Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề tham khảo địa lý 9 hk 2 NH 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.29 KB, 7 trang )

Trường THCS Thanh Tân
Giáo viên: Trần Thị Tể
Xây dựng để kiểm tra học kì II địa lý 9
1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
- Đánh giá kết quả học tập học kì II của HS.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: Vùng Đông Nam Bộ, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển, đảo, Địa lý địa phương Bến Tre.
- Kiểm tra ở cả ba cấp độ nhận thức, hiểu và dụng.
2. Xác định hình thức kiểm tra:
Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan.
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
- Ở đề kiểm tra học kì II, Địa lý 9, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:
13 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vùng Đông
Nam Bộ, 4 tiết (30,8%), Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tiết (23%), Phát triển tổng
hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, 2 tiết (15.4%), Địa lý địa
phương Bến Tre, 3 tiết (23%), thực hành 1 tiết (7.8%)
- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng
ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Lớp 9)
Chủ đề

(nội
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo
TNKQ TL TNKQ TL TNK
Q
TL TNKQ TL
Vùng
Đông
Nam Bộ
-Nhận


biết tài
nguyên
thiên
nhiên của
vùng
- Trình bày
được đặc
điểm tự
nhiên, tài
nguyên
thiên nhiên
của vùng
- Hiều
được vị
trí của
các mỏ
dầu và
mỏ khí
thiên
nhiên.
-Trình bày
được
những
thuận lợi
và khó
khăn của
đặc điểm tự
nhiên, tài
nguyên
thiên nhiên

đối với
phát triển
kinh tế-xã
hội.
40 % TSĐ
=
4 điểm
2 câu
25 %
TSĐ =
1điểm
37.5 %
TSĐ =
1.5điểm
12.5 %
TSĐ =
0.5
điểm

25 % TSĐ
= 1điểm
Vùng
Đồng
bằng
Sông Cửu
Long
- Hiểu
đặc
điểm
phát

triển
kính tế
của
vùng
-Trình bày
được đặc
điểm phát
triển kinh
tế của
vùng: vùng
trọng điểm
lương thực
thực phẩm.
-Trình bày
được ý
nghĩa phát
triển công
nghiệp chế
biến lương
thực,thực
phẩm.
30% TSĐ
=
3 điểm
16.7 %
TSĐ =
0.5
điểm
50 % TSĐ
= 1.5điểm

33.3 %
TSĐ = 1
điểm
Phát triển
tổng hợp
kinh tế và
bảo vệ tài
nguyên
môi
trường
biển,đảo
Biết được
nơi tập
trung các
đảo ven
biển.
Các đảo
có điều
kiện
phát
triển
tổng
hợp
kinh tế
10% TSĐ
=
1 điểm
50 %
TSĐ =
0.5 điểm

50 %
TSĐ =
0.5
điểm
Địa lý địa
phương
Bến Tre
Rèn luyện
kĩ năng vẽ
biểu đồ
Tính tỉ lệ
phần trăm
.
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận:

Đề kiểm tra học kì II, Địa lý 9
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Các nhà máy điện của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chủ
yếu chạy bằng
A. Sức nước và than đá. B. Than đá và than bùn.
C. Sức nước và khí thiên nhiên. D. Than đá và khí thiên nhiên.
Câu 2: Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
A. Vịnh Thái Lan B. Thềm lục địa Trung Bộ.
C. Vịnh Bắc Bộ. D. Thềm lục địa Nam Bộ.
Câu 3. Trên phần đất liền loại tài nguyên có giá trị nhất của vùng Đông Nam Bộ
là:
A. Đất trồng B. Rừng
C. Khoáng sản D. Thủy năng
Câu 4. Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về:

A. Diện tích đất nông nghiệp B. Diện tích rừng
C. Sản lượng thủy sản D. Câu A và câu B đúng
Câu 5: Có nhiều đảo ven bờ nhất là vùng biển:
A. Bắc Trung Bộ B. Quảng Ninh – Hải Phòng
C. Nam Trung Bộ D. Tây Nam Bộ
Câu 6: Có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp: Nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, du
lịch, dịch vụ biển là đảo:
A. Cát Bà B. Cái Bầu
C. Côn Đảo D. Phú Quốc
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển kính tế ở Đông Nam Bộ?
Câu 2: (2đ) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý
nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng này?
Câu 3: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản phẩm trong tỉnh BếnTre từ năm 1991
– 1998) theo số liệu sau:
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Mỗi câu đúng 0,5 điểm.

Câu
1 2 3 4 5 6
Đáp án
C D A C
B A
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2.5điểm) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến
sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

a) Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích
đạo, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.
(0.5đ).
+ Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải
quốc tế, thềm lục địa nông và giàu tiềm năng về dầu khí. (0.5đ).
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao
thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp… (0.5đ).
b. Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài thiêu nước nghiệm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt.
Trên đất liền nghèo khoáng sản. (0.5đ).
+ Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt
cao, vấn đề bảo vệ môi trường luôn luôn phải quan tâm. (0.5đ).
Câu 2:
a) (1.5 điểm) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm
lớn nhất nước ta.
- Diện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước. Bình quân lương thực
đầu người gấp 2,3 lần cả nước (đạt 1066,3kg/người, năm 2002)
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài,
dừa, cam, bưởi…
- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các
tinh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước. Nghề
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang được phát triển
mạnh.
b) (1 điểm) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý
nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Góp phần nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo
vệ sản phẩm được lâu dài, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc
tế.
- Làm cho nên nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông,
công nghiệp.
Câu 3: (2 điểm)
- Tính tỉ lệ phần trăm đúng (1 điểm)
-Vẽ biễu đồ chính xác đẹp đúng tỉ lệ, có ghi chú, tên biểu đồ (1 điểm)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản phẩm tỉnh BTre1991-1998

×