Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC HÓA 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.07 KB, 22 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP Ở HỌC
SINH TRONG GIỜ HỌC HÓA 9
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là môn khoa hoc thực nghiệm đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức để giải các
bài tập,đồng thời biết vận dụng kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng, các quá
trình xảy ra trong tự nhiên xung quanh ta. Qua giảng dạy môn hóa học 9 tôi nhận thấy phần
lớn HS còn yếu kém môn hóa. Ở đây không phải là do các em không chịu học mà các em
thường nói môn hóa là môn khó hiểu và khó tiếp thu.
Thực tế môn hóa là môn khoa học, nhưng các em được tiếp cận muộn nhất so với các môn
ở THCS. Những khái niệm, những tính chất về chất các em còn mơ hồ do mới tiếp cận ở
lớp 8. Vì vậy lên lớp 9 các em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí có em còn chán nản,ngại
học. Để giải tỏa được tâm lí trên, nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh
chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số phương
pháp tạo hứng thú học tập ở học sinh trong giờ học hóa 9”.
II. TH ỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi.
- Trong đời sống ở địa bàn các em gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến hóa học, kích
thích sự tò mò tìm hiểu qua bộ môn hóa học hơn.
- Cơ sở, vật chất được trang bị đầy đủ: Có phòng chức năng và phòng thực hành
riêng,dụng cụ hóa chất tương đối đầy đủ.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách tham khảo về bài tập hóa học, qua đó giúp
học sinh tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng, kĩ xảo để giải bài tập hóa học.
- Chương trình sách giáo khoa 9 mới được tăng cường tiết thực hành thí nghiệm góp phần
tạo hứng thú học tập ở học sinh.
2. Khó khăn:
- HS trong 1 lớp sức học chưa đồng đều.
- Đội ngũ GV dạy bộ môn hóa của trường còn non trẻ nên số năm kinh nghiệm còn ít.
- Kiến thức hóa học là một loại kiến thức mới đối với học sinh trung học cơ sở, các em
chưa quen nên việc nắm bắt chưa đạt hiệu quả.
- Bài tập hóa học có nhiều dạng nên dễ làm học sinh lẫn lộn các dạng với nhau.


3. Số liệu thống kê:
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát ở HS lớp 9 chất lượng như sau:
III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1
Lớp Số
HS
Giỏi Khá Tb Yếu- kém
SL % SL % Sl % SL %
9
1
32 4 12.5 6 18.7 10 31.3 12 37.5
9
2
33 6 18.2 7 21.2 9 27.3 11 33.3
9
3
33 7 21.2 8 24.2 8 24.2 10 30.4
9
4
30 4 13.3 6 20 8 26.7 12 40
Tổng 128 21 16.4 27 21.1 35 27.3 45 35.2
1. Cơ sở lí luận
Trong thực trạng đất nước đang trên đường Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa thì đòi hỏi
mỗi người phải được trang bị một hệ thống kiến thức vững chắc, mà giáo dục đóng vai trò
hết sức quan trọng vì thế Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Nhưng để có thể đạt được những điều trên thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng

đổi mới phương pháp dạy học, phải làm thế nào để các em có được hứng thú với môn học.
Khi đã tạo được hứng thú học tập ở các em nghĩa là ta đã giúp các em say mê với môn học,
đó cũng là nền tảng giúp các em chiếm lĩnh cả một kho tàng kiến thức hóa học dễ dàng.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Từ thực trạng cần thiết phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học.Với kinh nghiệm
giảng dạy của bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp và qua quá trình nghiên cứu
tôi đã đưa ra một số phương pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho HS như sau:
2.1. Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách đưa hiện tượng thực tế vào bài giảng:
Là GV trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa, tôi nhận thấy rằng ở học sinh dù khả năng tư duy
của các em có cao tới bao nhiêu đi nữa thì vẫn rất ngại những bài học khô khan mang tính
lí thuyết mà trái lại các em tỏ ra hứng thú với những bài giảng có tính thực tế cao, mỗi khi
giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong đời sống hàng ngày xung quanh mình các
em tỏ ra tò mò, hiếu kì muốn tìm ngay lời giải đáp và tập trung vào bài học rất cao.
Việc đưa hiện tượng thực tế vào bài giảng thì tùy theo mỗi bài mà giáo viên có thể đưa vào
thời gian nào cho phù hợp:
+ Đưa vào đầu bài giảng: Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào
người hướng dẫn là giáo viên rất nhiều, trong đó phần đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết
đặt một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu,
giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh, kích thích năng lực khám
phá lôi kéo học sinh vào bài giảng.
+ Đưa vào trong từng phần của bài giảng : Tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng
, điều chế ….Học sinh thấy hứng thú và dễ nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo
viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời
sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hoá học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên xung
quanh ta.
+ Đưa vào sau khi kết thúc bài giảng: Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng
dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm
hiểu,dễ nhớ hơn,đồng thời nắm bài chắc hơn.
Muốn vậy GV phải chuẩn bị các bước sau:
- Bước 1: Tìm các hiện tượng thực tế tương ứng với mỗi bài trong chương trình Hoá học 9.

