Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

giao an lop 5 tuan 31-35 CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.93 KB, 113 trang )

Thứ hai.ngày.23 tháng 4 năm 2011
Tập đọc: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I.MỤC TIÊU:
1/KT, KN :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhâ vật.
- Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm
muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi
trong SGK )
2/T Đ : Khâm phục tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Định
II.CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đọc bài Tà áo dài VN + trả lời câu hỏi
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học :
1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc : 10-12’
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
GV đưa tranh minh họa và giới thiệu
về tranh
- HS quan sát + lắng nghe
-GV chia 3 đoạn - HS đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc
Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai + HS đọc các từ ngữ khó :Truyền đơn,
lính mã tà, thoát li, rủi


+ HS đọc phần chú giải
- HS đọc theo nhóm 3
- 1HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2:Tìm hiểu bài : 10-12’ HS đọc thầm và TLCH
Đoạn 1 + 2:
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho
chị Út là gì?
+ Rải truyền đơn
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Út
rất hồi hộp khi nhận công việc đầu
tiên?
+
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không
yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu
truyền đơn.
TUẦN 31
+ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết
truyền đơn?
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi
bận.tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên
lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ
từ rơi xuống đất.Gần tới chợ thì vừa hết,
trời cũng sáng.
Đoạn 3: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Vì sao chị Ut muốn được thoát li?
+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn
làm được nhiều việc cho cách mạng.
HĐ 3:Đọc diễn cảm ;7-8’
HD HS đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp đọc

Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện
đọc đoạn : Anh lấy từ biết giấy gì.
- Đọc theo hướng dẫn GV
Cho HS thi đọc - HS thi đọc
Nhận xét + khen những HS đọc hay - Lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài
Toán : Phép trừ
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm
thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
H Đ 2 : Thực hành : 29-31’
Tương tự tiết ôn tập về phép cộng.
- 2HS làm bài 1,2
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu
biết chung về phép trừ: tên gọi các thành
phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính
chất của phép trừ (như trong SGK).
Bài 1: Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài
(theo mẫu).
Bài 1: HS tự tính, thử lại rồi chữa bài

Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi
chữa bài nên cho HS củng cố về cách tìm
số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 2:
HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS tự giải rồi chữa bài.
Bài 3:
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa
là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học.
- Nêu lại cách trừ phân số, số thập phân.
Đạo đức : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN TIÊN NHIÊN (tiết 2)
Đã soan ở tiết 1












********************************************************************
Thứ ba .ngày 24 tháng 4 năm 2011
Chính tả nghe - viết: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1/ KT,KN :
- Nghe – viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương (BT2, BT3 a/b)
2/TĐ : Yêu thích sự trong sáng của TV
II.CHUẨN BỊ :
Bút dạ và một vài tờ phiếu viết BT2.
Giấy khổ to viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương được in nghiêng ở
BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- HS lên bảng viết theo lời đọc của GV
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học : 1
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Hướng dẫn nghe–viết : 17-18’
Hướng dẫn chính tả
- HS lắng nghe
GV đọc bài chính tả một lượt Theo dõi trong SGK
- 2 HS giỏi đọc lại
Đoạn văn kể gì ? + Đặc điểm của 2 loại áo dài cổ truyền
của VN.Từ những năm 30 của thế kỉ
XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải
tiến thành chiếc áo dài tân thời.

- Lưu ý HS những từ ngữ dễ viết sai
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu
để HS viết.
- Luyện viết chữ khó: cổ truyền, y phục
- HS viết chính tả
Đọc lại toàn bài một lượt
Chấm 5 → 7 bài
Nhận xét chung
HĐ 2:Làm BT : 10-12’
Hướng dẫn HS làm B
- HS soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi
- Lắng nghe
Cho HS làm bài. Phát phiếu cho 3 HS - 1HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài theo nhóm, 3HS làm vào
phiếu
- HS trình bày.
a.Giải thưởng trong các kì thi văn hoá,
văn nghệ, thể thao ?
a.Giải nhất: Huy chương Vàng
Giải nhì : Huy chương Bạc
Giải ba : Huy chương Đồng
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài
năng ?
b.Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân
dân.
Danh hiệu cao quý : Nghệ sĩ Ưu tú
c.Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn
bóng đá xuất sắc hàng năm?
c.Cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc

nhất: Đôi giày Vàng, Quả bống Vàng
Cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc : Đôi
giày Bạc, Quả bóng Bạc
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT3
Cho HS đọc yêu cầu BT
Dán phiếu lên bảng lớp
Nhận xét + tuyên dương nhóm thắng
cuộc.
.
Đọc nội dung BT
- 1HS đọc lại tên các danh hiệu, giải
thưởng, huân chương, kỉ niệm
chương được in nghiêng trong bài.
- HS làm bài
- 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức
Vd: Nhà giáo Nhân dân
Nhà giáo Ưu tú
Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo
dục.
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ cách viết tên các danh
hiệu, giải thưởng và huy chương
- Nhắc lại cách viết tên các danh hiệu
Tập đọc: BẦM ƠI
I.MỤC TIÊU:
1/ KT,KN :
- Đọc trôi trảy, lưu loát ; diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
Hiểu nội dung, ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với

người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ.)
2/ TĐ : Biết ơn và cảm thông nỗi vất vả, khó nhọc cuả ngững người phụ nữ VN
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đọc bài cũ + trả lời câu hỏi
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc : 10-12’
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai + HS đọc các từ ngữ khó: bầm, đon,
+ HS đọc chú giải
- HS đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc cả bài
HS lắng nghe
GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài : 9-10’ HS đọc thầm và TLCH
Khổ 1 + 2:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới
mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, Anh
nhớ hình ảnh người mẹ lội ruộng cấy
mạ non, mẹ run vì rét.

+ Tìm những hình ảnh so sánh thể
hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu
nặng?
+ Mạ non bầm cấy mâý đon

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy
Khổ 3 + 4:
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như
thế nào để làm yên lòng mẹ?
*Con đi trăm núi đời bầm sáu mươi.
Câu nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ,

+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ,
em nghĩ gì về người mẹ của anh?
+ Là một người phụ nữ VN điển hình,
chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy
tình thương con
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em
nghĩ gì về anh?
HĐ 3: Đọc diễn cảm : 6-7’
HD HS đọc diễn cảm
+ Anh chiến sĩ là 1 người con rất yêu
thương mẹ, yêu đất nước.
- 4 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện
đọc: Ai về thăm bầm bấy nhiêu.
- Đọc theo hướng dẫn GV
Nhận xét + khen những HS đọc hay
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học

Dặn HS về tiếp tục học thuộc lòng bài
thơ
- Nhăc lại ý nghĩa bài thơ
Toán :Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1
H Đ 2: Thực hành : 30-31’
'GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
1HS lên làm BT3.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
a)






++







+=+++
4
1
4
3
11
4
11
7
4
1
11
4
4
3
11
7

2
4
4
11
11
=+=
b)







+−=−−
99
14
99
28
99
72
99
14
99
28
99
72

33
10
99
30
99
42
99
72
==−=
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự
giải và chữa bài.
Bài 3: Dành cho HSKG

Bài giải:
Phân số chỉ số phần tiền lương gia
đình đó chi tiêu hàng tháng là:
20
17
4
1
5
3
=+
(số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia
đình đó để dành là:
100
15
20
3
20
17
1
==−
(số tiền lương)
%15
100
15
=
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để
dành được là:
4000000 x 15 : 100 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương;

b) 600000 đồng
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- Xem trước bài phép nhân.
Khoa học: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU : Ôn tập về :
1/ KT, KN :
- Một số hoa thụ phấn ngờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ con, một số loài động vật đẻ trứng.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại
diện.
2/ TĐ : Yêu quý và bảo vệ động thực vật.
II. CHUẨN BỊ :
- Hình trang 124, 125, 126 SGK.
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Làm BT 1 : 7-8’
- 2HS đọc BT1, lớp đọc thâm
- HS làm vào phiếu
1. Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung
dưới đây phù hợp với chỗ nào trong
câu.
a) Sinh dục
b) Nhị
c) Sinh sản
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài
thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực

gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là
nhuỵ
d) Nhuỵ
- 1,2 HS đọc lại BT đã điền
HĐ 3 : Làm BT 2 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 2
và TL câu hỏi
- Nhị phù hợp với số thứ tự nào trong
hình?
- Nhuỵ phù hợp với số thứ tự nào trong
hình?
- Nhị phù hợp với số 2.
- Nhuỵ phù hợp với số 1.
HĐ 4 : Làm BT 3 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 3
và TL câu hỏi
Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa
thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ
phấn nhờ côn trùng?
- Cây hoa hồng, hoa hướng dương thụ
phấn nhờ côn trùng; cây ngô thụ phấn
nhờ gió
HĐ 5 : Làm BT 4 : 7-8’
- HS lào bài theo nhóm 4
- HS làm vào phiếu học tập.
Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới
đây phù hợp với chỗ nào trong câu.
a) Trứng b) Thụ tinh c) Cơ thể mới
d) Tinh trùng e) Đực và cái
- Đa số loài vật được chia thành 2 giống:

đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục
đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ
quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với
trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân
chia nhiều lần và phát triển thành cơ
thể mới, mang những đặc tính của bố và
mẹ.
- 1,2 nhóm đọc bài của mình, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 6 : Làm BT 5 : 4-5’
Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ
trứng, động vật nào đẻ con?
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT
5 và TL câu hỏi :
.Động vật đẻ con.hươu cao cổ và sư
tử.Động vật đẻ trứng là chim cánh cụt
và cá vàng.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.












********************************************************************
Thứ tư .ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
1/KT, KN :
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kỳ I. Lập dàn ý vắn tắt cho
một trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể
hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ( BT2).
2/TĐ : Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh HS đã học trong các
tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ TUẦN 1 đến TUẦN 11 (sách Tiếng
Việt 5, tập một). Hai tờ phiếu kẻ bảng chưa điền nội dung để HS làm bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 4-5’
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học : 1’
b.Các hoạt động:
- 2HS đọc bài tiết trước
- HS lắng nghe
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 14-15’
- 1HS đọc yêu cầu của BT
- HS liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HKI từ tuần 1 - tuần 11 và lập dàn ý cho 1
trong các bài đó.
- HS làm bài vào vở BT. GV phát phiếu cho 2 HS

- HS trình bày
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng (dán tờ phiếu ghi lời giải lên bảng)
Tuần Các bài văn tả cảnh Trang
1 - Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng
10
11
12
14
2 - Rừng trưa
- Chiều tối
21
22
3 - Mưa rào 31
6 - Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
62
62
7 - Vịnh Hạ Long 70
8 - Kì diệu rừng xanh 75
9 - Bầu trời mùa thu 87
- Đất Cà Mau 89
- HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý 1 bài văn
HĐ 2:Cho HS làm BT2: 12-14’
- HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Buổi sáng ở TP Hồ Chí Minh
- 1HS đọc các câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt bài văn, suy nghĩ và TLCH
- GV nhận xét, chốt lại nội dung :

+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở TP Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng
đến lúc sáng rõ.
+ Những chi tiết cho thấy tg quan sát cảnh vật rất tinh tế: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng
tầng đậm nét./Màn đêm mờ ảo vào đất./ Thành phố hơi sương./ Những vùng sớm./
Ánh đèn tắt./ Ba ngọn gần lại./ Mặt trời mềm mại.
+Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình
cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I.MỤC TIÊU:
1/KT,KN :
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ VN
- Hiểu ý ngĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ
ở BT2 (BT3)
2/TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV
II.CHUẨN BỊ :
Bút dạ và một vài tờ giấy kẻ bảng nội dung BT1a.
Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 3 HS
Nhận xét + cho điểm
- Tìm ví dụ về cách dùng dấu phẩy
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
b.Các hoạt động: 28-29’
- HS lắng nghe

