Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.69 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
Hiện tại thì luật nước ta chưa có điều luật nào quy định rõ nét như thế nào
là nguồn nguy hiểm cao độ. Ở khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 chỉ đưa ra định
nghĩa về nguồn nguy hiểm cao độ mang tính chất liệt kê như sau: “Nguồn
nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật
quy định”.
Nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà
hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng
khả năng gây thiệt hại lớn cho môi trường và con người. Tính nguy hiểm của
nó còn thể hiện ở chỗ con người không thể kiểm soát tuyệt đối nguy cơ gây
thiệt hại. Vậy để xác định nguồn gây thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao
độ hay không cần căn cứ cụ thể vào Điều 623 BLDS 2005 và các văn bản
pháp luật khác có liên quan cũng như việc đánh giá tính chất nguy hiểm, khả
năng tiềm ẩn nguy cơ của nguồn gây thiệt hại.
1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
2.1 Có thiệt hại xảy ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi
thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng chỉ được đặt ra khi
trên thực tế đã xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con
người. Thiệt hại có thể được hiểu là thiệt hại đã xảy ra trong thực tế, thiệt hại
tuy chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nguồn nguy hiểm
cao độ với tính chất tiềm ẩn của sự nguy hiểm nên bất cứ một lúc nào đó có
thể sẵn sằng gây thiệt hại cho bất kì ai có liên quan đến nó bao gồm cả chủ sở
hữu, người vận hành và những người xung quanh. Vì vậy trách nhiệm bồi


thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được đặt ra khi nguồn
nguy hiểm cao độ có tác động vào môi trường và con người trong quá trình
vận hành, sản xuất mà gây ra sự thiệt hại.
2.2 Có sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho con
người.
Những nguồn gây thiệt hại đã được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm
cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao
thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ
thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại
xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái không hoạt động thì
không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự
của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Trường hợp
thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn
độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô
đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh gây ra thiệt hại; cháy, chập
đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
2
Loại trừ những trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ không
có tính trái pháp luật như hoạt động phá dỡ các công trình xây dựng trái phép
của xe cần trục, xe ủi; những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các
chủ thể khác mà vì lý do đảm bảo an toàn giao thông đường sắt không bị coi
là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường…
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy
hiểm cao độ và những thiệt hại xảy ra.
Nguyên nhân bao giờ cũng đi liền với kết quả và đương nhiên hoạt động
mà nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng không phải là ngoại lệ. Khi xem xét
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về nguồn nguy hiểm cao độ phải tìm hiểu
giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối

quan hệ nhân quả hay không? Sự thiệt hại phải là cái có sau, hoạt động của
nguồn nguy hiểm cao độ là cái có trước. Giữa thiệt hại và hoạt động của
nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ nhân quả. Từ đó mới có căn cứ để áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Tránh trường hợp cứ có thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.4 Lỗi.
Lỗi là một trong những yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Yếu tố lỗi chỉ là căn cứ để
xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chủ thể nào có lỗi
trong sự quản lý, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (không phải
lỗi đối với hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ) sẽ phải nhận
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.
3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu.
3
Chủ sở hữu là người trực tiếp nắm giữ quản lý, thu lợi nhuận từ nguồn
nguy hiểm cao độ khi xảy ra những thiệt hại thì chủ sở hữu phải đứng ra bồi
thường thiệt hại. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước
tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ
lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, trách nhiệm
bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu
chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác.
3.2 Trách nhiệm bồi thường của người đã được chủ sở hữu giao cho quản
lý nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao cho người khác giữ quyền quản
lý, sử dụng, khai thác công dụng, hưởng lợi từ nguồn nguy hiểm cao độ thì
người này phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Thỏa thuận này không được trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm
trốn tránh việc bồi thường.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người
khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định
của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
3.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thứ ba chiếm
dụng tài sản trái pháp luật.
Bản thân những người chiếm dụng trái pháp luật là những người đã có lỗi
cố ý chiếm đoạt sử dụng và khai thác nguồn nguy hiểm cao độ trái quy định
của pháp luật do đó khi có những thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì trách nhiệm
trước tiên và trực tiếp nhất sẽ được giao cho người đang nắm giữ, quản lý trái
pháp luật tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ đó. Nếu chủ sở hữu, người được
chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy
hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng với
người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
4
II. Những vụ việc có thật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
Vụ việc số 1
* Tóm tắt vụ việc:
Khoảng 20 giờ 30 ngày 31/8/2009, Cồ Quốc Duy cùng hai bạn học đi xe
đạp đến gần đoạn ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn.
Đường ngập, lại có “lô cốt” to án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa
hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường phóng
thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Thấy em gặp nguy hiểm, hai bạn học
vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu. Những người dân gần
đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn học của Duy ra rồi gọi điện thoại báo cơ
quan chức năng. Công an phường 2 (quận 5) và lực lượng cấp cứu nhanh
chóng có mặt nhưng không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân

viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM
mới xuống hiện trường cắt điện. Em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn học của
em bị chấn thương, sau khi cấp cứu đã tỉnh lại. Ngay trong đêm, các cơ quan
chức năng gồm Công an quận 5, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM và
Công ty Điện lực TP.HCM đã khảo sát hiện trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự
cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc Xí nghiệp Chiếu sáng 2
(Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM), một cột đèn tín hiệu giao thông và
một trụ điện thuộc Công ty Điện lực Chợ Lớn. Thực nghiệm hiện trường cho
thấy luồng điện 240 V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở
mạch điện. Trong khi đó, ông Trần Trọng Huệ – Giám đốc Công ty Chiếu
sáng công cộng TP.HCM cho rằng nguyên nhân rò điện là do nước ngập thẩm
thấu vào các mối nối của dây điện bên trong hộp trụ đèn. Theo giải thích của
ông Huệ thì các mối nối dây điện được quấn bằng băng keo cách điện nhưng
vì trụ đèn bị ngâm nước quá lâu nên băng keo không còn tác dụng cách điện.
Từ đó điện mới bị rò ra ngoài. Theo ông Huệ, đây là yếu tố khách quan không
lường trước được. Tuy nhiên, một chuyên gia về ngành điện ở TP.HCM cho
5
rằng có một phần do yếu tố chủ quan từ đơn vị quản lý. Vị này cho biết đối
với các thiết bị điện nói chung và với cột đèn chiếu sáng nói riêng phải có
thiết bị ngăn, chống nước thẩm thấu. Ngoài ra, theo quy định còn phải có thiết
bị tiếp đất, nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị này sẽ tác động lên cầu
dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt ngay nguồn điện. Việc đơn vị quản lý
đã dùng băng keo dán các mối nối dây điện trong trụ đèn không đảm bảo an
toàn về kỹ thuật nên mới dẫn đến rò điện.
Gia đình nạn nhân Cồ Quốc Duy đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ
việc lên Tòa án quận 5 để khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM.
Tuy nhiên, cho đến nay vụ án vẫn chưa được giải quyết.
* Cách giải quyết vụ việc của nhóm:
Vụ việc trên được xác định có thiệt hại xảy ra do hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ. Vì vậy sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Luồng điện gây tử vong
cho em Duy được xác định xuất phát từ trụ điện chiếu sáng công cộng số 86.
Đèn chiếu sáng công cộng được xem là hệ thống tải điện và theo quy định, nó
nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ. Hệ thống trụ điện chiếu sáng
đang ở trong tình trạng hoạt động, tiềm ẩn sự nguy hiểm cao và khả năng gây
thiệt hại lớn, nhất là trong thời tiết mưa bão. Và thực tế đã có thiệt hại về tính
mạng con người do sự phóng điện từ trụ điện chiếu sáng số 86. Theo điều 623
BLDS, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, kể cả
khi không có lỗi, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do người bị hại cố ý gây
thiệt hại cho mình. Tai nạn này xảy ra không vì thiên tai hay sự kiện bất khả
kháng, người bị nạn không cố ý gây thiệt hại cho mình thì đương nhiên chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường cho gia đình em Duy mà không
thể đưa ra bất kỳ một lý do nào để thoái thác trách nhiệm dân sự trong vụ việc
này.
Trong trường hợp này, ngành điện lực mà cụ thể là Xí nghiệp Chiếu sáng
số 2 thuộc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM phải có trách nhiệm bồi
6

×