Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.84 KB, 15 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số
lưọng máy móc, thiết bị hiện đại mang tính tự động hóa cao được sử dụng
ngày một nhiều, cùng với đó kéo theo tai nạn gia tăng ảnh hưởng đến an
toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi người. Những sự vật mà hoạt
động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại được gọi là nguồn
nguy hiểm cao độ. Trong xã hội, khi quyền, lợi ích bị xâm phạm đều có
khuynh hướng đòi hỏi một sự bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi hợp
pháp cho người bị thiệt hại. Trong các quy định của BLDS về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 623 về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách
nhiệm phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi
hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những người xung
quanh.
Trong bài tập học kỳ dưới đây, em xin đi trình bày nội dung “Một số
vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” để từ đó
có thể hiểu thêm về những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Đây là một vấn
đề khó, nên bài viết này của em cũng không tránh được những thiếu sót,
hạn chế. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô để bài viết thêm
phần hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



1
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, bồi thường thiệt hại do nguồn


nguy hiểm cao độ gây ra.
• Nguồn nguy hiểm cao độ.
Điều 623, BLDS 2005 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công
nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ , chất cháy, chất độc , chất phóng
xạ, thú dữ và nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định....”
Như vậy, điều 623, BLDS 2005 cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số
03/2006/NQ – HĐTP không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà
chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên,
qua quy định trên, ta có thể hiểu: “Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật
chất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho
con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối”.
Trên thực tế, việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ căn cứ vào
khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn
phải căn cứ vào các văn bản, các quy định khác có liên quan.
• Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Cũng theo điều 623, BLDS 2005 thì:
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm
2
hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
- Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường
hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái

pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm
hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự thân
của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường
thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp
pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.
Có thể nói, những qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Điều
623 này đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong việc bảo
đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
3
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
cũng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Do vậy mà các nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng xuất phát từ những nguyên tắc
chung đó.
Theo Điều 605 BLDS năm 2005 việc bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Việc bồi
thường xuất phát từ nguyên tắc công bằng, thiệt hại bao nhiêu thì mức bồi
thường sẽ là bấy nhiêu. Và việc bồi thường phải kịp thời cho người bị thiệt
hại nhằm khắc phục tình trạng về tài sản của người bị thiệt hại, tạo điều
kiện cho họ khắc phục tài sản khi bị thiệt hại. Thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục
thiệt hại.
Thứ hai, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do

lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của mình. Điều này nhằm tạo ra tính khả thi trong việc thực hiện bồi
thường thiệt hại trên thực tế. Vì có rất nhiều trường hợp mà khi mức thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người liên quan đến trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thì họ không thể
thực hiện việc bồi thường cho chủ thể kia do không đủ tài chính để chi trả.
Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị
thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc thay đổi mức bồi
thường sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên và thực tế cần phải sự thay đổi
mức bồi thường và do Tòa án xác định. Mức bồi thường có thể tăng hoặc
giảm tùy theo việc xác định đó.
4
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra :
Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có
thể là cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức. Tuy nhiên Bộ luật dân sự chỉ quy
định tại Điều 606 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân mà không quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
các chủ thể khác. Do vậy, có thể mặc nhiên hiểu các chủ thể khác gây thiệt
hại sẽ được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào điều 606 BLDS 2005 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra của cá nhân
bao gồm:
Thứ nhất, người đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ phải tự bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Bằng tài
sản của chính mình.
Thứ hai, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường
thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Thứ ba, người dưới 15 tuổi là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó, theo đó cha mẹ của chủ thể có
trách nhiệm bồi thường trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự trước tòa
án. Nếu tài sản của cha, mẹ của người ở độ tuổi này mà không đủ tài sản để
bồi thường mà người con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản của
người con đó để bồi thường phần còn thiếu đó. Người trong độ tuổi này là
chủ thể có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thì không phải bồi thường mà trách nhiệm bồi thường thuộc
5
về cha, mẹ của người đó. Quy định này nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng
cho người bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra
1. 1. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do
việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá
nhân, tổ chức. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
không bao gồm thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bởi
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại là do sự hoạt động của các phương
tiện cơ giới, do vậy những thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại là tài sản,
sức khỏe, tính mạng.
Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm “cao độ” nên nguồn nguy hiểm cao
độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai. Có thể là chính chủ sở hữu, người
đang chiếm hữu, vận hành hay cả những người không có liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ…
Ví dụ: xe ô tô đang vận hành thì bị hỏng phanh làm tất cả mọi người
trên xe đều bị tai nạn, thú đang biểu diễn trong rạp xiếc thì nhảy ra gây thiệt

hại cho khán giả...
Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người
xung quanh” - là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ đến
nguồn nguy hiểm đó nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những
người này.
6

×