Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn Kiểm toán SAI SÓT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.88 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
SAI SÓT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Sai sót về hình thức trình bày BCTC
Một số BCTC khi công bố vẫn thiếu chữ ký Giám đốc, Kế toán trưởng, người
lập biểu, thiếu ngày tháng lập; ngày lập BCTC sau ngày lập báo cáo kiểm toán, hoặc
có bút toán điều chỉnh của kiểm toán nhưng ngày lập BCTC vẫn đề ngày 31/12 (là
ngày kết thúc năm tài chính) là không đúng với thực tế…
2. Sai sót liên quan đến Bảng cân đối kế toán
2.1 Tiền và tương đương tiền:
Có đơn vị không thực hiện việc phân loại khoản đầu tư ngắn hạn thu hồi hoặc
đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua về trình bày ở chỉ tiêu “Tiền và các
khoản tương đương tiền”.
2.2 Các khoản đầu tư tài chính:
Không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn đang nắm
giữ; Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi
mua lại khoản đầu tư thì không phân tách mà hạch toán toàn bộ vào doanh thu
hoạt động tài chính trong kỳ.
Khoản đầu tư không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế và số dư
(ví dụ, phân loại theo tỷ lệ vốn góp, không theo quyền biểu quyết; phân loại không
theo mục đích nắm giữ (ngắn/dài hạn); khoản uỷ thác đầu tư nhưng điều khoản
hợp đồng cho thấy thực chất là quan hệ cho vay – đi vay; hoặc khoản đặt cọc nhưng
lại theo dõi là khoản đầu tư…).
2.3 Các khoản dự phòng:
Không trích lập/trích không đầy đủ/hoặc trích cao hơn so với quy định đối với
các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài
chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…; Không trích lập và hoàn nhập dự phòng
ở thời điểm lập BCTC giữa niên độ. Không dự kiến mức tổn thất không thu hồi được
để trích lập dự phòng đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức
kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất
tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án (Immanuel, CPA Hà Nội, NAG, Hanco, ASACO, Vạn An, BHP, Thuỷ Chung,


Cánh Xuân, S&S).
2
Không thu thập BCTC trước/sau kiểm của các đơn vị, tổ chức nhận đầu tư tài
chính tài dạn khác để xem xét sự cần thiết phải trích lập dự phòng.
Không theo dõi ngoại Bảng CĐKT đối với các khoản nợ phải thus au khi có
quyết định xử lý (theo quy định phải theo dõi thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là
15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ).
2.4 Hàng tồn kho:
Nhiều đơn vị không tổ chức kiểm kê tại thời điểm khoá sổ kế toán lập BCTC,
đặc biệt là các đơn vị xây lắp; Không xây dựng định mức hao hụt, mất mát hàng tồn
kho, định mức tiêu hao NVL; Áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho không
nhất quán, không phù hợp với chính sách kế toán công bố (Immanuel, Vạn An, Cảnh
Xuân).
2.5 Nợ phải thu, phải trả:
Nhiều đơn vị không thực hiện đối chiếu nợ phải thu, phải trả tại thời điểm
khoá sổ kế toán lập BCTC; Không phân loại phù hợp đối với các khoản nợ phải thu,
phải trả ngắn/dài hạn; Không sử dụng đúng tài khoản phản ánh quan hệ thanh
toán…
2.6 TSCĐ, BĐSĐT, XDCB dở dang:
Không phân biệt rõ TSCĐ và BĐSĐT; Xác định sai nguyên giá và các trường
hợp được điều chỉnh nguyên giá TSCĐ; Không bóc tách được chi phí đi vay được
vốn hoá, chi phí liên quan trực tiếp tới từng công trình, hạng mục công trình…
2.7 Chênh lệch tỷ giá:
Phản ánh khoản CLTG chưa thực hiện trên số dư TK 242 – “CP trả trước dài
hạn” mà không kết chuyển vào BCKQKD trong năm; Không áp dụng Chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 10, áp dụng không đúng các quy định của Thông tư
201/2009/TT-BTC (treo lỗ tỷ giá trên Bảng CĐKT, đồng thời phản ánh lãi tỷ giá
trên BCKQKD);
2.8 Các khoản trích trước, dự phòng bảo hành công trình, sản phẩm:
Trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm nhưng không đưa ra được cơ sở pháp

