Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tên sáng kiến kinh nghiệm SỬ DỤNG NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 20 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN
********
Tên sáng kiến kinh nghiệm
SỬ DỤNG NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để đáp ứng với sự phát triển của thông tin, khoa học và công nghệ như hiện
nay thì đòi hỏi ở mỗi người sự năng động sáng tạo, tích cực trong mọi tình huống.
Để có thể đào tạo được những con người như vậy thì nền giáo dục giữ một vai trò
vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở nước ta, một nước đang trên đà xây dựng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền giáo dục là làm thế
nào để có thể cùng một lúc cung cấp được cho người học lượng thông tin lớn
phong phú và để thực hiện được nhiệm vụ này, nhà nước cùng với ngành giáo dục
đã không ngừng tăng ngân sách cho giáo dục mà đặc biệt là thực hiện cải cách đổi
mới chương trình SGK. Song song với việc đổi mới chương trình SGK là sự đổi
mới phương pháp dạy học. Với phương hướng đã được chỉ rõ “ Đổi mới và hiện
đại hóa phương pháp dạy học chuyển từ việc truyền đạt kiến thức thụ động thầy
giảng trò ghi, sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận
tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có
hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ
của học sinh trong quá trình học tập, có khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết
hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn… thì sẽ tạo cho người học lòng ham
học khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người. Làm được như vậy thì không
những kết quả học tập được nhân lên gấp bội mà người học còn được chuẩn bị để
tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động
trong xã hội…”
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm do đó quá trình hình thành và


phát triển các kiến thức sinh học cần thiết phải dựa trên kết quả các thí nghiệm
( Phần lớn nước vào cây đi đâu, cây có hô hấp không, thân dài ra do đâu, quang
hợp…) do học sinh tự làm, sưu tập và quan sát vật mẫu.
Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp
khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
Để đạt được những mục tiêu trên thì phương pháp thực hành có ý nghĩa to lớn
nó không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh các tri thức mà còn có ý nghĩa phát huy tính
tích cực chủ động của các em trên cơ sở kết hợp với sự hướng dẫn, chỉ đạo của
giáo viên với việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Phương pháp này còn góp
phần bồi dưỡng tình cảm bộ môn, lòng say mê nghiên cứu, học tập, có hoài bão
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng

ước mơ đem hiểu biết và sức lao động sáng tạo của mình góp phần xây dựng quê
hương đất nước, bảo vệ môi trường sống. Do yêu cầu đổi mới như vậy nên tôi đi
vào tìm hiểu đề tài “Sử dụng nhóm phương pháp thực hành trong dạy học sinh
học 6”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Trong các môn khoa học thì sinh học được học trước vật lí, hóa học, được
dành số tiết nhiều hơn vì thiên nhiên rất gần gũi với trẻ, cuốn hút sự hứng thú tìm
tòi. Và môn sinh học đã được học ở tiểu học điều đó tạo thuận lợi cho học sinh
THCS phát triển các kiến thức sinh học ngay từ đầu cấp.
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục và xã, hiện nay cơ sở vật chất của nhà
trường có thêm phương tiện phục vụ cho việc dạy và học.
- Việc đổi mới dạy học đang đi vào chiều sâu, giáo viên được bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn, phương pháp dạy học mới, được dự các tiết dạy minh họa nên
có điều kiện tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp dạy học mới.

- Ở lứa tuổi lớp 6 học sinh hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ. Do
đó các phương pháp thực hành có tác dụng không chỉ giúp các em tự mình chiếm
lĩnh các kiến thức thực vật một cách vững chắc, sâu sắc mà còn giúp các em rèn
luyện kĩ năng bộ môn, gây hứng thú học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Đa số các em ở vùng nông thôn nên thực vật rất quen thuộc và gần gũi vì
vậy việc chuẩn bị mẫu vật cho các tiết thực hành rất tốt.
- Sử dụng các mẫu vật thật trong dạy học và tổ chức cho học sinh tiếp xúc
trực tiếp với thiên nhiên sẽ tạo cho các em có những ấn tượng sâu sắc về thế giới
thực vật, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
- Đề tài đã được đưa vào thử nghiệm và cho kết quả hết sức khả quan, phát
huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
2. Khó khăn
- Phải có đủ dụng cụ, nguyên vật liệu, thiết bị thích hợp với nội dung bài dạy
theo nhóm hay cá nhân. Trong khi đó mặc dù đựơc sự quan tâm giúp đỡ của phòng
giáo dục và nhà trường nhưng về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học vẫn còn thiếu
như : chuông thủy tinh, cân sinh học, hộp đồ mổ…
- Một số thí nghiệm khó thành công đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, một
số thí nghiệm tiến hành vài tiếng, vài ngày trong khi đó không có tiết thực hành
riêng mà là bài lí thuyết dưới dạng thực hành.
- Do học sinh ở vùng nông thôn nên không đồng đều về độ tuổi, năng lực, sự
quan tâm của gia đình, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em.
- Số lượng học sinh trong một lớp còn đông ( 37 HS/ lớp ) nên việc tổ chức
hoạt động theo nhóm và các giờ thực hành gặp khó khăn.
- Do học sinh ở vùng nông thôn nên không đồng đều về độ tuổi, năng lực, sự
quan tâm của gia đình, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em.
- Vì học sinh ở nông thôn nên chưa quan tâm nhiều đến môn học còn coi môn
sinh là môn phụ, đa số học sinh chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 2
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
- Khả năng tư duy của các em còn hạn chế, việc nhận thức thừơng đi bằng con

