Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.92 KB, 3 trang )

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Tìm hiểu về con kiến ( cho trẻ 5 – 6 tuổi)
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
Trẻ nói được một số đặc điểm chính của con kiến ( cấu tạo, hình dáng, vận động, thức
ăn…)
Trẻ nhận biết và mô tả một số đặc điểm đặc trưng của loài côn trùng.
Các từ ngữ: đàn kiến, bò theo hàng, tín hiệu.
2. Kỹ năng:
Quan sát và phát hiện đặc điểm của con kiến và liên hệ với những côn trùng khác.
Đặt câu hỏi có mục đích, tìm cách trả lời câu hỏi, làm việc theo nhóm.
Phân nhóm theo đặc điểm của các côn trùng qua cách lập bảng.
Chăm chú thích thú quan sát con kiến.
Tôn trọng con vật trong thế giới tự nhiên.
Giáo dục trẻ tính tập thể và tính đoàn kết.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Một đàn kiến thật bám vào thức ăn rơi vãi trên sàn
Kính lúp cho trẻ ( 10 cái)
Video về loài kiến và một số con côn trùng khác
Giấy khổ Ao để lập bảng, bút dạ
Giấy, que, phấn viết bảng, đĩa sâu lòng/ hộp nhựa/ bình thủy tinh
Một số thức ăn cho kiến: đường, bánh…
Mũ kiến: cả lớp. Mũ kiến: băng giấy quanh đầu, phía trước gắn râu bằng dây điện cuộn
giấy màu đỏ, đen.
2. Trẻ:
Học thuộc lòng bài đồng dao” Con Kiến mà leo cành đa…”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chơi ngón tay
Chơi trò chơi ngón tay con Kiến và đọc bài đồng dao “


Con Kiến mà leo cành đa…”
Hoạt động 2: Quan sát đàn kiến
Sáng nay có bạn mang bánh đến lớp ăn và rơi vụn bánh
ra sàn. Cô quên chưa quét dọn. Các con đó xem sẽ có
chuyện gì xảy ra?
Dành thời gian cho 5 – 6 trẻ nêu ý kiến
Cùng đưa trẻ ra xem có chuyện gì xảy ra. Chú ý cho trẻ
tập trung xem theo các nhóm để dễ quan sát.
Câu hỏi:
Vì sao con kiến có thể biết để đến đây được nhỉ?
Chúng đang làm gì? Chúng đi bằng đường nào đến?
Đường đi của con kiến như thế nào?
Các trải nghiệm:
Cho trẻ một chiếc que, tờ giấy… để chặn đường đi của
kiến xem chúng đổi hướng như thế nào? Chúng có bám
Trẻ chơi trò chơi ngón tay và
đọc bài đồng dao
Trẻ phán đoán: lớp bẩn, có
ruồi, có kiến…
Trẻ chạy đến xem hiện tượng
gì xảy ra
Trẻ nói theo suy nghĩ của trẻ
vào que không?
Cho trẻ viên phấn để vẽ nét chặn ngang đường đi, vẽ
vòng tròn quanh một vài con kiến xem điều gì xảy ra.
Gợi ý để trẻ rút ra kết luận: kiến đổi hướng bò đi; bám
vào qua, giấy; kiến khogn6 bò qua được nét phấn…
Hoạt động 3: Quan sát con kiến qua kính lúp
Tình huống:
Làm thế nào để bắt được một vài con kiến?

Làm thế nào để mang được chúng vào lớp quan sát.
Làm cách nào để chúng không bò được ra ngoài?
Trải nghiệm:
Cho mỗi nhóm 1 chiếc kính lúp và trẻ quan sát tự do
Đưa thêm cho trẻ một ít hạt đường, vụn bánh…thả vào
để xem kiến bò đến.
Câu hỏi:
Những cái chân của nó như thế nào? Chân con kiến có
gì khác so với chân các con vật khác? Hãy quan sát thật
kỹ và đếm chân của chúng.
Nó có cái gì trên đầu thế? Cái râu của nó như thế nào?
Hãy cùng nhau nêu ý kiến trong nhóm của mình về con
kiến
Hoạt động 4: Kể về con kiến
Tập trung trẻ theo một hướng, ngồi theo nhóm như khi
quan sát bằng kính lúp.
Hỏi trẻ và ghi tóm tắt hoặc vẽ phác họa theo những ý
kiến mô tả của trẻ lên bảng hoặc giấy khổ lớn. Nều ý
kiến trùng lặp, có thể đánh dấu hoặc viết tên trẻ/ tên
nhóm bên cạnh ý kiến đó bằng màu mực khác để biết
nội dung nào có nhiều ý kiến chung nhất.
Câu hỏi:
Con kiến có mấy phần?
Con kiến có mấy chân? Chân của nó như thế nào?
Con kiến có đặc điểm nào nổi bật, khác với những con
vật khác? ( kích cỡ, số chân, hoạt động…)làm thế nào
mà đàn kiến có thể bò theo hàng được nhỉ?
Những con kiến này có tên gì?
Con kiến thuộc nhóm động vật nào?
Tôn trọng câu trả lời của trẻ, gợi mở cho trẻ tìm hiểu về

loài kiến qua băng hình
Hoạt động 5: Xem băng hình về loài kiến
Cho trẻ xem hình ảnh phóng đại về loài kiến: kiến lửa,
kiến gió, kiến kim…
Hình ảnh và thuyết minh về hoạt động của kiến tren các
slide: kiến trinh sát, kiến chúa đẻ trứng, kiến thợ trao đổi
thông tin qua râu và chạm đầu vào nhau
Mở rộng kiến thức qua hình ảnh: kiến cùng nhau mang
Trẻ nêu ý kiến và tự thực hiện
việc lấy que, lấy giấy để cho
kiến bò vào rổi thả vào đĩa
hoặc hộp, vẽ phấn quanh
miệng địa…
Trẻ đưa ra nhận xét theo kết
quả quan sát
Trẻ tập nêu và thống nhất ý
kiến trong nhóm
Trẻ có cơ hội quan sát các chữ
cái, từ ngữ do cô tạo ra
Trẻ háo hức xem
mồi, tổ kiến, trứng kiến bên cạnh những trứng chim
cút…
Xen kẽ trong hình ảnh ở môi trường hoạt động của kiến
là các con côn trùng khác: nhện, cánh cam, muỗi, mối
bướm…
Câu hỏi: Con kiến là động vật thuộc nhóm nào? Có
những con vật nào cùng nhóm côn trùng?
Hoạt động 6:Lập bảng về loài kiến và nhóm côn trùng
Tùy thuộc vào khả năng của trẻ, có thể lập bảng theo
nhóm, cá nhân hoặc cả lớp. Bảng về số lượng các bộ

phận của con kiến.
Bộ phận Hình ảnh Số lượng
Đầu
Mắt
Râu
Chân
Tô chữ: côn trùng, con kiến
Dọc sách cho trẻ nghe vì sao khi bò, kiến thường chạm
đầu vào nhau. Giáo viên đọc và chỉ vào chữ trong sách,
nếu có điều kiện, mỗi giáo viên phụ tráh một nhóm đọc
cho trẻ nghe.
Hoạt động 7: Trò chơi kiến tha mồi
Chia nhóm, cho trẻ đội mũ khác nhau làm các đàn kiến
thi đua mang mồi về tổ
Tùy khả năng của trẻ, có thể yêu cầu xếp hộp theo hình
tháp hoặc lấy đủ 10 hộp
Trẻ trả lời theo hiểu biết, sau
đó cho trẻ nghe một đoạn
thuyết minh trong băng hình
nói về loài côn trùng
Trẻ làm việc cá nhân hoặc
theo nhóm
Trẻ nhín vào trang sách và
lắng nghe cô đọc
Trẻ làm những chú kiến nhỏ,
bò nối đuôi nhau theo hàng và
tha mồi( miệng ngậm vào vỏ
hộp sữa chua)

×