Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập làm đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.03 KB, 28 trang )

UBND TNH HI DNG
S GIO DC V O TO
&
kinh nghiệm
hớng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập
làm đơn thông qua phân môn tập làm
văn
môn: tiếng việt
lớp: 5
NH N X ẫT CHUNG:
IM THNG NHT
Bng s:
Bng ch: .
Giỏm kho s 1:
Giỏm kho s 2:
1
N M H C 2010 2011
S GIO DC V O TO HI DNG
TRNG TIU HC HIP HO
kinh nghiệm
hớng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập
làm đơn
thông qua phân môn Tập làm văn

môn: tiếng việt
Tác giả: Nguyn Th Hng
XC NHN CA NH TRNG
( kớ, úng du)
2
S PHCH
S GIO DC V O TO HI DNG


PHềNG GIO DC V O TO KINH MễN


kinh nghiệm
hớng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập
làm đơn
thông qua phân môn Tập làm văn

môn: tiếng việt
KHI LP 5
NH GI CA HI NG CP HUYN
( Nhn xột, xp loi, kớ, úng du)
3
S PHCH
Hi ng cp tnh ghi
Tên tác giả:
Đơn vị công tác:
( Do Hội đồng cấp huyện ghi sau khi đã tổ chức chấm và xét duyệt)
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện ở bốn dạng
hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Từ đó, các em có thể
học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi, giúp các em có cơ sở
để tiếp thu kiến thức ở lớp trên.
Trong các phân môn trong môn Tiếng Việt thì Tập làm văn mang tính tổng
hợp, thực hành các kĩ năng học tiếng Việt của học sinh. Viết văn, hành văn là cái
đích cuối cùng. Các em phải biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc, phù
hợp với phong cách ngôn ngữ, với từng trường hợp cụ thể.

Nhằm giúp học sinh tiểu học có kĩ năng giao tiếp xã hội, một trong những nội
dung cần dạy cho các em là viết đơn. Đây là dạng văn bản đơn giản nhất trong
các văn bản thuộc phong cách hành chính- công vụ. Trong các tiết dạy, hầu hết
giáo viên trong trường đã dạy học đảm bảo mục tiêu chương trình đề ra. Các em
đã biết viết đơn theo đúng mẫu, đúng quy cách. Tuy nhiên, trong quá trình ứng
dụng, đa số giáo viên chưa quan tâm đến kết quả cuối cùng là việc các em ứng
dụng viết đơn trong thực tế như thế nào. Từ đó, dần các em quên một số mục
cần thiết của đơn từ.
Người nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
giờ dạy và việc giáo viên cần làm sau giờ dạy trên lớp để rèn kĩ năng viết đơn
cho học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 5 trong nhà
trường mà tôi đang giảng dạy. Lớp 5D là thực nghiệm, lớp 5A là đối chứng. Lớp
thực nghiệm được dạy bằng các giải pháp thay thế trong các tiết 11, 20, 31- giờ
Tập làm văn và trong quá trình học tập của năm học. Kết quả cho thấy tác động
4
đã ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập và vận dụng của học sinh. Lớp thực
nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra kết quả nghiên cứu
của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.95; lớp đối chứng là 6.94. Kết quả
cho thấy chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là 1.01- thể hiện rõ sự khác
biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Học sinh lớp
thực nghiệm có sự tiến bộ lớn. Như vậy, giáo viên giảng dạy có trách nhiệm,
quan tâm đến chất lượng thực hành vận dụng của học sinh đã giúp học sinh lớp
5 thuộc trường tôi đang công tác luôn luôn ghi nhớ và viết đơn đúng mẫu, đúng
quy cách.
B. GIỚI THIỆU
I. HIỆN TRẠNG
Chương trình dạy học Tập làm văn ở Tiểu học cung cấp kiến thức về các thể
loại như kể chuyện, miêu tả, các loại văn bản khác như viết thư, trao đổi ý kiến,
điền vào giấy tờ in sẵn, viết đơn,…. Trong đó, chương trình Tập làm văn ở Tiểu

học chỉ dành 6 tiết (3 tiết ở lớp 3, 3 tiết ở lớp 5) dạy học sinh viết đơn ở mức độ
đơn giản. Lên bậc THCS, các em được cung cấp kiến thức về viết đơn một cách
hệ thống hơn. Điều đáng quan tâm là kĩ năng viết đơn chỉ được rèn cho học sinh
trong phạm vi mấy tiết học trên lớp. Vì đơn từ mang tính ứng dụng cao trong
cuộc sống, nếu khắc phục được tình trạng như hiện nay- nhà giáo dục chưa để
tâm xem xét kết quả giáo dục trẻ ra sao- thì trẻ sẽ vận dụng tốt kĩ năng viết đơn
đã hình thành trên lớp vào thực tế.
Dù các em đã được học và rèn kĩ năng viết đơn trong nhà trường phổ thông
nhưng thực tế những lá đơn đó thường mắc nhiều lỗi cả về hình thức và nội
dung một cách khá phổ biến. Dường như đơn từ chỉ là thủ tục cho hợp lý. Thậm
chí, hiện nay ở trường phổ thông, người ta đã bỏ qua thủ tục viết đơn xin vào
Đội. Còn việc kết nạp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các em chỉ cần chép y hệt
nhau và chỉ việc thay tên tuổi cho phù hợp. Học sinh được học viết đơn nhưng ít
được luyện tập và cũng ít ai xét đơn đó đã được viết đúng quy cách, phù hợp về
nội dung hay chưa để giải quyết. Việc “dễ dãi” này khiến khi bước vào cuộc
sống, người ta thường ‘quên’ mất cách thức viết đơn. Thậm chí, theo tôi được
biết, có em học sinh THCS khi mất chiếc xe đạp, đã viết đơn để trình báo gửi
Ban bảo vệ nhà xe với tên đơn Đơn xin mất xe đạp! Tôi tin rằng không phải em
đó không hiểu mình viết gì mà đó chi là sự cẩu thả, vô trách nhiệm. Chỉ có một
5
điều khó hiểu là người nhận đơn chỉ cười xoà rồi vẫn giải quyết việc tìm kiếm
và bồi thường chiếc xe cho em đó. Theo tôi, trong một xã hội, mọi người đều
biết viết đơn đúng quy cách thể hiện trình độ dân trí, thái độ nghiêm túc của
người viết. Đó không chỉ là thủ tục trong công việc. Đó còn là văn hoá.
Ngay ở bậc Tiểu học, mục tiêu dạy viết đơn cho học sinh cụ thể cần đạt
được ở từng lớp như sau:
- Lớp 3: Học sinh biết một trong nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh
hoạt ở trường, lớp như đơn từ; biết viết đơn và nhận biết các phần của lá đơn.
- Lớp 4: Học sinh biết cách viết đơn (theo mẫu), viết được văn bản thông
thường trong đó có đơn từ.