HĐ 1: Cho HS làm BT !
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS làm bài vào vở BT, lần lượt trả lời câu hỏib,.GV phát phiếu + bút dạ cho HS
Cho HS trình bày:
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
* Những từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ VN: chăm chỉ, cần cù, nhân
hậu, độ lượng, biết quan tâm đến mọi người,
HĐ 2: Cho HS làm BT2:
- HS đọc yêu cầu BT2, suy nghĩ, phát biếu ý kiến
+ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của
me.
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Phụ nữ rất giỏi giang, đảm đang,
là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- HS nhẩm đọc thuộc các câu tục ngữ
HĐ 3: Cho HS làm BT3: Dành cho HSKG
- HS đọc yêu cầu BT
HS làm bài theo nhóm 2, đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ ở BT2
- HS nối tiếp nhau trình bày .
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học. Dặn HS hiểu đúng và
ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được
cung cấp qua tiết học
- Nhắc lại các câu tục ngữ vừa học
Toán : Phép nhân
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận
dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
anh hùng
bất khuất
trung hậu
đảm đang
biết gánh vác, lo toan mọi việc
có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi
thường
không chịu khuất phục trước kẻ thù
chân thành và tốt bụng với mọi ngưòi
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
H Đ 2 : Thực hành : 29-31’
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu
biết chung về phép nhân: tên gọi các thành
phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính
chất của phép nhân (như trong SGK)
- 2HS lên làm BT2
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm rồi
chữa các bài tập.
Bài 1 (Cột 1): Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 1 1 (Cột 1: HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2:.
Bài 2:. HS nêu cách nhân nhẩm số thập
phân với 10; với 100 hoặc với 0,1; với

0,01; (bằng cách chuyển dấu phẩy về
bên phải, hoặc bên trái một chữ số, hai
chữ số) rồi tự làm và chữa bài.
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
417,56 x 0,01 = 4,1756
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi
HS chữa bài GV nên yêu cầu HS nêu cách
làm, giải thích cách làm (phần giải thích
không viết vào bài làm).
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài, nêu
cách làm, giải thích cách làm .
a) 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x 2,5 x 4 (t/c giao
hoán)
= 7,8 x 10 (t/c kết hợp)
= 78 (Nhân với 10)
b) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 = (8,3 + 1,7) x
7,9
(Nhân một tổng với một số)
= 10 x 7,9
= 79 (Nhân với
10)
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự
giải và chữa bài.
Bài 3:
Bài giải:
Quãng đường ô tô và xe máy đi được
trong 1 giờ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)

Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp
nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
Đáp số: 123 km
3. Củng cố dặn dò : 1-2’ - Nhắc lại cách nhân phân số, số
thập phân.
Kĩ thuật : LẮP RÔ BỐT ( TIẾT 2)
Đã soạn ở tiết 1
Khoa học: MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
1/ KT, KN :
- Khái niệm về môi trường
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
2/ TĐ : Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường nhà trường, nhà ở, …ngày càng trong
lành, sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
-Thông tin và hình trang 128, 129, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Quan sát và thảo luận : 14-15’
- GV giao việc
- Đọc các thông tin trên và tìm xem mỗi
thông tin trong khung chữ dưới đây ứng
với hình nào.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
đọc các thông tin, quan sát hình và làm

bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành
trang 128 SGK.
a) Con người, thực vật, động vật,
- Làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm
ruộng, một số phương tiện giao thông,
- Nước, không khí, ánh sáng, đất, Ứng
với hình nào?
- Hình 1 – c;
b) Con người, thực vật, động vật,
- Nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương
tiện giao thông,
- Hình 2 – d
- Nước, không khí, ánh sáng, đất, Ứng
với hình nào?
c) Thực vật, động vật, ( sống trên cạn
và dưới nước )
- Nước, không khí, ánh sáng, đất, Ứng
với hình nào?
- Hình 3 – a;
d) Thực vật, động vật, ( sống dưới
nước)
- Nước, không khí, ánh sáng, đất, Ứng
với hình nào?
Hình 4 – b.
- Đại diện nhómTL, mỗi nhóm nêu 1 đáp
án, các nhóm khác so sánh với kết quả
của nhóm mình.
Theo cách hiểu của các em, môi trường
là gì?
- HS trả lời

GV Kết luận : Môi trường là tất cả
những gì có xung quanh chúng ta;
những gì có trên Trái Đất hoặc những gì
tác động lên Trái Đất này. Trong đó có
những yếu tố cần thiết cho sự sống và
những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại,
phát triển của sự sống. Có thể phân biệt :
Môi trường tự nhiên ( Mặt Trời, khí
quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh
vật, ) và môi trường nhân tạo ( làng
mạc, thành phố, nhà máy, công
trường, ).
- HS trả lời
HĐ 3 : Thảo luận : 10-12’ - HS thảo luận nhóm 2
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi
trương nơi bạn sống.
- 1số nhóm trả lời trước lớp.
- GV tổng hợp những yếu tố môi trường
chính ở xã Sơn Thuỷ.
- 2HS đọc nội dung chính
3.Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học.












