`
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG
TRẦN NHẬT PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ
THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng - Năm 2015
`
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG
TRẦN NHẬT PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ
THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS TS. Võ Văn Minh
Đà Nẵng - Năm 2015
`
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực thích ứng thiên tai cho cộng đồng ngư dân thành phố
Đà Nẵng” là kết quả nghiên cứu của tác giả.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực,
chưa từng được công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú
nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa
hoặc công bố của người khác.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Trần Nhật Phương
`
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến PGS TS. Võ Văn Minh và các thầy cô giảng viên
Khoa Sinh – Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Đà Nẵng. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn đến và anh Nguyễn Anh Tuấn, Trung tâm Phòng tránh và
Giảm nhẹ thiên tai (Danang DMC), Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt
bão Thành phố Đà Nẵng (Brand of Irrigation & Disaster Prevention); anh
Nguyễn Trần Khoa, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; chú Dƣơng
Anh Điệp, Trung tâm Khí tƣợng thuỷ văn; cùng các anh chị cơ quan Chi
cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão Thành phố Đà Nẵng và cộng đồng
ngƣ dân Thành phố Đà Nẵng đã giúp tôi tổng hợp các tài liệu cần thiết
cũng nhƣ tham vấn nội dung luận văn.
Mặc dù thời gian thực hiện có hạn chế, cũng nhƣ nhận thấy bản thân
vẫn còn một số hạn chế. Tôi hi vọng sau khi kết thúc nội dung luận văn tốt
nghiệp này sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô và các anh chị
cán bộ để tôi có thể hoàn thiện đề tài và năng lực bản thân nhằm phục tụ tốt
hơn cho công việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Trần Nhật Phƣơng
`
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
4. Cấu trúc khoá luận 2
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại thiên tai 5
1.1.2. Những tác động của thiên tai đến cộng đồng dân cƣ ven biển trên
thế giới 6
1.1.3. Những tác động của thiên tai đến cộng đồng dân cƣ ven biển tại
Việt Nam 7
1.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG THIÊN TAI CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƢ DÂN VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 9
1.2.1. Trên thế giới 9
1.2.2. Tại Việt Nam 12
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TP. ĐÀ NẴNG 14
`
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 14
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 18
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Phƣơng pháp tìm kiếm và thu thập tài liệu 19
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn 19
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 21
2.2.4. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 22
3.1. DIỄN BIẾN BÃO VÀ ATNĐ TẠI TP. ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1998 ĐẾN
2014 22
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA BÃO VÀ ATNĐ ĐẾN CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN
TP. ĐÀ NẴNG 26
3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH, TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG BÃO VÀ ATNĐ CHO CỘNG
ĐỒNG NGƢ DÂN CỦA TP. ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2014 27
3.3.1. Đánh giá các quyết định, chính sách hỗ trợ khuyến ngƣ 27
3.3.2. Đánh giá hệ thống cảng tàu trên địa bàn TP. Đà Nẵng 29
3.3.3. Đánh giá công tác dự báo thời tiết, thông tin liên lạc, PCLB &
TKCN, hợp tác quốc tế 30
3.3.4. Đánh giá giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng 32
`
3.4. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN TP. ĐÀ
NẴNG TRONG THÍCH ỨNG BÃO VÀ ATNĐ (ĐIỀU TRA KHẢO SÁT) 34
3.4.1. Đánh giá mức độ tác động của bão và ATNĐ qua nhận thức của
cộng đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng 36
3.4.2. Đánh giá hệ thống dự báo thời tiết qua nhận thức của cộng đồng
ngƣ dân TP. Đà Nẵng 39
3.4.3. Đánh giá năng lực thích ứng bão và ATNĐ của cộng đồng ngƣ
dân TP. Đà Nẵng 42
3.4.4. Đánh giá nhận thức của cộng đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng về nhiệm
vụ ứng phó bão và ATNĐ 45
