Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư, từ đó đề xuất biện pháp phục hồi bảo vệ tài nguyên bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH HỆ SINH THÁI VÀ RỪNG
TRÀM TRÀ SƯ - AN GIANG, TỪ ĐÓ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP PHỤC HỒI, BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG
Nhóm thực hiện
Dương Thanh Nhi B1309301
Nguyễn Công Quang B1309318
Nguyễn Thị Minh Thùy B1309334
La Thị Anh Thư B1309336
Nguyễn Thị Thanh Trúc B1309349
1
Ngày hoàn thành: Tháng 2/2015
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay môi trường toàn cầu đang có những biến đổi theo chiều
hướng
xấu. Sinh quyển đang bị thoái hoá và môi trường sinh thái bị khủng hoảng.
Môi trường sống đang bị ô nhiễm. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng bị
cạn kiệt. Tài nguyên đất đang bị suy giảm. Tài nguyên nước ngọt bị suy giảm
và ô nhiễm. Khí hậu đang thay đổi và gây ra nhiều hậu qủa xấu. Những biến
đổi này là kết quả của các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người.
Vì thế, vấn đề bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm to lớn của toàn thế
giới.
Để bảo vệ môi trường sống, cộng đồng thế giới đã cam kết cùng nhau
sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giảm sự can thiệp vào các hệ sinh thái
tự
nhiên, đồng thời gia tăng sự phục hồi và phát triển những nguồn tài nguyên
mới.


Để làm giảm ô nhiễm không khí, cộng đồng thế giới đang kêu gọi cắt
giảm sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (Dầu mỏ và khí đốt…), đồng thời tăng
cường bảo vệ và phát triển rừng. Vì rừng có khả năng làm cân bằng một số
chất khí trong không khí như CO2 và O2; do đó việc bảo vệ và phát triển rừng
là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệvà chống ô nhiễm không khí.
Nước ta, nhất là đồng bằng sông Cửu Long các vùng đất đầm lầy, ngập
nước ngọt định kỳ trong 6-7 tháng liền và nhiều tháng úng nước phèn chua
chiếm diện tích khá lớn, trên hàng triệu ha ở 3 vùng: Đồng Tháp Mười trên
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, vùng Tứ giác Long Xuyên trên các
tỉnh An Giang, Kiên Giang, vùng U Minh thượng, U Minh hạ thuộc tỉnh Cà
Mau. Những vùng đất này bị úng phèn rất khó trồng lúa và những cây hoa
màu khác, tuy vậy nó có thể nuôi ong mật và thủy sản nâng cao kết hợp với
trồng cây tràm.
Rừng tràm là một hệ sinh thái đặc trưng cho những vùng ngập úng
phèn, chiếm một diện tích rất rộng hàng trăm ngàn ha trước đây, vì tràm thích
nghi được trên nhiều loại đất khác nhau trong các môi trường ngập nước, từ
nước ngọt đến nước lợ và úng phèn nặng. Sau khi rừng tràm bị phá hủy để
trồng lúa làm mất lớp than bùn giàu dinh dưỡng và lớp đất sét trơ ra tiếp xúc
với oxy đã là xì phèn, dậy phèn do đó năng suất lúa rất thấp, nhiều khi chỉ 1-2
2
tấn/ha và đành phải bỏ hoang vì lổ vốn và đành phải giao lại cho lâm nghiệp
trồng tràm.
Rừng tràm Trà Sư là một trong những hệ sinh thái đa dạng, phong phú,
một nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên bạt ngàn cùng vẻ đẹp tiềm ẩn mà đất trời
đã ban tặng. Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm
quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông
Cửu Long. Năm 1999, cả hai tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa
phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003,
chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ

cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và phục vụ
công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường.
Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư nhóm
chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư – An
Giang. Từ đó đề xuất biện pháp phục hồi, bảo vệ tài nguyên bền vững”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hệ sinh thái và phát triển du lịch ở rừng tràm Trà Sư – An
Giang. Từ đó đề xuất biện pháp phục hồi, bảo vệ tài nguyên bền vững
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hệ sinh thái và hiện trạng hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư – An
Giang.
- Phân tích giá trị tài nguyên rừng ở Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái và phát triển du lịch rừng
tràm Trà Sư – An Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Rừng tràm Trà Sư – An Giang.
1.3.2 Thời gian: Tháng 01/ 2015 đến tháng 02/ 2015.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư – An
Giang.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hệ sinh thái là gì?
3
Tài nguyên
Tài nguyên tái sinh
Tài nguyên không tái sinh
-Đất

- Nước
- Rừng
- Năng lượng…
- Khoáng sản
- Nhiên liệu hóa thạch…
Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của
nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các
chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực
hiện đầy đủ các chức năng sống như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ
và môi trường thông qua 2 quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất.
Hệ sinh thái là một hệ động lực mở và tự điều chỉnh vì hệ tồn tại dựa
vào nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường; hoạt động của hệ tuân theo
các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng; trong
giới hạn sinh thái của mình, hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái
cân bằng ổn định.
2.1.1.2 Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi các yếu tố sau đây:
- Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và
hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn để nuôi mình và nuôi các loài sinh vật dị
dưỡng.
- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật, ăn mùn bã sinh
vật và các loài động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân giải: gồm các sinh vật sống dựa vào sự phân giải các
chất hữu cơ có sẵn.
- Các chất vô cơ: nước, CO2, O2, nitơ, phốtpho…
2.1.1.3 Tài nguyên là gì?
Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu, thị
trường có trên trái đất và trong không gian mà con người có thể sử dụng phục
vụ cuộc sống và sự phát triển của mình .

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành 2 loại : tài nguyên tái tạo được
(tài nguyên phục hồi) và tài nguyên không tái tạo (tài nguyên không phục
hồi) .
- Tài nguyên tái tạo : nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh
(đất, rừng, biển, tài nguyên nông nghiệp ) .
- Tài nguyên không tái tạo : nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử
dụng bị cạn kiệt dần (tài nguyên khoáng sản ) .
Con người là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho sự
phát triển của mỗi Quốc Gia .
4
Nguồn: Tài liệu sinh thái học, Đại học Cần Thơ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến rừng tràm Trà Sư được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo
tính chính xác của số liệu, nhóm tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh, đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra
những dữ liệu có tính chính xác cao nhất.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Nằm ở tọa độ 1033’ đến 1036’ Bắc và 10502’ đến 10504’ Đông, là một vùng
nhỏ (khoảng 860ha), vuông vắn, tổng diện tích tự nhiên của rừng tràm Trà Sư
là 874,16 ha.
Nguồn: , 2010
Hình 3.1 Bản đồ toàn cảnh du lịch An Giang
3.2 TẦM QUANG TRỌNG CỦA RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
Rừng tràm Trà Sư trên đất ngập nước với các trảng cỏ ngập nước đặc
trưng của An Giang thuộc dạng rừng phòng hộ nằm trong quy hoạch bảo vệ đa