lý của tỷ lệ trích lập; Trích trước khối lượng công trình xây lắp phải trả không thực
hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ dẫn đến
tình trạng đội phát sinh tổng tài sản (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) và tổng
nguồn vốn (chi phí phải trả) lên cùng một giá trị rất lớn.
3. Sai sót liên quan đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3
3.1 Doanh thu:
Áp dụng VAS 15 cho chủ đầu tư; Ghi nhận doanh thu nhà thầu theo tiến độ.
3.2 Giá vốn:
Doanh nghiệp xây lắp, tạm xác định giá vốn theo tỷ lệ doanh thu ghi nhận
nhưng không giải thích được cơ sở, căn cứ hợp lý của các tỷ lệ này.
3.3 Chi phí khấu hao:
Thay đổi phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao khi không có bằng chứng cho
thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và thu hồi tài sản.
3.4 Chi phí lãi vay:
Xác định không đúng số lãi vay được tính vào chi phí và số lãi vay được vốn
hoá; Không ghi nhận dù chi phí lãi vay dự trả.
3.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Không kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào
BCKQKD mà treo lại 1 phần trên Bảng CĐKT.
3.6 Chi phí thuế TNDN:
Không ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại; Trình bày khoản
thuế TNDN bị truy thu và khoản phạt do chậm nộp thuế TNDN vào chi phí thuế
TNDN hiện hành.
4. Sai sót liên quan đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Không trình bày luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích
thương mại; Không bóc tách chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản
phải thu, phải trả và tồn kho liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính; Số liệu
không khớp giữa BCKQKD và Báo cáo LCTT.

4.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư:
Trình bày giao dịch phi tiền tệ trong luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như phải
thu về thanh lý TSCĐ, phải thu lãi cho vay, cổ tức, góp vốn hoặc thu hồi vốn bằng tài
sản phi tiền tệ.
4.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính:
4
Trình bày số tiền cấp dưới nhận vốn từ cấp trên vào chi tiêu “Tiền thu từ phát
hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu”; Trình bày số tiền cấp trên cấp vốn
cho cấp dưới vào chi tiêu “Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp đã phát hành”; Bù trừ nợ phải trả của chi nhánh và số tiền chi
nhánh thu hộ công ty từ phát hành cổ phiếu; Trình bày giao dịch vốn phi tiền tệ
trên Báo cáo LCTT (quan hệ giao vốn bằng TSCĐ, bù trừ nợ phải thu, phải trả, vay
mượn sản phẩm hàng hoá).
5. Sai sót liên quan đến Bản thuyết minh BCTC
5.1 Thuyết minh chính sách kế toán
Không phù hợp với thực tế của đơn vị hoặc áp dụng không nhất quán chính
sách của Nhà nước, ví dụ: Chính sách kế toán chênh lệch tỷ giá công bố theo VAS 10
nhưng kế toán theo TT 201; Khấu hao TCSĐ không theo TT 203 nhưng không
thuyết minh và không ghi nhận thuế hoãn lại.
5.2 Thuyết minh số liệu không khớp
Với các báo cáo khác (Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD), hoặc cung cấp thông
tin quá dài, quá thừa so với quy định như: thuyết minh số dư phải thu, phải trả
theo từng đối tượng trong khi mỗi đối tượng có giá trị số dư quá nhỏ; thuyết minh
số dư hàng tồn kho theo từng mã, tên nguyên vật liệu, hàng hoá…, theo đơn giá, số
lượng, thành tiền…
5.3 Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhiều trường hợp chỉ trình bày
các nội dung theo mẫu tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ Tài Chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhiều trường hợp chỉ trình bày các nội
dung theo mẫu tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài

Chính mà không thuyết minh các chỉ tiêu có giá trị/tính chất trọng yếu theo quy
định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (ví dụ: khoản đi vay, cho vay có giá trị lớn,
phương pháp xác định doanh thu, giá vốn gắn với từng loại hình lĩnh vực kinh
doanh cụ thể của doanh nghiệp, phương pháp xác định các ước tính kế toán…).
5
5.4 Thuyết minh TSCĐ:
Thiếu thông tin về TSCĐ đã hết khấu hao còn sử dụng, tài sản cố định cầm cố,
thế chấp.
5.5 Thuyết minh thiếu nhiều nội dung theo yêu cầu của Chuẩn mực và
chế độ kế toán như:
Thuyết minh thiếu nhiều nội dung theo yêu cầu của Chuẩn mực và chế độ kế
toán như: chi phí SXKD theo yếu tố; các bên liên quan, các sự kiện phát sinh sau
ngày khoá sổ; tính hoạt động liên tục; số liệu so sánh…, cụ thể:
- Thông tin về các bên liên quan không được trình bày, hoặc trình bày không
đủ các nội dung theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 26 (2003),
gồm: danh sách các bên liên quan; thông tin về các giao dịch và số dư với bên liên
quan (giá trị hàng tồn kho, TSCĐ mua bán, dịch vụ cung cấp; chính sách giá cả;
giao dịch thuê, góp vốn bẳng tài sản phi tiền tệ, đặc biệt là quyền sử dụng đất; giao
dịch phải thu, phải trả, đi vay, cho vay; giao dịch mua, bán cổ phiếu, trái phiếu;
chuyển giá; tiền lương, thưởng…).
- Có thông tin so sánh được trình bày, phân loại lại, hoặc điều chỉnh hồi tố, tuy
nhiên thuyết minh BCTC chưa trình bày rõ nguyên nhân, số liệu cụ thể…
- Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán cho đến ngày lập BCTC chưa
được xem xét điều chỉnh và/hoặc thuyết minh đầy đủ theo quy định của Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 23 (2005), như: không điều chỉnh BCTC theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền về nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán (nghĩa vụ bồi
thường hoặc nhận bồi thường, nguyên giá TSCĐ theo số được quyết toán…); Giá trị
tài sản bị tổn thất hoặc nợ phải trả chưa được ghi nhận trong kỳ kế toán năm (dự
phòng, chi phí phải trả, chi phí tiền lương…); Không điều chỉnh sai sót được phát
hiện như sai sót về số thuế phải nộp…;

BÀI BÁO CÁO CỦA CÔ VÕ THỊ NHƯ LỆ
VACPA tổng hợp có 6 loại sai sót thường gặp như sau:
6
1. Tên gọi Báo cáo kiểm toán đã được đặt bằng nhiều tên khác nhau:
Quy định:
Đoạn 11 – VSA 700: Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để
phân biệt với báo cáo do người khác lập. Báo cáo kiểm toán được phép sử dụng
tiêu đề "Báo cáo kiểm toán", hoặc "Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính",
hoặc "Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm của Công ty ".
Thực hiện:
Có công ty đã ghi sai tên báo cáo là “Báo cáo của kiểm toán viên” (CPA
Vietnam); “Báo cáo kiểm toán hợp nhất” (Thăng Long T.D.K Chi nhánh Miền
Nam).
2. Phần mở đầu báo cáo chưa nêu đủ các thành phần của báo cáo tài
chính là đối tượng của cuộc kiểm toán và ngày lập, số trang báo cáo tài
chính:
Quy định:
Đoạn 16 – VSA 700 đã nêu ví dụ đoạn mở đầu, như sau: "Chúng tôi đã kiểm
toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X, Báo cáo kết
quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính năm
tài chính kết thúc ngày 31/12/X được lập ngày của Công ty ABC từ trang đến
trang kèm theo ”.
Thực hiện:
Có báo cáo kiểm toán không nêu Bản thuyết minh báo cáo tài chính là thành
phần của báo cáo tài chính được kiểm toán (1 báo cáo của Công ty Kreston ACA);
một số báo cáo kiểm toán không nêu ngày lập báo cáo tài chính được kiểm toán (10
báo cáo của các công ty BDO, Deloitte, KTVN, VAE); không nêu số trang của báo cáo
tài chính được kiểm toán đính kèm (5 báo cáo của các công ty Kreston ACA,
KPMG ).
3. Báo cáo kiểm toán chưa nêu đầy đủ các công việc đã thực hiện trong

