Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu BTTN pù hoạt tỉnh nghệ an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 111 trang )

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần thứ nhất TÊN CÔNG TRÌNH, CÁC CĂN CỨ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG.3
Phần thứ hai ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 6
Phần thứ ba HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 25
Nhóm phân loại 34
Số Họ 34
Số Chi 34
Số Loài 34
Phần thứ tư QUY HOẠCH RỪNG ĐẶC DỤNG, PHÒNG HỘ 48
Phần thứ năm KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 103
Phần thứ sáu KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 108
PHẦN BIỂU VÀ PHỤ BIỂU 110
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1. Khu BTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
2. ĐDSH Đa dạng sinh học
3. GDMT Giáo dục môi trường
4. DLST Du lịch sinh thái
5. QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
6. PCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
7. BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt
8. PHST Phục hồi sinh thái
9. DVHC Dịch vụ - hành chính
DANH MỤC BIỂU VÀ PHỤ BIỂU
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trangi
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (Sau đây viết tắt là Khu BTTN) Pù
Hoạt được chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyết


định số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Diện tích được giao quản lý 90.701 ha, trong đó vùng lõi 36.226 ha, vùng đệm
18.749 ha, vùng phòng hộ 35.726 ha. Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại
rừng của UBND tỉnh Nghệ An tháng 9 năm 2103 thì diện tích quản lý của Khu
BTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đó rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng
phòng hộ 51.171,54 ha.Khu BTTN Pù Hoạt còn có vai trò to lớn trong trong việc
phòng hộ đầu nguồn; Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi
trường, là đầu nguồn của 2 hệ thống sông lớn là Sông Hiếu ở Nghệ An, Sông Chu ở
Thanh Hóa, trong đó là nguồn sinh thủy của các thủy điện Hủa Na, Sao Va, Bản
Mòng, Cửa Đạt…
Là khu rừng đặc dụng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ
An” đã được UNESCO công nhận ngày 20-9-2007. Có giá trị đa dạng hệ sinh
thái và cảnh quan, đa dạng loài và nguồn gen cao, đặc biệt có cây Sa mu dầu to
lớn nhất trong rừng tự nhiên, là biểu tượng không chỉ riêng cho Pù Hoạt mà cho
cả toàn bộ thực vật Việt Nam.
Khu BTTN Pù Hoạt vừa mới được thành lập, do đó rất cần thiết và cấp
bách phải lập quy hoạch để định hướng hoạt động bảo tồn và phát triển bền
vững cũng như làm cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư.
Thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính
phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-
BNNPTNT, ngày 11/11/2011của Bộ NN&PTNT Quy định chi tiết thi hành
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP; Quyết định số961/QĐ-SNN-KHTC ngày
18/07/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An về việc
phê duyệt “Đề cương quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng
Khu BTTN Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020”, nhằm đáp ứng yêu cầu của công
tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phòng hộ, phát
triển kinh tế xã hội vùng đệm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của
chiến lược quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.
Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp cùng Phân viện Điều tra Quy hoạch
rừng Bắc Trung bộ, điều tra, khảo sát lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền

vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020 từ tháng 6 năm
2013, đến nay công trình đã hoàn thành trình các cấp thẩm định và phê duyệt.
Nội dung báo cáo gồm các phần sau:
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang1
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Phần thứ nhất: Tên công trình, căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụng
Phần thứ hai: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Phần thứ ba: Hiện trạng tài nguyên rừng
Phần thứ tư: Quy hoạch rừng đặc dụng
Phần thứ năm: Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế
Phần thứ sáu: Kết luận và kiến nghị
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang2
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Phần thứ nhất
TÊN CÔNG TRÌNH, CÁC CĂN CỨ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. TÊN CÔNG TRÌNH
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù
Hoạt, giai đoạn 2013-2020.
2. CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. CHỦ ĐẦU TƯ
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện 8 năm: Từ năm 2013 đến năm 2020.
5. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ
Địa điểm quy hoạch gồm 9 xã của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: Tri Lễ,
Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm
Muộn và xã Châu Thôn. Tổng diện tích 85.761,43 ha, trong đó vùng lõi 34.589,89
ha, vùng đệm 14.172,25ha, vùng phòng hộ 36.999,29 ha, Phân khu dịch vụ hành
chính 110,30ha (Diện tích này nằm trong vùng phòng hộ).

6. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
6.1. Các căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật đất đai 2003; Luật Đa
dạng sinh học năm 2008;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ
chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Nghị quyết Số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang3
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và
Nghị định thư Cartagena";
- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt “Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ “Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 3462/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn về việc Phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 10 năm 2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày
09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT, ngày 26 tháng
7 năm 2013Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-
TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư
phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng;
- Quyết định số 5988/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 340/QĐ-UBND, ngày 24/01/2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh
Nghệ An về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế
Phong thành Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiênPù Hoạt;
- Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thành
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang4
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Quyết định số961/QĐ-SNN-KHTC ngày 18/07/2013 của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Nghệ An về việc phê duyệt “Đề cương quy
hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt, giai
đoạn 2013-2020;
- Công văn số 1493/UBND.NN, ngày 19 tháng 3 năm 2012 của UBND

tỉnh Nghệ An về việc cho chủ trương lập, điều chỉnh quy hoạch các khu rừng
đặc dụng trong thời kỳ 2011-2020;
- Các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.
6.2. Các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy
hoạch

- Báo cáo kỹ thuật số 15 của chương trình nghiên cứu rừng Frontier -
Việt Nam, Khảo sát đa dạng sinh học và đánh giá công tác bảo tồn, tháng 12
năm 2000;
- Đề án chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong thành Ban
quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt kèm theo Quyết định số 340/QĐ-
UBND, ngày 24/01/2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An;
- Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn
2012-2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Kết quả điều tra Ô sơ cấp, Ô định vị nghiên cứu sinh thái có trên địa
bàn của Viện ĐTQH rừng chu kỳ I,II, III, IV từ năm 1990 - 2010;
- Tài liệu của trang Web Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
/>- Ảnh Spot 5, chụp năm 2011 ở khu vực điều tra;
- Tài liệu bản đồ rà soát quy hoạch ba loại rừng huyện Quế Phong năm
2013 và các tài liệu, bản đồ liên quan khác.

