 Sản lượng tiêu thụ (ống) 32.125.714 38.849.591 120,93%

1.1 Ống thủy tinh đựng thuốc tiêm y tế
(ống)
8.889.621 9.003.766 101,28%
1.2 Ống thủy tinh đựng thuốc uống (ống) 7.009.317 7.000.876 99,88%
1.3 Ống thủy tinh đựng thuốc (ống) 5.788.349 9.784.821 169,04%
1.4 Ống nghiệm thủy tinh (ống) 7.314.600 9.512.090 130,04%
1.5 Sản phẩm thủy tinh khác (ống) 3.123.827 3.548.038 113,58%
2 Giá bán bình quân (đồng) 315 318 100.95%
22
3 Doanh thu (triệu đồng)
10.119,6 10.764,17 106,37%
4 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
524,900 548,987 104,59%
5 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
412,397 430,461 104,38%
( Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh )
Việc hoàn thành vượt kế hoạch trong năm 2012, năm 2013 công ty đã đưa ra
kế hoạch cao hơn so với chỉ tiêu thực tế trong năm 2012 và kết quả là việc thực hiện
các kết quả của công ty đã hoàn thành một cách xuất sắc, lợi nhuận sau thuế tăng
4,38%, doanh thu tăng 6,37%.
Từ việc có lợi nhuận âm mà hiện nay công ty đã hoàn thành những kế hoạch
một cách thành công, điều đó đã chứng tỏ công ty đã đưa ra những định hướng
đúng và dần dần đưa công ty phát triển một cách vững mạnh.
2.1.5 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014.
Hiện nay tình hình thế giới có nhiều bất ổn, do đó để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển thì doanh nghiệp phải thích ứng trước những biến động đó bằng cách đưa
ra những chiến lược mới, những kế hoạch hàng năm một cách linh hoạt và phù hợp
với thị trường để hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, ổn định việc làm,
nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên cũng như mở rộng thị trường
tiêu thụ của công ty, vv….Để đạt được những thành tựu như vậy thì hiện nay công

ty đã đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2014 như sau:
Bảng 2.4: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Giá trị Ghi chú
I TỔNG DOANH THU 12.900,586
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.800
2 Doanh thu hoạt động tài chính 100,586
3 Doanh thu từ hoạt động khác 0
II TỔNG CHI PHÍ 11.059,872
23
1 Chi phí bán hàng 306,780
1.1 Nhân viên bán hàng 150,210
1.2 Chi phí bảo hành hàng hóa 52,199
1.3 Chi phí vật liệu, bao bì 42,870
1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài
61,501
( chi phí điện, nước, internet,
vv…)
2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 928,291
2.1 Mua đồ dùng văn phòng phẩm 51,590
2.2 Lương nhân viên quản lý 500,926
2.3 Chi phí dự phòng quản lý hàng tồn kho 21,093
2.4 Phi phí phụ cấp lương cho ban giám đốc,
nhân viên phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch
– kinh doanh, phòng kế toán – hành chính
52,597
2.5 Khấu hao TSCĐ văn phòng 100,399
2.6 Thuế, phí và lệ phí 50,028 ( thuế nhà, đất và lệ phí )
2.7 Chi phí bằng tiền khác 50,768
2.8 Chi phí dịch vụ mua ngoài 100,890

3 Chi phí tài chính 452,2
3.1 Trả lãi vay ngân hàng 452,201 ( tính lãi vay bình quân là 10%)
4 Chi phí sản xuất 9.372,6
4.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.400
4.2 Chi phí nhân công trực tiếp 3580,2
4.2.
1
Tiền lương cho công nhân
3.240
4.2.
2
Các khoản trích theo lương
340,2
4.3 Chi phí sản xuất chung 732,6
4.3.
1
Tiền lương cho quản đốc
300
4.3.
2
Khoản phụ cấp lương của quản đốc
31,5
4.3.
3
Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị
200,53
4.3.
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
100,336

