Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.46 KB, 34 trang )

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
THPT Trung học phổ thông
ĐTB Điểm trung bình
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 1
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trang 1
2. GIỚI THIỆU 2
2.1. Hiện trạng 3
2.2. Giải pháp thay thế 3
* Vấn đề nghiên cứu 4
* Giả thuyết nghiên cứu 4
3. PHƯƠNG PHÁP 4
3.1. Khách thể nghiên cứu 4
3.2. Thiết kế nghiên cứu 4
3.3. Quy trình nghiên cứu 5
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu 6
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 6
4.1. Phân Tích 6
4.2. Bàn luận 8
4.3. Kết luận và khuyến nghị 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
PHỤ LỤC 11
Phụ lục 1: BẢNG ĐIỂM 11
Phụ lục 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC 12
Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 27


Phụ lục 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM VÀ KĨ
THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN”
30
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
TTĐ Trước tác động
STĐ Sau tác động
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, hình thức tổ chức dạy học nhóm được GV quan
tâm và áp dụng trong dạy học ở nhiều bộ môn. Hình thức dạy học này đặc biệt có hiệu quả
đối với bài thực hành, những bài học có nội dung khó, trừu tượng, kiến thức liên quan thực
tế. Để nắm vững kiến thức của những bài này, đòi hỏi HS phải phối hợp, trao đổi ý kiến với
nhau dưới sự tổ chức hoạt động và hướng dẫn của GV. Đặc biệt, Chương 4- Doanh nghiệp
và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nội dung góp phần định hướng nghề nghiệp cho học
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 2
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
sinh, giúp HS có được một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm,
thái độ, và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh. Khi học phần này, đa số HS tiếp
thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương,
bên cạnh đó GV không đủ thời gian để truyền đạt hết kiến thức. Do đó, đề tài nghiên cứu
kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” (một hình thức của dạy học nhóm) với chuẩn bị “phiếu học
tập” ở nhà để giúp học sinh phát huy tính tích cực toàn diện, nắm vững kiến thức mà GV
vẫn đảm bảo thời gian lên lớp.
Thực hiện nghiên cứu này, GV thiết kế phiếu học tập để mỗi HS hoàn thành trước khi
đến lớp. Trên lớp, HS được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0.
Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung
quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với
từng phần xung quanh “khăn trải bàn”. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào
phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào
phần chính giữa “khăn trải bàn”.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 10C2 (lớp đối chứng)
và lớp 10C5 (lớp thực nghiệm) trường THPT Nguyễn Trung Trực, Hòa Thành, Tây Ninh.
Hai bài được tiến hành khảo sát là bài 50 và bài 51 (Chương 4. Doanh nghiệp và lựa
chọn lĩnh vực kinh doanh). Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 8.53,
cao hơn so với lớp đối chứng là 7.19. Qua kiểm chứng T-Test cho thấy p= 0.00001< 0.05,
có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Điều đó chứng minh việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” với sử dụng “phiếu học tập” đã
nâng cao kết quả học tập của HS.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 3
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
2. GIỚI THIỆU
Tổ chức tốt dạy học theo nhóm sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng
khác với dạy học toàn lớp: phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; phát
triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp;… Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
nhiều thời gian, trong khi một tiết học chỉ có 45 phút. Ngoài ra, trong quá trình thảo luận
nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm nổi trội tham gia còn lại ít tham gia (hiện
tượng ăn theo). Với thực tiễn trên, để đảm bảo thời gian mà mỗi HS vẫn có thể hiểu rõ được
kiến thức bài học (đặc biệt là những bài có nội dung khó, liên quan thực tế) thông qua hoạt
động nhóm, GV cần phải nắm vững phương pháp thực hiện, có năng lực lập kế hoạch và tổ
chức, vận dụng nhiều hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp với nội dung từng mục, từng
bài. Một trong những cách thức thực hiện đạt hiệu quả tốt là sử dụng kĩ thuật “khăn trải
bàn”.
Trong kĩ thuật này, học sinh được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ
giấy A0. Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần
xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Các ý kiến sẽ được thể hiện trên giấy
A0.
Tuy nhiên, các câu hỏi để HS thảo luận trong kĩ thuật này thường được sử dụng là
những câu hỏi mở. Thế nên để định hướng cho câu trả lời của HS, “phiếu học tập” là
phương tiện hỗ trợ đắc lực. “Phiếu học tập” được thiết kế dựa vào mục tiêu trọng tâm của
bài học, HS sẽ chuẩn bị trước ở nhà.

* Một số lưu ý của phương pháp “khăn trải bàn”:
+ Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
+ Nếu số HS trong nhóm quá đông, có thể phát cho HS những phiếu giấy nhỏ để
ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”
+ Khi thảo luận, đính những phiếu giấy ghi các ý kiến đã được nhóm thống nhất
vào phần giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 4
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
+ Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở
phần xung quanh “khăn trải bàn”.
2.1. Hiện trạng
Do quan niệm môn Công Nghệ là môn học phụ nên đa số học sinh không quan tâm
học tập. Vì vậy, cách học của các em thường mang tính đối phó nên dành rất ít thời gian
cho việc học bài ở nhà và không đem lại hiệu quả khi học tập trên lớp. Ngoài ra do phương
pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa linh hoạt, ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu.
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động khi giảng dạy giáo viên đã cố gắng
đưa ra câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời
câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả học sinh thuộc bài nhưng
không hiểu hết nội dung bài học, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao.