- Lớp 5: Học sinh biết viết một số loại đơn theo mẫu đã học.
Như vậy, yêu cầu về viết đơn đối với học sinh ở tiểu học chưa cao, chưa
khắt khe. Những kiến thức cung cấp cho các em về viết đơn còn đơn giản, là cơ
sở để khi lên THCS các em có được khái niệm đơn từ và các tình huống viết
đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì? Nhưng không vì thế mà giáo viên
dạy học sinh viết đơn một cách qua loa, đại khái khiến các em không coi trọng
kiến thức đã học mà vận dụng tốt khi cần viết đơn.
Đơn từ là một loại văn bản nhật dụng. Nó phục vụ thiết thực cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Đối với học sinh, đơn từ cần thiết trong sinh hoạt ở
trường, lớp, khi các em muốn đề đạt nguyện vọng của mình với thầy cô, nhà
trường hay tổ chức nào đó…Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo
mẫu) phải được trình bày một cách ngắn gọn và sáng sủa.
Tuy nhiên, việc học sinh tiểu học cần phải viết đơn là không thường xuyên
và không có sự “chấm- trả bài” lá đơn đó. Cho nên, với thời lượng ít ỏi và không
có nhiều thời gian sửa chữa lỗi trong quá trình thực hành nên học sinh chưa thực
sự có kĩ năng viết đơn. Người nhận đơn chỉ nắm bắt nội dung, đoán ý để giải
quyết nguyện vọng của học sinh.
Hơn nữa, khi kiểm tra trình độ học sinh để đánh giá chất lượng dạy và học,
các cấp có thẩm quyền (BGH, ngành giáo dục,…) mới chỉ chú trọng kiểm tra
học sinh kĩ năng viết các văn bản nghệ thuật.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa đầu tư tìm hiểu sâu những kiến
thức về phong cách hành chính- công vụ nói chung và cách thức viết đơn từ nói
riêng; phương pháp giảng dạy; nội dung chương trình; mục đích yêu cầu;… liên
quan đến dạy học sinh viết đơn từ. Vì vậy, sau tiết học, học sinh chưa khắc sâu
được kiến thức. Các em mới chỉ dừng lại ở mức hoàn thành bài tập ở mức tương
6
đối. Khi đọc các lá đơn do các em viết, sau tiết học và khi vận dụng trong cuộc
sống, tôi nhận thấy đa số các em chưa coi trọng đơn từ mình viết, chưa đầu tư
suy nghĩ, chưa nhớ mẫu, chưa chọn lọc từ ngữ. Hầu hết, các lá đơn đều mắc lỗi
cụ thể sau:

- Chữ viết dập xoá, sai chính tả.
- Thiếu tiêu ngữ, chữ ký, địa điểm nơi gửi,…
- Nội dung đề nghị chưa tha thiết, chưa cấp bách dẫn đến lý do viết đơn
chưa chính đáng.
- Chưa bám sát các mục (dàn ý chung).
- Tên đơn: chưa viết in hoa hoặc chữ thường cỡ to, chưa thể hiện đúng nội
dung viết đơn.
Về phía giáo viên cũng chưa coi trọng việc giáo dục cho học sinh kĩ năng
giao tiếp cộng đồng này. Có giáo viên dạy lớp 4 đã rất cẩn thận viết mẫu cho
học sinh Đơn xin phép nghỉ học từ đầu năm học, photo cho mỗi em một bản
dùng khi cần thiết trong năm học. Nhưng giáo viên đó lại bất cẩn, viết thiếu
dòng nơi và ngày viết đơn, ghi lời cảm ơn ở dòng chưa hợp lí. Chưa thấy dòng
có thể viết từ ngữ thể hiện thái độ kính trọng thầy cô- yêu cầu tối thiểu trong
giao tiếp ở trường học. Mẫu đơn đó như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………….……
Hôm nay ngày…………………………………………………………………………………………….
Em xin phép nghỉ học: ………………………………………………………………………… ……
Lý do: ………………………………………………………………………………………………….…
Em xin hứa sẽ chép bài đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ký tên
Khi in mẫu đơn trên cho các em, giáo viên này đã quên rằng ở lớp 3 các em
đã được học viết Đơn xin phép nghỉ học theo mẫu đã cho.
Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến việc các em tuỳ tiện, chưa vận dụng
kiến thức đã học vào trong cuộc sống khi cần viết đơn là bởi các thầy cô chưa
7

nghiêm túc trong giảng dạy, chưa thực sự quan tâm đến sản phẩm giáo dục của
chính mình; chưa nắm vững kiến thức về viết văn bản hành chính- công vụ.
Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần phải hiểu rõ về loại văn bản này,
mục tiêu dạy học sinh tiểu học và có biện pháp hữu hiệu khi hướng dẫn học sinh
viết đơn.
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG
DẪN HỌC SINH LỚP 5 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
1. Mục tiêu dạy học sinh lớp 5 luyện tập làm đơn qua các bài học
Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia đơn từ ra
thành 2 loại:
- Đơn theo mẫu (thường là in sẵn)
- Đơn không theo mẫu
Ở lớp 5, học sinh được luyện tập làm đơn theo 2 loại trên. Các em biết cách
viết lá đơn đúng quy định, biết trình bày đủ và rõ ràng nguyện vọng trong đơn,
thể hiện sự cảm thông (chia sẻ với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc
màu da cam; ra quyết định giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam bằng những
hành động thiết thực thể hiện ý thức trách nhiệm cộng đồng- Tuần 6); Học sinh
biết cách viết một lá đơn kiến nghị đúng quy định, đúng nội dung, thể hiện sự
đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng về việc kiến nghị ngăn chặn hành vi phá
hoại môi trường, về sự việc trình bày là đúng tình hình (tuần 11); Sang tuần 17,
các em tiếp tục được luyện tập làm đơn theo mẫu và không theo mẫu, rèn luyện
kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề đối với nội dung đề nghị trong đơn.
2. Giải pháp: Để giúp giáo viên xác định rõ ràng công việc cần làm giúp học
sinh đạt được những yêu cầu trên và biết vận dụng vào cuộc sống, tôi đề xuất
một số giải pháp sau:
2.1.Giúp học sinh hiểu rõ nội dung viết đơn.
Trước khi viết đơn, học sinh cần hiểu rõ nội dung và những vấn đề xung
quanh nội dung lá đơn. Học sinh phải xác định được: Đơn gửi ai? Ai viết đơn?
Vì sao phải viết đơn? Gửi để làm gì? để có thể viết rõ ý, đúng sự thật, chọn lọc
được những thông tin cần thiết, làm nổi bật lý do viết đơn (trọng tâm của lá

đơn). Người nhận đơn thấy rõ vấn đề cấp bách đang diễn ra, lý do và nguyện
vọng trình bày trong đơn là chính đáng, cần được giải quyết ngay.
a. Cách tiến hành
8
Trước khi hướng dẫn học sinh luyện tập làm đơn, giáo viên gợi ý và giúp học
sinh tìm hiểu những thông tin cần thiết, tình hình thực tế, những hậu quả hay tác
động xấu sẽ hoặc đã xảy ra thông qua việc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan
và phân tích chúng. Cuối cùng học sinh xác định được câu trả lời cho câu hỏi:
Vì sao gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
Lưu ý học sinh: Trong đơn cần trình bày sự việc một cách rõ ràng, thành
thực, lý do và nguyện vọng phải chính đáng.
b. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh luyện tập làm đơn (Tuần 6)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về chất độc màu da cam, thảm hoạ mà chất độc
màu da cam gây ra cho con người và môi trường; hoạt động của Hội Chữ thập
đỏ, hoạt động của các tầng lớp nhân dân (trong đó có nhân dân Mỹ) giúp đỡ các
nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Sưu tầm những bài viết, những con số và thông tin,… thảm hoạ mà chất độc
màu da cam gây ra cho đất nước ta, những việc làm nhằm giảm bớt nỗi đau da
cam của các tổ chức và nhân dân.
- Vào tiết học, giáo viên cho học sinh khởi động bằng việc giới thiệu tranh
ảnh đã sưu tầm được và nói điều em biết về thảm họa huỷ diệt môi trường và
con người của chất độc màu da cam.
- Giáo viên giúp học sinh phân tích:
+ Chất độc màu da cam gây ra những thảm họa gì đối với con người?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc
màu da cam?
- Sau khi học sinh trình bày, huy động những hiểu biết và kinh nghiệm của bản
thân để trả lời câu hỏi, giáo viên nhấn mạnh tội ác của giặc Mỹ; giới thiệu tranh
ảnh hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, hoạt động của các tầng lớp nhân dân (trong

đó có nhân dân Mỹ) giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Qua một quá trình tìm hiểu được những thông tin liên quan đến việc giúp đỡ
nạn nhân chất độc màu da cam, học sinh biết cảm thông, có mong muốn được
giúp đỡ những nạn nhân đó. Từ đó, các em sẽ tự ra quyết định cần phải viết đơn
gia nhập Đội tình nguyện nhằm có hành động thiết thực giúp đỡ nạn nhân da
cam.
2.2. Giúp học sinh hiểu: Đơn từ cần phải viết đúng thể thức đã quy định
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trong văn bản đơn từ thuộc phong cách hành
chính. Vì vậy, đặc trưng của thể loại đơn từ mang tính chính xác- minh bạch,
9
tính nghiêm túc- khách quan và tính khuôn mẫu. Loại đơn theo mẫu có tính
khuôn mẫu cao nhưng đơn không theo mẫu có nội dung và dung lượng khác
nhau. Vì vậy, người viết đơn cần nắm được cấu tạo chung của văn bản và viết
theo các bước và vị trí viết trong văn bản như sau:
- Quốc hiệu- tiêu ngữ (viết ở giữa dòng…)
- Địa điểm làm đơn và ngày …tháng…năm… (viết chữ thường, lệch về bên
phải tờ giấy)
- Tên đơn (thường được viết in hoa hoặc chữ thường khổ to ở giữa dòng)
- Nơi gửi đơn: Kính gửi….
- Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
- Trình bày sự việc, lý do và nguyện vọng (đề nghị)
- Cam đoan và lời cảm ơn.
- Ký tên (viết lệch về bên phải tờ giấy)
* Đơn theo mẫu hay không theo mẫu đều có chung một số mục ở phần mở
đầu và kết thúc đơn. Các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên đơn, kính gửi, nội dung
đơn, mỗi phần cách nhau 1-2 dòng. Ngoài ra, ở trong SGK, mẫu đơn có ghi
phần viết họ tên người viết đơn là: Tên em là…………. Theo tôi nên sửa là Em
tên là…… nhằm nhấn mạnh tên chủ thể viết đơn là gì, ai viết đơn.
Việc trình bày lá đơn đúng thể thức rất quan trọng. Nó có tác dụng thể hiện sự
tôn trọng người (cơ quan, tổ chức,…) nhận đơn; đảm bảo tính chính xác, nghiêm