đường quy nạp từ trực quan sinh động các em chưa quen phân tích so sánh để rút
ra kết luận có tính khái quát.
3. Số liệu thông kê
Trước khi bắt đầu áp dụng đề tài này tôi đã thống kê kết quả học tập của học
sinh 6 lớp: 6.5, 6.6, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10
Lớp
TS
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
6.5 36
8 22.2 13 36.1 10 27.8 5 13.9 31 86.1
6.6 36
9 25 11 30.6 11 30.6 4 11.1 1 2.7 31 86.1
6.7 38
10 26.3 14 36.9 10 26.3 3 7.9 1 2.6 34 89.5
6.8 37
11 29.7 13 35.2 10 27.0 3 8.1 34 91.2
6.9 37
7 18.9 11 29.7 14 37.8 5 13.5 32 86.5
6.10 38
5 13.2 10 26.3 15 39.5 7 18.4 1 2.6 30 78.9
5 lớp
222 50 22.5 72 32.4 70 31.5 27 12.2 3 1.4 192 86.5
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
- Nghị quyết TW 4 khóa 7 (1/1993) đã xác định phải : “Khuyến khích tự học”
phải “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
- Nghị quyết TW 2 khóa 8 (12/1996) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới

phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ 1 chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
- Vì “ Nói hay chưa phải là dạy, giảng dạy tốt bao giờ cũng phải là sự truyền
thụ hai chiều giữa thầy và trò, được gọt dũa theo mục đích, nội dung, trình độ của
người học ”
- Nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến nội dung đào tạo, quy trình đào tạo,
phương pháp dạy học.
- Phải kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của Sinh học với
các phương pháp dạy học khác có tác dụng kích thích năng lực tư duy tích cực độc
lập sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng phương pháp thực hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
và phát triển các loại kiến thức thực vật.
- Giờ học bằng thí nghiệm, thực hành bao giờ cũng sinh động, cuốn hút nhận
thức tích cực của trẻ ở độ tuổi này thực hành là rất cần thiết.
- Sử dụng các mẫu vật thật sẽ tạo cho các em tiếp xúc trực tiếp với thiên
nhiên, khám phá thế giới thực vật không gây cho học sinh sự nhàm chán, lặp đi lặp
lại vì ở lớp 6 học sinh không có khả năng tập trung chú ý lâu mà dễ chán.
- Giáo viên cần biết lựa chọn và biết phối hợp các phương pháp một cách
khéo léo và linh hoạt phù hợp với nội dung của bài học, với trình độ của học sinh
cần dẫn dắt học sinh từ kiến thức dễ đến khó và luôn tìm hiểu cái mới để lĩnh hội
kiến thức mới đạt kết quả cao hơn.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 3
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
- Cần tạo không khí thoải mái cho lớp học, làm cho học sinh thích thú khi đến
lớp, phải mong đợi đến tiết học môn Sinh học.
Với trình độ sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy của mình giáo viên tạo được
uy tín với học sinh và làm cho các em có sự tin tưởng vào giáo viên, tạo được mối
quan hệ giữa thầy và trò, tạo sự gần gũi thân mật để tổ chức và điều khiển hợp
lícác hoạt động dạy học cụ thể như: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Từ đó các

