Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.83 KB, 22 trang )

Phần I: Lời nói đầu
Năm 2006 với xu thế quốc hoá ngày càng cao của các nước trên thế giới,
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO sau 11 năm phấn
đấu và trưởng thành. Điều đó cho thấy rằng trong sự vận động không ngừng của
thời đại Việt Nam đã không còn nằm trong vị thế cô lập, đối trọng mà trở thành
đồng minh quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong mọi lĩnh vực.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây Việt
Nam được đánh giá là Quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định nhất.
(Điều đó càng được khẳng định khi Hà Nội được UNESSCO công nhận là
“Thành phố vì hoà bình” vào năm 2000). Thu hút đầu tư và là điểm đến du lịch
lý tưởng của du khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội,
Việt Nam cũng diễn ra khá nhiều diễn biến phức tạp. Hàng loạt các loại tội
phạm có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội đã
diễn ra ngày càng phổ biến: trộm cắp, ma tuý, mại dâm…Trong đó tội “cướp tài
sản” (Điều 133 BLHS) là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến quyền sở hữu
của mỗi công dân. Đây có thể nói là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân.
Đây cũng được coi là quyền bất khả xâm phạm đã được Hiến pháp 1992 cụ thể
hoá thông qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều ngành luật điều
chỉnh. Luật Hình sự là một ví dụ cụ thể. Luật Hình sự bảo vệ quyền sở hữu của
con người bằng cách trừng trị mọi hành vi trái với pháp luật xâm phạm đến các
quyền và lợi ích của công dân. Đây là vấn đề có khá nhiều bức xúc do vậy Đảng
và Nhà nước ta cũng cần đưa ra các chính sách pháp luật cụ thể, phát triển tư
duy chính trị pháp lý cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội.
Đối với Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo miền Trung nằm dọc theo quốc lộ 1A là
dải đất nối liền hai miền Nam – Bắc với diện tích không lớn, mật độ dân cư thưa
thớt. Người dân ở đây vẫn cần cù, một nắng hai sương, cuộc sống chủ yếu dựa
vào nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế
của Hà Tĩnh tăng trưởng một cách chóng mặt điều đó cho phép người dân tiếp
cận nhiều luồng văn hoá khác nhau dẫn đến xã hội phân hoá, hiện tượng tiêu cực
ngày càng phổ biến. Đặc biệt là các loại tệ nạn xã hội: Ma tuý, mại dâm…những
loại tội phạm này chủ yếu tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên đang ở trong độ


tuổi lao động. Vì vậy đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Đứng
trước thực trạng đó với tư cách là một sinh viên ngành luật, mà trước hết là một
con người Hà Tĩnh. Khi được giới thiệu về thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em
đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống
tội trộm cướp tài sản ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Tình hình tội phạm vi phạm điều 133 BLHS luôn biến động diễn ra trên
thực tế và khá phổ biến và đa dạng. Mặt khác đây là lần đầu tiên đi nghiên cứu
sâu vào vấn đề với trình độ còn hạn chế, trải qua thực tế còn ít. Thời gian nghiên
cứu không nhiều. Do vậy, với đề tài này em chỉ đề cập được một số vấn đề về
trách nhiệm hình sự có liên quan và lấy thực trạng tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh làm ví dụ chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội
dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các
bạn để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề của mình.
Sinh viên thực tập
Phần II:
Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin
1. Thời gian thu thập thông tin
Với nhận thức là chuyên đề về “tội cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS là
một chuyên đề khá phức tạp, mật độ dân cư thưa thớt và chủ yếu là dân nhập cư
từ các địa phương khác đến. Do vậy, việc đi sâu vào thực tế gặp rất nhiều khó
khăn. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu (bắt đầu từ ngày 17/01/2007) được
phân công thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho đến giai đoạn hoàn
thiện cuối cùng (ngày 27/04/2007) được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh
chị đang công tác tại toà án em đã luôn luôn chú trọng việc thu thập thông tin về
tình hình tội “cướp tài sản” cũng như nghiên cứu hồ sơ và xem xét công tác xét
xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh.
Với khoảng thời gian là hơn ba tháng (từ 17/1 cho đến 27/4/2007) tuy thời
gian không dài để có thể hoàn thiện tốt quá trình nghiên cứu cũng như tiếp cận
thực tế. Tuy nhiên đó cũng là khoảng thời gian cần thiết có thể giúp em thu thập
những thông tin đúng đắn, chính xác cho việc hoàn thành chuyên đề thực tập

