Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp cải thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Lời Mở Đầu

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào và nó có một vai trò quan trọng trong việc góp phần
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. ở nhiều doanh
nghiệp sản xuất giá trị nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành
thì hoạt động cung ứng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong
việc làm tăng hiệu quả kinh doanh. Đối với các doang nghiệp thương mại thì
cung ứng hàng hoá đầu vào, tổ chức các hoạt động mua sắm, hoạt động dữ trữ
có hiệu quả thì hoạt động tiêu thụ mới tốt và đạt hiệu quả cao. Ngược lại khi
cung ứng hàng hoá đầu vào, tổ chức các hoạt động mua sắm, hoạt động dự trữ
kém hiệu quả thì vừa gây khó khăn, gián doạn cho hoạt động tiêu thụ, vừa
làm giảm hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Khi hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp càng phát triển, phạm vi hoạt động càng rộng
lớn, thị trường được mở rộng thì hoạt động cung ứng nguyên vật liệu sẽ thay
đổi và càng trở lên quan trọng. sự thay đổi đó sẽ dẫn đến hàng loạt các thay
đổi về dự trữ, kho tàng, hoạt động vận chuyển, công tác tổ chức mua sắm và
điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn với mong
muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình trong quá trình cải thiện hoạt
động cung ứng nguyên vật liệu nói riêng và sự phát triển của công ty nói
chung vì vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp cải thiện hoạt động cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn” làm đề tài cho
chuyên đề thực tập tốt nghiệp, đề tài của tôi bao gồm ba chương có kết cấu
như sau:
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang


Huy
Lời mở đầu
Chương I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
Chương II: Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đức Tấn
– Sài Gòn
Chương III: Các giải pháp cải thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại
công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Kết luận
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐỨC TẤN – SÀI
GÒN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚi HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÔNG TY
I. Quá trình ra đời và phát triển của công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
1. Thông tin chung về Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Tên công ty: Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Tên giao dịch: Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Văn phòng giao dịch: Khu Bãi đá Km12 – Văn Điển – Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH
Số Tài khoản: 002 100 102 0092 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Chi
nhánh Thành Công
Điện thoại: 046.872852
Mã số thuế: 0101288602
Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Sản xuất các loại bao bì nhựa phục vụ cho các ngành y tế, hoá mỹ phẩm,
thực phẩm, nông nghiệp, đồ giải khát.

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đức Tấn – Sài
Gòn
Tiền thân của Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn là hợp tác xã nhựa
Đức Tấn – Sài Gòn được thành lập năm 1990. Qua quá trình hoạt động đến
năm 2000, hợp tác xác nhựa Đức Tấn – Sài Gòn chuyển thành Công ty
TNHH Đức Tấn – Sài Gòn. Ban đầu công ty hoat động với quy mô nhỏ sản
xuất với ba phân xưởng tại Mai Động – Hà Nội. Để bắt kịp với tình hình phát
triển của đất nước nói chung và sự phát triển của ngành nhựa nói riêng, đến
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
năm 2003 công ty mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm các xưởng sản xuất tại
cảng Quyến Lương và Khu Bà Đá - Km12 – Văn Điển – Hà Nội.
Đến năm 2005, ông Đào Xuân Tấn, Tổng Giám đốc công ty đã quyết
định mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng nhà máy sản xuất tại khu công
nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam và đặt trụ sở giao dịch tại khu Bà Đá
- Km12 – Văn Điển – Hà Nội.
3. Bộ máy quản trị
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang Huy
Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH Đức Tấn - Sài Gòn
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn
Sự
5
Tổng giám đốc
PGĐ kế
hoạch
PGĐ kỹ
thuật
PGĐ tổ chức

xây dựng
Giám dốc bán
hàng
Tổ
kho
bốc
vác
Tổ
xay
nhựa
Tổ
KCS
đóng
gói
Tổ cơ
khí
Tổ kỹ
thuật
Tổ
chức
hành
chính
Tổ
xây
Tổ
nguyê
n vật
liệu
Ca
1

Ca
2
Ca
3
Phòng
kinh
doanh
Phòng tổ chức
lao động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Tổng giám đốc là chủ sở hữu có quyền ra quyết định đối với mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc điều hành Công ty với
sự giúp đỡ của Giám đốc bán hàng, phòng tổ chức lao động và giám đốc nhà
máy.
Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ trực tiếp giúp việc cho tổng giám
đốc về mặt tuyển dụng, sa thải công nhân, tổ chức bố trí cán bộ cho toàn công
ty cũng như nhà máy, đồng thời phòng này có nhiệm vụ quyết định lương cho
toàn bộ công nhân viên, các khoản phụ cấp, trách nhiệm cho toàn công nhân
viên trong nhà máy cũng như toàn công ty, đồng thời phòng tổ chức lao động
còn có trách nhiệm tổ chức các chế độ ưu đãi cho toàn công nhân viên trong
công ty như tổ chức hỏi thăm, tổ chức cho công nhân viên đi tham quan du
lịch.
Giám đốc bán hàng kiêm kế toán trưởng : có nhiệm vụ tổng hợp các
hoạt động, xây dựng kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến và thúc đẩy các
hoạt động bán hàng và tổ chức các dịch vụ cần thiết sau bán hàng. Giám đốc
bán hàng trực tiếp lãnh đạo phòng kinh doanh, phòng kinh doanh bao gồm 4
nhân viên. Các nhân viên trong phòng kinh doanh trực tiếp quản lý đoạn thị
trường do mình quản lý (Công ty chia thị trường theo lĩnh vực hoạt động, ytế,
nông nghiệp, giải khát, mắm, hoá mỹ phẩm …). Các nhân viên này có nhiệm