em tích cực năng động sáng tạo nhiều hơn trong tiết học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Trong nhóm phương pháp thực hành, công tác độc lập của từng học sinh,
hoặc theo nhóm nhỏ, là nguồn thông tin chủ yếu dẫn học sinh tới kiến thức mới.
Nếu trong phương pháp trực quan, học sinh quan sát, tri giác các phương tiện trực
quan do giáo viên trình bày thì trong nhóm phương pháp thực hành, học sinh được
trực tiếp thao tác trên đối tượng từ đó rút ra kiến thức mới, kĩ năng mới. Bằng cách
này học sinh nắm vững kiến thức hơn, đặc biệt biết rõ con đường đi tới kiến thức
mới, đồng thời phát triển tư duy, phát triển kĩ năng bộ môn, gây hứng thú học tập,
chuẩn bị khả năng vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn, giáo dục ý thức lao
động sáng tạo một cách có hiệu quả qua môn học.
- Các phương pháp thực hành có thể vận dụng vào dạy học các kiến thức về
hình thái, giải phẫu, sinh lí, sinh thái thực vật. Cũng có thể áp dụng phương pháp
thực hành cho các hoạt động ngoại khóa của tất cả học sinh trong lớp hoặc câu lạc
bộ sinh học, qua đó giúp các em mở rộng, đào sâu kiến thức, đặc biệt góp phần
giáo dục cho các em tình cảm bộ môn và lòng yêu thiên nhiên.
- Để vận dụng phương pháp thực hành có hiệu quả, giáo viên chuẩn bị chu
đáo mẫu vật, làm thử, có quy trình tổ chức cho học sinh thực hành hợp lí. Quy
trình áp dụng phương pháp thực hành như sau:
* Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ thực hành: giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
chuẩn bị mẫu vật ở nhà trong tiết học trước, giáo viên làm thử trước khi lên lớp.
* Hướng dẫn học sinh làm thực hành
* Trong khi học sinh thực hành, giáo viên theo dõi, sửa chữa, uốn nắn các
thao tác thực hành cho học sinh, hoặc hướng dẫn thêm cho những học sinh chưa
nắm được công việc của mình.
* Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rút ra các kết luận khoa học.
Giáo viên có thể cho học sinh vẽ, lập các biểu đồ, sơ đồ, các bảng thống kê để biểu
diễn kết quả thực hành.
- Sử dụng phương pháp thực hành được coi là tích cực khi nó là nguồn kiến
thức để học sinh khai thác, tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác

nhau.
- Các phương pháp dạy học rất đa dạng về số lượng và mục đích sử dụng,
muốn lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp người dạy phải biết giá trị của từng
phương pháp, nội dung sử dụng nó, khi nào dùng thì cho kết quả cao. Vì vậy
tùy từng loại kiến thức mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp.
- Trong dạy học môn sinh học có các phương pháp thực hành sau:
* Học sinh thực hành xác định mẫu vật.
* Học sinh thực hành quan sát
* Học sinh thực hành thí nghiệm
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
2.1 Phương pháp học sinh thực hành xác định mẫu vật.
- Phương pháp này được dùng để học các kiến thức về hình thái, phân loại
trong các phần Thực vật như:
* Học sinh tập xác định các cơ quan khác nhau của cây: cơ quan sinh dưỡng
( rễ, thân, lá), cơ quan sinh sản ( hoa, quả, hạt).
* Phân biệt quả, hạt, cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
* Tập xác định các dạng lá, các loại thân, các loại rễ biến dạng, thân biến
dạng, các kiểu xếp lá trên thân và cành …
* Nhận dạng một số loại thực vật, xác định vị trí phân loại của chúng.
- Các nhiệm vụ này được giáo viên giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Sau khi hoàn thành, học sinh báo cáo kết quả trước lớp để góp phần xây dựng nội
dung bài học.
- Để hoàn thành bài tập xác định mẫu vật học sinh phải có kĩ năng cố định
mẫu, dùng kính lúp, kính hiển vi, sử dụng dụng cụ thực hành khi cần thiết.
Ví dụ 1: Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá Sinh học 6 SGK/ 61.
Tập xác định các kiểu xếp lá trên thân, cành qua đó giải thích được ý
nghĩa sinh học của nó.
Đầu tiên giáo viên yêu cầu HS đọc mục  SGK/ 63 Quan sát hình vẽ, mẫu
vật thật: cây dâu, cây dừa cạn, cây dây huỳnh.

Lá cây dâu Lá cây dừa cạn Lá cây dây huỳnh
Hình 19.5: Các kiểu xếp lá trên thân và cành
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật thật: Yêu cầu học sinh xác định được vị trí
của mấu thân.
GV: Chú ý số lá trên mỗi mấu thân. Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm thông tin
hoàn thành bảng sau:
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân Kiểu xếp lá
Cây dâu 1 lá Mọc cách
Cây dừa cạn 2 lá Mọc đối
Cây dây huỳnh 4 lá Mọc vòng
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành.

Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 5
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ về các kiểu xếp lá trên thân và cành để
khắc sâu kiến thức.
Phân biệt các cách xếp lá (trên thân và cành) trong các mẫu vật thật mà GV đã
mang đến lớp. Qua đó học sinh có thể vận dụng để phân biệt các kiểu xếp lá trên
thân và cành trong thiên nhiên.
Lá ổi ( mọc đối) Húng quế ( mọc đối)
Mồng tơi ( mọc cách) Rau ngót ( mọc cách)
Lá trúc đào ( mọc vòng) dây huỳnh ( mọc vòng)
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 6
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên ( chú ý đặt cành
ở vị trí thấp để có thể nhìn từ trên xuống dưới), nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ
các phía khác nhau vào cành, có thể dùng tay kia vuốt các lá ở mấu trên xuống để

có thể so sánh vị trí với các lá ở mấu dưới.
? Các lá ở mấu thân trên có nằm trên cùng đường thẳng với các lá ở mấu thân dưới
không.
Từ đó nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên so với mấu thân dưới
trong cả 3 kiểu xếp lá.
Học sinh sau khi quan sát thống nhất ý kiến trả lời
? Cách bố trí đó có lợi gì trong việc nhận ánh sáng của các lá trên cây.
Ví dụ 2: Phân biệt các loại thân ở Bài 13: cấu tạo ngoài của thân SGK/ 44
GV: Treo tranh hình 13.3 SGK/ 44 Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn đối chiếu với tranh
phân chia cây thành các nhóm
Gợi ý: Phân chia các nhóm thân cây dựa vào đặc điểm sau:
+ Vị trí của thân cây (nằm sát mặt đất hay cao so với mặt đất)
+ Độ cứng mềm của thân cây.
+ Sự phân cành của thân (có hoặc không )
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám vào vật khác.
HS: Hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật đối chiếu với tranh vẽ để chia nhóm thân
+ Thân mọc đứng: cây dâm bụt, hoa hồng, cau, dừa….
+ Thân mọc sát đất: rau má, có chỉ, …(thân mềm)
+ Cau, dừa thân không phân cành.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 7
Hình 13.3. Các loại thân
1. Cây đa 2. Cây dừa 3. Một số loại cây bìm bìm
4. Cây đậu 5. Cây rau má 6. Cây đậu hà lan 7. Cây cỏ mần trầu
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
+ Thân phải leo, bám trên vật khác: mồng tơi, bầu bí, nho….
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 44  Dựa vào đặc điểm khác nhau của thân
cây người thường chia thân cây thành mấy loại ?
HS: Đọc thông tin SGK/ 44.
Thân cây được chia làm 3 loại chính:
+ Thân đứng gồm: thân gỗ, thân cột và thân cỏ.

+ Thân leo gồm: thân quấn và tua cuốn.
+ Thân bò.
GV:Dựa vào những đặc điểm bên ngoài của thân  Hãy hoàn thành bảng SGK/45.
Tên cây
Thân đứng Thân leo
Thân bò
Thân
gỗ
Thân cột Thân cỏ
Thân
quấn
Tua cuốn
Cây đậu ván

Cây nhãn

Cây rau má

Cây dừa

Cây bí

Để rèn cho học sinh khắc sâu kiến thức giáo viên cho học sinh xác định các
loại thân trên mẫu vật mà học sinh đã chuẩn bị.gv có thể cho hs xem một số hình
ảnh và xác định các loại thân trên hình.
Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về các loại thân.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng

Cây cọ (thân cột) Cây xoài (thân gỗ)