Trong chương trình Công nghệ 10, Chương 4- Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực
kinh doanh có nội dung góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp HS có được
một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ, và kĩ năng cần
thiết đối với người làm kinh. Khi học phần này, đa số HS tiếp thu một cách thụ động, ghi
nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương, bên cạnh đó GV không đủ
thời gian để truyền đạt hết kiến thức. Khi giảng dạy chương này, đòi hỏi GV phải vận dụng
và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau. Nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của HS, thảo luận nhóm được nhiều GV lựa chọn.
Trong thảo luận nhóm có nhiều hình thức khác nhau, nếu GV tổ chức không tốt sẽ mất

nhiều thời gian và HS hoạt động không đều, một số HS ỷ lại nên không tích cực tham gia
thảo luận cùng nhóm. Để khắc phục hiện tượng ăn theo này, thảo luận nhóm theo kĩ thuật
“khăn trải bàn” là một phương án được sử dụng. Ngoài ra, để HS nắm vững kiến thức và
không mất thời gian trong quá trình thảo luận, HS cần có sự chuẩn bị qua “phiếu học tập”.
2.2. Giải pháp thay thế
“Phiếu học tập” được GV thiết kế với nhiều hình thức phù hợp (trả lời câu hỏi ngắn,
điền thông tin, lập bảng,…) và phải bám vào mục tiêu của bài học. “Phiếu học tập” sẽ giao
cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Trên lớp, GV chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải
bàn” với thời gian quy định cụ thể.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 5
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
* Vấn đề nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học
tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được
kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực không?
* Giả thuyết nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học
tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được
kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 10C2, 10C5 và GV dạy môn Công Nghệ 10 của trường THPT Nguyễn
Trung Trực.
− Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính, học chung một GV bộ môn
công nghệ. Cụ thể:
Bảng 1. Thông tin lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Nam Nữ
10C2 40 20 20
10C5 41 20 21
Về ý thức học tập, đa số các em hai lớp đều rất tích cực, chủ động. Tuy nhiên, cũng
còn một số học sinh chưa tích cực trong học tập.
Về thành tích học tập của học kỳ I, hai lớp tương đương nhau về điểm số bộ môn.

3.2. Thiết kế nghiên cứu
Hai lớp được chọn để thực hiện cho nghiên cứu:
+ Lớp 10C2: Lớp đối chứng
+ Lớp 10C5: Lớp thực nghiệm
Thiết kế 1: Kiểm tra sự tương đương của hai nhóm trước tác động.
Sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì I (Phụ lục 1) để kiểm tra sự tương đương trước
tác động. Sử dụng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung
bình của hai nhóm đối tượng trên. .
Bảng 2. Kiểm chứng T-test sự tương đương trước tác động
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 6
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Đối chứng (10C2) Thực nghiệm (10C5)
Giá trị TB 6.91 6.89
p 0.96
P = 0.96 > 0.05: Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng là không có ý nghĩa. Vậy hai nhóm đã chọn được xem là tương đương.
Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước

Tác động Kiểm tra sau

Thực nghiệm O1 Dạy học kết hợp kĩ thuật “khăn
trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học
tập”
O3
Đối chứng O2 Dạy học bình thường O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên

- Đối với lớp đối chứng (10C2):
+ Thiết kế kế hoạch bài học.
- Đối với lớp thực nghiệm (10C5):
+ Thiết kế kế hoạch bài học.
+ Thiết kế “phiếu học tập”
* Cách thức tiến hành:
● Đối với lớp thực nghiệm (10C5): Thiết kế kế hoạch bài học sử dụng phương pháp
dạy học nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập mà HS đã chuẩn
bị trước ở nhà.
● Đối với lớp đối chứng (10C2): Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phương
pháp dạy học nhóm bằng kĩ thuật “khăn trải bàn”, quy trình chuẩn bị bài bình thường.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 7
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
* Thời gian thực hiện:
Thời gian tiến hành thực nghiệm theo phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy và
thời khóa biểu của nhà trường ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đảm bảo tính
khách quan.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Công nghệ (đề chung của toàn
trường)
Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau khi học hết chương 4, điểm tối đa là 10,
thời gian làm bài là 45 phút.
Kết quả các bài kiểm tra trước và sau tác động (phụ lục 1) sẽ được kiểm tra mức độ
tương đương bằng phép kiểm chứng T-test.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu
Sau khi có kết quả kiểm tra sau tác động, sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị
cần thiết. Qua xử lí số liệu đã thu được bảng dữ liệu và biểu đồ sau:
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm

ĐTB 7.19 8.53
Độ lệch chuẩn 1.46 1.16
Giá trị p của T-test 0.00001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.92
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 8
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p = 0.00001<
0.05. Điều này cho thấy chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có
ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) =
92.0
46.1
19.753.8
=

. Điều đó cho thấy việc
kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” có ảnh hưởng lớn đến kết quả
học tập của nhóm thực nghiệm.
Như vậy, giả thuyết: Việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học
tập” nâng cao kết quả học tập chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 9
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
4.2. Bàn luận
ĐTB kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (10C5) là 8.53, cao hơn so với lớp
đối chứng (10C2) là 7.19  giải pháp thay thế có hiệu quả.
Độ lệch chuẩn sau tác động của lớp thực nghiệm (10C5) là 1.16, ở lớp đối chứng
(10C2) là 1.46  mức độ phân tán các điểm số của lớp thực nghiệm ít hơn so với lớp đối
chứng.

Kiểm chứng T-test cho thấy p= 0.00001< 0.05, có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.92 (nằm trong khoảng 0.8 < SMD <1)
cho thấy việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” có ảnh hưởng
lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 10

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” trong thảo luận
nhóm với sử dụng “phiếu học tập” vào chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực
kinh doanh giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng lập
luận,… Đồng thời, giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp, theo dõi
mức độ tiếp thu kiến thức của từng HS tốt hơn mà vẫn đảm bảo thời gian lên lớp.
5.2. Khuyến nghị
* Đối với cấp quản lí:
- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề có chất lượng về phương pháp mới ở tất cả các bộ
môn để GV học tập kinh nghiệm.
- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học; hỗ trợ GV các văn
phòng phẩm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy (giấy rô-ki, giấy A3, giấy A0, bút
lông, bút màu,…).
* Đối với GV:
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu này (kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử
dụng “phiếu học tập”) cho các bài học khác trong chương trình Công nghệ 10.
- Mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực mới, có thể kết hợp nhiều
phương pháp với nhau.
- Đầu tư soạn bộ “phiếu học tập” cho các khối lớp trong chương trình THPT.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức từ nhiều kênh thông tin (sách, báo,
internet, đồng nghiệp,…)

Đề tài nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng “Nâng cao kết quả học tập môn
Công nghệ của học sinh lớp 10C5 bằng kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng “phiếu
học tập”” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân nên còn nhiều hạn chế.
Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô
đồng nghiệp ở các bộ môn khác, của BGH nhà trường để chuyên đề này được hoàn chỉnh
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 11

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập
của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT. Dự án Việt – Bỉ. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT. Hướng dẫn dạy học tìm hiểu về kinh doanh trong môn Công nghệ cấp
trung học. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT. Chương trình phát triển giáo dục trung học. Tài liệu tập huấn dạy học và
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hà Nội
2014.
4. Thái Duy Tuyên (GS.TSKH). Giáo dục hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
5. Phạm Vũ Luận (GS.TSKH). Quản trị doanh nghiệp thương mại. Nhà xuất bản Thống kê
Hà Nội.
6. PGS.TS. Phạm Công Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch (Đồng chủ biên). Kinh tế doanh
nghiệp thương mại. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
7. ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên). Quản trị dự án. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên). Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức
dạy học trong nhà trường. NXB ĐHSP Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên). Sách giáo khoa Công nghệ 10. Nhà xuất bản Giáo dục.
10.Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên). Sách giáo viên Công nghệ 10. Nhà xuất bản Giáo dục.
11.Nguyễn Minh Đồng (Chủ biên). Thiết kế bài giảng Công nghệ 10. Nhà xuất bản Hà Nội.
12. “Một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực”, Tạp chí

dạy và học hóa học.
13.Mạng Internet:
thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net;
tintuc.hocmai.vn; tusach.thuvienkhoahoc.com
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 12

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
PHỤ LỤC 1
BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Danh sách lớp 10C2
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Điểm TTĐ Điểm STĐ Điểm TTĐ Điểm STĐ
Nguyễn Thanh An 6 6.8
8
9.3 Trần Thị Diễm Châu
Lê Thị Phượng Anh 6.5 7.3
8
10 Phạm Ngọc Duyên
Trần Quốc Anh 7 7
6
8.3 Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Kiều Tiểu Bình Bình 9 9.5
7.5
8 Trần Khoa Đăng
Nguyễn Hoàng Minh Châu 5 7
6
7.8 Võ Đức Huy
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 6 6
6
7 Nguyễn Huỳnh Khoa

Huỳnh Khánh Duy 9 8.3
9
9.3 Đoàn Hiếu Kỳ
Cao Thị Ngọc Giàu 8 8
9.5
10 Phạm Tú Linh
Đinh Văn Hiền 8.5 9
8
9.5 Trần Thị Thùy Linh
Nguyễn Hoàng Thế Hiển 7.5 8.8
9
10 Nguyễn Huỳnh Phương Loan
Giáp Thị Mỹ Hòa 8.5 8
7.5
8.3 Huỳnh Thanh Long
Nguyễn Lê Phương Huỳnh 9.5 9.3
6.5
8 Nguyễn Nhật Long
Lê Hoàng Khang 8 9.8
5
7.8 Phạm Văn Ngà
Hà Thanh Lâm 3.5 4
9
10 Huỳnh Kim Ngọc
Trần Thị Thanh Ngân 8 9
6
7.3 Phạm Hồng Thái Ngọc
Nguyễn Thị Kim Ngọc 4.5 8
7.5
9 Lăng Thị Cẩm Nhung

