Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Tình hình kinh doanh của công ty TNHH thương mại Cẩm Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.14 KB, 21 trang )

Phần I: Giới thiệu về báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại Cẩm
Linh
I. Quá trình hình thành và phát triển
I.1. Tên gọi và biểu tượng
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CẨM LINH
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
CAM LINH TRADING COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt:
CAM LINH TRADING CO., LTD
- Biểu tượng:
I.2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương Mại Cẩm Linh chuyên
cung cấp các loại mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi xách… có nguồn gốc
xuất xứ từ Italia;
- Năm 2005: Sản phẩm giầy dép của Công ty với thương hiệu nổi tiếng đã
chiếm lĩnh được thị trường và gây dựng được thương hiệu lớn trong nước.
- Năm 2006: Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới
đó là kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị điện; các loại đá xây dựng;
các loại máy móc công nghiệp như máy hàn, máy phát điện, máy cắt
CNC… Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các loại Than điện cực cho các
Nhà máy thép tại Việt Nam;
I.3. Mục tiêu và ngành nghề kinh doang
I.3.1. Mục tiêu hoạt động:
Công ty được thành lập để nâng cao giải pháp tăng cường lợi nhuận công
ty, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hoạt động đầu tư, kinh doanh; tạo
công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và đảm bảo quyền
lợi hợp pháp cho các thành viên, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước;
I.3.2. Ngành nghề kinh doanh:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là mỹ phẩm,
quần áo, giày dép, túi xách);


- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Buôn bán các loại máy móc, thiết bị hàng hải, máy công nghiệp;
- Xuất nhập khẩu các loại hàng hóa và thiết bị, máy móc mà Công ty
Kinh doanh;
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách và các hoạt động phụ trợ
cho vận tải;
- Kinh doang các loại đá xây dựng
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thương
mại Cẩm Linh
II.1. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty TNHH thương mại Cẩm Linh là một công ty chuyên kinh
doanh XNK nên chức năng chính của công ty là kinh doang phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu . các chức năng cụ thể như sau:
+ Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ XNK: XNK trực tiếp; XNK đối lưu;
tạm nhập tái xuất…phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
+ Sử dụng hợp lí vốn để tiến hành kinh doanh có lãi, giúp phát triển công ty
+ Tìm kiếm thị trường, bạn hàng lâu dài, ổn định. Xem đối tác cạnh tranh
cũng là bạn hàng và khách hàng
Bên cạnh đó, công ty có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lương cao, giá cả hợp lý
và dịch vụ chuyên nghiệp
+ Tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp
+Xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing để
tiêu thụ tốt hàng hóa
+ Thực hiện phân phối lợi nhuận theo lao động, thường xuyên chăm lo cho
đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty.Đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cho cán bôn nhân viên
+ Tuân thủ các chính sách XNK, quy định trong kinh doanh của Nhà Nước,
của địa phương trực thuộc. Nộp thuế đầy đủ cho các cơ quan thuế…

Trong xu thế phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam và trên Thế Giới
như hiện nay thì có rất nhiều công ty mới ra đời cũng kinh doanh ở cùng lĩnh
vực như công ty TNHH TM Cẩm Linh nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Để công ty tiếp tục hoạt động và kinh doanh hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ
lực của toàn thể nhân viên công ty cũng như của ban lãnh đạo công ty phấn
đấu làm việc hết mình, phát huy tính sáng tạo, năng động. Đó cũng là một
nhiệm vụ quan trong mà cả công ty cần phải thực hiện
II.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cẩm Linh được tổ chức theo hình
thức trực tuyến và các phòng chức năng. Để phù hợp với đặc điểm tổ
chức hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được bố trí như
sau:
• Giám đốc: Là người đứng đầu công ty. Mọi công việc lớn của Công ty đều
phải báo cáo và được giám đốc thông qua. Giám đốc có quyền quyết định
các phương hướng phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức quản lý của Công
ty ; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;
bổ nhiệm bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty; Ký kết và tổ chức
thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty;
tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định
của pháp. Quyết định mức lương, phụ cấp (nếu có) cho người lao động
trong công ty; đại diện công ty trước pháp luật, đại diện công ty trong các
tranh chấp có liên quan đến công ty
• Phó giám đốc: là người điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện các quyết định
của mình.

• Các phòng ban chức năng trong công ty:
- Văn phòng: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc Công ty các
phương pháp tiến hành thực hiện mục tiêu kế hoạch; tổ chức đôn đốc

thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Phòng Hành chính - Nhân sự: có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng
kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về tổ chức bộ máy quản lý ,
tổ chức bố trí lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo tiếp nhận, điều
động và giải quyết chế độ cho cán bộ nhân viên; nghiên cứu xây
dựng, bổ sung và hoàn thiện các nội quy, quy chế về công tác tổ
chức lao động, phân phối thu nhập, quản lý hành chính và quản lý
sức khoẻ cán bộ công nhân viên và tổ chức thực hiện tốt các nội quy,
quy chế đó trong nội bộ công ty nhằm thực hiện tốt chính sách pháp
luật của nhà nước; nghiên cứu xây dựng và bổ sung hoàn thiện các
định mức lao động tiền lương của sản xuất và phục vụ sản xuất. Tổ
chức và đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức lao
động, tiền lương đã ban hành; trực tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các
thủ tục tiếp nhận đào tạo, điều động và giải quyết các chế độ, quyền
lợi cho cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý hồ sơ sức khoẻ, tổ
chức thực hiện phòng khám chữa bệnh và gửi lên tuyến trên khám và
điều trị cho cán bộ công nhân viên; tổ chức thực hiện công tác văn
thư lưu trữ, quản lý tốt các hồ sơ, văn bản, quản lý dấu và các công
việc hành chính, công tác xã hội của công ty
- Phòng kế toán : Hạch toán mọi nghiệp vụ phát sinh của Công ty,
quản lý vốn kinh doanh, hạch toán lãi lỗ, theo dõi và quản lý tài sản
của công ty, theo dõi công nợ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với
nhà nước, thực hiện và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chính
sách, quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam.
- Phòng Xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc
trong công tác xuất nhập khẩu các hàng hoá và sản phẩm của công
ty, lập kế hoạch XNK hàng năm cho toàn công ty, giải quyết các thủ
tục liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định của pháp
luật; thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty;
tham mưu cho ban giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách

xuất khập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động
kinh doanh này. Giúp giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh
toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác; tìm hiểu thị trường
trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế
hoạch khác có liên quan của công ty; nghiên cứu khảo sát đánh giá
khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với
công ty.
- Phòng Kinh doanh và Marketing: có nhiệm vụ giúp giám đốc thực
hiện công tác tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu thị trường; nghiên
cứu xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các chiến lược tiêu thụ
sản phẩm trên cơ sở kế hoạch sản xuất; tổ chức thực hiện quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty; tổ chức thực hiện điều tra thị trường, tham gia giúp
giám đốc công ty đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, điều chỉnh
giá bán phù hợp với thị trường và nâng cao lợi nhuận; tham gia đề
xuất các giải pháp vào công tác và phối hợp chặt chẽ với các phòng
ban, nhằm thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: hỗ trợ nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho
các đối tác, bạn hàng, khách hàng, đại lý. Đảm bảo hệ thống mạng
nội bộ của công ty hoạt động tốt. Thực hiện kiểm tra, đảm bảo kỹ
thuật cho các sản phẩm của công ty.
II.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình hoạt đông của
công ty.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình . các bộ phận
phòng ban của công ty có mối quan hệ rất chặt chẽ và gắn bó với nhau. Mặc
dù mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng việc thực hiện
nhiệm vụ của bộ phận này lại hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ của
bộ phận khác.Cụ thể là:
Giám đốc là nhà quản trị cao nhất của doanh nghiệp, thực hiện việc

quản lý, giám sát tổng quát tình hình thực hiện và kết quả hoạt đông của các
phòng ban: phòng kế toán, phòng XNK, phòng hành chính; đôn đốc các hoạt
động trong công ty
Phòng kinh doanh XNK cung cấp kịp thời các thông tin mua bán , xuất
nhập khẩu trong kì kinh doanh cho phòng kế toán để phòng kế toán có số
liệu hạch tóan, thống kê tình hình tài chính của công ty.
Phòng tài chính kế toán thực hiện các nghiệp vụ về tình hình tài chính
sau đó cung cấp lại số liệu cho phòng xuất nhập khẩu để phòng XNK thực
hiện quá trình mua bán, có kế hoạch XNK phù hợp trong kì tiếp theo. Thực
hiện cung cấp các báo cáo tài chính cho giám đốc để giám đốc có thể nắm
được tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có các quyết định kinh
doanh phù hợp
Phòng hành chính là bộ phận thông suốt toàn bộ hoạt động của công ty.
Liên quan đến tất cả các phòng ban. Là cấu nối liên lạc trong nội bộ doanh
nghiệp và giữa doanh nghiệp với bên ngoài.
II.4. Sơ đồ bộ máy công ty
ADMINISTRATIVE & HUMAN
RESOURCES DEPARTMENT
Manager: Ms. Hoang Le Thu
ADMINISTRATIVE & HUMAN
RESOURCES DEPARTMENT
Manager: Ms. Hoang Le Thu
ACCOUNTING
DEPARTMENT
Chief: Ms.Nguyen Quynh Nga
ACCOUNTING
DEPARTMENT
Chief: Ms.Nguyen Quynh Nga
MARKETING $ SALES
DEPARTMENT

Manager: Mr.Le
MARKETING $ SALES
DEPARTMENT
Manager: Mr.Le
*Group 1: Ha Noi
Mr. Nguyen Cuong
*Group2: Ho Chi Minh
Ms.Le Thu Huyen
*Group 1: Ha Noi
Mr. Nguyen Cuong
*Group2: Ho Chi Minh
Ms.Le Thu Huyen
Software – Network & Operator:
Chief: Mr.Phan Huan
QMS: Nguyen Van Cuong
Software – Network & Operator:
Chief: Mr.Phan Huan
QMS: Nguyen Van Cuong
TECHNICAL DEPARTMENT
Manager: Mr.Phan Van Hung
TECHNICAL DEPARTMENT
Manager: Mr.Phan Van Hung
Logistics Assistant:
Ms.Nguyen Thu Huyen
Product Planner:
Ms.Tran Mai Huong
Logistics Assistant:
Ms.Nguyen Thu Huyen
Product Planner:
Ms.Tran Mai Huong

VICE DIRECTOR
OF FINANCE
Mr.Nguyen Anh Tuan
VICE DIRECTOR
OF FINANCE
Mr.Nguyen Anh Tuan
DIRECTOR

Ms KHUC CAM LINH
DIRECTOR

Ms KHUC CAM LINH
VICE DIRECTOR
OF BUSINESS
Mr.Nguyen Tan Sy
VICE DIRECTOR
OF BUSINESS
Mr.Nguyen Tan Sy
PLANNING & IMPORT
DEPARTMENT
Manager: Mr. NguyenThanh Dang
PLANNING & IMPORT
DEPARTMENT
Manager: Mr. NguyenThanh Dang
Phần II : Tình hình kinh doang của công ty TNHH thương mại Cẩm
Linh giai đoạn 2005 - 2007
I. Tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty thời gian qua
Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp nói
cách khác lợi nhuân là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải
có. Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh và kết

quả của hoạt động đó.
Ban lãnh đạo công ty đã xác định khâu tiêu thụ sản phẩm là then chốt vì để
tồn tại và phát triển, Công ty phải bán được hàng hóa : “Bán cái khách hàng
cần, chứ không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng.
Xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh trên, Công ty TNHH
TM Cẩm linh đã không ngừng tìm kiếm những thông tin hữu ích, cơ hội
mới, thị trường mới để qua đó tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
I.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007
Đvt: nghìn đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng giá trị tài sản 416.536 477.525 1.023.404
2 Doanh thu thuần 432.944 902.386 1.389.649
3 LN từ HĐ SXKD 3.251 5.155 10.657
4 Lợi nhuận trước thuế 3.251 5.155 10.657
5 Lợi nhuận sau thuế 2.341 3.712 7.673
Tình hình công nợ:
Đvt: 1.000 đ

KHOẢN MỤC 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006
- Vay ngắn hạn 250.000 307.217 816.000
- Phải trả người bán 3.081 3.141 32.564
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Mức biến động
2004/2005
Mức biến động
2005/2006
Tỷ lệ so sánh với
doanh thu thuần %
STĐ STĐ% STĐ STĐ% 2004 2005

Doanh thu thuần 432,944 902,386 1,389,649 469,442 208.4 487,263 154.0
100.0
0
100.0
0
Giá vốn hàng bán
272,80
0
541,430 819,797
268,63
0
198.5 278,367 151.4 63.01 60.00
Lợi nhuận gộp 160,144 360,956 569,852
200,81
2
225.4
208,89
6
157.9 36.99 40.00
Chi phí BH + Ql 156,893
355,80
1
559,195 198,908 226.8 203,394 157.2 36.24 39.43
Lợi nhuận trước thuế 3,251 5,155 10,657 1,904 158.6 5,502 206.7 0.75 0.57
Thuế TNDN 910 1,443 2,984 533 158.6 1,541 206.7 0.21 0.16
Lợi nhuận thuần 2,341 3,712 7,673 1,371 158.6 3,961 206.7 0.54 0.41
I.2. Lợi nhuận trước thuế
Qua biểu phân tích trên ta thấy lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong năm 2005 so với năm 2004 tăng 158.6%.
Tốc độ này thấp hơn tốc độ tăng của năm 2006 với 2005 là 206.7%. Nguyên

nhân làm tốc độ tăng của năm 2006 tăng nhanh là do Công ty đã biết quản lý
để hạn chế đến mức có thể nhằm giảm bớt chi phí về giá vốn. Tốc độ tăng
của chi phí bán hàng và chi phí quản lý nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận
gộp. Mặt khác giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng với tốc độ
151.4% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần của công ty cùng kỳ tăng
154% và tương tự giá vốn hàng bán năm 2005 so với năm 2004 tăng với tốc
độ 198.5% nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần cùng kỳ là 208.4%.
Mức độ biến động của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần để xem
xét ta thấy trong 100 đồng doanh thu năm 2004 chi phí giá vốn hàng bán
chiếm tới 63.01đồng, chi phí bán hàng và quản lý chiếm 36.24 đồng, lợi
nhuận trước thuế chỉ chiếm 0,75 đồng.
Năm 2005 trong 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán chiếm tới
60 đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm 39.43 đồng, lợi nhuần
trước thuế chỉ chiếm 0,57 đồng. Như vậy, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý trong năm 2005 này đã tăng tỷ lệ vì do thị trường phải cạnh tranh nên
công ty đã có những chiến lược nhằm thu hút được khách hàng. Đây cũng là
một vấn đề cần được quan tâm trong tình hình kinh doanh hiện nay .Tuy
nhiên, Công ty cần có những chính sách ngày càng ưu việt hơn để vừa có
thể thu hút đựơc khách hàng mà vẫn giảm được chi phí để mang lại lợi
nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Có được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp
sẽ tăng được mức thuế đóng cho Nhà nước và để thực hiện mong muốn của
Doanh nghiệp là được góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng
đất nước ngày càng đổi mới và giàu mạnh.
Ta thấy trong 100 đồng doanh thu năm 2006, chi phí giá vốn hàng bán
chiếm tới 63.01đồng, chi phí bán hàng và quản lý chiếm 36.24 đồng, lợi
nhuận trước thuế chỉ chiếm 0,77 đồng.
I.3. Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức cho
ngân sách nhà nước. Lợi nhuận sau thuế được dùng để trích lập các quỹ đối
với các doanh nghiệp nhà nước, ta biết :

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế -(Lợi nhuận trước thuế x thuế
suất)
Trong năm 2005, lợi nhuận chỉ tăng một lượng so với năm 2004 là:
1.371.000đ
Điều đó là do ảnh hưởng của nhân tố sau:
- Trong năm 2005, doanh thu tăng thêm 469.442.000đ nhưng chi phí
về giá vốn chỉ tăng thêm 268.630.000đ, chi phí bán hàng và quản lý DN tăng
198.908.000đ và thuế TNDN cũng tăng do lợi nhuận tăng lên là 533.000đ.
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận của công ty năm 2005 so với năm
2004 là
* Tổng doanh thu tăng + 469.442.000đ
* Các khoản chi phí tăng lên là : + 468.071.000đ gồm :
- Giá vốn hàng bán tăng: 268.630.000đ
- Chi phí BH +QL tăng: 198.909.000đ
- Chi phí thuế TNDN tăng : 533.000đ
+ Vì vậy, lợi nhuận tăng: ∑ = 1.371.000đồng
Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 một lượng là: 3.961.000đ
Điều đó là do ảnh hưởng của nhân tố sau:
- Trong năm 2006, doanh thu tăng thêm 487.263.000đ nhưng chi phí
về giá vốn chỉ tăng thêm 278.367.000đ, chi phí bán hàng và quản lý DN tăng
203.394.000đ và thuế TNDN cũng tăng do lợi nhuận tăng lên là 1.541.000đ.
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận của công ty năm 2006 so với năm
2005 là:
* Tổng doanh thu tăng + 487.263.000đ
* Các khoản chi phí tăng lên là : + 483.302.000đ gồm :
- Giá vốn hàng bán tăng: 278.367.000đ
- Chi phí BH +QL tăng: 203.394.000đ
- Chi phí thuế TNDN tăng: 1.541.000đ
+ Vì vậy, lợi nhuận tăng: ∑ =
3.961.000đồng

II. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Thương Mại Cẩm
Linh thời gian qua
II.1. Kết quả đạt được
Qua sự phân tích trên ta thấy năm tài chính 2006 kết thúc với kết quả
khá khả quan. Lợi nhuận trước thuế đem lại từ hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên qua các năm.
Để đạt được kết quả trên là do trong những năm qua đã có sự định
hướng đúng đắn tập chung vào đầu tư khai thác những lĩnh vực kinh doanh
thuộc thế mạnh của công ty trong những năm qua; do đó sự đầu tư khai thác
đã khai thác được thế mạnh hiện có của mình vì vậy đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao, quy mô lĩnh vực ngành nghề ngày càng được bổ sung mở rông
phát triển không ngừng doanh thu tiêu thụ năm sau lớn hơn năm trước, lợi
nhuận trước và sau thuế không ngừng tăng lên, do đó lợi nhuận thu được từ
các mặt hàng luôn được hỗ trợ cho nhau và góp phần làm tăng lợi nhuận của
công ty.
II.2. Một số ưu điểm và nguyên nhân
* Về tổ chức quản lí
- Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, tuổi đời trung bình từ 23-35, hầu hết đều
tốt nghiệp đại học chuyên nghành. Sáng tạo và nhiệt tình trong công việc.
Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Ban lãnh đạo công ty mặc dù còn khá trẻ nhưng có kinh nghiệm trong việc
điều hành và quản lí công ty, năng động và sáng tạo trong kinh doanh, luôn
quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty
- Công ty thường xuyên có các chế độ, chính sách nâng cao đời sống nhân
viên, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên
* Về hiệu quả kinh doanh
Có được những thành công như vậy là xuất phát từ những nguyên nhân
khách quan và chủ quan cơ bản sau
* Nguyên nhân chủ quan
- Ngay từ khi mới đi vào hoạt động công ty đã có những mục tiêu và chiến

lược kinh doanh XNK đúng đắn
- Công ty luôn đặt vấn đề nguồn nhân lực lên hàng đầu, luôn có chính sách
đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao
- Với phương châm khách hàng là đối tác quan trọng công ty luôn coi trọng
và giữ chữ tín với khách hàng.
* Nguyên nhân khách quan
- Cuối Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, giúp doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng thị trường XNK,
- Hành lang pháp lí dần được hoàn thiện, Nhà Nước có cơ chế thông thoáng
hơn trong XNK, dỡ bỏ nhiều thủ tục hải quan rườm rà….
Những hạn chế và nguyên nhân
Lợi nhuận từ kinh doanh đem lại trong năm qua là hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại. Tuy nhiên do đó chưa khai thác được hết lượng
khách tiềm nặng và chưa khai thác được thị trường các tỉnh phía nam nên
còn nhiều thị trường hiện tại công ty còn đang để trống. Mặt khác công ty
tuy đã có các chính sách kích thích người tiêu dùng nhưng chưa đạt được
như mong muốn và Công ty cũng cần có những bước đi đúng đắn hơn để
vừa mở rộng được thị trường và thu hút khách hàng nhưng vẫn phải giảm tối
đa các khoản chi phí để làm sao nâng cao được nguồn lợi nhuận cho Công ty
II.3. Những hạn chế và nguyên nhân
Lợi nhuận từ kinh doanh đem lại trong năm qua là hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên do đó chưa khai thác được hết
lượng khách tiềm nặng và chưa khai thác được thị trường các tỉnh phía nam
nên còn nhiều thị trường hiện tại công ty còn đang để trống. Mặt khác công
ty tuy đã có các chính sách kích thích người tiêu dùng nhưng chưa đạt được
như mong muốn và Công ty cũng cần có những bước đi đúng đắn hơn để
vừa mở rộng được thị trường và thu hút khách hàng nhưng vẫn phải giảm tối
đa các khoản chi phí để làm sao nâng cao được nguồn lợi nhuận cho Công
ty.
Phân III: Một số giải pháp khắc phục nhược điểm và phương

hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
I. Một số giải pháp cơ bản
Qua những phân tích đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công ty
trong phần 2, ta đã có thể thấy rõ được những ưu điểm, tồn tại cơ bản và
nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại đó. Từ đó chúng ta có một số
biện pháp để tận dụng, phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại
của công ty sau đây:
I.1. Giải pháp về tổ chức quản lí và nguồn nhân lực
- Ban điều hành cần nâng cao năng lực lãnh đạo, tham gia các khóa học ngắn
hạn về điều hành, tổ chức, quản lí công ty
- Đẩy mạnh đào tạo bên trong công ty cho nhân viên nâng cao trình độ và
kinh nghiệm làm việc bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các
khóa học nghiệp vụ ngắn hạn, tìm hiểu thực tế…
- có các chính sách hợp lí hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn những nhân
lực có trình độ và kinh nghiệm từ bên ngoài
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí chung cho tòan thể nhân viên
vào kì nghỉ lễ để nhân viên trong công ty hiểu nhau rõ hơn giúp cho bầu
không khí trong doanh nghiệp hòa đồng, nhân viên làm việc có hiệu quả
hơn.
I.2 Giải pháp về thị trường kinh doanh và sản phẩm
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing, quảng cáo cho hoạt động
của công ty
- Tận dụng hiệu quả các cơ hội kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng
thị trường
I.3. Giải pháp liên quan tới các mối quan hệ ngoài doanh nghiệp
- Có mối quan hệ tốt đẹp với các sở, chính quyền địa phương , cơ quan hải
quan nơi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh bằng cách thực hiện tốt
chủ trương đường lối của Nhà Nước, thực hiện đúng các thủ tục hải quan
XNK
- Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn cho cơ quan thuế

- Trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, đầy đủ để tạo sự tin cậy đối với ngân
hàng, tạo thuận lợi cho những lần vay sau
- Tham gia các hoạt động cộng đồng, từ thiện…
- Giao hàng đúng chất lượng,đủ số lượng, an toàn, nhanh chóng cho khách
hàng nhằm tạo uy tín với khách hàng để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài,
trở thành đối tác chiến lược của nhau với phương châm đôi bên cùng có lợi
và lôi kéo thêm các khách hàng mới
II. Mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới
II.1. Mục tiêu và chiến lược
- Mục tiêu: Căn cứ vào nhu cầu của thị trường Công ty đã tổ chức nghiên
cứu chiến lược kinh doanh với các mặt hàng đã có và mở rộng các mặt
hàng mới phù hợp với nhu cầu của các Nhà máy và người tiêu dùng.
- Chiến lược: Chiến lược phát triển của Công ty là: Công nghệ, chi phí, chất
lượng và dịch vụ. Công ty sẽ trú trọng vào việc mở rộng toàn bộ thị
trường, bảo vể thị phần và mở rộng thị phần;
I.2.Mục tiêu về sản phẩm kinh doanh
Từ những sản phẩm ban đầu của công ty là các loại giầy, thắt lưng ví da…
của các hãng nổi tiểng bên Italia; Sau một thời gian hoạt động công ty đã mở
rộng hoạt động của mình sang kinh doanh các sản phẩm cao cấp của các Tập
đoàn Lớn mạnh bên Italia như: các sản phẩm thiết bị điện cao cấp, chuỗi
cách điện bằng Silicon, các loại đồng hồ; Máy hàn Tig, Mig, Mag Các sản
phẩm này của Công ty luôn được các khách hàng và người tiêu dùng đánh
giá là sản phẩm có chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, mẫu mã phong phú
hiện đại, màu sắc trang nhã, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Mục lục
Phần I: Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Cẩm Linh
I. Quá trình hình thành và phát triển
I.1. Tên gọi và biểu tượng
I.2. Quá trình hình thành và phát triển:
I.3. Mục tiêu và ngành nghề kinh doang

I.3.1. Mục tiêu hoạt động:
I.3.2. Ngành nghề kinh doanh:
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thương
mại Cẩm Linh
II.1. Chức năng và nhiệm vụ
II.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty.
II.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình hoạt đông của công
ty
II.4. Sơ đồ bộ máy công ty
Phần II : Tình hình kinh doang của công ty TNHH thương mại Cẩm
Linh giai đoạn 2005 - 2007
I. Tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty thời gian qua
I.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 – 2007
I.2. Lợi nhuận trước thuế
I.3. Lợi nhuận sau thuế
II. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Thương Mại Cẩm
Linh thời gian qua
II.1. Kết quả đạt được
II.2. Một số ưu điểm và nguyên nhân
II.3. Những hạn chế và nguyên nhân
Phân III: Một số giải pháp khắc phục nhược điểm và phương
hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
I. Một số giải pháp cơ bản
I.1. Giải pháp về tổ chức quản lí và nguồn nhân lực
I.2 Giải pháp về thị trường kinh doanh và sản phẩm
II. Mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới
II.1. Mục tiêu và chiến lược
II.2.Mục tiêu về sản phẩm kinh doanh

×