Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các luận điểm về tính hữu ích của báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.29 KB, 18 trang )

Các luận điểm về tính hữu
ích của Báo cáo tài chính!
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin
tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh
tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và
trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay
khó áp dụng, sẽ không đảm bảo được các tính chất (đáng tin cậy,
có thể hiểu, so sánh được…), BCTC vì thế trở nên kém hữu ích.
Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt
của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế
toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận
khác nhau.

Quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ
(FASB)

Khái niệm số 1 (1980), viết tắt là CON1, đoạn 32 nêu rõ: "các đặc
trưng của thông tin giúp nó trở nên quý giá để dẫn dắt việc lựa
chọn các chính sách kế toán được ưu tiên từ những phương án
sẵn có. Chúng có thể được xem như một hệ thống thứ bậc các
tính chất kế toán, hữu ích để ra quyết định trong những tình
huống quan trọng."

Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thểhiện được từng
tính chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống
có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác
nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên hơn; hơn
nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được
những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông
tin (CON2, đoạn 31)


Thông tin kế toán khi được định hướng đến người sử dụng để ra
quyết định trên cơ sở đáp ứng các tính chất làm cho trở nên hữu
ích, nhưng tiến trình này đã gặp phải hai trở ngại quan trọng: Áp
lực về cân đối lợi ích- chi phí: Việc cung cấp thông tin tài chính
tiêu tốn nhiều chi phí để thu nhập, xử lý, soạn thảo các BCTC
hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát
sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ
những thông tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin,
chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay
củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho
khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể
là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho
việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin)…có thể
không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói cách khác, tính hữu
ích của thông tin tài chính bị giảm sút néu chi phí vượt quá lợi ích
mang lại từ việc cung cấp sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp
lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu
cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước,
người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Trong những tình huống không chắc chắn, đòi hỏi phải có sự xét
đoán của người làm kế toán hoặc những người liên quan trực
tiếp khác như các kiểm toán viên, nhà phân tích về những sự
kiện quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của
người sử dụng thông tin. Sự xét đoán về mức độ ảnh hưởng gắn
liền với tính chất trọng yếu của sự kiện, trên phương diện tổng
thể hoặc cục bộ, đặc biệt là ở khía cạnh định lượng. Do vậy, việc
đưa ra các hướng dẫn hay tiêu chuẩn để giúp xác định các mức
trọng yếu theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động là điều cần thiết
để các bên liên quan có được sự đảm bảo hợp lý khi đưa ra các

xét đoán là không bị lệ thuộc nhiều vào các ngưỡng nhận thứ cá
biệt nào, chẳng hạn như Bảng hướng dẫn các ví dụ về định
lượng mức trọng yếu được FASB đưa ra trong CON2 trên cơ sở
tham chiếu các hướng dẫn của SEC, APB. Điều này chắc chắn
sẽ giúp tăng cường tính hữu ích của thông tin tài chính được
cung cấp.

Trong hệ thống các tính chất kế toán thì sự phù hợp và đáng tin
cậy là những khái niệm trung tâm của kế toán.

Để phù hợp (relevant), thông tin kế toán phải có năng lực tạo ra
sự khác biệt trong một quyết định qua việc giúp cho người sử
dụng thông tin thực hiện thiết lập các dự báo về kết quả của các
sự kiện trong qúa khứ, hiện tại, hay tương lai, xác nhận hoặc hiệu
chỉnh các kỳ vọng (CON2, đoạn 47). Một mặt, tính phù hợp của
thông tin tài chính bao gồm hai thành tố là giá trị dự báo
(predictive value) và giá trị phản hồi (feedback value), bởi vì
không nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo,
không có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô
dụng (CON2, đoạn 51), điều này thể hiện rất rõ trong các báo cáo
giữa niên độ để thể hiện thành quả quá khứ lẫn dự báo thu thập
thường niên trước khi kết thúc niên độ; mặt khác, tính kịp thời
cũng được xem một khía cạnh lệ thuộc của tính phù hợp bởi nếu
thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã
được báo cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính phù hợp và ít
được sử dụng.

Tính tin cậy (reliability) cũng như tính phù hợp rất quan trọng để
làm sáng tỏ thực chất của các yêu cầu để có được số liệu kế toán
được mô tả một cách xác thực (CON2, đoạn 58). Thông tin kế

toán đáng tin cậy khi người sử dụng thông tin có thể đặt niềm tin
vào đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng là
trình bày trung thực (representational faithfulness) và có thể kiểm
tra (verifiability), ngoài ra tính trung thực (neutrality) của thông tin

×