Kết quả điều tra khảo sát các chuyên đề của Phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng Bắc Trung bộ năm 2013:
- Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng và
thảm che vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
- Khảo sát điều kiện lập địa và thổ nhưỡng, đánh giá năng suất lập địa và
chọn loại cây trồng vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
- Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình dân sinh kinh tế - xã hội và thực
trạng sản xuất nông, lâm nghiệp vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang5

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Nghệ An
năm 2013 thì Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích tự nhiên 85.761,43 ha,
trong đó rừng đặc dụng34.589,89 ha và rừng phòng hộ 51.171,54 ha. Nằm trên
địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, ThôngThụ,
HạnhDịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộnvà xã Châu Thôn.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 19
o
27'46” đến 19
o
59'55

độ vĩ Bắc;
+ Từ 104
o
37'46
’’
đến 105
o
11'11

độ kinh Đông.
- Ranh giới
+ Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và các xã Vạn Xuân,
Xuân Lẹ và xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

+ Phía Đông giáp xã Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu;
+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phong
huyện Quế Phong;
+ Phía Tây giáp nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào và xã Nhôn Mai,
xã Hữu Khuông huyện Tương Dương.
1.2. Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt xứng đáng là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, nơi
có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 mét. Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:
 !"!#$
Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn
1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã Đồng Văn, Thông Thụ,
Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao
và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 -
1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m). Địa
hình có độ dốc thường trên 30
o
, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích
dạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của
hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây
tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng
tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng.
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang6
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
 !"!#%"!&#!'(
Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 đến 1.700m; là
vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của vùng
quy hoạch, tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ và
Nậm Giải. Diện tích chiếm 40% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là
rừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diện tích rừng trồng đặc sản (quế), rừng
nguyên liệu gỗ như keo lai v.v Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi

chưa sử dụng có khả năng khai thác vào trồng rừng.
 !"!%)!'(
Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc
hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung
ở xã Tiền Phong. Độ dốc thường từ 3 đến 5

độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là
vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong.
1.3. Địa chất, đất đai
* !'
Vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chất rất phức tạp,
với nhiều loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: Đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sính
(Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh
(Cenozoi). Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng
biệt như vùng núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những
thung lũng hẹp và sâu Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu
vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưng muốn sử
dụng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹ thuật.
*!+!,-
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu,
thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có
sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
- Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Diện tích là 1.783,0 ha, phân
bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau: Phân bố ở độ cao
>1.700m. Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càng
xuống sâu màu đen nhạt dần. Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc không
bền vững, đất có phản ứng rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%);
- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất này được
hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%,
phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Tính chất đặc biệt của đất có mùn là

lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%);
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang7
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đất
này phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha. Quá trình Feralít
xảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã
bị kết von nhưng không có đá ong chặt;
- Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diện
tích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các
kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa;
- Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tự
nhiên, phân bố ở các xã Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ.
“Số liệu chuyên đề:Khảo sát điều kiện lập địa và thổ nhưỡng, đánh giá
năng suất lập địa và chọn loại cây trồng vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt”
1.4. Khí hậu, thuỷ văn
./!0!1
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Khu BTTN Pù
Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, khu vực
chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,1
o
C. Nhiệt độ cao nhất 41,3
o
C (tháng 6),
thấp nhất 10
0
C (tháng 12);
- Độ ẩm trung bình năm 86%;
- Lượng mưa trung bình năm 1.734,5mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng
9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ

lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3);
- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắc
xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và
tháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa đông bắc về gây giá
rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gió
Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3
o
C, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng.
.!23&4
Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông:
- Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là
Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảy
qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong về Thanh Hoávới chiều
dài đi qua hơn 64 km. Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy
sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang8
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã
Thông Thụ và Đồng Văn;
- Hệ sông Hiếu bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưu
vực lớn thứ hai trong khu vực (Chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù
Hoạt), với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lưu lượng
nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớn
bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt, suối
Phùng,suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan
+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài
71km, diện tích lưu vực 594,8 km
2
;

+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43
km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc.
Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao - là
cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi
ích dân tộc và toàn xã hội; Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình
thủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao
Va, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 02
công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, còn có thác Sao Va là điểm đến lý tưởng cho các du khách
thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong.
2. ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư, tỷ
lệ tăng dân số
567,
Cộng đồng dân cư thuộc 9 xã Tiền Phong, Châu Thôn, Tri Lễ, Nậm
Nhoóng, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Đồng Văn sinh sống xung quanh
Khu BTTN, có ảnh hưởng trực tiếp đến Khu BTTN Pù Hoạt. Hiện trạng dân
số, dân tộc và lao động được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1: Dân số, dân tộc, lao động
TT Hạng mục
Đơn vị
tính
Phân theo thành phần dân tộc

cấu
(%)
Tổng Thái Kinh
Khơ

Thổ

H'Môn
g
1 Số hộ Hộ 9.629 8.148 526 412 45 499
2 N.Khẩu Người 44.965
37.64
5
1.83
2
2.011 166 3.310
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang9
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TT Hạng mục
Đơn vị
tính
Phân theo thành phần dân tộc

cấu
(%)
Tổng Thái Kinh
Khơ

Thổ
H'Môn
g
3 Lao động Người 22.058 8.944 861 402 61 0 100,0
- Nam Người 10.475 4.336 416 192 31 0 47,5
- Nữ Người
11.58
3
4.608 445 210 30 0 52,5