vụ giao hàng tới khách hàng do mình quản lý, đồng thời tìm kiếm thêm khách
hàng mới trong đoạn thị trường đó và đồng thời thông qua các nhân viên
phòng kinh doanh, mọi phản hồi của khách hàng về sản phẩm (thiếu sản
phẩm, sản phẩm không đạt chất lượng, thiếu phụ kiện đi kèm …) sẽ được
phản hồi lại giám đốc bán hàng từ đó giám đốc bán hàng sẽ có các hoạt động
điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra giám đốc bán hàng còn kiêm nhiệm vụ của
kế toán trưởng, cùng với các kế toán khác do mình quản lý, tính lương,
thưởng cho toàn công nhân viên trong công ty.
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Giám đốc nhà máy có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất tại
nhà máy theo kế hoạch đã đề ra ở công ty, đảm bảo sao cho sản phẩm sản
xuất ra theo đúng kế hoạch và yêu cầu của khách hàng, xác định lượng
nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo sao cho quá trình sản xuất không bị gián
đoạn, chỉ đạo về khuôn mẫu cho sản phẩm, tham mưu cho tổng giám đốc về
mặt công nghệ, quyết định điều chỉnh sản xuất khi có những diễn biến bất
thường xảy ra, đồng thời quyết định lượng nguyên vật liệu dự trữ cần thiết để
đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu khi công ty có nhu cầu sản xuất lớn. Giúp
việc cho giám đốc nhà máy là các phó giám đốc phụ trách kế hoạch, phó giám
đốc phụ trách kỹ thuật và phó giám đốc phụ trách về mặt tổ chức xây dựng.
Phó giám đốc phụ trách kế hoạch có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công
việc vận chuyển sản phẩm của công ty từ kho nhà máy lên kho tập trung của
công ty bằng cách điều hành đội vận chuyển hay quyết định vận chuyển bằng
ôtô thuê ngoài, chuẩn bị công tác xay đổ nhựa cung ứng nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất sản phẩm, trực tiếp chỉ đạo và quyết định hình thức bao gói
sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chuyển sản phẩm tới tay
của khách hàng.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật phụ trách tổ cơ khí và tổ kỹ thuật. Tổ
cơ khí có nhiệm vụ chế tạo các khuôn mẫu có thể đồng thời có nhiệm vụ sửa

chữa máy móc, thiết bị dây truyền khi có hỏng hóc xảy ra. Tổ kỹ thuật trực
tiếp chỉ đạo sản xuất, kiểm tra máy móc, quyết định ngừng máy để sửa chữa
bảo hành, tổ kỹ thuật đồng thời còn có nhiệm vụ đào tạo công nhân, hướng
dẫn, kiện toàn đảm bảo cho công nhân sử dụng máy móc dây truyền một cách
thành thạo nhất. Ngoài ra tổ kỹ thuật còn có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp về
mặt năng lượng cho quá trình sản xuất của nhà máy.
Phó giám đốc tổ chức xây dựng phụ trách công việc hành chính của nhà
máy, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các công trình nhà xưởng, kho
của nhà máy. Ngoài ra phó giám đốc tổ chức xây dựng còn điều hành công
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
việc thu mua phế liệu cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhà máy, đặt hàng
các nguồn nguyên vật liệu từ trong nước và nước ngoài.
4. Một số kết quả và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Qua quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Đức Tấn – Sài
Gòn đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty
đã sản xuất được các loại bao bì nhựa phục vụ cho các ngành y tế, thực phẩm,
hoá mỹ phẩm nông nghiệp, đồ giải khát, thuỷ sản. Chúng ta có thể thấy rõ
hơn tình hình sản xuất của công ty qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty TNHH
Đức Tấn – Sài Gòn
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm
2001 2002 2003 2004 2005
1. Giá trị sản xuất 11995182 11308985,6 14047058,337 15987654,251 8396430,974
2. Doanh thu thuần 12519285 11963468,1 14944915,125 17492647,163 8755243,889
3. Lợi nhuận sau thuế 524103 404248,1 610542,616 799573,429 74254,542
(Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Tấn

– Sài Gòn)
Qua bảng trên ta có thể thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trong 5 năm trở lại đây
Năm tăng cao nhất là năm 2004 nhưng đến năm 2005 thì các chỉ tiêu
giảm rõ rệt do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, giá trị sản lượng sản xuất không ổn định: Năm 2004 giá trị
sản lượng sản xuất của công ty đạt lớn nhất và có giá trị là 15.987.654.251
đồng. Năm 2005 giá trị sản lượng sản xuất của công ty là nhỏ nhất chỉ đạt
8.396.430 đồng giảm 7.591.223.277 đồng giảm 47% do đó làm cho lợi nhuận
giảm.
Thứ hai, giảm giá hàng bán. Trong các năm 2003, 2004, 2005 không có
giảm giá hàng bán, tuy nhiên các năm 2001 giảm giá hàng bán là 96.211.000
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
đồng, năm 2002 là 95.869.700 đồng do đó làm cho kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty cũng không ổn định.
Thứ ba, do các nguyên nhân như công ty xây dựng nhà máy sản xuất
mới vào năm 2005, đội ngũ sản xuất không ổn định, bộ phận quản lý chưa ổn
định và hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao do đó ảnh hưởng đến sản lượng
sản phẩm sản xuất trong năm này cũng như các năm từ năm 2001 đến 2004.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và các chỉ tiêu tài chính của công ty tnhh đức tấn – sài gòn
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Số vòng quay toàn bộ
vốn kinh doanh
21,2 20,14 10,44 4,34 4,2
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định
0,4 0,23 0,26 0,26 0,02