- Bước 2: Giải thích các hiện tượng thực tế trong phạm vi kiến thức của học sinh trung
học cơ sở ( Vì cấp độ bộ môn Hoá ở THCS chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự
việc hay hiện tượng.)
- Bước 3: Soạn giáo án đưa các hiện tượng thực tế đã tích hợp được vào bài giảng cho phù
hợp.
2
VD khi giảng dạy trong chương I của hóa 9 tôi đưa hiện tượng thực tế vào những bài sau
để thu hút HS vào bài giảng.
Ví dụ 1: BÀI 2: MỘT SỐ OXIT BAZƠ QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng
- Hiện tượng tôi vôi
- Tại sao để bảo quản vôi ta lại cho vôi vào các túi kín ?
- Tại sao CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt ?
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Hiện tượng tôi vôi
“ Cho vôi sống vào nước, CaO tan dần có phản ứng xảy ra:
CaO + H
2
O → Ca(OH)
2

Phản ứng toả rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt
Ca(OH)
2
rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt toả ra lớn nên cần tránh xa hố vôi
mới tôi gây nguy hiểm đến tính mạng.”
- Tại sao để bảo quản vôi ta lại cho vôi vào các túi kín?
“ Để vôi sống ngoài không khí CaO phản ứng với oxit axit CO
2
trong không khí tạo

thành muối CaCO
3
làm mất đi tính chất vôi : ”
CaO + CO
2
→ CaCO
3
- Tại sao CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt ?
“ Trong đất chua có chứa axit. Muốn khử chua đất trồng trọt cần bón CaO vào đất
để tác dụng với axit. ”
*Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU TÍNH
CHẤT HÓA HỌC CaO
Gv : ? Em hãy mô tả lại hiện tượng tôi
vôi diễn ra như thế nào ?
Hs: Trả lời.
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện tượng
Hs : Giải thích.
Gv : Nhận xét và bổ sung
Gv: Yêu cầu hs viết phương trình
Hs: Viết phương trình .
Gv: ? Hiện tượng gì xảy ra khi để lâu
CaO một thời gian mà không sử dụng?
Hs: Trả lời.
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện tượng
Hs : Giải thích.
Gv : Nhận xét và bổ sung
Gv: Yêu cầu hs viết phương trình

Hs: Viết phương trình .
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CaO :
1. Tác dụng với nước :
CaO + H
2
O → Ca(OH)
2
2. Tác dụng với oxit axit :
CaO + CO
2
→ CaCO
3
3
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU VỀ
ỨNG DỤNG CaO:
Gv: Tại sao CaO dư được dùng để khử
chua đất trồng trọt?
Gv: Gợi ý : “ đất chua là do trong đất có
chứa axit”
Gv :Yêu cầu hs giải thích hiện tượng
Hs : Giải thích.
Gv : Nhận xét và bổ sung
Hs: Đưa ra ứng dụng CaO
II: ỨNG DỤNG CaO:/ SGK / 8
Ví dụ 2: BÀI 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Cách xử lí khi bị axit rơi vào da
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Khi bị axit rơi vào da người ta thường dùng nước vôi loãng, nước xà phòng, kem
đánh răng để ngâm, rửa hoặc bôi lên vết bỏng để trung hòa axit.Vì các chất trên có tính

