Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tiểu luận môn kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.19 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



Môn học: Kế Toán Quản Trị
CHUYÊN ĐỀ:
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

GVGD: TS. PHẠM NGỌC TOÀN
Lớp: 14SKT11
Nhóm 5: - Khúc Tân Biên
- Trần Văn Điệp
- Quách Đông Giàm
- Trần Quang Hoàng
- Nguyễn Minh Quang
- Đinh Thị Thu Thủy
- Hoàng Mộng Ngọc
- Đinh Công Thành
- Trần Bình Trọng


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08- 2014
MỤC LỤC
I. Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 1
1. Khái niệm kế toán trách nhiệm 1
2. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm 2
2.1 Phân cấp quản lý 2
2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm 3
3. Ảnh hưởng thái độ nhà quản lý đến kế toán trách nhiệm 4
4. Các trung tâm trách nhiệm 4


4.1.1 Trung tâm chi phí 4
4.1.1.1 Khái niệm 4
4.1.2 Trung tâm doanh thu 5
4.1.2.1 Khái niệm 5
4.1.3 Trung tâm lợi nhuận (Trung tâm kinh doanh) 6
4.1.3.1 Khái niệm 6
4.1.4 Trung tâm đầu tư 6
4.1.4.1 Khái niệm 6
5. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với tồ chức quản lý 10
II. Đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm 11
2.1 Trung tâm chi phí 11
2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí + Trung tâm chi phí đinh mức 11
2.1.2 Trách nhiệm báo cáo Trung tâm chi phí 11
2.2 Trung tâm doanh thu 13
2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu 13
2.2.2 Trách nhiệm báo cáo của trung tâm doanh thu 13
2.3 Trung tâm lợi nhận (Trung tâm kinh doanh) 14
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá Trung tâm lợi nhận 14
2.3.2 Trách nhiệm báo cáo Trung tâm lợi nhuận 15
2.4 Trung tâm đầu tư 16
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư 16
2.4.1.1 Thu nhập thặng dư RI 17
2.4.1.2 Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư - ROI 19
2.4.2 Trách nhiệm báo cáo của trung tâm đầu tư 20
III Kế toán trách nhiệm ở một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam 23
3.1 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Mỹ 23
3.2 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Châu Âu 26
3.3 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Ấn Độ 28
3.4 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Việt Nam 30

3.5 Kinh nghiệm cho Việt Nam 31
IV Kiến nghị 34
4.1 Đối với cơ quan chức năng 34
4.2 Đối với các doanh nghiệp 34
4.3 Đâu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện xây dựng kế toán
trách nhiệm 35
4.4 Đối với các cơ sở đào tạo 36
Kết luận 37
















CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi tìm hiểu chuyên đề này, học viên có khả năng:
- Giải thích được tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm trong việc thực hiện mục
tiêu của một tổ chức.
- Định nghĩa được các trung tâm trách nhiệm

- Soạn thảo báo cáo thực hiện, mô tả dòng thông tin trong hệ thống kế toán trách
nhiệm .
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUẾT VỀ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
2. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm
2.1 Phân cấp quản lý
2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm
3. Ảnh hưởng thái độ nhà quản lý đến kế toán trách nhiệm
4. Các trung tâm trách nhiệm
5. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với tổ chức quản lý.
II. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1. Trung tâm chi phí
2. Trung tâm doanh thu
3. Trung tâm kinh doanh
4. Trung tâm đầu tư
III. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
IV. KIẾN NGHỊ

Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 1


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh
giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho

các bộ phận đó
Kế toán trách nhiệm được trình bày theo nhiều quan điểm khác nhau do những tác giả
trên khắp thế giới.
Năm 1950, Kế toán trách nhiệm được trình bày trong tác phẩm “Basic Organization
Planning to tie in with Responsibility Accounting”
Theo nhóm tác giả A. A. Atkinson, R. D. Banker, R. S. Kaplan và S. M. Young thì “
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế
toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức,
thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng
khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức”. Ngoài ra qua các thông tin được cung
cấp bởi Kế toán trách nhiệm sẽ đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý ở
khía cạnh mà họ có quyền quyết định đầu tiên. Hệ thống kế toán này tạo ra các báo cáo
được phân định rõ ràng giữa đối tượng có thể kiểm soát và đối tượng không thể kiểm
soát.
Theo ý kiến James R. Martin “ Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp
thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh
nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu
tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm
tương ứng”.
Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh đến khía cạnh ở các tổ chức lớn có sự đa dạng về
ngành nghề hoạt động, việc phân quyền trách nhiệm quản lý ở nhiều cấp bậc là một yêu
cầu cấp thiết và để đánh giá trách nhiệm về kết quả và hiệu quả sử dụng nguồn lực của
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 2

các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được thông qua hệ thống kế toán trách nhiệm, mỗi
nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm ở những lĩnh vực mà họ kiểm soát được.
Theo nhóm tác giả D. F. Hawkins, V. G. Narayanan, J. Cohen, M. Jurgens “ Kế toán
trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan,

về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong
một công ty”.
Với hai giáo sư B. Venkatrathnam và Raji Reddy - Asso thì “ Kế toán trách nhiệm là
hệ thống của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách
nhiệm” theo đó Kế toán trách nhiệm là một phương pháp đo lường, đánh giá biểu hiện
của những khu vực khác nhau của một tổ chức.
Qua nhiều quan điểm về khái niệm Kế toán trách nhiệm, có thể hiểu rõ hơn về kế toán
trách nhiệm qua các điểm chung như sau :
- Một là, Kế toán trách nhiệm là một bộ phận cấu thành nội dung của Kế toán quản trị,
là hệ thống thông tin được tập hợp, lập báo cáo qua đó kiểm tra các quá trình hoạt động,
đánh giá kết quả và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức
có phân quyền một cách cụ thể và rõ ràng đối với những qui trình nghiệp vụ khác nhau.
- Hai là, Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin chính thức về mặt tài chính
trong phạm vi hệ thống kiểm soát của lãnh đạo một doanh nghiệp. Các hệ thống này sử
dụng cả các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính được thiết kế phù hợp và có liên
quan đến quá trình thực hiện trách nhiệm quản lý của từng cấp quản lý khác nhau trong
một doanh nghiệp qua đó đánh giá được kết quả hoạt động của từng cá nhân bộ phận của
doanh nghiệp.
2. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm
2.1 Phân cấp quản lý
Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tác dụng
và hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trong quản lý.
Hầu hết các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý. Sự phân cấp quản lý
xảy ra khi các nhà quản lý của các đơn vị và các bộ phận trong tổ chức được trao quyền
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 3

tự do trong việc ra quyết định. Để hiểu được các mục đích của hệ thống kế toán trách
nhiệm, cần thiết phải xem xét các lợi ích và hạn chế của việc phân cấp quản lý.

 Lợi ích của việc phân cấp quản lý:
 Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề. Nhà quản lý các bộ phận và
các bộ phận trong tổ chức là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý. Do vậy,
họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn.
 Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận được ra các quyết định giúp họ được
tập luyện khi họ được nâng cấp trong tổ chức. Do vậy, họ sẽ có sự chuẩn bị về
khả năng ra quyết định khi họ được giao trách nhiệm lớn.
 Bằng việc trao một số quyền ra quyết định cho nhiều cấp quản lý, các nhà quản lý
cấp cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày và do đó có thời
gian tập trung lập các kế hoạch chiến lược.
 Giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định thường làm tăng sự hài lòng với
công việc và khuyến khích người quản lý nổ lực hết mình với công việc được
giao.
 Sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hơn để đánh giá sự thực hiện của
người quản lý.
 Hạn chế của việc phân cấp quản lý
 Các nhà quản thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành công việc của bộ
phận mình quản lý, hơn là hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
 Các nhà quản lý có thể không chú ý đến hậu quả công việc của bộ phận mình lên
các bộ phận khác trong tổ chức.
2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm
- Cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành
doanh nghiệp qua việc xác định các TTTN, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
việc thực hiện trách nhiệm quản lý tại các bộ phận giúp cho các nhà quản
trị điều hành hoạt động SXKD hiệu quả nhất.
- Cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng kiểm soát TCKT và
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 4