5
dạng sinh học của quốc gia và tỉnh An Giang, có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo tồn đa dạng sinh học ngăn chặn xói lở, bảo tồn đất. Ngoài ra, rừng tràm
Trà Sư còn có nhiều sân chim, có tiền năng phát triển du lịch sinh thái, hiện
nay rừng đã được đề xuất là một trong mười khu bảo tồn đa dạng sinh học của
Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2004
3.3 CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI DÂN AN GIANG
Rừng tràm Trà Sư – An Giang là một hệ sinh thái đa dạng, phong phú,
là một nơi lý tưởng, ngôi nhà mơ ước cho các sinh vật sống cho các loài động,
thực vật sinh sống và phát triển; rất thích hợp cho chúng ta học tập, nghiên
cứu, bảo vệ đa dạng sinh học.
Giá trị của hệ sinh thái rừng tràm không chỉ là lâm sản mà phải kể tới
cả một hệ thực vật, động vật đa dạng và hàng loạt chức năng sinh thái khác.
Rừng Tràm còn góp phần cải thiện chất lượng nước cho cộng đồng có thể coi
đó là chiếc máy lọc nước tự nhiên khổng lồ. Nó đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện chất lượng nước không chỉ cho nước phèn tại chỗ mà nó còn có
thể rửa phèn cho những cánh đồng bị phèn lân cận. Đây là tấm lá chắn thiên
nhiên, một hệ sinh thái bền vững bảo vệ cho khu dân cư và những cánh đồng
lúa năng suất cao trong vùng. Nó chính là cánh tay che chở bảo vệ những vùng
đất ven bờ không bị rửa trôi, sạt lở, không để nước có thể xâm lấn bờ, mang đi
những tất đất tất vàng quý báu. Nó góp phần bảo vệ và làm cho cuộc sống
người dân tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, rừng tràm Trà Sư với nét đẹp dịu dàng, thanh khiết, với một
màu xanh xinh đẹp của thiên nhiên thu hút rất lớn một lượng du khách địa
phương và nước ngoài.
Từ đầu năm đến nay, rừng tràm Trà Sư (ấp Văn Trà, xã Văn Giáo,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã đón trên 54.800 lượt khách tham quan

nghiên cứu du lịch, trong đó có gần 6.000 khách quốc tế.
Nguồn:
UBND tỉnh An Giang đã chọn du lịch làm mũi đột phá, khai thác tiềm
năng song song với cây lúa và con cá, và rừng tràm Trà Sư hiện nay rất thích
hợp cho phát triển du lịch. Rừng tràm Trà Sư sẽ được xây dựng thành khu du
lịch sinh thái hấp dẫn bằng cách mở thêm vùng đệm 205 ha để tạo điều kiện
cho cộng đồng dân cư cùng tham gia làm kinh tế, đồng thời cũng nâng cao
chất lượng dịch vụ đi kèm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân; có chính
sách cho người đầu tư.
6
Trước mắt tiến hành xây dựng nhà chờ cho khách, bổ sung chức năng
du lịch cho hạt kiểm lâm Trà Sư để rừng tràm Trà Sư không chỉ là nơi các
loài động, thực vật trên cạn và thủy sinh sống hài hòa, phát triển bền vững
trong môi trường tự nhiên hoang dã đa dạng sinh học, mà còn là điểm du lịch
hấp dẫn du khách và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng khu vực biên
giới An Giang.
Rừng tràm Trà Sư giữ vai trò quan trọng là rừng đặc dụng phòng hộ,
bảo vệ cảnh quan môi trường, vì vậy sẽ tập trung phát triển kinh tế, du lịch gắn
với lợi ích cộng đồng nhưng không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo
chế độ quản lý nước nghiêm ngặt và không gây tiếng ồn, không đầu tư cơ sở
hạ tầng kiên cố tại rừng tràm Trà Sư.
Rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 845 ha (trong đó 735 ha có rừng,
còn lại 110 ha là kinh, đê và đất chưa có rừng), đặc điểm dân cư sinh quanh
chủ yếu là đồng bào dân tộc khmer với 634 hộ, 3.078 nhân khẩu. Rừng tràm
Trà Sư được thiên nhiên ưu đãi có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất
phong phú, đặc sắc nhất là cảnh quan rừng tràm trong mùa nước nổi (từ tháng
7 - tháng 12 dương lịch hàng năm).
Rừng tràm Trà Sư nằm trên tuyến du lịch liên hoàn: thành phố Long
Xuyên - Châu Đốc (có lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam) - Tịnh Biên (khu du
lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư ) - huyện Tri Tôn (đồi Tức Dụp - Nhà mồ Ba

Chúc). Đây là một lợi thế thuận lợi lớn cho sự phát triển ngành du lịch của An
Giang nói chung và rừng tràm Trà Sư nói riêng.
Có rừng tràm Trà Sư, kinh tế và du lịch An Giang nói chung, cuộc sống
con người An Giang nói riêng sẽ ngày càng phồn hoa, không chỉ vì nét đẹp
của nó mà còn vì tất cả những lợi ích từ thiên nhiên mà nó ban tặng.
Nguồn: Kết quả điều tra người dân vùng đệm năm 2014
7
Hình 3.1 Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vùng đệm rừng tràm
Trà Sư – An Giang
Qua biểu đồ ta có thể thấy được khái quát cuộc sống của người dân nơi
đây. Cuộc sống người dân vùng đệm tương đối khó khăn nên phần lớn phải xa
quê hương và làm thuê. Tuy vậy chúng ta có thể thấy được du lịch đóng góp
rất lớn giúp người dân có thể ổn định cuộc sống. Do đó không thể phủ nhận
tầm quan trọng trong việc đóng góp GDP của rừng tràm Trà Sư vào thu nhập
của người dân vùng đệm nơi đây.
CHƯƠNG 4
HIỆN TRẠNG RỪNG TRÀM TRÀ SƯ HIỆN NAY
4.1 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN
4.1.1 Thực vật
Rừng Trà Sư có 4 kiểu quần xã thực vật rừng.
- Kiểu quần xã thực vật thân gỗ ngập nước chua phèn đó là cây tràm.
- Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ trên bờ kênh, rạch.
- Các kiểu quần xã thực vật thủy sinh trên kênh rạch.
- Các kiểu quần xã cây thân thảo ngập nước trên đất chua.
Cụ thể như sau:
- Kiểu quần xã thực vật thân gỗ ngập nước chua phèn đó là cây tràm
(Melaleuca cajuputi) chiếm diện tích 85% phân bố đều khắp khu vực. Có các
sinh cảnh tràm.
+ Sinh cảnh rừng tràm gần thành thục: diện tích không lớn, độ tàn che
0,5 - 0,6. Mật độ bình quân 7.900 cây/ha, đường kính 15cm. Chiều cao bình