********************************************************************
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2011
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
1/ KT,KN :
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong chuyện.
2/ TĐ : Học tập và làm theo những gương biết làm việc tốt
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết đề bài của tiết Kể chuyện.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
- Kể chuyện về một nữ anh hùng hoặc
một phụ nữ có tài
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học: 1'
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Tìm hiểu yêu cầu của đề bài : 6-7’
- HS lắng nghe
Ghi đề bài lên bảng + gạch dưới những
từ ngữ cần chú ý

Kể về việc làm tốt cảu bạn em.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS đọc gợi ý trong SGK:
+ Em chọn ngưòi bạn nào làm việc ?
+ Em kể về việc làm tốt nào cảu bạn ?
+ Bạn em đã làm việc tốt ntn ?
+ Trao đổi với các bạn cảm nghĩ ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Gợi ý HS gạch ý chính trên giấy nháp
để khi kể có thể dựa váo các ý chính đó
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện : 20-22’
- Nói về nhân vật trong truyện
- Gạch gợi ý
Cho HS kể trong nhóm:
Theo dõi, uốn nắn
- Kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện
HS thi kể chuyện:
Nhận xét + khen những HS kể hay - Thi kể chuyện + nêu ý nghĩa
Lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I.MỤC TIÊU:
1/ KT,KN:
Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy ( BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy
dùng sai (BT2,3).
2/ TĐ : yêu thích sự trong sáng của TV
II.CHUẨN BỊ :

Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy
3 tờ phiếu để HS làm BT1
2 tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 3 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đặt câu với nội dung các câu tục ngữ
GV đọc
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
b.Các hoạt động:
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 8-9’
- HS lắng nghe
- GV đưa bảng phụ ghi 3 tác dụng của
dấu phẩy lên
- 1 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm
- Quan sát + 1 HS đọc trên bảng phụ
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3
HS
- HS làm bài vào vở BT, 2HS làm vào
phiếu
- HS trình bày
- Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ 2: Cho HS làm BT2: 9-10’
- 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui
Anh chàng láu lỉnh

- GV dán bảng 3 tờ phiếu - HS làm vào vở Bt, 3 HS lên bảng
làm vào phiếu.
Lời phê của xã ?
Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào
chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là
xã đồng ý cho làm thịt con bò ?
+ Bò cày không được thit.
+ Bò cày không được,thịt.
Lời phê trong đơn cần được viết ntn
để anh hàng thịt không thể chữa một
cách dễ dàng ?
+ Bò cày, không được thịt.
GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi
viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu
lầm rất tai hại.
HĐ 3: Cho HS làm BT3: 9-10’
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu
phẩy bị đặt sai nên các em phải sửa lại
- HS đọc yêu cầu của BT
Cho HS làm bài. GV dán 2 tờ phiếu lên
bảng

- HS làm bài theo nhóm 2, 2HS làm
vào phiếu
- Trình bày
Câu dùng sai dấu phẩy
1,Sách Ghi-net ghi nhận, chị Ca-rôn là
người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
Sửa lại
1,Sách Ghi-net ghi nhận chị ca-rôn là

người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
2,Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến
cấp cứu tại một
2,Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến
cấp cứu tại một
3,Để có thể, đưa chi đến bệnh viện người
ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên
cứu hoả.
3,Để có thể đưa chi đến bệnh viện,
người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22
nhân viên cứu hoả.
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu
phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu
phẩy
- Nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
Toán : Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhaan và quy tắc nhân một tổng với
một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới :

HĐ 1: Giới thiệu bài : 1
H Đ2 : Thực hành : 30-31’
- GV HD HS tự làm bài rồi chữa bài.
- 1HS lên làm BT2.
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 1:
a) 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg x 3
= 20,25kg
b) 7,14m
2
+ 7,14m
2
+ 7,14m
2
x 3
= 7,14m
2
x (1 + 1 + 3) = 7,14m
2
x 5
= 35,7m
2
Hoặc 7,14m
2
+ 7,14m
2
+ 7,14m
2
x 3
= 7,14m

2
x (1 + 1) + 7,14m
2
x 3
= 7,14m
2
x 2 + 7,14m
2
x 3
= 7,14m
2
x (2 + 3) = 7,14m
2
x 5 = 35,7m
2
c) 9,26dm
3
x 9 + 9,26dm
3

= 9,26dm
3
x (9 + 1)
= 9,26dm
3
x 10 = 92,6dm
3
Bài 2: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
Bài 2
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 =

7,275
b) (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán
rồi giải và chữa bài.
Bài 3:
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm
2001 là:
77515000 x 1,3 : 100 = 1007695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm
2001 là:
77515000 + 1007695 = 78522695
(người)
Đáp số: 78 522 695 người
Bài 4: Cho HS tự nêu tóm tắt, tự phân
tích bài toán rồi làm và chữa bài.
Bài 4:
Bài giải:
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bên B hết
1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ.
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
Đáp số: 31 km
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS làm bài tốt
Lịch sử : TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( 2 tiết )
I.MỤC TIÊU :

1/KT,KN :
- Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện,nhân vật lịch
sử ở huyện Alưới và xã Sơn Thuỷ
- Giáo dục lòng yêu hương, đất nước; biết ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ, gia
đình có công với Cách mạng
-Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương
2/TĐ : Tự hào về truyền thống lịch sử huyện nhà .
II.CHUẨN BỊ :
- Bản đồ Việt Nam
- HS sưu tầm, tìm hiểu về lịch sử địa phương
- GV chuẩn bị câu chuyện về Anh hung Lực lượng vũ trang Hồ Vai & Kan
Lịch
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 4-5’
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được khởi
công vào thời gian nào?
Tác dụng của Nhà máy Thuỷ điện Hoà
Bình?
- 2 HS đọc bài
2. Bài mới :
H Đ1 : Giới thiệu bài : 1’
H Đ2 : Tìm hiếu về các anh hùng, thương
binh liệt sĩ ở địa phương
* HS kể theo nhóm nghe về 2 bà mẹ liệt sĩ ở xã
Sơn Thuỷ và những việc mình ( hoặc Đội
TNTP ) đã làm để thể hiện sự quan tâm và biết
ơn đối với gia đình có công với CM.
Hãy kể tên các Anh hùng Lực lượng vũ
trang ở huyện Alưới?

* Kan Lịch, Hồ Đức Vai, Bùi Hồ Dục, Kăn Đờm,
Cu Tríp, Hồ A Nun,…
- GV nói thêm cho HS biết Anh hùng Hồ
Đức Vai là chú của Kan Lịch và còn có cái
tên của người Tàôi là Cu Thời
- Hoạt động 2: Tìm hiếu về các di tích lịch sử
ở địa phương
- HS thảo luận nhóm 4
Kể tên về các di tích lịch sử ở địa phương
mà em biết?
- Sân bay Aso, các địa đạo ở Hồng Vân, Hồng
Bắc,…Đường mòn Hồ Chí Minh
GV nói thêm về sân bay Aso và những hậu
quả chiến tranh còn ảnh hưởng đến cuộc
sống của những người dân còn ở đó.
- Hoạt động 3: GV đọc cho HS nghe chuyện:
Bác Hồ trong tình cảm của đồng bào các dân
tộc huyện ALưới ( Giáo dục & đào tạo TTH –
5/2003 )
- HS lắng nghe
-Thảo luận về nội dung câu chuyện: câu chuyện
kể về cuộc gặp gỡ giữa biết Anh hùng Hồ Đức
Vai & Kan Lịch vơi Bác Hồ; tình cảm của Bác
đối với đồng bào các dân tộc huyện ALưới và của
đồng bào các dân tộc huyện ALưới đối với Bác.
3.Củng cố, dặn dò: 2-3’
Đế nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ,… ở địa
phương ta đã làm những công việc gì ?
- Viếng nghĩa trang liệt sĩ vào các ngày lễ lớn,
thăm và tặng quà các gia đình thương binh liệt

sĩ, gia đình có công CM,…
- Tổ chức kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng
Aso( 11/3/1966) và dân tộc ALưới mang họ Hồ;
ngày thành lập huyện A Lưới( 3/3 1976);50 năm
Đường Trường Sơn ( 19/ 1959 – 2009 )