- Lao động NLN Người 20.956 6.564 265 392 6 0 95,0
- Lao động phi NN Người 1.542 359 542 10 0 0 7,0
(Chi tiết xem Phụ biểu 01/DS)
- Dân tộc Thái 8.148 người, chiếm 83,7%; Dân tộc H’Mông 3.310 người,
chiếm 7,3%; Dân tộc Khơ Mú 412 chiếm 4,5%; Dân tộc Kinh 1.832 người,
chiếm 4,1%; Dân tộc Thổ 166 người, chiếm 0,4%. Đặc điểm 100% dân tộc
H’Mông sinh sống ở xã Tri Lễ, được hình thành 10 bản, trong đó 8 bản nằm
trong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng lõi, 5 bản ở vùng phòng hộ). Đặc điểm
này nói lên việc định cư lâu đời và khá ổn định của người H’Mông trên địa bàn
huyện Quế Phong; Cộng đồng này có tập quán phát nương, làm rẩy, săn bắn
thú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLBVR;
- Trên địa bàn có 22.058 lao động, trong đó lao động ở lĩnh vực nông
lâm nghiệp 20.956 người, chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng. Đây là
lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của Khu
BTTN Pù Hoạt;
- Lao động phi nông nghiệp: 1.542 người, chiếm 5% tổng số lao động
trong toàn vùng. Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn
bán tại các trung tâm xã. Một số lao động ngành nghề: Thuộc sản xuất mộc gia
dụng. Là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao thương giữa miền xuôi và miền
ngược; là nhân tố tham gia hình thành, tạo dựng các điểm buôn bán, trung tâm
kinh tế trong vùng;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăng
dân số trong khu vực còn ở mức cao. Điển hình ở dân tộc H’Mông, Khơ Mú,
bình quân có 6 - 7 người/hộ.
Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quán, phương thức
canh tác… khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng. Chính vì thế, Quế Phong là
huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, bởi vậy, bản
sắc văn hóa cũng đa sắc mầu. Các hoạt động mưu sinh hàng ngàn đời nay của
các cộng đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn tài nguyên thiên nhiên (đất,
nước, khoáng sản, tài nguyên rừng…). Sự gia tăng dân số càng cao, áp lực lên

Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang10
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
tài nguyên rừng ngày càng lớn, sự suy giảm tài nguyên cạn kiệt làm mất cân
bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
8!7%97,$&:3!$;!
Trên địa bàn 9 xã có 139 Thôn bản, trong đó có 73 thôn bản sống trong
vùng đệm;Đặc biệt có 19 thôn bản với 1.381 hộ, 7.706 người sinh sống trong
vùng đặc dụng và phòng hộ do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý. Các cộng đồng
dân cư phần lớn phân bố theo dân tộc, tập quán, phương thức canh tác nông
lâm nghiệp.
- Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêm
ngặt và vùng phục hồi sinh thái)gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2
(xã Tri Lễ); Bản Cáng, bản Pục, bản Méo, Piềng Lâng (xã Nậm Giải); Bản Nà
Sái, Hủa Mương (xã Hạnh Dịch);
- Dân cư sống trong vùng phòng hộgồm 12 bản: Nậm Tột, Huồi Mới 1,
Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã Nậm
Nhoóng); Bản Mứt, bản Coóng, Chăm Pụt (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú,
Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Na Câng (xã Tiền Phong); Cụ thể như bảng sau:
Bảng 2: Danh sách các thôn, bản nằm trong vùng Khu BTTN
Pù Hoạt
TT Xã Tên thôn, bản
Nằm trong vùng
lõi hay vùng
Phòng hộ
Số hộ (hộ)
Số nhân khẩu
(người)
1.381 7.706
1 Nậm Giải Bản Cáng Lõi 43 198
2 Nậm Giải Bản Pục Lõi 71 305

3 Nậm Giải Bản Méo Lõi 30 136
4 Nậm Giải Piềng Lâng Lõi 65 234
5 Hạnh Dịch Nà Sái Lõi 97 513
6 Hạnh Dịch Hủa Mương Lõi 71 303
7 Hạnh Dịch Bản Mứt Đệm 45 212
8 Hạnh Dịch Bản Coóng Đệm 84 379
8 Hạnh Dịch Chăm Pụt Đệm 41 178
9 Tiền Phong Na Câng Đệm 33 163
10 Tri Lễ Pà Khốm Đệm 52 373
11 Tri Lễ Piêng Luông Đệm 22 140
12 Tri Lễ Huồi Mới 1 Đệm 63 408
13 Tri Lễ Huồi Mới 2 Đệm 40 301
14 Tri Lễ Nậm Tột Đệm + Lõi 35 263
15 Tri Lễ Huồi Xái 1 Đệm + Lõi 58 388
16 Tri Lễ Huồi Xái 2 Đệm + Lõi 28 199
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang11
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TT Xã Tên thôn, bản
Nằm trong vùng
lõi hay vùng
Phòng hộ
Số hộ (hộ)
Số nhân khẩu
(người)
17 Tri Lễ Mường Lống Đệm 93 676
18 Thông Thụ Mường Phú Đệm 230 1.311
19 Thông Thụ Mường Phiệt Đệm 180 1.026
Với đặc điểm của các vùng đặc dụng, phòng hộ là cao, xa và phần lớn
giáp biên giới Việt - Lào nên việc quản lý về hành chính đối với các khu dân cư
ở địa bàn nàylà rất khó khăn. Qua đó cũng rất khó khăn cho việc theo dõi về

quản lý bảo vệ rừng trong khu vực nói chung, trong rừng đặc dụng nói riêng.
*<9!=>?!5
Trong vùng quy hoạch, nhìn chung đời sống người dân đang còn nhiều
khó khăn. Đây là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện
Quế Phong (một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP,
ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
Do đặc thù là vùng núi cao xa, sản xuất chủ yếu thuần nông, mặt khác
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, hoặc hầu như không có, các cây
trồng vật nuôi phổ biến là các loại truyền thống năng suất thấp. Sản xuất còn
mang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển.
Kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn thuộc 9 xã vùng quy hoạch cho thấy:
- Kinh tế hộ gia đình: Số hộ giàu: 457 hộ, chiếm 4,7% tổng số hộ; Số hộ
trung bình và khá: 4.815 hộ, chiếm 50% tổng số hộ; Số hộ nghèo: 4.357 hộ,
chiếm 45,2% tổng số hộ; Qua số liệu trên cho thấy, số hộ nghèo trong vùng quy
hoạch chiếm tỷ lệ rất cao (45,2%), thực trạng nói lên công tác xóa đói giảm
nghèo ở địa phương đồi hỏi cần phải nổ lực rất lớn trong thời gian tới.
- Về tình trạng nhà ở: Qua thu thập số liệu thống kê trên địa bàn vùng
quy hoạch số hộ có nhà xây kiên cố chiếm tỷ lệ 12,7% (1.227 hộ); Số hộ còn ở
nhà tạm chiếm 25,4%; Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đối với tài
nguyên rừng mà nói cụ thể hơn là đối với gỗ rừng tự nhiên trong khu vực là rất
lớn. Hàng năm, số lượng gỗ rừng tự nhiên bị người dân chặt hạ về làm nhà ở
địa phương các xã là hàng trăm m
3
. Trong tương lai, dân số ngày một tăng, áp
lực lên rừng ngày càng cao.
.@!,ABC %
Khu BTTN Pù Hoạtnằm dọc theo biên giới Việt Lào, trong khu vực có 3
đồn biên phòng. Ngoài công tác bảo vệ an ninh biên giới, các đồn Biên phòng
tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng trên địa bàn. Các đồn Biên phòng gồm:

- Đồn biên phòng Tri Lễ;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang12
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Đồn biên phòng Hạnh Dịch;
- Đồn biên phòng Thông Thụ.
2.2. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, các phong tục
của người dân
Với truyền thống lâu đời sản xuất nông nghiệp với hình thức đốt nương
làm rẫy là chủ yếu, nhưng thời gian gần đây nhờ sự nỗ lực tuyên truyền, vận
động của các cấp chính quyền, các ngành liên quan nên bà con đã dần chuyển
sang làm ruộng nước là chính, hiện tượng đốt nương làm rẫy đã giảm hẳn so
với trước đây.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, hiện nay trên địa
bàn đã có một số mô hình sản xuất kinh tế trên địa bàn:
- Mô hình kinh tế hộ: Trên tổng số 9.629 hộ trên địa bàn, chỉ có 82 hộ
được xem là mô hình làm kinh tế gia đình, chỉ chiếm 0,8%. Trong số này, chủ
yếu thuộc các hộ buôn bán kinh doanh trên địa bàn;
- Trang trại: Toàn vùng có 97 trang trại sản xuất nông lâm nghiệp. Các
trang trại sản xuất lúa trên các diện tích khai hoang, chặn các khe suối nhỏ để
nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại;
Một số mô hình vườn rừng, vườn hộ trồng Chanh leo (Tri Lễ) bước đầu
cho sản lượng khá cao, chất lượng tốt. Hiện dự án cây Chanh leo trên địa bàn
đang được mở rộng ở Tri Lễ và các xã lân cận với đầu tư giống, phân bón, giàn
leo vào bao tiêu sản phẩm của Công ty rau quả Nghệ An;
- Hợp tác xã: Theo số liệu thống kê, 100% các xã có tồn tại mô hình hợp
tác xã. Tuy vậyhầu như các hợp tác xã không phát huy tác dụng, làm ăn không
mấy hiệu quả;
- Số hộ sản xuất giỏi: Trong vùng quy hoạch, các mô hình sản xuất, mô
hình trang trại, hợp tác xã chưa có nhiều, số hộ sản xuất giỏi còn chiếm tỷ lệ
thấp (1,1%). Tình hình đó nói lên kinh tế trong vùng còn nhiều khó khăn. Hàng

năm, tỉnh Nghệ An còn phải cấp trăm tấn gạo cứu đói cho dân vào dịp giáp hạt.
2.3. Hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp
*D>'E!(
2.3.1.1. Trồng trọt
Phần lớn diện tích canh tác trên địa hình có độ chênh cao khá lớn nên
hình thành theo kiểu hình ruộng bậc thang là chủ yếu. Nước tưới được lấy từ
các khe, suối tưới từ ruộng cao xuống ruộng thấp, từ trên xuống dưới.
- Tổng diện tích lúa toàn vùng 2007,1 ha. Trong đó:
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang13
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
+ Diện tích lúa nước (2 vụ):2007,1 ha, năng suất đạt 48,3 tạ/ha;
+ Diện tích lúa rẫy: 150 ha, năng suất đạt 13 tạ/ha;
+ Diện tích Ngô: 266,0 ha, năng suất đạt 18,8 tạ/ha;
+ Diện tích khoai, sắn: 580,5 ha, năng suất đạt 40,7 tạ/ha;
+ Diện tích lạc, đậu: 141,5 ha, năng suất đạt 13,9 tạ/ha;
+ Diện tích rau các loại: 164,0 ha, năng suất 34,4 tạ/ha.
Tổng sản lượng lương thực đạt: Lúa 10.823 tấn/năm; Ngô 783 tấn/năm;
Sắn và khoai lang 1.499,5 tấn; Rau các loại 509,3 tấn; Lạc đậu 371,9 tấn.
Bình quân lương thực (thóc) 276 kg/người/năm. Tương đương 15 kg
gạo/tháng/người.
Trong 9 xã vùng quy hoạch, có 8 xã đạt ở mức >10 kg gạo/tháng/người.
Riêng xã Thông Thụ diện tích lúa nước ít (60 ha), nhân khẩu đông (4344 khẩu),
bình quân 3,8 kg gạo/tháng/người. Đất canh tác lúa nước ít, người đông, sẽ gây
áp lực lớn đến tài nguyên rừng nói chung, rừng phòng hộ, đặc dụng nói riêng.
Các xã có diện tích canh tác lúa nước nhiều như: Tiền Phong 564,7 ha,
Châu Thôn 381,4 ha, Tri Lễ 360,2 ha.
Nhìn chung hiện nay diện tích canh tác lúa nước khá ổn định, phần lớn
diện sản xuất đảm bảo đủ nước tưới hai vụ, hệ thống tiêu úng đảm bảo. Kỹ
thuật canh tác được nâng cao, người dân đã áp dụng các khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất, gieo trồng đúng thời vụ… Tuy nhiên, việc đầu tư phân bón, thuộc