Thân cỏ
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Mùng tơi (leo bằng thân quấn) Nho (leo bằng thân quấn)
Thân leo bằng tua cuốn: mướp Rau má( thân bò)
2.2. Phương pháp học sinh thực hành quan sát:
- Phương pháp này dùng để học các kiến thức về giải phẫu, phân loại, sinh lí
thực vật.
- Học sinh dùng mắt thường hoặc với sự hỗ trợ của kính hiển vi, kính lúp hay
nói rộng hơn là dùng các giác quan để tri giác trực tiếp và có mục đích đối tượng
nghiên cứu, theo dõi, ghi chép các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
Ví dụ: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi ở Bài 6: “Quan sát
tế bào thực vật”
Hình 6.1: Các bước tiến hành
Giáo viên chuẩn bị kính hiển vi, tế bào biểu bì vảy hành đã nhuộm màu
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi, vị trí đặt mắt quan sát
Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm. Yêu cầu học sinh đọc các bước tiến hành.
GV: Lưu ý HS
+ Chuẩn bị bản kính sạch (có sẵn giọt nước) trước khi lấy tế bào trên mẫu vật.
+ Phải bóc lớp biểu bì bên trong vảy hành thật mỏng mới dễ quan sát tế bào.
+ Trải phẳng lớp tế bào biểu bì sao cho không bị đè lên nhau
+ Thực hiện đúng thao tác sao cho không có bọt khí.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 10
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
+ Nếu tiêu bản nhiều nước thì dùng giấy thấm bớt nước.
Sau khi giáo viên hướng dẫn, học sinh tiến hành làm thực hành.
GV: Đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của học sinh.
GV: Treo tranh giới thiệu: Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
Học sinh quan sát tranh vẽ, đối chiếu với tiêu bản quan sát được dưới kính hiển vi

để phân biệt được các bộ phận của tế bào, chủ yếu là vách và nhân tế bào.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa quan sát vừa vẽ hình
Học sinh vẽ hình quan sát được vào vở ( chọn hình rõ nhất để vẽ)
Giáo viên cho học sinh quan sát thêm tế bào biểu bì vảy hành đã được nhuộm dung
dịch Iốt
Tế bào biểu bì vảy hành nhuộm dung dịch Iốt

Tế bào biểu bì vảy hành
- Có thể quan sát ngắn hạn trên lớp hay trong phòng thí nghiệm, hay ngoài
vườn trường.
Ví dụ : Quan sát cảm ứng của cây xấu hổ bài 3 Đặc điểm chung của thực
vật SGK/ 12
Giáo viên cho học sinh đọc mục “ Em có biết ”
Học sinh quan sát cây xấu hổ: Khi chạm nhẹ vào lá cây xấu hổ, lá cây khép lại
Hoặc quan sát cây xấu hổ khi chiều tối, lá cây cụp lại. Qua đó học sinh thấy được
thực vật cũng phản ứng với môi trường
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 11
Nhân tế bào
Vách tế bào
Chất tế bào
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Hình 3.5: Khi chạm vào cây xấu hổ,
lá cụp lại
- Có thể quan sát dài hạn, tiến hành ngoài tiết học, trong góc sinh giới, trên
vườn trường hoặc ngoài thiên nhiên như: sự lớn lên của thân, sự phát triển của quả.
Ví dụ: Quan sát sự dài ra của thân cây qua Bài 14: Thân dài ra do đâu?
SGK/ 46.
Chậu A : Cây ngắt ngọn Chậu B: Cây không ngắt ngọn
Hình 14.1: Thí nghiệm thân dài ra do phần ngọn
Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi chép : ngày gieo hạt, ngày hạt

nảy mầm, ngày cây ra lá thật:
Chiều cao của cây từ gốc cây đến lá thứ nhất…… cm
Chọn 6 cây cao bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không ngắt ngọn. Ghi ngày
ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có hai lá thật)
Sau mấy ngày quan sát đo chiều cao 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt
ngọn. Điền số liệu đo được vào bảng
Nhóm cây
Kích thước
Trước khi ngắt ngọn Sau khi ngắt ngọn
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn
Sau khi quan sát và ghi số liệu, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét chiều dài
của 2 nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 12
Lá thật
Lá mầm
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?
Cây không ngắt ngọn cao lên còn cây ngắt ngọn thì thân không dài lên được,
qua thí nghiệm chứng minh được rằng thân cây dài ra do phần ngọn.
Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức bài 8, giải thích vì sao thân dài ra được?
2.3 Phương pháp học sinh thực hành thí nghiệm
- Phương pháp này dùng để học các kiến thức về giải phẫu, sinh lí thực vật.
- Nếu trong phương pháp trực quan, học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên
biểu diễn thì trong phương pháp thực hành thí nghiệm học sinh được tự tay tiến
hành thí nghiệm do giáo viên hướng dẫn.
- Khác với thực hành quan sát, thực hành thí nghiệm học sinh tác động vào
đối tượng nghiên cứu bằng những điều kiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của
một hoặc một vài yếu tố xác định, tập trung theo dõi một vài khía cạnh nhất định.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị là khâu không thể thiếu, trước mỗi bài dạy có