Sức sản xuất của tài
sản cố định
6,145 4,432 4,6 4,8 2,9
Hiệu quả sử dụng vốn
lưu động
0,24 0,15 0,19 0,17 0,016
Số vòng luân chuyển
vốn lưu động
5,8 4,4 4,5 3,9 1,9
Chỉ số vốn lưu động 4,5 2,4 3,3 8,6 67,6
Chỉ số thanh toán
nhanh
3,2 1,2 1,7 3,1 34,7
Số vòng quay hàng
lưu kho
16,9 7,99 8,8 4,85 5,13
Doanh lợi doanh thu
bán hàng
0,04 0,033 0,04 0,045 0,008
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán Công ty TNHH Đức
Tấn – Sài Gòn )
Qua các chỉ tiêu ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty cũng như hoạt động tài chính của công ty là khá tốt, tuy nhiên các chỉ tiêu
này qua các năm chưa ổn định, cụ thể:
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Số vòng quay cuỉa toàn bộ vốn kinh doanh qua các năm 2001, 2002,
2003 là khá cao điều đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao, đến
các năm 2004, 2005 thì chỉ tiêu này giảm mạnh cho thấy các năm này công ty

không còn giữ được sự ổn định trong việc sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này qua các năm 2001 đến năm
2004 là khá tốt đến năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm rõ rệt, nguyên nhân là do
năm 2005 công ty bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất do đó lượng sản phẩm
sản xuất ra chưa cao do đó khả năng sinh lời của tài sản cố định không cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này qua các năm từ 2001 đến
năm 2004 tương đối tốt tuy nhiên đến năm 2005 thì giảm nhiều chứng tỏ đến
năm 2005 công ty sử dụng không còn hiệu quả vốn lưu dodọng.
Chỉ số vốn lưu động và chỉ số thanh toán nhanh năm 2001, 2002, 2003,
2004 là khá cao, đặc biệt năm 2005 là rất cao cho thấy công ty có khả năng
thanh toán nhanh cũng như chi trả các khoản nợ là rất tốt.
Số vòng quay hàng lưu kho qua các năm rất cao cho thấy công ty lưu
kho có hiệu quả.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
NGUYÊN VẬT LIỆU TỎNG CÔNG TY TNHH ĐỨC TẤN - SÀI GÒN
1. Các nhân tố bên trong công ty TNHH Đức Tấn - Sài Gòn ảnh hưởng
hoạt động cung ứng nguyên vật liệu
1.1. Sản phẩm
Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn sản xuất các loại bao bì nhựa phục
vụ cho các ngành y tế, hoá mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp, để giải khát,
ngành thú y.
- Ngành y tế: Dung dịch tẩy rửa vết thương, chai xịt Zuchi, chai thuốc
dung dịch đau mắt, chai truyền dịch, chai xúc miệng, chai thuốc ung thư…
- Giải khát thực phẩm: Chai Lucy 500, chai Ice Wa, chai mắm 500TT,
chai Fine, chai Lavi, chai Magi, chai mắm 500, chai mắm 250, chai ớt cao,
chai ớt dẹt, chai Magi 200.
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
- Bảo vệ thực vật: Chai sinh lý mặn, chai thú y 50 sứ, chai thú y 500pp,

chai 20HTV, chai 20 sứ dày.
- Ngành mỹ phẩm: Chai Dore to, hộp Herbal, chai Eaten sive, chai
Herbal, chai Fruit, chai Stives, hộp Pentine, chai Feather, chai Lifeboy.
- Hoá chất tẩy rửa: Chai bồ kết HT, chai tẩy dẹt vàng, chay tẩy dẹt trắng,
chai tẩy tròn dài, chai tẩy tròn ngắn, chai rửa kính, chai tẩy soso, chai gôm to,
chai gôm nhỏ, chai Trapha.
- Sản phẩm nút chai: Nút N10, nút N9, N8, N7, N6, N5, N4, N3, N2, N1.
Các loại nút này chủ yếu là các loại nút của các chai phục vụ cho các ngành y
tế, giải khát – thực phẩm bảo vệ thực vật, ngành thú ý, ngành hoá mỹ phẩm,
hoá chất tẩy rửa.
Để sản xuất các sản phẩm yêu cầu đặt ra đối với hoạt động cung
ứng nguyên vật liệu là phải cung cấp đủ số lượng, đúng chủng loại và
nguyên vật liệu phải đạt chất lượng để có thể sản xuất ra các sản phẩm
đạt chất lượng yêu cầu.
Thứ nhất, về khối lượng nguyên vật liệu cung cấp, hàng năm công ty
phải đảm bảo cung cấp khối lượng nguyên vật liệu đủ cho hoạt dộng sản xuất
sản phẩm trong từng năm, cho từng giai đoạn sản xuất. Trong các năm từ năm
2001 - 2005. Công ty TNHH Đức Tấn - Sài Gòn đã cung cấp đầy đủ khối
lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, cụ thể trong các năm từ
2001 đến năm 2005. Công ty đã cung cấp khối lượng nguyên vật liệu cho nhu
cầu sản xuất như sau:
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Bảng 3: Khối lượng nguyên vật liệu do hoạt động cung ứng nguyên
vật liệu cung cấp cho Công ty TNHH Đức Tấn - Sài Gòn từ năm 2001 đến
năm 2005.
Chỉ tiêu Năm
2001 2002 2003 2004 2005
Khối lượng