trang và đầy đủ về nội dung.
Lưu ý học sinh cần sử dụng từ ngữ biểu ý hơn là biểu cảm. Những biểu đạt
tình cảm của cá nhân bị hạn chế để mang tính khách quan, đặc biệt là đơn kiến
nghị.
a. Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh đọc lại các mẫu đơn đã học.
- Sau khi tìm hiểu đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thể thức lá đơn
rồi giải thích từng mục trong mẫu đơn (nếu cần).
- Giáo viên nhấn mạnh tác dụng của việc viết đơn theo đúng thể thức và yêu
cầu học sinh viết đúng theo nó. Lưu ý học sinh trình bày cho sáng sủa, cân đối.
- Sau khi học sinh thực hành, việc đầu tiên, giáo viên giúp các em nhận xét về
hình thức trình bày có đúng mẫu, có khoa học không. Đặc biệt khen ngợi học
sinh viết đơn đúng thể thức, thể hiện được sự trang trọng của lá đơn, tôn trọng
người nhận đơn.
10
- Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ thể thức của lá đơn để thực
hành, vận dụng khi cần thiết.
b. Ví dụ: Dạy tiết Luyện tập làm đơn- Tuần 6
- Để chuẩn bị cho tiết dạy, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các mẫu đơn đã
học ở lớp 3.
- Sau khi tìm hiểu yêu cầu bài tập 2, giáo viên hỏi:
+ Qua các mẫu đơn đã học ở lớp 3 và kinh nghiệm viết đơn trong năm học lớp
4, em thấy đơn từ gồm những mục chủ yếu nào?
- Học sinh lần lượt trả lời, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, kết luận lại những điều cần chú ý về thể thức viết đơn.
- Học sinh nhắc lại nhiều lần.
- Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích từng mục trong mẫu đơn.
+ Ví dụ: Quốc hiệu- tiêu ngữ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phhúc

- Trước khi cho học sinh thực hành, giáo viên nhấn mạnh: các em cần viết lá
đơn đúng thể thức nhằm đề cao tầm quan trọng của nội dung đơn, tôn trọng
người nhận đơn, thể hiện sự trang trọng của lá đơn.
- Học sinh viết xong, giáo viên giúp các em nhận xét xem đơn đã được viết
đúng thể thức chưa, trình bày có sáng rõ không? Bên cạnh đó, giáo viên khen
ngợi những em viết đơn đầy đủ các mục. Yêu cầu học sinh ghi nhớ các mục đó
để thực hành vận dụng viết đơn khi cần thiết.
2.3. Kịp thời giúp học sinh sửa các lỗi thường gặp trong lá đơn.
Giúp học sinh sửa lỗi và kịp thời sửa lỗi ngay sau khi học sinh hoàn thành lá
đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp các em biết được sản phẩm của mình
viết đúng yêu cầu ở mức độ nào, bám sát dàn ý chung chưa, lý do và nguyện
vọng viết đơn có rõ không? và có phương hướng khắc phục. Từ đó, các em
ghi nhớ được kiến thức cần chú ý về đơn, cách làm đơn, kĩ năng viết đơn dần
được củng cố, biến kĩ năng đó là của chính mình, trở thành thói quen khi viết
đơn, rèn luyện đức tính cẩn thận, thái độ tôn trọng người nhận đơn; tránh được
thói quen viết qua loa, miễn sao viết được nguyện vọng của bản thân như thói
thông thường đang phổ biến hiện nay.
a. Cách tiến hành
a.1) Sửa lỗi trong giờ học
11
Công việc này được tiến hành trong 2 tiết Luyện tập làm đơn và 1 tiết Ôn tập
về viết đơn trong chương trình lớp 5 theo các bước sau:
- Một vài học sinh khá giỏi làm mẫu xong, giáo viên giúp các em sửa lỗi trước
lớp để hoàn thiện mẫu đơn nhằm làm cho cả lớp hình dụng cụ thể hơn cách viết
đơn theo yêu cầu của đề bài.
- Học sinh thực hành xong, giáo viên gọi 5-7 em đọc bài của mình. Lớp theo
dõi, phát hiện lỗi sai. Giáo viên giúp học sinh sửa sao cho đúng, hợp lí cả về
hình thức và nội dung.
- Giáo viên nhận xét chung, cho điểm một số bài.
- Cuối giờ, giáo viên yêu cầu học sinh viết chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn

(vì nếu chỉ sửa chung trên lớp mà các em không tự sửa lại thì sẽ nhanh chóng
quên ngay). Giáo viên kiểm tra lại sự hoàn thành của các em vào đầu giờ học tiết
Tập làm văn tuần sau hoặc tiết ôn tập buổi 2/ ngày.
a.2) Sửa lỗi trong quá trình các em vận dụng
Đơn từ là một loại văn bản đơn giản, không nhất thiết phải luyện tập qua
nhiều tiết học. Khi cần vận dụng trong cuộc sống, người học nghiêm túc viết
đơn đúng mẫu, diễn đạt đủ ý, ngắn gọn là đã hoàn tất một lá đơn đạt yêu cầu.
Trong quá trình học tập, có thể các em phải nghỉ học một vài buổi, hoặc khi
các em có nhu cầu nguyện vọng chuyển trường, chuyển lớp,…nên phải viết đơn
trình bày lý do và nguyện vọng gửi thầy cô giáo và nhà trường,… để được đồng
ý giải quyết. Những lá đơn đó thể hiện kĩ năng và thái độ vận dụng kiến thức đã
học như thế nào. Sản phẩm này không phải là bài tập, không dùng để chấm điểm
nhằm đánh giá năng lực học của học sinh, quá trình dạy học của giáo viên nên
giáo viên hoặc người nhận đơn không mấy lưu tâm đến các lỗi trong đơn, chỉ
nhận đơn rồi giải quyết.
Theo tôi, sau khi nhận đơn, giáo viên cần chọn thời điểm thích hợp để giúp
học sinh đó sửa và rút kinh nghiệm ngay, nếu có lỗi trong đơn. Đồng thời, nhắc
nhở học sinh khác tránh mắc lỗi như vậy. Việc làm thường xuyên và có trách
nhiệm đó khiến các em nhớ lâu kiến thức đã học, cũng là dịp các em được rèn và
củng cố kĩ năng viết đơn.
Nếu đơn không phải gửi giáo viên dạy mà gửi người khác (nhà trường, tổ
chức, ngành giáo dục,…), giáo viên nên khuyến khích các em nhờ người lớn
hoặc thầy cô giáo kiểm tra giúp trước khi gửi.
Mặt khác, nội dung đơn từ liên quan đến vấn đề của em nhưng do không
được tin tưởng nên thường đại diện cha mẹ các em viết. Trong quá trình dạy,
12
giáo viên cần hình thành ở các em sự tự tin, trách nhiệm tham gia đóng góp ý
kiến một cách khéo léo khi lá đơn đó viết chưa đúng cách thức (tránh trường
hợp bị coi là “trứng khôn hơn vịt”), hoặc có thể đề nghị “…để con viết thử vì
con đã được học”(!)