********************************************************************
Thứ sáu .ngày 27 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1/ KT,KN:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
2/TĐ : Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết 4 đề văn.
Một số tranh ảnh (nếu có) phục vụ yêu cầu của đề.
Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS - HS trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh
Nhận xét + cho điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 7-8’
- HS lắng nghe
- GV chép 4 đề bài a, b, c lên bảng lớp - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS chọn 1 trong 4 cảnh đã nêu lập dàn
ý.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà - Hs nói tên đề bài mà mình chọn
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 4 HS - Dựa theo gợi ý 1,HS viết nhanh dàn ý,
4Hs làm vào phiếu.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét
- Nhận xét + bổ sung, hoàn chỉnh 4 dàn ý của
HS trên bảng
HĐ 2: Cho HS làm BT2:
Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Hs tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Dựa theo dàn ý đã lập, từng hS trình
bày miệng bài văn tả cnảh của mình
trong nhóm 4.
- Cho HS trình bày miệng dàn ý - Đại diện các nhóm trình bày trước
lớp.
- HS trao đổi, thảo luận về các vấn đề
trong dàn ý
- Bình chọn người trình bày hay nhất.

3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn những HS viết chưa đạt về viết lại để
chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn trong tiết sau
Toán : PHÉP CHIA
I.Mục tiêu:
1/KT, KN : Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận
dụng trong tính nhẩm.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết các tính chất của phép chia
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Cuối năm 2005 xã Kim Đường có 7500 - 2HSlàm bài
người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm của xã
là 1,6% thì đến hết năm 2006 xã đó có bao
nhiêu người.
- Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ.
2 2. Bài mới:
* H Đ 1 : Giới thiệu bài mới: 1’
H Đ2: Củng cố kiến thức về phép chia
các số tự nhiên, phân số, số thập phân
5-6’
-Hs trình bày những hiểu biết về phép
chia như: Tên gọi các thành phần và kết
quả, dấu phép tính, một số tính chất của
phép chia hết, đặc điểm của phép chia
có dư.
HĐ 3 : Củng cố kĩ năng thực hành

phép chia. : 24-25’
Bài 1:
-GV yêu cầu Hs đọc đề bài và phân tích
mẫu.
-Yêu cầu Hs tính và thử lại vào vở.
-Sửa bài, nhận xét. GV dẫn dắt để Hs tự
nêu nhận xét về cách tìm số bị chia trong
phép chia hết và phép chia có dư (phần chú
ý SGK).
Bài 1:
-Hs đọc đề và p. tích mẫu.
-Làm bài vào vở.
-Phép chia hết a: b = c,ta có
a = c x b ( b khác 0)
-Phép chia có dư a: b = c + r (0<r<b)
Bài 2:
-GV yêu cầu Hs làm vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs nêu
cách chia hai Ps.
Bài 2:
-Làm bài vào vở.2HS lên bảng chữa bài.
-Nhận xét. Nêu cách chia hai Ps.
-Thảo luận nhóm 4.
-Đọc kết quả.
11 : 25 = 11 x 4 = 44
Bài 3:
-Gọi lần lượt Hs đọc kết quả theo dãy.
Bài 3:
- Hs trao đổi nhóm 4 để làm bài.
- Hs nêu lại cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01;