Võ Thái Nguyên 9 7.3
2.5
7 Nguyễn Thị Hồng Nhung
Đặng Hoài Nhân 6.5 5.8
4
7.5 Lục Tấn Phát
Trần Thị Hồng Nhi 6.5 7
6.5
7 Tiêu Tuấn Phát
Trần Thị Hồng Nhung 7 6.5
8.5
9.8 Khổng Thị Trúc Phương
Nguyễn Lâm Huỳnh Như 8.5 7
5
7 Trần Đan Phương
Vương Đức Nhựt 8.5 7
10
10 Nguyễn Tấn Quí
Phạm Hoàng Pha 3 4.8
8
9.3 Nguyễn Thái Quốc
Đào Hồng Phúc 5 6.5
5.5
7.5 Nguyễn Thị Trúc Quyên
Lê Thọ Lộc Phước 7.5 6
8
9.8 Thi Khánh Tây
Cao Thị Ngọc Sang 7 6
5
7.5 Nguyễn Trung Thành

Lê Hoàng Thanh 5 5.8
4.5
6.8 Phan Công Thành
Lê Thị Ngọc Thảo 3 5
8
9.3 Huỳnh Thị Thanh Thảo
Cao Hoàng Thắng 5.5 5.5
4
7 Đinh Thị Ngọc Thi
Nguyễn Minh Thư 8 6.8
9
10 Nguyễn Hồng Thuy
Nguyễn Thị Cẩm Tiên 9 10
7
8.3 Nguyễn Thị Hồng Thuy
Cao Nguyễn Thủy Tiên 9 8
9
10 Dương Thị Thanh Thủy
Nguyễn Minh Tiền 8.5 7.8
7.5
8.8 Trần Thu Thủy
Hà Minh Tiến 7.5 6
8.5
9.5 Ngô Huỳnh Thụ
Nguyễn Thanh Toàn 6 7.5
6
7.3 Lê Anh Thư
Trình Thị Thùy Trang 9 9.5
6
8.8 Lê Mạnh Thường

Phạm Hoàng Tú 8 7.8
7.5
9.3 Huỳnh Ngọc Bảo Trâm
Lê Thị Cẩm Vân 4.5 6
8
9.5 Phạm Bá Trọng
Nguyễn Thị Thùy Vân 6.5 7
4
6.8 Hà Thanh Tuấn
Trần Hoàng Vũ 4 5.3
8.5
9.5 Nguyễn Thanh Vũ

3.5
6.8 Huỳnh Đào Thúy Vy
Median (Trung vị)
7.25
7
7.5
8.8
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 13

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Mean (Giá trị trung bình) 6.91250 7.19250 6.89024 8.52927
Độ lệch chuẩn (SD)
1.83236
1.46084
1.84564
1.16324
Giá trị p 0.95671 0.00001

Mức độ ảnh hưởng (SMD)

0.91507


PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài 50 – Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.Mục tiêu
1.1-Kiến thức:
-Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ.
- Biết được các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
.2-Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức vào thực tế.
13-Thái độ:
- Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú
kinh doanh
2. Nội dung
Nội dung bài 50 gồm 2 phần chính là kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Căn
cứ theo mục tiêu của bài có thể thấy trọng tâm của bài 50 bao gồm các nội dung sau:
- Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
- Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
- Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
3.Chuẩn bị bài giảng
- Nghiên cứu SGK
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Đọc phần “Thông tin bổ sung” có trong SGV và SGK.

- Chuẩn bị một số tranh, ảnh, ví dụ về hoạt động kinh doanh hiện có tại địa phương liên
quan đến bài giảng.
- Quản trị doanh nghiệp thương mại, GS.TS. Phạm Vũ Luận, NXB Thống kê Hà Nội.
- Quản trị dự án, ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên), NXB Thống kê Hà Nội.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Tìm hiểu đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 14

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
*Cách tiến hành:
1.Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập (HS đã chuẩn bị trước ở nhà).
HS được chia thành các nhóm nhỏ (4-5 HS) và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0.
Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung
quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng
với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng
vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết
vào phần chính giữa mỗi nhóm. Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu
và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”.
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Em hãy nghiên cứu các đặc điểm của kinh
doanh hộ gia đình nêu trong sách giáo khoa và hãy kể những hộ kinh doanh trong khu vực
mà nhà em đang ở hiện nay. Hãy giải thích vì sao những hộ kinh doanh đó lại được gọi là
kinh doanh hộ gia đình.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
3.GV tổ chức thảo luận chung cả lớp và rút ra kết luận:
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên có thể nêu một số ví dụ như một bà
đã nghỉ hưu muối dưa, cà bán tại nhà; một bà đã nghỉ hưu mở quán bán nước trà; một ông
đã nghỉ hưu mở đại lý bán sim điện thoại; một thanh niên học hết trung học phổ thông mở
quán cắt tóc tại nhà;

- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm:
- Bao gồm đủ các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Có quy mô nhỏ, công việc kinh doanh đơn giản, do một người trong gia đình làm chủ,
tự bỏ vốn, kinh doanh, quản lí, điều hành và thực hiện
- Nếu có người tham gia kinh doanh thì thường số lượng không nhiều và chủ yếu cũng
chỉ là người thân trong gia đình.
4. 2. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
* Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập số.
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Giả sử gia đình em ở gần trường học, định
mở một cửa hiệu để kinh doanh, em hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hiệu của
gia đình mình.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 15

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên giúp học sinh xác định mấy điểm
sau:
+ Cơ hội kinh doanh: Chủ yếu là nhu cầu thị trường sẽ chi phối dự kiến lĩnh vực kinh
doanh.
+ Mặt bằng kinh doanh tại nhà, ngoài hè phố, trên đường.
+ Nguồn vốn: Vốn của gia đình, vốn vay bạn bè, họ hàng, vay ngân hàng.
+ Đầu vào: Nguyên vật liệu (sản xuất), hàng hóa (thương mại), công cụ (dịch vụ).
+ Đầu ra: Khách hàng, giá cả.
+ Nhân lực: Gia đình, họ hàng, người làm thuê,

+ Điều hành, quản lí, hạch toán.
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
- Kinh doanh hộ gia đình là một công việc kinh doanh có quy mô nhỏ nhất, mọi yếu tố
như địa điểm, công cụ, nguồn lực, nguồn vốn, do gia đình chịu trách nhiệm.
- Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cũng cần lập trước khi tổ chức kinh doanh.
4. 3. Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Biết được đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
* Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy đọc nội dung dưới đây và rút ra đặc
điểm của doanh nghiệp nhỏ:
- Quản lí độc lập, vốn hoàn toàn do chủ doanh nghiệp cung cấp, hoạt động chủ yếu tại
chỗ và quy mô tương đối nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với người quản lí của mình và giao lưu với phần lớn
người lao động trực tiếp, nhân viên.
- Là doanh nghiệp được điều hành và quản lí bởi một cá nhân
- Là một doanh nghiệp không có quá 50 nhân công.
2. Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả.
3. Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Hiện nay nước ta chưa có định nghĩa về doanh
nghiệp nhỏ. Theo quy định của nước ta hiện nay thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh
nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng và có số nhân công dưới 300 người.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 16

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, số nhân công ít, do

một người chủ đứng ra quản lí, điều hành.
4. 4. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
*Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy nghiên cứu và xếp các ý kiến sau vào
cột thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật
dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp
hơn.
- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp nên
dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh.
- Dễ đổi mới công nghệ: Do số mặt hàng ít, lượng sản xuất ít nên dễ dàng hơn trong đổi
mới công nghệ.
- Đậm nét cá nhân: Khách hàng thường trả thêm tiền nếu được chú ý riêng. Trên thực tế,
trong nhiều lĩnh vực, khi sự chênh lệch về giá không lớn thì nhân tố con người có lợi thế
cạnh tranh cao.
- Động cơ tốt: Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ làm việc nhiều hơn, vất vả hơn; lợi
nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp có tác động lớn hơn và trực tiếp hơn so với những
người làm công trong các công ty lớn.
- Hạn chế tài chính: Khó vay vốn, khó duy trì hoạt động nếu chậm bán được sản phẩm.
- Hạn chế về chất lượng: Do máy móc thiết bị khó trang bị hiện đại, đồng bộ; trình độ
nhân công thấp nên chất lượng thường thua kém các công ty lớn.
- Hướng tới thị trường địa phương: Doanh nghiệp nhỏ thường phục vụ cho thị trường
địa phương nên nắm bắt thị trường tốt và chi phí vận chuyển thấp.
- Ít tham nhũng, quan liêu: Chủ doanh nghiệp là người có vốn, sự quản lí sâu sát và trực
tiếp nên hầu như không có tham nhũng trong doanh nghiệp. Trong một quy mô nhỏ, mặt
hàng ít nên người chủ doanh nghiệp luôn sâu sát với các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
- Khả năng rủi ro cao: Do chỉ có số ít mặt hàng nên khi thị trường bị suy thoái hoặc sản

phẩm bị lạc hậu thì doanh nghiệp nhỏ khó đứng vững.
- Không phô trương: Do phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các doanh nghiệp nhỏ có thể
đưa ra các chiến thuật bán hàng mới hay giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đương đầu
với những hành động độc quyền và quy chế của chính phủ.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 17