quân 14m. Độ ngập sâu của nước trong mùa mưa 1,2 - 2m. Vùng này có dơi
cư trú rất đông nên được bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Sinh cảnh rừng tràm trung niên: mật độ cây khá dày 10.900 cây/ha.
Độ tàn che lâm phần 0,6 - 0,7. Đường kính 8 -10cm. Chiều cao bình quân
11m. Độ ngập sâu của nước trong mùa mưa là 1,1 -1,4m. Cây tái sinh, thực bì,
dây leo bụi rậm hầu như không có. Tràm ở đây phần lớn các khoảnh đã được
chặt tỉa thưa nên rất thoáng, đẹp trừ những khu vực có sân chim. Ở sinh cảnh
rừng tràm này hiện có 3 sân chim nằm ở phía Đông Nam với mật độ chim khá
đông đúc, làm tổ và sinh con ở đó.
8
Tràm trung niên Tràm thành thục
Nguồn: www.baomoi.com Nguồn:
Hình 4.1 Rừng tràm trung niên và rừng tràm thành thục
- Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ trên bờ kênh, rạch:
+ Sinh cảnh thực vật gỗ Bạch đàn (Eucalyptus) và tràm Úc (Melaleuca
leucadendra) trồng xen kẽ với nhau sinh trưởng và phát triển khá tốt chỉ được
trồng 2 bên bờ kênh có độ cao không bị ngập nước vào mùa mưa.
+ Sinh cảnh thực vật thân gỗ cây tràm Úc (Melaleuca leucadendra) và
tràm (Melaleuca cajuputi) được trồng trên các đường kênh phân khoảnh. Cả
hai loài tràm này được trồng cùng một thời điểm 1 - 2 năm đều có sự sinh
trưởng và phát triển tốt.
- Các kiểu quần xã thực vật thủy sinh trên kênh rạch.
+ Sinh cảnh sen (Nelumbo nucifera) diện tích nhỏ nằm phía Nam rừng
Trà Sư, sinh trưởng và phát triển tốt với độ che phủ mặt nước trên 60%.
+ Sinh cảnh thực vật súng (Nymphaea) và cỏ nhỉ cán (Utricularia): độ
che phủ 60-70% mặt nước. Thành phần thực vật chủ yếu là loài súng trắng
(Nymphaea pubescens), súng chỉ (Nymphaea tetragona), súng lam (Nyphaea
nouchali), rong nhỉ cán (Utricularia) rong đuôi chồn (Ceratophyllum
demersum) rong đuôi chó (Myriophyllum).
+ Sinh cảnh thực vật bèo cám (Lemna minor L), bèo tai tượng (Pistia

stratiotes). Hai loại này xuất hiện vào tháng 8 và phân hủy vào tháng 1.
- Các kiểu quần xã cây thân thảo ngập nước trên đất chua:
+ Sinh cảnh cỏ chỉ (Cynodon dactylon) và cỏ Rau mương (Lugvidgia
octovalvis). Độ che phủ trên 50%, cao 20 - 40cm. Ngoài ra, cỏ sậy
(Phragmites Vallatoria), rau dừa nước (ludvidga prosstrata) phân bố rải rác
không đều.
+ Sinh cảnh cỏ bấc (Leersia Hexandra) nằm giữa rừng, độ che phủ 60%
chiều cao 40 - 50cm. Ngoài ra, còn cỏ mồm mốc (Ischenmum rugosum), cỏ
ống (Panicum repens), sậy (Phragmites Vallatoria) lốm đốm rải rác trong
rừng.
+ Sinh cảnh cỏ năng (Eleochric): Phân bố Đông Bắc và trên các rạch
chia khoảnh bị cạn nước. Độ che phủ trên mặt đất 80%, chiều cao 50 -100cm,
phân bố đều.
+ Sinh cảnh cỏ sậy (Phragmites Vallatoria) nằm ở khu vực sân chim, độ
che phủ 60%, chiều cao 1,5 - 2,0m phân bố thành đám nhỏ không đều.
+ Sinh cảnh cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma): nằm ở phía Bắc,
nằm vùng sâu ngập nước, độ che phủ trên 80%, phân bố dày và đều. Ngoài ra,
còn có lác hến (Scirpus grossus) và năng (Eleochric) phân bố rải rác.
4.1.2 Động vật
9
4.1.2.1 Hệ động vật nói chung
Hệ động vật ở Trà Sư có 11 loài thú (6 họ, 4 bộ), 70 loài chim (31 họ, 3
bộ), trong đó có 2 loài quý hiếm là cò lạo (Mycteria leucocephala) và cò rắn
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Là vùng đất rừng ngập nước, Trà Sư có
đến 20 loài bò sát, 5 loài ếch nhái.
Chim: 70 loài thuộc 13 bộ và 3 họ, có 2 loài chim quý hiếm là cò Ấn
Độ và cò rắn.
Nguồn:
Hệ chim nước là quan trọng nơi đây bao gồm một số loài bước đầu
quan sát được:

+ Cò trắng mỏ chân đen nhỏ (Egretta gazetta); Cò trắng mỏ vàng chân
xanh nhạt nhỏ (Egretta alba): hai loài cò này có kích thước cơ thể nhỏ, lông
trắng, cư trú tại đây với số lượng lớn (quan sát được vào buổi chiều chim đi ăn
về).
+ Cò (Ciconia ciconia) to, đặc trưng phần đuôi và chót cánh màu đen.
+ Vạc lông đen đốm (Nycticorax nycticorax); Vạc lưng xanh
(Nycticorax sp.): quan sát nhiều ở khu vực chim làm tổ ở khu 5a
+ 2 loài chim hiếm trong sách đỏ (website vietbao đề cập): cò Ấn Độ
hay nhang sen (Mycteria) và điêng điểng hay cò cổ rắn (Anhinga) có lẽ sống
chung với cò lớn (Ciconia).
+ Cốc cồng cộc (Phalacrocorax).
Các loại chim khác quan sát được:
+ Gà gô (Rallus), gà nước (Tringa, Charadrius): các loài gà này chạy và
lũi rất nhah trên thảm sen, bèo cái để kiếm côn trùng, ếch, nhái.
+ Thằng chài (Alcedo): có màu lông rất đẹp, lượn rất nhanh để bắt cá.
+ Bìm bịp.
Nguồn: Bùi Xuân An và cộng sự, 2012
4.1.2.2 Động vật thủy sản nói riêng
Cá: Tổng cộng 66 loài cá được tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư thuộc 8 bộ,
20 họ, 48 giống. Đa dạng thành phần loài cá phong phú, chiếm khoảng 26%
tổng thành phần loài cá vùng ĐBSCL. Tính đa dạng về thành phần loài cá ở
đây khá cao thể hiện ở bậc loài và các bậc khác như bậc giống, bậc họ, bậc bộ.
10
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.1 Cấu trúc hình thành loài cá ở rừng tràm Trà Sư
Giáp xác: Tổng cộng có 4 loài giáp xác (Caridea), chiếm 22,22% tổng
thành phần loài tôm nước ngọt vùng ĐBSCL và 2 loài cua (Brachyura) cũng
thuộc bộ Decapoda). Đa dạng cấu trúc thành phần được thể hiện như sau:
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.2 Thành phần loài giáp xác ở rừng tràm Trà Sư