kiềm.
*Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần củng cố:
Gv : ? Khi bị axit rơi vào tay ta xử lí bằng cách nào.
Hs : Dựa vào tính chất hoá học của axit vừa học trong bài tìm đáp an tối ưu nhất.
Gv: Vậy nếu uống phải axit loãng ta có dùng những chất đó để trung hòa axit không ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và bổ sung
Gv : Lưu ý an toàn khi sử dụng axit trong quá trình thí nghiệm và trong thực tế.
Ví dụ 3: BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (t1)
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
- Tại sao cầm một nắm xà phòng trong tay ướt chúng ta sẽ cảm thấy nóng
- Tại sao NaOH khi để trong không khí thì sẽ bị chảy rửa
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Tại sao cầm một nắm xà phòng trong tay ướt chúng ta sẽ cảm thấy nóng ?
“ Vì trong thành phần của xà phòng vẫn còn dư NaOH trong quá trình điều chế khi xà
phòng tan trong nước thì NaOH cũng tan ra đồng thời toả nhiệt làm cho tay chúng ta cảm
thấy nóng.”
- Tại sao NaOH khi để trong không khí thì sẽ bị chảy rửa ?
“ Vì NaOH hút nước trong không khí và sẽ hòa tan vào lượng nước đó nên nó sẽ chảy ra”
* Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần bài mới :
4
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU TÍNH
CHẤT VẬT LÍ CỦA NaOH
Gv: Tại sao cầm một nắm xà phòng
trong tay ướt chúng ta sẽ cảm thấy
nóng?
Gv: Giới thiệu trong xà phòng có lượng

rất nhỏ NaOH.
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và bổ sung
Hs: Rút ra kết luận :
“NaOH là chất tan nhiều trong nước và
tỏa nhiều nhiệt”
Gv: Tại sao NaOH khi để trong không
khí thì sẽ bị chảy rửa
Hs: Vì NaOH hút nước trong không khí
và sẽ hòa tan vào lượng nước đó nên nó
sẽ chảy ra
Gv: Vậy NaOH nếu để trong không khí
ẩm thì có khả năng làm không khí khô
lại không
Hs: Trả lời và rút ra kết luận :
“NaOH có tính hút ẩm”
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA NaOH
Ví dụ 4: BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (t1)
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Trên bề mặt hố vôi tôi có một lớp ván
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
Vì vôi tôi Ca(OH)
2
có thể tác dụng với oxit axit CO
2
có trong không khí tạo thành
chất rắn CaCO
3
.
Ca(OH)

2
+ CO
2
→ CaCO
3
+ H
2
O
Và phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt nên hình thành một lớp CaCO
3
trên bề mặt đó
chính là lớp ván mà ta quan sát được
* Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG
Gv: Tại sao trên bề mặt hố vôi tôi có
một lớp ván
Hs: giải thích
Gv: Nhận xét và bổ sung
Gv : Yêu cầu hs viết phương trình
2. Tính chất hóa học
c) Tác dụng với oxit axit :
Ca(OH)
2
+ CO
2
→ CaCO
3
+ H
2

O
5
Gv: Tại sao lớp ván chỉ có trên bề mặt
hố vôi tôi
Hs: giải thích
Gv: Nhận xét và bổ sung
Ví dụ 5: BÀI 9: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
Bánh mì tại sao lại rất xốp
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
(NH
4
)
2
CO
3
được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì
(NH
4
)
2
CO
3
sẽ bị phân huỷ thành các chất khí bay hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn.
(NH
4
)
2
CO
3


0
t
→
NH
3


+ CO
2


+ H
2
O

*Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
MUỐI
Gv: Tại sao bánh mì lại rất xốp
Gv: Gợi ý trong bột làm bánh sẽ
được trộn thêm một ít bột nở :
(NH
4
)
2
CO

3
Gv: Thông báo cho hs các sản phẩm
khi muối này bị phân hủy bởi nhiệt.
Gv : Yêu cầu hs giải thích
Hs : giải thích
Gv: Nhận xét và bổ sung
Gv : Yêu cầu hs viết phương trình
Hs: Viết phương trình
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
5. Phân hủy bởi nhiệt
(NH
4
)
2
CO
3

0
t
→
NH
3


+ CO
2

+ H
2
O


Ví dụ 6: BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
- Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước?
- Vì sao nước mắt lại mặn?
- Tại sao khi bảo quản cá ta lại cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí muối ?
6
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước?
“ Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như
MgCl
2
, CaCl
2
…Là những chất ưa nước nên làm cho muối dễ bị ướt .”
- Vì sao nước mắt lại mặn?
“Vì trong nước mắt có 6 g muối. Nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ có tác dụng bôi trơn
nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên có tác dụng hạn chế
bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt. Và cũng vì vậy mà thuốc đau mắt có thành phần
muối NaCl.”
- Tại sao khi bảo quản cá ta lại cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí muối
“Vì muối có thể làm hạ thấp nhiệt độ của đá xuống – 8
0
C, - 10
0
C thậm chí – 18
0
C”
*Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần bài mới :