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
- Năng động: Doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng đóng cửa hoặc tăng giảm giá; nhanh
chóng nhận ra và có cách xử lí phù hợp, kịp thời.
- Nhân sự: Doanh nghiệp nhỏ khó trả lương cao và tạo ra các cơ hội và cấp bậc như công
ty lớn. Lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ phải lo giải quyết nhiều công việc thường ngày nên ít có
điều kiện để tham quan, học tập và suy nghĩ về mục đích hoạt động.
- Thiếu niềm tin: Công ty lớn thường có các sản phẩm đã có tiếng tăm, thương hiệu. Sự
nổi tiếng và thành công vốn có trên thị trường đóng vai trò quan trọng.
- Trình độ lao động nói chung thấp và lạc hậu: Do phạm vi hoạt động hẹp, chất lượng
sản phẩm không đòi hỏi gắt gao, lượng nhân công nhỏ nên thường doanh nghiệp nhỏ có thể
tuyển dụng lao động chưa được đào tạo nghề. Yêu cầu về lao động kĩ thuật không cao nên
trình độ người thợ khó nắm bắt được các kĩ thuật hiện đại.
- Trình độ quản lí thấp: Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể chưa được đào tạo bài bản, quá
trình làm việc không phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nên thường trình độ quản lí của
chủ doanh nghiệp nhỏ không cao.
Lưu ý: Giáo viên chuẩn bị các thông tin trên có thể photo để phát cho học sinh.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Cho ví dụ gắn với doanh nghiệp ở địa phương.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ có những điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
Điểm mạnh của Doanh nghiệp nhỏ Điểm yếu của Doanh nghiệp nhỏ
- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh

- Dễ đổi mới công nghệ
- Đậm nét cá nhân
- Động cơ tốt
- Hướng tới thị trường địa phương
- Ít tham nhũng, quan liêu
- Không phô trương
- Năng động
- Chi phí trực tiếp cao
- Hạn chế tài chính
- Hạn chế về chất lượng
- Khả năng rủi ro cao
- Nhân sự
- Thiếu niềm tin
- Trình độ lao động thấp và lạc hậu
- Trình độ quản lí thấp
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 18

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
4. 5. Tìm hiểu những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Biết được những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
*Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy nêu ví dụ các lĩnh vực kinh doanh, mặt
hàng ở khu vực địa phương em thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Chia chúng ra thành 3 loại:
sản xuất, thương mại và dịch vụ.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện nhóm trình bày kết quả
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
Giáo viên gợi ý:
- Lĩnh vực sản xuất các mặt hàng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng mang

tính thủ công, đồ chơi,
- Lĩnh vực thương mại: cửa hàng, đại lí bán buôn, bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia
dụng, tư liệu sản xuất nhỏ,
- Lĩnh vực dịch vụ: nhà trọ, khách sạn, sữa chữa nhỏ, khám chữa bệnh, kinh doanh ăn
uống, dịch vụ công nghệ thông tin, vui chơi giải trí, dịch vụ pháp lí,
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
Có 3 lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ là:
- Lĩnh vực sản xuất các mặt hàng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng
- Lĩnh vực thương mại: đại lí bán buôn, bán lẻ
- Lĩnh vực dịch vụ
4. 6. Củng cố
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi
Câu 1.Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm:
A. Có thể thuộc cả ba loại hình: sản xuất, thương mại và dịch vụ
B. Thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân
C. Vốn ít, tính chất đơn giản, quy mô nhỏ
D. Cả ba loại trên
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 19

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Câu 2. Những hoạt động kinh doanh sau đây không thuộc loại kinh doanh hộ gia đình:
A. Thu mua giấy vụn
B. Thu mua phế liệu
C. Vệ sinh môi trường
D. Sản xuất và bán hàng nông sản
Câu 3. Những điều cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình:
A. Kinh doanh nhỏ, công nghệ kinh doanh đơn giản, cá nhân làm chủ, thuộc sở hữu
tư nhân
B. Nhà nước làm chủ, lao động là thân nhân trong gia đình

C. Thuộc sở hữu tư nhân, có nhiều chủ doanh nghiệp
D. Công nghệ kinh doanh đơn giản, có nhiều chủ doanh nghiệp
Câu 4. Những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
A. Doanh thu lớn, nhiều vốn, số lượng lao động nhiều
B. Doanh thu lớn, vốn ít, số lượng lao động ít
C. Doanh thu không lớn, số lượng lao động không nhiều, vốn kinh doanh ít
D. Doanh thu không lớn, vốn kinh doanh lớn, lao động không nhiều
Câu 5. Thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ:
A. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi, dễ quản lí, dễ đổi mới công nghệ
B. Hoạt động kinh doanh phức tạp, khó thay đổi, khó đổi mới công nghệ
C. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, khó thay đổi, dễ đầu tư đồng bộ
D. Trình độ lao động thấp, dễ thay đổi, khó đổi mới công nghệ
Câu 6. Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
A. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi, dễ quản lí, dễ đổi mới công nghệ
B. Hoạt động kinh doanh phức tạp, khó thay đổi, khó đổi mới công nghệ
C. Trình độ lao động thấp, dễ thay đổi, khó đổi mới công nghệ
D. Vốn ít, thiếu thông tin về thị trường, trình độ lao động thấp, trình độ quản lí thiếu
chuyên nghiệp
5. Phụ lục:
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Tranh, ảnh, ví dụ về hoạt động kinh doanh hiện có tại địa phương liên quan đến bài
giảng.
- Quản trị doanh nghiệp thương mại, GS.TS. Phạm Vũ Luận, NXB Thống kê Hà Nội.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 20