…; so sánh nhân nhẩm với 10, 100,…
phần b, dẫn dắt để Hs tìm được mối liên
hệ giữa chia cho 0,25 và nhân với 4; chia
cho 0,5 và nhân với 2 để thuận tiện khi
nhân nhẩm.
Bài 4 :
-GV yêu cầu Hs làm vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
Bài 4 : Dành cho HDKG
3 : Củng cố, dặn dò : 1-2’
Yêu cầu Hs nêu tên gọi các thành phần của
phép tính chia, một số tính chất của phép
tính chia.
Địa lí: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG ( 2 tiết )
I.Mục tiêu :
1/ KT< KN :
Học xong bài này, HS biết:
- Nhớ tên các xã trong huyện ALưới
- Biết dựa vào bản đồ nêu được vị trí, giới hạn của huyện ALưới
- Nêu tên được 1 số dãy núi, con sông, đèo, thác của huyện ALưới
- Kể tên được một số dân tộc hiện đang sinh sống ở huyện ALưới
2/ TĐ : Tình yêu quê hương được thể hiện qua các hành động biết bảo vệ môi
trường, tiết kiệm điện, nước,
II.Đồ dùng:
- Bản đồ Thừa Thiên Huế
- Một số tranh ảnh về các dân tộc Tàôi, Pakô
III.Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Bài cũ:4-5’
Kể tên các đại dương có trên trái đất?

Đại dương nào có diện tích và độ sâu lớn
nhất ?
- 2HS trả lời
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Các hoạt động:
HĐ 1: Vị trí và giới hạn : 13-15’
- GV treo bản đồ TTH
Nêu vị trí, giới hạn của huyện ALuới? - HS quan sát và thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm TL, kết hợp chỉ
bản đồ
• Huyện ALưới nằm ở phía tây tỉnh
TTH,
• Phía bắc giáp Quảng Tri, Phong Điền
• Phía nam giáp Quảng Nam,Lào
• Phía tây giáp Lào
• Phía đông giápHương Trà, Hương
Thủy, Nam Đông
- Các nhóm khác nhận xét
HĐ 2: Diện tích, dân số:12-14’
- Diện tích : 1229 km
2
- Dân số: 35 000 người
Kể tên các dân tộc đang sinh sống ở
huyện ALưới?
• Tàôi, Pahy, Katu, Kinh
Kể tên các xã nằm trên địa bàn
huyện ALưới ?
*Hồng Thủy, H.Vân, H.Trung, Bắc
Sơn, H.Kim, H.Bắc, H.Nam, TT,

H.Quảng, Ango, Sơn Thủy, H.Thái,
Nhâm,H.Thượng, Phú Vinh, Hương
Phong, Hương Lâm, Đông Sơn, AĐớt,
A Roàng, Hồng Hạ, Hương Nguyên.
HĐ 3: Địa hình, kinh tế:13-15’
- Treo bản đồ TTH
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
• Núi Atúc, Tam Thái
• Sông: Aps, Tà Ay
• Đèo Tà Lương, Pe Ke
• Hang động: Động Va, Động Ngai
Địa hình của huyện ALưới chủ yếu là
đồi núi nên trong trồng trọt chủ yếu là
những loại cây nào ?
• Cà phê, thông, tràm, keo; cây thơm
chuối, mít,
Kể tên một số lòai động vật được
nuôi nhiều ở huyện Alưói?

• Bò, dê, gà, vịt, heo,
Kể tên một số nghề thủ công ở huyện
ALưới ?
• GV nói thêm về UBND huyện,
TTYT, các cơ quan đa số đều
nằm trên địa bàn TT
• Dệt rèn, làm chổi đót
HĐ 4: Tìm hiếu về xã Sơn Thủy :20-12’
- Số dân : 2713 người
Kể tên các thôn ở xã Sơn Thủy? Quảng Thọ, Q.Lợi, Q. Ngạn,

Q.Lộc,Q.Phú, Q.Vinh, Q.Hợp
• Phía bắc giáp Ango
• Phía tây giáp H.Quảng, H.Thái
• Phái Nam giáp Hồng Thượng
• Phía đông giáp Hồng Hạ
- HS nhận xét về kinh tế của địa
phương mình
3. Củng cố, dặn dò:2-3’
- Nhận xét tiết học - Nêu suy nghĩ ( việc làm ) của mình sau
khi học xong bài này

Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
TẬP ĐỌC: ÚT VỊNH
I.MỤC TIÊU:
1/ KT,KN:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành
động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2/ TĐ : Khâm phục tinh thần dũng cảm của Út Vịnh
TUẦN 32

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×