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU
MUỐI NATRI CLORUA
Gv : ? Tại sao khi bảo quản cá ta lại
cho cá vào thùng đá có bỏ thêm tí
muối ?
Hs : giải thích
Gv: Nhận xét và bổ sung
Gv : Yêu cầu hs chỉ ra ứng dụng của
NaCl.
Hs : Rút ra kết luận
I. MUỐI NATRI CLORUA
3. Ứng dụng
- Dùng bảo quản thực phẩm
Phần củng cố :
? Tại sao muối ăn lại hay bị chảy nước.
Trả lời : Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp
chất như MgCl
2
, CaCl
2
…. Là những chất ưa nước nên làm cho muối dễ bị ướt.
? Vì sao nước mắt lại mặn.
Trả lời : Vì trong nước mắt có 6 g muối. Nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ có tác dụng bôi
trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên có tác dụng hạn
chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt. Và cũng vì vậy mà thuốc đau mắt có thành
phần muối NaCl.
Ví dụ 7: BÀI 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
* Bước 1: Tìm hiện tượng .
- Tại sao khi trồng cây ta lại bón phân

- Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất,
nước giảm đi rất nhiều thậm trí nhiều nơi không còn nữa
7
* Bước 2 : Giải thích hiện tượng
- Tại sao khi trồng cây ta lại bón phân
“Cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn”
- Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất,
nước giảm đi rất nhiều thậm trí nhiều nơi không còn nữa
“Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này”.
*Bước 3 : Đưa vào bài giảng:
Phần mở bài :
Gv : ? Tại sao khi trồng cây ta lại bón phân
Hs : Cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn
Gv : “Vậy những loại phân bón hoá học có vai trò và thành phần như thế
nào đối với cây trồng bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và có câu trả lời ”.
Phần củng cố :Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống
trong đất, nước giảm đi rất nhiều thậm trí nhiều nơi không còn nữa
Hs : Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này.
2.2. Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào bài
dạy:
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy là rất phổ biến ở các bộ môn nói
chung và bộ môn hóa học nói riêng ở THCS, đồng thời cũng là phương pháp tạo nhiều
hứng thú học tập ở HS. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hóa như
thế nào cho đạt hiệu quả, theo tôi GV nên lựa chọn những nội dung, những bài dạy để đưa
vào công nghệ thông tin sao cho phù hợp mà không mang tính chất lạm dụng.Vì vậy tôi
thường ứng dụng CNTT để thực hiện các nội dung sau:
*Sử dụng công nghệ thông tin để trình chiếu những thí nghiệm ảo mà trên thực tế GV
và HS thí nghiệm khó thành công hay mang tính chất độc hại.
VD 1: Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại.
Thí nghiệm sắt cháy trong khí clo

VD 2: Bài 25: Tính chất của phi kim
Thí nghiệm hiđrô cháy trong khí Clo
8
=> do khí clo có tính độc nên GV có thể sử dụng CNTT cho HS quan sát thí nghiệm
ảo, từ đó giúp HS rút ra được hiện tượng thí nghiệm và viết được PTHH, tạo hứng thú học
tập cho HS.
* Sử dụng công nghệ thông tin khi kiểm tra bài cũ, trong bài mới hay vào phần củng
cố để trình chiếu những bài tập có nội dung dài: giúp GV tiết kiệm được thời gian và
HS dễ theo dõi,vận dụng được nhiều bài tập.
VD: Bài 4: Một số axit quan trọng.
Sau khi học xong bài: Một số axit quan trọng, giáo viên cho học sinh làm thêm một số bài
tập vận dụng trên CNTT.
? Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. 2HCl + → CuCl
2
+
b. H
2
SO
4
+ Na
2
SO
3
→ Na
2
SO
4
+ +
c. H

2
SO
4
+ → MgSO
4
+
d. + H
2
SO
4

đặc
→ CuSO
4
+ +
?Có những chất sau: Cu, Na
2
SO
3
, H
2
SO
4
a. Viết phương trình hóa học để điều chế SO
2
từ các chất trên.
b. Cần điều chế n mol SO
2
hãy chọn chất nào để tiết kiệm được H
2