cuộc kiểm toán:
7
Quy định:
Đoạn 19 – VSA 700: Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ các công việc đã thực hiện,
gồm: (a) Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản…) những
bằng chứng kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong báo cáo tài chính; (b)
Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp
nhận); Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài
chính; (c) Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Giám đốc
(hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính;
(d) Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính.
Thực hiện:
Có báo cáo không nêu công việc thực hiện gồm “Đánh giá việc tuân thủ chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)” (3 báo cáo của Deloitte, 1
báo cáo của DTL, 3 báo cáo của E&Y, 3 báo cáo của IFC, 2 báo cáo của Kreston ACA,
4 báo cáo của KPMG, 2 báo cáo của UHY, 1 báo cáo của KTVN).
4. Phần ý kiến kiểm toán chưa đầy đủ theo quy định:
Quy định:
Đoạn 22 – VSA 700: Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên
và công ty kiểm toán về các báo cáo tài chính trên phương diện phản ánh (hoặc
trình bày) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện
tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận),
và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan.
Thực hiện:
Một số báo cáo kiểm toán chỉ đưa ý kiến về tính tuân thủ của báo cáo tài chính
đối với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam (1 báo cáo của A&C, 1 báo cáo của
E&Y, 1 báo cáo của PwC, 4 báo cáo của Thăng Long T.D.K) hoặc nêu dưới dạng “phù
hợp … và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam" (1 báo cáo của IFC,
2 báo cáo của Kreston ACA, 2 báo cáo của UHY, 1 báo cáo của VAE) /hoặc “phù hợp
… cũng như các quy định khác về kế toán có liên quan” (1 báo cáo của VAE). Các

8
báo cáo trên không nêu ý kiến về tính tuân thủ đối với các quy định pháp lý có liên
quan là không bảo đảm trách nhiệm soát xét việc tuân thủ các quy định pháp lý có
liên quan đến thông tin tài chính đã kiểm toán.
5. Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận từng phần chưa đầy đủ và chưa phù
hợp theo quy định:
Quy định:
Đoạn 43 – VSA 700: Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến
chấp nhận toàn phần (ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến
không chấp nhận) thì phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những
lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng, nếu được, những ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính.
Đoạn 46 – VSA 700: Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn có thể do hoàn
cảnh thực tế (Ví dụ: Kế hoạch kiểm toán không cho phép kiểm toán viên tham gia
kiểm kê hàng tồn kho). Giới hạn cũng có thể do các tài liệu kế toán không đầy đủ,
hoặc là do kiểm toán viên không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải cố gắng thực hiện các thủ tục kiểm
toán thay thế để có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở
cho ý kiến chấp nhận toàn phần.
Thực hiện:
Có báo cáo kiểm toán chỉ mô tả vấn đề theo thực tế phát sinh chưa nêu rõ
ràng và định lượng những ảnh hưởng nếu có của vấn đề ngoại trừ đến các chỉ tiêu
có liên quan trên báo cáo tài chính được kiểm toán (Báo cáo kiểm toán của BDO về
báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ
địa ốc Hoàng Quân và các công ty con) hoặc chưa nêu rõ ràng, cụ thể ý kiến của
kiểm toán viên đối với từng vấn đề được mô tả (Báo cáo kiểm toán của Chi nhánh
Miền Nam Công ty Thăng Long T.D.K về báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển nhà đất COTEC và các công ty con).
Có báo cáo kiểm toán dạng hạn chế phạm vi do kiểm toán viên chưa nhận
được đầy đủ thư đối chiếu, xác nhận số dư các khoản nợ phải thu, phải trả, tuy