nguyên vật liệu
695.009,2 626.357,2 835.508,4 992.230,3 516.842,9
(Nguồn: Sở nhập vật tư từ năm 2001 đến năm 2005 Công ty TNHH
Đức Tấn - Sài Gòn.)
Thứ hai, về chủng loại nguyên vật liệu, cũng như khối lượng nguyên
vật liệu cung cấp, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu không những phải đảm
bảo cung cấp đủ số lượng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh
mà còn phải cung cấp đầy đủ số lượng mỗi loại nguyên vật liệu cho quá trình
sản xuất sản phẩm. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động cung ứng nguyên vật liệu
phải cung cấp đúng chủng loại nguyên vật liệu phục vụ cho hai dòng sản
phẩm là sản phẩm có độ cứng cao và sản phẩm có độ cứng không phải đảm
bảo độ giòn, bên cạnh đó Công ty cũng phải cung cấp nguyên liệu cho các sản
phẩm là các loại bao bì có độ mềm hơn.
Bên cạnh quá trình cung cấp các loại nguyên vật liệu nhựa cho quá
trình sản xuất sản phẩm, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu còn phải đảm
bảo cung ứng đầy đủ các loại phụ liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm như
sút dùng để làm sạch nguyên vật liệu nhựa trước khi đưa nguồn nguyên vật
liệu này vào sản xuất và bột màu dùng để tạo màu cho từng loại sản phẩm.
1.2. Bộ máy quản trị của Công ty:
Như phần trên đã nói, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu
được chỉ đạo trực tiếp bởi phó giám đốc phụ trách kế hoạch, phó giám đốc
phụ trách kế hoạch ngoài nhiệm vụ trực tiếp điều hành công việc vận chuyển
sản phẩm cũng như nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
của Công ty, còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho quá trình xay đổ nhựa, cung ứng
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Như vậy hoạt động cung ứng nguyên
vật liệu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình ra quyết định của phó giám đốc phụ
trách kế hoạch. Phó giám đốc phụ trách kế hoạch có quyết định liên quan đến

hoạt động cung ứng nguyên vật liệu như lựa chọn các doanh nghiệp bạn hàng
cung cấp nguyên vật liệu, quyết định bộ phận nhân sự liên quan đến công tác
cung úng nguyên vật liệu như bộ phận vật tư, bộ phận đội ngũ công nhân của
xưởng tái chế nhựa, quyết định mọi hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ
xưởng tái chế nhựa lên nhà máy sản xuất cũng như từ các doanh nghiệp cung
cấp nguyên vật liệu về nhà máy sản xuất, chỉ đạo các hoạt động thuộc hệ
thống cung ứng nguyên vật liệu như công tác kiểm kê đánh giá lại nguyên vật
liệu trong kho đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm cũng như quy định
chức năng, nhiệm vụ của thủ kho và mọi hoạt động về quản trị nguyên vật
liệu trong kho tàng của Công ty.
1.3. Công nghệ
Hệ thống máy móc – thiết bị dây truyền của công ty TNHH Đức Tấn –
Sài Gòn khá hiện đại, có thể bắt kịp được với tình hình phát triển của ngành
nhựa trong nước và trong khu vực. Toàn công ty có 12 máy ép, 11 máy thổi
đều được nhập từ Trung Quốc và một số máy như máy đảo bột màu, máy sấy
được công ty chế tạo và vận hành thành công. Hỗu hết các máy móc thiết bị,
dây truyền của công ty đều tự động hoá. Riêng trong năm 2005, sau khi xây
dựng nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Văn, công ty đã và đang
trang bị thêm những máy móc – thiết bị, dây truyền có thể nói là hiện đại vào
bậc nhất trong ngành sản xuất nhựa trong nước.
Với hệ thống máy móc thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại như vậy,
Công ty đã hạn chế được những sản phẩm sai hỏng, không đảm bảo yêu cầu
chất lượng từ đó có thể đảm bảo cho hoạt động cung ứng nguyên vật liệu luôn
đúng tiến độ và giảm được nguyên vật liệu mà Công ty cần cung cấp theo quá
trình sản xuất. Tuy nhiên với mỗi sản phẩm sai hỏng Công ty sẽ chuyển về
xưởng tái chế nhựa để tiếp tục tái chế cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho quá
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
trình sản xuất, tuy vậy với mỗi sản phẩm sai, hỏng không đạt tiêu chuẩn chất

lưọng Công ty lại tốn thêm chi phí lưu kho và chi phí vận chuyển trong quá
trình cung ứng nguyên vật liệu nhựa. Hơn thế nữa với mỗi sản phẩm sai hỏng
hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng được chuyển sang tái chế đều trải qua
những công đoạn từ phân loại, làm sạch, nghiền nhỏ, làm khô như vậy Công
ty sẽ vừa làm tăng thêm chi phí trả lương cho lao động vừa làm cho chất
lượng nhựa nguyên vật liệu giảm và làm tăng thời gian cho hoạt động cung
ứng nguyên vật liệu cho quá trình cung cấp nguyên vật liệu.
1.4. Cơ sở vật chất
Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn có trụ sở giao dịch tại Khu Bãi Đá -
Km12 – Văn Điển – Hà Nội nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Văn
– Duy Tiên – Hà Nam và một xưởng tái chế nhựa tại Mai Động – Hà Nội. Trụ
sở giao dịch có diện tích rộng 2000m
2
bao gồm văn phòng giao dịch có diện
tích 500m
2
và kho trung chuyển rộng 500m
2
. Xưởng tái chế nhựa có diện tích
500m
2
bao gồm một văn phòng điều hành và kho. Nhà máy sản xuất có diện
tích 15.000m
2
bao gồm 2 xưởng sản xuất, 1 nhà kho và 1 khu văn phòng.
Có thể nói Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn có cơ sở vật chất khá
hoàn thiện. Công ty không ngừng đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất cũng
như xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất –
kinh doanh - đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình đầu tư cho cơ sở vật chất liên
tục tăng từ các năm từ 2001 đến năm 2005. ta có thể thấy rõ điều đó qua các

số liệu đầu tư cho tài sản cố định qua các năm 2001 đến 2005.
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Bảng 4: Tài sản cố định được đầu tư thêm từ năm 2001 đến năm 2005
của Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002 2003 2004 2005
Đầu kỳ Cuối kỳ
Tài sản
cố định
1.068.796 1.448.841 2.058.306 2.694.169 3.475.260,633 4.277.357,346
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2001 đến năm 2005 của Công ty
TNHH Đức Tấn – Sài Gòn)
Các khoản đầu tư cho tài sản cố định chủ yếu phục vụ cho công tác mở
rộng hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cũng như trang bị thêm các máy móc,
thiết bị dây truyền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như nâng
cấp và dần hoàn thiện hệ thống đường vào nhà máy và hệ thống thông tin liên
lạc từ nhà máy sản xuất đến văn phòng đại diện của Công ty. Với việc đầu tư
như vậy cũng góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động cung ứng nguyên vật
liệu. Công ty đầu tư mở rộng qui mô, năng lực kho tàng sẽ góp phần làm tăng
hiệu quả cho hoạt động dự trữ, lưu kho nguyên vật liệu đảm bảo phục vụ cho
quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị ngừng trệ cũng như đảm bảo cung
cấp nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng, đúng chủng loại và đạt chất lượng
cho những giai đoạn khi nhu cầu về sản phẩm của Công ty trên thị trường
tăng cao. Công ty đầu tư máy móc, thiết bị nhà xưởng một mặt vừa làm hạn
chế những sản phẩm sai hỏng, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất

lượng và tiết kiệm được khối lượng nguyên vật liệu do đó có thể tiết kiệm
được chi phí cho quá trình cung ứng nguyên vật liệu như chi phí vận chuyển,
chi phí tăng thêm do lưu kho những sản phẩm sai hỏng, không đạt chất lượng
tại kho sản xuất, chi phí vận chuyển những sản phẩm sai hỏng, không đạt chất
lượng về xưởng tái chế nhựa cũng như các chi phí tăng thêm do chi cho hoạt
động tái chế nhựa. Công ty đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông từ khu công
nghiệp vào nhà máy sản xuất cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
1.5. Trang thiết bị
Hiện Công ty TNHH Đức Tấn - Sài Gòn có hệ thống máy móc thiết bị
dây truyền khá hiện đại. Hệ thống dây truyền của Công ty bao gồm các máy
móc đều được nhập từ Trung Quốc có tính tự động hoá cao. Hiện nay nhà
máy sản xuất của Công ty bao gồm hệ thống dây truyền sản xuất bao gồm
những máy móc sau:
Bảng 5: Số lượng máy móc trong dây truyền sản xuất của Công ty
nhựa Đức Tấn - Sài Gòn tính đến năm 2005.
Loại máy Số lượng
Máy ép 12
Máy thổi 11
Máy sấy 07
Máy đảo 04
Máy nghiền 03
Ngoài hệ thống máy móc thuộc dây truyền sản xuất được Công ty nhập
từ Trung Quốc, Công ty còn chế tạo thiết kế thêm các máy móc, thiết bị hỗ trợ
cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cũng như đảm bảo cho sản
phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể, Công ty đã thiết kế và chế
tạo thành công máy sấy và máy nghiền. Hai loại máy này có ảnh hưởng

không nhỏ tới hoạt động cung cứng nguyên vật liệu thông qua năng suất của
chúng. Với hệ thống 2 máy sấy và 3 máy nghiền, trang bị cho xưởng tái chế
nhựa Công ty đã bước đầu thành công trong việc nâng cao năng suất cũng
như chất lượng của nguồn nguyên vật liệu nhựa tái chế. Với hệ thống máy
móc được trang bị cho xưởng tái chế nhựa Công ty đã bước đầu thành công
trong việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng của nguồn nguyên vật liệu
nhựa tái chế. Với hệ thống máy móc được trang bị cho xưởng tái chế Công ty
đáp ứng được một phần nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất và đã dần khăc
phục được bài toán nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khi mà
trước kia nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hoàn toàn
phải nhập từ các doanh nghiệp bên ngoài thị trường.
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Ngoài những máy móc thiết bị trang bị cho quá trình sản xuất sản phẩm
và phục vụ cho công tác tái chế nhựa cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình
sản xuất, Công ty còn trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ cho quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Hệ thống trang thiết bị của Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn được
trang thiết bị khá đầy đủ. Các trang thiết bị này được bố trí cho các phòng ban
của công ty nhằm đảm bảo cho các phòng ban hoạt động với hiệu quả cao đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Hiện công ty có hệ thống máy tính khá đầy
đủ bao gồm 12 máy vi tính được nối mạng nội bộ cũng như nối mạng
Internet. Hệ thống máy vi tính này được bố trí cho các phòng ban như sau:
Bảng 6: Hệ thống máy vi tính được bố trí cho các phòng ban trong Công
ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn
Đơn vị: Chiếc
Phòng Máy tính Máy fax
Tổng Giám đốc 1 1
Giám đốc bán hàng 1 1