của mình.
2. Phương pháp thu thập thông tin.
Để thu thập được lượng thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu,
ứng dụng lý thuyết trên thực tế là một vấn đề không dễ. Bên cạnh đó như đã nói
ở chuyên đề về tội “cướp tài sản” là một chuyên đề khó, muốn có được những
thông tin chính xác cần phải có cách tiếp cận đúng đắn không xa rời thực tế,
không áp dụng lý thuyết một cách đúng đắn thì đòi hỏi phải lựa chọn phương
pháp phù hợp. Cho nên, trong chuyên đề thực tập này bên cạnh kiến thức cơ bản
mà em tiếp thu trên ghế nhà trường để áp dụng nó trên thực tế và có được những
kiến thức mới, sát với thực tế thì em đã sử dụng những phương pháp khiến cho
thông tin mình thu thập không sai lệch, thiếu khách quan và có thể bao quát
được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu. Trong thời gian thực tập, TAND tỉnh Hà Tĩnh
em đã lựa chọn những phương pháp sau:
a. Phương pháp điều tra xã hội học.
Điều tra xã hội học là là phương pháp khá quan trọng. Nó được sử dụng rất
nhiều trong công tác nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau. Với chuyên đề
này em đã sử dụng một cách triệt để phương pháp điều tra xã hội học sẽ giúp ta
tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành tốt
đề tài đã lựa chọn.
Bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết trong thời gian thực tập trên ghế nhà
trường, việc xem xét thu thập thông tin từ khi tham gia xem xét thực tiễn xét xử
tại TAND các cấp thì phương pháp đièu tra xã hội học sẽ giúp ta tiếp cận vấn đề
dựa trên cơ sở thu thập ý kiến. Từ đó quyết định hướng giải quyết đối với tình
hình của loại tội phạm này đang diễn ra ngày càng gia tăng tại địa phương. khi
được giới thiệu thực tập tại tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện
phát sinh và thực trạng, giải pháp của tội “cướp tài sản” thì em đã tiến hành việc
điều tra thông qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn, toạ đàm (ví dụ như: phát
phiếu điều tra hoặc phỏng vấn tại các khu đông dân cư như: Trường học, cơ
quan, công sở…) đồng thời trực tiếp tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực
tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án cũng như các đối tượng phạm tội về loại tội

phạm này. Kết quả thu thập được cho thấy có tới 78,9% trả lời là không hề biết
về tình hình tội phạm này đang diễn ra như thế nào, nguyên nhân là do đâu.
Điều đó chứng tỏ hầu hết người dân còn thờ ơ, bàng quan về tình hình trật tự an
ninh xảy ra tại địa phương. Số ít còn lại mặc dù có thái độ lo lắng trước sự gia
tăng của tình hình tội phạm về số lượng và mức độ vi phạm của loại tội phạm
này. Nhưng khi được hỏi về nguyên nhân, điều kiện phát sinh hay hướng giải
quyết thì họ chỉ đưa ra những quy định chung chung và không thống nhất. Đây
là một thực trạng đáng báo động, cần phải có những biện pháp nhằm tuyên
truyền, giáo dục cho người dân về ý thức tuân thủ pháp luật. Đồng thời, thông
tin kịp thời cho người dân nắm được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn địa phương để từ đó nhân dân có ý thức nâng cao trong việc
cảnh giác và phòng chống loại tội phạm này.
b. Phương pháp quan sát.
Việc nghiên cứu lý thuyết và thu thập ý kiến thông qua các buổi toạ đàm
phỏng vấn là phương pháp rất cần thiết khi nghiên cứu đề tài. Song để có được
thông tin và số liệu một cách khách quan chính xác thì cần phải kinh qua trên
thực tế. Và việc sử dụng phương pháp quan sát là một tất yếu khách quan không
thể tránh khỏi. Đây là phương pháp quan trọng chủ yếu trong việc thu thập
thông tin. Bởi lẽ, các số liệu là cơ sở để nghiên cứu đề tài cần phải được lấy từ
thực tế, từ những con số cụ thể, chính xác. Do vậy, ngay từ những ngày đầu thực
tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã có điều kiện tham gia các phiên toà xét xử về
tội “cướp tài sản” hoặc trực tiếp đến trại giam Cầu Đông tìm hiểu thông tin qua
các đối tượng phạm tội…Vì thời gian thực tập không dài lại đúng vào dịp cuối
năm, Tết Nguyên Đán và đầu năm nên việc tham gia các phiên toà xét xử còn
quá ít (có khoảng 3 phiên toà) so với yêu cầu của đề tài. Tuy nhiên, cùng với sự
giúp đỡ tận tình, chu đáo của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND tỉnh
Hà Tĩnh và sự nỗ lực cố gắng của bản thân bằng việc nghiên cứu hồ sơ em đã có
được những thông tin cần thiết qua các năm cụ thể:
Năm 2004: có tới 39 vụ, năm 2005: có tới 22 vụ, năm 2006: 28 vụ.Ngoài ra
còn có các bản án, bản cáo trạng…Với số lượng các thông tin này tuy không