chức năng kiểm soát quản lý: Thông qua việc tổ chức KTTN, nhà quản trị
sẽ nhận được thông tin tài chính về vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận một
cách kịp thời, hỗ trợ cho công tác điều hành doanh nghiệp.
- Định hướng được hoạt động của toàn doanh nghiệp theo mục tiêu chung
của đơn vị. Thông qua việc phân cấp đánh giá trách nhiệm hoạt động ở
từng cấp quản trị sẽ khuyến khích các bộ phận, các cấp quản lý chủ động
sáng tạo trong việc hoàn thành SXKD đạt được hiệu quả gắn với mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp
3. Ảnh hưởng thái độ nhà quản lý đến kế toán trách nhiệm
Hệ thống trách nhiệm gắn liền với hai mặt: THÔNG TIN VÀ TRÁCH NHIỆM. Khi đề
cập đến mặt thông tin người quản lý thường có thái độ tích cực, khi đề cập đến mặt trách
nhiệm người quản lý thường có thái độ tiêu cực. Vì vậy, cần giải quyết hài hòa hai mặt
này để trách phá sản mục tiệu kế toán trách nhiêm.
4. Các trung tâm trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng trên cơ sở xác định trách nhiệm của mỗi
đơn vị, bộ phận trong tổ chức. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận của tổ chức có một nhà quản lý
chịu trách nhiệm về những kết quả tài chính cụ thể của đơn vị hoặc bộ phận. Một đơn vị
hoặc bộ phận như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm.
Các đơn vị hoặc bộ phận trong một tổ chức có thể phân loại thành một trong bốn loại
trung tâm trách nhiệm:
4.1.1 Trung tâm chi phí
4.1.1.1 Khái niệm :
Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm gắn với cấp quản lý trực tiếp sản xuất,
dịch vụ hay gián tiếp phục vụ kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm soát mặt chi phí, không
chịu trách nhiệm kiểm soát doanh thu tiêu thụ và đầu tư vốn.
Trung tâm chi phí được phân chia thành 2 dạng :
- Trung tâm chi phí tiêu chuẩn :
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 5


Căn cứ vào đầu ra của sản phẩm được xác định cụ thể, các yếu tố chi phí tại đây (các
nguồn lực để sản xuất sản phẩm và dịch vụ) cũng được xây dựng định mức cụ thể, các
chi phí thực tế phát sinh được kiểm soát để đảm bảo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi
phí cho từng sản phẩm.
Hiệu suất hoạt động của trung tâm được đo lường bởi mối liên hệ giữa đầu vào và đầu
ra
Hiệu quả được đo lường bởi mức độ sản lượng đạt được về chất lượng và thời gian đã
định mức
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn thường xây dựng tại cấp quản trị cơ sở hay các bộ phận
trực tiếp sản xuất.
- Trung tâm chi phí dự toán :
Các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá trên nhiệm vụ được giao tổng quát không
xác định cho từng sản phẩm hay từng công việc. Tại trung tâm việc kiểm soát chi phí
theo tiêu chí phù hợp với dự toán và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đầu ra của trung tâm không xác định bằng các chỉ tiêu tài chính và không có sự liên
hệ giữa các chi phí được sử dụng.
4.1.2 Trung tâm Doanh thu
4.1.2.1 Khái niệm :
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm
kiểm soát về doanh thu thực hiện, không có trách nhiệm kiểm soát về chi phí, lợi nhuận
và vốn đầu tư. Người quản lý có quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động liên quan
đến hoạt động bán hàng (giá bán được duyệt, hàng hóa, các hoạt động khuyến mãi )
nhằm tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Trung tâm này thường được phân định cho các cấp quản lý cấp trung hay cơ sở là các
cửa hàng, chi nhánh tiêu thụ ….
Tuy nhiên khi xác định các chỉ tiêu đánh giá doanh thu thường phối hợp với việc xem
xét hiệu quả tăng lên của lợi nhuận. Ví dụ việc áp dụng các chương trình khuyến mãi có
thể làm doanh thu tăng lên nhưng phải xem xét đế mức độ chi phí gia tăng dẫn đến lợi
nhuận giảm sút.

Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 6

4.1.3 Trung tâm Lợi nhuận (Trung tâm kinh doanh)
4.1.3.1 Khái niệm :
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách
nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý
có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất
lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn
lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ
phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất
lượng và chi phí.
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám
đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty
phụ thuộc, các chi nhánh, Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư
tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá
kết quả thực hiện của trung tâm này. (Ví dụ: một nhà hàng của một khách sạn là một
trung tâm lợi nhuận)
4.1.4 Trung tâm đầu tư
4.1.4.1 Khái niệm:
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý (bậc cấp cao) chịu trách
nhiệm kiểm soát chi phí, doanh thu và đầu tư tài sản ở mọi cấp độ. Lúc này nhà quản lý
được toàn quyền sử dụng và đầu tư tài sản (vốn lưu động, khoản phải thu, tồn kho .) để
đạt được mức lợi nhuận tối ưu thường được đo lường bằng số lợi nhuận tạo ra và khả
năng sinh lợi của vốn đầu tư.
Trung tâm đầu tư thường gắn với quản lý cấp cao tại doanh nghiệp. Ví dụ hội đồng
thành viên, tổng giám đốc công ty
Các thông tin đánh giá của trung tâm đầu tư phải phản ánh : Thông tin tổng hợp hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp)
Ngoài ra còn có các thông tin phi tài chính khác có ảnh hưởng đến các quyết đinh đầu
tư của doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 7

Chúng ta xem xét cấu trúc tổ chức của tổng công ty General Products (viết tắt là Tổng
công ty G) trong sơ đồ 1 và sơ đồ 2 mô tả các trung tâm trách nhiệm của Tổng công ty G.
Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức: Tổng công ty General Products












Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM, 1993.
Bản dịch từ cuốn Managerial Accounting
của Ray H.Garrison

Cấp tổng công ty: Tổng giám đốc (hoặc chủ tịch) của tổng công ty là người chịu
trách nhiệm về lợi nhuận được tạo ra trong tổng công ty, đồng thời cũng chịu trách nhiệm
về vốn đầu tư của tổng công ty. Tổng giám đốc có quyền trong việc ra các quyết định
quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn đầu tư trong tổng công ty.Toàn bộ tổng công

ty G được xem là một trung tâm đầu tư.
Cấp khu vực: Giám đốc các khu vực (ví dụ Khu vực phía Tây) trong tổng công ty G
là người chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn
T

NG CÔNG TY G

KHU V

C PHÍA NAM

KHU V

C PHÍA TÂY

CÔNG TY A

CÔNG TY B

CÔNG TY X

CÔNG TY Y

CÔNG TY Z

PHÒNG BÁN
HÀNG
PHÒNG K



THUẬT
PHÒNG S

N
XUẤT
PHÒNG NHÂN
SỰ
PHÒNG K


TOÁN
PHÂN XƯ

NG
CẮT
PHÂN XƯ

NG CƠ
KHÍ
PHÂN XƯ

NG
LẮP RÁP
PHÂN XƯ

NG
ĐÓNG GÓI
DÂY CHUY

N C


T


DÂY CHUY

N
ĐÁNH BÓNG
DÂY CHUY

N L

P
RÁP
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 8

đầu tư của khu vực mình phụ trách. Mỗi khu vực của tổng công ty G cũng được xem là
một trung tâm đầu tư.
Cấp công ty: Giám đốc các công ty (ví dụ công ty X, công ty Y, công ty Z…) trong
từng khu vực là người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra trong công ty. Tuy nhiên,
giám đốc công ty không có thẩm quyền ra các quyết định về vốn đầu tư của công ty mình
quản lý. Mỗi công ty trong sơ đồ 1 trên được xem là một trung tâm lợi nhuận.
Cấp bộ phận/phòng ban: Công ty Z có 5 bộ phận trực thuộc, đó là các Phòng bán
hàng, Phòng kỹ thuật, Phòng sản xuất, Phòng nhân sự, và Phòng kế toán. Nhà quản lý bộ
phận/phòng bán hàng là người chịu trách nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của
công ty Z. Phòng bán hàng được xem là một trung tâm doanh thu. Các bộ phận còn lại
còn lại trong công ty Z đề là các trung tâm chi phí vì người quản lý các bộ phận này chỉ
chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh của bộ phận.

Cấp phân xưởng: Các phân xưởng sản xuất là những bộ phận trực thuộc Phòng sản
xuất trong Công ty Z. Quản đốc là người quản lý hoạt động của phân xưởng sản xuất sẽ
chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của phân xưởng. Vì vậy,
mỗi phân xưởng sản xuất được xem là một trung tâm chi phí.
Cấp dây chuyền sản xuất: Các dây chuyền sản xuất là cấp quản lý thấp nhất trong cơ
cấu tổ chức của Tổng công ty G. Người giám sát dây chuyền sản xuất chỉ chịu trách
nhiệm về hoạt động sản xuất và chi phí của dây chuyền mình quản lý. Mỗi dây chuyền
sản xuất như vậy được gọi là một trung tâm chi phí.

Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 9


Sơ đồ 2. Các trung tâm trách nhiệm: Tổng công ty G

CẤP QUẢN LÝ NGƯỜI QUẢN LÝ LOẠI TRUNG TÂM
TRÁCH NHIỆM

TỔ
NG CÔNG

TỔ
NG GIÁM

TT ĐẦU TƯ





KHU VỰC

GĐ KHU VỰC

TT ĐẦU TƯ




CÔNG TY

GĐ CÔNG TY

TT LỢI NHUẬN





PHÒNG BAN

TRƯỞNG

TT CHI PHÍ




PHÒNG BAN


TRƯỞNG

TT DOANH THU





PHÂN XƯỞNG

QUẢN ĐỐC

TT CHI PHÍ




DÂY CHUYỀN

TỔ TRƯỞNG

TT CHI PHÍ






Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn


Nhóm: 5 Trang: 10


5. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với tổ chức quản lý.

Cơ cấu tổ chức → Hệ thống Kế toán
trách nhiệm


Chỉ tiêu đánh giá

Các đơn vị, bộ phận
sản xuất
→ Trung tâm chi phí →

- Chi phí
- Tỷ lệ chi phí
trên doanh thu

Các chi nhánh, bộ
phận bán hàng
→ Trung tâm doanh
thu
→ - Doanh thu
- Tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh
thu

Tổng công ty, các
Cty, chi nhánh độc

lập
→ Trung tâm kinh
doanh (trung tâm
lợi nhận)
→ - Lợi nhuận
trước thuế
- Tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn

Hội đồng quản trị → Trung tâm đầu tư → - RI
- ROI






Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 11

II. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH
NHIỆM
2.1 Trung tâm chi phí
2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá Trung tâm chi phí + Trung tâm chí
phí định mức:
 Tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và phạm vi
trách nhiệm của trung tâm chi phí.
 Tỉ lệ chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính của trung
tâm chi phí.

 Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán

Chênh lệch tỷ lệ chi
phí trên doanh thu
=
Chi phí thực tế
-
Chi phí dự toán
Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán

Đánh giá trung tâm chi phí qua các chỉ tiêu
Chênh lệch chi phí < 0
Tỉ lệ chi phí trên doanh thu < 0
Đáp ứng tốt mục tiêu

Chênh lệch chi phí < 0
Tỉ lệ chi phí trên doanh thu < 0
Chưa đáp ứng được mục tiêu

2.1.2 Trách nhiệm báo cáo Trung tâm chi phí
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là các bảng biểu so sánh giữa chi phí
định mức, dự toán với chi phí thực hiện thực tế, các báo cáo trung tâm chi phí được trình
bày chi tiết theo các cấp độ quản lý khác nhau, thực hiện theo chiều dọc từ dưới lên trên
và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
của đơn vị.






Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 12

Bảng 1.1
Công ty :
Đơn vị :
Báo cáo Trách nhiệm của Trung tâm chi phí dự toán
Thời gian : (Năm, quý, tháng)
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Dự toán Thực tê Chênh lệch
Báo cáo cho Giám đốc Tài chính

Mức %
Chỉ tiêu tài chính:
- Văn phòng phẩm P. Kế
toán
- Công tác phí
- ….

x

x


x

x

Tổng cộng x x

Chỉ tiêu phi tài chính:
- Số lượng báo cáo thực
hiện
- Ngày công
- Sai sót trong công

x

x
x

x

x
x


Báo cáo sẽ được thực hiện chi tiết từng tháng trong quý, chi tiết từng quý trong năm,
riêng các chỉ tiêu quan trọng như tiền mặt có thể lập dự toán chi tiết cho từng tuần trong
tháng.


Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 13

2.2 Trung tâm Doanh thu
2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá Trung tâm doanh thu
- Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động
và phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu

- Tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính
của trung tâm doanh thu
- Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - doanh thu dự toán

Chênh lệch tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu
=
Lợi nhuận thực tế
-
Lợi nhuận dự toán
Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán
-
Đánh giá trung tâm doanh thu qua các chỉ tiêu
Chênh lệch doanh thu >0
Tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu > 0
Đáp ứng tốt mục tiêu

Chênh lệch doanh thu < 0
Tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu < 0
Chưa đáp ứng được mục tiêu