3.4.5. Đánh giá nhu cầu về hình thức giáo dục truyền thông nâng cao
năng lực thích ứng thiên tai cho cộng đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng 46
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ
THIÊN TAI CHO CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN TP. ĐÀ NẴNG 48
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật 49
3.5.2. Giải pháp giáo dục truyền thông 50
3.5.3. Giải pháp quản lý 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
`
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ
Áp thấp nhiệt đới
BCH PCLB & TKCN
Ban chấp hành Phòng chống lụt bão
và Tìm kiếm cứu nạn
BĐKH
Biến đổi khí hậu
NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QLRRTT
Quản lý rủi ro thiên tai
TP
Thành phố
UBND
Uỷ ban nhân dân
`
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1.1
Nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa và số giờ nắng trong năm
2013 của TP Đà Nẵng
15
1.2
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc TP. Đà
Nẵng
16
3.1
Số lần xuất hiện bão và ATNĐ ở các khu vực tại Việt
Nam trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 2010
22
3.2
Nguy cơ bão và gió mạnh nhất theo từng vùng ven biển
Việt Nam
23
3.3
Thống kê thiệt hại do bão gây ra từ năm 1998 đến 2014
trên địa bàn TP. Đà Nẵng
26
3.4
Đánh giá và phân loại rủi ro liên quan đến ngƣ nghiệp
35
3.5
Đánh giá mức độ tác động của bão và ATNĐ đến cộng
đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng
37
3.6
Nhận thức của ngƣ dân về nhiệm vụ ứng phó bão và
ATNĐ
45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
Trang
1.1
Bản đồ TP. Đà Nẵng
14
2.1
Bản đồ hành chính TP. Đà Nẵng
18
3.1
Các cơn bão ảnh hƣởng đến TP. Đà Nẵng từ năm 1998
đến 2014
23
3.2
Các cơn ATNĐ ảnh hƣởng đến TP. Đà Nẵng từ năm 1998
đến 2014
24
3.3
Tần suất xuất hiện bão và ATNĐ tại TP. Đà Nẵng từ năm
1998 đến 2014
24
3.4
Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của bão và ATNĐ đến công
việc đi biển của ngƣ dân
36
3.5
Tỉ lệ nguồn dự báo thời tiết đƣợc ngƣ dân thƣờng xuyên
sử dụng
39
3.6
Đánh giá độ tin cậy các nguồn dự báo thời tiết theo thứ tự
ƣu tiên
40
3.7
Đánh giá mức độ chính xác của nguồn dự báo thời tiết
hiện nay
41
3.8
Tỉ lệ ngƣ dân đã nhận tin bão sai
41
3.9
Tỉ lệ ngƣ dân tự đánh giá bản thân có năng lực thích ứng
thiên tai
42
3.10
Tỉ lệ ngƣ dân đã gặp tình huống bất ngờ trên biển
42
3.11
Đánh giá năng lực thích ứng thiên tai của ngƣ dân
43
3.12
Đánh giá độ ƣu tiên hình thức giáo dục truyền thông mà
ngƣ dân muốn đƣợc tham gia
46
3.13
Các bƣớc quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng [12, 13]
52
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng) đã và đang chịu ảnh hƣởng của
biến đổi khí hậu (BĐKH) mà điển hình là tình trạng phức tạp của thiên tai
trong những năm qua. Theo số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2014 đã có 26
cơn bão, 13 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và 46 đợt lũ tác động trực tiếp đến Đà
Nẵng, hậu quả đã làm cho 219 ngƣời chết và mất tích, 226 ngƣời bị thƣơng,
156 tàu thuyền bị chìm, 138.134 nhà bị hƣ hỏng, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại
nặng, tổng thiệt hại ƣớc khoảng 9.401,6 tỷ đồng [6].
TP. Đà Nẵng thuộc khu vực duyên hải Miền Trung của Viêt Nam, có
khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực “ổ bão” Thái Bình Dƣơng, một trong
những nơi nhiều bão nhất thế giới [1]. Hằng năm, có 1 cơn bão hay ATNĐ có
gió từ cấp 6 trở lên ảnh hƣởng đến Đà Nẵng thế nhƣng đƣờng đi của các cơn
bão trong những năm gần đây rất khó dự đoán [6].
Cộng đồng ngƣ dân với tính chất nghề nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên đã vô tình trở thành đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trƣớc tình hình
thiên tai diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay. Đặc biệt, các thiên tai có nguồn gốc
từ biển đƣợc biết đến là bão, sóng lớn, sóng thần, sẽ là mối đe doạ ngày
càng lớn đối với tính mạng và tài sản của cộng đồng ngƣ dân [6].
Nhận thấy nâng cao năng lực thích ứng thiên tai cho cộng đồng ngƣ
dân là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu thiệt hại do bão
và ATNĐ tác động đến sinh kế và đời sống. Chính vì lý do trên, tôi định
hƣớng thực hiện đề tài luận văn Khoá luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng thiên tai cho cộng
đồng ngư dân thành phố Đà Nẵng” trong năm học 2014 – 2015.