nhiều song cũng có thể coi là cần thiết để em có thể hoàn thiện để em có thể coi
là cần thiết để em có thể củng cố hoàn thiện đề tài thực tập của mình.
c. Phương pháp thống kê.
Đây là phương pháp cuối cùng và không thể thiếu trong quá trình thu thập
thông tin. Cũng như các phương pháp nêu trên thì phương pháp thống kê cũng
đã được sử dụng rất nhiều trong các ngành khoa học khác nhau. Nó có tầm ý
nghĩa quan trọng trong việc thu thập thông tin.
Bằng các số liệu thu thập thông qua việc điều tra trực tiếp tham gia các
phiên toà xét xử cũng như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, em đã tiến hành phân loại
các tài liệu đã được thu thập chứng cứ như: đặc điểm nhân thân người phạm tội,
thời gian phạm tội, địa điểm phạm tội, thủ đoạn và phương pháp thực hiện hành
vi phạm tội, công cụ phạm tội…sắp xếp chúng một cách có khoa học, loại bỏ
những số liệu không cần thiết. Đồng thời, để có được những thông tin chính xác,
không sai lệch thì việc phân tích chúng ở nhiều góc độ, so sánh tính chính xác
các tài liệu thu thập được, từ đó tổng hợp chúng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên,
việc sắp xếp, phân tích, so sánh các số liệu trên để chúng trở lên khách quan,
đúng đắn và khoa học Logic không phải là dễ. Nó đòi hỏi chúng ta phải tư duy,
lựa chọn một cách sáng suốt. Trong quá trình thu thập thông tin được sự giúp đơ
của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND tỉnh Hà Tĩnh mà các số liệu thu
thập được đã được lựa chọ kỹ càng thông qua các: Bản báo cáo công tác chuyên
môn, báo cáo công tác thi đua, bản án, cáo trạng…và sắp xếp chúng một cách
logic và có khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Có thể coi công tác phương pháp thống kê là công đoạn cuối cùng, quan
trọng trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. Nếu chỉ sử
dụng hai phương pháp: điều tra xã hội học và quan sát thì lượng thông tin thu
thập đựoc trở nên vô nghĩa khi chúng không được sắp xếp: Thống kê một cách
logic, khoa học. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng hai phương pháp trên thì phương
pháp thống kê là không thể thiếu.
Như vậy, trên đây là các phương pháp em đã sử dụng trong quá trình thu
thập thông tin. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Việc sử dụng các phương pháp này là một nhu cầu tất yếu, quan trọng để có
được những thông tin chính xác, khách quan, đầy đủ, nhằm hoàn thiện chuyên
đề thực tập. Vì vậy, nó đóng vai trò không thể thiếu phục vụ cho việc hoàn thành
tốt đề tài tốt nghiệp mà em đã lựa chọn.
3. Nguồn thu nhập thông tin.
Để hoàn thành tốt chuyên đề, đồng thời củng cố thêm vốn kiến thức còn ít
ỏi của mình trong quá trình thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh ngoài việc nghiên
cứu các tài liệu cơ bản (vốn đã được học tại trường) như Bộ Luật Hình sự Việt
Nam 1999( cụ thể là điều 133), Giáo trình Luật Hình sự ( của trường Đại học
Luật Hà Nội) thì cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị đang công
tác tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã được tiếp cận các tài liệu quan trọng như: Sổ
thụ lý các vụ án hình sự, các bản án, bản cáo trạng, sổ kết quả giải quyết vụ án
hình sự, báo cáo công tác chuyên môn, công tác thi đua…và nhiều loại hồ sơ
khác trong các năm 2004, 2005, 2006 như: Công văn, Quyết định…
Đây là nguồn chứa đựng các thông tin mà em đã thu thập được. Với nguồn
tài liệu này tuy vẫn còn ít ỏi so với những đòi hỏi của đề tài “cướp tài sản”. Song
phần nào đã giúp em lý giải được tình hình, nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
Từ đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong việc đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Thông tin thu thập được.
Sau hơn ba tháng thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh, bằng những biện pháp
thu thập thông tin một cách thiết thực. Đồng thời, được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND và sự nỗ lực của bản thân em đã thu
thập được một lượng thông tin vô cùng quý báu phục vụ cho việc nghiên cứu
của mình thông qua các con số cụ thể qua các năm (được rút ra từ báo cáo tổng
kết năm 2004, 2005, 2006).
Năm 2004, toàn ngành đã xét xử 39 vụ 118 bị cáo trong tổng số 613 vụ
1053 bị cáo tội phạm hình sự.
Năm 2005: Toàn ngành đã xét xử 22 vụ 70 bị cáo trong tổng số 422 vụ 664
bị cáo tội phạm hình sự.