thí nghiệm giáo viên thông báo mục tiêu của tiết học sắp tới, yêu cầu học sinh
nghiên cứu trước bài mới, nghiên cứu kĩ các thao tác thí nghiệm, chuẩn bị các mẫu
vật (cây trồng), thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm làm trước ở nhà. Như vậy
tiết học sẽ bớt đi thời gian hướng dẫn thí nghiệm, học sinh chủ động hơn trong
hoạt động học tập, có trách nhiệm với việc tìm tòi kiến thức, kích thích các em
khám phá vấn đề cần giải quyết.
- Để thí nghiệm của học sinh thu được kết quả, giáo viên cần xác định rõ mục
đích, yêu cầu, hướng dẫn kĩ lượng về mặt kĩ thuật và tổ chức, cách thức theo dõi
ghi chép, thu tập số liệu, phân tích kết quả. Nên có những phiếu chỉ dẫn in sẵn phát
cho từng học sinh hoặc viết lên bảng con để các nhóm học sinh dựa vào đó mà tiến
hành từng bước của thí nghiệm.
- Cụ thể là:
+ Giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật thí
nghiệm, hóa chất thí nghiệm. Nhất là giáo viên cần phải tiến hành thí nghiệm
trước, đối với thí nghiệm khó cần thực hiện nhiều lần.
+ Cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công để tìm
biện pháp khắc phục.
+ Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện vấn đề cần
giải quyết.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 13
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Ví dụ 1: Thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển
từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ ở Sinh 6 bài 17:Vận chuyển các chất trong thân
SGK/ 54.
Giáo viên cần nêu mục đích của thí nghiệm ở hai lọ hoa trên. Hai thí nghiệm
trên đều nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm ở nhà: một cành hoa trắng (hồng, huệ…) cắm
vào lọ nước màu (đỏ hoặc xanh) và 1 cành cắm trong lọ nước không màu.
Để thí nghiệm thành công cần chú ý các bước sau:

• Cắt cành hoa ở trên cây xuống hoặc hoa mua đã bị ngâm nước cần để ráo
nơi thông thoáng.
• Cắt ngắn cành mang hoa làm giảm khoảng cách vận chuyển.
• Cắt cuống hoa trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn.
• Chọn mực đỏ, nên lọc cặn.
• Nên làm trước giờ học ít nhất 120 phút, để thí nghiệm nơi có nắng.
Sau khi học sinh hoàn thành thí nghiệm ở nhà, giáo viên yêu cầu học sinh báo
cáo kết quả thí nghiệm. Tiếp tục hướng dẫn học sinh cắt những lát mỏng qua cành
đã là thí nghiệm, dùng kính lúp quan sát phần nhuộm màu.
Cho học sinh nhắc lại phần cấu tạo trong của thân.
? Phần nào của cây bị nhuộm màu.
Yêu cầu học sinh nhắc lại vị trí của mạch rây và mạch gỗ.
- Bó mạch xếp thành vòng mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
Giáo viên hướng dẫn học sinh bóc vỏ cành hoa màu đã làm thí nghiệm, quan sát.
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 14
Hình 17.1
A. Cành hoa hồng trắng cắm trong lọ nước pha màu đỏ
B. Cành hoa hồng trắng cắm trong lọ nước không màu
A B
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
? Phần nào của thân cây bị nhuộm màu. Vì sao em biết ?
- Phần nhuộm màu là mạch gỗ.Vì khi bóc vỏ là ta đã bóc luôn phần mạch rây
Giáo viên phát cành dâu đã làm thí nghiệm cho các nhóm, quan sát gân lá bị
nhuộm màu.
Qua thí nghiệm học sinh rút ra được kết luận là mạch gỗ vận chuyển nước và
muối khoáng hòa tan.
+ Ngoài ra, còn sử dụng phiếu học tập để học sinh ghi kết quả thí nghiệm từ
đó rút ra bản chất hiện tượng.
Ví dụ 2: Tìm hiểu thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Bài 35: “Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm” SGK/ 113