2
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá đƣợc thực trạng địa phƣơng và đề xuất đƣợc các giải pháp
nâng cao năng lực thích ứng thiên tai cho cộng đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng .
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp các dữ liệu về các giải pháp quản
lý của chính quyền địa phƣơng TP. Đà Nẵng trong thích ứng thiên tai và
thông tin về thái độ và khả năng thích ứng thiên tai của cộng đồng ngƣ dân để
từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực thích ứng thiên
tai cho cộng đồng ngƣ dân TP. Đà Nẵng.
4. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận này ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị là 3 chƣơng,
trong đó :
- Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
- Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết
cực đoan
1
.
Áp thấp nhiệt đới là tên gọi một hiện tƣợng thời tiết phức hợp diễn ra
trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tƣợng gió xoáy tập trung
quanh một vùng áp thấp nhƣng chƣa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới
2
.
Cộng đồng Bao gồm những nhóm ngƣời dân sống trong cùng một khu
vực, làng xã, thôn/bản/ấp [12].
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định đƣợc xác
định bằng tổng hợp các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mƣa [2].
Khí hậu thƣờng đƣợc định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời
tiết (thƣờng là 30 năm, WMO) [2].
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay
đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [2].
Khả năng bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH là mức độ mà một hệ
thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH, hoặc không
có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH [2].
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH [7].
1
Truy cập: 19/10/2014
2
Truy cập: 19/10/2015
4
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại [2].
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một quá trình trong đó
có các cộng đồng đang đối mặt với rủi ro thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh
của BĐKH, tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro, lập kế
hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm
nhẹ tình trạng dễ bị tổn thƣơng và tăng cƣờng khả năng ứng phó, thích nghi
của cộng đồng [12].
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN
CƢ VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm và phân loại thiên tai
a. Khái niệm thiên tai
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ sự khác nhau của “Rủi ro” và
“Thiên tai”.
Định nghĩa về “Rủi ro/Hazard”: Rủi ro là một sự kiện hiếm hoặc cực kì
hiếm trong môi trƣờng tự nhiên hoặc nhân tạo gây ảnh hƣởng xấu đến cuộc
sống con ngƣời, tài sản hoặc hoạt động trong phạm vi gây ra một thảm hoạ.
Định nghĩa về “Thiên tai/Disaster hoặc Natural Disaster”: Thiên tai là
một sự gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của một xã hội, gây hại cho con
ngƣời, vật liệu và gây tổn thất lớn cho môi trƣờng vƣợt quá khả năng của xã
hội. Thiên tai thƣờng phân loại theo tốc độ của chúng (đột ngột hoặc chậm),
hoặc theo nguyên nhân của chúng (tự nhiên hoặc nhân tạo) [20].
Theo IPCC, 2012 trang 31 định nghĩa “Thiên tai”: Các hiểm hoạ tự
nhiên tƣơng tác với các điều kiện dễ bị tổn thƣơng của xã hội làm thay đổi
nghiêm trọng trong chức năng bình thƣờng của một cộng đồng hay một xã
hội, dẫn đến các ảnh hƣởng bất lợi khắp đối với con ngƣời, vật chất, kinh tế
hay môi trƣờng, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp
bách của con ngƣời và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi.
Cũng có định nghĩa khác ngắn gọn hơn về “Thiên tai”: Thiên tai là hiện
tƣợng bất thƣờng của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh hƣởng bất lợi và rủi ro
cho con ngƣời, sinh vật và môi trƣờng.
Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm
sét, núi lửa, ), một quốc gia (lũ lụt, hạn hán), một đại lục (động đất, đứt gãy
6
địa chất, ) hoặc đôi khi cho toàn thế giới (ví dụ hiện tƣợng nóng lên toàn
cầu, hiện tƣợng El Nino, La Nina, ) [7].