Phòng Kinh doanh 2 2
Phòng Tổ chức lao động 1
Phòng Kế toán 2 1
Bộ phần tiếp tân 1 1
Nhà máy sản xuất 3 3
Ngoài ra mỗi phòng ban còn được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết phục
vụ cho công việc hàng ngày như máy tính cá nhân, dập gim, bàn làm việc,
máy dập giấy, huỷ giấy… Đội ngũ công nhân sản xuất được công ty trang bị
bảo hộ lao động như sau: 2 bộ bảo hộ lao động/1 công nhân/năm. Hiện công
ty cũng có 3 xe ô tô trong đó có 2 xe có trọng tải 3,5 tấn, 1 xe có trọng tải 3,5
tấn phục vụ cho công tác vận chuyển.
1.6. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của công ty là nhựa.
Nhựa được chia thành 3 loại:
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
- Nhựa PP – HDPE – LDPE dùng để sản xuất ra các loại chai, nút có độ
cứng cao và những chai có độ cứng giòn.
Nguồn nguyên liệu nhựa này chủ yếu được nhập từ các doanh nghiệp
trong nước do đó chất lượng cũng như khối lượng nguồn nguyên liệu này phụ
thuộc rất lớn từ các doanh nghiệp cung cấp.
- Nhựa Pet dùng để sản xuất các loại chai, hộp, lọ có độ mềm.
- Nhựa phế liệu: Được phân loại thành 2 loại như trên phục vụ cho sản
xuấ ra mỗi loại chai, hộp khác nhau.
Nguồn nguyên liệu này được cung cấp bởi xưởng tái chế nhựa của
Công ty cũng như được Công ty thu mua từ các điểm tái chế nhựa và các
doanh nghiệp trên thị trường. Do đó chất lượng cũng như khối lượng của
nguồn nguyên liệu nhựa được đảm bảo nếu như nguồn nguyên liệu nhựa do
xưởng tái chế của Công ty cũng như các xưởng tái chế khác trên thị trường

được đảm bảo.
- Bột mày: Được dùng tạo màu cho các dòng chai
- Sút: Dùng để làm sạch nhựa
1.7. Lao động và điều kiện lao động
1,7.1. Lao động
Toàn công ty có 156 công nhân viên. Trong đó có 22 cán bộ làm việc tại
văn phòng công ty, 8 cán bộ quản lý tại nhà máy, 23 cán bộ kỹ thuật – KCS
còn lại là công nhân sản xuất trực tiếp. Như vậy nhân viên quản lý chiếm tới
19,2% công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 80,8% toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty.
BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ cơ cấu lao động trong công ty

Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
19.2
80.8
C¸n bé qu¶n lý
C«ng nh©n s¶n xuÊt trùc tiÕp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Về đội ngũ cán bộ quản lý: Có tới 1/3 cán bộ quản lý có trình độ Đại
học, cao đẳng chiếm 33,33% tổng số cán bộ quản lý, số còn lại là những
người đã gắn bó và làm việc với công ty từ rất lâu lên có những kinh nghiệm
làm việc trong sản xuất ngành nhựa.
Đội ngũ cán bộ quản lý cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, đặc biệt là đội ngũ
nhân viên trong ngành kinh doanh. Phòng kinh doanh bao gồm 4 nhân viên.
Các nhân viên phòng này hoạt động dưới sự điều hành của Giám đốc bán
hàng và nhiệm vụ trực tiếp quản lý đoạn thị trường do mình quản lý đồng thời
các nhân viên này cũng là một bộ phận chính khi tìm kiếm thêm khách hàng
và bạn hàng mới cụ thể tìm kiếm thêm các khách hàng trong hoạt động tiêu

thụ đồng thời cũng giúp phó giám đốc phụ trách kế hoạch tìm kiếm thêm các
bạn hàng cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho Công ty từ đó phó giám đốc
phụ trách kế hoạch quyết định lựa chọn bạn hàng cung cấp nguồn nguyên vật
liệu cho Công ty.
Về đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp: Đội ngũ công nhân sản xuất
trực tiếp chiếm 80,8% toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và
đội ngũ này được tuyển dụng từ các tỉnh. Tuy chiếm một tỷ lệ lớn trong bộ
máy của toàn công ty nhưng đội ngũ này có trình độ học vấn chưa cao tuy
nhiên toàn bộ số công nhân này có trình độ tay nghề tương đối lành nghề do
được hướng dẫn và đào tạo trực tiếp trên máy thông qua cán bộ kỹ thật đã có
hiểu biết và đào tạo bởi các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, một điểm yếu rất
lớn đối với số công nhân này là chưa thực sự ổn định, tính chấp hành công
việc chưa cao do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của toàn công ty.
Đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đối
với hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đặc biệt với đội ngũ công nhân sản
xuất tại xưởng tái chế nhựa. Đội ngũ này quyết định tới năng suất, chất lượng
nguồn nguyên vật liệu từ nguồn nhựa phế thải. Cũng như công nhân sản xuất
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
tại nhà máy sản xuất của Công ty, công nhân làm việc tại xưởng tái chế nhựa
cũng làm việc với chế độ làm việc chia làm 3 ca sản xuất. Các ca này luân
phiên làm việc với chế độ làm việc 1 ca là 6 giờ. Nhìn chung mức lương bình
quân công nhân của Công ty ổn định ở mức 830.000đ/1 công nhân, các ca làm
việc được chia theo mức thu nhập khác nhau, riêng ca 3 được phụ cấp thêm
4.666đ/1 công nhân. Như vậy năng suất cùng chất lượng làm việc của công
nhân sản xuất tại xưởng tái chế nhựa ảnh hưởng lớn đến khối lượng và chất
lượng nguyên vật liệu nhựa từ nguồn nhựa phế thải.
1.7.2. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp: Toàn bộ công nhân