SO
4
. Giải thích
cho sự lựa chọn đó.
*Sử dụng công nghệ thông tin để trình chiếu những hình ảnh trong SGK và những
hình ảnh, hay đoạn phim GV muốn đưa thêm vào để phục vụ cho bài dạy: giúp GV
tiết kiệm thời gian chuẩn bị tranh ảnh bên ngoài mà không cồng kềnh, đồng thời làm tăng
hứng thú học tập cho HS.
VD 1: Bài 4: Một số axit quan trọng
Khi tìm hiểu về ứng dụng của axit sunfuric GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau để rút ra
những ứng dụng :
9
VD 2: Bài 26: Clo
Khi tìm hiểu cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm GV cho HS quan sát hình 3.5
để HS nêu cách tiến hành và viết PTHH
VD 3: Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
GV cho HS quan sát hình 3.22, từ đó HS rút ra được ý nghĩa của ô nguyên tố
VD 4: Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Từ hình 4.16 sau khi quan sát HS sẽ rút ra được cấu tạo của mỏ dầu và cách khai thác dầu.
10
2.3. Tạo hứng thú học tập cho HS bằng cách tăng cường sử dụng thí nghiệm để khai
thác kiến thức mới:
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi GV và HS phải trực tiếp tiến hành thí
nghiệm, thông qua thí nghiệm học sinh tự mình rút ra được tính chất hóa học của chất. Như
vậy phương pháp này không những giúp học sinh đóng vai trò như một nhà khoa học mà
còn tạo hứng thú học tập ở các em.
Trước đây do dụng cụ, hóa chất chưa đầy đủ, bàn ghế chưa phù hợp nên GV thường ngại
khi sử dụng các thí nghiệm vào bài dạy. Vì vậy HS cảm thấy môn hóa khô khan do đó
không gây được hứng thú học tập ở các em . Nhưng ngày nay trên con đường đổi mới giáo
dục theo hướng hiện đại, mọi phương tiện đều đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy. Vì vậy

đối với môn hóa thì việc tăng cường sử dụng thí nghiệm để khai thác kiến thức mới là rất
quan trọng.Tuy nhiên tùy theo mỗi thí nghiệm mà ta có thể sử dụng theo các hình thức sau:
*Thí nghiệm do HS trực tiếp tiến hành: Đây là hình thức thí nghiệm được ưu tiên hàng
đầu. Tuy nhiên số lượng HS trong một lớp khá đông, vì vậy GV nên cho HS tiến hành thí
nghiệm theo nhóm, mỗi lớp thường chia thành 4 nhóm. Dụng cụ hóa chất do GV chuẩn bị
trước cho HS, muốn kết quả thí nghiệm thành công GV phải thử trước. Công việc tiến
hành thí nghiệm cần thực hiện được các bước sau:
- HS hiểu và nắm vững thí nghiệm cần thực hiện.
- Chuẩn bị dụng cụ - hóa chất.
- Quan sát trạng thái,màu sắc của chất trước khi thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Giải thích hiện tượng.
- Viết PTHH và rút ra kết luận.
11
VD1: Bài 3: Tính chất hóa học của axít :
Thí nghiệm: kim loại tác dụng với dung dịch axit:
- HS phải hiểu và nắm vững được thí nghiệm cần thực hiện là: Cho một ít kim loại Al( hay
Fe, Zn, Mg…) vào đáy ống nghiệm, thêm vào ống 1-2 ml dung dịch axit( HCl hay H
2
SO
4

loãng).
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất: Kẹp, ống nghiệm, 1 ít kim loại Al( hay Fe, Zn, Mg…), dung
dịch axit( HCl hay H
2
SO
4
loãng).
- Quan sát trạng thái,màu sắc của kim loại và dung dịch axit trước khi tiến hành thí

nghiệm.
- Mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm đồng thời quan sát hiện tượng khi cho kim loại vào
dung dịch axit(Kim loại tan dần,có bọt khí không màu thoát ra).
- HS giải thích được hiện tượng: kim loại đã tham gia phản ứng thế với axit và đẩy khí
hidro ra ngoài,vậy bọt khí thoát ra không màu là khí hiđrô.
- HS viết PTHH: 2Al +6HCl 2AlCl
3
+ 3H
2
- HS rút ra kết luận: Dung dịch axit phản ứng với nhiều kim loại tạo ra muối và giải phóng
khí hiđrô
VD2: Bài 4: Một số axít quan trọng
Thí nghiệm kim loại tác dụng Axít sunfuric đặc.
- HS phải hiểu và nắm vững thí nghiệm cần thực hiện: Lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống
1 it lá đồng nhỏ. Rót vào ống thứ nhất 1ml H
2
SO
4
loãng, vào ống thứ hai 1ml H
2
SO
4
đặc.
Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất: kẹp, 2 ống nghiệm, một ít lá đồng nhỏ,dung dịch H
2
SO
4
loãng,
H