bảo vệ thực vật còn chưa đảm bảo, đầu tư công chăm sóc chưa nhiều. Mặc dù
sản lượng lương thực ngày được cải thiện, nhưng chưa cao. Diện tích nương
rẫy đã được kiểm soát, được quy hoạch luân canh đã hạn chế tối đa việc phá
rừng làm nương rẫy, đặc biệt đối với đồng bào H’Mông sống trên những vùng
núi cao.
2.3.1.2. Chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc: Trâu: 17.147 con, Bò: 10.332 con, Lợn 20.023 con,
Dê 2.814 Con. Bình quân mỗi hộ có 2,85 con trâu bò, 2 con lợn;
- Gia cầm các loại: gia cầm các loại có 142.375 con, bình quân mỗi hộ có
14,8 con gia cầm các loại;
- Nuôi trồng thủy sản: Toàn vùng có hàng ngàn ha mặt nước hồ đập thủy
lợi, thủy điện. Đây là đối tượng cung cấp chủ yếu nguồn lợi thủy sản (cá nước
ngọt) trong vùng. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình tạo ao nuôi ven các khe suối diện
tích từ 1000 - 2000 m
2
nuôi các loại cá, góp phần tự cung cấp thực phẩm, cải
thiện đời sống hộ gia đình.
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang14
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
2.3.1.3. Chế biến nông sản
Nông sản trong vùng là Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Đậu, Vừng. Các
sản phẩm nông nghiệp được chế biến thông qua hệ thống máy xay xát của một
số hộ gia đình phân bố rải rác ở các thôn. Lúa được chế biến ra gạo để cung cấp
tại chỗ, Ngô, Sắn, Khoai lang được chế biến làm thức ăn chăn nuôi, một số ít
hộ dùng kèm với gạo để ăn khi giáp hạt. Trong vùng không có cơ sở chế biến
nông sản nào lớn.
2.3.1.4. Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khá phát triển,
dịch vụ hàng hóa mua bán trao đổi tận các thôn bản. Các cơ sở buôn bán các
dụng cụ sản xuất nông nghiệp (cày, bừa, dao, dụng cụ bảo vệ thực vật…) và các

cơ sở bán giống, phân bón, thuốc trừ sâu đều tập trung chủ yếu ở khu vực trung
tâm xã. Đối với các địa phương gần trung tâm huyện còn có thêm các cơ sở bán
các loại máy trong sản xuất nông nghiệp như máy cày, bừa, máy cắt cỏ…
Bình quân ở mỗi xã có 4 - 5 cơ sở dịch vụ hỗ trợ, cung ứng các dụng cụ,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,đáp ứng yêu
cầu của nhân dân trong vùng.
2.3.1.4. Khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Cây trồng: Trong nông nghiệp cây trồng chủ đạo là lúa, những năm gần
đây người dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới vào sản xuất, tạo ra bước
chuyển biến mới trong sản xuất lúa tại địa phương. Những giống cũ, dài ngày,
năng suất thấp, chất lượng kém đã được loại bỏ thay vào đó là những giống
Lúa, Ngô… có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.
Các cây trồng nông nghiệp khác như Sắn, khoai lang… diện tích có xu hướng
giảm dần và giống không được cải thiện;
Các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao đã và đang được đưa vào
sản xuất trên địa bàn là Khải phong, N ưu 96, Dương quang…
- Vật nuôi: Vật nuôi như Trâu, Bò, Lợn, Dê, Gà, Vịt, Ngan… phần lớn
vẫn là những giống truyền thống nên năng xuất chưa cao. Trong đàn gia súc
(Trâu, Bò, Lợn, Dê ở các địa phương, duy nhất chỉ có xã Tiền Phong đưa giống
Bò laisind vào chăn nuôi nhưng số lượng chưa nhiều (340 con). Những giống lai
thuần chủng có năng suất cao chưa được áp dụng chăn nuôi rộng rãi trên địa bàn;
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mới
được ghi nhận ở cây lúa nước, ước đạt 70% diện tích gieo trồng. Ngoài ra, một
số giống lợn có năng suất cao được đưa từ miền xuôi lên thông qua các thương
lái cũng bắt đầu được người dân đưa vào chăn nuôi. Tuy nhiên, việc cung cấp
giống cây, con thông qua các thương lái thường không biết rõ nguồn gốc, xuất
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang15
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
xứ. Do đó dễ nẫy sinh những tình trạng kém thích nghi, sức đề kháng kém với
môi trường, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến trồng trọt, chăn nuôi trong vùng.
*D>'7F!(
2.3.2.1. Trồng rừng
Toàn vùng quy hoạch 9 xã có 54,3 ha rừng trồng tập trung, loài cây chủ
yếu là Keo, Quế,… Mới đây Công ty Cao su Nghệ An đã trồng hàng trăm ha
Cao su. Các xã có nhiều diện tích rừng trồng như Tiền Phong, Đồng Văn.
2.3.2.2. Nông lâm kết hợp
Trong tổng số 97 trang trại trong vùng, phần lớn là trang trại sản xuất
nông lâm kết hợp với hình thức tự phát. Các mô hình đó là trồng trọt nông
nghiệp kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, và bảo vệ khoanh nuôi rừng. Do
hình thức tự phát, chưa được tiếp cận nhiều các dịch vụ khuyến nông, khuyến
lâm nên hiệu quả kinh tế mang lại từ các trang trại chưa cao.
Ước tính sản phẩm hàng năm thu được từ các mô hình trang trạng chỉ
chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn vùng.
Các xã có nhiều mô hình trang trại nông lâm kết hợp như: Tiền Phong,
Nậm Giải, Cắm Muộn, Hạnh Dịch.
2.3.2.3. Bảo vệ rừng
- Đối với rừng đặc dụng: Sau khi được thành lập, rừng đặc dụng được
Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạttiếp nhận, quản lý, bảo vệ, chưa thực hiện giao
khoán bảo vệ đến hộ dân trên địa bàn. Địa bàn rộng, diện tích lớn, trong khi đó
lực lượng lại quá mỏng, nên công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu BTTN Pù
Hoạt thực hiện rất khó khăn;
- Đối với rừng phòng hộ: Hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Quế
Phong (nay là Khu BTTN Pù Hoạt) đã giao khoán cho các hộ dân trên địa bàn
thông qua hợp đồng nguyên tắc bảo vệ rừng. Thực chất hàng năm chỉ tiêu kế
hoạch đầu tư chỉ được đầu tư hỗ trợ bảo vệ rừng từ 5.000 ha đến 6.000 ha nên
một số lớn diện tích rừng phòng hộ chưa được giao khoán bảo vệ. Đây là một
khó khăn lớn, làm ảnh hưởng, suy giảm đến diện tích và chất lượng rừng nói
chung, rừng phòng hộ nói riêng;
- Đối với rừng sản xuất: Một số diện tích đã được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, phần lớn đang tạm thời giao cho UBND các
xã quản lý;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang16
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Nhìn chung về bảo vệ rừng trên địa bàn có chiều hướng tích cực, nhiều
diện tích rừng dần được phục hồi tốt. Tuy nhiên, một số địa bàn vẫn còn xảy ra
nạn phát đốt rừng làm nương rẫy và khai thác rừng trái phép. Rừng đặc dụng và
phần lớn rừng phòng hộ chưa được giao khoán bảo vệ đến hộ dân nên quá trình
giữ rừng là khó khăn phức tạp, kém hiệu quả.
2.3.2.4.Khoanh nuôi phục hồi rừng
Cũng như bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ được thực hiện ở
một số diện tích ở rừng phòng hộ, nằm trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Còn
lại nhiều diện tích chưa có đầu tư cho khoanh nuôi phục hồi rừng để giao khoán
đến hộ dân trên địa bàn.
2.3.2.5.Khai thác và chế biến lâm sản
Khu vực rừng do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý thuộc đối tượng đóng cửa
rừng, không thuộc đối tượng khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác lâm sản trái
phép vẫn còn xảy ra. Gỗ trong rừng có thể bị lâm tặc khai thác trộm, rồi vận
chuyển phân tán, về các thôn bản để sử dụng hoặc chuyển thành hàng hóa. Việc
số gỗ người dân bản địa khai thác về xây dựng nhà ở tại các địa phương vẫn
còn nhiều. Hàng năm, khối lượng gỗ rừng tự nhiên cung cấp cho vấn đề nhà ở
trên địa bàn 9 xã được ước tính hàng nghìn m
3
.
Do đóng cửa rừng nên các cơ sở chế biến lâm sản lớn không tồn tại. Trên
địa bàn các xã vùng quy hoạch các cơ sở chế biến không nhiều, tồn tại dưới
dạng cơ sở sản xuất hàng mộc dân dụng với quy mô nhỏ (1-3 công nhân). Gỗ
được mua qua các thương lái, chủ xe vận chuyển (gỗ lậu). Ngoài sản phẩm được
chế biến gỗ từ rừng tự nhiên để xây dựng nhà ở của người dân bản địa là khá lớn
thì sản phẩm chế biến khác (giường, tủ, bàn ghế…) hàng năm là không lớn.