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
- Quản trị dự án, ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên), NXB Thống kê Hà Nội.
PHIẾU HỌC TẬP
(HS hoàn thành trước ở nhà)
Câu 1: Em hãy nghiên cứu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình nêu trong sách

giáo khoa và hãy kể những hộ kinh doanh trong khu vực mà nhà em đang ở hiện nay.
Hãy giải thích vì sao những hộ kinh doanh đó lại được gọi là kinh doanh hộ gia đình.
Trả lời:
- Những hộ kinh doanh trong khu vực mà nhà em đang ở hiện nay:
+ Sản xuất:
+ Thương mại:
+ Dịch vụ:
- Đặc điểm của những hộ kinh doanh gia đình:
+ Quy mô:
+ Công nghệ kinh doanh:
+ Chủ sở hữu:
+ Sử dụng lao động:
Câu 2: Giả sử gia đình em ở gần trường học, định mở một cửa hiệu để kinh doanh,
em hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hiệu của gia đình mình.
Trả lời:
- Lĩnh vực kinh doanh:
- Mặt bằng:
- Nguồn vốn:
- Đầu vào:
- Đầu ra:
- Nhân lực:
- Điều hành, quản lí, hạch toán:
Câu 3: Hãy đọc nội dung dưới đây và rút ra đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
- Quản lí độc lập, vốn hoàn toàn do chủ doanh nghiệp cung cấp, hoạt động chủ yếu tại
chỗ và quy mô tương đối nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với người quản lí của mình và giao lưu với phần lớn
người lao động trực tiếp, nhân viên.
- Là doanh nghiệp được điều hành và quản lí bởi một cá nhân
- Là một doanh nghiệp không có quá 50 nhân công.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 21


Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Trả lời:
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ là:
- Chủ sở hữu:
- Quy mô:
- Số lượng lao động:
Câu 4: Hãy nghiên cứu và xếp các ý kiến sau vào cột thuận lợi và khó khăn của
doanh nghiệp nhỏ:
1- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật
dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp
hơn.
2- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp
nên dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh.
3- Dễ đổi mới công nghệ: Do số mặt hàng ít, lượng sản xuất ít nên dễ dàng hơn trong đổi
mới công nghệ.
4- Đậm nét cá nhân: Khách hàng thường trả thêm tiền nếu được chú ý riêng. Trên thực
tế, trong nhiều lĩnh vực, khi sự chênh lệch về giá không lớn thì nhân tố con người có lợi thế
cạnh tranh cao.
5- Động cơ tốt: Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ làm việc nhiều hơn, vất vả hơn; lợi
nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp có tác động lớn hơn và trực tiếp hơn so với những
người làm công trong các công ty lớn.
6- Hạn chế tài chính: Khó vay vốn, khó duy trì hoạt động nếu chậm bán được sản phẩm.
7- Hạn chế về chất lượng: Do máy móc thiết bị khó trang bị hiện đại, đồng bộ; trình độ
nhân công thấp nên chất lượng thường thua kém các công ty lớn.
8- Hướng tới thị trường địa phương: Doanh nghiệp nhỏ thường phục vụ cho thị trường
địa phương nên nắm bắt thị trường tốt và chi phí vận chuyển thấp.
9- Ít tham nhũng, quan liêu: Chủ doanh nghiệp là người có vốn, sự quản lí sâu sát và
trực tiếp nên hầu như không có tham nhũng trong doanh nghiệp. Trong một quy mô nhỏ,
mặt hàng ít nên người chủ doanh nghiệp luôn sâu sát với các mặt hoạt động của doanh

nghiệp.
10- Khả năng rủi ro cao: Do chỉ có số ít mặt hàng nên khi thị trường bị suy thoái hoặc
sản phẩm bị lạc hậu thì doanh nghiệp nhỏ khó đứng vững.
11- Không phô trương: Do phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các doanh nghiệp nhỏ có thể
đưa ra các chiến thuật bán hàng mới hay giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đương đầu
với những hành động độc quyền và quy chế của chính phủ.
12- Năng động: Doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng đóng cửa hoặc tăng giảm giá; nhanh
chóng nhận ra và có cách xử lí phù hợp, kịp thời.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 22