9
nhiên lại chưa nêu rõ việc kiểm toán viên có áp dụng các thủ tục kiểm toán thay thế
hay không, trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán (Báo cáo kiểm toán của DFK về báo
cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Đồng Nai).
Có báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phần lại có đoạn lưu ý trình bày
nhiều vấn đề, nếu tổng hợp các vấn đề lại có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo
tài chính và trong đoạn lưu ý còn trình bày thêm một lần nữa ý kiến kiểm toán viên
về một số vấn đề khác ngoài nhận xét đã nêu trong phần “Ý kiến của kiểm toán
viên” (Báo cáo kiểm toán của Việt Anh về báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty
Cổ phần Sivico).
6. Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần có đoạn lưu ý chưa rõ
ràng theo quy định:
Quy định:
Đoạn 37 – VSA 700: Ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả
trường hợp báo cáo kiểm toán có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố
ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng không ảnh hưởng đến
báo cáo kiểm toán
Thực hiện:
Một số báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn lưu ý mô tả nội dung
vấn đề cần lưu ý chưa rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc hoặc tham chiếu luôn
đến Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Báo cáo kiểm toán của AASC về báo cáo tài
chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà; Báo cáo kiểm
toán của Dloitte về báo cáo tài chính năm 2011 của Tổng Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam và Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship; Báo
cáo kiểm toán của VAE về báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Chứng
khoán Tràng An, Báo cáo kiểm toán của CPA Hà Nội về báo cáo tài chính năm 2011
của Công ty Cổ phần Thuốc thú y TW1 ).
* * *
10
BÀI BÁO CÁO CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÂM

Sai sót về các khoản đầu tư tài chính
- Không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn đang
nắm giữ theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu… không phản ánh đúng lãi lỗ
khi bán chứng khoán
- Giá gốc của chứng khoán khi bán không xác định theo 1 trong 4 phương
pháp xuất kho hoặc có áp dụng nhưng không trình bày trong thuyết minh
BCTC
- Nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích từ trước khi mua lại
khoản đầu tư. Theo quy định, đơn vị chỉ được phản ánh doanh thu hoạt động
tài chính đối với phần lãi của các kỳ mà đơn vị đã sở hữu khoản đầu tư này.
Khoản lãi dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư phải ghi giảm giá trị của
chính khoản đầu tư đó. Thực tế thì đơn vị ghi nhận toàn bộ vào doanh thu
tài chính trong kỳ.
- Ví dụ : Ngày 10/7/2014 Cty A mua 10.000 cổ phiếu của Cty B với giá trị 150
triệu đồng. Ngày 30/9/2014 Cty B công bố chia cổ tức 6 tháng đầu năm
2014 với giá trị 20 triệu đồng. Giá gốc của khoản đầu tư này là bao nhiêu?
Sai sót về các khoản dự phòng
- Không thành lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng,
hoặc thành lập hội đồng không đầy đủ theo quy định (Giám đốc/Kế toán
trưởng, các trưởng phòng ban có liên quan và 1 số chuyên gia nếu cần)
- Trích lập không đầy đủ (thấp hoặc cao hơn so với quy định)
- Không trích lập và hoàn nhập dự phòng ở thời điểm lập BCTC giữa niên độ
- Không dự kiến tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng đối với
khoản nợ phải thu đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đó đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng :
+ Các khoản nợ phải thu > 6 tháng - < 1 năm : trích 30%
+ Các khoản nợ phải thu > 1 năm - < 2 năm : trích 50%
11

+ Các khoản nợ phải thu > 2 năm - < 3 năm : trích 70%
+ Các khoản nợ phải thu > 3 năm : trích 100%
Tuy nhiên đối với những khoản nợ phải thu chưa đến hạn nhưng tổ chức kinh tế
đó đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể thì trích 100%
- Không theo dõi ngoài Bảng CĐKT đối với các khoản nợ phải thu sau khi có
quyết định xử lý (theo quy định phải theo dõi thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối
đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu
hồi nợ).
BÀI BÁO CÁO CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
CÁC SAI SÓT TRONG VIỆC GHI NHẬN DOANH THU
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH THU:
I.1 Khái niệm Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chu sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không
12
phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu sủa doanh nghiệp sẽ
không được coi là doanh thu. Chi tiết các khoản mục doanh thu như sau:
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511)
• Doanh thu bán hàng nội bộ (TK 512)
• Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515)
• Chiết khấu thương mại (TK 521)
• Hàng bán bị trả lại (TK 531)
• Giảm giá hàng bán (TK 532)
• Thu nhập khác (TK 711)
I.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
- Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong chuẩn
mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán
khác có lien quan.
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận

một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
+ Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
+ Thông tư 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27 tháng 07 năm 2012
III. CÁC SAI SÓT TRONG VIỆC GHI NHẬN DOANH THU:
1. Khái niệm sai sót:
Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, như:
- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai.
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế.
13
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính
sách tài chính nhưng không cố ý.
- Áp dụng phương pháp đánh giá không đúng.
2. Nguyên nhân dẫn đến sai sót:
2.1 Khách quan:
- Thực hiện theo yêu cầu của khách hàng về việc xuất hóa đơn trước hoặc sau
niên độ.
- Thực hiện theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tăng hoặc giảm
doanh thu trong kỳ nhằm làm tăng hoặc giảm lợi nhuận trong kỳ.
- Thông tin về giá bán giữa doanh nghiệp và khách hàng không rõ ràng.
2.2 Chủ quan:
- Do trình độ chuyên môn nhân viên kế toán không nắm vững tinh chất của các
khoản mục doanh thu.
- Do không cẩn thận, thiếu trách nhiệm trong quá trình ghi sổ.
3. Các sai sót thường gặp:
3.1 Ghi nhận doanh thu không đúng niên độ, đẫn đến doanh thu trong kỳ
phản ánh không chính xác (tăng hoặc giảm), ảnh hưởng đến việc khai thuế
GTGT đầu ra.

Ví dụ: Trong ngành kinh doanh khách sạn, khách đặt phòng giai đoạn từ
27/12/14-02/01/15. Khi khách check out, thu ngân xuất hóa đơn ngày 02/01/15
bao gồm luôn tiền phòng của giai đoạn từ 27/12-31/12/14. Như vậy khoản doanh
thu này sẽ bị giảm đi trong năm 2014.
3.2 Sai sót trong việc áp dụng sai giá bán, làm giảm hoặc tăng doanh thu
không đúng với thực tế.
Ví dụ: Giá phòng cho các hãng lữ hành thường áp dụng cho 1 năm. Tuy nhiên trong
năm, tùy theo tình hình thị trường khách tăng hay giảm, doanh nghiệp sẽ có những
14
chính sách giá phù hợp. Vì vậy xảy ra tình trạng giữa hãng lữ hành và doanh
nghiệp vẫn áp dụng sai giá bán.
3.3 Sai sót trong việc ghi nhận doanh thu nhưng thực tế không phát sinh dịch
vụ:
Ví dụ: Hãng tour ký hợp đồng với Khách sạn, tuy nhiên tại thời điểm khách đến,
khách sạn hết phòng, vì vậy phải chuyển một số khách qua khách sạn khác. Khi
xuất hóa đơn, khách sạn vẫn xuất theo giá trị hợp đồng và ghi nhận doanh thu theo
hợp đồng.
Ví dụ: Khách sạn cho đối tác thuê mặt bằng kinh doanh bán hàng mỹ nghệ. Khi
khách của khách sạn mua hàng thì yêu cầu xuất hóa đơn chung với tiền phòng.
Như vậy, khách sạn phải hạch toán khoản doanh thu thu hộ đó và sẽ thanh toán lại
cho đối tác sau.
3.4 Ghi nhận doanh thu không đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh. Sai sót này
không ảnh hưởng đến doanh thu nhưng lại phản ánh không đúng tính chất
doanh thu, ảnh hưởng đến việc so sánh tình hình kinh doanh theo loại hình.
3.5 Sai sót trong việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá. Nếu không phản ánh đúng
khoản mục chênh lệch tỷ giá sẽ dẫn đến việc ghi nhận doanh thu hoạt động
tài chính không không đúng.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
- Viết phương trình phần mềm hổ trợ phát hiện trong việc ghi nhận doanh thu sai
niên độ.