2.2.2 Trách nhiệm báo cáo của Trung tâm doanh thu
Các báo cáo trách nhiệm của Trung tâm doanh thu được thực hiện nhằm so sánh mức
độ doanh thu thực hiện và doanh thu kế hoạch, kèm theo là phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến biến động doanh thu (ví dụ : các chương trình khuyến mãi, chiết
khấu, cơ cấu sản phẩm).
Các báo cáo Trung tâm doanh thu được trình bày chi tiết theo các cấp độ quản lý khác
nhau và chi tiết đến từng bộ phận tùy thuộc vào cơ cấu bộ máy tô chức của doanh nghiệp
Bảng 1.2
Công ty :

Đơn vị :
Báo cáo Trách nhiệm của Trung tâm Doanh thu
Thời gian : (Năm, quý, tháng)
Đơn vị tính : đồng
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 14

Trung tâm Doanh
thu
Doanh
thu Kê
hoạch

Doanh

thu
Thực
hiện
Chên
h
lệch
Các nhân tố tác động
Cơ câu
mua
hàng
Cơ câu
bán
hàng
Khuyế

n
mãi
Nhân tố

khác
*
TPHCM

- Cửa hàng A
x x x x x x

- Cửa hàng B
x x x x x x

Tông cộng
x x x

*
Bình D
ương

- Cửa hàng C
x x x

- Cửa hàng D
x x x

Tông cộng
X x x



2.3 Trung tâm lợi nhuận (trung tâm kinh doanh)
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí, nên
ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm trên còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tổng lợi nhuận: Chỉ tiêu này đo lường quy mô và phạm vi trách nhiệm của trung
tâm lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn phân cấp: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất của trung
tâm kinh doanh.
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 15

Chênh lệch lợi nhuận = lợi nhuận thực tế - lợi nhuận dự toán

Chênh lệch tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn
=
Lợi nhuận thực tế
-

Lợi nhuận dự toán
Vốn hoạt động ước tính Vốn hoạt động dự toán

Đánh giá trung tâm doanh thu qua các chỉ tiêu
Chênh lệch lợi nhuận > 0
Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn > 0
Đáp ứng tốt mục tiêu


Chênh lệch lợi nhuận < 0
Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn < 0
Chưa đáp ứng được mục tiêu

Như vậy trách nhiệm ở trung tâm lợi nhuận cần phải hoàn thành các vấn đề sau:
 Đảm bảo mức lợi nhuận
 Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn
 Ngoài ra đối với trung tâm lợi nhuận trách nhiệm còn thể hiện ở việc hoàn thành
trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu
như ở trên.

2.3.2 Trách nhiệm báo cáo trung tâm lợi nhuận

Các báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận phải bảo đảm nguyên tắc có thể
kiểm soát. Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo trách nhiệm của
trung tâm lợi nhuận được trình bày chi tiết các chỉ tiêu nhằm xác định số dư của từng bộ
phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi
nhuận, qua đó đánh giá kết quả thực hiện tại bộ phận này vào kết quả chung của toàn
công ty như thế nào.
Việc đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận thường được so sánh giữa kết
quả thực hiện và kế hoạch hay so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của
toàn đơn vị.
Bảng 1.3
Công ty :
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 16

Đơn vị :

Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
Thời gian : (Năm, quý, tháng)
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Dự toán Thực tê

Chênh lệch
Mức %
1. Doanh số
2. Biến phí
Sản xuất
Quản lý

3. Số dư đảm phí (1-2)
4. Định phí trực tiếp ( kiểm soát được)


5. Số dư bộ phận kiểm soát được (3-4)


6. Định phí không kiểm soát được.
7. Số dư bộ phận (5-6)
8. Chi phí chung của công ty phân bô
9. Lợi nhuận trước thuế (7-8)
2.4 Trung tâm đầu tư
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư.
Trung tâm đầu tư có quyền hạn và trách nhiệm với những vấn đề về
thành quả và hiệu quả của vốn đầu tư. Để đánh giá trách nhiệm về thành
quả , hiệu quả vốn đầu tư, có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau
nhưng về cơ bản có thể kết hợp hai chỉ tiêu sau:
Thu nhập thặng dư RI (Residual Income)

Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ROI (Return on Investment)
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 17

2.4.1.1. Thu nhập thặng dư RI (Residual Income)
Thu nhập thặng dư được định nghĩa là chênh lệch giữa lợi nhuận của một trung tâm
đầu tư và mức lợi nhuận để đạt được tỷ lệ sinh lời tối thiểu tính của vốn đầu tư (giá
sử dụng vốn của trung tâm đầu tư)
Thu nhập thặng dư
=