Nhuyễn thể: Rừng tràm Trà Sư có 2 loài nhuyễn thể thuộc 1 lớp, 1 họ
và 2 giống. Thành phần nhuyễn thể ở đây rất nghèo nàn chỉ với 2 loài thuộc
lớp chân bụng (Gastropoda) và không có sự phân bố các loài 2 mảnh vỏ
(Bivalvia).
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.3 Thành phần loài nhuyễn thể ở rừng tràm Trà Sư
Lưỡng cư, bò sát: Tổng cộng 27 loài thuộc 3 bộ, 9 họ và 21 giống,
chiếm 50% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL.
Lớp lưỡng cư (Amphibia) có 1 bộ không đuôi (Anura) chỉ chiếm 25,93%
thành phần loài, thuộc 3 họ và 6 giống. Trong đó loài bò sát (Reptilia) có
thành phần loài đa dạng nhất chiếm 2 bộ, 6 họ và 15 giống.
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.4 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư
4.2 HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
4.2.1 Hiện trạng môi trường và quần xã sinh vật
11
Điều kiện môi trường của rừng Trà Sư:
Rừng Trà Sư được bao bọc quanh bởi những con đê nằm trong khu vực
canh tác nông nghiệp của cư dân quanh khu vực. Theo trạm Kiểm lâm Trà Sư,
đất rừng Trà Sư thuộc loại đất phèn trung bình được phù sa bồi đắp, thành
phần cơ giới đất thịt pha sét, hàm lượng mùn trung bình, và đang được giữ
ngập nước, mức nước chênh lệch giữa rừng và kênh là 1,64m ở Tiểu khu 6 và
1,88m ở Tiểu khu 7a. độ pH đo được ở các ruộng lúa tiếp giáp vùng cho thấy
chúng bị nhiễm acid nghiêm trọng với độ pH thấp đến 2,9; bên trong vùng, độ
pH = 6,3 cho thấy rõ tác dụng hữu ích của việc duy trì một vùng đất ngập
nước bán tự nhiên.
4.2.1.1 Khu hệ thực vật
Thực vật chủ yếu là các loại tràm, bao gồm các loài tràm nội, loại tràm
tái sinh và trồng lại. Rừng tràm trồng trưởng thành có mật độ trung bình 2
cây/m2, độ cao trung bình 8m và DBH (biến số đường kính) trung bình

(đường kính tính tại điểm có chiều cao ngang ngực trung bình) là 1cm với độ
tàn che xấp xỉ 67%.
Rừng tràm non có mật độ dày đặc, khoảng 8 cây/m2, chiều cao trung
bình 4cm và độ tàn che xấp xỉ 90%. Các quần xã trảng cỏ chủ yếu là đồng cỏ
năng ngọt Eleocharis dulcis tại các vùng nước ngập có sự tham gia của trang
Mypmphoides indica, rau dừa nước Ludwidgia adscendens, rau muống
Ipomea aquatica và cú rận Cyperus iria. Đồng cỏ mồm mỡ cũng phân bố ở
những vùng nước ngập với sự tham gia của các bụi điền thanh Sesbania
cannabinavà các loài thủy sinh nổi như trang và rau dừa nước. Đồng cỏ ống
Panicum repens và sậy Phragmites vallatoria phân bố ở những vùng khô hơn.
Một số vùng trảng cỏ đang bị xâm lấn mạnh bởi loài trinh nữ gai Mimosa
pigra, đây là loài gây hại lớn đối với các hệ sinh thái một khi chúng xâm nhập.
4.2.1.2 Khu hệ chim
Rừng Trà Sư có các sân chim, có ba loài hiếm là Giang sen (đến trong
tháng Một), điềng điễng (sinh sản với số lượng không nhiều) và Rồng rộc
vàng (vài nhóm nhỏ làm tổ ở những cây bụi mọc ở rìa các trảng cỏ). điều đáng
chú ý khác là một sân chim khá lớn có nhiều chim nước sinh sản, trong đó có
khoảng hơn 300 con Diệc lửa, rất nhiều Vạc và Cồng cộc. Diệc lửa đếm được
cao nhất là 319 con bằng khoảng 3,2% số lượng quần thể ở Đông Nam Á của
phân loài manilensis. Đây cũng là nơi trú chân của một số loài chim không
phụ thuộc đất ngập nước như Chim ngói Streptopelia tranquebarica (khoảng
vài trăm cá thể) và Sáo đá đuôi hung Stutnus malabaricus.
Nguồn: Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2004.
4.2.1.3 Chất lượng môi trường rừng tràm Trà Sư
12
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân An, Nguyễn Anh Tuấn, Lê
Quốc Tuấn về “Tài nguyên sinh học và chất lượng môi trường tại rừng tràm
Trà Sư, Tịnh Biên, An Giang” năm 2012 ta có các bảng số liệu như sau:
- Về chất lượng nước:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu về chất lượng nước vượt

mức tiêu chuẩn đề ra. Hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước, oxy hòa
tan, BOD, COD vượt mức cho phép theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-
2008/BTNMT quy định. Giá trị pH giao động từ 3,73 đến 7,05. Nhìn chung độ
pH phần lớn đạt tiêu chuẩn đề ra, chỉ một số điểm lấy mẫu không đạt tiêu
chuẩn (5,5 – 9)
Thông số
Chỉ tiêu phân tích
p
H
D
O
(m
g/l
)
TS
S
(m
g/l
)
B
O
D
(m
g/l
)
C
O
D
(m
g/l

)
N
tổn
g
(m
g/l)
P
tổn
g
(m
g/l)
Max
7,0
5
11,
20
68,
00
29,
00
105
,60
3,2
3
0,4
3
Min
3,7
3
2,9

0
4,0
0
1,5
0
3,2
0
1,1
0
0,0
7
Trung bình
6,0
6
6,3
1
37,
33
9,9
6
36,
49
1,9
6
0,1
9
Độ lệch chuẩn
1,0
1
1,8

6
17,
76
8,1
1
27,
98
0,5
6
0,0
8
QCVN 08 :
2008/BTNMT (B1)
5,5
- 9

4 50 15 30 10
0,3
0
Bảng 4.5 Phân tích chất lượng nước dùng cho bản đồ GIS
- Về chất lượng không khí:
Hầu hết các khu vực trong rừng Trà Sư đều đáp ứng yêu cầu. Các chỉ
tiêu về ô nhiễm không khí đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn
QCVN 05/2009/BTNMT.
Thông số
Chỉ tiêu phân tích
Bụi
(µg/m
3
)