Cần lƣu ý rằng, hoạt động của con ngƣời cũng có thể là một phần
nguyên nhân gây nên thiên tai [7]. Ví dụ nhƣ tai nạn gây cháy rừng, sự phát
thải CO
2
do phát triển công nghiệp và giao thông dẫn đến hiệu ứng nhà kính
gây hạn hán, tan băng.
b. Phân loại thiên tai
Thiên tai rất đa dạng và từ nhiều nguồn xuất phát khác nhau: có thể từ
vỏ Trái Đất, từ không trung, từ biển và đại dƣơng. Nhiều trƣờng hợp là sự
tổng hợp các nguồn khác nhau, ví dụ: động đất dƣới lòng biển gây nên những
đợt sóng thần phá vỡ nhiều công trình ven biển, làm đứt gãy các đề cập gây lũ
lụt, nghiêm trọng. Việc phân loại thiên tai thƣờng tính tƣơng đối, chủ yếu từ
nguồn xuất phát chính.
- Thiên tai từ địa quyển: Động đất, lũ bùn, núi lửa, đất trƣợt
- Thiên tai từ thuỷ quyển: Lũ lụt, hạn hán, sóng thần, vòi rồng,
- Thiên tai từ khí quyền: Bão tố, gió lốc, sấm sét, mƣa đá, mƣa tuyết,
- Thiên tai từ vũ trụ: Sao băng, thiên thạch, El Nino, La Nina, [7].
1.1.2. Những tác động của thiên tai đến cộng đồng dân cƣ ven biển
trên thế giới
Đặc điểm lớn nhất của thiên tai là gây nhiều tổn thất về sinh mạng tài
sản cho con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng sống về sau. Thật sự khó có một
đánh giá chính xác mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi thế giới.
Thống kê các thiệt hại về thiên tai và ghi nhận các kỷ lục thiên tai giúp ta
đánh giá chính xác thiệt hại và có cơ sở chuẩn bị, phòng chống [7].
Một số thiệt hại do thiên tai gây ra đến cộng đồng dân cƣ ven biển trên
Thế giới:
Tại bang New South Wales của Australia, trận lũ lụt vào năm 2012 đã
làm ngập lụt 63 tỉnh thành của đất nƣớc trong gần hơn hai tháng, trong đó đặc
7
biệt là trận mƣa lớn nhất trong vòng 100 năm qua tại thành phố Sydney hồi
đầu tháng 3 đã khiến hàng trăm ngƣời phải sơ tán, nhiều hộ gia đình bị mất
điện sinh hoạt, gây rối loạn giao thông trầm trọng và nhiều thị trấn bị cô lập
trong nƣớc lũ
3
.
Tại Indonesia, Cơ quan Giảm nhẹ thảm hoạ thiên tai vừa công bố báo
cáo về thiệt hại do thảm hoạ thiên tai gây ra tại Indonesia từ năm 2013 đến
tháng 2.2014 đã có ít nhất 197 ngƣời chết, 64 ngƣời bị thƣơng và 1,6 triệu
ngƣời phải đi sơ tán vì thảm hoạ thiên tai. Thiệt hại về mặt vật chất ƣớc lên
tới hàng nghìn tỷ rupiah, trong đó có một số thảm hoạ lớn nhƣ lũ quét ở Bắc
Sukawesi (1.870 tỷ rupiah), núi lửa Sinabung ở Bắc Sumarta phun trào (1.000
tỷ rupiah), lũ lụt ở Bắc Java (6.000 tỷ rupiah) và ngập lụt ở Jakarta (5.000 tỷ
rupiah)
4
.
Tại Philipines, Cơ quan Giảm thiểu rủi ro thiên tai công bố số liệu thiệt hại
về ngƣời và của do siêu bão Haiyan gây ra hôm 8/11/2013 ở khu vực miền
Trung nƣớc này. Trong đó 5.598 ngƣời chết, 26.136 ngƣời bị thƣơng và 1.759
hiện còn mất tích. Hai khu vực thành phố Tacloban và tỉnh Capit là bị thiệt
hại nặng nề nhất. Ƣớc tính thiệt hại về cơ sở hạ tầng chung và nông nghiệp
lên tới 27,8 tỷ peso (tƣơng đƣơng 637 triệu USD) chƣa bao gồm thiệt hại về
tài sản của hàng trăm nghìn hộ gia đình
5
.
1.1.3. Những tác động của thiên tai đến cộng đồng dân cƣ ven biển tại
Việt Nam
Hiện tƣợng mƣa cực đoan nhìn chung có xu hƣớng tăng trong giai đoạn
1961 – 2010 ở Việt Nam. Cụ thể là giảm ở vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc
3
/>phuc-hau-qua-thien-tai.aspx Truy cập: 17/2/2015.
4
/>tham-hoa-thien-tai.aspx Truy cập: 17/02/2015.
5
/>294520.vov Truy cập: 17/02/2015.
8
Bộ nhƣng tăng ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ. Mƣa cực đoan thƣờng xảy
ra trong giai đoạn từ tháng Tƣ tới tháng Bảy, ở phía Bắc sớm hơn và ở phía
Nam muộn hơn.
Số ngày khô liên tục tăng lên trong giai đoạn 1961 - 2010 ở miền Bắc,
giảm đi ở miền Nam.
Xâm nhập mặn có nguy cơ tăng cao trong tƣơng lai, đặc biệt là ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long. Dƣới tác động của nƣớc biển dâng, hạn hán khắc
nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nƣớc ở thƣợng lƣu do
BĐKH. Ở hạ lƣu các hệ thống sông Hồng – Thái Bình, Đồng Nai và Đồng
bằng Sông Cửu Long, mặn xâm nhập và đất liền sâu hơn. Vào cuối thế kỷ 21,
chiều sâu xâm nhập ứng với độ mặn 1º/
oo
có thể tăng lên trên 20km trên các
sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, xấp xỉ 10km trên sông Thái Bình
Số liệu của hầu hết các sông ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam
trong 3 thập kỷ qua cho thấy có sự gia tăng về số các trận lũ và lƣu lƣợng
đỉnh lũ, ngoại trừ một số vùng hạ lƣu của sông Hồng và sông Thái Bình do
có sự điều tiết lũ của các hồ chứa lớn. Số liệu của các sông ở miền Trung
trong 3 thập kỷ qua cũng cho thấy một sự gia tăng về số lƣợng lũ mỗi năm,
ngoại trừ hạ lƣu sông Ba có thể là do điều tiết của hồ chứa phía thƣợng
nguồn. Cũng có sự gia tăng đáng kể về số lƣợng các cơn lũ trên sông Đồng
Nai trong 3 thập kỷ qua, trong đó chủ yếu do những thay đổi về cơ sở hạ
tầng ở các lƣu vực sông. Mực nƣớc trên sông Cửu Long trong 30 năm qua
cũng cho thấy sự gia tăng rõ rệt về độ cao đỉnh lũ, một phần có liên quan
đến BĐKH, nhƣng việc xây dựng các đập lớn ở thƣợng lƣu có thể làm
giảm đỉnh lũ trong tƣơng lai [10].
Ở Việt Nam, các cơn bão trung bình có xu hƣớng giảm nhƣng số lƣợng
các cơn bão có cƣờng độ mạnh tăng lên. Mùa mƣa bão hiện nay có xu hƣớng
kết thúc muộn hơn trƣớc đây và nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực miền Nam
trong những năm gần đây [10, 14].
9
Một số cơn bão ở Việt Nam nhƣ cơn bão Ketsana (2009) gây ảnh
hƣởng đến 15 tỉnh miền Trung và Cao Nguyên, làm 179 ngƣời chết, 1.140
ngƣời bị thƣơng, 8 ngƣời mất tích, gây thiệt hại kinh tế 16.078 tỷ đồng. Cơn
bão Kammuri (2008) gây ảnh hƣởng đến 9 tỉnh miền Bắc và miền Trung, làm
133 ngƣời chết, 91 ngƣời bị thƣơng, 34 ngƣời mất tích, gây thiệt hại kinh tế
1.939.733 tỷ đồng. Cơn bão Xangsane (2006) gây ảnh hƣởng đến 15 tỉnh
miền Nam và miền Trung, làm 72 ngƣời chết, 532 ngƣời bị thƣơng, 4 ngƣời
mất tích, gây thiệt hại kinh tế 10.401.624 tỷ đồng [11].
1.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG THIÊN TAI CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƢ DÂN VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Một số chƣơng trình nâng cao năng lực thích ứng thiên tai cho cộng
đồng ngƣ dân trên thế giới:
Tại các quốc gia Đông Nam Á, chƣơng trình SEAFDEC năm 2013 đã
tổ chức các hoạt động tại các nƣớc thành viên Đông Nam Á (ASEAN) liên
quan đến các quy định trong “Nghị quyết và Kế hoạch hành động về nghề cá
bền vững cho an ninh lƣơng thực cho khu vực ASEAN hƣớng đến năm
2020”. Một trong các hoạt động ban đầu của SEAFDEC là tổ chức “Hội thảo
tập huấn khu vực về tối ƣu hoá năng lƣợng và an toàn trên biển cho tàu cá quy
mô nhỏ tại các quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Myanmar. Nhằm chia sẻ các nội
dung căn bản và kiến thức áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng và về an
toàn trên biển. Tại Indonesia, để hỗ trợ việc phổ biến an toàn trên biển đến
ngƣ dân, một tập sách “Story of a Fisherman – Câu chuyện của một ngƣ dân”
đã đƣợc xuất bản nhằm mục đích nâng cao nhận thức của ngƣ dân về các yêu
cầu cơ bản khi ra khơi và nội dung tập sách là một danh sách kiểm tra cho sự
an toàn của họ trên biển [23].
Tại Châu Âu, một tập sách “Safety Hanbook for Fisherman – Sổ tay an
toàn cho ngƣ dân” đƣợc thực hiện bởi các đối tác xã hội của khu vực đánh bắt
10
cá biển đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu đã biên soạn các nội dung về sự
phòng ngừa các tai nạn trên biển và hƣớng dẫn an toàn cho ngƣ dân, tƣ vấn về
an toàn và sức khoẻ cho ngƣ dân làm việc trên tàu cá. Sổ tay này đƣợc phát
hành bằng 14 ngôn ngữ cho cộng đồng ngƣ dân Châu Âu [18].
Tại Anh, cơ quan chính phủ SEAFISH đã cung cấp kinh phí cho ngƣ
dân – những ngƣời tự nguyện muốn đƣợc đào tạo để phát triển các kỹ năng an
toàn của họ. Một số hình thức hỗ trợ đào tạo an toàn cho ngƣ dân nhƣ: Khoá
học miễn phí cho ngƣ dân bao gồm sinh tồn biển, cứu hoả, cứu thƣơng và
nhận thức về an toàn đƣợc giảng dạy bởi các ngƣ dân có kinh nghiệm huấn
luyện. Ngoài ra quỹ còn thực hiện cấp giấy chứng nhận kỹ thuật, giấy chứng
nhận năng lực cho ngƣ dân
6
.
Cũng tại Anh, các trung tâm từ thiện quốc gia “Fishermen’s Mission –
Sứ mệnh ngƣ dân” đƣợc thành lập với mục đích hỗ trợ về tinh thần và tài
chính cho ngƣ dân và gia đình họ. Trung tâm này giúp đỡ các ngƣ dân khi họ
bị tai nạn, bị ốm, nghèo khó hoặc đơn giản là cần một ai đó để nói chuyện.
Bởi vì câu cá vẫn là nghề nguy hiểm nhất trong thời bình ở Anh, đó là lý do
mà trung tâm này hỗ trợ ngƣ dân 24 giờ một ngày và mỗi ngày trong năm
7
.
Tại Cornwall, công ty trách nhiệm hữu hạn Seafood Cornwall Training
Ltd là trƣờng đào tạo ngƣ dân với các khoá học nhƣ khoá học kỹ thuật cá
nhân trên biển, khoá học 1 ngày chữa cháy đối với ngƣ dân, khoá học nâng
cao nhận thức an toàn cho ngƣ dân trên biển
8
.
Trang website “Safety for Fishermen – An toàn cho ngƣ dân” là một dự
án website phát triển theo dự án của FAO “An toàn trên biển cho thuỷ sản quy
mô nhỏ ở các nƣớc đang phát triển”. Đây là cổng thông tin về các tài liệu liên
quan đến cho ngƣ dân. Trang website này đƣợc lƣu trữ bởi FAO và đƣợc
6
Truy cập: 10/05/2015
7
Truy cập: 10/05/2015.
8
Truy cập: 10/05/2015.
11
quản lý bởi một nhóm các chuyên gia đóng góp thông tin và tài liệu về an
toàn trên biển cho ngành thuỷ sản
9
.
Sự phát triển của hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm nhằm cung
cấp các thông tin thời tiết chính xác và kịp thời luôn có tầm quan trọng rất lớn,
đặc biệt là với ngƣ dân. Một số website về dự báo thời tiết trên thế giới nhƣ:
Tại Hồng Kông, một trang website “Hong Kong Observatory – Đài
Thiên văn Hồng Kông” dự báo thời tiết đƣợc xây dựng bởi Chính phủ quốc
gia này nhằm cung cấp dịch vụ chất lƣợng trong lĩnh vực khí tƣợng và nâng
cao năng lực của xã hội trong phòng chống và ứng phó thiên tai thông qua
khoa học, đổi mới và quan hệ. Tại đây, mọi cảnh báo về thời tiết và thiên tai
bao gồm cả bão và ATNĐ trong khu vực Trung Quốc và thế giới đƣợc liên
tục cập nhật và dự báo trong 9 ngày liên tiếp
10
.
Tại Floria, trang website CyberAngler ban đầu xây dựng vào năm 1997
dành cho ngƣời câu cá phía Nam Florida theo dõi các thông tin giải đấu. Hiện
tại, CyberAngler thực sự trở thành một trang website của ngƣ dân, tại đây có
một số ứng dụng thời tiết tƣơng tác giúp ngƣ dân có đƣợc thông tin về thời
tiết nhanh chóng và đáng tin cậy. Trang thời tiết này cũng chứa các liên kết
đến các nguồn thời tiết khác trên Internet
11
.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về nâng cao năng lực cho ngƣ dân
trên thế giới nhƣ:
Tại Anh, một nghiên cứu đã cho thấy những nguy hiểm tiềm tàng trong
ngành đánh bắt cá xa bờ mặc dù đã có những phát triển trong ngành công
nghiệp thuỷ sản về an toàn. Nghiên cứu đã xem xét các tài liệu quốc tế về sức
khoẻ của ngƣ dân và mô tả lại những phát hiện chính và nổi bật những
khoảng trống này trong các bằng chứng hiện tại. Các lĩnh vực cần nghiên cứu
9
Truy cập: 10/05/2015.
10
Truy cập: 10/05/2015.
11
Truy cập: 10/05/2015.
12
thêm sẽ thông báo cho sự phát triển tƣơng lai của một dịch vụ y tế lao động
cho ngành công nghiệp đánh bắt xa bờ [21].
Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy các nguyên nhân và hoàn cảnh
của tất cả các tai nạn lao động chết ngƣời trong ngành công nghiệp đánh bắt
cá từ năm 1996 đến 2005 để so sánh với tất các các ngành nghề lao động khác
đã kết luận rằng đây là ngành nghề nguy hiểm nhất nƣớc Anh. Phòng chống
tai nạn chết ngƣời nên tập trung vào tăng cƣờng sử dụng các thiết bị nổi cá
nhân, giảm đánh bắt cá đơn động và việc sử dụng tàu cá không đảm bảo [22].
Tại Na Uy, một nghiên cứu phát triển quần áo làm việc an toàn hơn và
giảm thiểu tai nạn lao động và chấn thƣơng trong đội tàu cá đã thực hiện hai
mƣơi ba cuộc phỏng vấn cá nhân về nhu cầu và mong muốn của ngƣ dân về
an toàn, chức năng và sự thoải mái của quần áo làm việc. Những yêu cầu này
đã đƣợc đƣa vào xem xét khi thiết kế quần áo làm việc cho các đội tàu đánh
cá. Các kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các quần áo bảo
hộ mới đáp ứng yêu cầu của ngƣ dân [17].
1.2.2. Tại Việt Nam
Một số chính sách, chƣơng trình nâng cao năng lực thích ứng thiên tai
cho cộng đồng ngƣ dân tại Việt Nam:
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thuỷ sản về đóng mới và nâng cấp tàu máy (bao gồm thay máy mới; gia
cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngƣ lƣới cụ, trang thiết bị hàng hải;
trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hoá) đã đáp ứng đƣợc nguyện
vọng của ngƣ dân một cách đồng bộ và toàn diện nhất từ trƣớc đến nay [5].
Tại Hải Phòng, Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hải Phòng đã tổ chức
trao 25 chiếc máy ICOM, 500 áo phao, 200 bình chữa cháy, 250 đèn pin và
100 triệu đồng tiền mặt cho các hộ bà con ngƣ dân 2 xã Lập Lễ và Phả Lễ
(huyện Thuỷ Nguyên) làm vốn sản xuất
12
.
12
Truy cập: 10/05/2015.
13
Tại Quảng Ngãi, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi đã quyết
định thành lập Quỹ hỗ trợ ngƣ dân Quảng Ngãi theo Quyết định số 1224/QĐ-
UBND ngày 11/08/2011 nhƣ là một tổ chức xã hội nhằm mục đích hoạt động
hỗ trợ nhân đạo và từ thiện cho đối tƣợng là ngƣ dân Quảng Ngãi bị thiên tai
và tai nạn trên biển
13
.
Tại Đà Nẵng, UBND thành phố ban hành quyết định số 7068/QĐ-
UBND ngày 29/08/2012 và quyết định số 5827/QĐ-UBND ngày 23/08/2013
về một số chính sách hỗ trợ ngƣ dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản và tàu làm
dịch vụ hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra UBND thành phố Đà Nẵng
cũng đã có Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 01/03/2010 về việc ban hành
kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/07/2009 của Thủ
tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản
lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” [1, 4].
Một số nghiên cứu nâng cao năng lực ứng phó thiên tai dành cho ngƣ
dân tại Việt Nam:
Sổ tay “Fisher’s Handbook for Typhoon and Strong Wind in Vietnam –
Sổ tay ngƣ dân dành cho bão và gió lớn tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu
của Kiều Thị Kính với sự hỗ trợ từ chƣơng trình trao đổi học bỏng JENESYS
tại đại học Kyoto. Sổ tay này cung cấp các kĩ năng và các hoạt động về sự
chuẩn bị mà ngƣời ngƣ dân nên học và luyện tập trong các hoạt đông hẳng
ngày và trong thời gian có bão [19].
Sổ tay “Thích ứng với Biến đổi khí hậu dành cho ngƣ dân Thành phố
Đà Nẵng dựa trên nền tảng của sổ tay “Fisher’s Handbook for Typhoon and
Strong Wind in Vietnam” đã đƣợc nhóm dự án DN08 thuộc chƣơng trình
Sáng kiến thanh niên do tổ chức Phi chính phủ Challenge to Change tài trợ đã
biên soạn lại các hƣớng dẫn thích ứng bão và ATNĐ một cách hệ thống và
13
giup-nuoc-mat-
nguoi-dan-bot-man.aspx Truy cập: 10/05/2015.
14
khoa học. Dự án đã phát 120 sổ tay cho ngƣ dân trên địa bàn thành phố vào
năm 2013 [9].
Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông nâng cao năng lực ứng phó
với BĐKH và thiên tai cho ngƣ dân TP. Đà Nẵng do nhóm tác giả Kiều Thị
Kính và Hoàng Hải cho thấy mô hình truyền thông rủi ro đã chiều sẽ giúp
cộng đồng ngƣ dân nhận thức đƣợc những rủi ro liên quan đến BĐKH và
đƣợc trang bị những kỹ năng cơ bản để ứng phó trong công việc và cuộc sống
thƣờng ngày [6].
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TP. ĐÀ NẴNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
TP Đà Nẵng có tọa độ từ 15
º
55’ đến 16
º
14’ vĩ độ Bắc và từ 107
º
18’ đến
108
º
20’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là 1.285,4 km
2
trong đó các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51 km
2
, các huyện ngoài thành chiếm 1.043,89
km
2
. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía Đông giáp Biển Đông.
Hình 1.1. Bản đồ TP. Đà Nẵng
b. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nên nhiệt
độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí
15
hậu miền Bắc và miền Nam với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía
Nam. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng
không đậm và không kéo dài. Các thông số khí tƣợng của thành phố năm
2013 đƣợc trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa và số giờ nắng trong năm 2013 của
TP Đà Nẵng
Nhiệt độ (
º
C)
Độ ẩm (%)
Lƣợng mƣa
(mm)
Số giờ nắng
(giờ)
Tháng 1
21,9
84
17,8
126,1
Tháng 2
24,4
84
44,5
156,5
Tháng 3
25,3
86
44,6
173,0
Tháng 4
27,0
83
14,2
172,0
Tháng 5
29,2
77
43,3
288,3
Tháng 6
29,6
72
25,2
237,4
Tháng 7
28,6
79
131,5
214,5
Tháng 8
29,3
77
80,7
164,0
Tháng 9
27,1
85
750,8
145,3
Tháng 10
26,0
83
369,4
136,5
Tháng 11
25,2
85
760,3
110,8
Tháng 12
20,8
80
34,4
51,1
TB năm
26,2
81
2.316,7
1.975,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014.
Nhiệt độ trung bình năm 2013 của thành phố là 26,2
º
C; cao nhất vào
các tháng 5, 6, 7, 8, trung bình từ 28 đến 30
º
C; thấp nhất vào các tháng 12, 1,
trung bình từ 20
º
C đến 22
º
C. Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất
vào tháng 3 (86%) và tháng 9 (85%) và thấp nhất vào tháng 6 (72%); Lƣợng