Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

de cuong on tap van 11cb hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331 KB, 42 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI II VĂN CB11
I. PHẦN RIÊNG (2 điểm )
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
1.Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu
* Cuộc đời:
+ Phan Bội Châu: ( 1867 – 1940) – Phan Văn San , Hiệu Sào Nam . Quê; Nam
Đàn – Nghệ An.
+ Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho.
+ 1900, ông đỗ Giải nguyên, nuôi ý chí tìm đường cứu nước.
+1904, ông lập ra Hội Duy Tân, chủ trương thực hiện phong trào Đông du và
xuất dương sang Nhật (1905).
+ Từ 1905 – 1925, ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan để tìm đường cứu
nước.
- Ông lập Việt Nam Quang phục hội (1912) Năm này ông bị Pháp tử hình vắng
mặt.
- 1925, ông bị Pháp bắt từ Trung Quốc định thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, ông được
đưa ra xét xử. Trước sự đấu tranh của quần chúng, Pháp phải giảm án xuống và
giam lỏng ông tại Bến Ngự (Huế). Ông chết ở đây (1940).
=> PBC là nhà yêu nước CM lớn “ vị anh hùng, thiên sứ , đấng xả thân vì độc
lập”. Là nhà văn nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình- chính trị.
Ông là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng
ở Việt Nam đầu TK XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu trong
nhân dân.
+ Ông nổi tiếng thần đồng ( 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ
Giải Nguyên).
* Sự nghiệp:
- Việt Nam vong quốc sử ( 1905).
- Hải ngoại huyết thư ( 1906)
- Ngục trung thư (1914)
- Trùng Quang Tâm sử (1921 – 1925).
-Văn tế Phan Châu Trinh (1926)


- Phan Bội Châu niên biểu ( 1929)
- Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập.
2- Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ
- Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại: ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản của nước ngoài tràn vào.
- 1905, Hội Duy tân thành lập, phong trào cần vương cho thấy sự bế tắc của con
đường cứu nước . Phan Sào Nam còn trẻ, quyết vươn lên vượt qua giáo lí lỗi thời
để đón nhận luồng tư tưởng mới nhằm khôi phục giang sơn.
- -1
- Phong trào Đông du nhóm lên, tạo cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào trong nước
và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh pháp.
- Lưu biệt khi xuất dương viết trong bữa cơm ngày tết tại nhà mình để chia tay
bạn bè đồng chí trước lúc lên đường sang Nhật bản .
b- Bố cục:
- Bốn câu đầu: thể hiện quan niệm mới về chí làm trai cùng ý thức của cái tôi đầy
trách nhiệm.
- Bốn câu còn lại: Ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vấn cũ, khát vọng
hăm hở, dấn thân trên con đường cứu nước của PBC.
c- Diễn nôm
+ Sinh vi nam tử yếu hi kì – Đã sinh là trai phải được những việc lớn lao kì lạ,
trọng đại.
+ Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di – Chẳng lẽ nào để trời đất tự xoay vần.
+ Ư bách niên trung tu hữu ngã – Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải
làm được việc có nghĩa.
+ Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy - Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối
tiếp.
+ Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế - Non sông đã chết, sống làm chi cho nhơ nhuốc.
+ Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si - Thánh hiền đã vắng, đọc cũng ngu.
+ Nguyện trục trường phong Đông hải khứ - Nguyện theo cơn gió lớn qua biển

Đông.
+ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi – Muôn con sóng bạc cùng một lúc bay lên.
3- Nhận xét bản dịch thơ
+ Nhìn chung bản dịch tương đối sát nghĩa, tuy nhiên câu 3,6,8 chưa sát nghĩa.
+ Câu 3: Trong khoảng trăm năm, ta phải làm được việc gì đó thật có nghĩa cho
đời chứ. Bản dịch thơ: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”=> ý nghĩa câu thơ
nghiêng về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự phát triển chung của đất
nước, đề cao cái tôi.
+ câu 6; Thánh hiền đã vắng, học (đọc) cũng ngu thôi. Bản dịch thơ: “ Hiền thánh
còn đâu học cũng hoài” =>Chữ “Hoài” ý nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về
sự học hành theo kiểu từ chương trích cú.
+ câu 8: “ Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên” . Bản dịch: “ Muôn trùng
sóng bạc tiễn ra khơi” =>Chữ “Tiễn” trang trọng nhưng không mạnh mẽ, phù
hợp với tư tưởng, hành động của người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ, hăm hở khi
lên đường. Câu thơ không hoàn toàn bám sát nghĩa ý của nguyên tác., đã chuyển
sang một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường thuật miêu tả.
4- Chủ đề:
Bài thơ thể hiện tư tưởng lớn lao, mới mẻ, đầy trách nhiệm của Phan Bội Châu.
Đồng thời miêu tả tinh thần quyết tâm niềm hăm hở của ông trong buổi đầu xuất
dương cứu nước.
5- Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ và ý thức trách nhiệm của Phan
Bội Châu
a. Hai câu đề :
- -2
+ Cũng giống như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội
Châu cũng thể hiện chí làm trai:
“Làm trai phải lạ ở trên đời”
- Nghĩa là làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao, kì lạ, trong đại
cho đời. Vì thế câu thứ hai:
“Há để càn khôn tự chuyển dời”.

- Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ
động , không nên trông chờ Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào cuộc sống muốn đến
đâu thì đến, mình sẽ là kẻ đứng ngoài, vô can.
@ Hai câu thơ thể hiện lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến của trang
nam nhi.
+ Nguyễn Trãi:
Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có chí, có anh hùng.
(Bảo kính cảnh giới số 5)
+ Phạm Ngũ Lão:
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
( Tỏ lòng).
+ Nguyễn Công Trứ:
Sống làm trai ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
(Chí làm trai).
- Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân nghĩa, chí
khí, với công danh , sự nghiệp.
- Chí làm trai của Phan Bội Châu là một quan niệm mới mẻ. Làm trai phải xoay
trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với
sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Ý tưởng lớn lao mới mẻ đã giúp Phan Bội Châu thể
hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình.
b. Hai câu thực :
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ”.
+ Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm việc gì đó có ích cho đời,
thấy việc không thể làm, không làm, không ỷ nại cho ai. Phan Bội châukhẳng
định dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.
- Ông tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một cách dũng cảm,
xung phong đi trước mở đường., làm tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo.

- Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ qui luật của chủ nghĩa phi ngã
trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì mới hơn của nghệ
thuật tuyên truyền.
- Nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin
chân thật.
+ Câu: “Sau này muôn thuở há không ai?”: Phan Bội Châu không khẳng định
mình và phủ nhận mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố vai trò của mình là
- -3
quan trọng và sau này không thể có ai như mình. Điều Phan muốn nói: Lịch sử là
một dòng chảy liên tục, có sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Phải
có niềm tin như thế với tương lai.
c. Hai câu luận :
+ “Non sông ….cũng hoài”.
- Nguyễn Khuyến đã nói:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ cũng thẹn thân già”
- Ông thấy được bản chất sôi kinh nấu sử của các nhà nho xưa. Nền thi cử của
nền hcọ vấn cũ không phù hợp với tình hình đất nước hiện nay “Non sông đã
chết”.
- Phan Bội Châu không phủ nhận Nho giáo. Ông hiểu được vai trò to lớn của đạo
Nho trong việc đào tạo nhân cách con người. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là
thái độ của mọi người đối với đất nước Mọi người phải thức thời, là tinh thần
hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này khác nhiều
so với trước. Hơn nữa cá tính của con người ưa hành động, tràn đầy nhiệt huyết,
ông đã đưa vào thơ những từ phủ định gây ấn tượng Tử nhĩ ( Chết rồi); Đồ nhuế
( nhơ nhuốc); si ( ngu).
- Các từ nhục, hoài trong bản dịch chưa thể hiện hết các từ “đồ nhuế”, “si” trong
nguyên tác.
6- Tư thế mạnh mẽ, hăm hở của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương
cứu nước.