SO
2
(µg/m
3
)
NO
2
(µg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
Max 84 58 45 1,2
Min 70 34 31 0,91
Trung bình 78 42,33 35,20 1,00
Độ lệch chuẩn 4,52 6,08 3,41 0,08
QCVN
05/2009/BTNMT
300 350 200 30
Phương Pháp TQKT-YHLĐ & VSMT 1993
Bảng 4.6 Phân tích chất lượng không khí dùng cho bản đồ GIS
13
- Về chất lượng đất:
Kết quả chất lượng đất tại rừng tràm Trà Sư khá tốt, tất cả các điểm lấy
mẫu đếu có hàm lượng các chất Fe, Cu và Ni dưới tiêu chuẩn cho phép; Cd và
Chì đều nhỏ hơn 0,01 mg/kg. Kết quả được so sánh dựa trên tiêu chuẩn dành
cho đất lâm nghiệp. Theo tiêu chuẩn QCVN 03 – 2008/BTNMT hàm lượng
đồng trong đất chỉ ở mức bằng 1/3 so với chuẩn. Giá trị cao nhất chỉ đạt 21,97

mg/kg là mẫu ở bến đò và thấp nhất 12,98 mg/kg là mẫu trên kênh khoảnh số
1.
Thông số
Chỉ tiêu phân tích
Fe Cu Ni
Max 0,56 21,97 15,12
Min 0,17 12,98 11,54
Trung bình 0,34 16,85 13,46
Độ lệch chuẩn 0,11 2,39 1,32
QCVN 03 : 2008/BTNMT 70
Phương pháp Hấp phụ nguyên tử
Bảng 4.7 Phân tích kim loại nặng dùng cho bản đồ GIS
4.2.2 Hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư
Rừng Trà Sư được đê bao bọc, nằm trong giới hạn của hai con kênh Trà
Sư và kênh ranh Châu Phú song song nhau; bao gồm hai tiểu khu,các tiểu khu
được ngăn cách với nhau bởi con kênh Nhơn Thới song song với kênh rừng
Trà Sư .Hiện trạng quản lý rừng Trà Sư có một số đặc điểm chính sau:
4.2.2.1 Công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Tuyên truyền giáo dục: Trạm kiểm lâm Trà Sư thường xuyên tuyên
truyền triển khai về công tác PCCC nhất là những tháng mùa khô.
Biện pháp kỹ thuật:
Các đường băng chắn lửa đã được thiết lập song song và cắt ngang hai
con kênh Trà Sư và kênh ranh Châu Phú. Trong mỗi tiểu khu có những hồ
chứa nước hỗ trợ trong việc chữa cháy.
Điều tiết nước: Ở mỗi tiểu khu có hai cống nằm trên con kênh Nhơn
Thới phục vụ cho việc điều tiết nước. Và giữ nước hay bơm cạn tùy theo thời
điểm (có trang bị máy bơm).
Trạm kiểm lâm Trà Sư đã chủ động đốt các thảm thực vật khô, bơm
nước và đào các hố phục vụ cho việc điều tiết nước.
4.2.2.2 Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng

Trạm kiểm lâm rừng Trà Sư đã triển khai trồng thêm 58,92 ha rừng
chàm. Chăm sóc, dọn cỏ, cắt bông sung cho 30 ha rừng mới trồng, nhằm giúp
cho rừng phát triển tốt. Phun xịt thuốc trừ sâu phòng các loại sâu bệnh chủ yếu
14
trên các cây non. Loại tràm chủ yếu được trồng là tràm nội. Rừng được tỉa
thưa dần đến mật độ mong muốn vào khoảng 15625 cây/ ha.
4.2.2.3 Công tác bảo vệ rừng
Trà Sư có tổng cộng 6 chòi gác làm nhiệm vụ ngăn chặn việc khai thác
trộm, phá rừng, …Ngoài ra, Trạm Kiểm lâm Trà Sư còn trang bị tháp xem
chim phục vụ cho khác tham quan và nghiên cứu khoa học. Việc quản lý chủ
yếu là bảo vệ, trồng mới rừng, hạn chế việc khai thác. Chỉ một phần nhỏ diện
tích được khai thác nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu
vực và trồng lại rừng mới. Trong đó, các sân chim được được bảo vệ.
Nguồn: Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2004.
4.2.2.4 Đánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư
Kết quả báo cáo công tác quản lý rừng của Trạm kiểm lâm Trà Sư, của
Trạm kiểm lâm Tịnh Biên, cho thấy việc quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư năm
1999, 2000, năm 2001 đến 2/2003 là rất tốt. Trong thời gian này, rừng Trà Sư
chưa xảy ra vụ cháy nào, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, nhất là các sân chim.
Kết quả nghiên cứu về “Bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng ở
Đồng bằng sông Cửu Long - báo cáo bảo tồn số 13 của Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật” xác định rừng Trà Sư là một trong 10 điểm cần được bảo vệ
ở ĐBSCL để duy trì đa dạng sinh học quốc gia. Khu vực này vẫn còn giữ
được tốt các trảng cỏ ngập nước theo mùa với các sân chim, là nơi trú chân
của các loài chim nước quý hiếm. Nhưng việc đào kênh phục vụ cho kế hoạch
trồng tràm trong khu vực này có thể làm giảm sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên,
công tác quản lý rừng Trà Sư đang góp phần cho vùng này phát triển tiềm
năng về du lịch sinh thái.
Những thách thức trong việc quản lý:
Kết quả đánh giá về việc khảo sát hiện trạng rừng Trà Sư cho thấy có

một số thách thức trong công tác quản lý như sau:
- Việc tác động của những người dân quanh khu vực đối với rừng, nhất
là việc khai thác trộm gỗ, săn bắt các loài động vật, các loài cá, các loài chim
nước.
- Việc tiếp tục trồng tràm vào các khu vực đầm lầy trống, có thể tác
động đến các trảng cỏ ngập nước và tác động đến các loài chim nước.
- Diện tích vùng nhỏ và tính tự nhiên của sinh cảnh rất khó duy trì lâu
dài.
- Vấn đề điều tiết nước cho vùng.
- Việc khống chế loài Mimosa pigra (Cây mai dương).
4.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN Ở RỪNG TRÀM TRÀ SƯ-
AN GIANG
4.3.1 Bảo tồn bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư
15
Nhằm đánh giá các hoạt động của Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà
Sư giai đoạn 2001 – 2010, năm 2011 và năm 2012. Lập Quy hoạch bảo tồn và
phát triển khu rừng đặc dụng đến năm 2020 nhằm quản lý, bảo tồn và phát
triển bền vững khu rừng đặc dụng; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường tiếp cận phương pháp
sử dụng rừng đa mục đích; huy động các nguồn lực kinh tế của địa phương,
cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn và phát triển Khu rừng cảnh quan Trà
Sư; góp phần cải thiện đời sống của người bảo vệ rừng, tạo thu nhập cho cộng
đồng sống ven rừng và khai thác sử dụng du lịch sinh thái rừng, bảo vệ an
ninh, ổn định xã hội trong khu vực.
Ngày 24/10/2014 UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt Đề
cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đến năm 2020.
Theo Quyết định, sau khi đề cương, dự toán kinh phí được phê duyệt;
hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với đơn vị tư vấn nào sẽ do chủ đầu tư
tự quyết định và tự chịu trách nhiệm; thời gian thực hiện để hoàn thành báo