2
SO
4
đặc.
- Quan sát trạng thái,màu sắc của kim loại đồng và dung dịch H
2
SO
4
loãng, H
2
SO
4

đặctrước khi tiến hành thí nghiệm.
- Mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm đồng thời quan sát hiện tượng khi cho H
2
SO
4
loãng và
H
2
SO
4
đặc lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa một ít lá đồng. Đun nóng nhẹ ( Không có hiện
tượng gì xảy ra trong ống nghiệm thứ nhất. Trong ống nghiệm thứ 2 có khí không màu,
mùi hắc thoát ra. Đồng bị hòa tan một phần cho chất lỏng có màu xanh lam.
- HS giải thích hiện tượng: Đồng đã tham gia phản ứng với H
2
SO
4

đặc tạo ra chất khí
không màu, mùi hắc thoát ra. Đó là khí SO
2
, đồng thời sinh ra một dung dịch màu xanh
lam là muối CuSO
4
.
- HS viết PTHH: Cu + H
2
SO
4
( Đặc, nóng) t
0
CuSO
4
+ SO
2
+ H
2
O.
- HS rút ra kết luận:Ngoài kim loại Cu, H
2
SO
4
đặc còn tác dụng với nhiều kim loại khác
tạo thành muối sunfat, không giải phóng hiđô
* Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn: Đa số các thí nghiệm trong SGK, GV ưu tiên cho
HS trực tiếp tiến hành, tuy nhiên có một số thí nghiêm dễ gây nguy hiểm cho HS hoặc thí
nghiệm đó quá phức tạp. Không vì lí do đó mà GV bỏ qua không tiến hành thí nghiệm, mà
GV phải trực tiếp biểu diễn cho HS, nhưng HS vẫn đóng vai trò là người chủ động tìm kiến

thức mới(là người trực tiếp quan sát, giải thích hiện tượng, viết PTHH và rút ra kết luận).
12
VD1: Bài 4:Một số axit quan trọng.
Khi tìm hiểu thí nghiệm về tính háo nước của axit sunfuric đặc,thí nghiệm này tuy đơn
giản nhưng dễ gây nguy hiểm với HS.Vì vậy GV có thể biểu diễn, HS quan sát,nêu hiện
tượng,giải thích hiện tượng,viết PTHH và rút ra kết luận.Từ đó cũng giáo dục cho HS phải
hết sức cẩn thận khi sử dụng axit đặc.
VD2: Bài 27: Cacbon.
Thí nghiệm cacbon tác dụng với oxit kim loại.
Thí nghiệm này tuy không độc nhưng lại khó thành công và phức tạp. Vì vậy GV nên biểu
diễn thí nghiệm,HS quan sát,nêu hiện tượng,giải thích hiện tượng,Viết PTHH và rút ra kết
luận.
Qua thí nghiệm GV cần lưu ý cho HS: Cacbon chỉ tác dụng với một số oxit kim loại hoạt
động trung bình, không tác dụng với oxit kim loại hoạt động mạnh: Al
2
O
3
, MgO, Na
2
O…
2.4. Tạo hứng thú cho HS bằng cách đưa bản đồ tư duy vào bài dạy:
13
Qua nghiên cứu cho thấy nhiều HS chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não, mà
chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến
thức trọng tâm, không nắm được nội dung nổi bật trong tài liệu đó, hoặc không biết liên
tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan đến nhau.
Vậy BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực đồng thời tạo hứng thú học tập ở các
em.Một kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm
cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử
dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Đây là phương pháp tập cho HS thói

quen tự ghi chép, hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách hiểu của các em
dưới dạng BĐTD.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm phát huy tối đa tính sáng của HS, phát triển năng khiếu
hội họa, sở thích HS.Việc các em tự sáng tác trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách
hiểu,cách trình bày kiến thức của HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quý
trân trọng tác phẩm của mình.
Có 3 cách sử dụng bản đồ tư duy:
*Sử dụng ngay đầu bài giảng.
VD: Bài 4: Một số axit quan trọng
Trước khi vào tính chất hóa học của axit sunfuric GV có thể cho HS nêu lại tính chất hóa
học của axit đã được học ở bài trước. Từ đó GV dẫn dắt sang tính chất hóa học của axit
sunfuric và lấy cụm từ H
2
SO
4
làm trung tâm giới thiệu cho HS có hai loại axit sunfuric
loãng và đặc ở nhánh cấp 1, trong đó axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất hóa học của
axit,GV ghi ở nhánh cấp 2.
HS điền thêm các thông tin về bài giảng như: sản phẩm phản ứng, viết PTHH của axit sunfuric
loãng và tính chất hóa học của axit sunfuric đặc vào tiếp BĐTD trong quá trình học bài mới.
14
loãng
1.t/d quì tím
3.T/d bazơ
2.T/d
kim loại
đặc
4.T/d
oxitbazơ
H