Việc (thao tác) này đòi hỏi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm trong quá
trình giáo dục, nếu không, những kiến thức giáo viên giúp các em chiếm lĩnh
được trong giờ học bị quên lãng và trở thành “lý thuyết suông”.
b. Ví dụ: Dạy bài “Ôn tập về viết đơn” (Tuần 17)
* Tiết học này yêu cầu học sinh làm 2 bài tập:
- Bài tập 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng điền vào đơn có mẫu sẵn.
- Bài tập 2: Học sinh rèn kĩ năng viết đơn không theo mẫu.
* Chúng ta có thể hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong tiết này như sau:
- Học sinh làm xong mỗi bài, giáo viên cho một số học sinh đọc bài của mình
trước lớp.
- Sau mỗi học sinh đọc, giáo viên gợi ý cả lớp nhận xét:
+ Đơn viết có đúng mẫu không? (Có đủ các mục không?)
+ Đơn được trình bày có sáng ro, có phù hợp không?
+ Lý do, nguyện vọng đã rõ ràng, phù hợp chưa?
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa ngay nếu quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, chữ
ký của người viết viết chưa đúng vị trí, chưa cân đối; tên đơn không viết theo
kiểu in hoa cỡ vừa, kiểu chữ thường cỡ to,…
- Nếu không còn thời gian, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện lá
đơn. Giáo viên sẽ kiểm tra vào tiết học sau hoặc tiết ôn tập 2 buổi/ ngày.
2.4. Giáo dục kĩ năng sống khi dạy học sinh viết đơn.
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học (trong đó có phân
môn Tập làm văn) nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá
trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự
tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp
trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên; biết sống tích cực và chủ động trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.
Chương trình và nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học chứa đựng
nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp giáo dục kĩ
năng sống rất cao. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là

kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức.
13
Dạy học sinh viết đơn thông qua phân môn Tập làm văn bước đầu hình thành
một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng trong môi trường lứa tuổi- một dạng kĩ năng
rất cần thiết trong xã hội hiện đại; góp phần giúp các em bước đầu biết cách viết
một văn bản hành chính-công vụ, chuẩn bị cho việc tham gia vào guồng máy tổ
chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội trong tương lai.
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua viết đơn từ, giáo viên cần
phải vận dụng nhiều phương pháp dạy để phát huy tính tích cực, chủ động chiếm
lĩnh kiến thức của học sinh: thực hành viết đơn, hỏi- đáp, phân tích tài liệu, tổ
chức hoạt động nhóm,…nhằm giúp học sinh tự tin, vững vàng trong giao tiếp xã
hội ở lĩnh vực hành chính. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học tăng cường
thực hành luyện tập cho học sinh.
Kĩ năng sống cần giáo dục thông qua dạy học sinh luyện tập làm đơn qua tiết
học như sau:
- Tuần 6: Luyện tập làm đơn:
+ Học sinh thể hiện sự cảm thông (biết bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông, mong
muốn giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam).
+ Ra quyết định (giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam bằng những
hành động thiết thực, thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng).
- Tuần 11: Luyện tập làm đơn
+ Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường).
+ Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng về sự việc trình bày trong đơn là có
thật.
- Tuần 17: Ôn tập về viết đơn
+ Ra quyết định làm đơn trình bày nguyện vọng/ giải quyết vấn đề khi được
đáp ứng nguyện vọng.
+ Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành lá đơn.
Để mỗi tiết học học sinh đạt được kĩ năng sống trên có thể tiến hành theo một
số bước chung sau:

a) Cách tiến hành
* Thông qua tiết dạy trên lớp:
- Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu đơn đã học để nắm được (hoặc nhớ lại)
cách trình bày đơn.
- Giúp học sinh rèn luyện thực hành viết đơn theo mẫu đã phân tích.
14
- Tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tự bộc lộ lý do, quan điểm giải quyết
vấn đề, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của cá nhân,…; tránh viết chung
chung, bắt chước người khác.
- Trao đổi nhóm nếu gặp vấn đề khó khăn khi viết đơn.
* Thông qua thực tế ứng dụng:
Đó là việc giáo viên quan tâm thường xuyên đến chất lượng các lá đơn do các
em viết trong thực tế suốt những năm học từ lớp 3 đến lớp 5 như giải pháp 3 đã
trình bày.
b) Ví dụ: Dạy tiết Luyện tập làm đơn- Tuần 6
- Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu
+ Học sinh nhớ lại những mẫu đơn đã học để nêu lại các mục cần thiết của đơn
+ Học sinh giải thích từng mục trong đơn
- Rèn luyện theo mẫu:
Học sinh vận dụng thực hành làm bài tập 2 trong SGK trang 60.
- Tự bộc lộ:
Học sinh tự viết đơn và bộc lộ ý kiến riêng của cá nhân qua việc trình bày lý
do viết đơn, nguyện vọng tham gia Đội tình nguyện, có thái độ thích hợp đối với
hoạt động của Đội tình nguyện. Giáo viên khuyến khích và đánh giá cao những
bài viết bày tỏ rõ ràng ý kiến cá nhân, làm nổi rõ trong đơn tính cấp bách, thiết
thực, thái độ chân thành của người viết.
Những giải pháp trình bày trên sẽ cơ bản bước đầu giúp giáo viên giải quyết
một số vấn đề khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập làm đơn.
Việc tiến hành dạy thực nghiệm sau sẽ chứng minh điều này.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Làm thế nào để học sinh đạt được mục tiêu học tập loại văn bản đơn từ; cẩn
thận, không tuỳ tiện khi vận dụng thực hành viết đơn theo nhu cầu của cuộc
sống?
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giáo viên dạy đúng quy trình, quan tâm đến chất lượng học sinh vận dụng
kiến thức và kĩ năng đã học về đơn từ trong thực tế sau tiết học nhằm nâng cao
ý thức và trách nhiệm của bản thân các em để viết đơn đúng quy cách, đúng nội
dung.
C. PHƯƠNG PHÁP
15
I. Khách thể nghiên cứu
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5- phân môn Tập làm văn.
- Giáo viên: + Bản thân tôi giảng dạy lớp 5A
+ Giáo viên chủ nhiệm và dạy Tập làm văn lớp 5D
- Học sinh hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng như:
+ Về giới tính:
Lớp
Số học sinh các nhóm
Tổng số Nam Nữ
Lớp 5A 19 10 9
Lớp 5D 19 11 8

+ Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm
số của tất cả các môn học.
II. Thiết kế
Tôi chọn lớp tôi đang giảng dạy- lớp 5D là lớp thực nghiệm, lớp 5A là lớp
đối chứng. Đầu năm học, tôi cho hai lớp viết Đơn xin phép nghỉ học để làm bài
kiểm tra trước tác động, theo đề bài sau:
Giả sử hôm nay em bị mệt, hoặc gia đình có việc bận cần phải nghỉ học một
vài buổi. Em hãy viết đơn xin phép thầy cô giáo để nghỉ ở nhà.

Kết quả: Bảng thống kê điểm của học sinh trước tác động
Lớp
Số
HS
Điểm/ Số học sinh đạt điểm
Tổng số
điểm
Điểm
trung bình
1-4 5 6 7 8 9 10
Lớp 5D
(Lớp thực nghiệm)
19 0 4 7 5 2 1 0 122 6.42
Lớp 5A
(Lớp đối chứng)
19 0 4 6 4 4 1 0 125 6.58

Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra trước tác động
Lớp Số học sinh Giá trị trung bình
Lớp 5D (Lớp thực nghiệm) 19 6.42
Lớp 5A (Lớp đối chứng) 19 6.58
Chênh lệch 0.16

Kết quả điểm chênh lệch giữa hai lớp là 0.16 cho thấy sự chênh lệch điểm số
trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng không đáng kể, có thể coi là
tương đương.
III. Quy trình nghiên cứu
16
1. Chuẩn bị kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên
- Giáo viên dạy lớp 5A- lớp đối chứng như bình thường, hoàn toàn không có sự

tác động hay trao đổi của người nghiên cứu.
- Tôi- người nghiên cứu dạy lớp 5D- lớp thực nghiệm: Thiết kế bài giảng và
thường xuyên đọc và ngầm đánh giá những tờ đơn của học sinh viết trong thực
tế theo giải pháp đã nêu.
2. Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường, theo thời khoá biểu và theo dõi, giúp đỡ học sinh viết đơn từ khi cần
trong suốt
4
3
thời gian của năm học 2010- 2011.
Thời gian dạy thực nghiệm theo chương trình
Thứ/ ngày Phân môn Tiết Tên bài dạy
5
9
12
Tập làm văn 11 Luyện tập làm đơn
6
11
6
Tập làm văn 20 Luyện tập làm đơn
5
12
21
Tập làm văn 31 Ôn tập về viết đơn
IV. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là do tôi ra đề như phần trên đã nêu.
- Bài kiểm tra sau tác động.
+ Kết quả học sinh làm bài tập trong 3 tiết dạy ở mỗi lớp.
+ Đề bài kiểm tra sau 3 tiết dạy do người nghiên cứu giao.

+ Thu thập đánh giá tất cả những lá đơn học sinh hai lớp thực nghiệm và đối
chứng trong thực tế.
* Tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả
- Sau mỗi tiết dạy, tôi đều tiến hành thu vở chấm bài để đánh giá kết quả tiết
dạy và theo dõi sự tiến bộ của học sinh, đồng thời thấy được kết quả làm đơn
của học sinh trong tiết dạy và trong thực tế.
- Tôi giao đề bài khác để học sinh làm vào tuần thứ 18 rồi chấm bài.
- Tiếp tục thu thập những lá đơn học sinh 2 lớp đã viết trong thực tế, tự chấm
điểm, đánh giá, ghi lại và tổng hợp kết quả (không cho học sinh biết).
17
- Sau đó, tôi tổng hợp kết quả, lấy điểm của học sinh là điểm trung bình bài
kiểm tra với các điểm chấm các đơn các em viết ứng dụng trong suốt quá trình
trên để đánh giá chất lượng học sinh ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng thống kê điểm kiểm tra đầu ra sau tác động
Lớp
Số
HS
Điểm/ Số học sinh đạt điểm
Tổng số
điểm
Điểm
trung bình
1-4 5 6 7 8 9 10
Lớp 5D
(Lớp thực nghiệm)
19 0 0 4 3 4 6 2 151 7.95
Lớp 5A

(Lớp đối chứng)
19 0 3 5 4 4 3 0 132 6.94

Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra đầu ra sau tác động
Lớp Số học sinh Giá trị trung bình
Lớp 5D (Lớp thực nghiệm) 19 7.95
Lớp 5A (Lớp đối chứng) 19 6.94
Chênh lệch 1.01
Trước khi tác động, kết quả cho thấy 2 nhóm làm bài tương đương nhau. Sau
một thời gian tác động kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai lớp
là 1.01 cho thấy kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
điểm trung bình của nhóm đối chứng.
Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau khi tác động của hai lớp
Lớp
Giá trị trung bình
Chênh lệch
Trước tác động Sau tác động
Lớp 5D (Lớp thực nghiệm) 6.42 7.95 1.53
Lớp 5A (Lớp đối chứng) 6.58 6.94 0.36