cáo, bảng biểu và các loại bản đồ để báo cáo tại tỉnh An Giang là 200 ngày
(sau ngày ký Quyết định là 10 ngày).
Tổng kinh phí dự toán thực hiện Đề cương trên là 119.713 ngàn đồng
từ nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp của Chi cục Kiểm Lâm. (angiang.gov.vn)
Nguồn:
4.3.2 Sản lượng khai thác và một số động vật cần được bảo vệ ở
rừng tràm Trà Sư – An Giang.
Khai thác thủy sản ở rừng tràm Trà Sư được khai thác chủ yếu bằng
lưới chụp trong mùa khô. Cơ cấu sản lượng mẻ khai thác như sau:
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.8 Sản lượng mẻ khai thác bằng lưới chụp rừng tràm Trà Sư
16
Các loài cá quý hiếm ở rừng tràm Trà Sư:
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.9 Các loài cá quý hiếm ở rừng tràm Trà Sư
Về lưỡng cư, bò sát: Tổng cộng có 7 loài được xếp vào danh mục loài
đang bị đe dọa và cần được bảo vệ (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
STT Tên Mức độ
1 Trăn đất (Python molurus) CR
2 Rắn ráo (Ptyas korros) EN
3 Rùa hộp (Cuora amboinensis) VU
4 Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga) VU
5 Baba Nam Bộ (trionyx cartilaginea) VU
6 Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus) VU
7 Rắn bồng voi (Enhydris bocourti) VU
Chú thích: CR: Rất nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: sẽ nguy cấp.
Nguồn: Vũ Vi An và cộng sự, 2011
Bảng 4.10 Các loài lưỡng cư, bò sát bị đe dọa ở rừng tràm Trà Sư
4.3.3 An Giang và việc siết chặt công tác quản lý động vật hoang dã
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, mặc dù công tác kiểm tra quản

lý thường xuyên liên tục nhưng từ đầu năm 2014 đến nay tỉnh An Giang đã
phát hiện 19 vụ vi phạm vận chuyển, quản lý, bảo vệ động vật rừng động vật
hoang dã.
Ngoài ra, tại rừng tràm Trà Sư, ban quản lý hạt kiểm lâm Trà Sư còn
kịp thời phát hiện, ngăn chặn 60 vụ, với hơn 160 đối tượng từ bên ngoài rừng
chuẩn bị đột nhập vào rừng săn bắt chim cò và xiệc bắt cá.
Trước tình hình đó các hạt kiểm lâm trong tỉnh đã tăng cường phối hợp
với Quản lý thị trường, các huyện có rừng, ban chỉ huy kiểm lâm các huyện xã
và các địa bàn có nuôi nhốt động vật hoang dã, xiết chặt công tác quản lý
trong thời gian tới.
An Giang còn ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/7/2014
“Tăng cường ngăn chặn tình trạng săn bắt, nuôi nhốt, mua bán, quảng cáo, vận
chuyển trái phép các loài động vật hoang dã và sản phẩm của chúng có nguồn
gốc từ tự nhiên trên địa bàn tỉnh An Giang”. Cho phép phát triển nghề nuôi
nhưng phải đảm bảo đúng qui chế, luật pháp cho phép từ khâu nuôi đến khâu
vận chuyển, kinh doanh.
Nguồn: angiang.gov.vn
17
4.4 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH GIÁ RỪNG VIỆT NAM
4.4.1 Hiện trạng rừng Việt Nam
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây
bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất
phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ
che phủ khoảng 75%.
Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2. Đến năm 1958
chỉ còn lại 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích của đất liền). Sau 15
năm, đến năm 1973, diện tích rừng còn 37,37 triệu km2.
Hiện này diện tích rừng ở Việt Nam ngày càng giảm, chỉ còn khoảng
29 triệu km2. Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn
9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30% (giảm 4% so với 11 năm trước). Năm 1995

còn 8 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 28%.
Theo số liệu thống kê của những năm gần đây thì ngày nay, diện tích
rừng chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động
3%. Dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng lên trong những năm qua, nhưng
diện tích rừng bị mất đi còn rất cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10 năm
2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118 ha, bình quân là 57.019 ha/năm.
Trong đó, diện tích dược Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
có rừng là 168.634 ha. Được khai thác trắng rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo
kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175 ha; tổng diện tích rừng bị chặt phá
trái phép là 68.662 ha; tổng thiệt hại do cháy rừng là 25,393 ha, thiệt hại do
sinh vật gây ra là 828 ha.
Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên
sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria.
Tuy nhiên, tổng diện tích rừng tại Việt Nam đã trải qua quá trình
chuyển đổi: Sau nhiều thập kỉ xảy ra nạn phá rừng thì độ che phủ của rừng đã
tăng lên đáng kể từ đầu những năm 1990.
Vào năm 2005, Khoảng 12.931.000 ha (tương đương với 39,7% diện
tích đất của Việt Nam) đã được trồng rừng, mặc dù chỉ có khoảng 85.000 ha
(0,7% của độ che phủ đất) là rừng nguyên sinh, với nhiều hình thức rừng khác
nhau.
Diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và
khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi
vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm,
nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.005 ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện
tích mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13,436 ha/ năm.
4.4.2 Định giá rừng
18
Qua “Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam của Vũ Tấn
Phương” thực hiện năm 2007 – 2008 bởi Trung tâm nghiên cứu sinh thái và

môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu tiến hành trên 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng ở một số tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Yên Bái là đại diện
cho miền Bắc, Thừa Thiên Huế đại diện miền Trung, Gia Lai đại diện cho
miền Nam đã đạt được những kết quả:
Nguồn: Vũ Tấn Phương, 2008
Bảng 4.11: Giá lâm sản rừng tự nhiên
Nguồn: Vũ Tấn Phương, 2008
19
Bảng 4.12: Giá quyền sử dụng nguồn tài nguyên trong 50 năm
(chiết khấu 10%)
4.4.3 Giá dịch vụ môi trường của rừng
Giá dịch vụ môi trường của rừng (giá trị sử dụng gián tiếp) được giới
hạn trong các giá trị: phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất và điều tiết nước); giá trị
phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn và rừng phi lao); giá trị cảnh quan; và giá
trị lưu giữ và hấp thụ các bon của rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá tài
sản dịch vụ môi trường của rừng không phụ thuộc vào loại rừng (sản xuất,
phòng hộ hay đặc dụng) mà phụ thuộc vào chất lượng rừng và địa điểm cụ thể.
Giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng tại các điểm nghiên được xác định
là khoảng 95.000 – 895.000 đồng/ha/năm với giá trị bảo vệ đất và khoảng
189.000 – 231.000 đ/ha/năm với giá trị điều tiết nước tại Yên Bái; ở miền
Trung (Thừa Thiên Huế), giá trị bảo vệ đất là khoảng 120.000 – 419.000
đ/ha/năm; giá trị điều tiết nước là 116.000 – 142.000 đ/ha/năm; ở miền Nam
(Gia Lai), giá trị bảo vệ đất là 148.000 – 520.000 đ/ha/năm và điều tiết nước là
36.000 – 47.000 đ/ha/năm.
Giá trị cảnh quan của rừng biến động khá lớn, khoảng 700.000 –
2.300.000 đ/ha/năm với miền Bắc (Yên Bái); ở miền Trung (Thừa Thiên Huế)
là 500.000 – 1.200.000 đ/ha/năm và 200.000 – 500.000đ/ha/năm với miền
Nam (Gia Lai).
Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ các bon của rừng là rất đáng kể, đặc