- Người phụ trách kế toán thường xuyên kiểm tra các kế toán phần hành trong
việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nhân viên kế toán. Nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong công việc.
- Cập nhật kịp thời các chính sách, chế độ đề đào tạo mang tính hiệu quả.
15
BÀI BÁO CÁO CỦA CHỊ VÕ THỊ THU OANH
CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP TRONG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
V. TỔNG QUAN VỀ HÀNG TỒN KHO:
1. Khái niệm Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn vì nó thường bán đi trong vòng một
năm hay trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Ở doanh nghiệp thương mại, hàng
16
tồn kho chủ yếu là hàng hóa mua về để bán lại. Ở đơn vị sản xuất, hàng tồn kho bao
gồm: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Ngoài ra, hàng đã mua đang
trên đường đi chưa về nhập kho và hàng đã xuất kho gửi đi bán, hàng để ở cửa hàng
nhưng chưa bán cũng bao gồm trong hàng tồn kho của doanh nghiệp.
2. Phân loại:
Mỗi doanh nghiệp hay loại hình doanh nghiệp, do đặc thù riêng nên sử dụng
các loại hàng tồn kho khác nhau. Tùy thuộc vào tiêu thức mà doanh nghiệp lựa chọn,
hàng tồn kho có thể chia làm nhiều loại khác nhau.
Theo mục đích sử dụng, hàng tồn kho có thể chia thành hai loại, đó là: Hàng
tồn kho sẽ được bán cho khách hàng và hàng tồn kho sẽ được doanh nghiệp sử dụng
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho
được chia thành 3 loại:
+ Hàng tồn kho giữ để bán trong kỳ hoạt động sản kinh doanh bình thường, bao
gồm: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng hóa gửi đi gia công chế
biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán.
+ Hàng hóa đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, bao gồm: sản

phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm đang chế tạo), sản phẩm hòan thành nhưng chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm và chi phí dịch vụ dở dang.
+ Hàng tồn kho để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp
dịch vụ, bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi đường.
3. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho:
Kế toán hàng tồn kho cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
(1) Trị giá của vật liệu xuất nhập tồn phải được đánh giá theo nguyên tắc giá
gốc. Kế toán phải xác định được giá gốc của hàng tồn kho ở từng thời điểm khác
nhau. Giá gốc bao gồm: Chi phí thu mua (gồm cả giá mua), chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái hiện tại.
(2) Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế
toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê
định kỳ.
Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh
nghiệp như : đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại và yêu cầu công tác quản lý của
doanh nghiệp. Khi thực hiện phương pháp nào phải đảm bảo tính chất nhất quán trong
niên độ kế toán .
4. Tính giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho thường là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định
phương pháp tính giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, nên phương pháp xác định giá
trị hàng tồn kho phải cung cấp được những con số thực tế và chính xác.Việc xác định
giá trị hàng tồn kho phải được tuân thủ nguyên tắc giá gốc (giá gốc bao gồm: Chi phí
mua, chi phí chế biến và các chi phí trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho
ở địa điểm và trạng thái hiện tại). Tuy nhiên, chi phí sản xuất vượt trên mức bình
thường, chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý không
được tính vào giá gốc của hàng tồn kho.
17
VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

+ Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
+ Thông tư 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27 tháng 07 năm 2012
VII.CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TRONG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO:
1. Không kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính.
2. Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho.
3. Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái,
bảng cân đối kế toán.
4. Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh.
5. Hạch toán hàng tồn kho giữ hộ vào TK152 mà không theo dõi trên tài khoản ngoài
bảng 002.
6. Khi lập BCTC hợp nhất HTK ở tài khoản 136,138 tại chi nhánh không được điều
chỉnh về TK 152.
7. Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập
lại kho.
8. Hạch toán sai: HTK nhập xuất thẳng không qua kho vẫn đưa vào TK 152, 153
9. Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp
hoặc không nhất quán
10. Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
11. Hàng gửi bán đã được chấp nhận thanh toán nhưng vẫn để trên TK 157 mà chưa
ghi nhận thanh toán và kết chuyển giá vốn
12. Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc
định mức không phù hợp.
18

×