Bảng trên cho thấy chênh lệch điểm kiểm tra của lớp 5D sau tác động cao hơn
trước tác động là 1.53. Nhưng chênh lệch điểm kiểm tra của lớp 5A thời gian
sau cao hơn thời gian trước 0.36, là không đáng kể (cùng thời điểm kiểm tra với
lớp 5D).
II. Bàn luận
Kết quả của các bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm
trung bình là 7.59, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm
18
trung bình là 6.94. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 1.01. Điều đó cho
thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác

biệt- lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình sau tác động so với trước tác động của nhóm
thực nghiệm là 1.53, của nhóm đối chứng là 0.36, cho thấy mức độ ảnh hưởng
của tác động tương đối cao, học sinh tiến bộ rõ rệt.
* Hạn chế:
Kết quả trên mới khẳng định được tác động đã ảnh hưởng tốt tới kĩ năng viết
đơn của học sinh trong một năm học. Điều mà người nghiên cứu mong muốn là
các em sẽ luôn ghi nhớ quy cách viết đơn và hiểu không được phép viết theo
kiểu tuỳ hứng khi ứng dụng sau này và khi bước vào cuộc sống. Quá trình học
tập tiếp theo, nếu các em không được quan tâm về kĩ năng viết đơn thì ý nghĩa
của kết quả trên sẽ hạn chế dần.
E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận
Ở bậc Tiểu học, học sinh được học cách viết đơn, là cơ sở để lên Trung học
cơ sở các em tiếp tục được luyện tập cách viết đơn. Đơn từ là loại văn bản
không đòi hỏi thủ pháp diễn đạt cao. Đây cũng là loại văn bản hành chính- công
vụ đơn giản nhất. Nó rất gần gũi và cần thiết, thường được vận dụng trong cuộc
sống hàng ngày. Tuy vậy, nếu không được dạy nghiêm túc, sát sao quá trình
thực hành của các em, nhiều học sinh khi viết không chú ý nên viết không đúng
quy định, ngay cả khi tốt nghiệp phổ thông và bước vào cuộc sống.
Với những giải pháp cơ bản đã trình bày trong việc hướng dẫn học sinh lớp
5 luyện tập làm đơn, tôi hi vọng sẽ khắc phục được tình trạng học sinh thiếu cẩn
thận, viết sai sót một cách tuỳ tiện như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề tôi nghiên
cứu chỉ nằm trong phạm vi một nhà trường, dạy thực nghiệm trong một năm học
cho nên chắc hẳn kết quả thu được còn hạn chế.
* Khuyến nghị
- Đối với các cấp lãnh đạo: cần phối hợp với giáo viên giảng dạy quan tâm
đến các kĩ năng viết văn bản hành chính của học sinh, không chỉ là bài kiểm tra
trên lớp mà cả những sản phẩm các em ứng dụng trong giao tiếp cộng đồng.
19

- Đối với giáo viên: cần có trách nhiệm cao trong giảng dạy trên lớp, trong
việc giáo dục kĩ năng sống cho các em, tìm hiểu sâu hơn về phong cách hành
chính khi giảng dạy phân môn Tập làm văn.
Để đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập làm đơn thông qua phân
môn Tập làm văn được hoàn thiện và có tính ứng dụng cao trong dạy học phân
môn Tập làm văn, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp và nghiên cứu thêm
của các đồng nghiệp, BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo để đưa ra những giải
pháp hữu hiệu và thiết thực hơn.
Tôi xin cảm ơn BGH nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp đã nhiệt
tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phong cách học tiếng Việt- Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học- Tập 2- Lê Phương
Nga
3. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học- Lớp 5- Tài
liệu dành cho giáo viên.
PHỤ LỤC
I. Dạy thực nghiệm bài Luyện tập làm đơn - Tuần 11
Đây là tiết dạy thứ 2 trong 3 tiết dạy học sinh viết đơn ở chương trình Tập
làm văn lớp 5. Do vậy, tiết học này giúp học sinh rèn kĩ năng viết đơn ở mức độ
cao hơn- viết được một lá đơn kiến nghị đúng quy định, đúng nội dung. Trong
đơn có trình bày sự việc đã và sẽ xảy ra một cách ngắn gọn và khách quan. Vấn
đề trong đơn nằm ngoài phạm vi nhà trường- môi trường sinh hoạt hàng ngày
của các em, bước đầu giúp các em hình thành trách nhiệm công dân, có thái độ
20
không bàng quan, sống vì mọi người, vì cộng đồng. Đơn viết không theo mẫu
sẵn có.
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Luyện tập làm đơn (sgk-tr.111)

I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức và kĩ năng viết đơn.
- Thực hành viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng quy định và hình thức trình
bày.
- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá
hoại môi trường; đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia ngăn chặn
hành vi phá hoại đó bằng cách viết đơn gửi lên cấp có thẩm quyền và chịu trách
nhiệm về nội dung trình bày trong đơn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: tranh ảnh như SGK- trang 111, 112- TV5 tập 1; bảng phụ viết
sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn; bài đơn viết mẫu.
- Học sinh: xem lại Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân
chất độc màu da cam; ghi chép họ tên, tuổi bác trưởng thôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 1-2 học sinh lên bảng đọc đơn xin gia
nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất
độc màu da cam.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Gọi 1-2 học sinh nhắc lại quy định bắt buộc
của lá đơn
- Nhận xét, cho điểm
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- Trong cuộc sống, có những sự việc xảy ra
mà với khả năng của bản thân ta không tự
mình giải quyết được. Vì vậy, chúng ta phải
làm đơn kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền
để giải quyết. Bài Luyện tập làm đơn hôm nay

giúp các em rèn kĩ năng viết đơn kiến nghị
- Học sinh lần lượt đọc.
- Nhận xét
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe.
21
đúng quy định, đúng nội dung về việc ngăn
chặn hành vi phá hoại môi trường và thể hiện
sự đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với
sự việc nêu trong đơn.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
a) Tìm hiểu đề 1
- Giáo viên treo tranh phóng to SGK- trang
111 và yêu cầu học sinh quan sát rồi cho biết
tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên: Với tình trạng đó, nếu không có
biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây nguy
hiểm đến tính mạng và tài sản. Đứng trước
tình trạng như vậy, bác tổ trưởng dân phố phải
làm gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đề 1.
- Yêu cầu học sinh xác định từ ngữ quan trọng
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, gạch chân dưới
những từ ngữ: em giúp bác tổ trưởng dân phố
làm đơn gửi Công ty cây xanh, Uỷ ban nhân
dân, đề nghị tỉa cành.
- Giáo viên lần lượt hỏi học sinh:
+ Đề văn thuộc thể loại gì?
+ Nêu tên của đơn?