biệt là rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lưu giữ các bon
và hấp thụ các bon tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với rừng tự
nhiên giá trị lưu giữ các bon cao nhất là ở rừng tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng
trung bình, nghèo, phục hồi và thấp nhất là tre nứa. Giá trị lưu giữ các bon của
rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) là 35 – 84 triệu đồng/ha
và giá trị hấp thụ các bon hàng năm là khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm với
miền Bắc; ở miền Trung giá trị lưu giữ các bon từ 37 – 91 triệu đồng/ha và giá
trị hấp thụ các bon là từ 0,5 – 1,5 triệu đồng/ha/năm; ở miền Nam giá trị lưu
giữ các bon là 46 – 91 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ các bon là 0,6 – 1,5 triệu
đồng/ha/năm.
Nguồn: Vũ Tấn Phương, 2008
4.5 HẬU QUẢ CỦA VIỆC SUY THOÁI, Ô NHIỄM HAY MẤT ĐI
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – AN GIANG
Theo số liệu thống kê của Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam,
trước năm 1945 Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự
nhiên của cả nước; năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%
diện tích tự nhiên); năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%); đến năm 1989 chỉ còn
6,5 triệu ha (19,7%).
20
Trong mấy năm gần đây, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, từ
28,2% năm 1995 lên 33,2% cuối năm 1999; và gần đây nhất, độ che phủ rừng
đã lên tới 36,7% (2005).
Thế nhưng, có một thực tế: diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng tái sinh,
rừng trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong khi đó, rừng già, rừng nguyên
sinh, thậm chí ở hàng loạt vườn quốc gia, rừng vẫn bị chặt phá ngang nhiên và
suy giảm nghiêm trọng.
Rừng tràm Trà Sư có hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng nên có vai trò và
ý nghĩa khoa học quan trọng. Đó là cái nôi, nơi tạo nguồn thức ăn và là nơi cư
ngụ của nhiều loài động vật, nhất là các lòai chim. Ở đây có được 11 loài thú
trong 5 họ và 4 bộ. Riêng hệ chim có 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ. Nếu

rừng tràm Trà Sư mất đi đồng nghĩa với nơi cư trú, sinh hoạt, sinh sống của
những loài động vật nơi đây sẽ hoàn toàn biến. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả
rất tồi tệ vì không phải tất cả những loài động vật đều có thể thích nghi được
với điều kiện sống mới nếu chúng vừa đánh mất nơi sinh sống của mình.
Rừng tràm Trà Sư ngoài là nơi cư trú của các loài động vật, ở đây cũng
là một nơi rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật, cụ thể ở rừng
tràm Trà Sư có đến 140 loài thực vật, 4 kiểu quần xã thực vật (đã nói ở phần
trên). Xã hội ngày càng phát triển, con người không phải ai cũng có ý thức tích
cực bảo vệ môi trường. Vì vậy tài nguyên môi trường nói chung và hệ sinh
thái rừng tràm Trà Sư nói riêng đang đứng trước tình trạng suy thoái, ô nhiễm;
dẫn đến thảm thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến
đa dạng sinh học bị giảm sút, một số loài có thể biến mất.
Rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái rừng ngập nước được hình thành do
xây dựng hệ thống đê bao phòng hộ đặc dụng của tỉnh An Giang, loại rừng
ngập phèn chịu ảnh hưởng trực tiếp nước lũ sông Mekong đổ về hàng năm.
Nếu rừng tràm Trà Sư không còn thì An Giang sẽ mất đi một tấm chắn quan
trọng trong việc phòng chống lũ lụt, người dân chính là người trực tiếp chịu
ảnh hưởng với việc chống chọi với lũ lụt hàng năm.
Ngoài ra, nếu rừng tràm mất đi, không những người dân An Giang phải
chịu lũ lụt mà còn phải đối mặt với tình trạng xói mòn, sụt lở đất. Vấn đề này
ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng thường xuyên xảy ra và khi xảy ra luôn gây
ra cho chúng ta những tổn thất đặc biệt nghiêm trọng.
Nước là tài nguyên bị tác động nhiều nhất từ khai thác tài nguyên rừng
Trà Sư. Mất rừng Trà Sư sẽ làm mất đi sự ổn định nguồn cấp nước, tăng nguy
cơ hạn hán cũng như lũ lụt, chế độ dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và
các trung tâm đô thị cũng mất đi.
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG TRÀM TRÀ SƯ.
21
Mỗi năm cần có những đợt điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá

trị kinh tế của các nguồn tài nguyên ở rừng tràm Trà Sư để có thể nắm bắt
thông tin, quản lý kịp thời và có những biện pháp khắc phục những tác động
xấu có thể xảy ra, bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây.
Nâng cao ý thức người dân, gửi thông điệp bảo vệ rừng đến những
người dân địa phương và cả những người khách du lịch, giúp họ hiểu rõ vai
trò quan trọng của tài nguyên rừng để họ có thể tự ý thức bảo vệ.
Tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các loại nguyên, nhiên liệu mới có thể
thay thế cho tài nguyên rừng, giảm sản lượng khai thác rừng xuống con số
thấp nhất.
Góp ý với ban quản lý rừng tăng cường nhiều loại thùng rác có hình
dáng bắt mắt giúp khách du lịch dễ dàng nhìn thấy, không để họ có cơ hội xả
rác làm ô nhiễm và mất mỹ quan nơi du lịch.
Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo
hướng tăng trưởng xanh.Thông qua tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ
cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế
về vị trí địa lý và tài nguyên tái tạo, phát triển các ngành kinh tế xanh, loại bỏ
dần những ngành có công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên; khuyến khích,
thúc đẩy đầu tư, đổi mới, áp dụng công nghệ sạch, công nghệ cao, thân thiện
môi trường trong các ngành khai thác, chế biến tài nguyên; đẩy mạnh thực
hiện các biện pháp giảm chất thải trong sản xuất, tăng cường tái sử dụng, tái
chế chất thải sau sản xuất và tiêu dùng; thực hiện thống kê, kiểm kê và đánh
giá hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nền kinh tế ít nhất 5 năm một lần nhằm
bảo đảm cung cấp thông tin về tình hình và hiệu quả khai thác, sử dụng; thúc
đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng theo hướng tăng mạnh
tỷ trọng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên
nhiên vật liệu mới.
Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm
phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

và cơ chế quản lý, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới,
phù hợp với mỗi địa phương, mỗi tài nguyên.
Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá
việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lý tài
nguyên ở các nơi nói chung và rừng tràm Trà Sư nói riêng.
Phát triển kết hợp hài hòa với bảo tồn: Việc thiết lập khu rừng tràm Trà
Sư có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và đặc biệt quan trọng trọng bối
22
cảnh biến đổi khí hậu. Rừng, các hệ sinh thái và các loài động thực vật là tài
sản vô giá về các giá trị trực tiếp và gián tiếp. Các chương trình, dự án phát
triển trong khu Rừng Tràm cần phải đảm bảo tính thiên nhiên bền vững, sử
dụng có hiệu quả và đảm bảo khả năng tái tạo ổn định của các nguồn tài
nguyên
Chương trình giám sát đánh giá đa dạng sinh học phục vụ quản lý tài
nguyên sinh vật. Các thông tin thu được trong quá trình giám sát, đánh giá là
nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định quản lý, quy
hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
thông qua chương trình bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, nâng cao năng
lực thực thi luật và qui định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn
đa dạng sinh học , tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan hữu quan.
Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức về giá trị của
rừng , bảo vệ môi trường và nhận thức về biến đổi khí hậu.
Triển khai các chương trình, dự án sinh kế nhằm từng bước nâng cao
đời sống cho người dân trong khu vực nói chung và đặc biệt là tại vùng đệm
của các khu rừng tràm. Các hoạt động sinh kế và tạo thu nhập thay thế sẽ giúp
người dân cải thiện thu nhập, giảm phụ thuộc vào khai thác không bền vững
tài nguyên thiên nhiên và đồng thời nâng cao nhận thức và sự tham gia của
chính các cộng đồng này bảo vệ rừng và đa dạng sinh học .