+ Khát vọng, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hình ảnh:
“ Nguyện trục trường phong Đông hải khứ”
- Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động, bay
lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Và mạnh mẽ hơn:
“Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.
- Cùng một lúc bay lên với con sóng bạc. Những từ chỉ về đại dương, không gian:
“trường phong, Đông hải”, “Thiên trùng bạch lãng”, vừa kì vĩ , rộng lớn, vừa gây
ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. Con người của thơ xưa về cơ bản chưa
phải con người của cá nhân, cá thể mà là con người của vũ trụ. Hình ảnh mang
đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình Đó là khát vọng, hành động, là tư thế hăm
hở lên đường cứu nước.
@ Những từ ngữ chỉ về đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ trụ lớn lao
kì vĩ (Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm…) đã làm nên đặc trưng thơ tỏ chí
khí thời trung đại, và cũng là đặc trưng bút pháp của thơ Phan Bội Châu.
- Những từ đầy cảm hứng phủ định, giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động
mạnh mẽ. đã làm nổi bật hình ảnh của một con người tự tin, dám đối thoại cùng
trời đất lịch sử, ý thức rõ vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao hăm hở trên hành
trình cứu nước.
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ khoáng đạt; hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
8. Ý nghĩa văn bản:
- -4
- Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên
đườngcháy bỏng của nhà chí sĩ CM trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước.

TÔI YÊU EM
A.X.Pu-skin
1- Tác giả
*A -lếch- xan -drơ Pu -skin 1799 -1837. Nhà thơ vĩ đại” Mặt trời của thi ca
Nga”; có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà trong cả lịch sử

thức tỉnh của dân tộc Nga.
Trong gia đình quí tộc ở Mát xcơ va.
- 12-18 tuổi học trường con em quí tộc, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, sơm
nổi tiếng với những bài thơ yêu nước.(Ca ngợi sức mạnh vĩ đại của ND Nga
trong cuộc chiến tranh chống lại Na Pô lê ông (1812), bài thơ bổ báng Nga
hoàng). Pu- skin bị đầy đi phương Nam, phương Bắc (1820-1826).
- Năm 1827, hạn đi đầy được giàm, Pu- skin về kinh đô song mâu thuẫn
với chính quyền gay gắt.
- 1837, ông bị sát hại trong cuộc đấu súng với tên Pháp sống lưu vong
Đăng téc.
- Chính phủ Nga hoàng chỉ đăng dòng tin ngắn ngủi: “Mặt trời thi ca Nga
đã lặn rồi”.
+ Sự nghiệp: Pu skin viết nhiều thể loại.
- 800 bài thơ trữ tình.
- Tiểu thuyết bằng thơ: Ép ghê nhi Ô nhê ghin.
- Nhiều trường ca nổi tiếng: Ru -xlan và Li- út- mi- la. Người tù Cáp ca
dơ.
- Truyện ngắn: Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân.
- Con gái viên đại úy là cuốn tiểu thuyết lịch sử.
- Nhiều vở kịch, truyện cổ tích bằng thơ.
+ Đặc điểm thơ Pu- skin:
- Thơ ông được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống, con người Nga.
- Gô gôn nhận xét: “Qua thơ Pu- skin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con
người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một
thấu kính kì diệu”.
- Đề tài trong thơ rất đa dạng. song cảm hứng xuyên suốt là: tự do và
tình yêu.
“Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến
Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành
Vì trong thế kỉ bạo tàn ta đã ca ngợi tự do.

Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ”.
- Sức hấp dẫn trong thơ tình là cảm xúc phong phú,, rung động sâu xa , chân
- -5
thành, cao thượng. Tất cả được diễn tả qua nghệ thuật ngôn từ vừa giản dị vừa
trong sáng, mang tính hướng nội, kín đáo.
2 - Văn bản
a. Xuất xứ :
Bài thơ tình nổi tiếng khơi nguồn từ mối tình có thật nhưng không thành của nhà
thơ với Ô- lê- nhi- a, con gái vị chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga; được coi là
viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.
b- Bố cục: 3 phần.
+ 4 câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
+ Câu 5,6: Nỗi khổ đau tuyệt vọng.
+ 2 câu kết: sự chân thành vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình.
c- Chủ đề : Bài thơ giãi bày tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm để
bộc lộ khát vọng , tình yêu mãnh liệt. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của tình yêu đơn
phương, đồng thời thể hiện lời cầu chúc chân thành cao thượng.
3- Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Ba tiếng: “Tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ. Đây không phải
là: “Tôi yêu cô” , “Anh yêu em”, mà “Tôi yêu em”.
- Ba tiếng như giãi bày, như thú tội, một lời tự nhủ trực tiếp rất giản dị của nhân
vật trữ tình: Tôi.
- “Chừng có thể” nhân vật trữ tình thành thật bộc lộ lòng mình.
* Tình yêu như ngọn lửa chưa hẳn đã lụi tàn: “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn
phai”. Tình yêu như ngọn lửa dai dẳng cháy và được ấp ủ.
+ “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
- “Không để em bận lòng”; nhấn mạnh quyết định dứt khoát, tỉnh táo của nhân
vật trữ tình. Nhân vật trữ tình tự soi vào mình, dùng lí trí để làm ngừng cảm xúc :
“Không để em bận lòng”, “hồn em không bận bóng u hoài”=> Tự buộc mình chối

bỏ tình yêu.
=> Tâm trạng nhân vật trữ tình mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí.
- Nhân vật “em” phần nào được hé mở qua: “em bận lòng”, “hồn em phải
gợn bóng u hoài”. Những từ đó giúp ta nhận ra sự éo le trong quan hệ tình cảm.
Phải chăng tình yêu của nhân vật “Tôi” không mang lại hạnh phúc mà chỉ là nỗi
buồn, nỗi bận lòng của em.
Tôn trọng tình cảm mà người mình yêu, không muốn em buồn phiền vì bất
cứ điều gì. Nhân vật trữ tình chối bỏ tình cảm trong nỗi đau khổ của riêng mình.
Đó là tình yêu đơn phương.(Thời kì ở Pê téc pua, Pu skin thường lui tới nhà ông
chủ tịch Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mat- xcơ -va. Tới vì nghệ thuật nhưng cũng vì
Ô- lê –nhi- a – Người con gái xinh đẹp của vị chủ tịch. Ông đã dùng những hình
ảnh: Ngài và anh, cô và em; Hết rồi tình đã vỡ tan; …).
- Mùa hè 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn, nhưng không được nàng nhận lời.
- Năm 1829 bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.
4- Nỗi đau khổ tuyệt vọng
+ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
- -6
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”.
-Hàng loạt từ: âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen…mỗi
từ như diễn tả đậm đặc trạng thái cảm xúc.
- Âm thầm => nỗi đau ủ kín trong lòng mình không nói lên được.
- Không hi vọng: không còn niềm tin. Song sự đời, tình yêu càng âm thầm,
ủ kín thì tâm trạng càng mãnh liệt, sâu sắc, càng thương vụng nhớ thầm. Biết
không hi vọng nhưng vẫn chờ đợi, hướng tới, đặt niềm tin.
- Nỗi tuyệt vọng thể hiện ở trạng thái “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”.
Yêu thường đi đôi với ghen
Đã yêu thì phải biết căm thù. Ai chạm đến cái gì mình yêu thì càng căm thù
mãnh liệt. Song ghen và yêu là hai trạng thái tình cảm đối lập. Ghen cũng là biểu
hiện tình yêu nhưng đó là tình yêu ích kỉ. Sự ghen tuông có thể đẩy người ta hành
động mù quáng, thấp hèn.

- Hai từ “lòng ghen” gợi lên tâm trạng nặng nề u ám.
- Đọc hai câu thơ, ta có cảm giác nhân vật trữ tình đang rơi vào đáy sâu của
nỗi đau khổ giày vò, hành hạ.
5- Lời cầu chúc chân thành, cao thượng.
+ “Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,”
- Câu thơ khẳng định: Tôi đã yêu em , yêu chân thành, dịu dàng, đằm thắm,
hết mình như thế đó.
- Nhân vật trữ tình giữ lại tất cả sự sầu đau, thất vọng để dâng hiến tấm lòng
chân thành, cao thượng. Đây là sự thăng hoa của tình yêu.
+ “ Cầu em được ngươi tình như tôi đã yêu em”.
- Nghệ thuật so sánh hơn, kém giữa tôi và người tình em đã chọn. Đồng
thời là sự khẳng định tình yêu đằm thắm chân thành của mình. Trong so sánh còn
thể hiện lời nhắn nhủ cao thượng.
=> Bài thơ đã tôn vinh phẩm giá con người. Đó là con người biết yêu say đắm,
yêu hết mình, chân thành, đằm thắm. Song tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng
con người biết nhận sự đau khổ về mình, có lí trí, sáng suốt để kìm nén tình cảm
của mình- Nhất là tình yêu đơn phương.
6. Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ thơ giản dị trong sáng hàm súc.
- Giọng điệu thơ chân thực , sinh động, lúc phân vân, lúc ngập ngừng, khi kiên
quyết, day dứt
7. Ý nghĩa văn bản:
Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phài sống chân thành,
mãnh liệt cao thượng và vị tha.
Ghi nhớ: SGK.
- -7
NGƯỜI TRONG BAO
A.P.SÊ KHỐP.
1- Tác giả An-tôn-Páp-lô-vích Sê khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, đại
diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga.

- Ông sinh ra trong gia đình buôn bán ở thị trấn Ta-gan-rốc , bên biển A-dốp.
- Ông vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, văn, tham gia công việc xã hội.
- 1887, ông nhận giải thưởng Pu-xkin của viện Hàn lâm khoa học Nga.
- Từ 1890, ông cho ra đời nhiều kiệt tác.
- 1900, ông được bầu vào Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
- Ông chết vì bệnh phổi tại Đức.
+ Sự nghiệp:
- Hơn 500 truyện ngắn. Nội dung phê phán xã hội bất công, thói cường bạo
của giai cấp cầm quyền, sự bất lực của giới trí thức và sự xa đọa tinh thần của họ.
Đồng thời ông thể hiện sự đồng cảm với người lao động và tin tưởng vào nhân
dân, đất nước Nga.
2. Văn bản :
a- Xuất xứ:
-Xã hội Nga trong bầu không khí bảo thủ nặng nề, cuối TK XIX, xã hội ấy đẻ ra
lắm sản phẩm người kì quái.
- 1898, TP Người trong bao ra đời. Tác phẩm là một trong những truyện ngắn
có chung chủ đề về cuộc sống tầm thường, trong vỏ ốc của giới trí thức Nga cuối
thế kỉ XIX .Tác giả đặt ra vấn đề hãy tìm mọi cách thoát khỏi lối sống “trong
bao” để làm cho cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp.
b- Bố cục:
+ Phần 1(lược bỏ): Cuộc trò chuyện trong gian nhà kho giữa hai người đi
săn về muộn.
+ Phần 2: Cuộc đời và tính cách của Bê-li –cốp.
+ Phần 3 (lược bỏ)Nhận xét của bác sĩ.
c- Chủ đề: Truyện miêu tả cuộc đời, tính cách của Bê-li-cốp là con người tầm
thường, hèn nhát, bạc nhược đến thảm hại đã đầu độc tâm hồn con người Nga
trong những năm cuối TK XIX đầu XX.
3- Nhân vật Bê-li-cốp
+ Chân dung: “cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt như
mặt chồn”.

+ Tính cách: “ hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người. Đó là
giày cao su và cái ô gắn liền với Bê-li-cốp quanh năm và từng làm cho hắn nổi
tiếng”.=> Chi tiết làm cho hắn trở thành bức chân dung biếm họa.
- Những chi tiết như : đồng hồ, dao, cổ áo, bông nhét lỗ tai, mũi, buồng ngủ,
chăn giường….đã phụ họa cho nhân vật trở thành lố bịch
+ Hình ảnh cái bao. Cái bao được miêu tả tới 12 lần.
- Những đồ vật Bê-li-cốp sử dụng đều có bao che. Phải chăng Bê-li-cốp có
khát vọng thu mình trong vỏ, tạo ra cái bao để bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên
ngoài.
- -8
- Sống giữa mọi người, với mọi người, khát vọng ấy trở nên khó hiểu, trái
khoáy, lập dị.
- Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại lại say mê, tôn sùng quá khứ (mê tiếng
hát Hi-Lạp cổ).
- Bê-li-cốp thích sống theo lối thống trị, chỉ thị máy móc, giáo điều, khuôn
rập như một cái máy vô hồn. Năm lần tác giả nhắc lại ý nghĩ: “ sợ nhỡ lại xảy ra
chuyện gì”. Khi ngủ, hắn “trùm chăn kín mít, thấy rờn rợn và sợ nhỡ xảy ra
chuyện gì”.
- Bản thân nỗi sợ hãi cũng là một cái bao. Đó là cái bao vô hình, cái bao
trong tưởng tượng mà Bê-li-cốp lẩn mình trong đó.
+ Bê-li-cốp luôn hài lòng, thỏa mãn vì lối sống cổ lỗ của mình. Y cho rằng
sống như Y mới là sống, mới là người có trách nhiệm, là người công dân tốt.
Người viên chức biết giữ thái độ với cấp trên.
-Bê-li-cốp không biết mọi người đangghê tởm, khinh ghét Y như thế nào?
- Y khó chịu vì cách sống của chị em Va len ca (đi xe đạp). Y không biết tại
sao: Anh chàng Cô va len cô lại đối xử thô bạo, bất nhã với y như vậy!
=> Anh không hiểumọi người, không hiểu xã hội mà anh đang sống.
 Bê-li-cốp là người hèn nhát, cô độc, máy móc giáo điều thu mình trong bao
mà vẫn cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện.
- Bê-li-cốp đại diện chotính cách sống điển hình của một kiểu người, kiểu trí

thức xã hội Nga cuối TKXIX. Kiểu người này chỉ chấm dứt xã hội mới phát triển
được.
4- Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả qua đối thoại
+ Qua đối thoại, nhân vật bộc lộ tính cách:
- Đi xe đạp đi chơi là chuyện bình thường nhưng thời Bê-li-cốp là lạ lùng,
mới mẻ- Nhất là phụ nữ cưỡi xe đi chơi lại càng kho chấp nhận. Bê-li-cốp đã
nhắc nhở Cô va len cô: “Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy không hợp với một
tư thế của “một nhà giáo dục thiếu niên”. Anh giải thích: “ Nếu thầy giáo đi xe
đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ thiếu đi đầu xuống đất thôi. Vả lại không có
chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”.
- “ Tôi chỉ muốn nhắc anh…Anh mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố, lúc
nào anh cũng cầm theo sách này, sách nọ…chuyện đi xe đạp đến tai ông hiệu
trưởng, rồi đến tai ông thanh tra….Lúc ấy thì con ra cái thể thống gì nữa”.
+ Thái độ của Bê-li-cốp trước Cô va len cô.
- Cô va len cô dọa: “Con nào, thằng nào thò mũi vào chuyện riêng nhà ta,
ta cho đi chầu Diêm Vương tất”. Bê-li-cốp tái mặt.
- Hắn tỏ ra tức giận: “Tôi cũng yêu cầu anh khi có mặt tôi, đừng bao giờ
ăn nói như thế với cấp trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính
quyền”.
=>Thái độ kính trọng với chính quyền mà hắn yêu cầu ở đây cũng là một cái bao,
thứ vỏ bọc che đậy tâm lí hèn nhát, run sợ trước quyền hành. Hắn sợ đủ thứ: sợ bị
nghe thấy, sợ bị xuyên tạc, vu cáo.
5- Thái độ của Bê –li-cốp qua giọng điệu của người kể
- -9
+ Đọan cuối truyện được thuật lại với giọng điệu giễu cợt, châm biếm.
- “Đôi giày cao su lộc cộc đập vào bậc gỗ” nhắc ta nghĩ tới đôi giày đi
quanh năm ấy. Sau khi ngã, đứng dậy, động tác đầu tiên là: “là sờ lên mũi xem
cặp kính có còn nguyên vẹn không?” Bị ngã mà sợ biến thành trò cười cho thiên
hạ và “ sợ chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra”. Rồi “ người ta sẽ
ép mình về hưu”.

- Giọng kể rất trầm tĩnh. Bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu
bên trong là sự bức xúc, trăn trở.
- Giọng kể rất tự nhiên nhưng phơi bày nghịch lí đời thường của xã hội Nga
thời kì đó. Một tiếng cười có thể chấm dứt cuộc đời. Cái chết có thể làm cho
người ta mừng vì được chiu vào bao:”Bấy giờ khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn
trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí có vẻ còn tươi tỉnh nữa. Cứ hệt như hắn mừng
rằng; cuối cùng hắn được chiu vào cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra
nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích cuộc đời”.
+ Bê-li-cốp chết nhưng nhân vật mang tính điển hình
- Sau khi chôn, “chúng tôi đều thấy nhẹ nhàng thoải mái” nhưng “chưa đầy
một tuần sau cuộc sống lại diễn ra như cũ”. Bê –li- cốp đã về âm phủ nhưng bao
nhiêu Bê-li-cốp nữa xuất hiện. “Trên thực tế còn bao nhiêu là người trong
bao”.=> Nhân vật Bê-li-cốp mang tính điển hình của xã hội Nga thời bấy giờ.
* Hình ảnh cái bao – một sáng tạo độc đáo của tác giả.
-Cái bao, nghĩa đen: vật dụng để bao, gói, đựng đồ vật.
-Nghĩa bóng: Chỉ lối sống,tính cách của nhân vật bê-li-cốp.
-Nghĩa biểu tượng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. XH Nga cuối
TK XIX là một cái bao khổng lồ, trói buộc tù hãm, ngăn chặn tự do của mọi
người.
 Vì thế không thể thay đổi tên gọi của truyện.
 Ngày nay, hiện tượng này vẫn còn. Chỉ khi nào mỗi cá nhân ý thức được mục
đích, cách sống của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thì mới hết
người trong bao.
6. Nghệ thuật :
- Xây dựng nhân vật điển hình; mang tính biểu tượng cho một giai tầng XH.
- Giong điệu kể chuyện một cách chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay.
7. Ý nghĩa văn bản :
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng
được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao” , thức tỉnh “con người không thể
sống mãi như thế được”,

8.Ghi nhớ: SGK.


NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN.
- -10
(Trích Những người khốn khổ - V. Huygô)
1- Tác giả
+ Huy- Gô ( 1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi
tiếng của Pháp.
+ Những tác phẩm:
- Thơ: Những khúc ca phương Đông (1829) – Lá thu (1931)
Trừng phạt (1853) – Mặc tưởng (1856).
- Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa -ri ( 1931) – Những người khốn khổ ( 1862) –
Kịch: Éc- Na -ni ( 1830).
2- Tóm tắt Những người khốn khổ.
- Giăng Van -Giăng từ người tù khổ sai trở thành thị trưởng một thành phố.
- Ông là một người lao động nghèo khổ, vì thương cháu đói, đập vỡ tủ kính lấy
chiếc bánh mì mà bị kết án 19 năm tù khổ sai.
- Ra khỏi tù, nhờ cảm hóa của giáo mục Mi- ri-en. Ông trở thành người tốt, đổi
tên là Ma –đơ- len, mở nhà máy trở nên giàu có, giúp đỡ mọi người và được cử
làm thị trưởng một thành phố.
+ Trở về với tên thật của mình.
-Tên mật thám Gia- ve vẫn nghi ngờ, ngày đêm theo dõi Ma- đơ- len.
- Trong nhà máy của ông có cô thợ trẻ Phăng- Tin. Vì nhẹ dạ, bị bạc tình, cô có
một đứa con. Cô bị đuổi ra khỏi nhà máy. Phăng- Tin phải gửi con nhà vợ chồng
Tê- nác- đi- ê độc ác. Chị phải bán tóc, bán răng để lấy tiền gửi nuôi con.
- Phăng -Tin bị gã tư sản Ba –ma- ta -boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc Phăng -tin
ốm, liền bị Gia- ve bắt bỏ tù. Nay nhờ có Ma- đơ- len can thiệp nên thoát nạn và
Ma -đơ -len đưa Phăng -Tin vào bệnh xá. Trong khi đó, Ma- đơ -len quyết định
ra đầu thú để cứu Săng- ma- chi -ơ bị bắt oan ( Vì nghi là Giăng Van- Giăng).

Ông trở lại với tên thật của mình- tù khổ sai Giăng Van- Giăng.
+ Có mặt trên chiến lũy, vì hạnh phúc của mọi người.
- Vào từ, Giăng Van- Giăng lại vượt ngục tìm Cô- Dét (Con của phăng- tin), giữ
lời hứa với nàng. Ông đưa Cô- dét về sống ở Pa -ri.
- Cuộc khởi nghĩa của nông dâ chống chính quyền nổ ra (6-1832), Nhiều tấm
gương chiến đấu dũng cảm như; cụ Ma bốp, chàng sinh viên Ăng giôn rát, cháu
bé Ga –vơ- rốt. Ông cứu sống Ma –ri- uýt- người yêu của Cô -dét và tha chết cho
Gia- ve.
- Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma –ri- uýt và Cô -dét
và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
3- Văn bản
a- Bố cục
+ Phần đầu : “Đầu => Chị rùng mình”:Giăng Văn-Giăng chưa mất hết uy quyền.
+ Phần 2: “ Tiếp… đã tắt thở”: Giăng Van- Giăng mất hết uy quyền.
+ Phần 3: còn lại: Giăng Van - Giăng khôi phục uy quyền.
b- Tại sao nói Giăng Van -Giăng là người cầm quyền khôi phục uy quyền?
+ lâu nay, Gia -ve vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma- đơ- len
- Khi Ma- đơ- len trở lại với cái tên Giăng Van- Giăng thì thanh tra Gia- Ve
- -11
tưởng đã đủ điều kiện để khôi phục uy quyền của hắn.
- Trong đoạn trích, ta thấy Ma- đơ- len là vị cứu tinh của Phăng- tin. Ngay cả
Gia- ve cũng khép nép phục tùng Ma- đơ -len. Song vì muốn trở lại cái tên Giăng
Van- Giăng để cứu oan cho người bị bắt oan nên Ma- đơ- len trở lại cái tên Giăng
Van- Giăng . Ông bị Gia- ve bắt vào tù. Vì vậy người khôi phục uy quyền chính
là Giăng Van- Giăng. Ở cuối tác phẩm chính Giăng Van- Giăng tha chết cho Gia-
ve.
4- Gia -ve hiện thân của con ác thú.
+ Tác giả sử dụng lối so sánh ngầm:
- Giọng nói: “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.
- Cặp mắt; “như cái móc sắt và cái nhìn ấy, hắn từng quen kéo giật vào hắn bao

kẻ khốn khổ”.
- Cái cười: “ phô cả hai hàm răng”. “ Khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang
ra, phơi bày nào răng, nào lợi…”. “Gia- ve nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ,
khi cuời lại như con cọp.
=> Gia- ve không phải là con người mà là con ác thú, rất nham hiểm, độc ác.
+ Hành động của Gia- ve:
- Hắn vừa gần vừa như thôi miên con mồi: “Cứ đứng lì một chỗ”. Sau đó hắn mới
lao tới “tiến vào giữa phòng” ngoạm lấy cổ con mồi “túm lấy cổ áo”.
=> Hành động mạnh dần như con thú rình rồi vồ con mồi. Hắn đúng là con ác
thú.
+ Gia- ve không hề để ý và quan tâm tới người đang ốm (Phăng tin)
- Hắn quát tháo trong nhà bệnh.
- Hắn không giấu điều mà Giăng Van- Giăng cần phải bí mật với Phăng- Tin:
“Mày nói giỡn Mày xin tao 3 ngày để chuồn hả. Mày bảo đi tìm đứa con cho
con đĩ kia ! Á à ! Tốt thật ! Tốt thật đấy !”
=> Hắn đã vùi dập tia hi vọng cuối cùng của Phăng- tin vào ông Thị trưởng, hắn
tuyên bố: “Tao đã bảo không có ông Ma -đơ -len, không có ông thị trưởng nào
cả. Chỉ có một tên ăn cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van
-Giăng. Tao bắt được nó đây này. => Hắn thật độc ác.
+ Khi Phăng- tin biết hết sự thật đã kêu lên: “ Con tôi ! Thế ra nó chưa đến đây”.
Tiếng kêu của người mẹ đau khổ, sắp chết khiến cho mọi người mủi lòng. Tiếng
kêu ấy không làm lay chuyển lòng dạ sắt đá của Gia- ve. Hắn giậm chân: “Giờ
lại đến lượt con này ! Đồ khỉ có câm họng không? Cái xứ chó đểu gì mà tù khổ
sai làm ông nọ ông kia,, còn lũ gái điếm được chạy chữa như một bà
hoàng.”Nhưng … Sẽ thay đổi hết, đã đến lúc hết rồi đấy”. => Hắn thật tàn bạo.
+ Trước cái chết của Phăng- tin, hắn không chút thương cảm, xót xa. Hắn tiếp tục
quát: “Đừng có lôi thôi ! Gia -ve phát khùng thét lên. Tao không đến đây để nghe
lí sự. Dẹp những cái đó lại. Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay, không thì cùm
tay lại”. Hắn thật dã man.
=> Gia- ve là con thú nham hiểm, độc ác , không có tính người.

=> Kết cục là sự run sợ của cường quyền: sự thật là Gia- ve run sợ . Ánh sáng
của tình thương có sức mạnh đẩy lùi bóng tối, dẫn dắt người cùng khổ đến cái mà
- -12
họ khao khát
5- Giăng Van- Giăng hiện thân của tình thương yêu những người nghèo khổ.
+ Ông là người lao động nghèo khổ, xuất phát từ lòng thương yêu cháu đòi (ăn
cắp ổ bánh mi ) mà phải nhận án tù khổ sai 19 năm.
+ Đối với Phăng- Tin, ông nói nhẹ nhàng và điềm tĩnh: “ Cứ yên tâm. Không
phải nó đến bắt chị đâu !”.
- Đối với Gia- ve, “Tôi biết là anh muốn gì rồi”. Cách nói này nhằm mục đích
cứu Phăng- tin. Nêu thay câu nói bằng câu: “Tôi biết rằng anh đến để bắt tôi” , sự
việc diễn ra hoàn toàn khác.
- Ông muốn nói riêng ( nói nhỏ) với Gia- ve: “Tôi muốn nói riêng với ông câu
này’ ông đã xử nhũn với Gia- Ve để xin hắn 3 ngày đi tìm Cô- dét về. Vì thương
yêu người nghèo khổ bất hạnh, ông đã hạ mình trước tên mật thám.
- Giăng van- Giăng thì thầm nói với Phăng- tin, như nói với linh hồn người đã
mất. Ông cầu chúc cho linh hồn Phăng- tin được siêu thoát. Ông đã hứa đi tìm Cô
-dét về và ông đã làm được.
=> Giăng Van -Giăng là người lao động nghèo khổ nhưng có tình thương yêu
đồng cảm và hết mình bảo vệ những người nghèo khổ. Đó chính là tình thương
yêu của Huy gô đối với Phăng- tin và Giăng Van -giăng.
@ Đoạn: “Điều mà chẳng ai nghi ngờ … đặt vào đấy một nụ cười”. có những chi
tiết đáng chú ý:
+ Chi tiết: “Xem- pli- xơ trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện
lên trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi
vào cõi chết”.
+ Đặc biệt xúc động trước những lời nói, hành động của Giăng Van -giăng đối
với Phăng -tin. Đó chính là ý tưởng của Huy -Gô muốn vươn tới những điều nên
có, đáng có trong cuộc sống trần tục này. Đó là ngòi bút lãng mạn của Huy- Gô.
@ Từ tác phẩm, bản chất của người cần quyền là:

+ Người cầm quyền là người có đầy đủ uy lực, thế lực, quyền sinh, quyền sát, bắt
người khác thế nào cũng phải nghe theo.
+ Hiểu một cách trọn vẹn; Người cầm quyền là người được tất cả mọi người
hướng tới, là đỉnh cao của cái đẹp, cái thiện, sẵn sàng hi sinh vì người khác, con
người có tâm hồn hòa chung với cộng đồng, cùng nếm trải và chia sẻ nỗi bất
hạnh của con người.
6- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật dẫn truyện:
- Giăng Van- Giăng – nghèo khổ => nạn nhân => tù tội => trốn tù => thay tên đổi
họ => giàu có uy quyền => thương người =. Thú tội => bị lệ thuộc Gia- Ve.
- Phăng -Tin – nghèo khổ - bệnh tật , mất con – chờ đợi – thất vọng – tuyệt vọng
– chết.
+ Cách miêu tả tính cách nhân vật : Sự thay đổi tâm trạng, tính cách của Phăng-
tin.
+ Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật( Giăng van- giăng > < Gia –
ve) , và tuyến nhân vật ( Gia- ve>< Giăng van – giăng, Phăng- tin)
- -13
+ Giàu xung đột, kịch tính .
7. Y nghĩa văn bản:
Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục được chỉ là cái tạm thời” trên đời chỉ
có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”( lời cuối cùng của Giăng van – giăng
nói với Ma-ri- uýt và Cô- dét) mới là vĩnh viễn.
8- Ghi nhớ SGK
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC ( Ăng ghen)
1- Tác giả
+ Phri- đrích Ăng ghen (1820- 1895) , nhà triết học lớn người Đức, ông sống và
mất tại Anh, bạn thân thiết của Các Mác, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào
công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản.
- Tác phẩm chính: chính trị, kinh tế, lịch sử, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Viết
chung với Mác – 1848) .

+ Các Mác ( 1818-1883) – Người Đức, là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động
cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Học phổ thông, Mác đã tiếp xúc với tư tưởng của cách mạng Pháp (1789) và
nền văn học cổ điển Đức.
- Do hoạt động chính trị nên ông phải di chuyển nhiều nước.
- Ông sang Pháp và bị trục xuất khỏi Pháp.
- Ông sang Bỉ, rồi lại về Pari, sang Đức, trở lại Pa ri. ở Luân Đôn (Anh)
- Tác phẩm chính: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Viết với Ăng ghen). Bộ tư sản
(1864- 1876).
Mác qua đời ngày 14/3/1883, tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai ghết (Luân
Đôn)- Mác sáng tạo chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
học thuyết kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Tất cả là vũ khí lí luận,
hành động của giai cấp vố sản chống lại ách thống trị của giai cấp thống trị - tư
sản.
2- Xuất xứ
+ Văn bản là điếu văn do Ăng- ghen đọc trước mộ , tại nghĩa trang Hai- ghét thủ
đô Luân đôn- Anh .
3- Bố cục 3 đoạn.
+ “Đầu …ấy gây ra”: Thời gian, không gian, Mác vĩnh biệt cuộc đời.
+ “Tiếp … gì thêm nữa”: Những cống hiến to lớn của Mác cống hiến cho nhân
loậi.
+ Còn lại:Đánh giá sự cống hiến của Mác.
4- Chủ đề : Bài viết làm rõ những cống hiến của Mác cho nhân loại. Đồng thời
bày tỏ tình cảm xót thương của Ăng ghen với Mác.

5- Thời gian không gian và một con người.
- -14
+ Thời gian: Chiều 14 tháng 3 vào lúc 3 giờ kém 15 phút.
- Không gian: Trong một gian phòng, trên chiếc ghế bành.
- => Thời gian, không gian ấy là sự bình thường nhưng nó gắn liền với sự ra

đi “ vĩnh biệt ngàn thu” của một
vĩ nhân: Mác. Thời gian ấy, nhân loại không dễ mờ quên được. Giờ phút Bác Hồ
ra đi, nhân dân Việt Nam cũng không dễ quên:
“Chín giờ bốn bảy phút thiêng,
Bác đi với Mác – Lê nin người hiền”
( Trong Những ngày đáng nhớ - NKĐ ).
- Giới thiệu ngắn gọn mà sâu sắc về Mác. “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong những
nhà tư tưởng hiện đại”. Hai chữ “hiện đại’ thể hiện sự vượt trội, hơn hẳn của tư
tưởng Mác so với thời đại. Đó là tính chất cách mạng, tính chất sáng tạo, mới mẻ
của Mác.
6- Những cống hiến vĩ đại của Mác
+ Tìm ra qui luật phát triển của lịch sử loài người.
- Bản chất của qui luật đó là: Cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng kiến trúc –
Tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế (HTCS) quyết định thể
chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật.(KTTT).
+ Tìm ra qui luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.
- Đó là qui luật giá trị thặng dư (giá trị dôi ra so với khoản tiền chi để làm ra sản
phẩm ấy do nhà tư sản kéo dài thời gian làm việc, tăng cường độ lao động).
+ Chỉ ra sự cần thiết phải tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản
hiện đại , tham gia vào cuộc đấu tranh lật đổ XH tư sản và các thiết chế nhà
nước do nó dựng lên.
- Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học
thành hành động cách mạng: “Bởi lẽ…kiên cường và có kết quả”.
@ Ba cống hiến của Mác được Ăng ghen lập luận theo trật tự tăng tiến –Cống
hiến sau lớn hơn cống hiến trước – dù chỉ một cống hiến, Mác cũng trở thành vĩ
đại.
+ Ăng ghen đã so sánh cống hiến của Mác với Dác uyn – nhà khoa học cùng thời
để khẳng định TK XIX là thế kỉ của nhiều phát minh lớn ở phương Tây: “ Giống
như Đác uyn đã tìm ra qui luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra qui

luật phát triển của lịch sử loài người.”
- Mác đã nổi lên hàng đầu “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện
đại”. Như ánh sáng đã xuất hiện trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây
của các nhà kinh tế học tư sản, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm
trong bóng tối.
=> Mác là người phát minh, khám phá, là con người của hoạt động thực tiễn,
Mác là nhà khoa học, nhà cách mạng.
@ Ăng ghen sử dụng những luận điểm, luận cứ rõ ràng:
+ Giống như Đác uyn đã tìm ra…lịch sử lòai người”. (Luận điểm).
+ Sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các nhà tư tưởng phủ kín (luận
- -15
cứ.)
+ Con người trước hết phải có cái ăn tôn giáo.
 làm cho người đọc dễ tiếp thu, dễ hiểu.
@ Bài viết đọc trước mộ nhưng Ăng ghen ít nói đến cái chết, điều ấy có ý nghĩa:
+ Chỉ có mấy dòng, Ăng ghen nói sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác. Bài viết
không nói nhiều đến cái chết. Đây là ý định, là nét độc đáo của người viết.
+ Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời mà Mác đã cống hiến
cho nhân loại. Với Mác, tất cả đều bất tử.
7- Tình cảm xót thương của Ăng ghen đối với Mác
+ Đó là thái độ trân trọng đánh giá cao vai trò và những cống hiến vĩ đại của Các-
mác” con người đó ra đi là một tổn thất lớn lao…” (Ca ngợi công lao và đóng
góp của Mác, khẳng định Mác hơn hẳn, vượt trội. “Cho nên từ cơ sở đó – phát
minh của Mác - mà giải thích những cái kia chứ không phải ngựoc lại, như từ
trước tới nay người ta đã làm”.
- Đề cao nhân cách, bản lĩnh của Mác:” Ông là người bị cả các chính thể chuyên
chế, cộng hòa ; các phái bảo thủ cực đoan căm ghét, vu khống, nguyền rủa nhưng
“ Mác đã gạt sang một bên tất cả…”
+ Tình cảm của Ăng ghen thể hiện sự xót thương vô hạn xuất phát từ đáy lòng
(Không chỉ một người xót thương mà cả nhân loại thương xót). – “Ôi ông mất đi,

hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Âu, châu Mĩ… đều
thương mến, khóc thương”.
+ “ Và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ôg có thể có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa
chắc có một kẻ thù nào riêng nào cả. Tên tuổi của ông đời đời sống mãi”.
@ Cách lập luận của tác giả:
+ Mác chống lại ai? (Tham gia vàoviệc lật đổ xã hội tư sản và thiết chế nhà nước
do nó tạo nên) Mác lên tiếng chống lại cường quyền bạo lực.
+ Mác bêng vực ai? (Tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại
mà ông là người đầu tiên mang đến cho họ ý thức về địa vị và yêu cầu của mình,
ý thức về điều kiện để tự giải phóng).
+ Những cống hiến của Mác có lợi cho cả nhân loại. Hoạt động của ông không
bênh vực quyền lợi cho cá nhân nào mà mang lợi cho cả nhân loại).
8. Nghệ thuật :
-Sự chặt chẽ của lập luận và những biện pháp so sánh . tăng tiến.
- Văn chính luận giàu chất biểu cảm.
9. Ý nghĩa văn bản:
Với những đóng góp to lớn, Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số
những nhà tư tưởng hiện đại,” tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.
10.Ghi nhớ: SGK.
III- Luyện tập
2- Lập dàn ý bài diễn văn
A- Mở bài: Giới thiệu thời gian,không gian Mác vĩnh biệt nhân loại và tình cảm
thương tiếc.
- Sự ra đi của Mác là một tổn thất.
- -16
B- Thân bài:
- Ca ngợi công lao của Mác và tiếc thương
- Các cống hiến của Mác ( 1,2,3)
C- Kết luận:
- Vì những cống hiến trên mà Mác bị căm ghét nhiều nhất.

- Mác gạt đi tất cả và chỉ đáp lại khi thấy cần thiết.
- người ra đi để lại thương tiếc cho hàng triệu người.
- Mác có nhiều kẻ đối địch nhưng không có một kẻ thù riêng nào.
- Lời cầu nguyện.
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA.
1- Tác giả : Hoài Thanh tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên (1909). Quê : Nghi
Lộc – Nghệ An.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo., sớm tham gia phong trào yêu
nước.
- Viết văn từ những năm mới ngoài 20 tuổi. Hoạt động chủ yếu trong ngành văn
hóa nghệ thuật, là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học hiện đại Việt
Nam.
- Tác phẩm nổi tiếng: “Thi nhân Việt Nam”.
- Năm 2000 được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2- Xuất xứ Đây là phần cuối tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”.Thể hiện nội
dung quan trọng nhất về thơ mới: tinh thần thơ mới . Tiểu luận mở đầu cuốn “Thi
nhân Việt Nam”, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới lãng mạn
30-45.
3- Nội dung đoạn trích
+ Nêu vấn đề: “ Điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ mới”.
- Nhưng cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi, dễ nhận ra.
- Vậy làm sao để nhận diện, tác giả đề nghị:
* Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời nào chả có mà phải so sánh
những bài thơ hay với những bài thơ hay.
* Vả chăng cái cũ và cái mới vẫn nối tiếp nhau và qua lại cho nên phải so
sánh trên đại thể.
+ Tinh thần thơ mới là gì? Là ở chữ “tôi”.
- Cái khác nhau là ở chữ “tôi” và chữ “ta”. Ngày trước thời chữ ta, bây giờ là thời
chữ “tôi”.
- Chữ tôi trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ “ta”. Chữ “tôi” bây giờ

là chữ “tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó.
- “Cái tôi’ bây giờ đáng thương và tội nghiệp ở chỗ nó không còn cái cốt cách
hiên ngang ngày trước như cái khi phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng
trước cơ hàn của Nguyễn Công trứ mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong
- -17
trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng
hoàng mất lòng tin, (Lưu Trọng Lư gọi là “cái thú đau thương”, Huy Cận hiện
diện với nỗi buồn cô đơn tan nát đến chia lìa, nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu gắn
liền với thẩm mĩ, Chế Lan Viên mòn mỏi trong : “Điêu tàn”, khóc sướt mướt cái
thây ma của thời xa cũ, Hàn Mặc Tử đến với nỗi buồn gợi nhớ đến bâng
khuâng… ). Nói chung, thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm dưới
những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.
- Họ giải quyết bi kịch đó bằng cách gửi cả vào tiếng Việt. Vì thế tiếng Việt là
vong hồn của các thế hệ đã qua, vì họ tin vào lời nói triết lí; “Truyện Kiều còn,
tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Vì họ cảm thấy tinh thần giống nòi cũng
như các thể thơ xưa có biến thiên không sao tiêu diệt, vì phải “tìm về dĩ vãng để
vin vào những gì bất diệt đủ để đảm bảo cho ngày mai”.
=> Bàn về thơ mới, Hoài Thanh liên hệ tới thời thế,, tâm lí bạn đọc trẻ tuổi. Đây
thể hiện quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ.
+ GV có thể lấy đoạn văn từ: “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi… ”.
- Đoạn văn có những nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái “tôi”.
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. Và bản sắc
riêng của từng nhà thơ. Những nhận định có tính khái quát chính xác về thơ mới,
về từng nhà thơ. Mỗi nhà thơ được khái quát trong mấy từ: Thế Lữ với tiên; Lưu
Trọng Lư trong trường tình; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thì điên cuồng; Xuân
Diệu thì đắm say….nhưng cách viết thì hấp dẫn, mềm mại, uyển chuyển làm cho
câu nghị luận đầy chất thơ, gợi cảm xúc, hứng thú cho người đọc.
- Giọng văn của tác giả khi nói về các nhà thơ là giọng giãi bày, đồng cảm, chia
sẻ. Đọc văn mà hiểu hồn của người viết, như Hoài Thanh nói: “ Lấy hồn tôi mà
hiểu hồn người”.

- Tác giả dùng chữ ta để nói cái chung – trong đó có mình. Chữ ta được lặp lại
nhiều lần.
- Khi nói tới lòng yêu nước của các nhà thơ mới, tác giả dùng những từ thấm
đượm tình cảm như: Gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui với cha ông, dồn tình
yêu quê hương, hứng vong hồn, chưa bao giờ họ hiểu, chưa bao giờ họ cảm, chưa
bao giờ như bây giờ họ thấy cần…
=> Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu đáo (Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ
mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề). Tác giả nêu lên cách giải quyết một
cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.
+ Khi phân tích đặc điểm của thơ mới, tác giả luôn phân tích cái tôi trong nhiều
quan hệ để làm rõ bản chất của cái tôi.
- Đặt cái tôi trong quan hệ với cái ta để tìm ra chỗ giống và khác nhau.
- Đặc biệt, khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn
đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí của người thanh niên để phân tích
thấu đáo, sâu sắc cái “đáng thưong, đáng tội nghiệp”., cái “ bi kịch” ở họ.
=> Lập luận luôn gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính
khái quát với những ví dụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.
Bài viết có tầm nhìn thấu đáo , bao quát về “cái tôi”, “cái ta”, có sự so sánh giữa
- -18
các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn
đề một cách tĩnh tại, giản đơn một chiều.
4.Nghệ thuật :
- Tính khoa học
+ Cách lập luận chặt chẽ , từ khái quát đế cụ thể, từ xa đế gần. Điều này đã
phản ánh được tư duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo đối tượng phân tích của
tác giả.
+ Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng , có sức
thuyết phục, có sự so sánh giữa thơ mới với thơ cũ.
-Tính nghệ thuật:
+cách dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển chuyển và bằng ngôn ngữ

hình ảnh, nhịp điệu.
5. Ý nghĩa văn bản:
-Nhận thức tinh tế , sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển
của thi ca VN hiện đại.
6- Luyện tập
+ Câu 1 – SGK: Chữ tôi và chữ ta trong thơ mói và thơ cũ có gì khác nhau:
- Cái tôi trong thơ mới khác với cái ta trong thơ cũ ở chỗ nó xuất hiện thật bỡ
ngỡ, lạc loài (người ta chưa quen).
- Cái tôi mang quan niệm cá nhân với các nghĩa tuyệt đối trong khi đó cái ta chỉ
chung cho tất cả. Thời trung đại nó lấn lướt cái tôi. Thơ cũ muốn nói cái tôi phải
ẩn mình trong cái ta.
NGHĨA CỦA CÂU
I- HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
+ Hai câu trong mỗi cặp đều đề cập đến cùng một sự việc. Đó là:
- Câu a và câu a’ => sự việc là có một thời: hắn đã ao ước có một gia đình nho
nhỏ.
- câu b và b’ => sự việc là: tôi nói, người ta bằng lòng.
- Câu a và b. Bởi câu a có hai từ : “hình như”, câu b có từ : “chắc”. “Hình như”
và “chắc’ chưa khẳng định sự việc rõ ràng.
- Câu a và b’. Bởi câu a’ bỏ từ “Hình như” còn mang tính phỏng đoán và câu b’
bỏ từ “chắc” mang tính lưỡng lự.
- Câu a và câu b. Vì nó là suy nghĩ bình thường, không mang tính khẳng định. Ở
đời, sự việc có thể diễn ra thế này, hoặc thế khác, không ai có thể biết trước được.
=> Kết luận:
+ Một câu thường có hai thành phần nghĩa.
- Một là đề cập đến một hay nhiều sự việc.
- Hai là bày tỏ thái độ,
=> Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc. Thành phần nghĩa thứ hai gọi
là nghĩa tình thái.
@ Hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái :

+ Hai thành phần nghĩa này hòa quyện với nhau. Câu vừa có nghĩa sự việc, vừa
- -19
có nghĩa tình thái.
+ Ví dụ: Chiều, chiều rồi. Một chiều thu êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái
kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. (Hai đứa trẻ).
- Câu thứ nhất: “Chiều , chiều rồi” nghĩa sự việc là miêu tả thời gian, không gian
của buổi chiều tàn.
- Câu thứ hai:, nghĩa sự việc là tiếng ếch nhái vọng vào. Cả hai câu đều có nghĩa
tình thái. Đó là tâm hồn tinh tế trong cảm nhận của Thạch Lam.
+ Chú ý: Câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái
vẫn tồn tại trong câu. Đó là tính khách quan, trung hòa.
Ví dụ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Nghĩa sự việc: Không ngủ vì lo vận nước.
Nghĩa tình thái: Ý thức trách nhiệm cao cả.
+ Có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ
cảm thán.
II- NGHĨA SỰ VIỆC
* Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Hiện thực khách quan có rất nhiều sự việc. Do đó câu cũng có nghĩa sự việc
khác nhau. Có thể phân câu có nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động (Ví dụ SGK)
+ Biểu hiện đặc điểm, trạng thái, tính chất (VD –SGK)
+Biểu hiện quá trình (VD – SGK)
+ Biểu hiện tư thế (VD- SGK)
+Biểu hiện sự tồn tại (VD – SGK)
+ Biểu hiện quanhệ (VD-SGK)
@ Nhận xét:
- Nghĩa sự việc ở hành động, đặc điểm., trạng thái, tính chất, quá trình , tư thế,
tồn tại, quanhệ đều do chủ ngữ, vị ngữ,trạng ngữ, khởi ngữ quyết định.
- Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú.

“Lom khom” đã quyết định tư thế của “tiều vài chú”, tị địa điểm dưới núi.
Nghĩa sự việc của câu là: Mấy chú tiều lom khom dưới núi.
+ Một câu có thể biểu hiện nhiều sự việc:
- Ví dụ: Trời ngủ, mây ngủ,nước ngủ, dòng sông và cánh đồng cũng ngủ.
@ Ghi nhớ: SGK.
III :luyện tập:
* bài tập số 1.
Nghĩa sự việc của từng câu trong bài : “Mùa thu câu cá”
- Câu 1: trạng thái, đặc điểm, tính chất của ao. Ao thu trong và lạnh.
- Câu 2:Biểu hiện tư thế: Thuyền câu bé nhỏ.
- Câu 3: Quá trình: làn gió nhẹ, sóng hơi gợn.
- Cẫu 4: Quá trình – Chiếc lá vàng bay theo gió nhẹ.
- Câu 5: Trạng thái: mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
- Câu 6: Trạng thái –Đường trúc mọc quanh co, xóm vắng.
- Câu 7: Tư thế - tựa gối, ôm cần .
- -20
- Câu 8: tư thế- cá đớp dưới chân bèo.
III- Nghĩa tình thái
a- Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói với sự việc được đề cập trong
câu
+ Khi nói, người nói thường thể hiện nghĩa tình thái như:
- Thể hiện sự tin tưởng chắc chắn.
- Sự hoài nghi.
- Sự phỏng đoán.
- Sự đánh giá cao hay thấp, tốt hay xấu.
- Nhấn mạnh hay coi nhẹ.
+ Phân tích các ví dụ trong SGK:
- Các từ: Sự thật là, giả và thật =>khẳng định tính chân thật.
- Các từ: Chắc, hình như => phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao, thấp.
- Các từ : có đến , là cùng => Đánh giá về mức độ hay số lượng.

- Các từ: giả sử, toan => Đánh giá sự việc có thực hay không thực đã xảy ra hay
chưa xảy ra.
- Các từ: phải, không thể, nhất định => khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay
khả năng của sự việc.
 Nghĩa tình thái thể hiện thái độ sự đánh giá của người nói đối với sự việc.
b- Nghĩa tình thái biểu hiện ở thái độ tình cảm của người nói với người nghe
+ Tình cảm thân mật, gần gũi. (Ví dụ SGK).
+ Thái độ bực tức, hách dịch (Ví dụ: SGK).
+ Thái độ kính cẩn (Ví dụ: SGK).
II- Luyện tập
Bài tập 1
a- “Ngoài này nắng đỏ cành cam,
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa”.
- Nghĩa sự việc: Cái nắng mùa hè của hai miền Nam, Bắc.
- Nghĩa tình thái: Khẳng định sự thật của hiện tượng thiên nhiên. Biểu hiện ý chí
niềm tin thống nhất hai miền Nam Bắc.
b- Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa sự việc: Tấm ảnh hai mẹ con.
- Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách chắc chắn, rõ ràng.
c- Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
- Nghĩa sự việc: Cái gông thang nặng.
- Nghĩa tình thái: Khẳng định rõ ràng về tội nặng của 6 người tử tù.
d- “ Xưa nay …vì liều”;
- Nghĩa sự việc: Hành động dọa nạt, cướp giật, liều lĩnh của Chí Phèo.
- Nghĩa tình thái: chia sẻ, xót xa cay đắng trước số phận con người.
Bài tập 2:
a- Lắm (Từ khẳng định)
b- Có thể còn (Dự đoán)
c- Hai trăm ngàn đồng (đánh giá số lượng)
- -21

d- Kia mà 9Từ tỏ thái độ).
Bài tập 3
a- Chí Phèo / hình như/ . . .ốm đau.
b- Hôm nay trong ông giáo có đánh tổ tôm /dễ/ họ không ra.
Bóng bác . . .một vùng và kéo dài đến /tận/ hàng rào hai bên ngõ.
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT.
1- Loại hình ngôn ngữ
+ Trên thế giới có 5000 ngôn ngữ khác nhau. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện
ra một số ngôn ngữ có nét chung – cùng nguồn gốc. Vì vậy, người ta chia chúng
thành một số ngữ hệ:
- Ngữ hệ Ấn – Âu (Anh – Đức – Nga).
- Hệ Nam Á (Việt – Mường – Khmer).
+ Dựa vào sự giống nhau, các nhà ngôn ngữ đã xếp ngôn ngữ vào một số loại
hình. Có 2 loại hình ngôn ngữ. Đó là loại hình đơn lập ( Việt – Thái – Hán). Loại
hình ngôn ngữ hòa kết ( Anh – Pháp – Nga ).
*Loại hình ngôn ngữ và họ ngôn ngữ khác nhau : Họ ngôn ngữ là quan hệ giữa
các ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển, còn loại hình ngôn ngữ
là quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn
ngữ.
2- Đặc điểm loại hình tiếng Việt
+ Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập là:
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về
mặt sử dụng, tiếng có thể là một từ. (Ví dụ: SGK).
- Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp (Ví dụ: SGK).
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự
trước và sau và sử dụng các hư từ (Ví dụ: SGK). Trật tự từ ngữ thay đổi thì ý
nghĩa của câu cũng thay đổi. (Ví dụ: SGK).
II- Luyện tập:

1- Câu 1 – SGK.
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”.
+ “Nụ tầm xuân” là bổ ngữ cho động từ “hái”. Nụ tầm xuân là chủ ngữ. Chúng
đều là từ ngữ lặp lại nhưng khác nhau về chức năng ngữ pháp. Đây là một trong
đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập.
b- Câu: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng
- -22
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
+ Bến là bổ ngữ, có tác dụng bổ nghĩa cho động từ nhớ. Bến là chủ ngữ. Cùng
một từ lặp lại nhưng chức năng ngữ pháp khác nhau. Đây là đặc điểm của loại
hình ngôn ngữ đơn lập.
c- Câu: “Yêu trẻ trẻ hay đến nhà,
Kính già già để tuổi cho”.
+ “Trẻ
1
” phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu.
+ “Trẻ
2
” là chủ ngữ của động từ đến.
=> Cùng một từ lặp lại nhưng chức năng ngữ pháp khác nhau. Đây là đặc điểm
của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
d- “Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. …., và bống ngày một
lớn lên trông thấy”.
+ Bống 1,2,3,4 là bổ ngữ. Bống 5,6 là chủ ngữ.
Đây là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
2- Câu 3- SGK.
+ Đoạn văn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị…nên chế độ dân chủ

cộng hòa”.
- Trong đoạn văn có nhiều hư từ nhưng mỗi hư từ lại ở một vị trí chỉ ý nghĩa của
nó.
* “Đã” chỉ hoạt động đã xảy ra trong quá khứ (Việc đã làm).
* “Các” chỉ số nhiều (Các xiềng xích là các thế lực áp bức).
* “Để” có ý nghĩa chỉ mục đích.
* “Lại” chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, lại đánh đổ giai cấp
phong kiến).
* “Mà” có ý nghĩa chỉ mục đích.
II. PHẦN CHUNG:
Câu ( 3 điểm )
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Më bµi
Giới thiệu tư tưởng, đạo cần nghị luận.
Th©n bµi :
1. Giai thích về tư tưởng, đạo lí cần nghị luận .
2.Luận bàn về tư tưởng , đạo lí cần nghị luận.
+Phân tích- CM- biểu dương các mặt đúng của vấn đề nghị luận
+Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần nghị
luận
- -23
+ Bi hc cho bn thõn
Kt bi:
+ ỏnh giỏ khỏi quỏt V ngh lun, rỳt ra bi hc nhn thc v t tng, o
lớ, v hnh ng .
NGH LUN V MT HIN TNG I SNG
M bi :
Gii thiu hin tng cn ngh lun.
Thân bài :
1. Nêu rõ hiện tợng

2. Phân tich CM các mặt đúng- sai, lợi- hại, tốt- xấu của hiện tợng.
3. Chỉ ra nguyên nhân của hiện tợng và đê xuất biện pháp x li hiện tợng.
Kêt bài:
Bày tỏ thái độ ,y kiên vê hiện tợng
Đề 4 : Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động nh thế nào trớc hiểm hoạ của căn
bệnh HIV/AIDS.
- Giới thiệu vấn đề: ở thế kỉ 21 chúng ta chứng kiến nhiều vấn đề hệ trọng. Trong
đó hiểm họa căn bệnh HIV/AIDS là đáng chú ý.
- Những con số biết nói.
+ Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi có khoảng 10 ngời bị nhiễm HIV.
+ ở những nơi bị ảnh hởng nặng nề, tuổi thọ của ngời dân bị giảm sút nghiêm
trọng.
+ HIV dang lây lan báo động ở phụ nữ, chiếm một nử số ngời bị nhiễm trên toàn
thế giới.
+ Khu vực Đông Âu và toàn bộ Châu á.
- Làm thế nào để ngăn chặn hiểm họa này?
+ Đa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chơng trình nghị sự của mỗi quốc gia.
+ Mỗi ngời phải tự ý thức để tránh xa căn bệnh này.
+ Không kì thị phân biệt đối xử với những ngời mắc bệnh AIDS.
+ Mở rộng mạng lới tuyên truyền.
Đề 5 : Môi trờng sống đang hủy hoạị
Bài vit cần đạt đợc các ý.
- -24
- Môi trờng sống bao gồm những vấn đề gì (nguồn nớc, nguồn thức ăn, bầu không
khí, cây xanh trên mặt đất).
- Môi trờng sống đang bị đe dọa nh thế nào?
+ Nguồn nớc.
+ Nguồn thức ăn.
+ Bầu không khí.
+ Rừng đầu nguồn.

- Trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Đề 7 : Quan điểm của anh, chị về chọn nghề.
HS xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận xã hội đợc rất nhiều bạn trẻ quan
tâm.
- Sau khi tốt nghiệp, ra trờng, thờng nhiều ngời phải mất thời gian suy tính: Mình
sẽ học ngành nào, chọn nghề gì cho phù hợp và ổn định trong tơng lai? Đấy là câu
hỏi của những ngời có trách nhiệm với chính bản thân mình, chủ động tìm kiếm
các cơ hội mà không phó mặc tơng lai của mình cho ngời khác, điều đó chứng tỏ
bạn đã trởng thành.
- Trớc nhiều ngành nghề có cơ hội và thách thức, bạn sẽ chọn nghề nh thế nào?
+Trớc hết phải biết đợc năng lực của bản thân, tự lợng sức mình, đánh giá đúng
khả năng: mạnh, yếu, nên hay không nên chọn nghề này.
+ Tham khảo ý kiến của những ngời thân để nhận đợc lời khuyên có ích.
+ Vào Đại học không phải là con đờng duy nhất trong xã hội hiện đại, còn hoàn
cảnh gia đình, tiềm năng kinh tếvà nhiều yếu tố khác ảnh hởng đến quyết định
của bạn.
Đề 8 : Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn.
HS xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận xã hội: Sự gia tăng dân số và những
dự báo trớc về một thảm hoạ toàn cầu.
- Dân số thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây với tỉ lệ tăng tự nhiên cao
( Cuối TK XX vào khoảng 6 tỉ ngời, ớc tính trong 10 năm đầu của TK XXI sẽ là
xấp xỉ 7 tỉ ngời). Một con số đáng lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Sự bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nớc chậm và đang phát triển ( Khu vực
á, Phi, Mĩ La tinh).
- Theo dự đoán của một số nhà bác học, VN cũng ở trong tình trạng đáng báo
động về tỉ lệ gia tăng dân số, cùng với một số các quốc gia khác nh Thái Lan, ấn
độ, Inđônêxia
- Sự gia tăng dân số sẽ làm trẻ hoá về độ tuổi trong lao động, đáp ứng nhu cầu về
lao động. Nhng trên thực tế áp lực về công việc cho số dân đang trong độ tuổi lao
động là rất lớn, mặt khác nó gây trở ngại cho việc khắc phục tình trạng lạc hậu về

kinh tế, nghèo đói, thất họckhó có thể nâng cao đời sống dân trí và mức sống
của ngời dân.
- Chính sách dân số và KHHGĐ đã trở thành chiến lợc hàng đầu đối với các quốc
gia đang phát triển. Nhà nớc ta đã ban hành nhiều chính sách, luật định về dân số
nhằm làm giảm bớt nguy cơ trong tơng lai : Quy định về độ tuổi kết hôn, mỗi gia
- -25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×