2.3.2.6. Giao đất, giao rừng
Cho đến nay trên địa bàn huyện Quế Phong nói chung, khu vực thuộc
quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng, công tác giao khoán rừng, giao đất,
giao rừng chưa được đẩy mạnh. Một số diện tích lớn đất rừng sản xuất đang
tạm giao cho UBND các xã quản lý, chưa triển khai giao đất giao rừng đến hộ
gia đình, cá nhân. Đối với rừng phòng hộ, hàng năm chỉ được đầu tư hỗ trợ bảo
vệ rừng từ 5.000 ha đến 6.000 ha nên Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong
(nay là Khu BTTN Pù Hoạt) chỉ giao khoán được theo khối lượng kế hoạch chỉ
tiêu có hỗ trợ đầu tư như đã nêu trên. Đặc biệt là diện tích rừng đặc dụng Pù
Hoạt do mới được thành lập Ban quản lý năm 2013, nên từ trước đến này diện
tích rừng đặc dụng này chưa được giao khoán và hỗ trợ đầu tư.
2.3.2.7. Kết quả các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang17
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Tính đến tháng 12 năm 2012, trên địa bàn Khu BTTN Pù Hoạt đã có các
dự án sau đã và đang hoạt động:
- Dự án 661, giai đoạn 2009 – 2011 có quy mô 112.684,1 ha, khối lượng
thực hiện được 112.684,1 ha;
- Dự án bảo vệ và Phát triển rừng BQL rừng Phòng hộ Quế Phong giai
đoạn 2012-2020 có tiến độ thực hiện năm 2012 theo dự án là 5.000 ha, đã thực
hiện 5.000 ha.
**!!&>'E7F!(
2.3.3.1. Những mặt đạt được
- Cơ bản xóa bỏ được tập quán du canh, du cư của một số cộng đồng dân
tộc thiểu số, ổn định nơi cư trú (thôn, bản), bước đầu quy hoạch các vùng sản
xuất theo hướng chuyên canh;
- Hạn chế tối đa việc phát, đốt rừng làm nương rẫy, người H’Mông sống
ở các xã vùng cao;
- Người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất (máy cày vào khâu làm
đất), tuy chưa mạnh, chưa nhiều nhưng bước đầu đã khích lệ, là mô hình để các

hộ dân khác noi theo;
- Hạn chế diện tích đất ruộng bỏ hoang, khai hoang mở mang diện tích
canh tác lúa nước;
- Tuân thủ lịch thời vụ, đưa giống cây, con theo chỉ đạo của các ban
ngành cấp xã, huyện;
- Người dân hăng hái tham gia trong công tác quản lý bảo vệ, khoanh
nuôi phục hồi rừng thông qua các dự án giao khoán đến hộ gia đình.
2.3.3.2. Những mặt chưa được
- Diện tích các thửa ruộng còn quá manh mún, độ chênh cao giữa các
thửa còn lớn; bờ vùng, bờ thửa quá yếu trong việc giữ đất, giữ nước và khó
khăn cho việc đi lại để sản xuất;
- Chưa mạnh dạn đầu tư về giống cây - con, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, chưa áp dụng đầy đủ các kỹ thuật mới… vào sản xuất nên năng suất, chất
lượng chưa cao;
- Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng chưa đảm bảo,
hiện tại chưa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp;
- Thiếu cán bộ địa bàn, thiếu sự quan tâm thường xuyên và kịp thời của
các ban ngành đến tận người dân địa phương, chưa nắm bắt hết những tiềm
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang18
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
năng đất đai từng vùng, tâm tư, nguyện vọng của mỗi cộng đồng dân cư nên
chưa phát huy được các tiềm năng và nội lực trong dân.
2.3.3.3.Định hướng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
Để hướng tới một nền sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, đáp ứng các
chức năng, yêu cầu của các cộng đồng dân cư sống trong vùng lõi và vùng đệm
Khu BTTN Pù Hoạt, nền sản xuất xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn cần phải:
- Xây dựng một nền sản xuất nông - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế trên địa. Trong đó:
- Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng khai hoang
tăng diện tích lúa nước; thực hiện thâm canh tăng năng suất, đưa các giống lúa