2
SO
4
-
loãng
đặc
đặc
2.1 Muối
3.2 nước
4.1 Muối
4.2 nước
đặc
1.1 Muối
2.2 không
sinh hidro
3.1 Muối
3.1 Muối
Cu + 2H
2
SO
4(đ)

→
to
CuSO
4
+ 2H
2
O + SO
2


Zn + H
2
SO
4
-> ZnSO
4
+ H
2



C
12
H
22
O
11

2 4ñ
H SO
→
12C + 11H
2
O NaOH + H
2
SO
4
-> Na
2

SO
4
+ H
2
O


Như vậy khi dạy xong phần tính chất hóa học ta có được BĐTD hoàn chỉnh về tính chất
hóa học của axit sunfuric loãng,đặc
* Sử dụng vào trong quá trình giảng bài mới.
VD: Bài 9: Tính chất hóa học của muối.
GV có thể sử dụng bản đồ tư duy hỗ trợ hình thành kiến thức mới, GVdùng cụm từ “Muối”
làm từ chìa khóa đặt ở trung tâm. Mỗi mục là một nhánh cấp 1, GV hướng dẫn HS lần
lượt vẽ các nhánh của BĐTD theo tiến trình hình thành kiến thức mới, kết hợp với các
phương pháp: Thực hành thí nghiệm, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp… Từ đó giúp HS
hình thành kiến thức bài học một cách chủ động, sáng tạo.
15
H
2
SO
4
1.t/d quì tím
3.T/d bazơ
2.T/d
kim loại
4.T/d
oxitbazơ
Đỏ
-
2.2 hidro

-
-
-
1.T/d
kim loại
2. Tính háo
nước
-
-
-
CaO + H
2
SO
4
-> CaSO
4
+ H
2
O
1.2 Nước
Không
tan
tan
1.2 P.P không màu hóa đỏ
2.2 Nước
3.2 Nước
* Sử dụng vào cuối tiết học để củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
VD: Bài 7: Tính chất hòa học của bazơ
Khi dạy xong về tính chất hóa học của bazơ.GV yêu cầu HS trình bày lại tính chất hóa học
của bazơ bằng BĐTD tùy theo ý thích của mình vào giấy khổ lớn, sau đó GV treo bài làm

HS, cho HS tự nhận xét lẫn nhau về hình thức, nội dung thể hiện trên BĐTD và cuối cùng
GV đưa ra nhận xét bản đồ tư duy của HS có thể hiện được nội dung trọng tâm của bài học
hay không,bổ sung những gì còn thiếu và chưa hoàn chỉnh của HS.
16
5. Phân hủy
3. Muối
1.T/d kim loại
2. T/d axit
Muối
1.1 Kim loại
1.2 Muối
2.1 Muối mới
3.1 Muối mới
3.2 Muối mới
-
-

2.2 Axit mới
-
4.T/d với
ba zơ
-
4.1 Muối mới
4.2 Bazơ mới
-
1.t/d
chất
chỉ thị
-
2.Phân

hủy
3.t/d axit
Bazơ
2.t/d oxit
axit :
CO
2
-
1.t/d
axit
-
-
-
-
1.1 Muối
-
1.1 Quỳ tím hóa đỏ
2.1 Muối
3.1 Muối
2.1 Oxit bazơ
2.2 Nước
Như vậy qua đây GV đã giúp HS nhớ được toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài ngay tại
lớp một cách tích cực.
IV. KẾT QUẢ:
Tất cả các phương pháp dạy học trên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp
học sinh yêu thích bộ môn đặc biệt tăng sự hứng thú, linh hoạt, sáng tạo ở HS trong giờ
học hóa.
Qua áp dụng một số phướng pháp nêu trên tôi thấy rõ chất lượng HS được nâng lên rất
nhiều. Kết quả các lần khảo sát sau khi áp dụng đề tài ở học sinh lớp 9 năm học 2011-2012
như sau:

