Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hệ thống nhân vật Rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.16 KB, 4 trang )

Sharing the value
RỪNG XÀ NU
Đề: Truyện Rừng xà nu đã xây dựng các nhân vật thuộc nhiều thế hệ nối tiếp: cụ Mết,
T nú , Mai, Dít, bé Heng. Phân tích nét riêng của mỗi nhân vật và ý nghĩa của việc xây
dựng hệ thống nhân vật như vậy.
1. Cụ Mết: là tượng trưng cho cội nguồn, cho truyền thống anh hùng bất khuất của
các dân tộc Tây Nguyên:
A, Cụ là trụ cột của dân làng, trong cuộc chiến đấu giành tự do:
- Trong những ngày đen tối của cách mạng, cụ đã tổ chức dân làng bảo vệ cán bộ,
giữ gìn ngọn lửa cách mạng, duy trì niềm tin của dân làng vào Đảng. làng Xô Man
vẫn tự hào 5 năm chưa hề có càn bộ nào bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này.
- Khi kẻ thù dồn ép dân làng đến bước đường cùng, cụ đã chỉ huy đám thanh niên
nổi dậy diệt gọn một tiểu đội giặc, bắt đầu cuộc khởi nghĩa. Mệnh lệnh cụ phát ra
nghe hào hùng như một lời hịch non sông: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả
người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây
giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm
cây chông. Đốt lửa lên!”
B, Cụ còn là người lưu giữ và kể lại lịch sử, phát ngôn cho những chân lý về con
đường giải phóng của dân tộc:
- Câu chuyện bi hùng về cuộc đời T nú và dân làng Xô Man được cụ kể cho con
cháu nghe bên bếp lửa suốt những đêm dài. Câu chuyện ấy đã khơi dậy ở thế hệ
trẻ khát vọng tự do, nhắc nhở họ về truyền thống bất khuất của cha ông, nuôi
dưỡng ở họ tình yêu buôn làng, ý chí chiến đấu chống lại mọi kẻ thù.
- Mỗi lời cụ nói ra không chỉ âm vang sự từng trải của một đời người mà còn là sự
từng trải của cả một dân tộc. Cụ căn dặn T nú: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi
nước này còn.” Cụ căn dặn dân làng: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi bây
còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.
Cụ là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, là một cây xà nu cổ thụ của đại ngàn Tây
Nguyên hùng vĩ.
C, Do dụng ý nghệ thuật chi phối mà khi miêu tả chân dung cụ Mết, tác giả đã sử
dụng những chi tiết có tính chất gợi nhớ về nguồn cội: bàn tay nặng trịch như cái


kìm sắt, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn, tiếng
nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực.”
Sharing the value
2. T nú và Mai: Là thế hệ tiếp nhận lí tưởng cách mạng ngay từ những năm tháng
đen tối của làng Xô Man, trải qua bao đau thương mất mát để trưởng thành.
A, Lúc nhỏ, cả hai cùng với dân làng nuôi giấu, bảo vệ cán bộ bất chấp sự khủng
bố của kẻ thù. Khi anh Quyết hỏi: “Các em không sợ giặc bắt à?” T nú đã dõng
dạc trả lời: “Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.” T nú và
Mai đã bảo vệ cán bộ bằng tấm lòng trong sạch của những người thương núi,
thương nước.
B, Anh Quyết là người đã đưa lí tưởng cách mạng đến với Mai và T nú. Trong
rừng, anh không chỉ dạy cả hai học chữ mà còn dạy cho họ cách sống làm người.
Những lời dạy của anh đã trở thành lời nguyện thiêng liêng theo suốt đời của Mai
và T nú.
- Khi đưa thư anh Quyết về huyện, T nú bị giặc bắt, bị ra tấn dã man nhưng kẻ thù
không khuất phục được anh. Khi chúng bắt khai người nào làm cộng sản, T nú đã
đặt tay lên bụng mình “Ở đây này”. Hành động ấy biểu lộ tấm lòng tuyệt đối trung
thành với lý tưởng cách mạng.
- Sau khi thoát ngục Kon Tum, T nú lại tiếp tục cùng dân làng chiến đấu để giành
lại cuộc sống tự do. Thử thách nơi tù ngục càng mài sắt lòng trung thành với lí
tưởng của T nú. Anh là linh hồn của cuộc nổi dậy như lời khẳng định của thằng
Dục: “Lại thằng T nú chứ không ai hết. Con cọp đó mà không giết sớm nay nó làm
loạn rừng núi này rồi.”
- Không bắt được T nú, kẻ thù bắt mẹ con Mai ra tra tấn hòng khuất phục anh.
Nhưng khi thằng Dục hỏi: “Chồng mày ở đâu, con mọi cộng sản kia?” Mai đã
ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục, cái nhìn bình thản lạ lùng. Và chị đã kiên
cường chịu đựng trận mưa cây sắt của kẻ thù để bảo vệ chồng con. Và bằng tất cả
sự lanh lẹ của người phụ nữ miền núi, Mai lấy thân mình che chở cho con.
- T nú xông ra nhưng anh cũng không cứu được vợ con. T nú bị bắt bị trói, bị ném
vào góc nhà ưng. Nằm trong góc nhà, T nú bình thản đón nhận cái chết, chỉ lo khi