Năm 2006: Toàn ngành đã đưa ra xét xử 28 vụ 51 bị cáo trong tổng số 520
vụ 780 bị cáo tội phạm hinh sự.
Như vậy, trên đây là các số liệu cụ thể qua các năm đã được thu nhập trong
thời gian thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh. Tuy những số liệu này vẫn còn ít ỏi
so với một chuyên đề rộng như “Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp
phòng chống tội cướp tài snả ở địa phương” nhưng đây là những số liệu được
thu thập một cách khách quan, đúng đắn và chính xác, là nguồn thông tin hợp lý
để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
Phần III
Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội “cướp tài sản”
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Thực trạng tội cướp tài sản trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tình hình tội phạm
xâm phạm đến quyền sở hữu của con người diễn ra hết sức phức tạp, dưới nhiều
hình thức đa dạng , gây mất trật tự an ninh xã hội, làm nhức nhối toàn thể cộng
đồng. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần sớm được ngăn chặn. Đặc biệt,
đối với tỉnh Hà Tĩnh – một tỉnh nghèo miền trung đang trong giai đoạn chuyển
đổi cơ chế, mở cửa nền kinh tế. Do đó, một số loại tội phạm và các tệ nạn xã hội
khác cũng phát triển đa dạng như: buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp tài sản…
cùng với sự phát triển của loại tội và tệ nạn xã hội này tội “ cướp tài sản” cũng
có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và các vụ cũng như tính chất mức độ
phạm tội. Đây là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội. Không
những trực tiếp xâm phạm đến tính mạng tài sản của con người mà còn làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự chung cho xã hội và gây hoang mang trong quần
chúng.
Theo số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Hà Tĩnh trong năm
2004, 2005, 2006 thì tội “cướp tài sản” và loại tội phạm này ngày càng có xu
hướng gia tăng. Cụ thể:
Năm 2004: toàn ngành đã xét xử 39 vụ 118 bị cáo trong tổng số 613 vụ
1053 bị cáo tội phạm hình sự mà TAND tỉnh Hà Tĩnh đã thụ lý và xét xử .

Năm 2005: toàn ngành đã đưa ra xét xử 22 vụ 70 bị cáo trong tổng số 422
vụ 664 bị cáo tội phạm hình sự nói chung.
Năm 2006: toàn ngành đã đưa ra xét xử 28 vụ 51 bị cáo trong tổng số 520
vụ 780 bị cáo tội phạm hình sự .
Rõ ràng, trên thực tế cho thấy tội “cướp tài sản” chiếm một tỷ lệ không
nhỏ trong tổng số tội phạm và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, điều hết sức

×