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
13- Nhân sự: Doanh nghiệp nhỏ khó trả lương cao và tạo ra các cơ hội và cấp bậc như
công ty lớn. Lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ phải lo giải quyết nhiều công việc thường ngày
nên ít có điều kiện để tham quan, học tập và suy nghĩ về mục đích hoạt động.
14- Thiếu niềm tin: Công ty lớn thường có các sản phẩm đã có tiếng tăm, thương hiệu.
Sự nổi tiếng và thành công vốn có trên thị trường đóng vai trò quan trọng.
15- Trình độ lao động nói chung thấp và lạc hậu: Do phạm vi hoạt động hẹp, chất
lượng sản phẩm không đòi hỏi gắt gao, lượng nhân công nhỏ nên thường doanh nghiệp nhỏ
có thể tuyển dụng lao động chưa được đào tạo nghề. Yêu cầu về lao động kĩ thuật không
cao nên trình độ người thợ khó nắm bắt được các kĩ thuật hiện đại.
16- Trình độ quản lí thấp: Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể chưa được đào tạo bài bản, quá
trình làm việc không phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nên thường trình độ quản lí của
chủ doanh nghiệp nhỏ không cao.
Trả lời: HS chỉ ghi phần in đậm
Thuận lợi của DNN Khó khăn của DNN
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Câu 5: Hãy nêu ví dụ các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng ở khu vực địa phương em thích
hợp với doanh nghiệp nhỏ. Chia chúng ra thành 3 loại: sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Trả lời:
Các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng ở khu vực địa phương em thích hợp với doanh
nghiệp nhỏ:
- Sản xuất:

- Thương mại:

- Dịch vụ:
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 23

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015
Bài 51- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
-Biết được căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh
- Biết được các bước lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
1.2.Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế

1.3.Thái độ: Có hứng thú với bài học, có ý thức tìm hiểu các hoạt động kinh doanh, có ý
thức định hướng nghề nghiệp.
2.Nội dung
Gồm 2 phần chính là xác định lĩnh vực kinh doanh và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Căn
cứ theo mục tiêu bài học có thể thấy trọng tâm của bài 51 bao gồm hai nội dung sau:
- Các cơ sở chủ yếu để xác định lĩnh vực kinh doanh
- Quy trình các bước khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
3. Chuẩn bị
- Nghiên cứu SGK
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Quản trị doanh nghiệp thương mại, GS.TS. Phạm Vũ Luận, NXB Thống kê Hà Nội.
- Quản trị dự án, ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên), NXB Thống kê Hà Nội.
- Chuẩn bị một số tranh, ảnh, ví dụ về các điển hình kinh doanh (làm kinh tế) tại địa
phương.
4.Tiến trình bài giảng
4.1. Tìm hiểu cơ sở chủ yếu để xác định lĩnh vực kinh doanh
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các cơ sở chủ yếu để xác định lĩnh vực kinh doanh
*Cách tiến hành:
1.Tổ chức học sinh tìm hiểu, nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “Khăn trải bàn” kết hợp
với phiếu học tập đã chuẩn bị trước.
HS được chia thành các nhóm nhỏ (4-5 HS) và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0.
Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung
quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng
với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng
vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết
vào phần chính giữa mỗi nhóm. Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu
và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”.
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 24

Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015

Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Theo em, khi xác định lĩnh vực kinh cần căn
cứ vào các tiêu chí nào? Tiêu chí nào quan trọng nhất? Tại sao?
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả
3.Tổ chức thảo luận chung cả lớp và rút ra kết luận
Một số gợi ý của giáo viên:
- Khi xác định lĩnh vực kinh doanh cần căn cứ vào cơ sở tiên quyết là thị trường. Công
việc kinh doanh chỉ có thể thành công nếu có khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch
vụ của doanh nghiệp. Phải trả lời được 5 câu hỏi về thị trường là: Ai là khách hàng? Họ cần
gì? Khi nào họ mua? Họ mua ở đâu? Vì sao họ mua?
- Các cơ sở xác định lĩnh vực kinh doanh khác là: nguồn vốn, mặt bằng, nhân lực và chế
độ chính sách của nhà nước, địa phương.
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện
*Kết luận:
Các cơ sở chủ yếu để xác định lĩnh vực kinh doanh là:
- Thị trường
- Các yếu tố đảm bảo cho việc kinh doanh: nguồn vốn, mặt bằng, nhân lực và chế độ
chính sách của nhà nước, địa phương.
4.2. Tìm hiểu quy trình các bước khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được quy trình các bước khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
*Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu, nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “Khăn trải bàn” kết hợp
với phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Nếu em định mở một doanh nghiệp nhỏ ở
khu vực gia đình em đang ở, em sẽ chọn lĩnh vực kinh doanh gì? Tại sao em lại chọn lĩnh
vực kinh doanh đó? Gợi ý: em hãy dựa vào các căn cứ chủ yếu là thị trường; chính sách và
pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh; nguồn vốn; năng lực quản lí, điều
hành; nguồn nhân công.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả.
3.Tổ chức thảo luận chung cả lớp và rút ra kết luận
Gợi ý của giáo viên:

- Bước 1: Phân tích thị trường hoặc môi trường kinh doanh: nhu cầu thị trường; chính
sách và pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh; dự báo sự biến đổi của thị
trường hiện tại và trong tương lai gần.
Khi phân tích thị trường, việc xác định địa điểm kinh doanh phù hợp là rất quan trọng.
Có thể đưa ra các câu hỏi liên quan tới việc chọn địa điểm cho từng loại kinh doanh như:
Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 25

×