Lớp Số
HS
Gỏi Khá Tb Yếu- kém
SL % SL % Sl % SL %
9
1
32 7 21.9 9 28.2 13 40.6 3 9.3
9
2
33 8 24.2 9 27.3 12 36.4 4 12.1
9
3
33 9 27.3 11 33.3 11 33.3 2 6.1
9
4
30 7 23.3 9 30.1 10 33.3 4 13.3
Tổng 128 31 24.2 38 29.7 46 35.9 13 10.2
Nhìn vào số liệu giỏi, khá, trung bình, yếu- kém của các lớp qua các lần khảo sát, khi
chưa áp dụng và đã áp dụng đề tài ta thấy: Số học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh yếu –
kém giảm, đặc biệt nhiều học sinh yếu đã vươn lên và yêu thích bộ môn, chứng tỏ phương
pháp đã có hiệu quả rõ rệt.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Tăng cường thu hút HS bằng cách sử dụng các phương pháp nêu trên sao cho phù hợp
với từng bài dạy và từng đối tượng HS.
- Luôn hiểu rõ tâm lí HS và đưa ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp để thu hút
HS, sẽ giúp các em nắm kiến thức vững hơn, sâu hơn, học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn
qua đó tạo hứng thú học tập và niềm tin cho học sinh.
- GV không ngừng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn- nghiệp vụ thông qua các lớp tập
huấn, dự giờ đồng nghiệp để rút ra được những phương pháp tối ưu nhất.
VI. KẾT LUẬN:

Tóm lại để tạo hứng thú cho HS trong giờ học hóa nhằm giúp các em học tốt môn hóa học
là điều tương đối khó khăn không phải một sớm một chiều là xong, mà giáo viên cần có sự
kiên trì, nhẫn nại. Tùy theo đối tượng HS và đặc điểm của mỗi trường mà giáo viên có thể
kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau.Trên đây chỉ là một số phương pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho môn hóa ở THCS nói chung và môn hóa 9 nói
riêng. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm
ơn.
17
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 9 của NXB Giáo Dục.
2. Sách giáo viên Hóa học 9 của NXB Giáo Dục.
3. Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học THCS của NXB giáo dục.
4. Tài liệu áp dụng dạy và học tích cực trong bộ môn hóa học.NXB TPHCM.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của NXB Giáo Dục.
6. Tài liệu bồi dưỡng sử dụng CNTT và BĐTD trong dạy học của BGD và ĐT.
Vĩnh Tân, ngày 12 tháng 10 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Hoài

18
PHÒNG GD&ĐT VĨNH CỬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Vĩnh Tân, ngày tháng năm 2011
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2011 – 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
Ở HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC HÓA 9”
*Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ HOÀI. Đơn vị: Tổ Lý – Hóa – Sinh .

*Lĩnh vực: Hóa
*Quản lý giáo dục: . Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa
*Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác:
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới:
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao:
-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao:
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao:
-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả cao:
3. Khả năng áp dụng:
-Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt: Khá: Đạt:
-Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và đi vào cuộc sống:
Tốt: Khá: Đạt:
-Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng :
Tốt: Khá: Đạt:
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký , ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Vũ Thị Thương
19
PHÒNG GD&ĐTVĨNH CỬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TỔ : LÝ – HÓA - SINH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ/ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Họ và Tên Giáo viên: NGUYỄN THỊ HOÀI.
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tân.
Tên đề tài: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
Ở HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC HÓA 9”
ĐÁNH GIÁ
Các mặt Yêu cầu Điểm
Phạm vi
đề tài
Có thể áp dụng cho nhiều bài, nhiều chương, cả
chương trình. (tối đa 1,5 điểm)
Hình thức
Trình bày đẹp, bố cục hợp lý, diễn đạt mạch lạc.
(tối đa 1,5 điểm)
Nội dung
Có tính khoa học, chính xác. (tối đa 2 điểm)
Tính sáng tạo. (tối đa 2 điểm)
Có thực tiễn, hiệu quả sử dụng cao. (tối đa
3điểm)
Tổng điểm: /10.
Xếp loại:
Giám khảo 1 Giám khảo 2 Giám khảo 3
(Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên)


Vĩnh Tân, ngày tháng năm 2011
Hiệu Trưởng
Vũ Thị Thương
Cách xếp loại: -Loại Tốt (Loại A): Có tổng điểm từ 9 đến 10.
-Loại Khá (Loại B): Có tổng điểm từ 7 đến 8,5.
-Loại Trung bình (Loại C): Có tổng điểm từ 5 đến 6,5.

-Loại Yếu (Loại D): Có tổng điểm từ 4,5.
20
21

22

×