có lệnh Đảng cho đánh, ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng, chỉ tiếc không còn
sống đến ngày cầm vũ khí đứng dậy với mọi người. Nghĩa là cho đến lúc chết, Tnú
vẫn giữ vững lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng.
- Khi kẻ thù đốt hai bàn tay để buộc Tnú từ bỏ lý tưởng của mình, anh đã kiên
cường chịu đựng. Lời dặn dò của anh Quyết “người cộng sản không thèm kêu
van” đã động viên, khích lệ T nú giữ vững khí tiết của mình.
Sharing the value
C, Sự nổi dậy của dân làng đã cứu được T nú. Mỗi ngón tay chỉ còn 2 đốt nhưng
Tnú vẫn tiếp tục cầm giáo, cầm súng đi tìm kẻ thù để đòi món nợ máu xương. Và
bằng hai bàn tay cụt đốt, anh đã giết được thằng Dục dưới hầm ngầm cố thủ của
nó. Với anh, kẻ thù đứa nào cũng là thằng Dục.
Tóm lại, với lí tưởng cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của Mai và Tnú đã
được phát huy cao độ, trở thành thứ vũ khí đủ sức đánh bại mọi kẻ thù. Nói riêng
về nhân vật Tnú, số phận và con đường đi của anh có ý nghĩa tiêu biểu cho cả
cộng đồng.
3. Nhân vật Dít: là hình ảnh của thế hệ trẻ, trưởng thành nhanh chóng để tiếp nối
cha anh:
A, Dít là em gái của Mai. Ngày Mai chết, rồi sau đó Tnú ra đi, Dít còn là một cô
bé không có áo mặc. Nhưng 3 năm sau, Dít đã là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên
xã đội, có uy tín lớn đối với dân làng. Trong đêm Tnú trở về, khi Dít xuất hiện,
một bà già lên tiếng yêu cầu: “Bon đàn ông này, xê ra một chút cho con Dít nó
ngồi với chớ.” Còn 4, 5 đứa bé, đứa nào cũng tranh chỗ ngồi gần chị Dít. Cụ Mết
cũng như dân làng chỉ thực yên tâm khi Dít xác nhận T nú về phép có chữ kí của
người chỉ huy.
B, Vì sao Dít lại trưởng thành nhanh chóng như vậy:
- Sự lớn lên kì lạ của Dít là cả một quá trình vượt qua những đau thương thử
thách. Khi Dít tiếp tế cho cụ Mết và thanh niên trong làng, bọn giặc bắt được. từng
viên đạn kẻ thù sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ của Dít. Dít sợ
hãi, đôi mắt nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Cứ thế, Dít lớn lên.
- Không phải ngẫu nhiên mà khi gặp lại Dít, T nú cứ ngỡ là Mai. Hình ảnh Mai

kiên cường bất khuất trước sự tra tấn của kẻ thù như sống lại trong Dít, nhất là đôi
mắt to, bình thản, trong suốt. Dít là sự tiếp nối của Mai để đưa cuộc kháng chiến
tiến lên.
4. Nhân vật bé Heng: là hình ảnh lớp thiếu nhi kế tục thế hệ cha anh để đưa cuộc
kháng chiến tới thắng lợi cuối cùng:
A, Lúc T nú ra đi, bé Heng mới đứng ngang bụng anh. Ba năm sau, T nú trở về, nó
mang một khẩu súng trường dẫn anh về làng với nụ cười rất liếng về cái làng
kháng chiến của nó. Nó có những cái mà lúc T nú bằng tuổi nó không có được: đó
là khẩu súng đeo chéo ngang lưng và cái làng kháng chiến đường cũ nay chằng
chịt hầm chông, hố chông, giàn thò.
B, Nếu cụ Mết là cây xà nu cổ thụ thì bé Heng chính là lứa cây xà nu mới lớn, tràn
trể nhựa sống, hứa hẹn sẽ trở thành cây xà nu mạnh mẽ, bất diệt của đại ngàn.
Sharing the value
5. Ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống nhân vật: vừa làm nổi bật cái chung, vừa
khắc họa cái riêng, đáp ứng yêu cầu cá thể hóa, khái quát hóa của nghệ thuật
A, Cái chung là phẩm chất của cộng đồng, đó là tình yêu buôn làng, lòng căm thù
giặc, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí chiến đấu đến cùng vì tự do.
Nó làm nên tính sử thi của hệ thống nhân vật.
B, Nét riêng là sự biểu hiện phẩm chất ấy ở những con người cụ thể, gắn với cá
tính, hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy cái riêng ấy làm nên sự sinh động, độc đáo
của các nhân vật, mà rõ nhất là ở T nú và Dít. Vì vậy, trong bản anh hùng ca
chống Mỹ của nhân dân làng Xô Man, các nhân vật trên ít nhiều đều để lại một
dấu ấn riêng.

×