sản xuất của công ty được chia làm ba ca sản xuất. Các ca này luân phiên thay
thế sản xuất với chế độ làm việc 1 ca 6 giờ Nhìn chung mức lương bình quân
công nhân của công ty ổn định ở mức 830.000đ/1 công nhân, các ca làm việc
được chia theo các mức thu nhập khác nhau riêng ca 3 được phụ cấp thêm
4666đ/1 công nhân, ngoài ra công ty cũng có các chế độ ưu đãi khác nhau như
chế độ phụ cấp độc hại cho toàn bộ số công nhân sản xuất trực tiếp.
Chế độ làm việc của cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý làm việc theo giờ
hành chính. Công ty cũng có những chế độ khuyến khích đối với những cán
bộ quản lý có những đóng góp cho công ty nói riêng và toàn bộ cán bộ quản
lý nói chung như tổ chức các chuyến đi nghỉ mát, du lịch cho cán bộ quản lý 2
lần/năm. với chế độ đãi ngộ như vậy công ty đã thực sự khuyến khích được
tinh thần làm việc của nhân viên.
1.8. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của công ty là nhựa.
Nhựa được chia làm 3 loại.
Thứ nhất, nhựa PP - HDPE - LDPE dùng để sản xuất ra các loại bao bì
là nút nhựa và chai nhựa có độ cứng và giàu phục vụ cho; ngành y tế như chai
sứ 75, chai đựng các loại thuốc chống ung thư, các loại chai xịt, chai đựng
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
thuốc cho trẻ em, chai xúc miệng, chai bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật như
chai đựng thuốc trừ sâu, chai đựng thuốc kích thích tăng trưởng chai hoá mỹ
phẩm: chai dầu gội Rojoy, enchenteur chai đựng chất tẩy rửa, bình chứa nước
5 gallon.
Thứ hai, nhựa Pet, GPPS,LD, dùng để sản xuất ra các loại chai có độ
bền kém hơn như chai đựng thuốc y tế: hộp đựng thuốc beberrin, hộp đựng
các dung dịch nhỏ mắt, hộp đựng dung dịch rửa vết thương, chai mắm.
Nguồn nguyên liệu nhựa này chủ yếu được nhập từ các doanh nghiệp
trong nước do đó chất lượng cũng như khối lượng nguồn nguyên liệu này phụ

thuộc rất lớn từ các doanh nghiệp cung cấp.
Thứ ba, nhựa phế liệu: được thu mua từ phế liệu nhựa được phân chia
ra làm hai loại như đã kể trên.
Nguồn nguyên liệu này được cung cấp bởi xưởng tái chế nhựa của
Công ty cũng như được Công ty thu mua từ các điểm tái chế nhựa và các
doanh nghiệp trên thị trường. Do đó chất lượng cũng như khối lượng của
nguồn nguyên liệu nhựa được đảm bảo nếu như nguồn nguyên liệu nhựa do
xưởng tái chế của Công ty cũng như các xưởng tái chế khác trên thị trường
được đảm bảo.
1.9. Hệ thống kho tàng
Muốn lưu kho nguyên vật liệu, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng hệ
thống kho tàng thích hợp. Giữa mua sắm, vận chuyển và lưu kho *** tồn tại
mối quan hệ sau: mọi hàng hoá sau kho được mua sắm ở thị trường phải được
vận chuyển về doanh nghiệp và tạm thời dự trữ trong kho. Việc tính toán bố
trí hệ thống kho tàng phải nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất (bán
hàng) với tổng chi phí kinh doanh mua sắm, vận chuyển và lưu kho tối thiểu.
Có nhiều loại hình thức kho tàng: nếu căn cứ vào công dụng của kho tàng sẽ
có kho nhập, kho chuẩn bị, kho trung gian và kho xuất, căn cứ vào không gian
phân bố thì có kho tập trung và kho phân tán; căn cứ vào tính chất xây dựng
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Nhựa phế liệu
Phân loại
L m sà ạch
Nghiền nhỏ
Làm khô
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
có kho ngoài trời và kho trong nhà; căn cứ vào tính chất lưu kho thì có kho
tiếp đất, kho bố trí theo khối và kho bố trí theo giá.
Nguyên vật liệu đầu vào sản xuất là nhựa với đặc điểm phải giữ được

nhựa khô ráo trước khi đưa vào sản xuất thì Công ty TNHH Đức Tấn - Sài
Gòn đang sử dụng loại kho trong nhà được bố trí theo khối. Mỗi loại nhựa
dùng để sản xuất các loại bao bì khác nhau sẽ được phân loại và xếp thành
từng khối tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bốc dỡ vào vận chuyển cho
quá trình sản xuất. Với hình thức kho xây dựng và bố trí theo khối sẽ đảm bảo
được yêu cầu của nuyên vật liệu nhựa trước khi đưa vào sản xuất. Hệ thống
kho tàng của công ty được bố trí tại hai địa điểm. Một là kho sản xuất dùng để
lưu cho các loại nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất ra được bố trí tại nhà
máy tại khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam. Kho sản xuất có
diện tích là 1500m
2
đảm bảo chứa đủ các loại nguyên vật liệu sẵn sàng đưa
vào sản xuất và dự trữ để phục vụ cho sản xuất. Hai là kho xuất đúng để làm
nơi trung chuyển sản phẩm trước khi sản phẩm được đưa đi tiêu thụ. Kho này
có diện tích là 500m
2
. Cùng với hai hình thức kho trên, hiện công ty còn có
một xưởng tái chế nhựa phế liệu tại Mai Động - Hà Nội. Đây là nguồn cung
cấp nguyên vật liệu nhựa phố cho công ty. Xưởng tái chế này có diện tích là
1200m
2
bao gồm phân xưởng tái chế nhựa hai kho dùng để lưu kho là nhựa
phế liệu và nhựa sau khi đã tái chế.
1.10. Công nghệ qui trình tái chế nhựa.
Nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhựa thu mua từ nguồn phế
liệu do đó công nghệ tái chế nhựa cũng có ảnh hưởng
rất lớn tới quá trình cung cấp nguyên vật liệu.
Hình 2: Qui trình tái chế nhựa
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Nhựa phế liệu