Lợi nhuận trung tâm đầu tư -

Chi phí sử dụng vốn



Chi phí sử dụng vốn
=

Vốn đầu tư của trung tâm
đầu tư
X

Tỉ lệ lãi suất
Thu nhập thặng dư (RI) là một chỉ tiêu tuyệt đối, không giống như ROI là một
chi tiêu tương đối. RI thực chất là lợi nhuận còn lại của một trung tâm đầu tư sau khi
loại trừ chi phí sử dụng vốn đầu tư.
Giả sử rằng, hiệu quả thực hiện công việc của nhà quản lý Khu vực Phía Tây

trong Tổng công ty G được đánh giá bằng chỉ tiêu thu nhập thặng dư RI. Với vốn
đầu tư $3.600.000, lợi nhuận đạt được là $720.000, và chi phí sử dụng vốn của khu vực
là 12%. Thu nhập thặng dư của trung tâm đầu tư này được tính toán như sau:
Lợi nhuận $720.000
Trừ: Giá sử dụng vốn:
Vốn đầu tư $3.600.000
Chi phí sử dụng vốn 12%

432.000
Thu nhập thặng dư (RI) $288.000

 Ưu và nhược điểm của RI
Ưu điểm:
Khi thu nhập thặng dư được sử dụng để đánh giá việc thực hiện, thì mục tiêu mà
các nhà quản lý của trung tâm đầu tư nhắm đến là tối đa hóa thu nhập thặng dư RI.
Chừng nào mà RI của một phương án/dự án còn lớn hơn không (0), dự án sẽ được
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 18

chấp nhận vì nó làm tăng tổng RI của trung tâm đầu tư.
Rất nhiều nhà quản lý cho rằng thu nhập thặng dư - RI là một cách đánh giá
thực hiện công việc của trung tâm đầu tư tốt hơn chỉ tiêu sức sinh lời của vốn ROI. Họ
nhấn mạnh rằng thu nhập thặng dư thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện đầu tư có lợi
tính trên tổng thể của tổ chức, đảm bảo tính phù hợp giữa mục tiêu của các đơn vị với
mục tiêu chung của tổ chức.
Để minh họa, giả sử Khu vực Phía Tây có cơ hội đầu tư mới với vốn đầu tưlà
$500.000 và hy vọng mà sẽ đem lại mức lợi nhuận $80.000. Nhà quản lý khu vực này
có chấp nhận cơ hội đầu tư này không? Nếu cơ hội đầu tư này được chấp nhận thì lợi
ích tổng thể của Tổng công ty G sẽ thế nào, nếu chi phí sử dụng vốn bình quân của

Tổng công ty G là 12%?
Việc tính toán RI của Khu vực Phía Tây khi chấp nhận cơ hội đầu tư mới
như
sau:

Hiện
t

i

Khi có cơ
h

i

V

n đ

u
t
ư

$3.600.00
$4.100.00
L

i nhu

n


720.00
800.00
Giá s


d

ng v

n

432.00
492.00

$288.00
308.00

Như vậy, khi chấp nhận cơ hội đầu tư mới, người quản lý Khu vực Phía Tây sẽ
làm tăng thu nhập thặng dư và do đó cho thấy một sự thực hiện tốt hơn. Việc Khu
vực Phía Tây chấp nhận cơ hội đầu tư mới này cũng sẽ đem lại lợi ích cho Tổng công
ty. Hãy lưu ý rằng, giá sử dụng vốn của Tổng công ty G là 12%, nghĩa là bất kỳ cơ
hội đầu tư nào có mức sinh lời lớn hơn 12% đều đem lại lợi ích cho Tổng công ty. Cơ
hội đầu tư mới có thể đem lại lợi nhuận $80.000 trên mức vốn đầu tư thêm $500.000,
nghĩa là sức sinh lời trên vốn là 16% (80.000:500.000). Do vậy, khi nhà quản lý Khu
vực Phía Tây chấp nhận cơ hội đầu tư mới, cả khu vực và Tổng công ty G đều có lợi.
Điều này thể hiện tính thống nhất giữa mục tiêu của khu vực và mục tiêu của Tổng công
ty G.
Nhược điểm:
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn


Nhóm: 5 Trang: 19

Cách tính thu nhập thặng dư có một điểm hạn chế là nó không thể được sử dụng
để so sánh hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầu tư có qui mô khác nhau, vì nó có
khuynh hướng thiên về các bộ phận có quy mô lớn hơn. Điều này nghĩa là các trung tâm
đầu tư có quy mô lớn hơn thường có thu nhập thặng dư cao hơn các bộ phận có quy mô
nhỏ, và dĩ nhiên không phải vì chúng được điều hành tốt hơn mà chỉ đơn giản là vì vốn
được sử dụng nhiều hơn.
Ví dụ ta xem xét số liệu về thu nhập về thu nhập thặng dư của hai trung tâm đầu tư
X và Y sau:
Bộ phận X Bộ phận Y
Vốn đầu tư
Lợi nhuận
Giá sử dụng vốn
Thu nhập thặng dư
$ 1.000.000

120.000

100.000

$20.000

$ 250.000

40.000

25.000


$ 15.000


Quan sát thấy rằng bộ phận X có thu nhập thặng dư $ 20.000 cao hơn thu nhập
thặng dư của Y($ 15.000), tuy nhiên bộ phận X lại sử dụng đến $1.000.000 vốn đầu tư
trong khi Y chỉ sử dụng $ 250.000. Như vậy bộ phận X có thu nhập thặng dư cao hơn do
quy mô vốn của nó lớn hơn chứ không phải do chất lượng quản lý tốt hơn. Bộ phận Y có
quy mô nhỏ hơn (1/4) của X nhưng quản lý tốt hon vì thu nhập thặng dư của Y bằng ¾
thu nhập thặng dư của X.
2.4.1.2. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư-ROI
Tỷ suất sinh lời của
vốn đầu tư
=
Lợi nhuận
Vốn đầu tư
Nhà quản lý có thể sử dụng các biện pháp sau nhằm tăng sức sinh lời của vốn
đầu tư ROI:
 Tăng doanh số
 Cắt giảm chi phí
 Giảm vốn đầu tư
Kế toán trách nhiệm GV: TS. Phạm Ngọc Toàn

Nhóm: 5 Trang: 20

 Một số điểm hạn chế của ROI.
+ ROI có khuynh hướng chú trọng đến sự thực hiện ngắn hạn hơn là quá trình
sinh lợi dài hạn. Nhằm mục đích bảo vệ kết quả thực hiện được, nhà quản lý có thể bị
sức ép từ chối nhiều cơ hội đầu tư có lợi khác về dài hạn.
+ ROI có thể không hoàn toàn chịu sự kiểm soát của trung tâm đầu tư vì sự hiện
diện của trung tâm đầu tư cấp cao hơn có quyền điều tiết ROI (do sự phân bổ chi

phí chung và vốn từ cấp quản lý cao hơn).
Nói tóm lại, cả ROI và RI đều có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầu tư. ROI có thể không đảm bảo tính thống nhất
mục tiêu hoạt động của tổ chức. Sử dụng RI thì không đảm bảo tính hợp lý trong việc so
sánh hiệu quả của các trung tâm đầu tư có qui mô khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp
sẽ sử dụng phối hợp hai phương pháp đánh giá này. Ngoài ra, những tiêu chuẩn đánh giá
khác, bao gồm cả những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (như mức tăng trưởng doanh
thu, thị phần,…) có thể kết hợp sử dụng để đánh giá.
 Đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư với mục tiêu chung:
 Xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện chỉ tiêu RI, ROI giữa thực tế so với
kế hoạch.
 Trung tâm đầu tư được xem là hoàn thành trách nhiệm trong kỳ quản lý khi:
 Đạt được mức chênh lệch dương về sự thực hiện chỉ tiêu RI, ROI.
 Kiểm soát và hạn chế được những hạn chế trong khi xem xét, đánh giá từng
chỉ tiêu RI, ROI trong nhiệm kỳ quản lý

2.4.2 Trách nhiệm báo cáo của trung tâm đầu tư
Để đảm bảo tính hợp lý cần thiết phải phân định phạm vi trách nhiệm của các nhà
quản lý của trung tâm đầu tư, sau đó phân tích tình hình giữa thực hiện và dự toán, phân
tích biến động các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, chi phí, hiệu quả vốn đầu tư
Bảng 1.4
Công ty : Đơn vị :

×