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của Rừng tràm Trà Sư thì không có
con đường nào tốt hơn là xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái gắn
với lợi ích của cộng đồng, chính là hình thành tam giác lợi ích đảm bảo tính
bền vững, gắn chặt giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích
của cộng đồng, được ví như ba cạnh của một tam giác và nếu thiếu một cạnh
thì sẽ mất tính bền vững.
Sự gắn
kết này là
việc làm hết
sức cần thiết
trong giai đoạn
hiện nay, trên
cơ sở khai thác
hợp lý các thế
mạnh tiềm
năng của khu vực. Do đó, cần tạo dòng sản phẩm bên trong và dòng sản phẩm
23
bên ngoài hòa quyện nhau theo từng thời gian, từng vụ mùa trong năm, sâu
thành chuổi sản phẩm bền vững đặc trưng của Trà Sư.
Dòng sản phẩm bên ngoài chính là những làng nghề truyền thống của
cộng đồng dân cư như: săn bắt chuột đồng ; bắt cua ; giăng lưới, giăng câu ;
đặt lờ ; nấu ăn, bơi xuồng dã ngoại hay tổ chức cấy lúa, gặt lúa, nấu đường
thốt nốt (những hoạt động nghề nông) … những loại hình nầy đầu tư ít vốn, có
khá năng thu hút nhiều người dân địa phương tham gia và sẽ tạo dấu ấn cho du
khách, mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống và
góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư sống ven rừng thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngành du lịch tỉnh An Giang có
trách nhiệm tổ chức những loại hình nầy cho cộng đồng dân cư địa phương.
Khi cộng đồng dân cư có thêm nguồn thu nhập từ những khách du lịch đến với
khu rừng Tràm Trà sư sẽ có tác động hữu hiệu đến việc bảo vệ rừng tràm trà

sư, đó chính là mắc xích không thể thiếu, tạo nên sự bền vững.
Dòng sản phẩm bên trong, là dòng sản phẩm bên trong khu rừng Tràm
Trà sư bao gồm các tuyến du lịch bằng đường bộ và đường thủy. Phân thành
nhiều tuyến xem Chim, xem Dơi theo từng thời gian của từng loài, xem và bắt
đom đóm ban đêm và kết hợp đưa những làng nghề truyền thống vào rừng để
tổ chức cho du khách cùng tham gia như nấu đường, dệt vải, lấy mật ong, hái
rau rừng, bắt cá . . . bên trong khu vực rừng Trà Sư và đặc biệt là tạo các sản
phẩm video clip, những hình ảnh giới thiệu đặc tính về những loài động vật,
thực vật, cây thuốc hiện có trong rừng. Xây dựng khu nuôi dưỡng các loài rùa,
chim, thú và tổ chức phục vụ ghi tên khách lên bảng vàng ngay trước khu bảo
tồn nếu có yêu cầu hoặc du khách đầu tư chi phí để nuôi thú thì con thú đó sẽ
được đặt tên của khách. Bên cạnh là xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc
trưng theo tiêu chí bền, rẽ, đẹp tạo thành sự đa dạng sản phẩm lôi cuốn du
khách đến và nghĩ lại để tìm hiểu. Đồng thời, sẽ giới thiệu dòng sản phẩm bên
ngoài để du khách lựa chọn tham gia, đây chính là sự kết hợp hài hòa giữa hai
dòng sản phẩm tạo nên tính đa dạng, hổ trợ lẫn nhau bền vững.
Ngoài ra, cũng cần đặc biệt quan tâm đến tuyến du lịch nội địa (trong
tỉnh) trước khi đến rừng Tràm Trà Sư, phục vụ các đối tượng học sinh, sinh
viên, các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình trong tỉnh du lịch nghiên cứu sự đa
dạng sinh học, quan sát đời sống hoang dã tại lãnh địa của loài cá sấu hung tợn
nhất hành tinh, tận mắt chứng kiến trăn đau bụng đẻ, trăn ấp trứng, tiếp xúc
trực tiếp với loài máu lạnh - rắn ráo trâu – sinh sống, sinh sản … qua đó sẽ tạo
cảm giá mạng và quan trọng nhất là cung cấp thêm thông tin về quy trình phát
triển của một số loài động vật để hướng tới việc khuyến khích khách du lịch
bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật sống trong môi trường hoang dã.
Ngành du lịch tỉnh kết hợp với chi cục Kiểm lâm để xây dựng những Tour du
24
lịch nội địa bền vững, thu hút khách du lịch tại chổ và tạo thêm nguồn thu cho
cộng đồng dân cư.
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Việc quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư rất quan trọng trong việc gìn giữ
khu vực này và rất có ý nghĩa trong việc góp phần đảm bảo sự phát triển bền
vững của hệ sinh thái - một trong những hệ sinh thái đặc trưng của An Giang
và cần thiết được bảo tồn. Phát triển việc bảo tồn hệ sinh thái này vừa có thể
phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, công
tác này cũng đang gặp các thách thức. Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu hệ sinh thái rừng tràm này thành
một khu du lịch sinh thái. Thế nhưng, để làm được điều này cần phải có một
chiến lược phát triển hợp lý trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, cũng như cần có sự đồng bộ về quản lý nhằm tăng cường hiệu quả
sử dụng khu rừng tràm sau khi đã trở thành một khu du lịch sinh thái .
5.2 KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư và
việc xem xét các thách thức đối với khu vực này, có một số kiến nghị sau:
- Cần có những nghiên cứu về những giá trị tiềm năng của hệ sinh thái
ở khu vực này.
- Mở rộng diện tích khu vực rừng.
- Nghiên cứu điều tiết nước cho vùng.
- Hạn chế việc đào xẻ kênh mương có thể gây ra hiện tượng xì phèn và
làm phân mảnh hệ sinh thái.
- Tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ dân quanh khu vực để
giảm tác động của các hộ dân này đến rừng.
- Nên phát triển khu vực này thành địa điểm vừa bảo tồn đa dạng sinh
học của vùng, vừa phát triển thành địa điểm du lịch sinh thái:
+ Nghiên cứu thiết lập đề án phát triển khu bảo tồn trên cơ sở những
nghiên cứu chi tiết về khu vực.
+ Mở rộng diện tích của vùng đệm.
- Đánh giá tiềm năng, thách thức và cơ hội trong việc khai thác khu

rừng Tràm Trà Sư nhằm phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng các giải pháp
quản lý đồng bộ khu rừng Tràm Trà Sư thành khu du lịch sinh thái bền vững.
- Xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái với tiêu chí phát
25

×