Phân loại
Nhựa nguyên
liệu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Nếu qui trình tái chế nhựa như trên thì giai đoạn nghiền nhỏ có vai trò
rất lớn, quyết định công suất tạo ra nguồn nguyên vật liệu cho công ty do đó
công nghệ trong giai đoạn này rất quan trọng. Hiện tại xưởng tái chế nhựa bao
gồm ba máy nghiền và hai máy sấy nhựa. Với công nghệ như vậy cùng với
các điểm thu mua hiện phân xưởng tái chế nhựa có thể cung cấp nguồn
nguyên liệu cho công ty từ 1000 đến 2000 tấn nhựa/tháng chiếm 5,1% tổng số
nguyên vật liệu cho toàn công ty.
Để nâng cao hiệu quả và năng suất cho quá trình cung cấp nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất hiện nay công ty cũng đang và đã nghiên cứu chế
tạo máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình tái chế nhựa. Với loại máy móc
công ty đã nghiên cứu, công ty vừa rút ngắn được thời gian cho công việc tái
chế nhựa vừa nâng cao được công suất. Với loại máy công ty đang và đã chế
tạo thì qui trình tái chế nhựa được rút ngắn xuống rất nhiều.
Hình 3: Qui trình tái chế nhựa do máy móc – thiết bị
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Với loại máy móc - thiết bị nêu trên, qui trình tái chế nhựa sẽ được rút
ngắn xuống rất nhiều. Nhựa sau khi được phân loại sẽ được chuyển vào các
máy. Sau ki nhựa phân loại và qua chế biến của máy sẽ tạo ra được sản phẩm
nhựa phế liệu. Qui trình như vậy sẽ tích kiệm được rất nhiều thời gian và nhân
công. Tuy nhiên với mỗi máy kể trên công ty sẽ phải tốn thêm 300.000.000đ
chi phí cho quá trình nghiên cứu và chế tạo.
1.11. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song hoạt động

tiêu thụ lại quyết định và là điều kiện tiền đề cho kế hoạch sản xuất sản phẩm,
do đó hoạt động tiêu thụ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung ứng
nguyên vật liệu. Ngày nay, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc
vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ qui định nhịp độ sản xuất.
Trong những năm gần đây, nhìn chung kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
công ty dựa trên những khách hàng đã làm ăn quen thuộc với công ty từ nhiều
năm trước đây, tuy nhiên riêng trong năm 2005, công ty đã ký được những
hợp đồng cung cấp sản phẩm quan trọng như công ty thuốc bảo vệ thực vật
Vĩnh Phúc, nước mắm Phương Trang, Tâ Việt Dũng, Viện nghiên cứu môi
trường quốc gia, công ty dược phẩm sản xuất thuốc ung thư và một số công ty
khác. Trong các năm từ năm 2001 đến năm 2004, doanh thu bán hàng của
công ty không ngừng tăng nhanh, riêng trong năm 2005 quá trình tiêu thụ của
doanh nghiệp có giảm sút. Ta có thể thấy rõ, tình hình tiêu thụ của công ty
trong năm năm trở lại đây qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Đức Tấn -
Sài Gòn 2001-2005
Đơn vị: đồng
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Trần Quang
Huy
Chỉ tiêu
Năm
2001 2002 2003 2004 2005
Doanh
thu bán
hàng
12.704.810.000 12.084.624.000 14.957.456.125 17.814.161.803 8.755.243.889
(Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Đức Tấn - Sài Gòn)
Doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty trong những năm gần đây

có tăng song quá trình tăng không ổn định. Riêng năm 2005 doanh thu từ hoạt
động bán hàng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân như công ty xây dựng nhà
máy sản xuất mới, đội ngũ công nhân chưa thực sự ổn định, bộ máy quản trị
còn chồng chéo, cồng kềnh do đó hoạt động không hiệu quả.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty càng đạt hiệu quả cao thì
khối lượng sản phẩm sản xuất càng lớn do đó khối lượng nguyên vật liệu mà
Công ty phải cung cấp cũng tăng giảm theo số lượng sản phẩm mà hoạt động
tiêu thụ đem lại. Trong các năm từ năm 2001 đến năm 2005 hoạt động tiêu
thụ của Công ty không ổn định do đó mà khối lượng nguyên vật liệu mà Công
ty cần dùng để sản xuất sản phẩm cũng không ổn định. Trong các năm này thì
doanh thu từ hoạt động bán hàng của Công ty cao nhất là năm 2005 do đó
khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm này cũng phải cao để phù hợp với
khả năng đáp ứng của hoạt động tiêu thụ do đó mà Công ty cũng cần có các
hoạt động mua sắm nguyên vật liệu phù hợp với khả năng tiêu thụ cũng như
tình hình sản xuất của Công ty.
1.12. Hoạt động sản xuất
Trong những năm trở lại đây, do được đầu tư mở rộng sản xuất cũng
như được đầu tư thêm những máy móc thiết bị, dây truyền hiện đại đồng thời
những máy móc thiết bị, dây truyền cũ được cải tiến phù hợp với điều kiện
sản xuất, đồng thời với quá trình đổi mới công nghệ là quá trình đào tạo nâng
Lớp: QTKD Tổng hợp 44A SVTH: Lê Văn Sự

×