4.3.
5
Chi phí bằng tiền khác
100,234
III LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.840,714
IV THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
PHẢI NỘP (III*22%)
404,957
(Thuế TNDN là 22%)
V LỢI NHUẬN SAU THUẾ (III – IV) 1.435,757
VI CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NGÂN SÁCH 2.511,091
1 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 821,134
2 Thuế môn bài 5,00
4 Thuế GTGT hàng bán nội địa 1.280 ( 10% của doanh thu)
5 Thuế TNDN 404,957
24
( Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh)
2.2 Tình hình thực tế về công tác đầu tư tại Công ty Cổ phần Thiên Phúc.
2.2.1 Tổng quan về các hoạt động đầu tư tại công ty.
Được thành lập vào năm 2009, tuy nhiên công ty đã nhanh chóng thích ứng
với cơ chế thị trường đưa doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng vững
mạnh. Đó là kết quả của sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo của ban quản lý công ty,
sự đóng góp tích cực của mỗi cán bộ, công nhân viên trong công ty và uy tín của
công ty ngày càng được khẳng định. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động
công ty đã chủ động vượt qua những thử thách, đã trưởng thành và lớn mạnh, vị thế
của công ty được nâng cao. Để có được những kết quả đó thì công tác đầu tư và
quản lý hoạt động đầu tư có đóng góp không nhỏ.
Với việc đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2008 thì công tác quản
lý hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và có sự
vận dụng linh hoạt phù hợp với qui mô và tính chất của công ty.

Hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chủ yếu là:
- Đầu tư sản xuất kinh doanh các loại ống thủy tinh, lọ thủy tinh trung tính đựng
thuốc tiêm y tế, ống và dụng cụ thủy tinh xét nghiệm.
- Đầu tư vào sản xuất, gia công, mua bán bao bì nhựa, bơm kim tiêm, dây chuyền
dịch, những sản phẩm từ cao su.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị có xuất sứ từ Đức, Pháp, Ý. Vừa qua công ty đã đầu tư
mới 3 hệ thống thiết bị sản xuất ống tiêm của hãng OCMI của Ý với công nghệ điều
khiển PLC tự động và đã đưa vào sản xuất.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực như việc đào tạo mới, đào tạo nâng cao tay nghề, đào
tạo cán bộ quản lý, vv…
25
Quản lý hoạt động đầu tư ở Công ty Cổ phần Thiên Phúc là hoạt động không
thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số nội dung chủ
yếu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư ở công ty:
 Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế hoạch 5 năm, kế
hoạch hàng năm của công ty. Các chiến lược và kế hoạch đầu tư ở công ty bao gồm
các kế hoạch huy động vốn, kế hoạch trả nợ, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh
doanh…
 Tổ chức lập dự án đầu tư. Công tác lập dự án đầu tư nằm trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến giai đoạn lập báo
cáo tiền khả thi và khả thi công tác lập được tiến hành khá khoa học theo các bước
của qui trình lập dự án đầu tư với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của các phòng
ban trong công ty.
 Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư: quản lý
việc sử dụng vốn đầu tư, mua bán các sản phẩm của công ty. Đối với các loại
nguyên vật liệu đầu vào thì công ty ký hợp đồng dài hạn với các công ty có uy tín
trên thị trường đồng thời đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành.
 Điều phối kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư: Công ty lập bảng báo cáo đánh giá
hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong từng giai đoạn và có báo cáo hiệu quả
đầu tư cho từng loại máy móc thiết bị nhập về, đưa ra được những nguyên nhân,

tình hình trả nợ vay của công ty, kiểm tra việc sản xuất sản phẩm, đánh giá khả
năng tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường, vv…
2.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục thì nguồn vốn kinh doanh
phải đầy đủ vì vậy nguồn vốn đầu tư là điều kiện thiết yếu cho quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh tạo động lực cho công ty phát triển vững mạnh. Sau đây là
bảng nguồn vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013.

×