có năng suất, chất lượng cao vào thay thế phần lớn các giống lúa hiện đang sử
dụng hiện nay trên địa bàn các xã;
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào xây dựng các công trình thủy lợi, kênh
mương nội đồng, đảm bảo 100% diện tích gieo cấy được chủ động tưới tiêu;
- Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao
vào sản xuất. Xây dựng được nhiều mô hình và áp dụng rộng rãi kỹ thuật canh
tác nông - lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc;
- Thu hút đầu tư của các dự án về nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác
giao đất khoán rừng đến hộ dân, tham gia tích cực trong công tác quản lý bảo
vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường;
- Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, cần được khai thác mọi tiềm
năng, nội lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, kỹ thuật cùng hợp lực xây
dựng một nền sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn giữ vột vai trò then chốt
trong kinh tế địa phương. Đẩy đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn lên cao một
cách ổn định và bền vững.
2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
.@G!;H>?&:3!$;!
2.4.1.1. Giao thông, thuỷ lợi
- Tổng chiều dài các tuyến đường 476 km, trong đó: Đường quốc lộ 49
km; đường huyện lộ 101km; đường liên xã, liên thôn 326 km, đảm bảo đường ô
đến được UBND tất cả các xã vùng quy hoạch. Do địa hình cao dốc, chia cắt
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang19
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
phức tạp, việc đầu tư xây dựng đường ô tô gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn,
hiệu quả mang lại thấp;
- Hệ thống các công trình thuỷ lợi trong những năm qua đã được chú
trọng đầu tư dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Với đặc điểm vùng núi
cao dốc có nhiều lợi thế trong việc xây hồ đắp đập, nhưng do đất canh tác
nôngnghiệp ít, lại phân bố rải rác nên công tác thuỷ lợi trong khu vực đang còn
nhiều hạn chế.

2.4.1.2. Điện, nước sinh hoạt, văn hoá và thông tin liên lạc
- Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng chủ
yếu là dùng điện lưới quốc gia. Mức độ sử dụng điện ở các xã đang còn thấp,
số hộ, sử dụng điện mới chỉ đạt 86,6%. Ngoài ra một số hộ đã lợi dụng khe suối
để chạy máy thuỷ điện nhỏ phục vụ thắp sáng và sinh hoạt trong gia đình;
- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên
(sông, suối), nước mưa dự trữ và nguồn nước tự chảy từ các khe suối đặc biệt
về mùa khô hầu hết các xã thường thiếu nước sinh hoạt;
- Hệ thống thông tin liên lạc đã và đang nâng cấp, hiện tại trong khu vực
có 100% số xã có các trạm thu, phát sóng đài truyền hình, truyền thanh. Hiện
tại có 9 xã có bưu điện văn hoá, hầu hết trung tâm xã đều có điện thoại cố định.
2.4.1.3.Giáo dục và đào tạo
Những năm gần đây hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, nâng
cấp theo các chương trình dự án. Hiện 100% số xã có trường tiểu học với 416
giáo viên, 4.379 học sinh và 9 trường trung học cơ sở với 243 giáo viên và
2.431 học sinh. Tổng số học sinh đến trường trong độ tuổi đi học đạt 85-90%.
Một số xã trường lớp còn tạm bợ (tranh tre, nứa lá), tỷ lệ người mù chữ từ 5-
10%, nhiều người phụ nữ dân tộc Mông không biết chữ và không nói được
tiếng phổ thông.
2.4.1.4. Y tế
Theo kết quả thống kê trong khu vực có 9 trạm y tế cơ sở, với 65 giường
bệnh, 58 y, bác sỹ và nhân viên phục vụ. Mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố
cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế:
tiêm chủng, phòng chống sốt rét, bướu cổ đang được thực hiện có hiệu quả.
Đặc biệt là nạn nghiện hút đang có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến
đạo đức, thuần phong mỹ tục và sức khoẻ cộng đồng.
(Báo cáo chuyên đề “Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình dân sinh kinh
tế - xã hội và thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp vùng quy hoạch Khu BTTN
Pù Hoạt”)
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang20

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
.@G!;H!% /!IJ8:K$;
Theo kết quả điều tra, Khu BTTN Pù Hoạt hiện có 04 trạm quản lý bảo
vệ rừng. Trong đó chỉ có 01 trạm mới đưa vào sử dụng năm 2012 là đáp ứng
được yêu cầu, 03 trạm còn lại hiện đã xuống cấp cần thay thế.
Phân khu dịch vụ hành chính hiện có 01 nhà làm việc 2 tầng, diện tích sàn
280 m
2
mới đưa vào sử dụng năm 2012. Ngoài ra có 02 dãy nhà làm việc cũ (Nay
đang bố trí nhà ở cho cán bộ, nhân viên), 02 gian nhà bếp hiện đã xuống cấp
nghiêm trọng, cần phải thay thế mới đáp ứng được nhu cầu của cán bộ nhân viên.
Trang thiết bị vừa thiếu, vừa đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được nhu
cầu quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể, theo báo cáo kiểm kê tài sản cố định năm
2012, của Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong. Tổng số lượng chủng loại tài
sản được kiểm kê gồm 18 loại tài sản cố định. Trong đó có 12 loại tài sản cố
định đã khấu hao hết. Còn 06 loại đang sử dụng ở bảng sau:
Bảng 3: Thống kê tài sản cố định đến 31 tháng 12 năm 2012
TT
Hạng mục CSHT,
Thiết bị
ĐVT KL
Năm đưa vào sử
dụng
Chất lượng
(Tốt, kém)
1 Nhà bếp m
2
50 2000 Hết KH
2 Nhà ở m
2

