Năng Lượng Sóng
Giáo viên: Khương Minh Phương
Thực hiện: Ngô Thị Hải Yến
Nghiêm Xuân Quý
Lê Mai Trang
Hà Sơn Đoài
Nội Dung
1.
Năng lượng sóng là gì?
2.
Tiềm năng của năng lượng sóng.
3.
Phân loại, thiết bị.
4.
Ưu điểm, nhược điểm.
5.
Kết luận.
Sóng được tạo nên bởi gió thổi trên bề mặt của đại dương. Những con sóng có thể thay đổi kích thước, có khi đạt đến
chiều cao của một tòa nhà 10 tầng.Sóng giữ rất nhiều năng lượng bên trong nó và ngày nay các nhà khoa học đang tìm cách
khai thác năng lượng để tạo ra điện.
SÓNG LÀ GÌ ???
1. Năng lượng sóng là gì?
Năng lượng sóng là năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ sóng biển. Nó là động năng của gió tương tác với nước và tạo ra sóng.
Năng lượng sóng có thể làm được nhiều việc hữu ích :
•
Phát điện.
•
Khử muối trong nước.
•
Bơm nước vào các hồ chứa
2. Tiềm năng của năng lượng sóng
Năng lượng sóng có thể tạo ra nguồn năng lượng gấp 800 lần năng lượng gió và có thể cung cấp lên đến 3 tetawatt điện.
Trong khi năng lượng mặt trời có thể cung cấp 150W/m2 trong một buổi trưa đầy nắng, gió có thể sản xuất 300W/m2 thì
năng lượng sóng có thể tạo ra 30.000W/m2.
Theo PGS.TSKH Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Chủ tịch Ủy ban Hải
dương học liên chính phủ (IOC), Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng
biển. Theo tính toán, nếu sóng có độ cao 1m, ở độ dài khoảng 1,8 km bờ biển, thì có thể tạo ra
một nguồn năng lượng bằng 35.000 mã lực.
IN VIET NAM
3. Phân loại
-
Hệ thống gần bờ
-
Hệ thống xa bờ
-
Hệ thống chìm trong nước
Thiết bị
A. Hệ thống pelamis
•.
Pelamis neo ở độ sâu chừng 50–70m; cách bờ dưới 10km.
•.
Gồm ba modul biến đổi năng lượng.
•.
Công suất 750kW
•.
Chiều dài 140-150m, có đường kính ống 3-3,5m.
•.
Hệ thống pelamis đầu tiên trên thế giới là Bồ Đào Nha, gồm 3 pelamis có tổng công suất 2,25MW.
B. Hệ thống phao tiêu
Hệ thống phao tiêu nổi Aquabuoy.
AquaBuoy có nguyên lý hoạt động nhằm biến đổi năng lượng động học của chuyển động thẳng đứng do các đợt sóng biển tạo
ra năng lượng điện sạch. Nhờ việc trồi lên, ngụp xuống của sóng biển làm hệ thống phao nổi dập dềnh lên xuống mạnh làm
hệ thống xilanh chuyển động, tạo ra dòng điện.
B. Hệ thống phao tiêu
Hệ thống phao tiêu chìm AWS
Hệ thống tạo ra năng lượng nhờ sóng biển từ xa, qua các biến thiên áp suất sinh ra do biến đổi của
cột nước.
C. Hệ thống Wave Dragon (WD)
Wave Dragon là việc chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện.
Hệ thống này bao gồm một hồ chứa lớn, ramp và turbine chạy bằng nước.
D. Thảm biển
•
Hệ thống bao gồm một tấm thảm cao su lớn được đặt bên trên các bộ truyền động thủy lực, xy-lanh và máy bơm
để tiếp nhận chuyển động của các cơn sóng tới. Khi di chuyển lên xuống, tấm thảm tạo ra áp lực nước trong các
xy-lanh và áp lực này được dẫn ngược vào bờ để chuyển đổi thành năng lượng hữu ích.
E. Máy phát điện từ sóng biển
Máy này do Anh Tống Văn Dũng giới thiệu mô hình máy phát điện kết hợp năng lượng sóng – gió tại Chợ Công
nghệ và thiết bị Hà Nội 2008.
4. Ưu và nhược điểm
4.1 Ưu điểm
-
Ít gây ô nhiễm môi trường.
-
Có lợi thế cao hơn các dạng năng lượng khác
•
Nguyên liệu có sẵn
•
Giá rẻ
•
Chi phí bảo trì thấp
4. Ưu và nhược điểm
4.2 Nhược điểm
-
Chi nghiên cứu và giá thiết bị cao.
Nhược điểm
•
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái và giao thông đường thủy
5. Kết luận
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng với lợi ích to lớn mà năng lượng
sóng mang lại cho cuộc sống, dự án tái tạo loại năng lượng này để phục vụ cuộc sống là rất cần thiết khi mà các
nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt.