Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC BUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 7 trang )

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC BUỔI
CÔNG DIỄN VĂN NGHỆ TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
  
I. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với mỗi con người
từ nhỏ đến suốt cuộc đời. Âm nhạc mang đến cho con người những cảm xúc
thẩm mỹ. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho
cuộc sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Trong nhà trường môn âm nhạc đã tạo cho học sinh một trình độ văn
hóa âm nhạc nhất định. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác
phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng
truyền cảm mạnh mẽ, làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân -
Thiện - Mỹ.
Âm nhạc trong trường tiểu học không nhằm đào tạo các diễn viên, nhạc
sĩ, ca sĩ mà chính là thông qua âm nhạc để tác động vào đời sống tinh thần
của các em, góp phần cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện của nhà trường.
Ngoài ra, để có thêm nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục khác của nhà trường như: hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học;
khen thưởng các phong trào Học sinh giỏi, Viết chữ đẹp; tổ chức các hoạt
động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại cho học sinh…Vì vậy việc tổ chức
công diễn những đêm văn nghệ trong nhà trường là rất cần thiết. Thực tế
trong ba năm học qua, từ năm học 2007 – 2008 đến nay, bản thân tôi là một
cán bộ quản lí đã phối hợp cùng các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
tổ chức những đêm công diễn văn nghệ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, tôi
mạnh dạn viết đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức các buổi công diễn văn
nghệ trong nhà trường đạt hiệu quả cao”.
1
II. Khảo sát thực trạng:


Trong những năm qua, tại các trường học tôi làm công tác quản lí đã có
một đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh khá
đông đảo. Trong đó, hầu hết học sinh đều yêu thích ca múa và biểu diễn văn
nghệ. Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật
cho con em của mình và đặc biệt đội ngũ trong nhà trường có nhiều cá nhân
với những năng khiếu khác nhau có thể tổ chức tốt những đêm văn nghệ có
chất lượng.
Từ những điều kiện thuận lợi nêu trên, trong một năm học cần phải tổ
chức một đêm văn nghệ có mục tiêu, có chủ đề và đặc biệt là phải đảm bảo
được các yêu cầu: mang tính giáo dục một cách thiết thực, có tính nghệ thuật
cao và được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh và của tập thể trong nhà
trường.
III. Nội dung và biện pháp thực hiện:
Bước 1: Khảo sát và chọn chủ đề.
Trong một năm học có 4 đợt thi đua, mỗi đợt thi đua đều có một những
nội dung giáo dục truyền thống cụ thể.
Ví dụ Đợt I: Nhà trường với Bác Hồ; Đợt II: Kính yêu thầy cô giáo,
Đợt III: Mừng Đảng - Mừng Xuân, Đợt IV: Cùng bước lên Đoàn v.v…cho
nên xác định chủ đề là quan trọng. Đó là linh hồn của đêm văn nghệ.
Bước 2: Phát động thi đua văn nghệ.
Một đêm văn nghệ phải có nhiều thể loại. Ngoài năng lực của giáo viên
cần phải phát huy khả năng văn nghệ tiềm ẩn trong phụ huynh học sinh để
phụ huynh học sinh hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tập luyện các tiết mục văn
nghệ cho học sinh một cách chất lượng nhất. Vì vậy trong khâu tổ chức cần
phải phát động thi đua để các lớp đầu tư cho các tiết mục tốt nhất.
Bước 3: Sơ duyệt văn nghệ
Đây là bước kiểm tra, đánh giá công tác tập luyện, chuẩn bị của các tiết
mục văn nghệ. Qua đó, Ban Tổ chức văn nghệ góp ý nhằm giúp cho các tiết
2
mục văn nghệ được hoàn thiện từ các khâu như nghệ thuật, hoá trang…

Bước 4: Tổng duyệt.
Đây là bước quan trọng. Một đêm văn nghệ có chất lượng đòi hỏi phải
có các tiết mục đa dạng, phong phú. Vì vậy, Ban tổ chức phải mời các ban
ngành, đoàn thể tại địa phương như Đoàn thanh niên, Ban Văn hoá – Thông
tin và một số phụ huynh có năng khiếu cố vấn, giúp đỡ cho Ban tổ chức trong
các vấn đề về nghệ thuật, về hoá trang, về tổ chức biểu diễn…sau đó nhà
trường phải thành lập Ban Giám khảo để tổng duyệt và chọn số tiết mục văn
nghệ quy định. Và từ đó sắp xếp các tiết mục văn nghệ theo thứ tự của chủ đề.
Bước 5: Tổ chức đêm văn nghệ.
- Thư mời: Nội dung lời ngỏ và hình thức trong thư mời thể hiện rõ chủ
đề đêm văn nghệ. Tất cả phụ huynh học sinh đều được nhận thư mời không
phân biệt giàu, nghèo.
- Làm sân khấu: “Làm sân khấu hoành tráng thể hiện sự tôn trọng khán
giả”. Đây là hình thức rất thu hút người xem. Sân khấu phải hoành tráng, sinh
động, trang trí bắt mắt, âm thanh, ánh sáng và dàn nhạc được chuẩn bị thật
tốt. Có thể dùng các kĩ thuật hỗ trợ như bắn khói, bắn kim tuyến…ở một số
tiết mục hoặc một số thời điểm quan trọng.
- Thực hiện đêm văn nghệ: phải chọn người dẫn chương trình hấp dẫn
và chương trình phải liên tục để đảm bảo thời gian. Phần tiếp đón đại biểu,
khách mời cũng phải được chú trọng. Phải chuẩn bị ghế ngồi cho đại biểu,
khách mời thật đầy đủ sao họ được xem văn nghệ thoải mái nhất.
Nói chung hình thức sân khấu, hình thức và nội dung các tiết mục văn
nghệ đều thể hiện chủ đề của đêm văn nghệ.
IV. Kết quả đạt được:
Trong những đêm văn nghệ mà nhà trường tổ chức, khán giả và phụ
huynh học sinh rất đông và ủng hộ rất nhiều, cụ thể như sau:
Năm 2007 – 2008 (tại trường TH Đức Bình 2): 5,2 triệu đồng
Năm 2008 – 2009 (tại trường TH Đức Bình 2): 5,8 triệu đồng
3
Năm 2009 – 2010 (tại trường TH Đồng Kho 1): 7,8 triệu đồng

Với số tiền thu được sau khi trừ chi phí phục vụ đêm văn nghệ đã được
chuyển vào quỹ khuyến học và mỗi năm học đều trich kinh phí từ quỹ để hỗ
trợ cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, khen thưởng cho học sinh giỏi,
học sinh viết chữ đẹp và tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác. Cụ thể như
sau:
Năm học 2007 – 2008 Tổng chi là : 4.289.000 đồng
- Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho học sinh nghèo (10 em).
- Phát quà cho học sinh khuyết tật (5 em)
- Phát thưởng 7 học sinh đạt giải Viết chữ đẹp cấp huyện
- Phát thưởng cho các giải thưởng văn nghệ và các hội thi do trường tổ
chức
Năm học 2008 – 2009 Tổng chi là : 4.526.000 đồng
- Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho học sinh nghèo (10 em).
- Mua áo quần cho học sinh nghèo (5 em)
- Phát thưởng 9 học sinh đạt giải Viết chữ đẹp cấp huyện
- Phát thưởng cho các giải thưởng văn nghệ và các hội thi do trường tổ
chức.
Năm học 2009 – 2010 Tổng chi là : 6.750.000 đồng
- Chi cho các giải thưởng trong đêm văn nghệ
- Tổ chức cho 60 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học
2009-2010 và những học sinh đạt giải Violimpic (Giải toán trên mạng
Internet), giải viết chữ đẹp cấp huyện đi tham quan tại khu du lịch Đại Nam
(Bình Dương)
V. Hiệu quả và khả năng phổ biến:
Qua thực tế những lần tổ chức công diễn văn nghệ của nhà trường cho
thấy nếu có sự tổ chức tốt sẽ đem lại những kết quả khả quan về mặt giáo dục
toàn diện cho học sinh đồng thời tạo được nguồn kinh phí không nhỏ từ sự
đóng góp của phụ huynh để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
4
Đằng sau cái được của đêm văn nghệ chính là nhà trường đã thúc đẩy hoạt

động xã hội hoá giáo dục. Qua việc tổ chức văn nghệ, nhà trường đã tạo điều
kiện cho phụ huynh tham gia làm giáo dục với nhà trường.
Với những cái được nhiều như thế lại không đòi hỏi phải tốn kém nhiều
công sức, tiền bạc nên tôi thiết nghĩ kinh nghiệm này đều có thể áp dụng cho
tất cả các trường học, cấp học trong huyện nhà.
Đồng Kho, ngày 01 tháng 4 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Cao Thống Suý
5
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN



Xếp loại: . . . . . . . . . .
TỔ TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG




Xếp loại: . . . . . . . . . .
Đồng Kho, ngày tháng năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT




Xếp loại: . . . . . . . . . .
Lạc Tánh, ngày tháng năm 2010

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
6
7

×