165 2000 Hết KH
3 Nhà làm việc m
2
135 1998 Hết KH
4 Nhà làm việc 2 tầng m
2
280 2012 Mới
5 Máy định vị GPS Cái 1 2008 Hết KH
6 Máy Photocoppy Cái 1 2011 87,50%
7 Máy Photocoppy Cái 1 2004 Hết KH
8 Máy vi tính Bộ 2 2002 Hết KH
9 Máy vi tính Bộ 1 2011 80,00%
10 Laptop Cái 1 2007 Hết KH
11 Tủ đựng tài liệu Cái 1 2007 37,50%
12 Tủ đựng tài liệu Cái 1 2012 100,00%
13 Ty vi Sony Cái 1 2004 Hết KH
14 Xe ô tô bán tải Cái 1 2010 70,00%
15 Xe máy công Cái 1 2006 30,00%
16 Máy thổi lá Cái 2 2012 100,00%
17 Nhà Trạm Kìm m
2
100 2013 100,00%
18 Nhà đội 5 m
2
100 2000 Hết KH
(Nguồn Khu BTTN Pù Hoạt)
Qua bảng trên cho thấy, sau khi được thành lập, Ban quản lý Khu BTTN
Pù Hoạt kế thừa tài sản của Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong chuyển
sang, phần lớn tài sản đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng. Ngoài nhà
Trạm Kìm mới đưa vào sử dụng năm 2013 thì các trạm quản lý bảo vệ còn lại

Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang21
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
đều đã hết khấu hao, xuống cấp, quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu
nhiệm vụ mới. Nhà văn phòng làm việc mới đưa vào sử dụng năm 2013 tuy
chất lượng còn tốt nhưng sắp tới không phù hợp với quy mô của văn phòng
Khu BTTN Pù Hoạt.
2.5. Tình hình an ninh quốc phòng
Qua làm việc với các đồn biên phòng Hạnh Dịch, Tri Lễ, Thông Thụ
thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An cho biết tình hình an ninh trên
tuyến biên giới Việt Nam-Lào tương đối ổn định, đời sống người dân ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên tình hình an ninh trên tuyến biên
giới vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:
- Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, hệ thống đường giao thông, đặc
biệt là đường tuần tra biên giới không đầy đủ, nên gặp nhiều khó khăn trong
công tác quản lý đường biên. Dân cư phân bố thưa thớt, thông tin tuyên truyền
còn nhiều bất cập nên dễ bị kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng
- Thông thương mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng mặt trái của việc thông thương mở cửa
là vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới lại hết sức phức tạp.
2.6. Đánh giá chung về dân sinh, kinh tế - xã hội
!1L
- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn luôn được Đảng, Chính
phủ, các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo và đầu tư. Các cấp chính quyền và
nhân dân đã nhận thấy những hiểm hoạ do thiên nhiên gây ra đều bắt nguồn từ
việc mất rừng;
- Điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi, chế độ nhiệt, ẩm phù hợp
với nhiều loài cây trồng lâm, công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ;
- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp đang còn nhiều, đất đai
đa dạng thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển;
- Lực lượng lao động dồi dào, đồng bào siêng năng, cần cù chịu khó,

suốt đời gắn bó với rừng, nên khi được hướng dẫn sản xuất lâm nghiệp để xoá
đói giảm nghèo, tự làm giàu cho mình và cho xã hội thì đồng bào sẽ phấn khởi
tin tưởng và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp kỹ thuật;
- Cơ bản đồng bào các dân tộc trong khu vực đã định canh, định cư, cuộc
sống ổn định và đang được nâng cao tạo điều kiện tốt để thực thi dự án;
- Đã chấm dứt thời gian dài suy thoái rừng, bước đầu vào giai đoạn phục
hồi và phát triển. Tỷ lệ che phủ của rừng toàn khu vực đạt 75,9%;
- Về cơ chế quản lý đã chuyển từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp
xã hội, thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển lâm
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang22
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
nghiệp. Một số chế độ chính sách đã được sửa đổi, ban hành mới đã bước đầu
phát huy tác dụng;
- Hệ thống các đơn vị quản lý rừng được sắp xếp, củng cố, đổi mới thực sự
trở thành nòng cốt trong cung cấp dịch vụ cho công tác bảo vệ và khôi phục rừng;
- Hoạt động lâm nghiệp làm tăng thu nhập của người dân, góp phần vào
việc ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng.
/!B!4
- Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An thì hiện vùng quy hoạch
Khu BTTN Pù Hoạt có 3 nhà máy thủy điện đã hòa lưới điện Quốc gia, đó là
thuỷ điện Hủa Na (180MW), Bản Cốc, Sao Va và 5 dự án khác đang tạm
ngừng thi công hoặc đang khảo sát. Việc xây dựng các nhà máy đã và đang ảnh
hưởng đến sự đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể là nhiều diện tích
rừng bị chặt phá để làm đường, xây dựng nhà máy, đặc biệt là việc chặn dòng
tích nước của các nhà máy thuỷ điện đã biến nhiều dòng sông suối trong vùng
như: Nậm Giải, sông Hiếu… bị “chết mòn”;
- Do địa hình cao dốc, chia cắt hiểm trở, điều kiện khí hậu thuỷ văn có
một số yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, đời sống của đồng bào trên khu
vực và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng;
- Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nguồn lao

động chủ yếu thuần nông, nên thiếu lao động kỹ thuật và quản lý, phương thức
canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao, thu nhập bình quân đầu người
thấp. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất sẽ gặp khó khăn.
Mặt khác do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp, nên không hấp dẫn được lao
động kỹ thuật từ miền xuôi lên sống và làm việc;
- Phân bố dân cư không đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là giao
thông đường bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong đó có phát triển
lâm nghiệp;
- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng, sự đa dạng sinh học vẫn
tiếp tục bị suy giảm. Đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo tiêu chí chung
nhưng mới chỉ thể hiện trên bản đồ, chưa thực hiện đóng mốc trên thực địa nên
công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn;
- Tình trạng khai thác trái phép vẫn đang còn xẩy ra ngay cả với các khu
rừng đặc dụng, công tác phòng chống cháy, sâu bệnh hại chưa được quan tâm
đúng mức, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về rừng, vì vậy đã làm hạn chế
công tác quản lý bảo vệ rừng;
- Suất đầu tư cho khoanh nuôi, bảo vệ trồng rừng đang còn thấp chưa
đảm bảo đời sống cho người làm nghề rừng;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang23
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Trên địa bàn có 19 thôn bản với1.381hộ, 7.706 nhân khẩu sống trong
hoặc cận kề với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của Khu BTTN Pù Hoạt nên rất
khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng;
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ - Số 44, đường Tân Phúc, thành phố Vinh- Trang24

×