+ Người viết đơn là ai?
+ Em là người viết đơn, tại sao không ghi tên
em trong đơn?
+ Cơ quan hay tổ chức nào nhận đơn?
+ Phần lý do viết đơn, em nên viết những gì?
b) Tìm hiểu đề 2
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 2 và
- Học sinh quan sát, nêu cảnh gió
bão ở một khu phố, nhiều cành to
gãy,…
- Học sinh nghe
- Học sinh đọc
- Học sinh nêu
- Học sinh nhắc lại những từ ngữ
đó.
- Học sinh trả lời- Nhận xét
+ Viết đơn
+ Đơn kiến nghị/Đơn đề nghị
+ Bác tổ trưởng dân phố
+ Vì em là người giúp bác tổ
trưởng dân phố viết đơn.
+ Công ty cây xanh hoặc UBND
+ Tình hình thực tế (ở phố có
những cây to nhiều cành cây
vướng vào dây điện, có cành sà
xuống thấp); những tác động xấu
có thể xảy ra (mùa mưa bão đến
có thể gây nguy hiểm)
- Cảnh bà con sợ hãi khi chứng
kiến một số người dùng thuốc nổ

22
hỏi tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên: Trước tình hình đó, em nên làm
gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đề 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
(tương tự như trên).
- Giáo viên lưu ý học sinh trình bày lý do viết
đơn sao cho rõ ý, ngắn gọn, có sức thuyết
phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm
của tình hình đã nêu và tìm ngay biện pháp
khắc phục hoặc ngăn chặn.
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 đề văn có gì
giống và khác nhau?
- Yêu cầu học sinh chọn 1 trong 2 đề
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi phần lý do
viết đơn.
+ Giáo viên nhấn mạnh: Em hãy đóng vai
người dân trong khu phố (thôn) và trình bày
trung thực sự việc xảy ra.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giáo viên: Một lá đơn trình bày đúng quy
định gồm những mục nào?
- Giáo viên nhận xét, treo bảng phụ dàn ý
chung.
- Yêu cầu học sinh viết bài. GV nhắc các em
trình bày đúng quy định, sạch đẹp, cân đối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày rõ phần
đầu, phần chính và phần cuối đơn.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa lỗi:

+ Đơn viết có đúng quy định không?
đánh bắt cá làm cá chết và gây
nguy hiểm cho người qua lại,
làm ô nhiễm môi trường nước.
- Giúp bác trưởng thôn làm đơn.
- 1 Học sinh đọc- Lớp đọc thầm
- Học sinh nêu:
+ Giống: thể loại viết đơn, tên
đơn, em là người viết hộ đơn.
+ Khác: nơi nhận đơn, lý do viết
đơn.
- 1 số học sinh nói đề mình chọn
- Học sinh thảo luận.
- 1 số em trình bày lý do viết đơn.
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh nêu
- Học sinh nhắc lại cách trình bày
đơn.
- Học sinh tự làm bài cá nhân vào
vở. + 2 em làm vào bảng phụ
- Học sinh lần lượt treo bảng phụ
rồi đọc Lớp nhận xét
- 4- 6 em khác đọc bài của mình.
- Nhận xét
23
+ Trình bày có sáng rõ không?
+ Lý do viết đơn có sức thuyết phục không?
Câu, từ diễn đạt như thế nào?
- Cho điểm học sinh.
- Cho học sinh đọc đơn viết mẫu để tham

khảo
- 1 em đọc. Lớp theo dõi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
H……, ngày 15 tháng 11 năm 2010
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ban Công an xã H, huyện K
Tôi tên là: Vũ Hoàng Quý
Sinh ngày: 21/ 12/ 1974
Chức vụ: Trưởng thôn A, xã H, huyện K
Tôi làm đơn này xin trình bày với Ban Công an một việc như sau. Hiện nay,
trên đoạn sông Thái Bình chảy qua địa bàn thôn A có nhiều tôm cá kéo về sinh
sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ
đánh bắt khiến tôm cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường sống và gây
nguy hiểm cho con người. Vì vậy, tôi làm đơn này khẩn cấp đề nghị Ban Công
an cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ
môi trường sống của các loài tôm cá và bảo đảm an toàn cho người dân.
Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Vũ Hoàng Quý
3. Củng cố- dặn dò
- Giáo viên: Trong thực tế, ở nơi em ở có sự việc
nào em đã gặp cần phải làm đơn kiến nghị lên cấp
có thẩm quyền?
- Giáo viên nhấn mạnh: Nếu viết đơn gửi lên cấp
trên, các em phải viết đúng thể thức để tỏ thái độ tôn
- Đổ rác thải bừa bãi gây ô
nhiễm môi trường xung
quanh,…
- Học sinh nghe

24
trọng người nhận đơn, trình bày lý do sao cho chính
đáng, trung thực, tránh xuyên tạc sự thật
- Qua tiết này, các em học được gì?
- Giáo viên nhận xét kĩ năng viết đơn và thái độ học
của học sinh, khen học sinh viết đơn đúng thể thức,
nội dung phù hợp, diễn đạt ngắn gọn,…
- Dặn học sinh viết chưa đạt về hoàn thiện lại và nếu
phải viết đơn, em phải trách nhiệm với nội dung viết
trong đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn, có
trách nhiệm với cộng đồng,

II. Kiểm tra
1. Ngày kiểm tra: 30/ 12/ 2010 dành cho học sinh lớp 5A và 5D.
2. Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề bài 1: Ở trường em, mỗi khối có một lớp học bán trú dành cho những bạn
có nhu cầu. Những năm học trước, em không học lớp bán trú. Nhưng hiện nay,
do điều kiện gia đình, buổi trưa em không về nhà nghỉ được. Em hãy giúp bố mẹ
viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường xin cho em sang học lớp bán trú.
Đề bài 2: Vừa qua, trận lũ lụt ở miền Trung gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống của nhân dân và các bạn học sinh. Liên Đội trường em đã tổ chức Đội tình
nguyện quyên góp giúp đỡ đồng bào và các bạn học sinh trong miền Trung. Em
hãy viết đơn xin gia nhập Đội tình nguyện để tham gia công tác quyên góp này.
3. Ví dụ các lá đơn tham khảo
3.1) Theo đề 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
H……, ngày 30 tháng 12 năm 2010
ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Tiểu học H, đồng kính gửi các thầy cô
chủ nhiệm lớp 5A, 5C.
Tôi tên là: Nguyễn Thị Minh
Là mẹ em Trần Minh Quân- học sinh lớp 5A do cô Nguyễn Thị Hải chủ
nhiệm.
25

×