Hình 35.1: Thí nghiệm về điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà trước 4- 5 ngày
Chọn một số hạt đỗ tốt và hạt đỗ xấu bỏ vào 5 cốc thủy tinh:
Cốc 1: 10 hạt đỗ, để khô không bỏ thêm gì.
Cốc 2: 10 hạt đỗ, đổ ngâm ngập nước
Cốc 3: 10 hạt đỗ, để trên bông ẩm
Cốc 4: 10 hạt đỗ, xấu( lép, mọt, sứt) để trên bông ẩm
Cốc 5: 10 hạt đỗ, xấu( lép, mọt, sứt) để trên bông ẩm bỏ vào tủ đá.
Sau 3- 4 ngày học sinh mang kết quả thí nghiệm đến lớp để học bài 35
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 15
Lát cắt ngang của thân ở cốc B
L¸t c¾t ngang cña th©n ë cèc B
Lát cắt ngang của thân ở cốc A
L¸t c¾t ngang cña th©n ë cèc A
Mạch rây
Mạch gỗ
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
Giáo viên yêu cầu học sinh đưa thí nghiệm của nhóm mình lên bàn
Đếm số hạt đổ nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả thí nghiệm vào bảng
STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm
Cốc 1 10 hạt đỗ, để khô
Cốc 2 10 hạt đỗ, ngâm ngập nước
Cốc 3 10 hạt đỗ để trên bông ẩm
Cốc 4 10 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm
Cốc 5 10 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm bỏ vào tủ đá
Từ bảng thí nghiệm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
? Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm.
? Giải thích tại sao hạt đỗ ở cốc khác không nảy mầm.
Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh rút ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm là
nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra sự nảy mầm còn phụ thuộc vào chất

lượng hạt giống, hạt giống không tốt, sâu mọt, sứt sẹo thì không nảy mầm.
Thiếu bất kì điều kiện nào hạt cũng không nảy mầm được.
IV. KẾT QUẢ:
Sử dụng nhóm phương pháp thực hành trong dạy học môn sinh 6 thu được
những kết quả khả quan
- Qua thí nghiệm do các em tự làm, tự quan sát các sự vật, hiện tượng, tự đánh
giá, tự phân tích từ đó rút ra kiến thức mới nên các em nhớ bài hơn, nắm vững kiến
thức hơn. Vận dụng kiến thức vào bài làm tốt hơn, do đó kết quả tăng tỉ lệ học sinh
khá – giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
- Học sinh có thể tự lắp đặt một số thí nghiệm đơn giản, tập dượt các kĩ năng
đề xuất giả thuyết bố trí thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm bằng cách so sánh
thực nghiệm với đối chứng, kiểm tra giả thuyết đã đề ra và kết luận.
- Qua các buổi học, học sinh thấy được vai trò to lớn của thực vật đối với sinh
vật nói chung và con người nói riêng từ đó tình cảm bộ môn có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Sau khi thực hiện việc sử dụng phương pháp thực hành thì đa số học sinh
hiểu bài, nắm bài vì hầu hết các em đều tham gia đều tự tay làm, tự tìm tòi nghiên
cứu từ đó rút ra kiến thức. Học sinh yếu kém ham học hơn vì hầu hết các em đều
hiếu động, thích tìm tòi khám phá và chất lượng bộ môn được nâng cao cụ thể kết
quả đạt được như sau:
Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Lớp
TS
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
6.5 36
11 30.6 15 41.7 8 22.2 2 5.5 34 94.4
6.6 36
11 30.6 14 38.9 9 25 2 5.5 34 94.4

6.7 38
12 31.6 16 42.1 9 23.7 1 2.6 37 97.4
6.8 37
13 35.1 15 40.6 9 24.3 37 100
6.9 37
10 27.1 14 37.8 11 29.7 2 5.4 35 94.6
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 16
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
6.10 38
9 23.7 13 24.2 14 36.8 2 5.3 36 94.7
5 lớp
222 66 29.7 87 39.2 60 27.0 9 4.1 213 95.9
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Sử dụng phương pháp thực hành đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công
sức và thời gian, phải có tri thức bộ môn sâu rộng biết sử dụng thành thạo các thiết
bị dạy học hiện đại.
- Để vận dụng phương pháp thực hành có hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị chu
đáo mẫu vật, tiến hành làm thử, có quy trình tổ chức cho học sinh thực hành hợp lí.
- Việc chuẩn bị các mẫu vật có thể giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh
chuẩn bị nhưng giáo viên cần kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Dự kiến những tình huống có thể xảy ra để giải đáp cho học sinh.
- Học sinh ở lứa tuổi này tập trung chú ý lâu vào một vấn đề nào đó thì dẫn
đến chóng chán. Do đó phải sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp và đa
dạng.
- Trong quá trình thực hành thí nghiệm giáo viên nên gợi ý cho các em phán
đoán, dự báo các tình huống hoặc kết quả có thể có khi thực hành và kiểm tra các
phán đoán, dự đoán.
- Sử dụng phương pháp thực hành có nhiều ưu điểm nhưng giáo viên cần chú
ý đến công tác tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh vì ở lứa tuổi này các em
rất hiếu động.

Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 17
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
- Tranh vẽ phải chính xác về độ lớn, đầy đủ rõ ràng để khi treo tranh trên bảng
mà học sinh cuối lớp vẫn quan sát rõ. Nên treo tranh ở phẩn bảng động, không nên
treo tranh che khuất đầu bài.
- Để khắc phục tình trạng chất lượng bộ môn thấp, đòi hỏi giáo viên phải tìm
tòi và sáng tạo để xây dựng nên một phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối
tượng học sinh, thu hút được phần đông học sinh tham gia.
VI. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
- Để hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm thành công và đạt hiệu quả
trong tiết học thì việc xác định phương pháp dạy, sự phối hợp khéo léo, linh hoạt
các phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định một nửa thành công
tiết dạy.
- Phải vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp(vì không có một
phương pháp nào là vạn năng hoặc một phương pháp dạy học độc quyền) sao cho
phát huy được tính tích cực, chủ động tư duy, phát triển được năng lực cá nhân ở
mức độ cao nhất trong việc tìm ra kiến thức.
- Dạy học vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật. Không phải bất cứ ai có tay nghề
thành thạo đều có thể đạt tới trình độ nghệ thuật nhưng chắc chắn những giáo viên
đạt tới trình độ nghệ thuật không thể không nắm vững kĩ thuật dạy học. Kĩ thuật
dạy học nói tới những phương pháp, cách thức tiến hành hoạt động dạy học, vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để làm tăng sự ham thích, tích cực hóa
người học. Đặc biệt là nhóm phương pháp thực hành.
- Theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì cần phát triển các
phương pháp thực hành và trực quan, phát triển kiểu dạy nghiên cứu tìm tòi bộ
phận nhất là đối với các môn khoa học thực nghiệm như sinh học mà phương pháp
đặc trưng là quan sát và thí nghiệm.
2. Kiến nghị:
- Sở, phòng cần cung cấp thêm các đồ dùng, tranh, mô hình, băng đĩa, kịp

thời để phục vụ giảng.
- Có lớp tập huấn về giảng dạy giáo án điện tử về đặc trưng của từng bộ môn
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “ Sử dụng nhóm phương pháp thực
hành trong dạy học sinh học 6”. Trong quá trình tìm hiểu đề tài chắc chắn sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý
thầy cô để nội dung đề tài này được hoàn thiện hơn, góp phần cho việc giảng dạy
môn sinh học tốt hơn ở trường THCS nói chung và môn sinh học 6 nói riêng.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương phương pháp dạy học môn sinh học – Trần Bá Hoành- NXB
ĐHSP- Hà Nội 2005.
2. Phương pháp dạy học sinh học ở THCS – Nguyễn Quang Vinh – NXB
ĐHSP- Hà Nội 2002.
3. Kĩ thuật dạy học sinh học – Trần Bá Hoành – NXB GD – Hà Nội 1996.
4. Sách giáo khoa sinh 6 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD – 2001
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 18
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
5. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Viện KHGD – Hà Nội
1998.
6. Giáo trình phương pháp dạy học – Thạc sĩ Phan Long – TPHCM – 8/2006.
7. Sách giáo viên sinh 6 – NXB GD – 2001
8. Phát triển Các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học. Chủ
biên: Trần Bá Hoành - Trinh Nguyên Giao. Nhà xuất bản giáo dục 2000
9. Tài liệu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm thực hành sinh học 6 – Trường
CĐSP Đồng Nai.
10. “ Đổi mới phương pháp dạy học – Những khó khăn và giải pháp” Tác giả
Đinh Xuân Khoa (Trường Đại học Vinh).
Vĩnh Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Người thực hiện
ĐÀO THỊ HẰNG
MỤC LỤC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CAC GIẢI PHÁP Trang 2
CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi Trang 2
2. Khó khăn Trang 2
Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 19
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đào Thị Hằng
3. Số liệu thống kê Trang 3
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Trang 3
1. Cơ sở lí luận Trang 3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4
2.1 Phương pháp học sinh thực hành xác định mẫu vật Trang 4
2.2 Phương pháp học sinh thực hành quan sát Trang 9
2.3 Phương pháp học sinh thực hành thí nghiệm Trang 12
IV. KẾT QUẢ Trang 15
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 16
VI. KẾT LUẬN Trang 17
1. Kết luận Trang 17
2. Kiến nghị Trang 17
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 18

Trường : THCS Vĩnh Tân Trang 20

×